Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

DỰ án đầu tư BỆNH VIỆN đa KHOA QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.15 KB, 32 trang )

DỰ ÁN ĐẦU TƯ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA
QUỐC TẾ
GVHD Nguyễn Tiến Mạnh
SV thực hiện Trần Thị Hoài Nhơn
Ngày sinh 19-08-1991
Lớp QTKD 5A1
1
Mục lục
PHẦN 1 : TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
1.1 Đặc điểm của dự án……………………………………… …………4
Vị trí địa lý, diện tích …………………………………………… 4
1.2 Cơ sở hạ tầng: 4
1.2.1 Điều kiện tự nhiên chung của khu vực dự án …………………… 4
1.2.2. Hiện trạng công trình và hạ tầng kỹ thuật ………………………… 5
PHẦN 2 : CƠ SỞ ĐẦU TƯ
2.1 Cơ sở pháp lý 7
2.2 Chủ đầu tư 8
2.3 Sự cần thiết phải đầu tư 8
PHẦN 3: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH
3.1 Chọn địa điểm đầu tư 11
3.2 Giải pháp kiến trúc, thiết kế 12
3.2.1 Giải pháp về kiến trúc 12
3.2.2 Giải pháp về kết
cấu 13
3.2.3 Giải pháp về trang thiết bị 13
3.2.4 Giải pháp cho hệ thống kỹ thuật …………………………………….15
PHẦN 4 : PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ, TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ TIẾN
ĐỘ DỰ ÁN
4.1 Phương án đầu tư ………………………………………………………19
4.2 Tổng mức đầu tư ………………………………………………………20


4.3 Tiến độ thực hiện dự án ……………………………………………… 23
PHẦN 5 : PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
5.1 Nguồn vốn đầu tư của dự án ……………………………………… 25
5.2 Tính toán chi phí của dự án …………………………………………25
5.2.1 Chi phí nhân công ………………………………………………… 25
5.2.2 Chi phí hoạt động 26
5.3 Hiệu quả tài chính và doanh thu …………………………………… 27
5.3.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán …………………………… 27
5.3.2. Doanh thu từ dự án 27
2
5.3.3. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án ………………………………………28
5.3.4 Các vấn đề khác ……………………………………………………30
PHẦN 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………32
3
PHẦN 1 : TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
1.1 Đặc điểm của dự án:
 Vị trí địa lý:
Dự án Bệnh viện Đa khoa Quốc tế nằm trên địa bàn phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận
2, Tp.HCM. Bệnh viện
 Diện tích:
Khu đất xây dựng dự án Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế có tổng diện tích
12.680m
2
. Trong đó 1.655m
2
là diện tích của bệnh viện.
Mặt tiền dự án là đường liên tỉnh lộ 25B, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2.
1.2 Cơ sở hạ tầng:
1.2.1 Điều kiện tự nhiên chung của khu vực dự án
 Địa hình

Khu đất bằng phẳng, nền đất có sức chịu tải yếu (0,7kg/cm
2
-1,0kg/cm
2
) nên
công trình xây dựng cần có giải pháp kết cấu móng an toàn cho loại nền đất này.
 Khí hậu
Khu vực xây dựng dự án có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa tương tự các
vùng thuộc Tp.HCM.
Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm là 27,5
0
C
- Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: tháng 4- với 36
0
C
- Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: tháng 12- với 25.2
0
C
Lượng mưa:
- Lượng mưa nhiều nhất là tháng 9:388mm
- Lượng mưa ít nhất là tháng 2: 3mm
- Số ngày mưa bình quân trong năm: 154 ngày
- Trữ lượng mưa trong năm là 1,979mm
Độ ẩm
- Độ ẩm trung bình 75%/ năm, tháng cao nhất là 90%, tháng thấp nhất là
60%.
Gió
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, hướng gió Tây Nam- Đông Bắc
- Mùa khô từ tháng 11- tháng 4, gió Đông Nam- Tây Bắc

Nắng
- Tổng số giờ nắng trong năm từ 2,600-2,700 giờ/năm, trung bình mỗi
tháng 220 giờ
- Tháng 3 có số giờ nắng cao nhất, khoảng 300 giờ, trung bình 10
giờ/ngày.
4
 Địa chất công trình
Khu vực xây dựng bệnh viện là khu đất yếu. Lớp đất bùn nằm sát trên mặt
có chiều dày từ 15m đến 20m. Số liệu khảo sát tại một số vùng lân cận dự án có
cấu tạo địa chất như sau:
 Lớp 1 : Bùn sét xám xanh, mềm nhão có lẫn xác thực vật có chiều dày bình
quân 18 -20 mét, phân bố đều khắp.
 Lớp 2 : Sét màu xám xanh loang trắng ở trạng thái dẻo cứng có chiều dày
bình quân 15 mét.
 Lớp 3 : Sét pha màu vàng ở trạng thái dẻo nhão.
 Thủy văn
Khu vực dự án thuộc quận 2 và nằm gần sông Sài Gòn. Theo số liệu quan
trắc, mực nước sông Sài Gòn của Trạm khí tượng thủy văn cung cấp. Bảng quan
hệ giữa mực nước thấp nhất và cao nhất tương ứng với tần suất P% (lấy theo cao
độ chuẩn Hòn Dấu) như sau:
Tần suất (P%) 1% 10% 25% 50% 75% 99%
H max 1,55 1,45 1,40 1,35 1,31 1,23
H min -1,98 -2,20 -2,32 -2,46 -2,58 -2,87
Mực nước cao nhất tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) có khả năng dao động từ 1,40
m đến 1,45 m, tại Nhà Bè từ 1,38 m đến 1,42 m.
1.2.2. Hiện trạng công trình và hạ tầng kỹ thuật
 Hiện trạng sử dụng đất
Khu đất xây dựng dự án Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế có tổng diện tích
12.680m
2

. Trong đó 1.655m
2
là diện tích của bệnh viện.
 Đường giao thông
Mặt tiền dự án là đường liên tỉnh lộ 25B, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2.
 Hiện trạng công trình hạ tầng và kiến trúc
Dự án nằm trong khu cao ốc thương mại và căn hộ cao cấp Plaza đã được
xây dựng hoàn chỉnh.
 Hiện trạng cấp điện
Nguồn cung cấp trực tiếp từ Nhà máy điện 375 MW Hiệp Phước.
Đường dây trung thế: 22KV
5
 Cấp –Thoát nước
Cấp nước: Nguồn nước trực tiếp từ Nhà máy nước Thủ Đức (công suất thiết
kế 35.000m
3
/ngày đêm), từ trạm cung cấp nước phụ trợ (công suất thiết kế 2.000
m
3
/ngày đêm) và từ trạm cung cấp nước dự phòng (công suất thiết kế 6.000 m
3
/
ngày đêm).
Thoát nước: Hiện dự án đang thiết kế hệ thống thoát nước.
6
PHẦN 2 : CƠ SỞ ĐẦU TƯ
2.1 Cơ sở pháp lý
Văn bản pháp lý
 Luật đất đai 26/11/2003;
 Luật xây dựng số 16/2003/QH11 đã được Quốc Hội khóa 11 nước Cộng

Hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;
 Luật số 60/2005/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005 quy định về
luật doanh nghiệp.
 Luật Khám chữa bệnh 40/2009/QH12 do Quốc hội ban hành ngày
23/11/2009 quy định về luật khám bệnh, chữa bệnh.
 Nghị định số 103/2003/NĐ-CP ngày 12/9/2003 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh hành nghề Y, Dược tư nhân;
 Nghị định số 49/2009/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ về quản lý
chất lượng công trình xây dựng;
 Nghị quyết số 46 –NQ-TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác
bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
 Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính Phủ về Quản lý
dự án đầu tư xây dựng công trình;
 Nghị định 90/2006/NĐ-CP, ngày 06/9/2006 của chính phủ Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ
về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
 Nghị định số 83/2009/NĐ – CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi bổ sung 1 số
điều của nghị định số 12/2009/NĐ – CP ngày 12/2/2009 về quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình;
 Nghị định số 85/2009/NĐ – CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn
thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn Nhà thầu xây dựng theo Luật xây
dựng;
 Nghị định 102/2010/NĐ-CP do chính phủ ban hành ngày 01/10/2010 về
hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của luật doanh nghiệp.
 Nghị định 87/2011/NĐ-CP ngày 27/09/2011 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật khám bệnh, chữa bệnh.
 Thông tư số 03/2001/TT-BXD ngày 13/2/2001 của Bộ xây dựng hướng dẫn
điều chỉnh dự án công trình xây dựng cơ bản;
 Thông tư 05/2007/TT – BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây Dựng về hướng

dẫn việc lập và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
7
 Thông tư số 07/2007/TT-BYT ngày 25/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế
hướng dẫn về hành nghề y, y học cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân;
 Thông tư 03/2009/TT – BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây Dựng quy định
chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/ NĐ – CP ngày
12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
 Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/2/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc
ban hành danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện,
phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế;
 Quyết định số 33/2004/QĐ-BTC về việc ban hành Quy tắc, Biểu phí bảo
hiểm xây dựng, lắp đặt;
 Quyết định số 05/QĐ-BXD ngày 24/01/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng
về việc ban hành định mức dự toán xây dựng cơ bản;
 Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg về chương trình hành động của Chính
Phủ thực hiện Nghị quyết số 46-NQ-TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị;
 QCVN 03: 2009/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân loại, phân cấp
công trình XD dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị” có hiệu
lực từ ngày 01/4/2010;
 Văn bản số 1776/BXD – VP Ngày 16/8/2007 của Bộ Xây Dựng về công bố
Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần xây dựng;
 Văn bản số 1777/BXD – VP Ngày 16/8/2007 của Bộ Xây Dựng về công bố
Định mức dự toán xây dựng công trình – Phần lắp đặt;
 Công văn số 1601/BXD – VP ngày 25/7/2007 của Bộ Xây Dựng v/v công
bố chỉ số giá xây dựng;
 Công văn số 1751/ BXD-VP ngày 14/08/2007 của Bộ Xây Dựng về công
bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
 Pháp lệnh hành nghề Y, Dược tư nhân số 07/2003/PL – UBTVQH11 ngày
25/2/2003;
 Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh

xã hội hóa của các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao;
2.2 Chủ đầu tư:
 Tên công ty : Công ty TNHH Xây Dựng Kinh Doanh Nhà và
Khách Sạn
 Giấy phép ĐKKD số :. Do Sở Kế họach và Đầu tư Tp.Hồ Chí Minh cấp
ngày 21 tháng 06 năm 2000.
Trụ sở công ty : Tp.HCM
2.3 Sự cần thiết phải đầu tư:
8
Trong dân gian, chúng ta thường hay nói:"Có sức khoẻ là có tất cả". Tuy
câu ngạn ngữ đó không đúng trong mọi trường hợp nhưng rõ ràng không có sức
khoẻ thì không có gì cả.
Trước tình hình phát triển kinh tế hiện nay, khi quá trình đô thị hóa diễn ra
mạnh mẽ cũng là lúc sức khỏe của con người bị đe dọa nhiều hơn. Theo thống kê
của Hội tim mạch học Quốc Gia Việt Nam công bố trong “Ngày tim mạch thế
giới” (28/9/2008), tại Việt Nam, tình hình bệnh lý tim mạch và đột quỵ tăng dần
theo sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bệnh lý tim mạch vẫn là gánh nặng
bệnh tật tử vong hàng đầu trên thế giới. Ước tính bệnh lý tim mạch đã cướp đi
mạng sống của 17,5 triệu người trên thế giới mỗi năm. Sẽ có khoảng 50% người
lớn bị tăng huyết áp trong vài năm tới ở các nước phát triển. Riêng ở Việt Nam,
Bộ y tế đã thống kê tại các bệnh viện trong cả nước trong những năm gần đây cho
thấy, tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong của các bệnh tim mạch (trên 100.000 dân) khá cao.
Tỷ lệ mắc bệnh lý tim mạch và đột quỵ càng ngày càng tăng, ví dụ như bệnh tăng
huyết áp, theo nghiên cứu của Viện tim mạch Việt Nam trong cộng đồng trên 25
tuổi: 1960: 2% ở miền bắc; 1992: 11,7% toàn quốc; 2003: 16,3% miền bắc Việt
Nam (4 tỉnh và thành phố).
Đầu tư cho sức khỏe là đầu tư cho sự phát triển và tương lai lâu dài. Hiểu rõ
vai trò của y tế đồng thời nhận thấy hiện nay bệnh viện công không được đầu tư
tương xứng, tình trạng quá tải trở thành nỗi bức xúc của ngành; không những thế,
hàng năm có một số lượng đáng kể bệnh nhân phải ra nước ngoài điều trị như Thái

Lan, Singapore, Trung Quốc… Hầu hết các đối tượng này đều là những người có
điều kiện kinh tế tốt, họ ra nước ngoài điều trị không hẳn vì họ không tin vào tay
nghề của các Bác sỹ Việt Nam, mà đôi khi họ ra nước ngoài điều trị vì bên cạnh
vấn đề chuyên môn họ còn đòi hỏi được thụ hưởng một dịch vụ y tế chất lượng
cao (giường bệnh, phòng bệnh, thái độ phục vụ, giao tiếp…). Riêng tại khu vực
Thành Phố Hồ Chí Minh các bệnh viện chuyên khoa lớn hầu như luôn trong tình
trạng quá tải khám, chữa mỗi ngày.
Từ những lý do trên, công ty TNHH Xây Dựng Kinh Doanh Nhà và Khách
Sạn quyết định đầu tư xây dựng bệnh viện Đa khoa Quốc tế , nhằm giải quyết áp
lực giảm tải đang đặt ra tại các bệnh viện công và bán công trong Thành Phố, phù
hợp với chủ trương của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố và Bộ trưởng Bộ Y tế.
Đây là một bệnh viện có cơ cấu chức năng hợp lý, đồng bộ về hệ thống hạ
tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội với những tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật phù hợp, là
một bệnh viện đa khoa cao cấp với chuyên khoa là Trung tâm Can Thiệp Tim
Mạch Đột Quỵ. Ngoài ra, với quy mô 200 giường nằm trong phạm vi Block A và
B của Khu cao ốc thương mại và căn hộ cao cấp tại phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận
2, TP.HCM, sau khi xây dựng bệnh viện Đa khoa Quốc tế sẽ góp phần tạo môi
trường sống lành mạnh, tiện nghi và tạo công ăn việc làm cho bộ phận dân cư tại
khu vực và các vùng lân cận, làm đồng bộ hóa quy hoạch và sự phát triển của
Quận 2 cũng như Tp.HCM.
9
Bằng tấm lòng của những thầy thuốc khẳng định đây là dự án mang tính an
sinh xã hội, có ý nghĩa cộng đồng rất cao. Do đó xây dựng Bệnh viện Đa khoa
Quốc tế là việc làm cần thiết và cấp bách trong tình hình hiện nay.
10
PHẦN 3: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ VÀ GIẢI
PHÁP QUY HOẠCH
3.1 Chọn địa điểm đầu tư:
Dự án Bệnh viện Đa khoa Quốc tế nằm trên địa bàn phường Thạnh Mỹ
Lợi, Quận 2, Tp.HCM. Bệnh viện có vị trí đắc địa, hiếm có và mang tầm chiến

lược. Nguyên nhân là do Quận 2 đang được Nhà nước đầu tư xây dựng mới hoàn
toàn để trở thành một khu đô thị Thủ Thiêm có hệ thống hạ tầng giao thông, hạ
tầng xã hội hiện đại đồng bộ.
VỊ TRÍ BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ
Công trình cách trung tâm Tp.HCM 3 Km và gần sông Sài Gòn thoáng mát,
nằm ngay mặt tiền đường Tỉnh Lộ 25B. Gần kề đường xa lộ vành đai cầu Phú Mỹ
phía đông đi Quận 7.
Vị trí công trình nằm trong quần thể trung tâm hành chính Quận 2, gần khu
trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm và quận 2 sẽ đóng vai trò hạt nhân chính tác động
tích cực cho quá trình phát triển cả vùng phía đông Thành Phố mà hiện nay đã
11
hoạch định các khu chức năng quan trọng: Cảng và khu công nghiệp Cát Lái –
Quận 2, khu công nghệ cao – Quận 9, khu đại học Quốc Gia – Quận Thủ Đức,
công viên văn hóa lịch sử các dân tộc – Quận 9, khu Thể thao Rạch Chiếc – Quận
2, cụm công nghiệp, cảng Thị Vải, sân bay quốc tế Long Thành – thành phố Nhơn
Trạch, Đồng Nai, Vũng Tàu…Vùng phía Đông đang gia tăng phát triển thành một
vùng đô thị mới hiện đại, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của
Thành phố và các đô thị lân cận trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vì thế
bệnh viện có vị trí thuận lợi chỉ cần 5 phút chạy xe để vào trung tâm thành phố và
bệnh nhân từ những tỉnh lân cận đến bệnh viện rất dễ dàng.
Ngoài ra, đây là nơi có nhiều dự án đang được đầu tư xây dựng với sự phát
triển rất nhanh và khả thi. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có các dự án phát triển về bất
động sản, thương mại và hành chính mà hiếm có một dự án Bệnh Viện nào được
đầu tư xây dựng mang tầm cỡ quốc tế kết hợp với khu nghỉ dưỡng bệnh cao cấp.
Tóm lại, dự án Bệnh viện Đại học Y dược không những có vị trí đắc địa
mà còn là một dự án tính chất an sinh cộng đồng cao.

3.2 Giải pháp kiến trúc, thiết kế:
3.2.1. Giải pháp về kiến trúc
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế là tổ hợp của hai khối công trình chính: Một

khối sẽ là cơ sở hoạt động cho các khoa điều trị nội và ngoại khoa; Khối còn lại
gồm là Trung tâm can thiệp tim mạch đột quỵ đồng thời là nơi học tập về chuyên
môn cho đội ngũ nhân viên bệnh viện và các sinh viên y khoa; Hệ thống cây xanh,
hồ nước được thiết kế giữa các khối tòa nhà tạo không gian trong lành cho bệnh
nhân và nhân viên bệnh viện.
Hai Block A và Block B được xây dựng theo cấu trúc của tòa nhà 20 tầng
trên nền móng vuông vức với quy mô khoảng 200 giường bệnh.
Bệnh viện có hợp khối kiến trúc hiện đại, được xây dựng bằng các loại vật
liệu có chất lượng cao, có màu sắc và hình thức phù hợp với cảnh quan xunh
quanh, phù hợp với nội dung sử dụng là một bệnh viện đa khoa hiện đại đặc biệt
chú trọng đến khoa nội, ngoại - sản và khoa nhi.
Bản thiết kế được phát triển dựa trên sự phân tích kỹ lưỡng về mật độ lưu
thông và tối đa hóa tương quan liên kết giữa chuyên khoa này với chuyên khoa
khác. Mỗi lộ trình đều được ước định cẩn thận để giảm thiểu khoảng cách giữa các
chuyên khoa. Mô hình súc tích và khoa học này cũng được tính toán để tăng thêm
hiệu quả cho các dịch vụ liên quan đến cơ điện.
Tổng quan bệnh viện nhìn từ trên xuống là một cấu trúc của tòa nhà phẳng
như phiến đá bao gồm nhiều phòng bệnh. Bệnh viện bố trí một thang máy trung
tâm ở giữa các khu vực phòng bệnh như một trục thẳng đứng, nhằm đưa khách
đến hai dãy hành lang ở mỗi tầng để đi tới các phòng bệnh. Giữa các hành lang
phòng, các dịch vụ y tế và hỗ trợ cũng được bố trí với các lối đi thông nhau.
Ấn tượng của cấu trúc vững vàng này còn được hỗ trợ bởi việc xây thêm
mặt kính bên ngoài thẳng xuống tới tầng trệt (nơi đặt các văn phòng hành chính)
và những phần nhô ra ở cả hai bên. Tổng quan thiết kế bệnh viện vừa thể hiện tính
12
kiên cố và hiện đại, vừa phân bổ những phương tiện điều trị tối tân nhất trong một
môi trường an toàn nhất.
Các nội thất mới được trang bị trong bệnh viện hiện nay cũng phản ánh
phần nào mục tiêu này. Đó là sự tổng hợp những đường nét đơn giản và sự sắp
xếp các phối cảnh đa dạng giữa các bề mặt cứng và mềm. Màu sắc cũng thật

phong phú, mỗi không gian đều giữ nguyên sắc thái tổng thể đồng nhất nhưng lại
được cách điệu một cách phù hợp. Điều này thể hiện rõ mối tương quan giữa các
khu vực hoạt động khác nhau – yếu tố hợp lý và thuyết phục - trong khi vẫn đảm
bảo tính đặc trưng của từng khu vực để dễ nhận biết.
Phòng họp và khu vực hành chính được bố trí tại tầng trệt. Ngoài ra, phòng
máy cơ điện được bố trí ở sân thượng ngay phía trên khu vực phòng mổ cho phép
tập trung các hoạt động bảo trì cho phòng mổ mà không phải đi xuyên qua khu
vực phòng mổ phía dưới.
Khu vực tầng hầm
Khu vực tầng hầm được thiết kế ngay phía bên dưới khu đất dự án với
diện tích sử dụng khoảng 9248m
2
với sức chứa hơn 300 ô tô và 500 xe máy. Khi
đi vào hoạt động, hệ thống tầng hầm sẽ đáp ứng khu vực đỗ xe cho cán bộ công
nhân viên, sinh viên, bệnh nhân và người đi thăm nuôi trong bệnh viện và hệ
thống kỹ thuật.
Các khu phụ trợ
Các khu phụ trợ bao gồm: hệ thống cây xanh, bãi xe và đường giao thông
nội bộ. Khối phụ trợ này sẽ được đầu tư xây dựng qui mô, hiện đại và theo chiều
sâu nhằm đáp ứng nhu cầu về vấn đề dân sinh như: thể dục thể thao, giải trí, thư
giãn.
3.2.2. Giải pháp về kết cấu
Hai khối công trình của bệnh viện được nối với nhau. Bệnh viện có kết cấu
khung bêtông cốt thép toàn khối từng ngăn được xây tô bằng gạch 4 lỗ và xi măng
75 phần hoàn thiện được thực hiện theo thiết kế kỹ thuật chi tiết.
Kết cấu khung của bệnh viện được xác định theo các tiêu chuẩn:
- Kết cấu bê tông cốt thép cho nhà thấp tầng TCVN-55741991
- Kết cấu bê tông cốt thép cho nhà cao tầng TCXD: 198-1997
- Kết cấu móng nhà cao tầng với móng cọc khoan nhồi theo TCXD: 206-
1998

- Tải trọng và hệ số tính toán TCVN 2737-1995
- Tải trọng gió theo TCXD 229-1999
Kết cấu được tính theo các phần mềm:
- AP-2000
- STAAD III – STAAD PRO
13
3.2.3. Giải pháp về trang thiết bị
 Cấp nước
Theo QCXD VN số 01-2008, tạm tính lượng nước cung cấp cho việc khám
chữa bệnh, sinh hoạt, cứu hỏa và dịch vụ công cộng được cung cấp từ nguồn nước
chung của Tp.HCM:
Dự tính yêu cầu sử dụng nước 427m
3
- Khu vực khám chữa bệnh ngoại trú: 100
l
/ngày x 500
lượt người
/ngày 50m
3
- Khu vực nội trú: 200
lít người
/ngày x 200 giường 400m
3
- Phục vụ sinh hoạt cho CB CNV bệnh viện: 200
lít người
/ngày x 900 người
180m
3
 Nước phục vụ sinh hoạt, làm việc: 240m
3

 Công trình công cộng và dịch vụ 90m
3
Trong đó: - Tưới cây, rửa đường 9% x 240m
3
22 m
3
- Dịch vụ giặt, rửa xe, 9% x 240 m
3
22 m
3
- Dùng cho khu xử lý nước thải 4% x 240 m
3
10 m
3
- Dự phòng và rò rỉ 15% x 240 m
3
36 m
3
 Phục vụ công cộng và PCCC 97 m
3
Trong đó: - Phòng cháy chữa cháy có dự phòng 60 m
3
- Khoa dinh dưỡng, căn tin – cafe, 37 m
3
Bể dự trữ nước dưới đất:
Dự kiến xây dựng 4 bể chứa nước ở khu vườn cỏ cây xanh phía sau bệnh
viện, mỗi bể có dung tích 120m
3
với kích thước 6,5 x 6,5 x 3,0 được nối liên thông
giữa các bể.

Bể nước trên mái:
Nước phục vụ cho khám chữa bệnh, sinh hoạt, dự trữ cứu hoả: 40%x480m
3
= 192 m
3
Nước cứu hoả trong 10 phút ở 6 địa điểm: 6 x 10’ x 60’’ x 5lít/giây
= 18 m
3
Tổng cộng: = 210 m
3
Dự kiến xây dựng 4 bể chứa trên tầng kỹ thuật và mái 1, mỗi bể có dung tích
60m
3
với kích thước 4,5 x 3,5 x 3,5m được nối liên thông giữa các bể.
Chọn máy bơm nước lên mái:
Dự kiến lắp đặt 2 máy bơm loại Grundfos của Đan Mạch có thông số kỹ
thuật:
Lưu lượng Q = 100m
3
/ giờ
Chiều cao đẩy H = 60 m
Mạng lưới đường ống cấp nước:
Đường ống cấp nước cho bể chứa nước trên mái và đưa nước xuống các
tầng dùng loại ống PVR, đường ống dẫn nước sinh hoạt dùng loại ống PVC.
14
Đường ống cấp nước cứu hoả, dùng cho loại ống thép tráng kẽm có sơn
màu đỏ.
Mạng lưới đường ống cấp nước được đặt trong các họp gaine, trên trần các
hành lang và được chôn kín trong tường ở các nơi sử dụng .
 Thoát nước

Mạng lưới hệ thống thoát nước được chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Mạng lưới ống tiếp nhận và chuyển nước thải phải xử lý của các
khu khám bệnh ngoại trú, khu vực nội trú, các phòng nghiệp vụ và phòng dịch vụ
về khu xử lý nước.
Khối lượng nước phải xử lý:
Bệnh viện : 200 giường x 0,8m
3
/ ngày : 160m
3

CB-CNV : 900 người x 0,15m
3
/ ngày : 135m
3

1908m
3
/ngày = hệ số 1,1 x 295m
3
Tại khu vực xử lý, nước thải được kiểm soát theo tiêu chuẩn 20TCN-51-84
để quyết định pha chế các chất khử trong giai đoạn xử lý.
Tại khu vực xử lý, nước đă được xử lý, được kiểm soát theo tiêu chuẩn
TCVN 5945-1995 và TCXD 188–196 trước khi xă vào hệ thống ống thoát nước
của bệnh viện.
Trạm xử lý nước thải và quy trình xử lý sẽ được thể hiện trong thiết kế kỹ
thuật .
Nhóm 2 : Mạng lưới ống tiếp nhận nước thải phục vụ, sinh hoạt của CB
CNV đã qua bể tự hoại và nước thải qua tưới cây rữa đường: 90m
3
Trong đó: - Nước thải sinh hoạt của CB CNV 150 lít người/ngày x 900 người

135m
3
- Nước thải tưới cây rữa đường 22m
3
Nhóm 3 : Mạng lưới rãnh, ống và hố ga tiếp nhận không cùng một lúc nước
mưa trên mặt diện tích xây dựng, nước cứu hỏa hoặc nước cho các dịch vụ công
cộng.
Tạm tính lưu lương 60m
3
sẽ đổ trực tiếp vào hệ thống ống thoát nước bệnh
viện.
Những khối lượng trên là cơ sở ban đầu để tính toán khi thiết kế kỹ thuật hệ
thống ống thải nước.
Hệ thống ống nước thải được cấu tạo :
- Đối với hệ thống nước thải phải qua xử lý dùng ống PVC
- Đối với nước thải sinh hoạt, nước mặt dùng vào hệ thống mương xây –
tô bằng gạch ống và bêtông.
3.2.4 Giải pháp cho hệ thống kỹ thuật
 Giải pháp lắp điện
15
Nguồn điện sử dụng được cung cấp từ nguồn cấp điện của quận 2,
Tp.HCM.
Dự tính yêu cầu sử dụng điện
Điện năng sử dụng được tính theo phân khu chức năng trong giờ hoạt động cao
điểm:
Thứ tự Khu vực
Tạm tích
định mức
(W /m
2

)
1 Khối các khoa, phòng kỹ thuật nghiệp vụ 250
2
Khối các phòng điều trị nội trú, trung tâm
can thiệp tim mạch và đột quỵ
200
3 Công trình phụ và sân băi 20
Điện năng tiêu thụ
Phần điện cao thế:
- Xây dựng trạm biến thế ngoài trời, có 3 máy biến áp loại Kios với máy cắt
cho phép tự động đóng ngắt lưới điện khi xảy ra sự cố theo nguyên lý bảo vệ có
chọn lọc.
- Máy biến áp Kios 3 pha – 2 cuộn dây, cách điện bằng dầu và có silicon
chống cháy với các thông số kỹ thuật:
- Công suất: 2 x 3000 KVA và 1500 KVA
- Điện áp máy: 22 KV ± 2 x 2,5% /0,4 KV.
- Sơ đồ đấu dây: Dyn – 11.
- Công suất trạm biến thế: 2 máy x 3000 KVA + 1 máy x 1500 KVA
Máy biến áp Kios 3 pha – 2 cuộn dây cách điện bằng đầu có silicon chống
cháy với các thống số kỹ thuật:
- Công suất: 1500 KVA
- Điện áp: 22KV + 2 x 2,5 % / 0,4 KV
- Sơ đồ đấu dây: Dyn - 11
- Công suất trạm biến thế: 1 máy x 1500 KVA x cos ∅ 0,8 = 1.200 KW/h
Phần điện hạ thế:
Các trạm biến áp hạ thế được phân chia phục vụ cho các loại phụ tải như
sau:
+ Trạm TR1: loại biến thế dầu 3Þ 4W - 22kV/0.4kV – 3000 KVA phục vụ
cho tải chiếu sáng và nguồn ổ cắm.
+ Trạm TR2: loại biến thế dầu 3Þ 4W - 22kV/0.4kV – 3000 KVA phục vụ

cho tải cơ như điều hòa không khí, bơm nước, quạt, thang máy…
16
+ Trạm TR3: loại biến thế dầu 3Þ 4W - 22kV/0.4kV – 1500 KVA phục vụ
cho các loại phụ tải thiết bị y tế.
- Căn cứ vào công năng sử dụng của các phụ tải, sẽ phân chia các loại phụ
tải thành 2 loại:
+ Các phụ tải quan trọng cần cấp điện liên tục trong trường hợp xảy ra sự
cố trên lưới điện sẽ được cấp điện của máy phát dự phòng.
+ Các phụ tải bình thường có thể ngừng cấp điện trong trường hợp xảy ra
sự cố trên lưới điện.
- Trên cơ sở 2 loại phụ tải trên, thanh hạ thế được chia làm 2 phần, trong đó
có 1 phần phụ tải quan trọng sẽ được lắp vào bộ chuyển đổi nguồn điện tự động
(viết tắt ATS).
Máy phát điện dự phòng:
Dự kiến phụ tải quan trọng phục vụ cho các khoa cấp cứu, khoa ngoại, khoa
xét nghiệm, khoa chuẩn đoán hình ảnh, khoa sản, cầu thang máy ,v.v ….
Công suất phụ tải:
- Chọn máy phát điện Diezel dự phòng có công suất 5000 KVA - 3Þ 4W,
điện áp 380/220V
Hệ thống dây dẫn điện:
- Trên mỗi tầng, căn cứ vào các phụ tải và vị trí thích hợp sẽ bố trí các tủ
điện phù hợp. Từ tủ điện, qua hệ thống dây, dẫn điện đến các phụ tải.
- Chi tiết hệ thống dây dẫn điện và tủ điện sẽ được ghi cụ thể trong thiết kế
kỹ thuật.
- Toàn bộ hệ thống dây dẫn điện, dây dẫn truyền tín hiệu gọi y tá, điện
thoại, tivi, v.v…… được đặt trên khay đỡ treo trên trần hành lang hoặc chôn sẵn
trong tường.
 Giải pháp chống sét
Căn cứ đặc điểm công trình là 2 khối nhà liền kề với 3 khối nhà ở chung cư
của dự án Plaza, tiêu chuẩn nối đất chống sét hiện hành 20 TCVN–84 và tiêu

chuẩn nối đất an toàn điện TCVN 4756-86 của bộ xây dựng.
Trên khối nhà 18 tầng sẽ lắp đặt đầu thu sét trực tiếp công nghệ phát xoay
điện cao thế PULSAR 60 gồm :
- Đầu thu sét PULSAR 60 phát tín hiệu điện cao thế với biên độ tầng số nhất
định tạo ra đường dẫn sét chủ động để bảo đảm nguy cơ sét đánh là nhỏ nhất và có
hiệu quả lâu dài.
- Đầu thu sét PULSAR 60 là thiết bị chủ động không sử dụng nguồn điện,
không gây tiếng động, có bán kính bảo vệ Rp = 107m, phủ kín toàn bộ khu bệnh
viện.
- Cáp thoát sét là 2 đường dẫn đồng trần có diện tích 70 mm
2
đảm bảo khả
năng thoát sét nhanh chóng và an toàn cho công trình.
17
- Hệ thống nối đất chống sét gồm các phụ kiện: cọc thép mạ đồng, bản đồng
liên kết, bản đồng tiếp đất, phụ kiện đầu nối, hóa chất làm giảm và ổn định điện
trở tất, hộp kiểm tra tiếp địa chỗ nối đất được bố trí theo hệ thống tạo thành nhiều
điện cực tản năng lượng sét.
- Hệ thông nối đất an toàn điện, giống hệ thống nối đất chống sét nhưng có
yêu cầu điện trở đất luôn luôn R

≤ 4Ω.
Để bảo đảm tuyệt đối an toàn trong việc chống sét, trên nóc khối nhà A và
B sẽ lắp đặt thiết bị cát sét thông minh 3 pha dầu nguồn ứng dụng công nghệ
MCV.V25-B/4 và V20-C/4 sẽ ngăn ngừa hiệu quả xung điện lan truyền, sẽ tản
năng lượng sét lan truyền xuống đất đảm bảo an toàn cho công trình thiết bị.
 Giải pháp điều hòa không khí
Việc điều hòa không khí trong bệnh viện, được thiết kế theo:
Điều hòa không khí trung tâm: cho các không gian lớn tập trung và có yêu cầu
nhiệt độ thích hợp trong khám và điều trị bệnh.

- Dự kiến bố trí 12 máy lạnh trung tâm hoạt động độc lập trên mái, ở những vị
trí thích hợp để cấp lạnh trực tiếp cho các khu vực, đảm bảo độ dẫn dường truyền
không khí lạnh ≤ 60 m
- Đường dẫn truyền không khí lạnh đặt trên trần các hành lang ở các tầng có
cửa xả lạnh trực tiếp vào các phòng sử dụng.
Điều hòa không khí bằng các máy lạnh riêng biệt cho các phòng nội trú
Khi thiết kế kỹ thuật, các máy lạnh sẽ được lắp đặt ở những vị trí thích hợp
cho sử dụng và không ảnh hưởng đến mặt tiền công trình.
18
PHẦN 4 : PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ, TỔNG
MỨC ĐẦU TƯ VÀ TIẾN ĐỘ DỰ ÁN
4.1 Phương án đầu tư
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế tham gia khám chữa bệnh và chăm sóc sức
khỏe cho người tự nguyện chi trả các dịch vụ y tế đang sinh sống và làm việc tại
TP.HCM nói riêng và nhân dân các tỉnh lân cận nói chung. Đặc biệt, với chuyên
khoa chính là trung tâm can thiệp tim mạch đột quỵ góp phần tham gia công tác
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
Phối hợp với các bệnh viện nhà nước, tư nhân, cơ sở có vốn đầu tư nước
ngoài để nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, áp dụng kỹ thuật mới góp phần
nâng cao trong công tác bảo vệ sức khỏe của cộng đồng. Với các dịch vụ sau:
Các dịch vụ ngoại trú:
- Dịch vụ tư vấn, quản lý và chăm sóc sức khỏe định kỳ.
- Dịch vụ tư vấn, khám, chữa bệnh ngoại trú.
- Dịch vụ tư vấn, chuẩn đoán hình ảnh.
- Các dịch vụ phụ trợ, cung cấp thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc,
tổ chức hội thảo khoa học, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cơ
sở y tế trong vùng
Các dịch vụ nội trú:
- Dịch vụ khám và điều trị bệnh, chăm sóc và điều dưỡng bệnh
trong nội trú hàng ngày.

- Dịch vụ tư vấn, khám và chữa bệnh trong trường hợp cấp cứu
24
h
/24
h
hàng ngày.
- Các dịch vụ chuẩn đoán, phát hiện bệnh và phẫu thuật điều trị
bệnh.
- Dịch vụ chăm sóc đặc biệt.
- Các dịch vụ khác: Ăn - Ở - Giặt giũ phục vụ bệnh nhân….
Chức năng- nhiệm vụ
 Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe
- Cấp cứu, khám, chữa bệnh nội trú và ngoại trú;
- Chuyển người bệnh khi vượt quá khả năng điều trị của bệnh viện;
- Khám sức khỏe định kỳ, quản lý sức khỏe, khám sức khỏe cho người Việt
Nam đi lao động ở nước ngoài.
 Đào tạo cán bộ
- Đào tạo cán bộ thường xuyên cho cán bộ nhân viên bệnh viện, các bệnh
viện khác khi có yêu cầu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
- Là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế từ bậc trung học trở lên đến đại
học (Nếu có yêu cầu của cơ quan quản lý ngành y tế và các cơ sở đào tạo).
19
 Nghiên cứu khoa học về y học
- Tham gia tổng kết, đánh giá các đề tài nghiên cứu khoa học;
- Kết hợp với các bệnh viện, viện tham gia các công trình nghiên cứu về
điều trị bệnh, y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban
đầu cấp cơ sở, cấp Bộ.
 Phòng bệnh
Thực hiện tốt công tác phòng bệnh trong bệnh viện, phối hợp với các cơ sở
y tế dự phòng ở địa phương tham gia phát hiện và phòng chống các bệnh dịch

nguy hiểm. Tham gia công tác truyền thong giáo dục sức khỏe thực hiện công tác
phòng chống dịch bệnh, bệnh nghề nghiệp.
 Hợp tác quốc tế về y học
Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế với các cá nhân, tổ chức nước
ngoài theo quy định của nhà nước.
 Quản lý kinh tế trong bệnh viện
Quản lý kinh tế minh bạch, thống nhất theo quy định của pháp luật Việt
Nam.
4.2 Tổng mức đầu tư
Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây
dựng bệnh viện đa khoa quốc tế , làm cơ sở để lập kế hoạch và quản
lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.
Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí vật
tư thiết bị; Chi phí tư vấn, chi phí quản lý dự án, Chi phí đất và các
khoản chi phí khác; Dự phòng phí (bao gồm trả lãi vay trong thời
gian xây dựng) chiếm 10% các loại chi phí trên.
 Chi phí xây dựng và lắp đặt
Chi phí xây dựng và lắp đặt công trình bệnh viện với 200 giường
bệnh và các công trình phụ trợ khác như: tầng hầm, cảnh quan, mặt
nước, giao thông, hệ thống hạ tầng, kỹ thuật,… được tính toán và
sắp xếp lại cho phù hợp dựa vào suất vốn đầu tư cho bệnh viện đa
khoa phần xây dựng.
 Chi phí vật tư thiết bị
Chi phí mua sắm thiết bị khám và điều trị bệnh và các thiết bị cần
thiết khác cho hoạt động của bệnh viên; chi phí vận chuyển, bảo
hiểm thiết bị; thuế và các loại phí có liên quan, cũng được tính toán
dựa trên suất vốn đầu tư cho bệnh viện đa khoa phần thiết bị.
 Chi phí quản lý dự án
Chi phí quản lý dự án tính theo Định mức chi phí quản lý dự án và
tư vấn đầu tư xây dựng công trình.

Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các
công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án
20
đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử
dụng, bao gồm:
- Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư.
- Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức
thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình.
- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
- Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí
xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán,
quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;
- Chi phí khởi công, khánh thành;
 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
Bao gồm:
- Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư;
- Chi phí lập thiết kế công trình;
- Chi phí thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công, tính hiệu quả và tính khà thi của dự
án đầu tư, dự toán xây dựng công trình;
- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí
phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà
thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết, tổng thầu
xây dựng;
- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng và giám sát
lắp đặt thiết bị;
- Và các khoản chi phí khác như: Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng
mức đầu tư, dự toán, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng;

Chi phí tư vấn quản lý dự án;
 Chi phí khác
Chi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi
phí thiết bị; chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên:
Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư; Chi phí bảo hiểm công trình;
Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
Chi phí thẩm định kết quản đấu thầu;
Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
 Dự phòng phí
Dự phòng phí bằng 10% chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự
án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác phù hợp với Thông tư số
21
05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về việc “Hướng dẫn lập và
quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”.
Bảng dự trù chi phí xây dựng và thiết bị đầu tư
TÊN HẠNG MỤC
I. Xây dựng cơ sở vật chất
1. Bệnh viện
2. Tầng hầm
3. Cảnh quan, mặt nước
4. Giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật
II. Máy móc thiết bị phục vụ bệnh viện
 Tổng mức đầu tư
ĐVT: 1,000 đ
STT HẠNG MỤC
GT TRƯỚC
THUẾ
VAT
GT SAU
THUẾ

I Chi phí xây lắp 117,616,909 11,761,691 129,378,600
II. Giá trị thiết bị 153,136,727 15,313,673 168,450,400
III. Chi phí quản lý dự án 3,971,956 397,196 4,369,152
IV. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 8,098,087 809,809 8,907,896
4.1 Chi phí lập dự án đầu tư 982,836 98,284 1,081,120
4.2 Chi phí thiết kế công trình 4,515,313 451,531 4,966,844
4.3
Chi phí thẩm tra tính hiệu quả
và tính khả thi của dự án đầu tư
140,792 14,079 154,871
4.4 Chi phí thẩm tra TKBVTC 104,679 10,468 115,147
4.5 Chi phí thẩm tra dự toán công trình 22,347 2,235 24,582
4.6
Chi phí lập HSMT thi công
xây dựng
81,156 8,116 89,272
4.7 Chi phí lập HSMT mua sắm thiết bị 179,170 17,917 197,087
22
4.8 Chi phí giám sát thi công xây dựng 1,476,092 147,609 1,623,701
4.9 Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị 595,702 59,570 655,272
V Chi phí khác 3,347,340 334,734 3,682,074
5.1 Chi phí kiểm toán 435,913 43,591 479,504
5.2
Chi phí thẩm tra phê duyệt
quyết toán
305,952 30,595 336,547
5.3
Chi phí lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường
100,000 10,000 110,000

5.4 Chi phi bảo hiểm xây dựng 2,352,338 235,234 2,587,572
5.5
Chi phí thẩm định kết quả
đấu thầu
153,137 15,314 168,451
VI
CHI PHÍ DỰ PHÒNG
Gdp = ΣGCp*10%
28,617,102 2,861,710 31,478,812

TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN ĐẦU TƯ
314,788,121 31,478,813 346,266,934
4.3 Tiến độ thực hiện dự án
Dự án đầu tư xây dựng qua 4 giai đoạn kéo theo quá trình hoạt động kinh doanh
của bệnh viện như sau:
 Giai đoạn 1: thời gian xây dựng là 3 quý cuối năm 2012. Dự kiến đầu năm
2013 dự án bắt đầu đi vào hoạt động với quy mô ban đầu là 50 giường bệnh, đồng
thời trong thời gian nay, dự án tiếp tục đầu tư thêm để hoàn thành mục tiêu với
200 giường bệnh chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân.
 Giai đoạn 2: tiếp tục đầu tư xây dựng trong năm 2013, đến năm 2014 quy
mô bệnh viện đã có 100 giường bệnh.
 Giai đoạn 3 và giai đoạn 4: mỗi năm 2014 và 2015 bệnh viện sẽ tăng thêm
50 giường bệnh, như vậy đến năm 2016, dự án chính thức hoàn thành với quy mô
200 giường.
 Theo đó, tiến độ sử dụng vốn của dự án qua các năm được thực hiện như
sau:
23
ĐVT: 1,000 đ
ST

T
Thời gian
Hạng mục
1 Chi phí xây dựng
(VNĐ)
25,875,720 34,500,960 34,500,960 34,500,960 129,378,600
2 Chi phí thiết bị 33,690,081 44,920,108 44,920,108 44,920,103 168,450,400
3 Chi phí tư vấn đầu tư 8,907,896 0 0 0 8,907,896
4 Chi phí quản lý dự án 4,369,152 0 0 0 4,369,152
6 Chi phí khác 920,519 920,519 920,519 920,517 3,682,074
7 Dự phòng phí 7,869,703 7,869,703 7,869,703 7,869,703 31,478,812
81,633,071 88,211,290 88,211,290 88,211,283 346,266,934
24
PHẦN 5 : PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
5.1 Nguồn vốn đầu tư của dự án
Với tổng mức đầu tư 346,266,934,000 đồng ( Ba trăm bốn mươi sáu tỷ
hai trăm sáu mươi sáu triệu chín trăm ba mươi bốn ngàn đồng), đây là số tiền mà
chủ đầu tư bỏ ra 100% tổng đầu tư, không vay mượn từ các tổ chức tín dụng hay
các nguồn hỗ trợ vốn đầu tư.
ĐVT: 1,000 đ
Thời gian
Hạng mục
Vốn chủ sở hữu
81,633,071 88,211,290 88,211,290 88,211,283
346,266,934
5.2 Tính toán chi phí của dự án
5.2.1 Chi phí nhân công
Chi phí này bao gồm lương của từng cán bộ công nhân viên và các khoản
phụ cấp khác như phụ cấp chức vụ, năng lực, ngoài ra còn có chi phí BHXH,
BHYT, trợ cấp khác bằng 20% chi phí lương cho CBCNV.…mỗi năm chi phí này

ước tính trung bình khoảng 31,043,270,000 đồng. Kế hoạch chi lương thể hiện cụ
thể ở bảng sau bảng sau:
ĐVT: 1,000
đ
TT Chức vụ
Số
lượng
Tổng
lương
tháng
Chi phí
BHXH,
BHYT
(tháng)
Tổng
lương năm
Chi phí
BHXH,
BHYT
(năm)
1 Giám đốc bệnh viện 1 19,050 3,000 247,650 36,000
2 Phó giám đốc 1 15,800 2,400 205,400 28,800
3 Kế toán trưởng 1 10,960 1,600 142,480 19,200
4 Điều dưỡng trưởng 3 32,880 4,800 427,440 57,600
5 Trưởng khoa 10 109,600 16,000 1,424,800 192,000
6 Giáo sư, bác sĩ 30 287,700 42,000 3,740,100 504,000
7 Dược sĩ đại học 10 82,200 12,000 1,068,600 144,000
8
Kỹ sư, cử nhân kinh tế,
Cử nhân xét nghiệm

20 137,000 20,000 1,781,000 240,000
9
Điều dưỡng, kỹ thuật
viên, nữ hộ sinh, dược
sĩ trung, sơ cấp
200 1,096,000 160,000 14,248,000 1,920,000
25

×