Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bài thảo luận Truyền Thông Đa Phương Tiện Đề tài: Các chuẩn và công nghệ truyền hình số Các chuẩn DTV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.68 KB, 19 trang )

Bài thảo luận : Truyền Thông Đa Phương Tiện
Đề tài: Các chuẩn và công nghệ truyền hình số
- Các chuẩn DTV: ATSC (Advanced Television System Committee)
- DVB (Digital Video Broadcasting)
Nhóm 21:
Nguyễn Thị Giang
Nguyễn Hải Nam
Mục lục :
I. Mở đầu .
II. Tổng quan về truyền hình số
1. Các phương thức truyền dẫn tín hiệu truyền hình số:
a. Truyền qua cáp đồng trục:
b. Truyền tín hiệu truyền hình số bằng cáp quang.
c. Truyền tín hiệu truyền hình số qua vệ tinh:
III. Các tiêu chuẩn phát sóng truyền hình số
IV. So sánh giữa ATSC so với DVB-T
V. Vì sao Việt Nam chọn chuẩn DVB-T ?
VI. Truyền hình số ở Viêt Nam hiện nay
1. Truyền hình số qua vệ tinh DVB-S
2. Truyền hình số qua cáp DVB-C
3. Truyền hình số mặt đất DVB-T
VII. Kết luận.
Bản đồ phân bố tiêu chuẩn truyền hình số trên thế giới (tính đến
3/2011)
I. Mở đầu
Trong nhiều năm trở lại đây, truyền hình số đã trở thành đối
tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và nhiều tổ chức trên thế
giới. Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ chế tạo các vi
mạch tổ hợp cao, tốc độ cao, đáp ứng yêu cầu làm việc với thời gian
thực, công nghệ truyền hình số đã có những tiến bộ vượt bậc.
Truyền hình số mặt đất có những ưu điểm vượt trội so với truyền


hình tương tự như sử dụng một máy phát có khả năng truyền tải
được 3 đến 5 chương trình đồng thời; với cùng một vùng phủ sóng
thì công suất phát yêu cầu của máy phát số sẽ nhỏ hơn từ 5 đến 10
lần so với máy phát tương tự, điều này giúp cho việc tiết kiệm đầu tư
và chi phí vận hành; một điều rất đáng được quan tâm nữa là chất
lượng chương trình trung thực, ít bị ảnh hưởng nhiễu đường truyền,
tránh được hiện tượng bóng hình thường gặp ở truyền hình tương
tự. . .
Tại Việt nam, nhận thức được những ưu điểm của truyền hình
số và tính tất yếu của việc truyền hình tương tự sẽ nhường chỗ cho
truyền hình số, từ năm 1997 đài truyền hình Việt nam đã có một số
đề tài nghiên cứu về truyền hình số và khả năng ứng dụng của nó,
năm 1998 đã triển khai nghiên cứu dự án về lộ trình phát triển truyền
hình số tại Việt nam. Một điểm đáng quan tâm trong dự án là đã định
thời gian cho việc bắt đầu phát thử nghiệm truyền hình số theo tiêu
chuẩn DVB-T của Châu Âu tại Việt nam vào năm 2001.
Trên thế giới hiện đang tồn tại song song ba tiêu chuẩn truyền
hình số mặt đất của Mỹ, Nhật và Châu Âu. Nhiều nước trên thế giới
đã tiến hành thử nghiệm để chọn chuẩn cho Quốc gia. Do điều kiện
kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, chúng ta không có điều kiện để
thử nghiệm cả ba chuẩn trên trong thực tế, trên cơ sở nghiên cứu lý
thuyết và kết quả thử nghiệm của nhiều nước khác, nhiều nhà khoa
học Việt nam đã đưa ra những ý kiến về việc khuyến cáo chọn chuẩn
truyền hình số cho Việt nam, mọi ý kiến đều cho rằng nên chọn
chuẩn Châu Âu (DVB-T). Dựa vào đó, Ðài truyền hình Việt nam đã
đầu tư thử nghiệm hệ thống thu phát truyền hình số theo tiêu chuẩn
Châu Âu và đã đạt được một số kết quả khả quan.
Tổng quan về truyền hình số

II. Giới thiệu chung :

Nhiều hoạt động của con người sẽ không tồn tại nếu không có
kỹ thuật số và sự phát triển vượt bậc của nó như hiện nay. Chúng ta
đã được biết những ứng dụng của nó từ điện thoại cho đến các thiết
bị tự động. Ðĩa CD đã thay thế hoàn toàn đĩa nhựa trong một thời
gian rất ngắn. Máy tính bấm tay đã thay thế thước tính, . . .
Truyền hình số là tên gọi một hệ thống truyền hình mà tất cả các
thiết bị kỹ thuật từ Studio cho đến máy thu đều làm việc theo nguyên
lý kỹ thuật số. Trong đó, một hình ảnh quang học do camera thu
được qua hệ thống ống kính, thay vì được biến đổi thành tín hiệu
điện biến thiên tương tự như hình ảnh quang học nói trên (cả về độ
chói và màu sắc) sẽ được biến đổi thành một dãy tín hiệu nhị phân
(dãy các số 0 và 1) nhờ quá trình biến đổi tương tự số.
Hệ thống phát thanh truyền hình, tuy nhiên, vẫn còn đang sử
dụng kỹ thuật tương tự bởi nhiều thuật toán nén và phương pháp
thực hiện mới được khám phá ra trong thời gian gần đây. Nén là một
phương pháp làm giảm tốc độ dòng truyền tải tới giá trị phù hợp với
độ rộng kênh truyền. Một đĩa CD có tốc độ đọc khoảng 1.5 Mbit/s,
một chương trình truyền hình không nén có tốc độ dòng truyền tải lên
tới 200 Mbit/s.
Việc nghiên cứu nhằm làm giảm băng thông yêu cầu đã được
bắt đầu từ sau thế chiến II, một vài giải pháp kỹ thuật đã được đưa ra
vào năm 1960. Mặc dầu vậy, việc thực hiện các giải pháp này vẫn
còn phải đợi cho đến khi có sự tiến bộ vượt bậc trong việc chế tạo
các vi mạch với mức độ tích hợp cao, có khả năng thực hiện các
thuật toán trong thời gian thực. Hầu hết các nước lớn đã công bố kế
hoạch thực hiện truyền hình số và phát thanh số vào năm 2000. Ðể
thực hiện, họ dựa vào các tiêu chuẩn truyền hình số mới nghiên cứu
ra gần đây. Các tiêu chuẩn này có lịch sử phát triển tuy ngắn song
thực sự mãnh liệt.
Truyền hình số qua vệ tinh, cáp, và mặt đất hiện nay đang là

lĩnh vực được nghiên cứu mạnh mẽ, nhất là tại Bắc mỹ và Châu âu.
Trong đó, khó khăn nhất về kỹ thuật là truyền hình số mặt đất do ảnh
hưởng của sóng phản xạ, pha đing và nhiễu xung. Nó càng trở nên
khó khăn hơn đối với mục tiêu của Châu âu đặt ra là phát triển mạng
đơn tần nhằm mục tiêu tăng số lượng kênh truyền hình trong băng
tần hiện có. Trong mạng đơn tần, tất cả các máy phát làm việc trên
cùng một tần số, được đồng bộ bằng một nguồn tần số chung có độ
ổn định cao và cùng phát một chương trình. Máy thu thu được tín
hiệu tổng hợp từ các máy phát khác nhau với thời gian trễ khác
nhau.
Hiện nay có ba tiêu chuẩn về truyền hình số mặt đất:
- ATSC của Mỹ;
- DVB-T của Châu Âu;
- ISDB-T của Nhật.
Ðiểm giống nhau của ba tiêu chuẩn trên là sử dụng chuẩn nén
MPEG-2 cho tín hiệu video. Ðiểm khác nhau cơ bản là phương pháp
điều chế.
Tiêu chuẩn Châu âu và của Nhật sử dụng phương pháp ghép
đa tần trực giao có mã (COFDM) cho truyền hình số mặt đất, nó đã
trở thành phổ biến trong phát thanh truyền hình trong khoảng 10 năm
trở lại đây. Kỹ thuật này đầu tiên được sử dụng cho phát thanh số,
sau đó khoảng 5 năm được sử dụng cho truyền hình số mặt đất. Ðây
là kỹ thuật duy nhất có thể tạo ra khả năng thực hiện mạng đơn tần.
Không giống như Châu âu, mạng đơn tần dường như không được
chú ý tại Châu Mỹ, tiêu chuẩn Mỹ về truyền hình số mặt đất hiện nay
sử dụng kỹ thuật điều chế biên tần cụt 8 mức (8-VSB).
* Có 5 hệ thống truyền hình số chính đang hoạt động trên thế giới
là:
1. Hệ thống truyền hình tiên tiến của Mỹ (ATSC)
2. Truyền hình số mặt đất tích hợp dịch vụ của Nhật

Bản (ISDB-T)
3. Chuẩn quốc tế cho truyền hình số của Braxin
(ISDTV hoặc ISDB-Tb)
4. Chuẩn cho truyền hình số của Trung quốc (DMB-
T/H)
5. Truyền hình số của Châu Âu (DVB-S/C/T/MC)
Các điểm chung giữa các hệ thống này là:
Giữ nguyên dải tần số đang hoạt động hiện nay
Nâng cao độ phân giải theo cả chiều dọc và chiều ngang
Cải thiện chất lượng màu sắc
Sử dụng tỉ lệ 16:9 giống như trong phim nhựa
Hỗ trợ âm thanh nhiều kênh
Tỉ lệ máy thu số theo các tiêu chuẩn (tính đến năm 2009)
1, Các phương thức truyền dẫn tín hiệu truyền hình số:
a. Truyền qua cáp đồng trục:
Ðể truyền tín hiệu video số có thể sử dụng cáp đồng trục cao tần.
Tín hiệu video được số hoá, nén sau đó được đưa vào điều chế.
Sóng mang cao tần được điều chế 64-QAM (theo chuẩn Châu âu)
hoặc 256-QAM (Nhật).
Ðộ rộng kênh truyền phụ thuộc vào tốc độ dòng truyền tải của tín
hiệu, phương pháp mã hoá và phương pháp điều chế.
· b. Truyền tín hiệu truyền hình số bằng cáp quang.
Cáp quang có nhiều ưu điểm trong việc truyền dẫn tín hiệu số:
- Băng tần rộng cho phép truyền các tín hiệu số có tốc độ cao;
- Ðộ suy hao thấp trên một đơn vị chiều dài;
- Xuyên tín hiệu giữa các sợi quang dẫn thấp (-80 dB);
- Thời gian trễ qua cáp quang thấp.
· c. Truyền tín hiệu truyền hình số qua vệ tinh:
Truyền tin qua vệ tinh có thể xem như một bước phát triển nhảy vọt
của thông tin vô tuyến chuyển tiếp. ý tưởng về các trạm chuyển tiếp

vô tuyến đặt trên độ cao lớn để tăng tầm chuyển tiếp đã có từ trước
khi các vệ tinh nhân tạo ra đời. Năm 1945, Athur C. Clark đã công bố
khác
các ý tưởng về một trạm chuyển tiếp vô tuyến nằm ngoài Trái đất,
bay quanh Trái đất theo quỹ đạo đồng bộ với chuyển động quay của
trái đất, tức là các vệ tinh điạ tĩnh. Năm 1955, J. R. Pierce đã đề xuất
các ý tưởng cụ thể về thông tin vệ tinh và vệ tinh viễn thông. Các tiến
bộ vượt bậc trong kỹ thuật không gian trong giai đoạn đó đã cho
phép các ý tưởng này sớm trở thành hiện thực.
Thông tin vệ tinh đặc biệt có ưu thế trong các trường hợp:
- Cự ly liên lạc lớn;
- Liên lạc điểm đến đa điểm trên phạm vi rộng cũng như phạm vi
toàn cầu;
- Liên lạc đến các trạm di động trên phạm vi rộng (tàu viễn dương,
máy bay, các đoàn thám hiểm, ).
Kênh vệ tinh khác với kênh cáp và kênh phát sóng trên mặt đất
là có băng tần rộng và sự hạn chế công suất phát. Khuếch đại công
suất của các bộ phát đáp làm việc với lượng lùi công suất nhỏ trong
các điều kiện phi tuyến, do đó sử dụng điều chế QPSK là tối ưu.
Các hệ thống truyền qua vệ tinh thường công tác ở dải tần số cỡ
Ghz.
* Phát sóng truyền hình số trên mặt đất:
Phát sóng truyền hình số mặt đất đã và đang được nghiên cứu trong
nhiều năm trở lại đây. Những nước lớn trên thế giới đã bắt đầu phát
sóng truyền hình số mặt đất.
Hiện nay, có ba tiêu chuẩn về truyền hình số mặt đất: ATSC, DVB-T
và ISDB-T. Ba tiêu chuẩn trên có điểm giống nhau là sử dụng chuẩn
nén MPEG-2 cho tín hiệu video. ATSC sử dụng điều chế 8-VSB còn
DVB-T và ISDB-T sử dụng phương pháp ghép đa tần trực giao
(OFDM), các sóng mang thành phần được điều chế QPSK, DQPSK,

16-QAM hoặc 64-QAM.
Mỗi tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất có những ưu, nhược điểm
riêng. Nhiều nước đã tiến hành thử nghiệm và chính thức chọn tiêu
chuẩn cho mình.
III. Các tiêu chuẩn phát sóng truyền hình số
Hiện tại trên thế giới tồn tại 3 tiêu chuẩn phát sóng truyền hình số là :
- DVB ( Châu Âu - tính đến năm 2000 có 54% số nước đang sử
dụng )
- ISDBT ( Nhật - " 8 % " )
- ATSC ( Mỹ - " 38 % )
Chuẩn ATSC ( Advanced Television System committee ) :
Hệ thống ATSC ( được sử dụng ở Mỹ ) có cấu trúc dạng lớp, tương
thích với mô hình OSI 7 lớp của các mạng dữ liệu. Mỗi lớp ATSC có
thể tương thích với các ứng dụng khác cùng lớp. ATSC sử dụng
dạng thức gói MPEG-2 cho Video. Các đơn vị dữ liệu có độ dài cố
định phù hợp với sửa lỗi, ghép dòng chương trình, chuyển mạch,
đồng bộ, nâng cao tính linh hoạt và tương thích với dạng thức ATM.
Tốc độ bít truyền tải 18,3 Mbit/s cấp cho một kênh đơn HDTV hoặc
một kênh truyền hình chuẩn đa chương trình. Chuẩn ATSC cung cấp
cho cả hai mức: truyền hình phân giải cao (HDTV) và truyền hình tiêu
chuẩn (SDTV).
Mã hoá và nén tín hiệu nguồn:
Cho phép hạn chế tốc độ bit (nén dữ liệu) phù hợp cho từng
ứng dụng như các dòng dữ liệu video số, audio số và dữ liệu phụ
( dữ liệu điều kiện và điều khiển truy nhập, dữ liệu phục vụ)
Ghép kênh và truyền tải:
Các thông tin được chia nhỏ thành các gói dữ liệu, tương ứng
sẽ có một phần tiêu đề để nhận biết cho mỗi gói hay mỗi loại gói, và
tương ứng với thứ tự thích hợp các gói dữ liệu video, audio và dữ
liệu phụ được ghép vào một dòng dữ liệu đơn.

Hệ thống DTV sử dụng dòng truyền tải Mpeg-2 để ghép và
truyền dẫn tín hiệu video,audio và dữ liệu trong hệ thống phát sóng
quảng bá. Dòng tuyền tải này còn được ứng dụng khi độ rộng băng
truyền trên một kênh thông tin hay dung lượng lưu trữ là có hạn,
hoặc trong đường truyền với các mode truyền không đồng bộ (ATM).
Thu/Phát : gồm quá trình mã hoá và điều chế kênh truyền.
Mã hoá kênh truyền có nhiệm vụ cộng thêm các thông tin vào dòng
bit dữ liệu, các thông tin được sử dụng trong quá trình tái tạo dữ liệu
tại bên thu như các mã truyền dẫn bởi vì sự suy hao trong qua trình
truyền dẫn sẽ gây lỗi tín hiệu truyền dẫn.
Điều chế là đem các thông tin trong dòng dữ liệu số điều chế lên
thành tín hiệu
truyền dẫn, gồm hai loại điều chế:
+ Chế độ phát quảng bá mặt đất (8-VSB)
+ Chế độ truyền dữ liệu qua cáp tốc độ cao(16-VSB)

Chuẩn DVB ( Digital Video Broadcasting ) :
Chuẩn DVB được sử dụng ở Châu Âu, truyền tải tín hiệu Video số
nén theo chuẩn MPEG-2 qua cáp, vệ tinh và phát truyền hình mặt
đất.
Chuẩn DVB có một số đặc điểm như sau:
- Mã hoá Audio tiêu chuẩn MPEG-2 lớp II.
- Mã hoá Video chuẩn MP @ ML.
- Ðộ phân giải ảnh tối đa 720 x 576 điểm
ảnh.
Dự án DVB không tiêu chuẩn hoá dạng thức HDTV nhưng hệ thống
truyền tải chương trình có khả năng vận dụng với dữ liệu
HDTV.
- Hệ thống truyền hình có thể cung cấp các cỡ ảnh 4:3; 16: 9 và 20: 9
với tốc độ khung 50 Mhz.

- Tiêu chuẩn phát truyền hình số mặt đất dùng phương pháp ghép đa
tần trực giao (COFDM).
DVB gồm một loạt các tiêu chuẩn. Trong đó cơ bản là:
- DVB-S: Hệ thống truyền tải qua vệ tinh. Hệ thống DVB-S sử dụng
phương pháp điếu chế QPSK, mỗi sóng mang cho một bộ phát đáp.
- DVB-C: Hệ thống cung cấp tín hiệu truyền hình số qua mạng cáp,
Cấu trúc phân tầng của tiêu chuẩn
Cấu trúc phân tầng của tiêu chuẩn
ATSC
ATSC
sử dụng các kênh cáp có độ rộng băng thông từ 7 đến 8 Mhz và
phương pháp điều chế 64-QAM. DVB-C có mức tỉ số tín hiệu trên tạp
âm cao và điều biến kí sinh thấp.
- DVB-T: Hệ thống truyền hình mặt đất với các kênh 8, 7 hoặc 6 Mhz.
Sử dụng phương pháp ghép đa tần trực giao có mã (COFDM).
Quá trình phát sóng truyền hình trên mặt đất bao gồm những thành
phần sau:
Tín hiệu Video/ Audio nguồn :
- Tín hiệu nguồn là tín hiệu số hay tương tự được biến đổi thành các
dữ liệu số.Các chuẩn tín hiệu số được định dạng sao cho tương
thích với hệ thống mã hoá
- Tín hiệu Video có tốc độ bit rất lớn, chẳng hạn chuẩn CCIR 601 thì
tốc độ bit lên đến 270Mbps. Để các kênh truyền hình quảng bá có độ
rộng 8MHz có thể đáp ứng
cho vie0c truyền tín hiệu số, cần phải giảm tốc độ bit bằng cách nén
tín hiệu Video.
Mã hoá nguồn dữ liệu số (source coding):
Mã hoá nguồn dữ liệu thực hiện nén số ở các tín số nén khác
nhau. Việc nén được thực hiện bằng bộ mã hoá MPEG-2 (Moving
Picture Experts Group). Việc mã hoá dựa trên cơ sở nhiều khung

hình ảnh chứa nhiều thông tin với sự sai khác rất nhỏ.
Do đó Mpeg làm việc bằng cách chỉ gửi đi những sự thay đổi
này và dữ liệu lúc này có thể giảm từ 100 đến 200 lần. Với audio
cũng như vậy, việc nén dựa trên nguyên lý tai
người khó phân biệt âm thanh trầm nhỏ so với âm thanh lớn khi
chúng có tần số lân cận nhau và những bit thông tin trầm nhỏ này có
thể bỏ đi và không được sử dụng.
Mã hoá nguồn chỉ liên quan đến các đặc tính của nguồn.
Phương tiện truyền phát không ảnh hưởng gì đến mã hoá nguồn.
Mã hoá kênh :
Gói và đa hợp video, audio và các dữ liệu phụ vào một dòng
dữ liệu, ở đây là dòng truyền tải Mpeg -2.
Nhiệm vụ của mã hoá kênh là làm cho tín hiệu truyền dẫn phát
sóng phù hợp với kênh truyền. Trong truyền hình số mặt đất mã
được sử dụng là mã Reed-Solomon.
Mã Reed-Solomon được sử dụng rộng rãi trong hệ thống thông
tin ngày nay, do có khả năng sửa lỗi rất cao.
Điều chế :
Điều chế tín hiệu phát sóng bằng dòng dữ liệu. Quá trình này
bao gồm cả mã hóa truyền dẫn, mã hóa kênh và các kỹ thuật hạ thấp
xác suất lỗi, chống lại các suy giảm chất lượng do fadinh, tạp nhiễu
v.v…
Bên Thu :
Bên phía thu sẽ mở gói, giải mã, hiển thị hình và đưa ra máy thu.
Chuẩn ISDB ( Intergrated Services Digital Broadcasting):
Hệ thống chuyên dụng cho phát thanh truyền hình số mặt đất đã
được hiệp hội ARIB đưa ra và được hội đồng công nghệ viễn thông
của Bộ thông tin bưu điện (MPT) thông qua như một bản dự thảo tiêu
chuẩn cuối cùng ở Nhật bản.
Hệ thống này có thể truyền dẫn các chương trình truyền hình, âm

thanh hoặc dữ liệu tổng hợp.
ISDB-T sử dụng tiêu chuẩn mã hoá MPEG-2 trong quá trình nén và
ghép kênh. Hệ thống sử dụng phương pháp ghép đa tần trực giao
(OFDM) cho phép truyền đa chương trình phức tạp với các điều kiện
thu khác nhau, truyền dẫn phân cấp, thu di động v.v các sóng
mang thành phần được điều chế QPSK, DQPSK, 16-QAM hoặc 64-
QAM. Chuẩn ISDB-T có thể sử dụng cho các kênh truyền 6, 7 và 8
Mhz.
IV. So sánh giữa ATSC so với DVB-T :
• Những ưu điểm của ATSC so với DVB-T :
 Công suất máy phát thấp hơn 2,5dB nếu để chống
lại nhiễu kênh lân cận với cùng điều kiện.
 Mã sửa sai (RS) tới 10 byte lỗi (DVB-T là 8 byte).
 ATSC tráo dữ liệu với độ sâu 52 còn DVB-T với độ
sâu 12.
 Do mã hóa kênh mạnh nên đòi hỏi C/N nhỏ hơn
1,5dB.
 Khả năng chống nhiễu đột biến (trên dải tần VHF,
đầu dải UHF) vượt trội so với DVB-T chế độ 2K,
64QAM nhưng với chế độ 8K của DVB-T thì gần
như ngang bằng.
• Những ưu điểm của DVB-T so với ATSC :
 Khả năng ghép nối với máy phát hình tương tự hiện
có.
 Khả năng chống nhiễu phản xạ nhiều đường. Chế
độ 2K có thể xử lý trễ do phản xạ tới 30µs còn 8K là
120µs. Kiểu điều chế VSB hoàn toàn không có khả
năng này.
 Chống can nhiễu của máy phát hình tương tự cùng
kênh & kênh kề. DVB-T tốt hơn từ 10-15dB (cả

SECAM, PAL, NTSC)
 Mạng đơn tần (SFN) và tiết kiệm dải phổ.
 Khả năng thu di động. Máy thu có thể đạt tốc độ lên
tới 300km/s
 Điều chế phân cấp là phân cấp ưu tiên, giảm khả
năng lỗi bit để khi tín hiệu yếu thay vì không thu
được gì vẫn có hình ảnh nhưng chất lượng kém
hơn.
 Tương thích với các loại hình dịch vụ khác. DVB
gồm một họ các tiêu chuẩn truyền hình số với các
phương thức truyền dẫn khác nhau như DVB-S,
DVB-C, DVB-T, DVB-MC

V. Vì sao Việt Nam chọn chuẩn DVB-T ?
. Việc lựa chọn tiêu chuẩn phát sóng cho Việt Nam cần dựa
trên một số tiêu chí hay quan điểm nhất định.Ở từng giai đoạn, các
quan điểm có thể sẽ khác nhau ở một số điểm. Ví dụ trước đây
(1984) , Việt Nam đã quyết định lựa chọn tiêu chuẩn truyền hình màu
SECAM III b và tiêu chuẩn phát sóng là D/K( theo khối các nước
XHCN) vì Việt Nam là thành viên của OIRT (tổ chức phát thanh
truyền hình quốc tế của khối các nước XHCN). Sau đó( 1990) Việt
Nam quyết định lại và chọn tiêu chuẩn truyền hình màu là PAL và giữ
nguyên tiêu chuẩn phát sóng là D/K cho đến nay thông qua một vài
lần hội thảo. Việc quyết định chọn SECAM III b chủ yếu là do các
nhà lãnh đạo quyết định. Lần quyết định chọn PAL có đưa ra một vài
lần hội thảo với cán bộ khoa học kĩ thuật.
Lần chọn tiêu chuẩn phát sóng truyền hình số này đả có một số
chuẩn bị ban đầu như đã nói trên; Tuy nhiên chưa thực hiện được
các phép thử nghiệm một cách cơ bản
Thông thường, để chọn lựa, cần căncứ vào một số quan điểm

nhất định ví dụ như những quan điểm kỹ thuật, quan điểm kinh tế -
chính trị.
a) Quan điểm kỹ thuật.
· Là tiêu chuẩn có ưu điểm, hiện đại, mở (để có thể phát triển
thêm) và có khả năng tương thích cao, được nhiều nước sử dụng.
· Có khả năng làm việc với các tỉ lệ khuôn hình 4:3 và 16:9
(băng tần tiêu chuẩn) và 16:9 (băng tần cao).
· Sử dụng dòng truyền dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế (định
dạng lấy mẫu 4:2:0, nén MPE-2 MP @ML, có khả năng tương thích
hoặc chuyển đổi lên/xuống các lớp bậc thấp và cao, quan hệ giữa
SDTV và HDTV).
· Tiêu chuẩn phát sóng số không được gây trở ngại cho việ quy
hoạch tần số.
· Có khả năng sử dụng lại (phần nhất định) của hệ thống máy
phát hình kỹ thuật tương tự.
b) Quan điểm kinh tế chính trị.
· Tiêu chuẩn được nhiều nước sử dụng (thuận lợi cho trao đổi
chương trình , hội nhập quốc tế).
· Có khả năng đầu tư phù hợp với Việt Nam.
Căn cứ vào quan điểm kỹ thuật, quan điểm kinh tế - chính trị và các
ưu điểm của 3 tiêu chuẩn DVB-T , ISDB-T , ATSC , ta có thể đi đến
lựa chọn. Tiêu chuẩn DVB-T có một số ưu điểm trội hơn so với 2 tiêu
chuẩn kia.
1. Dòng truyền bit (TS):
· Ghép được chương trình truyền hình (mỗi chương trình kèm
theo nhiều đường tiếng) trên một kênh (1(4 chương trình với chất
lượng tốt).
· Dể thay đổi tốc độ (để cân đối về chất lượng vàsố lượng các
chương trình truyền hình trên 1 dòng truyền TS).
· Truyền được nhiều đường radio cùng với 1 đường video.

· Nhiều dịch vụ (tương tác, truyền hình theo yêu cầu VOD,…).
2. Ðộ rộng kênh sóng mềm dẻo (8 MHz).
3. Tỉ lệ bit sai BER thấp.
4. Thu cố định và thu di động (đến 270 Km/giờ): tốt.
5. Khả năng dùng mạng SFN: tốt.
6. Số lượng các nước sử dụng DVB-T: lớn.
Tuy kết quả thử nghiệm ở Brazil có khác với đánh giá của
singapore (Brazil đánh giá IODB-T tốt hơn DVB-T về kỹ thuật).
Nhưng các ưu điểm của DVB-T hoàn toàn thoả mãn các tiêu chí nêu
trên. Ngoài ra Việt Nam hiện sử dụng độ rộng kênh phát sóng (truyền
hình tương tự) là 8 MHz (tiêu chuẩn D/K); Ðiều này DVB-T đáp ứng
tốt (xem bảng 1). Vấn đề thứ hai là Việt Nam sử dụng mạng điện
theo tiêu chuẩn 50 Hz. Vấn đề này có liên quan đến đồng bộ hệ
thống truyền hình (từ khâu sản xuất chương trình đến khâu truyền
dẫn phát sóng, hệ PAL có chuẩn 625 dòng/50Hz). Nước gần ta là
singapore đã quyết định dùng tiêu chuẩn DVB-T. Hồng Kông và
Trung Quốc đang nghiên cứu thử nghiệm và có thiên hướng chọn
DVB-T .
Với những lý do nêu trên, Việt Nam cần phải chọn sử dụng tiêu
chuẩn DVB-T cho truyền hình Việt Nam.
Thực tế, việc quyết định chọn tiêu chuẩn phát sóng là DVB-T cho
Việt Nam cũng đồng thời có nghĩa là quyết định chọn tiêu chuẩn
truyền dẫn số qua cáp và qua vệ tinh là DVB-C và DVB-S, bởi vì các
tiêu chuẩn này đều thuộc họ các tiêu chuẩn DVB( châu Âu).
Dự kiến & triển khai :
Từ quyết định chọn DVB-T, cần triển khai:
a. Phát thử nghiệm phạm vi thành phố:
· Tại 2 điểm: Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh từ 2001.
· Máy phát hình số, kênh sóng thuộc băng UHF, công suất 2KW
trung bình.

· Từ 2004 trở đi nhà nước không cấp phép nhập máy phát hình
tương tự. Từ nay đến 2003 khuyến cáo chỉ nhập máy phát hình
tương tự có khả năng chuyển sang phát số.
b. Ghép nhiều chương trình truyền hình trên một kênh sóng.
Hệ thống ghép nhiều chương trình thành một dòng dữ liệu nối tiếp
TS bao gồm các khâu:
· Biến đổi tương tự sang số cho audio và video.
· Mã hoá (nén) MPEG-2 cho video và audio.
· Ghép kênh chương trình, ghép kênh dòng truyền chung cho
video và audio.
Hệ thống ghép kênh cần phải được nghiên cứu và cân nhắc để lắp
đặt tại các Trung tâm truyền hình hoặc tại máy phát.
c.Ðo kiểm tra và báo cáo kết quả.
· Bố trí thường xuyên đo kiểm tra các thông số quan trọng, báo
cáo kết quả, hội thảo về kỹ thuật (nhiều lần).
· Ðầu tư thiết bị đo kiểm tra kỹ thuật số và giao chop một số đơn
vị thực hiện.
d. quy hoạch mạng phủ sóng số
· Kết quả đo- kiểm tra sẽ giúp ích cho việc quy hoạch mạng
phân bố(SFN).
· Tiến hành quyhoạch (từ năm 2003 trở đi) mạng phủ phân bố.
Trong đó cần cân nhắc quan hệ giữa hệ thống truyền hình số quốc
gia và địa phương vì 1 kênh có thể phát 1-4 chương trình truyền
hình có chất lượng tốt.
· Trong quy hoạch cần chú ý đến sự tồn tại hệ thống các máy
phát hình tương tự (quốc gia và địa phương).
VI . TRUYỀN HÌNH SỐ DVB Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngày 26/03/2001 Đài Truyền Hình Việt Nam đã quyết định chọn
chuẩn DVB của châu Âu để sử dụng cho hệ thống truyền hình số ở
Việt Nam và hiện nay đang sử dụng cả 3 phương thức truyền dẫn đã

trình bày ở trên để phục vụ nhu cầu của mọi người dân.
1. Truyền hình số qua vệ tinh DVB-S
Hiện nay đi đầu trong lĩnh vực truyền hình (số) qua vệ tinh là Đài
Truyền Hình
Vịêt Nam.
Hiện trạng hệ thống phát sóng dịch vụ DTH của Đài truyền hình
Việt Nam. Để phát sóng dịch vụ DTH, Đài Truyền hình Việt Nam
đang sử dụng Trạm phát truyền hình vệ tinh băng tần Ku đặt tại thị
xã Vĩnh Yên được thiết kế ban đầu gồm 2 máy phát, trạm 1 có khả
năng phát sóng được 3 chương trình truyền hình, trạm 2 có khả năng
phát được 10 chương trình truyền hình. Tín hiệu được đưa tới Vĩnh
Yên qua hệ thống viba số, Tại Hà Nội tín hiệu video, audio gốc của
từng chương trình sau khi được mã hoá theo chuẩn ETSI với tốc độ
8Mbit/s, sau đó được ghép kênh theo chuẩn PDH để thành dòng dữ
liệu tốc độ 140Mbit/s có khả năng truyền tải 16 chương trình truyền
hình, sơ đồ hệ thống cung cấp tín hiệu như hình 6.1:
Hình 6.2 Sơ đồ tổng quan cung cấp tín hiệu từ Hà Nội đến trạm Vĩnh
Yên
Tín hiệu vi ba sau khi thu sẽ được giải mã thành tín hiệu video số
SDI và được đưa tới khối router SDI có chức năng như một bộ
chuyển mạch nhiều đầu vào, nhiều đầu ra. Mỗi đầu ra chỉ có thể lựa
chọn một đầu vào nhất đinh tương ứng với một chương trình truyền
hình để cung cấp tín hiệu cho các bộ mã hóa MPEG-2
Ngoài ra hiện nay Đài Truyền Hình Việt Nam còn sử dụng máy
phát truyền hình số vệ tinh băng tần C dùng để truyền tải các
chương trình tổng hợp VTV1, VTV2, VTV3, VTV4 qua vệ tinh
Thaicom tới các đài truyền hình địa phương và các trạm trạm phát lại
của Đài Truyền hình Việt Nam. Thêm nữa Đài Truyền hình Việt Nam
hiện nay còn sử dụng vệ tinh cho mục đích truyền dẫn thu thập tin
tức (Contribution) thường để phát sóng các chương trình truyền hình

trực tiếp ở xa trung tâm truyền hình. Đây là trạm phát vệ tinh di
động(dùng xe ô tô) nên cần phải nhỏ gọn do vậy cần chọn băng tần
Ku để các anten phát có đường kính nhỏ thuận tiện cho việc di
chuyển và thiết lập sự hoạt động của hệ thống. Khác với các trạm
phát cố định trạm, trạm phát lưu động dùng cho mục đích SNG có
đường kính anten phát nhỏ, các vệ tinh sử dụng cần phải phủ sóng
(băng tần sử dụng) tại phần trạm phát và thu. Vì vậy có thể sử dụng
các vệ tinh có vùng phủ sóng không nhất thiết toàn lãnh thổ Việt Nam
nhất là trong những trường hợp đặc biệt.
Hiện nay ngoài Đài truyền hình việt nam ra thì Đài Truyền hình
Thành phố
Hồ Chí Minh cũng sử dụng vệ tinh để truyền dẫn các chương trình do
Đài này sản suất tới các tỉnh thành trong cả nước nhằm quảng bá
hơn nữa các chương trình
2. Truyền hình số qua cáp DVB-C
Hiện nay ở Việt Nam bắt đầu sử dụng công nghệ truyền hình qua
cáp, nhưng mới chỉ bắt đầu và đều là công nghệ tương tự, nhưng
các nhà cung cấp đều đã có lộ trình cho việc cung cấp truyền hình số
qua cáp, cũng như đã dành sẵn tài nguyên (băng tần) cho loại công
nghệ này.
Việc thực hiện hệ thống truyền hình qua cáp tại Việt Nam là một việc
đó và đang thực hiện, nhưng khá phức tạp vì cần phải triển khai hệ
thống cáp trong các thành phố lớn cũng như tới các vùng nông thôn.
Hiện nay có một số Đài truyền hình cung cấp loại dịch vụ truyền hình
qua cáp như Đài THVN, Đài Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình
TPHCM. Trong đó mạng cáp của THVN là phát triển nhất.
3. Truyền hình số mặt đất DVB-T
Hiện nay ở nước ta mới chỉ có công ty truyền thông đa phương tiện
VTC sử dụng phương thức này để truyền quảng bà tín hiệu truuyền
hình số tới người xem. Trước đây công ty VTC là một bộ phận thuộc

Đài THVN, được giao nhiệm vụ phát triển mạng truyền hình số mặt
đất của Đài THVN.
VII. KẾT LUẬN
Công nghệ, kỹ thuật phát hình số DVB không còn giới hạn ở châu
Âu, mà đã trở thành hệ mang tính thương mại toàn cầu. Đến nay
ngay cả nước Mỹ cũng đã cho phép các đài truyền hình trong nước
có thể chọn theo chuẩn DVB của châu Âu. Nhiều hãng sản xuất các
thiết bị (chuyên dụng và gia dụng), đưa ra nhiều sản phẩm theo
chuẩn DVB, do đó tốc độ giảm giá cũng rất nhanh, đảm bảo trong
tương lai không xa truyền hình số sẽ đến được với mọi nhà.
Lợi ích của DVB mang lại cho Nhà nước và người dân rất lớn. DVB
còn tạo ra khả năng cho phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng: truyền
hình đa ngôn ngữ, truyền hình với phụ đề nhiều thứ tiếng, chỉ dẫn
chương trình EPG, tiến tới truyền hình tương tác: xem theo yêu cầu,
gửi nhận thư điện tử, truy cập Internet. Ưu việt hết sức thuyết phục
về truyền sóng và cho thu di động càng làm cho DVB trở nên có sức
mạnh thật sự. Chính phủ cần cho phép triển khai công nghệ truyền
hình số DVB trên diện rộng để nhanh chóng, tranh thủ thời cơ tiến
kịp các nước trong lĩnh vực truyền hình.

×