Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền nam
Báo cáo tổng hợp các đề tài nhánh 2
thuộc đề tài cấp nhà nớc
Nghiên cứu các giải pháp Khoa học công nghệ và
thị trờng nhằm phát triển vùng nguyên liệu
phục vụ chế biến và xuất khẩu gạo
Mã số: KC 06.02.NN
Chủ nhiệm đề tài: ThS . huỳnh trấn quốc
6462-1
15/8/2007
tp. HCM- 2005
BỘ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1 -Tp.HCM
Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật Đề tài nhánh:
QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA CAO SẢN
VÙNG ĐỒNG LỤT
Cơ quan chủ trì: Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp miền Nam
Cơ quan thực hiện: Viện Lúa Đồng Bằng Sơng Cửu Long
Chủ nhiệm Đề tài: Ths. Huỳnh Trấn Quốc
TP.HCM, 6-2005
B
ản quyền 2005 thuộc VKHKTNNMN
Đơn xin sao chép tồn bộ hoặc từng phần tài liệu này phải gửi đến Viện trưởng
VKHKTNNMN trừ trường hợp sử dụng với mục đích nghiên cứu
.
BKHCN
VKHKTNNMN
BỘ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1-Tp.HCM
Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật Đề tài nhánh:
QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT LÚA CAO SẢN
VÙNG ĐỒNG LỤT
Cơ quan chủ trì: Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp miền Nam
Cơ quan thực hiện: Viện Lúa Đồng Bằng Sơng Cửu Long
Chủ nhiệm Đề tài: Ths. Huỳnh Trấn Quốc
TP.HCM, 6-2005
Bản thảo viết xong 5/2005
Tài liệu này được chuẩn bò trên cơ sở một số kết quả thực hiện Đề tài
cấp Nhà nước mã số KC.06.02.NN.
i
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN DỀ TÀI
TT Họ và tên chức vụ
BAN CHỦ NHIỆM và CÁN BỘ THỰC HIỆN
1 TS. Cao Văn Phụng Chủ nhiệm đề tài nhánh
2 KS. Dương Hoàng Sơn Cán bộ thực hiện
3. KS Trần Hoà Thuận -nt-
4. KS. Trần Hoàng Ngọc Mai -nt-
CÁN BỘ ĐỊA PHƯƠNG
5 KS. Nguyễn Văn Phương Sở NN&PTNT tỉnh An Giang
6 KS. Trương Quang Minh Trung tâm Khuyến Nông tỉnh An Giang
7 KS. Võ Anh Dũng Cán bộ Khuyến nông tỉnh An Giang
8 ThS. Nguyễn Văn Sơn TTKN tỉnh Hậu Giang
9 ThS. Nguyễn Văn Vui Phòng NN&PTNT huyện Vị Thuỷ
t
ỉnh Hậu Giang
NÔNG DÂN THAM GIA THỰC HIỆN
10 Dương Xương Đốc HTX Long Điền B huyện
Chợ Mới tỉnh An Giang
11 Đặng Ngọc Y -nt-
12 Nguyễn Văn Thọ -nt-
13 Nguyễn Thanh Tòng -nt-
ii
TÓM LƯỢC
Nhằm nâng cao hơn nữa tính cạnh tranh về xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam
trên thị trường quốc tế, phát huy lợi thế so sánh về tiềm năng sản xuất lúa của nước ta,
việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm làm giảm giá thành và nâng cao chất lượng
gạo xuất khẩu mang ý nghĩa chiến lược trong những năm đầu thế kỷ 21.
Do đặc thù của nề
n sản xuất nông nghiệp là lệ thuộc rất lớn về điều kiện tự
nhiên của vùng, miền chính vì vậy đề tài được tiến hành nhằm mục tiêu xây dựng qui
trình thâm canh cho vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu đồng lụt ven sông.
Các nghiên cứu trên đồng ruộng của nông dân nhằm bổ sung và xác định lại
các yếu tố kỹ thuật như phân bón, kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh, thời gian thu
hoạch hoạch và ảnh hưở
ng của việc phơi sấy có liên quan đến chất lượng gạo đã được
tiến hành trên 3 tỉnh An Giang, Cần Thơ và Đồng Tháp. Qui mô các thử nghiệm cho
mỗi nghiệm thức là khoảng 1000 mét vuông với 4 lần lặp lại, sau đó qui trình kỹ
thuật được áp dụng với qui mô lớn khoảng 100 ha ở các Hợp tác xã tại Vị Thuỷ (Hậu
Giang) và Chợ Mới (An Giang).
Kết quả nghiên cứu về giống lúa cho thấy các giố
ng lúa như OM 1490, IR 64
trong bộ giống lúa xuất khẩu được đề nghị trước đây hiện nay đã bị nhiểm nặng bệnh
đạo ôn. Các giống mới có năng suất cao chất lượng gạo tốt và kháng sâu bệnh được
đề nghị là: OM 2717, OM 3536, OM 2395, OM 3242.
Việc thử nghiệm sạ hàng với mật độ 100 kg/ha vẫn đảm bảo được năng suất
cao, tiết kiệm chi phí cho nông dân vì lúa ít bị đổ ngã, giảm sâu bệnh và tiế
t kiệm
được phân bón.
Áp dụng kỹ thuật bón phân đạm theo bảng so màu lá lúa đã góp phần đáng kể
trong việc giảm giá thành đầu tư và còn giúp cho việc bảo vệ môi trường tốt hơn.
iii
Thu hoạch lúa đúng độ chín 27 ngày sau khi trổ kết hợp với phơi sấy đúng ẩm
độ 14% sẽ đạt tỉ lệ gạo nguyên tốt hơn, góp phần làm tăng giá trị gạo xuất khẩu. Chú
ý không nên bón dư thừa phân đạm vì sẽ làm giảm tỉ lệ gạo nguyên.
Việc áp dụng qui trình kỹ thuật giúp bà con nông dân An Giang giảm được chi
phí đầu tư nhất là trong khâu đầu tư cho lúa giống. Việc chỉ đạo t
ại Hậu Giang cho
thấy việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đã làm gia tăng năng suất từ 8-10% tương ứng
tăng năng suất từ 0,4-0,5 tấn/ha. Chi phí sản xuất giảm từ 18-20% nên giá thành giảm
25-26% và vì vậy lợi nhuận tăng lên từ 30-50% trong cả 02 vụ ĐX 2003-2004 và HT
2004.
iv
MỤC LỤC
CHƯƠNG ĐỀ MỤC TRANG
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI i
TÓM LƯỢC ii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH HÌNH v
DANH SÁCH BẢNG vi
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội vùng nghiên cứu 3
1.2 Dinh dưỡng cho lúa 20
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1 Phương pháp tiến hành thí nghiệm 29
2.2 Thí nghiệ
m đồng ruộng 30
2.3 Thí nghiệm phẩm chất hạt 33
2.4 Phương tiện 34
Chương 3 KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN 35
3.1 Vụ Hè Thu 2002 35
3.2 Vụ Đông Xuân 2002-2003 44
3.3 Vụ Hè Thu 2003 51
3.4 Vụ Thu Đông tại Chợ Mới 58
3.5 Kết quả thí nghiệm so sánh năng suất các giống triển vọng 60
3.6 Kết quả thí nghiệm về phẩm chất hạt. 63
3.7 Kết quả xây dựng mô hình 66
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 81
4.1 Kết luận 81
4.2 Đề nghị 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
v
DANH SÁCH HÌNH
Hình Tựa đề Trang
1 Tương quan giữa NSTT và số hạt chắc/bông 38
2 Tương quan giữa NSTT và số bông/m
2
39
3 Tương quan giữa NSTT và trọng lượng 1000 hạt 39
4 Tương quan giữa NSTT và số hạt chắc/bông 40
5 Tương quan giữa NSTT và bông/m
2
40
6 Tương quan giữa NSTT và trọng lượng 1000 hạt 41
7 Tương quan giữa NSTT và số hạt chắc/bông 41
8 Tương quan giữa NSTT và bông/m
2
42
_______________________________________________________________________
vi
DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tựa đề Trang
1 Một số đặt tính của đất thí nghiệm 29
2 Năng suất lúa ở các lô chính phân bón tại Long Kiến 35
3 Năng suất lúa ở các lô chính phân bón tại Long Điền A 35
4 Năng suất lúa của các giống khác nhau tại Long Kiến – Chợ Mới 36
5 Năng suất lúa của các giống khác nhau tại Long Điền A – Chợ Mới 36
6 Năng suất lúa ở các lô chính phân bón tại Viện Lúa 37
7 Năng suất lúa của các giống khác nhau tại Viện Lúa 38
8 Năng suất lúa ở các lô chính phân bón tại Bình Trung 42
9 Năng suất lúa ở các lô chính phân bón tại Bình Thành 43
10 Năng suất lúa của các giống khác nhau tại Bình Trưng 43
11 Năng suất lúa của các giống khác nhau tại Bình Thành 44
12 Ảnh hưởng của giống trên bệnh đốm nâu 44
13 Ảnh hưởng của mật độ sạ trên bệnh đốm nâu 45
14 Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế tại Chợ Mới 46
15 Tác động kỹ thuật canh tác trên năng suất lúa tạ
i Chợ Mới 46
16 Ảnh hưởng của giống trên tỉ lệ bệnh cháy lá 47
17 Tác động của kỹ thuật canh tác trên năng suất lúa tại Lấp Vò 48
18 Ảnh hưởng của giống và phân bón trên tỉ lệ bệnh cháy lá tại Viện Lúa 48
19 Ảnh hưởng của giống và phân bón trên sâu cuốn lá tại Viện Lúa 49
20 Năng suất (tấn/ha) các giống lúa thí nghiệm tại Viện lúa 50
21 Ảnh hưởng của phân đạm trên năng suất lúa 50
22 Ả
nh hưởng của mật độ sạ trên năng suất lúa 51
23 Tình hình sâu bệnh giai đoạn 30 ngày SKS 52
24 Tình hình sâu bệnh giai đoạn 45 ngày SKS 53
25 Tình hình sâu bệnh giai đoạn 60 ngày SKS 53
26 Năng suất của tổ 1 54
27 Năng suất của tổ 2 54
28 Năng suất của tổ 3 55
29 Năng suất của tổ 4 55
vii
30 Sự tương quan của phân bón đối với các yếu tố năng suất 56
31 Chi phí canh tác lúa 56
32 Hiệu quả kinh tế của mỗi lô 57
33 Năng suất và thành phần năng suất lúa tại Viện lúa vụ HT 2003 58
34 Năng suất thực tế trên các mô hình thực nghiệm 59
35 Chi phí canh tác lúa của các mô hình KT và ND 59
36 Hiệu quả kinh tế của các mô hình 60
37 Năng suất thực tế các giống lúa khảo nghiệm vụ HT 2002- Đồng Tháp 61
38 Năng suất thực tế các giống lúa khảo nghiệm vụ ĐX 2002-2003 ĐT 62
39 Phẩm chất gạo trong vụ Đông Xuân 2003 62
40 Đặc điểm chính của các giống lúa vừa được công nhận giống quốc gia 63
41 Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch đến tỷ lệ xay xát 64
42 Ảnh hưởng của ẩm độ đến tỷ lệ xay xát 64
43 Ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ xay xát 65
44 Ảnh hưởng của phân bón trên phẩm chất xay chà 66
45 Số lượng và chi phí lúa giống trong mô hình và đối chứng 67
46 Kết quả phân bón trong mô hình và đối chứng 68
47 So sánh chí phí phân bón giữa mô hình và đối chứng 68
48 Chi phí thuốc BVTV trong mô hình và đối chứng 69
49 Năng suất thực tế trong mô hình và đối chứng 70
50 So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trong mô hình và đối chứng vụ ĐX 71
51 So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trong mô hình và đối chứng vụ HT 71
52 Cơ cấu các yếu tố đầu vào trong chi phí sả
n xuất của mô hình 72
53 Chất lượng xay chà của mô hình và đối chứng 72
54 Số lượng và chi phí lúa giống trong mô hình và đối chứng 73
55 Kết quả sử dụng phân bón của mô hình và đối chứng 74
56 Chi phí phân bón trong mô hình và đối chứng 75
57 Chi phí thuốc BVTV trong mô hình và đối chứng 75
58 Năng suất thực tế trong mô hình và đối chứng 76
59 So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trong MH và ĐC vụ ĐX 77
viii
60 So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trong MH và ĐC vụ HT 78
61 Đánh giá về chất lượng phẩm chất gạo mô hình 79
62 Diện tích mở rộng sản xuất tại các điểm nghiên cứu (ha) 80
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn của cả nước nơi sản xuất được hơn 50%
tổng sản lượng gạo của Việt Nam và cung ứng cho hơn 80% số lượng gạo xuất khẩu. Có
được những thành tựu nói trên là nhờ vào chủ trương và chính sách đúng đắn của Nhà
nước trong việc đổi mới phương thức quản lý trong sản xuất, đầu t
ư thích đáng cho việc
phát triển nông nghiệp và nông thôn về cơ sở hạ tầng, thủy lợi và nhất là việc đầu tư cho
nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao các thành tựu về khoa học kỹ thuật đến
tận tay người nông dân. Chính vì vậy sản xuất nông nghiệp trong những năm qua không
ngừng tăng lên luôn đạt mức tăng trưởng bình quân mỗi năm là 4,5%.
Việc nghiên cứu và ứng dụng các tiến b
ộ kỹ thuật trong sản xuất lúa luôn được coi trọng
như áp dụng phương pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (IPM) để làm giảm việc sử dụng
thuốc trừ sâu bệnh, ứng dụng máy sạ hàng để giảm lượng lúa giống trong gieo trồng, áp
dụng bảng so màu lá lúa để hướng dẫn nông dân sử dụng phân đạm đúng liều lượng và
đúng lúc nhằm làm gia tăng hiệu quả sử dụng phân đạm đã và đang được mở rộng; việc
sử dụng hạt giống tốt và khoẻ cũng đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất
lượng lúa gạo của nước ta. Gần đây các chương trình 3 giảm 3 tăng, khuyến khích việc
liên kết 4 nhà đã có tác động tích cực góp phần tăng thu nhập và ổn định cuộc sống cho
người nông dân.
Tuy nhiên do xu thế toàn cầu hoá của nền kinh tế thế gi
ới đã buộc các nước xuất khẩu
hàng hoá phải cạnh tranh nhiều hơn nữa. Lúa gạo là một trong những mặt hàng chủ lực và
có lợi thế so sánh cho xuất khẩu của nền nông nghiệp Việt Nam do vậy việc nâng cao
năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế có ý nghĩa chiến lược; vấn đề mấu chốt
được đặt ra hiện nay là phải giảm giá thành trong sản xuất lúa và đồng thời nâng cao chất
lượng gạo để gia tăng hiệu quả kinh tế mặt hàng xuất khẩu này. Do vậy việc nghiên cứu,
hoàn thiện quy trình sản xuất lúa kết hợp với trình diễn mô hình khoa học kỹ thuật nhằm
làm giảm giá thành đã được tiến hành trong phạm vi đề tài KC 06-02NN.
2
Đề tài: “Xây dựng qui trình thâm canh lúa nhằm tiết kiệm vật tư, hạ giá thành vùng
nguyên liệu lúa xuất khẩu đồng lụt ven sông” đã được tiến hành trên các vùng đất phù sa
ven sông Tiền và sông Hậu thuộc 3 tỉnh Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp từ vụ Hè Thu
2002 đến Đông Xuân 2003-2004.
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
Mục tiêu tổng quát
Xây dựng qui trình thâm canh tổng hợp nhằm nâng cao chất lượng lúa gạo, giảm giá
thành, tăng khả năng cạnh tranh xuấ
t khẩu và nhất là tăng lợi nhuận cho người nông dân
trồng lúa xuất khẩu vùng đồng lụt ven sông Tiền và sông Hậu.
Mục tiêu cụ thể
- Xác định 2-3 giống lúa có năng suất cao, chất lượng gạo tốt phù hợp với sinh thái
vùng đồng lụt ven song.
- Thực hiện các thí nghiệm và thử nghiệm trên đồng ruộng các hợp phần kỹ thuật để
xây dựng qui trình tổng hợp sản xuất lúa xuất khẩu.
- Thực nghiệm trên diện rộng qui trình thâm canh lúa xuất khẩu tại An Giang và Hậu
Giang.
- Tổng kết các thí nghiệm, thực nghiệm và hoàn chỉnh quy trình thâm canh lúa xuất
khẩu.
Yêu cầu:
- Năng suất bằng hoặc cao hơn kỹ thuật phổ biến trong sản xuất.
- Giảm giá thành từ 10-20% so với kỹ thuật phổ biến của nông dân trong vùng thử
nghiệm.
- Tăng tỉ lệ gạo nguyên (>50%).
- Chất lượng gạo đạ
t yêu cầu xuất khẩu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu tập trung vào các giống lúa trong bộ giống lúa xuất khẩu như IR
64, OM 1490, OM 2717, OM 3536 và các giống lúa trong thí nghiệm so sánh giống được
tiến hành trong vụ Hè Thu 2002 và Đông Xuân 2002-2003 tại các điểm Viện lúa (tỉnh
Cần Thơ), huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang), huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp).
3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu
A.Tỉnh An Giang
An Giang là một trong các tỉnh lớn nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long, diện tích tự nhiên là
3.406 km
2
; với hệ thống kênh rạch chủ yếu là sông Tiền và sông Hậu. Dân số 2,123 triệu
người (2002) trong đó tỉ lệ dân sống ở khu vực nông thôn là 76,89%. Toàn tỉnh có
1.053.641 lao động đang làm việc trong các thành phần kinh tế trong đó lao động nông,
lâm nghiệp chiếm 46,66%, lao động công nghiệp chiếm 14,07%; lao động thương mại,
dịch vụ và các thành phần khác chiếm 39,27%.
An Giang hiện có 11 đơn vị hành chánh (gồm: Thành phố Long Xuyên; Thị xã Châu Đốc;
các huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Châu Phú, Tịnh Biên, Chợ
Mới, Châu Thành,
Thoại Sơn) với 142 thị trấn, xã, phường (trong đó: 12 thị trấn, 118 xã và 12 phường).
4
Điều kiện địa lý:
Vĩ độ địa lý của An Giang nằm trong khoảng 10 - 11° vĩ bắc, tức là nằm gần với xích đạo,
nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống với khí hậu xích
đạo.
Khí hậu:
Lượng mưa ở An Giang tương đối ít. An Giang có số giờ nắng trong năm lớn kỷ lục của
cả nước. Bình quân mùa khô có t
ới 10 giờ nắng/ngày; mùa mưa tuy ít hơn nhưng cũng
còn tới gần 7 giờ nắng/ngày. Tổng tích ôn cả năm lên trên 2.400 giờ.
Nhiệt độ trung bình ở An Giang không những cao mà còn rất ổn định. Chênh lệch nhiệt
độ giữa các tháng trong mùa khô chỉ hơn kém nhau khoảng 1,5° đến 3°; còn trong các
tháng mùa mưa chỉ vào khoảng trên dưới 1°. Nhiệt độ cao nhất năm thường xuất hiện vào
tháng 4, dao động trong khoảng 36°- 38°; nhiệt độ thấp nhất năm thườ
ng xuất hiện vào
tháng 10 dưới 18° (năm 1976 và 1998).
An Giang, mùa khô gió thịnh hành là Đông Bắc, còn mùa mưa là gió Tây Nam – gió Tây
Nam là gió có tần suất xuất hiện lớn nhất.
Ở An Giang, mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Tổng lượng
mưa mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa mùa mưa lớn lại trùng vào
mùa nước lũ của sông Mê Kông dồn về hạ lưu nên đã gây ra tình trạng úng tổ hợp với
ngập l
ụt, chi phối đến nhiều hoạt động sản xuất và đời sống.
Thời gian lũ lên và xuống ở An Giang khá dài. Những năm lũ lớn, thời gian lũ lên từ 3
đến 4 tháng và lũ xuống gần 3 tháng. Năm lũ nhỏ có thời gian lũ lên và xuống cũng tới
gần 4 tháng.
Trong mùa khô do nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp nên lượng bốc hơi lớn, bình quân
110
mm
/tháng (vào tháng 3 có tới 160
mm
). Trong mùa mưa, lượng bốc hơi thấp hơn, bình
quân 85
mm
/tháng, nhỏ nhất khoảng 52
mm
/tháng xuất hiện vào tháng 9 hoặc tháng 10, là
thời kỳ có mưa nhiều, độ ẩm cao.
5
Ở An Giang, mùa có độ ẩm thấp (nhỏ hơn 80%) thường bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài
đến tháng 4 năm sau.
Mùa mưa ở đây thật sự là một mùa ẩm ướt. Độ ẩm trung bình trong những tháng mùa
mưa đều 84%, cá biệt có tháng đạt xấp xỉ 90%.
Đất đai:
Tổng diện tích đất nông nghiệp là 246.821 ha, trong đó đất trồng lúa chiếm hơn
82%. Có thể phân chia đất đai ở An Giang thành 3 nhóm chính: nhóm đất phèn, nhóm đất
phù sa, nhóm đất đồi núi.
Nhóm đất phèn:
Đất phèn ở An Giang phân bố nhiều ở vùng tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang, thuộc địa phận
huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và một phần của Châu Phú, với tổng diện tích khoảng 30.136
ha, trong đó Tri Tôn chiếm 67%.
Nhóm đất phèn tiềm tàng:
Ở An Giang xuất hiện chủ yếu ở địa bàn các xã Vọng Thê, Vọng Đông (Thoại Sơn), Ô
Long Vĩ, Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú), Tân Tuyến, Tà Đảnh (Tri Tôn), Tân Lợi (Tịnh
Biên)… Tuy nhiên, tùy thuộc vào địa hình, bề
dày tầng phủ bên trên và mức độ sinh phèn
khác nhau, ở một xã như Vĩnh Phú, Thoại Giang, Tây Phú, Vọng Thê tầng sinh phèn xuất
hiện ở độ sâu 80-100
cm
cách mặt đất, càng đi về hướng Tây Nam bề dày tầng phủ càng
giảm, tầng phèn xuất hiện gần mặt đất hơn.
Hầu hết đất phèn tiềm tàng có thành phần chủ yếu là sét chiếm 40,83%, bột 45,13%, cát
mịn 4,15%.
Đất phèn nhiều :
Đây là loại đất chưa phát triển có phèn hoạt động rất mạnh, bên dưới là tầng sinh phèn.
Loại này phân bố ở các thung lũng hẹp phía Tây và Đông của vùng Bảy Núi. Chúng hình
thành m
ột vành đai gần như khép kín vùng đồi núi, bắt đầu từ kênh Vĩnh Tế qua An
Nông, vòng qua thung lũng giữa Lạc Quới và núi Phú Cường đến kênh Mới, chạy dọc
theo kênh Tám Ngàn nối thông qua Tri Tôn.
6
Thành phần hạt độ chủ yếu là sét chiếm 41,31%, bột 36,68%, cát 4,75%.
Đất phèn ít:
Bao gồm đất phù sa phát triển bị nhiễm phèn và đất nhiễm phèn nặng được thuần thục và
rửa trôi. Loại này thường phân bố ở những nơi có địa hình tương đối cao, có sự bồi đắp
khá nhiều của phù sa nên tầng phèn tiềm tàng bên dưới được che phủ khá dày (80-100
cm
),
khả năng bị nhiễm phèn nhẹ. Bên cạnh đó, những vùng trước đây bị nhiễm phèn nhưng
do có địa hình cao, khả năng rửa trôi tốt nên dần dần đất trở nên ít nhiễm phèn.
Thành phần hạt độ hàm lượng sét trong loại đất này rất cao (60-63,9%), bột và cát ít,
chứng tỏ đất có độ thoát, thấm nước kém và dẻo chặt, phân bố dọc dưới chân núi Cô Tô,
vùng ranh giới của huyện Thoại Sơn và Châu Thành.
Đấ
t than bùn chứa phèn:
Loại đất này được đặc trưng bởi lớp than bùn dày, xốp bên dưới thường phân bố dọc theo
các thung lũng sông cổ và lung đìa. Trong đất than bùn độ khoáng tương đối thấp và
nghèo nàn nhưng bù lại hàm lượng đạm rất cao; được phân bố dọc theo thung lũng sông
cổ ở Tri Tôn, ven theo các cánh rừng tràm Trà Sư, một số ở các xã Lương An Trà, Tà
Đảnh.
Nhóm đất phù sa
Đất phù sa ở An Giang có nguồn gốc và môi trường trầm tích đa d
ạng, do nhiều yếu tố tác
động đến môi trường trầm tích, qui mô trầm tích, chế độ trầm tích cũng như vật liệu trầm
tích đã tạo nên những loại đất khác nhau.
Đặc tính chung của đất phù sa ở đây là chứa nhiều hữu cơ, pH thấp, ít bị bào mòn, xâm
thực mà chủ yếu luôn được bồi đắp hàng năm với mức độ khác nhau trong những điều
kiện trầm tích khác nhau. Diện tích kho
ảng 1.354 ha.
Có 2 đơn vị trầm tích là đồng lụt hở và đồng lụt trung tâm.
Đồng lụt hở với đặc trưng là địa hình thấp dần khi càng xa sông và nước lũ chi phối mạnh
mẽ.
7
Đồng lụt trung tâm giữa sông Tiền và sông Hậu được xác định bởi đặc trưng là chiều dày
lớn nhờ lún đáy liên tục và lượng phù sa bồi đắp nhiều.
Ở An Giang, nhóm đất phù sa chiếm 44,27% tổng diện tích đất toàn tỉnh với khoảng
156.507 ha, chủ yếu phân bố ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân, An Phú, Tân
Châu, Thoại Sơn, Chợ Mới và một phần của thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc.
Nhóm đất này bao gồm các nhóm:
Đất cồn bãi: Phân b
ố chủ yếu ven sông Tiền, sông Hậu và một phần nhỏ trên sông Vàm
Nao, gồm doi sông, cồn sông. Đất do phù sa sông Tiền, sông Hậu bồi đắp, hàm lượng
dinh dưỡng cao, không chứa ion gây độc cho cây trồng.
Nhóm đất phù sa xám nâu được bồi, ít hữu cơ:
Nhóm đất phù sa nầy chiếm một diện tích khá lớn ở 4 huyện cù lao: Chợ Mới, Phú Tân,
An Phú, Tân Châu và dải cánh đồng ven sông Hậu thuộc huyện Châu Phú, Châu Thành.
Đây là phần đất bị ngập nước hàng năm vào mùa lũ
, địa hình khá bằng phẳng và trải rộng,
vật liệu trầm tích chủ yếu là sét, bột, lẫn chất hữu cơ, bề dày lớp phù sa từ 1 – 2m.
Hiện nhóm đất này chiếm diện tích khoảng 24.455 ha, dùng để trồng lúa 2 vụ là chủ yếu.
Nhóm đất phù sa xám nâu ít được bồi:
Nhóm đất này thường phân bố ở những địa hình thấp, có cao trình từ 1,0-1,2m, đôi khi
trũng cục bộ từ 0,8-1m, thường ở sâu nội
đồng, cách xa sông Hậu, sông Tiền và rạch
Long Xuyên.
Đất có độ phát triển cao từ tầng mặt đến độ sâu 60 cm, nhưng ngược lại ở tầng dưới, do
đặc tính nước còn ngập nên đất còn ở trạng thái khử và chưa phát triển.
Nhóm đất này chiếm diện tích khoảng 44.525 ha , trong đó tập trung nhiều ở vùng ven
các xã Ô Long Vĩ, Đào Hữu Cảnh, Thạnh Mỹ Tây (Châu Phú), Tân Lập (Tịnh Biên),
Vĩnh An, Tân Phú (Châu Thành), Tây Phú, Vĩnh Nhuận, Vĩnh Phú (Thoại Sơ
n), một phần
nhỏ của huyện Chợ Mới và thị xã Châu Đốc.
8
Nhóm đất phù sa có phèn:
Phân bố chủ yếu tập trung ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn, Tri Tôn với
tổng diện tích 84.872ha, chiếm 24,7% tổng diện tích đất trồng toàn tỉnh. Đất có nguồn gốc
chủ yếu là bưng sau đê, địa hình thấp từ 0,8-1m và khá bằng phẳng.
Tùy thuộc vào mức độ chứa phèn và phát triển, nhóm đất này có thể chia thành:
- Đất phù sa có phèn trung bình, ít được bồi, chưa phát triển.
- Đất phù sa có phèn trung bình, ít được bồi, phát triển.
- Đất có phản ứng hơi chua, pH từ 4,7-5,5 đặc biệt lượng nhôm di động và độ acid tổng số
gia tăng nhanh từ độ sâu 90 cm trở đi.
Nhóm đất này chủ yếu thuộc địa hình thấp, có mức độ bồi tụ yếu.
Nhóm đất phù sa cổ:
Có tổng diện tích khoảng 94.446 ha, chiếm 27,68% tổng diện tích đất ở An Giang, chủ
yếu phân bố ở những nơi có địa hình cao (ruộng trên) thuộc 2 huy
ện Tri Tôn và Tịnh
Biên. Chúng hình thành nên dãy đồng bằng quanh núi như khu vực quanh núi Dài, núi
Cấm, cánh đồng ven kênh Vĩnh Tế giáp biên giới CPC.
Đất phù sa cổ không gây độc cho cây trồng nhưng nghèo dinh dưỡng và độ thoát thủy, tơi
xốp kém. Tuy nhiên, do ảnh hưởng phù sa mới của sông Hậu, qua các đợt lũ tràn về, nên
đã hình thành tầng mặt mới, trộn lẫn với nhiều chất hữu cơ thứ sinh đã tạo thành tầng tích
tụ mùn khá dày, thích hợp cho cây trồng.
Nhóm đất
đồi núi
Là nhóm đất được hình thành từ quá trình phong hóa, xâm thực của các đồi núi đá. Sau đó
bị các dòng lũ mang xuống tích tụ thành những vành đai thổ nhưỡng xung quanh núi dưới
dạng: yếm phù sa, viên chùy, rảnh xói và đất phong hóa.
Đất đồi núi chủ yếu phân bố tại 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, một phần nhỏ ở huyện
Thoại Sơn (vùng Ba Thê). Tổng diện tích đất đồi núi ở An Giang khoảng 29.320 ha,
chiếm 8,6% tổng diện tích đất của t
ỉnh.
9
Đất đồi núi được phân thành các loại sau:
• Đất sườn tích tại chỗ:
Chủ yếu là đất phong hóa của đá gốc rồi trầm tích tại chỗ dọc theo các sườn núi. Tùy theo
địa hình dốc đứng hay lài mà có chiều dày sườn tích khác nhau, nhưng thường không quá
5 m. Đất phong hóa ở núi Cấm, núi Phú Cường, Tà Pạ, núi Đất có bề dày tương đối giàu
dinh dưỡng và thành phần cơ giới lớn, có tỷ lệ giữa cát và sét tương đối thấp từ
1,25-1,8.
Ngược lại đất sườn tích của các núi có cấu tạo đá granitoit thường nghèo dinh dưỡng, tỷ
lệ cát và sét từ 2,5-2,8 thường cát chiếm từ 68-70%. Loại này phân bố khá nhiều ở các
núi Cô Tô, núi Dài nhỏ, núi Trà Sư, núi Bà Đội, núi Két…
• Đất yếm phù sa:
Đất yếm phù sa thường có tỷ lệ sét kao lin ít. Loại đất này phân bố thành vành đai thấp
chạy dài từ chân đồi Tức Dụp đến Ba Chúc, Lê Trì (Tri Tôn). Thành phần chủ yếu là sét,
sét pha, với hàm lượng chấ
t hữu cơ thường cao. Đất có màu xám đen.
• Đất thềm cao:
Là loại đất cát, phân bố quanh chân núi mà người dân gọi là đất “ruộng trên”, phân bố chủ
yếu thành dãy ruộng dọc theo chân núi Dài, núi Cấm và vành đai xung quanh cụm núi
Dài, núi Két, núi Trà Sư thuộc địa phận các xã Văn Giáo, Thới Sơn, An Cư, Xuân Tô
(Tịnh Biên) và các xã Châu Lăng, Núi Tô (Tri Tôn).
• Đất dọc theo các rảnh núi, khe núi:
Gồm cát, sạn sỏi bở rời từ trên núi do mưa lũ kéo xuống, tích lại theo các r
ảnh núi, khe
núi mà thành. Thông thường phân bố thành những thửa ruộng bậc thang, càng xuống chân
núi càng rộng. Đất chủ yếu là cát, có lẫn 1 ít chất hữu cơ, phân bố ở các xã Lương Phi,
Châu Lăng, Lê Trì (thung lũng giữa núi Cấm và núi Dài), các xã An Cư, Nhơn Hưng, Văn
Giáo (Tịnh Biên).
10
Theo số liệu thống kê của tỉnh An Giang năm 2001, sản lượng lúa 2.086.409 tấn; sản
lượng cây công nghiệp hàng năm 23.575 tấn; sản lượng khai thác thủy sản 225.656 tấn;
sản lượng đàn gia súc 207.745 con; kim ngạch xuất khẩu 147,3323 triệu USD.
Huyện Chợ Mới và Phú Tân
Huyện Chợ Mới và Phú Tân thuộc 2 trong 4 huyện cù lao của tỉnh An Giang. Toàn bộ
diện tích của các huyện này thuộc nhóm đất phù sa được bồi.
Huyện Chợ Mới có di
ện tích tự nhiên 35.571 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 24.952
ha. Sản lượng lúa bình quân đầu người gia tăng liên tục trong các năm gần đây, năm 2002
đạt bình quân 904 kg/người (tăng 159% so với năm 1997). Giá trị sản phẩm nông nghiệp
gia tăng hàng năm và dẫn đầu trong các ngành kinh tế khác. Cây hằng năm chiếm 90,4%
diện tích đất nông nghiệp, diện tích gieo trồng lúa ổn định và chiếm cao nhất trong vụ ĐX
và HT. Diện tích lúa vụ Thu Đông tăng nhanh trong các nă
m gần đây (Hình 3), nhờ hệ
thống đê bao khép kín được hoàn thiện năm 1998. Ba vụ lúa trong năm được phát triển
khá phổ biến từ năm 1999 đã tạo cho Chợ Mới một “nguoàn luùa haøng hoaù” quan trọng
(420.371 tấn trong năm 2002) đồng thời nâng hệ số sử dụng đất lên đến 3,2 lần.
Huyện Phú Tân, An Giang có diện tích tự nhiên 30.707ha, trong đó đất nông nghiệp
chiếm 81%. Diện tích canh tác lúa vụ ĐX và HT qua các năm tương
đối ổn định, còn vụ
Thu Đông do ảnh hưởng của chế độ ngập lũ hàng năm nên diện tích biến động lớn tùy
thuộc vào đê bao và mực nước lũ hàng năm.
Xã Long Điền B(huyện Chợ Mới) và Phú Thạnh (huyện Phú Tân)
Xã Long Điền B có diện tích tự nhiên 1.693 ha, đất nông nghiệp chiếm 85% diện tích tự
nhiên, chuyên sản xuất 3 vụ lúa/năm, năng suất bình quân vụ ĐX khá cao, vụ
HT thấp
hơn bình quân toàn Huyện.
Xã Phú Thạnh có diện tích tự nhiên là 2.569ha, trong đó đất nông nghiệp là 2.194ha
(chiếm 85,4%). Năng suất lúa của xã ở mức cao so với bình quân toàn huyện, đặc biệt là
vụ Đông Xuân luôn cao hơn gấp 1,42lần so với vụ Hè Thu và Thu Đông, trong khi đó vụ
Hè Thu và Thu Đông năng suất tương đương nhau.
11
B. Tỉnh Đồng Tháp
Vị trí địa lý
* Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng
sông Cửu Long:
- Bắc giáp Campuchia.
- Nam giáp tỉnh Vĩnh Long.
- Đông giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
- Tây giáp tỉnh An Giang và Cần Thơ.
* Diện tích tự nhiên 3.238 km
2
; đường biên giới với Campuchia dài 48,7 km.
* Địa hình: chia thành 2 vùng lớn: vùng phía Bắc sông Tiền và vùng phía Nam sông Tiền.
* Khí hậu: nhiệt đới, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm: 27,04
0
C. Số giờ nắng trung
bình: 6,8 giờ/ngày, một năm bình quân có 2.527 giờ nắng. Lượng mưa trung bình hàng
năm: 1.174 - 1.518 mm.
Đơn vị hành chính
Đồng Tháp có 2 thị xã, 9 huyện: Thị xã Cao Lãnh (thị xã Tỉnh lỵ) và Sa Đéc. Các huyện
(gồm: Tân Hồng, Hồng Ngự, Huyện Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp
Vò, Lai Vung, Châu Thành).
12
Dân số và lao động
• Theo số liệu điều tra dân số thời điểm 01/4/1999, tỉnh Đồng Tháp có 1.566.571 người,
trong đó: nam 768.349 người, chiếm tỷ lệ 49,05%; thành thị 224.792 người, chiếm tỷ lệ
14,35%. Mấy năm qua, tốc độ đô thị hoá diễn ra khá nhanh.
• Chương trình quốc gia về dân số thực hiện đạt hiệu quả cao đã góp phần giảm đáng kể
tỷ lệ sinh. Qui mô dân số d
ần dần có xu hướng đi vào ổn định.
• Nguồn lao động dồi dào, chiếm 52% dân số của Tỉnh; hàng năm được bổ sung thêm
khoảng 27.000 - 28.000 người từ nguồn chênh lệch giữa lao động đến tuổi và lao động hết
tuổi lao động. Lao động được đào tạo chiếm 9,5% dân số. Cơ cấu lao động đang làm việc
trong các ngành kinh tế: nông nghiệp chiếm 82,71%; công nghiệp - xây dựng chiếm
6,05%; dịch vụ chi
ếm 11,24%.
Nông nghiệp là thế mạnh của tỉnh Đồng Tháp. Với lợi thế về đất đai, khí hậu và nguồn
nước ngọt nên Tỉnh đã xác định đúng vị trí và vai trò quan trọng của nông nghiệp. Từ đó
tập trung sức đầu tư phát triển. Nhờ vậy, những cánh đồng sình lầy, phèn chua và hoang
hóa, chủ yếu là lúa một vụ, năng suất thấp, sản xuất bấp bênh trước đ
ây đã nhanh chóng
được thay thế bằng những cánh đồng lúa 2 - 3 vụ với năng suất cao, sản xuất ăn chắc.
Trên nền bức tranh ấy là sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp
với kinh tế thị trường, cùng với sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng
khu vực công nghiệp và dịch vụ, đả
m bảo cho kinh tế tăng trưởng ổn định, góp phần nâng
cao đời sống nhân dân.
Diện tích gieo trồng lúa 441.865 ha. Sản lượng lương thực ổn định 2 triệu tấn/năm. Lương
thực bình quân đầu người 1.250 kg/người/năm. Đất đai được sử dụng có hiệu quả. Hệ số
vòng quay của đất ngày một nâng cao, từ chỗ chỉ gieo trồng 1 vụ vào năm 1975, đã tăng
lên 1,44 lần vào nă
m 1985 và 2,2 lần vào năm 2000. Quá trình chuyển vụ diễn ra nhanh
chóng. Diện tích lúa Đông Xuân đến nay khoảng 206.000 ha. Khoa học kỹ thuật được
ứng dụng vào sản xuất. Công tác khuyến nông ngày càng được đẩy mạnh. Giống mới
13
được sử dụng ngày càng nhiều. Đặc biệt trong sản xuất lúa đã có trên 70% diện tích gieo
trồng sử dụng các loại giống có chất lượng cao đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Tỷ suất hàng hoá
ngày càng cao. Sản lượng lúa hàng hoá đạt trên 1,4 triệu tấn.
Bên cạnh cây lúa, vườn cây ăn trái là thế mạnh thứ hai trong ngành trồng trọt, được quan
tâm phát triển, tăng nhanh về diện tích và phong phú về chủng loại cây. Đặc biệt là đã chủ
độ
ng được trong việc xử lý cho ra hoa, thực hiện các kỹ thuật dưỡng trái, phòng trừ sâu
bệnh nên hiệu quả đạt được ngày càng cao. Đã có rất nhiều hộ nông dân làm giàu từ kinh
tế vườn.
Cây công nghiệp và cây rau đậu phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong
tỉnh, phần còn lại tiêu thụ ở thị trường trong nước và xuất khẩu.
Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản phát triển với nhiều hình thức và qui mô thích hợp. Giá
tr
ị sản phẩm chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản chiếm khoảng 20% giá trị sản xuất toàn
ngành nông nghiệp – thủy sản, trở thành một ngành có thu nhập khá ở nông thôn.
Lâm nghiệp, từng bước trồng và khôi phục diện tích rừng, đưa diện tích rừng tập trung,
phòng hộ và đặc dụng, hiện có đạt 10.000 ha. Ngoài ra hàng năm còn trồng hàng triệu cây
phân tán khác.
14
C. Tỉnh Hậu Giang
Hậu Giang là một tỉnh thuần nông mới tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ vào đầu năm 2004,
trong đó sản xuất lúa gạo là ngành kinh tế quan trọng nhất. Tính đến năm 2003 diện tích
đất trồng lúa của tỉnh là 86.516 ha, sản lượng lúa cả năm là 991.174 tấn.
Địa lý
Hậu Giang nằm ở trung tâm vùng trũng Tây sông Hậu, giáp với các huyện vùng sâu của
Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu. Đây cũng là đầu mối giao thông th
ủy bộ
quan trọng: Quốc lộ 61, tỉnh lộ 933 thọc sang huyện Giồng Riềng - Gò Quao của tỉnh
Kiên Giang, tỉnh lộ 932 qua Vàm Xáng nối với Cần Thơ, tỉnh lộ 931 nối với huyện Thạnh
Trị tỉnh Sóc Trăng và tuyến kênh xáng Xà No có thể lưu thông dễ dàng từ Cần Thơ đi Vị
Thanh, đến Rạch Giá, Hà Tiên, Cà Mau
Khí hậu
Tỉnh Hậu Giang có nền khí hậu nhiệt đới điể
n hình của vùng, chia thành 2 mùa rõ rệt:
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Nền nhiệt độ cao và
ổn định, ít giông bảo, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên chế độ mưa lũ