LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM 2
A. TỔNG QUAN LỄ HỘI VIỆT NAM 2
I. Nguồn gốc hình thành 2
II. Cách tổ chức 3
III. Một số dặc điểm chung của lễ hội 4
IV. Mục đích của lễ hội 6
B. CƠ CẤU LỄ HỘI VIỆT NAM 7
I. Lễ 7
II. Hội 8
C. ĐẶC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ LỄ HỘI CÁC VÙNG MIỀN 8
D. GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA CỦA LỄ HỘI CỔ TRUYỀN 17
E. HẠN CHẾ CỦA LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG 18
F. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY LỄ HỘI
TRUYỀN THỐNG 19
I. TỔNG QUAN LỄ HỘI VIỆT NAM
Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử. Cũng như nhiều
quốc gia trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hoá mang bản sắc riêng.
Trong kho tàng văn hoá Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là vùng văn hoá đặc
1
trưng. Lễ hội là sinh hoạt văn hoá dân gian hầu như có mặt trên mọi miền
đất nước. Theo thống kê của Cục văn hoá thông tin cơ sở thì ở nước ta hiện
nay có 8902 lễ hội các loại, trong đó có 7005 lễ hội cổ truyền.
1. Nguồn gốc hình thành:
1.1 Môi trường tự nhiên và hoạt động sản xuất:
Đất nướcViệt Nam ra đời là kết quả của quá trình vận động, biến đổi tự
nhiên, địa lí, địa chất diễn ra cách đây hàng triệu năm. Cùng với địa hình
thấp, nhiều đồng bằng, hệ thống sông ngòi chằng chịt với lượng phù sa
lớn được bồi đắp hằng năm , khí hậu nhiệt đới gió mùa là những điều
kiện phù hợp với gieo trồng lúa nước.
Chính vì vậy, trước hết, lễ hội truyền thống của người Việt là Hội mùa, lễ
hội nông nghiệp của những người nông dân. Bên cạnh những hoạt động
kỹ thuật do lao động cơ bắp của người nông dân như cày đất, gieo cấy,
làm cỏ, tát nước, chăm bón, thu hoạch trong nông nghiệp, những mốc
đánh dấu các thời đoạn sản xuất chính là những lễ thức, nghi lễ, hội hè
diễn ra khi xuống đồng gieo cấy, khi lúa ngậm đòng trỗ bông, lúc mùa
màng thu hoạch…. Đó là những hoạt động tâm linh của con người với
mong muốn thỉnh cầu và tạ ơn các lực lượng siêu nhiên trợ giúp mùa
màng tươi tốt, mưa thuận gió hoà và đã trở thành các hoạt động không
thể thiếu tạo nên chỉnh thể của đời sống nông nghiệp.
1.2 Môi trường xã hội:
Hoạt động sản xuất nông nghiệp từ lâu đã quy định hình thức quần cư
của dân tộc thành các làng. Làng từ là điểm quần cư dần đã trỏ thành
không gian cư trú, không gian xã hội và không gian văn hoá. Nơi đây đã
trở thành nơi nhập thân và trao truyền các hoạt động văn hoá. Chính vì
vậy, lễ hội của người Việt là hội làng ngày hội cố kết cộng đồng, biểu
dương những giá trị của đời sống tâm linh, đời sống xã hội và văn hoá
của cộng đồng.
1.3 Môi trường lịch sử - văn hoá:
Là một đất nước với bề dày hàng ngàn năm lịch sử, cùng với tiến trình
lịch sử ấy dân tộc ta đã ít nhiều chịu ảnh hưởng và tiếp thu những văn
hoá đánh dấu bước phát triển của mỗi thời đại, trong đó có những ảnh
hưởng tôn giáo.
2
Nếu không kể tới những ảnh hưởng khá sớm, nhưng có phần mờ nhạt của
Bà la môn giáo, Phật giáo từ Ấn Độ thì Phật giáo đại thừa qua con đường
Trung Quốc thâm nhập vào nước ta hoà quyện với các tín ngưỡng dân
gian tạo nên một thứ tôn giáo – tín ngưỡng độc đáo, đó là Phật giáo dân
gian.
Đạo giáo nảy sinh vào cuối thế kỉ II trong phong trào khởi nghĩa ở Trung
Quốc. Khi vào nước ta, Đạo giáo hoà nhập với các tín ngưỡng dân gian
như đạo Sa man, tín ngưỡng nông nghiệp, thờ tổ tiên…cũng góp phần tạo
nên sắc thái đa dạng của lễ hội dân gian ở nước ta.
Nho giáo du nhập mạnh mẽ vào nước ta từ thời nhà Hán thông qua hệ
thống giáo dục và thi cử, để lại những dấu ấn rõ rệt trong việc thờ cúng
THành hoàng, các sinh hoạt cộng đồng, nhất là hội he, cúng lễ.
2 Cách tổ chức:
2.1 Thời gian tổ chức lễ hội:
Là cư dân một vùng nông nghiệp lúa nước nên từ lâu đã hình thành ở
nhân dân một quan niệm thời gian theo chu kỳ khép kín của nông lịch:
Tháng chạp là tiết trồng khoai
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà
Tháng ba cày vỡ ruộng ra
Tháng tư gieo mạ thuận hoà mọi nơi…
Khoảng tháng tư, nhân dân gieo mạ. Tháng 6, khi những trận mưa đầu
mùa trút xuống, nhân dân nhổ mạ đem ra ruộng cấy và chăm bón, thu
hoạch vào tháng 10, 11. Chính vì vậy mùa xuân, thu là khoảng thời gian
nhàn rỗi. Mùa xuân tiết trời ấm áp, mùa thu tiết trời mát mẻ, thuận lợi
cho việc tổ chức lễ hội.
Đặc biệt với mảnh đất hàng ngàn năm lịch sử này, mùa xuân cũng là mùa
chiến đấu, chiến thắng – các đại thắng mùa xuân: mùa xuân năm 40, Hai
Bà Trưng phất cờ đánh quân Tô Định nhà Hán, mùa xuân năm 248, Triệu
Thị Trinh đấy binh ở núi Na (Thanh Hoá) “đánh đuổi giặc Ngô, giành lại
giang sơn”, mùa xuân năm 542 Lý Bí khởi nghĩa lập nước Vạn Xuân…
Thế mới biết lễ hội VN từ bao đời nay đã tắm mình trong dòng sông lịch
sử cuồn cuộn chảy qua các mốc chiến tranh lẫy lừng. Nó bị lịch sử hoá để
từ những nghi lễ nông nghiệp khuôn theo nhịp điệu thời gian nông
nghiệp, cất mình vươn tới những ngày hội lịch sử, toả rộng cả quốc gia.
3
2.2 Không gian tổ chức lễ hội
Đình làng là nơi thờ cúng Thành Hoàng và nơi sinh hoạt cộng đồng, đền
là nơi thờ cúng các vị thánh, thần có công với làng, nước. Lễ hội diễn ra
ở các ngôi đình, ngôi đền là nhằm tưởng nhớ, suy tôn các vị thần linh ấy.
2.3 Người tổ chức và người đi lễ:
Văn hoá nói chung, trong đó có sáng tạo lễ hội là sáng tạo của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân. Trong các lễ hội đó, nhân dân tự đứng ra tổ
chức, chi phí, sáng tạo và tái hiện các sinh hoạt cộng đồng , hưởng thụ
các giá trị văn hoá và tâm linh. Đặc điểm này làm cho lễ hội bao giờ cũng
thấm đượm tinh thần dân chủ và nhân bản sâu sắc.
Lễ hội thu hút hàng ngàn người tham gia ở khắp nơi từ mọi miền đất
nước và khách nước ngoài. Giữa tiết trời ấm áp của mùa lễ hội, lòng
người phơi phới rủ nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, cúng bái, tham
quan, du lịch… Chính vì vậy sự phong phú của lễ hội Việt Nam vừa là
nét đẹp văn hóa của dân tộc vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp
dẫn du khách trong và ngoài nước.
3 Một số dặc điểm chung của lễ hội:
3.1 Tính “thiêng”:
Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng
cần được suy tôn là nhân thần hay nhiên thần. Đó là những lễ hội gắn với
những anh hùng lịch sử dân tộc, những người có công với làng với nước
(có người chữa bệnh, có người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên
tai, diệt trừ ác thú). Song, những người đó bao giờ cũng được “thiêng
hoá” và trở thành “thần thánh” trong tâm trí người dân.
Những nghi lễ và hội trò trong lễ hội cũng có mối quan hệ mật thiết với
những tín ngưỡng dân gian. Chẳng hạn, tín ngưỡng phồn thực rất phổ
biến trong lễ nghi và phong tục các dân tộc nông nghiệp, xuất phát từ
quan niệm giao hoà âm – dương, đực – cái ảnh hưởng quyết định tới sinh
trưởng của cây lua, mùa màng. Do vậy, trong các ngày hội mùa Xuân,
hội vào Mùa thường trình diễn các lễ nghi, trò diễn mang tính phồn thực.
Đó là trò cướp kén (kén làm theo hình dương vật và âm hộ cắm vào
nhau) hay trò hí tùng dí vừa rước bó lúa, nằm xôi vừa làm động tác múa
dí dương vật – âm vật vào nhau theo nhịp trống “tùng”.
4
Nghi lễ và lễ hội truyền thống bao giờ cũng chứa đựng tính biểu trưng,
biểu tượng cao. Nói cách khác, ngôn ngữ của nghi lễ, lễ hội là ngôn ngữ
biểu trưng, biểu tượng. Thí dụ, để nói sức mạnh của Ông Gióng trước
quân xâm lược, các cụ ngày xưa tạo ra diễn xướng ba trận đánh bằng
cách ông Hiệu cờ của Ông Gióng (chứ không phải là Ông Gióng, và làm
sao để thần linh xuất hiện dưới dạng phàm trần) vừa phất cờ vừa ba lần
nhảy lên đá tung ba chiếc bát (tượng trưng cho núi đồi), úp trên ba cái
chiếu (tượng trưng cho ba cánh đồng). Hay để nói tục tôn thờ mặt trời,
các cụ bày ra tục đánh phết, vật cù, mà quả phết, quả cù được sơn đỏ,
biểu trưng cho mặt trời, sự vận động của quả cù từ lỗ phía đông sang lỗ
phía tây ở hai đầu sân là tượng trưng cho đường vận hành của vầng thái
dương
3.2 Tính cộng đồng:
Lễ hội nào cũng là của và thuộc về một cộng đồng người nhất định, đó có
thể là cộng đồng làng xã (hội làng), cộng đồng nghề nghiệp (hội nghề),
cộng đồng tôn giáo (hội chùa, hội đền, hội nhà thờ), cộng đồng dân tộc
(hội đền Hùng) đến cộng đồng nhỏ hẹp hơn, như gia tộc, dòng họ…
Mỗi cộng đồng là nơi hình thành và tồn tại những sinh hoạt văn hoá dân
gian trong đó có lễ hội.
3.3 Tính địa phương:
Lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một con người và vùng đất
nhất định. Bởi thế lễ hội ở vùng nào mang đậm sắc thái vùng đó. Cùng
mang những đặc điểm chung của một nền văn hoá dân tộc nhưng ở mỗi
vùng văn hoá khác nhau với những điều kiện tự nhiên và xã hôi không
đồng nhất đã tạo nên những lễ hội đặc trưng riêng của ba miền Bắc –
Trung – Nam không thể nhầm lẫn (sẽ được làm rõ ở phần sau).
3.4 Tính cung đình:
Đa phần các nhân vật được suy tôn trong các lễ hội của người Việt là
những người đã giữ chức vụ trong triều đình ngày xưa. Bởi thế những
nghi thức diễn ra trong lễ hội, từ tế lễ, dâng hương đến rước kiệu… đều
mô phỏng sinh hoạt cung đình. Sự mô phỏng đó thể hiện ở cách bài trí,
trang phục động tác đi lại… Điều này làm cho lễ hội trở nên trang trọng,
lộng lẫy hơn. Mặt khác, lễ nghi cung đình cũng làm cho người tham gia
cảm thấy được nâng lên một vị trí khác ngày thường, đáp ứng tâm lý,
những khát khao, nguyện vọng của người dân.
5
3.5 Tính đương đại:
Tuy mang nặng sác thái cổ truyền, lễ hội, trong quá trình vận động của
lịch sử, cũng dần tiếp thu những yếu tố đương đại. Những trò chơi mới,
những cách bài trí mới, những phương tiện kĩ thuật mới… đã tham gia
vào lễ hội, giúp cho việc tổ chức lễ hội thuận tiện hơn, đáp ứng nhu cầu
mới.
Tuy vậy, những sự tiếp thu này đều phải dần dần qua sự sàng lọc, không
thể là một sự lắp ghép tuỳ tiện, vô lý.
3.6 Tính diễn xướng:
Diễn xướng được hiểu với hàm nghĩa khá rộng, bao gồm những hành
động, lời nói nhằm biểu đạt một thông tin nào đó giữa một người hay một
nhóm người với một nhóm người khác.
Như vậy có thể coi toàn bộ các sinh hoạt văn hoá dân gian tồn tại dưới
dạng các diễn xướng. Do đó, trong lễ hội cổ truyền, tính diễn xướng thể
hiện một cách khá rõ nét và tiêu biểu. Thông qua trình diễn bằng hành
động và lời nói của tập thể những con người trong cộng đồng, người ta
muốn tái hiện lịch sử, tái hiện xã hội, tái hiện cội nguồn tự nhiên của tự
nhiên và con người.
4. Mục đích của lễ hội:
Lễ hội bản chất là tôn vinh những nhân vật có công đối với đất nước,
đồng thời đề đạt những nguyện vọng, tâm linh hướng đến “quốc thái dân
an, nhân khang vật thịnh”. Đó là dịp con người trở về nguồn cội tự nhiên,
nguồn cội dân tộc. Chính vì vậy con người đến với lễ hội là tìm về cộng
đồng, đám đông, củng cố thêm niềm tin vào cuộc sống, ôn lại những điều
tâm niệm chung của dân làng. Lễ hội giúp con người hồi tưởng lại công
lao các vị thần đồng thời thể hiện khát vọng và ước mơ của dân làng về
cuộc sống thái bình, thịnh vượng.
II. CƠ CẤU LỄ HỘI VIỆT NAM
1. Lễ:
6
Lễ là phần tín ngưỡng, là phần thế giới tâm linh sâu lắng nhất của con
người. Lễ bao gồm hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng
tôn kính của dân làng đối với các vị thần linh và lực lượng siêu nhiên mà
dân làng đang thờ phụng đồng thời phản ánh ước vọng của dân làng.
Một số hoạt động chính của phần lễ :
- Lễ tế thường vào ngày chính hội với nghi thức rất trang trọng, kéo dài,
phân thành các tuần tế khác nhau như tuần dâng hương , tuần dâng hoa,
tuần dâng rượu, tuần dâng trà… Nay rút gọn nhất cũng qua 3 tuần tế:
hương, hoa, rượu. Tế là nghi thức tưởng niệm, tôn vinh thần linh với
ngôn ngữ, ăn mặc và điệu bộ mô phỏng phong cách cung đình Huế. Tế
biểu đạt sự tôn vinh của cộng đồng với thần linh và ước vọng được thần
linh che chở, độ trì.
- Rước cũng là một nghi lễ thiêng ở các lễ hội, nhất là vào dịp chính hội,
thể hiện sự nghênh tiếp thần linh, phô diễn sức mạnh cộng đồng. THường
thì rước là màng trình diễn rất ngoạn mục vừa mang tính trang nghiêm lại
vừa rất sôi động, thu hút sự tham gia của toàn thể cộng đồng với các nghi
trượng tiêu biểu như cờ, kiệu, lễ vật dâng cúng, chiêng,trống và dàn
nhạc bát âm. Tuỳ theo các di tích thờ cúng là đền, đình hay chùa , đặc
tính của các vị thần linh mà đám rước mang các sắc thái khác nhau.
Một số lễ
Lễ rước nước: là rước nước từ những nơi có nguồn nước trong sạch, thiêng
liêng như đầu nguồn núi cao hoặc giữa sông.
Lễ mở cửa đình: Đình làng hàng ngày vẫn đóng cửa giữa, chỉ mở cửa hai
bên để cho dân làng và du khách. Vào dịp giỗ làng, đình được quét dọn sạch
sẽ, lau chùi cẩn thận để rồi mở cửa giữa trong ngày lễ hội. Lễ này bắt đầu
ngày hội làng.
Lễ mộc đục: Đó là lễ tắm rửa tượng các thần linh. Những pho tượng này
được để thờ trong hậu cung. Nhân tới ngày thần kỵ, dân làng cử người chay
tịnh mở khám để làm lễ mộc đục.
Tế lễ: là nghi thức tế thần linh,các anh hùng,nó như một lời mời thần linh về
dự buổi lễ.
Lễ đại tế:phần quan trọng nhất của buổi lễ,diễn ra các nghi thức như thắp
hương,quỳ lạy,tế lễ vật của người dân hoặc người trong tộc thờ.
7
Lễ túc trực:những lễ hội lớn không chỉ diễn ra trong 1 ngày mà trong nhiều
ngày,chính vì vậy có lễ túc trực,những người cai quản đền,chùa tại nơi diễn
ra buổi lễ sẽ trực đêm giữa những ngày lễ,coi quản đền,chùa.
Lễ hèm : Diễn lại thần tích trong ngày này cũng là một hoạt động đặc sắc và
đa dạng nhằm cùng nhau tưởng niệm tới thần linh để tỏ lòng kính
trọng.Thường diễn lại 1 đặc điểm đăc trưng hay cá tính của vị thần,anh hùng
được thờ cúng.
2. Hội:
Phần lớn các lễ hội Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ
người có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò
vui chơi ở lễ hội thường manh nhiều tính mạnh mẽ của những trò chơi
thượng võ như:thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa), đấu vật, đấu võ, chạy thi
(hội hoa Vị Khê, Nam Định)
Những trò chơi thi tài nhằm thể hiện ước vọng rèn luyện sự nhanh nhẹn,
khéo léo, tháo vát (thổi cơm, vừa gánh vừa thổi cơm, thi luộc gà, dọn cỗ, thi
bắt lợn, dệt vải, đua cà kheo…)
Hội làng cổ truyền của người Việt là lễ hội nông nghiệp. Vì vậy những trò
chơi trong lễ hội cũng là những trò chơi nghề nghiệp phản ánh những ước
vọng cầu mong mưa thuận gió hoà. Chẳng hạn để thể hiện ứơc vọng cầu
mưa dân làng đã sáng tạo ra những trò chơi được tạo ra từ tiếng nổ mô
phỏng tiếng sấm như đốt pháo, ném pháo, đánh pháo đất… hay ước vọng
cầu cạn, mong gió lên nắng lên để nước lụt rút mau xuống được thể hiện
trong những cuộc thi thả diều vào các hội mùa hè.
Lễ hội bao giờ cũng gắn liền với những phong tục tín ngưỡng của dân tộc và
đó là cơ sở phát sinh và tồn tại những trò chơi tín ngưỡng. Chẳng hạn gắn
với tín ngưỡng phồn thực, cầu mong sự sinh sôi nảy nở, lễ hội đã có những
trò diễn xoay quanh quan niệm giao hoà âm dương, đực cái như trò cướp cầu
thả lỗ, bắt chạch trong chum…
Ngoài ra trong lễ hội còn có những trò chơi giải trí góp vui nhằm tăng thêm
không khí nhộn nhịp cho lễ hội.
Tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang tính tương đối. Bởi lẽ về bản chất mọi
hiện tượng văn hoá dân gian trong đó có lễ hội đều ít nhiều mang tính tổng
thể. Tính tổng thể của lễ hội không phải là tổng thể “chia đôi” mà nó hình
thành trên cơ sở một cốt lõi nghi lễ, tín ngưỡng nào đó (thường là tôn thờ
một vị thần linh lịch sử hay một thần linh nghề nghiệp, thần linh huyền
8
thoại…) rồi từ đó nảy sinh và tích hợp các hiện tượng sinh hoạt văn hoá để
tạo nên một tổng thể lễ hội. Cho nên, trong lễ hội, phần lễ là phần gốc rễ,
chủ đạo, phần hội là phần phái sinh, tích hợp. Hội chịu sự quy định của lễ,
không có lễ thi không có hội.
III. ĐẶC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ LỄ HỘI CÁC VÙNG MIỀN
Sự thống nhất do cùng cội nguồn dân tộc đã tạo ra bản sắc chung của văn
hoá Việt Nam còn tính đa dạng của các tộc người cùng với những phong tuc
tập quán khác nhau đã làm nên những đặc trưng mang bản sắc riêng của
từng vùng văn hoá. Chính vì vậy một trong những đặc điểm nổi bật của lễ
hội Việt Nam đó là tính phân bố theo không gian.
1.1 Vùng Tây Bắc :
Là khu vực bao gồm hệ thống núi non trùng điệp bên hữu ngạn sông
Hồng kéo dài tới bắc Thanh Nghệ. Ở đây có trên 20 tộc người sinh sống,
trong đó văn hoá Thái, Mường mang tính đại diện hơn cả.
Các dân tộc sống nhờ vào trồng trọt, làm nương rẫy theo phương
pháp thô sơ trên một địa hình hiểm trở và thời tiết khắc nghiệt.
Lễ hội cầu mưa: là lễ hôi giá trị về phong tục tập quán, tín ngưỡng cho
mọi người trong bản.Mọi người đi hát cầu mưa ở khắp các nhà trong bản,
rồi rước đuốc vòng quanh bản
Lễ hội cầu mùa của người Thái bày tỏ long thành kính của mình đối với
những thế lực siêu nhiên thần linh, ma quỷ theo quan niệm của đồng bào
Thái.
Rừng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống các dân tộc, đặc biệt
là rừng ban-một biểu tượng văn hóa của vùng Tây Bắc.
Lễ hội hoa ban: Lễ hội có một ý nghĩa quan trọng đối với người Thái.
Đó là lúc họ thỉnh bái thần rừng, thần hang và hồn vía đôi trai gái qua sự
tích, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Các dân tộc trong vùng đều có tín ngưỡng "mọi vật có linh hồn".Con
người được đặt vào mối liên hệ với thiên nhiên và tổ tiên đã khuất.
9
Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn ở Hà Giang: Mang ý nghĩa mừng
cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho
an khang thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật.
Lễ hội Gầu tào của đồng bào dân tộc Mông: Nhằm cầu phúc hoặc cầu
mệnh. Mong có con hay mong sức khỏe.
1.2 Vùng Việt Bắc:
Là khu vực bao gồm hệ thống núi non hiểm trở bên tả ngạn sông Hồng.
Cư dân vùng này chủ yếu là người Tày, Nùng.
Lễ hội của cư dân Tày- Nùng rất phong phú
Lễ hội Lồng tồng cũng thường gọi là Hội xuống đồng, là một lễ hội
của người đồng bào dân tộc Tày, cũng là nét quy tụ những sắc thái văn
hóa đặc trưng nhất của các dân tộc như: Nùng, Dao, Sán Chỉ Được
xem là hoạt động tín ngưỡng cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt
tươi, mùa màng bội thu, đời sống ấm no.
Sinh hoạt hội chợ ở không chỉ là nơi để trao đổi hàng hóa mà còn là
nơi để nam nữ thanh niên trao duyên, tỏ tình.
Chợ tình Khâu Vai - Hà Giang và chợ tình Mộc Châu- Sơn La: Là
nơi người dân được tự do yêu đương, hẹn hò, tình tự mà không bị ghen
tuông, ràng buộc, thậm chí còn nhận được sự ủng hộ của thần linh, đất
trời.
1.3 Vùng châu thổ Bắc Bộ
Có một hình tam giác bao gồm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng,
sông Thái Bình và sông Mã với cư dân Việt (Kinh) sống quần tụ thành
làng xã. Mật độ hội hè ở Bắc Bộ khá dày đặc theo vòng quay thiên nhiên
và mùa vụ. chẳng hạn như lễ thức thờ Mẹ lúa, cầu mưa, thờ thần Mặt
Trời, các trò diễn mang tính phồn thực
- Là cái nôi của những câu chuyện cổ, những huyền thoại và sự tích văn
hoá.
Lễ hội đền Gióng: Để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh
hùng truyền thuyết Thánh Gióng
- Là trung tâm văn hóa nơi có rất nhiều những tài nhân, nghệ sĩ cũng như
các tác phẩm thơ ca tinh tế do đó các hoạt động văn hóa như hát xoan,
hát quan họ phát triển mạnh mẽ, đặc sắc.
10
Hội Lim: Một hoạt động sinh hoạt văn hóa đặc sắc với dân ca quan họ
nổi tiếng, mang ý nghĩa tôn vinh nét đẹp của những làn điệu quan họ
tỉnh Bắc Ninh.
- Chú trọng đến việc thờ cúng tổ tiên, suy tôn và thần thánh hóa những nhân
vật có công.
Giỗ tổ Hùng Vương: Nhằm thể hiện lòng tưởng nhớ của triệu triệu con
đất Việt hướng về tổ tiên dựng nước.
Hội Xoan : Lễ hội nhằm tưởng nhớ Xuân Nương, một nữ tướng tài giỏi
của Hai Bà Trưng.
Lễ hội chạy lợn ở Hà Nội: Tái hiện cảnh đức thánh Cao Sơn Đại Vương
khao quân trước giờ lên đường đánh giặc.
Lễ rước Thánh Trần ở Ninh Bình: Suy tôn vua Trần Thái Tông.
Lễ hội chọi trâu Hải Lựu: Là sự tiếp nối của hoạt động chọi trâu để cổ
vũ tinh thần binh sĩ của thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia-nhân vật lịch
sử đã được dân làng Hải Lựu thờ làm thành hoàng.
- Ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa Trung Hoa đặc biệt là Nho giáo và Đạo giáo,
tôn giáo chủ yếu là Phật giáo.
Lễ hội chùa Hương: Các phật tử và du khách tham gia lễ hội chủ yếu
nhằm viếng thăm cảnh Hương Sơn và vào chùa Hương lễ Phật
Hội Yên Tử: Yên Tử là trung tâm Phật giáo của nước Ðại Việt thuở
trước, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Khách hành hương đến lễ
hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện
cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ.
1.4.Vùng Trung Bộ
Trung Bộ có thời kì khá dài là nơi định cư của các tiểu vương quốc
Chăm-pa. Chính vì vậy, đặc điểm căn bản văn hoá của vùng miền chủ
yếu mang dấu tích văn hoá Chăm-pa. Nhiều di sản văn hoá hữu thể vẫn
còn tồn tại từ thời đó đến nay như tháp Chăm ở Huế, tháp Đôi Liễu, Cốc
Thượng, Núi Rùa ở Quảng Nam, Đà Nẵng Được xem như những đại
diện tiêu biểu cho các giai đoạn phát triển nghệ thuật và kiến trúc đối với
lịch sử nền văn hoá Trung Bộ. So sánh với 2 vùng Bắc Bộ và Nam Bộ thì
Trung Bộ thể hiện rõ nét tính chất trung gian, có nhiều liên quan và ảnh
hưởng với cả 2 vùng. Các thành tố văn hoá nơi đây chịu nhiều sự tác
động bởi các yếu tố tự nhiên. Thể hiện qua các loại hình văn hóa, tập tục
11
xã hội nói chung và cuộc sống trong các làng, xã đồng bằng ven biển nói
riêng. Các làng nghề nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công, có hoạt động
đan xen, hỗ trợ nhau. Một phần do vùng Trung Bộ gồm có những tiểu
đồng bằng nhỏ hẹp, bám sát vào các chân núi chạy dọc bờ biển Đông.
Khí hậu quanh năm trong vùng không được thuận lợi, có lịch sử chịu sự
chi phối mạnh của điều kiện tự nhiên vốn luôn khắc nghiệt. Tuy văn hóa
Trung Bộ có những đặc điểm riêng biệt với các vùng văn hóa khác,
nhưng xuất phát từ hệ thống địa lý liền một dải và có mối quan hệ tương
hỗ giữa các vùng miền trong lịch sử phát triển, đã hình thành sự đặc
trưng và tương đồng với nền văn hoá chính thể.
Lễ hội của các tộc người ở miền Trung, Tây Nguyên
Văn hoá vùng miền chủ yếu mang dấu tích của văn hoá Chăm-pa,
vẫn tồn tại nhiều công trình, dấu tích của vương quốc Chăm-pa xưa,
còn nhiều người Chăm sinh sống ở đây.
Lễ hội Katê được những nghệ nhân của các làng Chăm trong tỉnh tái
hiện với màu sắc và âm thanh theo đúng nghi thức nguyên gốc vốn có
của nền văn hóa Chămpa. Đây là lễ hội mang ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên,
cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi và cầu mong cho sự
hòa hợp lứa đôi, sự sinh sôi nảy nở của con người và vạn vậ
Lễ hội điện Hòn Chén: Suy tôn Thiên Y A Na thánh mẫu- thần mẹ xứ
sở của người Chăm.
Bờ biển dài, hoạt động đánh bắt cá phát triển mạnh tuy nhiên có rất
nhiều nguy hiểm và khó khăn
Lễ hội Cầu Ngư: Cầu cho không chỉ được mùa cá mà còn được mùa
lúa, cầu cho mưa thuận gió hòa.
Lễ hội Cá Ông: Không chỉ tỏ long biết ơn cá Ông mà còn cầu cho biển
yên sóng lặng, cầu cho ấm no.
1.5 Vùng Tây Nguyên:
Nằm trên sườn đông của dải Trường Sơn, bắt đầu từ vùng núi Bình – Trị
- Thiên với trung tâm là bốn tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm
Đồng. Gồm các dân tộc chủ yếu là dân tộc Bana, Êđê, Mnông, Cơ tu,
Gia rai, ngoài ra còn có các dân tộc khác.
Cũng có tín ngưỡng “mọi vật đều có linh hồn” như các dân tộc miền
núi phía Bắc.
12
Lễ rước Kpan của người Êđê (một loại ghế dài, thường dùng làm chỗ
ngồi của dàn chiêng trống trong các dịp lễ hội, lễ cúng thần): Khi làm
xong một chiếc Kpan mới, người Êđê sẽ tổ chức lễ rước Kpan từ rừng về
nhà giống như nghi thức đón một thành viên mới gia nhập vào gia đình.
Lễ cúng hồn lúa của người Ê Đê: Người Ê Đê tin rằng nếu không làm
lễ cúng hồn lúa, sẽ khiến cho hồn lúa… buồn, không ở lại với gia đình
nữa mà bỏ đi mất.
Nhà rông đối với cộng đồng mỗi dân tộc nơi đây(hay là nhà Gươl
đối với dân tộc Cơ tu) đóng vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt
văn hóa của bản, làng. Mỗi khi xây dựng xong nhà rông mới đều
làm lễ cúng mừng
Lễ hội mừng nhà rông mới của dân tộc Gia Rai, Kon Tum
Lễ vào nhà Gươl của dân tộc Cơ tu ở Thượng Long, Thừa Thiên Huế
Hầu hết các dân tộc miền Trung, Tây Nguyên đều trồng cây lương
thực theo lối phát rừng làm rẫy, thu hái lâm thổ sản với các công cụ
thô sơ, nghèo nàn. Phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
Lễ ăn cơm mới của người Gia rai và Ê đê
Lễ cúng lúa mới của người Cơ tu
Lễ hội tạ ơn thần lúa của người Ba na Gia Lai
Các lễ hội trên tuy có khác nhau về cách thức tổ chức nhưng đều có ý
nghĩa tạ ơn Giàng trời, thần linh và cầu mong mưa thuận gió hòa, bản
làng ấm no.
Chủ yếu thờ Giàng trời và các đấng thần linh. Có niềm tin vào các
thế lực siêu nhiên, các linh hồn, vào kiếp luân hồi.
Lễ hội đâm trâu: Diễn ra trong cộng đồng các dân tộc Cơ tu, Ê đê,
Bana. Cúng tế giàng trời, cầu mưa thuận gió hòa, ấm no cho buôn làng.
Lễ bỏ mả: Diễn ra trong cộng đồng hầu hết các dân tộc như Cơ tu, Ê dê,
Bana, Gia rai. Lễ có vai trò quan trọng đối với mỗi dân tộc nhưng không
hoàn toàn giống nhau ở mỗi dân tộc.
Voi đóng vai trò lớn trong sinh hoạt thường ngày
Hội xuân Tây Nguyên
Hội đua voi ở Tây Nguyên (diễn ra trong khuôn khổ hội xuân Tây
Nguyên)
1.6 Vùng Nam Bộ:
13
Nằm trong lưu vực sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long. Với tư
cách là một bộ phận văn hoá không thể tách rời trong tổng thể nền văn
hoá VN, văn hoá Nam Bộ dần hình thành theo từng bước chân của những
người đi khám phá vùng đất mới. Vẫn là cái gốc văn hoá truyền thống
Đại Việt, nhưng thêm vào đó là sự tiếp nhận, giao thoa văn hoá giữa
người Việt và các dân tộc khác cùng việc tiếp thu các nền văn hoá mới du
nhập trong hoàn cảnh mới…đã tạo nên những bản sắc rất riêng cho văn
hoá Nam Bộ thể hiện không chỉ ở phương ngữ, lối sống, tâm lý xã hội…
mà còn thể hiện qua tín ngưỡng, tôn giáo và các hoạt động sinh hoạt lễ
hội dân gian…
Ngay từ khi dân cư miền ngoài đặt dấu chân đầu tiên đến vùng đát này
vào khoảng thế ký XVII, nơi đây bắt đầu diễn ra sự gặp gỡ, tiếp xúc văn
hoá giữa các dân tộc người Việt, Chăm, Khmer và Hoa. Chịu ảnh hưởng
từ rất nhiều từ văn hoá, các lễ hội dân gian ở Nam Bộ cũng rất phong phú
và đa dạng, thể hiện được bản sắc riêng của từng nền văn hoá tạo nên
hoạt động lễ hội nhiều màu sắc rất riêng ở Nam Bộ.
Chính vì vậy, các lễ hội nơi đây cũng rất đa dạng và mang nhiều màu sắc
đặc trưng cho nhiều nền văn hoá khác nhau. Bên cạnh những hoạt động
lễ hội truyền thống đặc trưng của nước ta còn có các lễ hội mang đậm
bản sắc văn hoá riêng của từng tộc người sinh sống nơi đây.
Lễ hội của các dân tộc chủ yếu ở Nam Bộ
a. Lễ hội của người Khmer
- Mang đậm màu sắc Phật giáo.
- Thường được tổ chức ở các ngôi chùa
Lễ tết cổ truyền Chool Chnăm Thmây: Ngoài ý nghĩa đón năm mới, nó
còn mang ý nghĩa mừng chấm dứt thời kỳ nắng hạn
Lễ sen Đôlta: Lễ có ý nghĩa là lòng hiều thảo, tri ân của con cháu đối với
cha mẹ và ông bà, tổ tiên.
Lễ hội Oc om bóc( lễ cúng trăng): Tưởng nhớ và tạ ơn mặt trăng- người
điều động mùa màng.
Lễ dâng bông, dâng y cà sa: Lễ hội mang ý nghĩa sâu sắc cho việc tín
ngưỡng và làm theo những gì phật dạy để từ đó hình thành nên nhân cách
con người.
b. Lễ hội của người Chăm
14
Hồi giáo là tôn giáo duy nhất của hầu hết người Chăm ở đồng bằng song
Cửu Long
Các nghi lễ và giáo lý hồi giáo ảnh hưởng đến hầu hết các mặt cuộc sống
người Chăm.
Thánh đường Hồi giáo là trung tâm sinh hoạt văn hóa- xã hội của người
Chăm.
Lễ hội cầu mưa Palau Sah: Nhằm tôn vinh thần cai quản nông nghiệp,
cầu cho mưa thuận gió hòa.
c.Lễ hội của người Hoa
- Phần lớn người Hoa ở Việt Nam sinh sống và làm ăn ở vùng ĐB sông Cửu
Long.
- Thờ cúng rất nhiều nhân thần và nhiên thần
- Có nhiều lễ hội là lễ vía các thần.
- Người Hoa xa xứ thường dựa vào đức tin, thờ cúng thần linh để giữ vững
niềm tin và cầu mong bình an ở vùng đất mới.
-Xây dựng nhiều chùa miếu, hội quán… thờ cúng các vị thần.
-Có nhiều lễ hội tưởng niệm, cầu an được tổ chức hàng năm.
Lễ hội chùa bà Thiên Hậu
Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân
Lễ vía Quan công
d. Lễ hội của người dân Nam Bộ
- Ý thức cộng đồng luôn hướng về, nhớ ơn những tổ tiên
- Có đồng bằng phù sa rộng lớn, nghề trồng lúa phát triển mạnh mẽ.
Lễ Kỳ Yên: cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, xóm làng
yên vui, dân giàu nước mạnh.Đồng thời còn là dịp ôn lại truyền thuyết
lịch sử ông cha ta khai hoang xây dựng và bảo vệ nước.
Tiếp giáp biển nhiều, có các cửa biển lớn.
15
Suy tôn, thần linh hóa những nhân vật có công
Không những là những nhân vật trong truyền thuyết dân gian
Lễ hội bà chúa Xứ
Lễ hội dinh cô
Mà còn là những nhân vật lịch sử
Lễ hội kỳ an đình Châu Phú: Tưởng nhớ công đức của Thành hoàng
Nguyễn Hữu Cảnh
Lễ hội lăng ông Thượng: Suy tôn, tưởng nhớ Ngài Tả Quân Lê Văn
Duyệt
Lễ hội nghinh ông của cư dân miền biển
IV. GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA CỦA LỄ HỘI CỔ TRUYỀN
1. Giá trị cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng:
Lễ hội nào cũng là của và thuộc về một cộng đồng người nhất định, chính lễ
hội là dịp biểu dương sức mạnh của cộng đồng và là chất kết dính tạo nên sự
cố kết cộng đồng.
Mỗi cộng đồng hình thành và tồn tại trên cơ sở của những nền tảng gắn kết.
Lễ hội là môi trường góp phần quan trọng tạo nên niềm cộng mệnh và cộng
cảm của sức mạnh cộng đồng.
2. Giá trị hướng về cội nguồn:
Tất cả mọi lễ hội cổ truyền đều hướng về nguồn. Đó là nguồn cội tự nhiên
mà con người vốn từ đó sinh ra và nay vẫn là một bộ phận hữu cơ; nguồn cội
cộng đồng như dân tộc, đất nước, xóm làng, tổ tiên, nguồn cội văn hoá
Hơn thế nữa, hướng về nguồn đã trở thành tâm thức của con người Việt
Nam - “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Chính vì thế,
lễ hội bao giờ cũng gắn với hành hương - du lịch.
3. Giá trị cân bằng đời sống tâm linh:
Với văn hoá dân tộc, lễ hội cổ truyền con người hiện đại dường như được
tắm mình trong dòng nước mát đầu nguồn của văn hoá dân tộc, tận hưởng
16
những giây phút thiêng liêng, ngưỡng vọng những biểu tượng siêu việt cao
cả - chân thiện mỹ, được sống những giờ phút giao cảm hồ hởi đầy tinh thần
cộng đồng, con người có thể phô bày tất cả những gì là tinh tuý đẹp đẽ nhất
của bản thân qua các cuộc thi tài, qua các hình thức trình diễn nghệ thuật,
cách thức ăn mặc lộng lẫy, đẹp đẽ khác hẳn ngày thường Nói cách khác, lễ
hội đã thuộc về phạm trù cái thiêng liêng của đời sống tâm linh, đối lập và
cân bằng với cái trần tục của đời sống hiện thực.
4. Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa:
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng - văn hoá cộng đồng của nhân
dân ở nông thôn cũng như ở đô thị. Trong các lễ hội đó, nhân dân tự đứng ra
tổ chức, chi phí, sáng tạo và tái hiện các sinh hoạt văn hoá cộng đồng và
hưởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh, do vậy, lễ hội bao giờ cũng thấm
đượm tinh thần dân chủ và nhân bản sâu sắc.
Chính nền văn hoá truyền thống, trong đó có lễ hội cổ truyền là môi trường
tiềm ẩn những nhân tố dân chủ trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn
hoá ấy.
5. Giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa:
Lễ hội không chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hoá dân tộc, mà còn là
môi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hoá dân tộc ấy.
Điều này càng cực kỳ quan trọng trong điều kiện xã hội công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và toàn cầu hoá hiện nay, khi mà sự nghiệp bảo tồn, làm giàu và
phát huy văn hoá truyền thống dân tộc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết,
thì làng xã và lễ hội Việt Nam lại gánh một phần trách nhiệm là nơi bảo tồn,
làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá
“Uống nước nhớ nguồn”. Lễ hội là sự kiện thể hiện truyền thống quý báu
của cộng đồng, tôn vinh những hình tượng thiêng, được định danh là những
vị “Thần” - những người có thật trong lịch sử dân tộc hay huyền thoại
Lễ hội là sự kiện tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần đối với
cộng đồng, dân tộc.
Lễ hội là dịp con người được trở về nguồn, nguồn cội tự nhiên hay nguồn
cội của dân tộc đều có ý nghĩa thiêng liêng trong tâm trí mỗi người.
Lễ hội thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương hay rộng hơn là
quốc gia dân tộc. Họ thờ chung vị thần, có chung mục tiêu đoàn kết để vượt
qua gian khó, giành cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hoá vật chất
và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục, chuyển giao
17
cho các thế hệ sau biết giữ gìn, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức
truyền thống quý báu của dân tộc theo cách riêng, kết hợp giữa yếu tố tâm
linh và các trò chơi đua tài, giải trí
V. HẠN CHẾ CỦA LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
1. Đơn điệu hoá lễ hội:
Văn hoá nói chung cũng như lễ hội nói riêng, bản chất của nó là đa dạng.
Cùng là lễ hội, nhưng mỗi vùng miền, thậm chí mỗi làng có nét riêng.
Như vậy, mỗi lễ hội đều có cốt cách, sắc thái riêng, cuốn hút khách thập
phương đến với lễ hội làng mình. Tuy nhiên, ngày nay, lễ hội đang đứng
trước nguy cơ nhất thể hoá, đơn điệu hoá, hội làng nào, vùng nào cũng na ná
như nhau, làm thui chột đi tính đa dạng của lễ hội, du khách thập phương
sau một vài lần dự hội thì cảm thấy nhàm chán và không còn hứng thú đi
chơi hội nữa.
2. Trần tục hoá lễ hội:
Lễ hội gắn với tín ngưỡng dân gian, do vậy nó thuộc về đời sống tâm linh nó
mang “tính thiêng”. Tất nhiên, tính thiêng là cái vĩnh hằng, nhưng trong mỗi
xã hội nó được biểu hiện ở những hình thức khác nhau.
Ngày nay, trong phục hồi và phát triển lễ hội, do chưa nắm được ý nghĩa
thiêng liêng, đặc biệt là cách diễn đạt theo cách “biểu trưng”, “biểu tượng”
của người xưa, nên lễ hội đang bị trần tục hoá, tức nó không còn giữ được
tính thiêng, tính thăng hoa và ngôn ngữ biểu tượng của lễ hội và như vậy lễ
hội không còn là lễ hội đích thực nữa.
3. Quan phương hoá lễ hội:
Trong việc phục hồi và phát huy lễ hội cổ truyền hiện nay, dưới danh nghĩa
là đổi mới lễ hội, gắn lễ hội với giáo dục truyền thống, gắn lễ hội với du
lịch…đây đó và ở những mức độ khác nhau đang diễn ra xu hướng quan
phương hoá, áp đặt một số mô hình định sẵn, làm cho tính chủ động, sáng
tạo của người dân bị suy giảm, thậm chí họ còn bị gạt ra ngoài sinh hoạt văn
hoá mà vốn xưa là của họ, do họ và vì họ. Chính xu hướng này khiến cho lễ
hội mang nặng tính hình thức, phô trương, “giả tạo”, mà hệ quả là vừa tác
động tiêu cực tới chủ thể văn hoá, vừa khiến cho du khách hiểu sai lệch về
nền văn hoá dân tộc.
4. Thương mại hoá lễ hội:
Cùng với xu hướng phục hồi và phát triển lễ hội hiện nay, thì không ít các
hoạt động mang tính “thương mại hoá”, lợi dụng lễ hội để thu lợi bất chính,
18
ép buộc, bắt chẹt người đi trẩy hội, đặc biệt là lợi dụng tín ngưỡng trong lễ
hội để “buôn thần bán thánh” theo kiểu “đặt lễ thuê”, “khấn vái thuê”, bói
toán, đặt các “hòm công đức” tràn lan, tạo dựng các “di tích mới” để thu tiền
như trong lễ hội Chùa Hương, Bà Chúa Kho Cũng không phải không có
một số “tổ chức” mệnh danh là quản lý lễ hội, hoạt động du lịch để bán vé
thu tiền bất chính khách trẩy hội. Những hoạt động thương mại này đi ngược
lại tính linh thiêng, văn hoá của lễ hội, đẩy lễ hội rớt xuống mức thấp nhất
của đời sống trần tục.
VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY LỄ HỘI
TRUYỀN THỐNG
1. Về quan điểm:
Cần nhận thức sự biến đổi của lễ hội cổ truyền cũng như xuất hiện nhiều loại
hình tổ chức sự kiện mới
Không nên có quan điểm cứng nhắc, lấy các nguyên lý tổ chức lễ hội truyền
thống làm khuôn mẫu cho việc tổ chức các lễ hội, tổ chức các sự kiện như
hiện tại.
Ở lĩnh vực này cần bám sát thực tiễn, tổng kết thực tiễn trên cơ sở lý luận về
quản lý văn hóa. Trong đó cần đặc biệt nhấn mạnh vai trò chủ thể của cộng
đồng người dân tổ chức lễ hội. Người dân phải được tham gia các quá trình
tổ chức lễ hội, phải được trao quyền tổ chức lễ hội hiệu quả. Đồng thời cũng
không coi nhẹ việc quản lý của nhà nước đối với lễ hội.
2. Đẩy mạnh nghiên cứu xu hướng biến đổi của lễ hội và tổ chức sự kiện
Cần phân loại các loại hình lễ hội theo chức năng, hoặc theo quy mô lễ hội
(như lễ hội cấp thôn làng, lễ hội vùng, lễ hội liên vùng, liên tỉnh).
Việc tổ chức các sự kiện quảng bá là một yêu cầu khách quan cần thực hiện
Cần phải quy định rõ về các tiêu chí để tổ chức các sự kiện lớn (ví dụ tỉnh
nào có du lịch phát triển mạnh mới được tổ chức năm du lịch quốc gia, tỉnh
nào có điều kiện cơ sở hạ tầng phù hợp mới được tổ chức các cuộc liên
hoan, festival cho toàn vùng, như tổ chức liên hoan phim, tổ chức festival
khu vực).
Đối với loại hình lễ hội mới, tổ chức các sự kiện, festival mới đòi hỏi phải
xây dựng quy chế quản lý riêng, vừa chặt chẽ, khoa học, vừa phù hợp với
thực tiễn chứ không cứng nhắc chủ quan theo ý kiến của nhà quản lý.
19
3. Hiện nay cơ quan quản lý nhà nước đã có một số văn bản mang tính quy
phạm pháp luật quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang và lễ hội.
Cần phân biệt giữa lễ hội cổ truyền đang biến đổi và các loại lễ hội mới, các
sự kiện festival mới hình thành và du nhập để có các quy định quản lý phù
hợp.
4. Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp văn hóa nghệ thuật du
lịch các tỉnh cần có chương trình giảng dạy về việc tổ chức quản lý lễ hội,
nhằm đào tạo các cán bộ quản lý văn hóa có trình độ và khả năng quản lý lễ
hội, xử lý đúng các tình huống xảy ra trong công tác quản lý ở địa phương.
Cục Văn hóa cơ sở cần thành lập phòng quản lý lễ hội và tổ chức sự kiện.
Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều có tổ hoặc chuyên viên chuyên về
quản lý lễ hội và việc tổ chức các sự kiện.
Ban tổ chức lễ hội (và tổ chức các sự kiện) đóng một vai trò rất quan trọng,
không thể thiếu được trong tổ chức lễ hội, vì thế dù là lễ hội của thôn làng
cho đến lễ hội quốc gia đều cần phải có ban tổ chức.
Đề cao vai trò tự quản của người dân, tôn trọng cộng đồng, thu hút được
toàn dân tham gia vào việc tổ chức, quản lý lễ hội
5. Cục Văn hóa cơ sở, Hội Di sản, Hội Văn nghệ Dân gian, Viện Khoa học
xã hội…cần tổ chức nhiều hội thảo khoa học để bàn về quản lý lễ hội hiệu
quả. Trong điều kiện các lễ hội đều có xu hướng biến đổi hoặc thích nghi với
đời sống đương đại hoặc xuất hiện nhiều loại hình mới chưa có trong xã hội
truyền thống thì yêu cầu nghiên cứu khoa học, tổng kết lý luận về lễ hội là
một yêu cầu cấp bách.
Việc nhận thức, đánh giá đúng lễ hội truyền thống, việc bảo tồn và phát huy
lễ hội truyền thống là vô cùng cần thiết, để giá trị lễ hội luôn là một biểu
trưng hình thái xã hội mang đậm giá trị văn hóa dân tộc Việt.
Lễ hội là dịp con người được giải toả, dãi bày phiền muộn, lo âu với thần
linh, mong được thần giúp đỡ, chở che đặng vượt qua những thử thách đến
với ngày mai tươi sáng hơn.
tầm)
Hội làng cổ truyền người Việt là lễ hội nông nghiệp. Trò chơi là một bộ
phận của lễ hội, nên phải phục vụ cho nội dung của lễ hội. Vì vậy những trò
chơi này được coi là trò chơi phong tục hay nghi lễ. Chẳng hạn như, những
cuộc đua thuyền buổi đầu không phải là hoạt động (hoặc là trò chơi) hướng
20
Phần lớn các lễ hội ở Việt Nam thường gắn với sự kiện lịch sử, tưởng nhớ
người có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm nên các trò
vui chơi ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ
như: thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị
Khê, Nam Định), thi bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc)
v.v
Lễ hội thể hiện nguyện vọng, tâm linh hướng đến "quốc thái dân an, nhân
khang vật thịnh". Tìm về cộng đồng, đám đông, củng cố thêm niềm tim vào
cuộc sống, ôn lại những tâm niệm chung của dân làng .
21