Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.29 KB, 41 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Nông nghiệp- nông thôn- nông dân là những vấn đề lớn có ý nghĩa quyết định
trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Trong báo cáo chính trị của ban chấp
hành Trung Uơng Đảng khoá IX có nêu “ Đặc biệt coi trọng CNH-HĐH nông nghiệp
nông thôn, phát triển nông, lâm, thuỷ sản phát triển nông nghiệp toàn diện hướng và đảm
bảo an toàn lương thục quấc gia trong mọi tình huống ” Với những nội dung đó, NHNN
& PTNT Việt Nam có trách nhiệm nặng nề trong việc thực hiện chiến lược và mục tiêu
của Đảng đối với nông nghiệp và kinh tế nông thôn
Từ khi ra đời, mặc dù cơ cấu,hệ thống tổ chức có nhiều thay đổi, nhưng bao giờ và
ở bất kỳ đâu ngân hàng luôn là điểm tựa vững chắc hổ trợ hết sức đắc lực cho nông
thôn,nông dân qua các giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước, NHNN và PTNT, người
bạn đồng hành và chung thuỷ nhất của người nông dân.
Ở nước ta trong xu thế hiện nay các nông hộ luôn tăng cường đầu tư thâm canh,
mở rộng sản xuất đem lại hiệu kinh tế cao nhất. Muốn làm được điều này người nôngdân
cần về tư liệu sản xuất mà biểu hiện rỏ nhất đó là vốn. Vốn sẽ làm cho quá trình sản xuất
vận hành không ngừng, đặc biệt ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, các hộ nông dân sản
xuất hàng hoá gắn với thị trường, mô hình kinh tế trang trại ngày nay được quan tâm và
đầu tư cao. Vì thế vốn chiếm vị trí quan trọng trong việc đáp ưng nhu cầu sản xuất ngày
càng tăng. Thực tế cho thấy, vốn tự có ở nông dân không nhiều chiếm khoảng 35% trong
tổng số vốn đầu tư. Việc giải quyết vốn cho nông hộ là yêu cầu cần thiết không thể thiếu
được trong quá trình sản xuất
Xuất phát từ điều này công tác tín dụng tại ngân hàng cần phải phát huy tác dụng
để nâng cao hơn nữa sự phát triển của nền kinh tế.
Để NHNN & PTNT hoạt động và phát triển có hiệu quả mà quan trọng là hoạt
động cho vay vốn của ngân hang đạt hiệu quả cao không phải là vấn đề dễ dàng, có thể
làm được ngay mà cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu thật kỹ lưỡng để có thể tìm ra được
hướng đi đúng đắn phù hợp. Với mong muốn đem kiến thức đã được học để vận dụng vào
thực tế. Trong thời gian thục tập tại NHNN & PTNT huyện Thạch Hà, tôi đã mạnh dạn
1
chọn đề tài “Phân tích tình hình cho vay vốn đối với hộ nông dân tại chi nhánh ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tỉnh”


Mục đích và đối tượng nghiên cứu :
Hệ thống lại những kiến thức đã được học và vận dụng những kiến thức đó để
phân tích thực trạng huy động và cho vay vốn đếm hộ nông dân tại chi nhánh NHNo &
PTNT huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tỉnh. Từ đó đua ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả
trong công tác cho vay vốn đến hộ nông dân.
Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu :
*-Phương pháp thu thập số liệu và phân tích số liệu
-Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh
-Phương pháp duy vật biện chứng
-Phương pháp phân tích thống kê kinh tế
-Phương pháp so sánh
* Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện
Thạch Hà qua 3 năm 2005-2007. Phân tích tình hình huy động vốn, tình hình cho vay, thu
nợ, dư nợ qua 3 năm theo ngành kinh tế và theo đảm bảo tièn vay và nợ quá hạn theo thời
hạn tại ngân hàng
* Chuyên đề này được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu rèn
luyện tại nhà trường và thời gian thực tập tại NHNo & PTNT huyện Thạch Hà. Với
những hạn chế về thời gian kinh nghiệm cũng như kiến thức nên chuyên đề khó có thể
tránh được nhũng sai sót. Mong thầy cô đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
2
PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA
CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN THẠCH HÀ
I/ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
A.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1 Khái niệm chung về tín dụng

Trong lĩnh vực ngân hang, tín dụng được định nghĩa như sau: “Tín dụng ngân hàng
là quan hệ vay mượn về vốn, tiền tệ giữa ngân hang với các đơn vị kinh tế, các cơ quan
nhà nước, các tổ chức xã hội và các tổ chức dân cư theo nguyên tắc hoàn trả”
Trong quan hệ tín dụng này, ngân hang đóng vai trò là một tổ chức trung gian với
tư cách vừa là người đi vay vừa là người cho vay nên tín dụng ngân hang còn được gọi là
tín dụng hai đầu.
1.2 Vai trò của tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp
Trải qua 20 năm tồn tại và phát triển, đến nay cho dù đất nước đã trải qua những
khó khăn, NHNN & PTNT Việt Nam vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự
phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, cung ứng vốn tín dung cho sản xuất nông
nghiệp mà chủ yếu thông qua cho vay hộ nông dân.Thực tế đã cho thấy vai trò của tín
dụng đối với nông nghiệp nông thôn la rất quan trọng.
Có vai trò thúc đẩy quá trình huy động vốn trong nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu
vốn nhằm phát triển, mở rộng sản xuất hàng hoá . NHTM kích thích nông dân gửi tiết
kiệm lấy lời đồng thời giúp họ mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến kỹ thuật tăng năng suất
chất lượng.
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tăng tính hang hoá của sản phẩm
nông nghiệp trong đièu kiện phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN
3
Phát huy tối đa nội lực của các hộ kinh tế, khai thác hết các tiềm năng về lao động
và đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả.
Giữ vai trò trung gian giữa sản xuất nông nghiệp và các nghành sản xuất khác
Ngoài ra tín dụng còn có một số vai trò khác như đẩy lùi tệ nạn cho vay nặng lãi ở
nông thôn, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân, tạo điều
kiện nâng cao dân trí, hình thành những thói quen tốt trong hoạt động kinh tế cho phù hợp
với yêu cầu chuyên môn hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. SỰ CẦN THIẾT CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN CỦA NHNo &
PTNT HUYỆN THẠCH HÀ TỈNH HÀ TỈNH
Ở nước ta, kinh tế nông nghiệp nông thôn giữ vị trí quan trọng trong quá trình phát
triển. Tuy nhiên nền sản xuất nông nghiệp nước ta nói chung và tỉnh Hà tỉnh nói riêng

hiện nay đang đứng trước những khó khăn như năng suất ruộng đất, năng suất cây trồng,
con vật nuôi; năng suất lao động thấp; tỷ lệ đói nghèo và lao động dư thừu ngày càng
tăng; khoảng cách về thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng xa. Để giải quyết
vấn đề trên, Đảng và nhà nước đã đề ra nhiều chính sách tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
đến sản xuất nông-lâm- ngư nghiệp, trong đó vốn đối với nông nghiệp được coi là mũi
nhọn trực tiếp.
Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tỉnh luôn coi trọng khách
hang kinh tế hộ nông dân, bởi vì đối tượng cho vay chính của ngân hàng chính là hộ nông
dân. Trong những năm qua chi nhánh đã tích cực tiếp cận, duy trì quan hệ tín dụng với
thành phần kinh tế hộ dặc biệt là hộ nông dân, đưa doanh số vay năm sau cao hơn năm
trước. Chi nhánh đã tiến hành gia, giãn và điều chỉnh nợ, áp dụng lãi suất phù hợp với
tính chất khoản vay tạo điều kiện cho khách hang tăng gia sản xuất, góp phần quan trọng
trong quá trình phát triển của nông thôn.
3.CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA NHÀ NƯỚC PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN
Chính sách tín dụng của một ngân hàng thương mại nói chung là sự lựa chọn hướng phát
triển của Hội đồng quản trị và ban điều hành của ngân hàng đó để đảm bảo một chiến
4
lược kinh doanh đúng, vừu tăng hiệu quả vừu giảm thiểu mức độ rủi ro. mục tiêu là lợi
nhuận và an toàn, những lợi nhuận không thể lấn át được an toàn mà phải dung hoà được
lợi ích các tổ chức và lợi ích xã hội.
Trong nghị quyết của Đảng và nhà nước về nhiệm vụ hoạt động tiền tệ, chính phủ
đã ra nghị định 14/CP ngày 02/03/1993 ban hành quy định về chính sách cho hộ nông dân
vay vốn để phát triển nông-lâm-ngư và kinh tế nông thôn. Quyết định 67/1999 QĐ- TTG
ngày 30/03/1999 của chính phủ là cơ sở pháp lý cho ngân hang mở rộng tín dụng nông
nghiệp và phát triển nông thôn, thực hiện đường lối CNH-HĐH của Đảng và có hiệu lực
thi hành lâu dài, tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc để đạt được mục đích mở rộng tín
dụng dịch vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn là yêu cầu cao nhất quyết định của
chính phủ, tiếp tục đổi mới hoạt động ngân hang.
Ngày 25/02/2005 đứng trước dịch hoạ thiên tai, dịch cúm gia cầm, nhà nước ta dã

ban hành chính sách “Các hộ chăn nuôi thiệt hại nặng đã vay vốn, nay có nhu cầu vay tiếp
để khắc phục dịch bệnh hoặc chuyển hướng kinh doanh sẽ được ngân hang xem xét cho
vay với mức vốn đến 50 triệu đồng mà không cần đảm bảo tài sản các quy định khác về
cho vay thực hiện theo quy chế tín dụng hiện hành”. Hiện nay chính sách tín dụng cho
vay ngày càng nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đáp ứng
nhu cầu cần thiết cho sản xuất nông nghiệp.
4. HỘ NÔNG DÂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NÓ
Hộ nông dân là đối tượng chủ yếu của lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông
thôn, tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực
hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân
Gần đây khái niệm hộ nông dân được định nghĩa như sau: “Nông dân là các hộ thu
hoạch trên các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong
sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc
trưng bởi rằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với trình độ hoàn chỉnh
không cao”
5
Hộ nông dân có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Đặc
điểm của hộ nông dân Việt Nam là gắn bó có tính chất truyền thống cả về mặt vật chất
kinh tế và tinh thần, có quyền lợi cùng hưởng và khó khăn cùng chịu. Sản xuất hộ nông
dân qua bao năm chiến tranh không phát triển được, vẫn còn là hộ sản xuất nhỏ, tự cung
tự cấp là chủ yếu. Sản xuất hang hoá còn rất nhỏ bé, năng suất lao động thấp, sản xuất còn
lệ thuộc vào thiên nhiên. Việc chế biến sản phẩm và phát triển các ngành nghề phụ còn
nhiều yếu kém, chủ yếu để sản xuất tiêu dùng trong gia đình, nên họ chưa hoặc rất ít đầu
tư cho sản xuất chuyên môn hoá
5. NGUYÊN TẮC VÀ ĐIÈU KIỆN CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN
* Nguyên tắc cho vay:
- Phải sử dụng đúng mục đích thoả thuận hợp đồng khế ước
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín
dụng
- Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện quy định của chính phủ, thống đốc ngân

hàng nhà nước và hướng dẫn để đảm bảo tiền vay của ngân hang nông nghiệp đối với
khách hang.
* Điều kiện vay vốn:
So với các doanh nghiệp lớn đòi hỏi có nhiều điều kiện khắt khe thì cho vay đối với hộ
nông dân thông thoáng hơn Hộ nông dân được ngân hang nông nghiệp xem xét và quyết
định cho vay khi có đủ hai điều kiện sau:
- Cư trú tại địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố (trực thuộc tỉnh) nơi chi nhánh
ngân hang nông nghiệp cho vay vốn đóng trụ sở
- Đại diện cho hộ gia đình để giao dịch với ngân hang nông nghiệp là chủ hộ hoặc
đại diện của hộ; chủ hộ hoặc người đại diện phải có đủ năng lực hành vi dân sự cụ
thể
+ Đại diện cho hộ gia đình phải đủ từ 18 tuổi trở lên
+ Đại diện cho hộ gia đình không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không hạn
chế năng lực hành vi dân sự.
6
- Vốn tự có phải đảm bảo theo quy định định, lý tưởng là 50%
- Mục đích sử dụng vốn phải hợp pháp trong hợp đồng.
- Có khả năng trả nợ theo đúng hợp đồng cam kết.
6. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
+ Doanh số cho vay: Đây là chỉ tiêu phản ánh số lượng tiền mà ngân hang đã cho
nông dân vay.
DSCV trong kỳ = Dư nợ cuối kỳ + DSTN trong kỳ - Dư nợ đầu kỳ
+ Doanh số thu nợ: Thể hiện nguyên tắc thu hồi vốn của ngân hang, một ngân hang
hoạt động có hiệu quả hay không khi và chỉ khi thu hồi vốn tốt.
DSTN trong kỳ = DSCV trong kỳ + Dư nợ đầu kỳ - Dư nợ cuối kỳ
+ Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hang đã giải ngân cho khách hang
vay mà chưa thu lại được. Đây là chỉ tiêu thời kỳ thường kéo dài trong nhiều năm.
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + DSCV trong kỳ - DSTN trong kỳ
+ Vòng quay vốn tín dụng: Là chỉ tiêu biểu hiện thời gian số vốn ngân hang quay
bao nhiêu vòng.

Vòng quay vốn tín dụng = DSTN / Dư nợ
+ Thời hạn một vòng quay: Là số ngày kể từ khi ngân hàng cấp vốn tín dụng cho
khách hang cho đến thời điểm thu nợ. Số ngày luân chuyển vốn tín dụng càng nhỏ thì tốc
độ luân chuyển vốn càng nhanh
Thời hạn 1 vòng quay = Số ngày trong kỳ / vòng quay vốn tín dụng
+ Tỷ lệ nợ quá hạn: Là chỉ tiêu phản ánh mức độ nợ quá hạn của khách hang đối
với ngân hang, những khoản nợ này đã hết thời gian được gia hạn nhưng chưa được thanh
toán và ngân hang chuyển sang nợ quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn / Tổng dư nợ  100
+ Tỷ lệ lãi trong doanh thu: Là chỉ tiêu tương đối Phản ánh mối quan hệ giữa lợi
nhuận và doanh thu, phản ánh một phần hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hang
Tỷ lệ lãi trong doanh thu = Lợi nhuận / Doanh thu  100
7
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN
NHNo & PTNT là một trong các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam.
Trải qua 20 năm xây dựng và trưởng thành đến nay NHNo & PTNT Việt Nam có quy mô
hoạt động lớn nhất với 2000 chi nhánh, phòng giao dịch, biên chế hơn 28 ngàn CBCNV,
vốn điều lệ hơn 6200 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động hơn 155 tỷ đồng ( hơn gấp 65
lần khi mới thành lập), tổng dư nơ cho vay và đầu tư trên 145 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá
hạn 2,2%. Ngân hàng phục vụ trên 10 triệu hộ sản xuất, tư nhân cá thể và hàng vạn doanh
nghiệp trên mọi miền đất nước, thực hiện chức năng của một ngân hàng thương mại quấc
doanh là kinh doanh có thuận lợi và phục vụ có hiệu quả cho nền kinh tế nước nhà có hiệu
quả thanh toán và kế toán khách hàng của WB tài trợ ở giai đoạn I.
Từ một ngân hàng chuyên doanh nhỏ bé đến nay NHNo & PTNT Việt Nam đã
vươn lên thành một ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu ở việt nam. Có vị thế trong
khu vực và uy tín trên toàn thế giới, đóng góp tích cực vào sự nghiệp CNH-HĐH đất
nước, xứng đáng với danh hiệu “ Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới” do chủ tịch nước
phong tặng ngày 07/05/2003. Ngoài ra gần đây NHNo & PTNT còn nhận được nhiều giải
thưởng cao quý khác. Những giải thưởng này đã khẳng định sự đánh giá cao của các ngân
hàng nước ngoài và các tổ chức trong nước đối với NHNo & PTNT Việt Nam trong tiến

trình đổi mới hoạt động va phát triển theo hướng hội nhập quấc tế
Trong những năm gần đây chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà đã đạt được
những thành tựu đáng kể, trở thành đơn vị kinh doanh có hiệu quả, từng bước đã khẳng
định được vị thế của mình góp phần vào công cuộc thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế trên địa bàn. Đặc biệt năm 2007 ngân hàng Thạch Hà vinh dự được nhận danh
hiệu lá cờ đầu của tỉnh, nhiều cá nhân được công nhận lao động giỏi được tặng nhiều giấy
khen của các cấp nghành. Kết quả này có được là do sự nỗ lực phấn đấu không biết mệt
mỏi của tập thể cán bộ, viên chức, khắc phục khó khăn, đẩy lùi tồn tại, quyết tâm thực
hiện hoàn thành từng bước kế hoạch kinh doanh, tạo đà, tạo thế vươn lên.
8
II/ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN THẠCH HÀ
1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN THẠCH HÀ
1.1 Điều kiện tự nhiên
Thạch hà là một huyện thuộc tỉnh Hà Tỉnh, nằm trên giải đất hẹp ven biển, bao
quanh tỉnh lỵ Hà Tĩnh, lại có quấc lộ 1 là con dường huyết mạch của cả nước chạy qua
nối liền 3 miền Bắc-Trung-Nam, huyện thạch hà luôn có vị trí chiến lược quan trọng xét
trên tất cả các mặt địa lý-chính trị,kinh tế-văn hoá,an ninh-quấc phòng.
Phía bắc giáp huyện Can Lộc, phía nam giáp huyện Cẩm Xuyên và thị xã Hà Tĩnh,
phía tây giáp huyện Hương Khê, phía đông giáp biển Đông. Huyện cách thủ đô Hà Nội
340 km, cách thành phố Vinh 40 km, cách thị xã Hà Tĩnh 7 km.
Thạch Hà có diện tích tự nhiên là 39946,14 ha, gồm 29 xã và 1 thị trấn. Có địa
hình thấp từ Tây sang Đông, bị chia cắt bởi 3 con sông là Đò Điệm, Rào Cái và sông Cày,
có mạng lưới giao thông thuận lợi, đang trên đà thực hiện dự án công nghiệp khai thác mỏ
sắt Thạch khê.Có lợi thế đường bờ biển kéo dài nên ngư nghiệp và du lịch biển cũng được
phát triển.Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu tuy nhiên lại phụ thuộc vào điều kiện
thời tiết khí hậu tương đối khắc nghiệt, thường xuyên bị ảnh hưởng của gió lào vào mùa
hè, gió Đông Bắc vào mùa đông, mưa rét hạn hán thường xuyên xảy ra
1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Dân số huyện Thạch Hà năm 2005 là 200792 người, với 40502 hộ với tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên là 7,3‰, mật độ dân số 502 người/km2, với lực lượng lao động dồi dào

123516 người. Toàn huyện có 11% số hộ nghèo trong tổng số 4326 hộ
Nông nghiệp: Trồng lúa, trồng hoa màu, chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà
Thủy sản: Đánh bắt và nuôi trồng cá, tôm, muối.
Công nghiệp: Có triển vọng về công nghiệp khai thác mỏ sắt Thạch khê.
Dịch vụ và du lịch: tham quan các di tích và danh thắng nổi tiếng.
Huyện Thạch Hà có 100% xã, thị trấn có nhà học cao tầng. Có 75 trường học,
trong đó 43 trường tiểu học, 30 trường trung học, và 2 trường phổ thông.
9
Về y tế: Huyện có một trung tâm y tế và 100% xã, thị trấn đều có trạm y tế, trong
đó có 10 trạm y tế đạt tiêu chuẩn quấc gia.
Đời sống vật chất tinh thần của người dân huyện Thạch Hà đã từng bước được cải
thiện và nâng cao, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, từng bước thực hiện mục tiêu
CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn của huyện.
2. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN THẠCH HÀ
2.1 Qúa trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT Thạch Hà
NHNo & PTNT huyện Thạch Hà là một chi nhánh trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh
Hà Tỉnh được thành lập năm 1988 ( tiền thân là NHNo & PTNT Ngệ Tĩnh). Qua gần 20
tồn tại và phát triển, cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, NHNo & PTNT huyện
Thạch Hà đã đạt được những thành tích trong cơ chế quản lý cũng như thực hiện tốt chức
năng nhiệm, vụ của mình. Ngoài chi nhánh trung tâm ở thị trấn, chi nhánh NHNN &
PTNT huyện Thạch Hà còn có 2 phòng giao dịch liên xã (Ngân hàng cấp III) ở Thạch
Khê và Ba Giang nhằm thực hiện tốt hơn hoạt động tín dụng ở khu vực nông thôn
Trong quá trình hoạt động, chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà là một trợ
thủ đắc lực góp phần quan trọng vaò việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đặc
biệt là phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Những năm gần đây, thực hiện chủ
trương của Đảng và Nhà nước là phát triển và đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH nông
nghiệp nông thôn với mục đích tạo lập một bộ mặt nông thôn mới, nâng cao mức sống
cho người dân. Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà đã kề vai sát cánh với người
dân để phục vụ việc cung cấp nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn
Là một ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Thương mại Nhà nước, cũng như các

đơn vị trong toàn quấc, NHNN & PTNT thực hiện hoạt động kinh doanh theo hướng đa
năng trên mọi lĩnh vực với mũi nhọn chiến lược là thị trường nông nghiệp nông thôn. Với
mục tiêu đó, NHNo & PTNT nói chung và chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà
nói riêng đã chiếm được thị phần lớn cũng như tạo lập uy tín vững vàng trong nhân dân.
10
2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy
2.2.1 Ban lãnh đạo
- Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất, có quyền quyết định và giải quyết mọi công việc
trong cơ quan
- Phó giám đốc kinh doanh: Có nhiệm vụ giúp giám đốc công tác kế hoạch, chỉ đạo công
tác huy động vốn, cho vay và thu nợ trên địa bàn
2.2.2 Các phòng ban
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ đảm nhiệm công tác huy động vốn, thẩm định và tái
thẩm định cho vay, kiểm tra báo cáo hoạt động kinh doanh
- Phòng kế toán- kho quỹ: Có nhiệm vụ trực tiếp hạch toán, kế toán, hạch toán thống kê,
hạch toán nghiệp vụ, thanh toán theo quy định giữa các ngân hàng với nhau hoặc ngân
hàng với khách hàng; tổng hợp lưu giữ hồ sơ, tài liệu; thực hiện chế độ quyết toán hàng
năm; tổ chức kiểm tra báo cáo chuyên đề
Quan hệ trực tiếp
Quan hệ gian tiếp
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng Thạch Hà
11
NHNo & PTNT TỈNH HÀ TĨNH
BAN GIÁM ĐỐC NHNo THẠCH HÀ
P.kế toán
Kho quỹ
P.kinh
doanh
P.hành
chính

NH.cấp 3
Thạch khê
NH.cấp 3
Ba giang
NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG
HỘ VÀ KHÁCH HÀNG VAY VỐN
- Phòng hành chính- bảo vệ: Thực hiện công việc văn thư, tiếp tân, quản lý con dấu, tiến
hành những công việc nhằm đảm bảo an toàn tiền trong quá trình vận chuyển
- Ngân hàng cấp 3: Có nhiệm vụ huy động vốn, cho vay, hạch toán thu chi tiền mặt
Qua sơ đồ trên cho ta thấy rằng bộ máy quản lý của cơ quan khá hợp lý. Việc cơ
cấu cán bộ quản lý, kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp làm ban tác nghiệp cho ngân
hàng đã góp phần làm gọn nhẹ bộ máy làm việc của ngân hàng. Hơn nữa có sự góp mặt,
hỗ trợ của các xã, tổ trưởng nhóm vay vốn và tiết kiệm đã phần nào đẩy nhanh tiến độ trả
nợ của người nghèo giảm được nợ quá hạn cho ngân hàng nông nghiệp, giảm được chi
phí cho việc giám sát và việc sử dụng vốn vay trả nợ của khách hàng.
2.3. Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà
Chi nhánh ngân hàng huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tỉnh thực hiện nhiệm vụ huy động
vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư để phân phối cho những người cần vốn trong thành
phần kinh tế, thực hiện nhiệm vụ uỷ thác đầu tư từ nguồn vốn của ngân sách nhà nước,
các tổ chức kinh tế quấc tế, các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước dành cho các
chương trình dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội, làm dịch vụ xoá đói giảm nghèo.
Ngân hàng tổ chức thực hiện cơ chế hạch toán kinh tế nội bộ gắn kết quả kinh
doanh với thu nhập của người lao động. Thống nhất hạch toán theo nguyên tắc tài chính
nhà nước, có chế độ khoán thu nhập và chi phí trong việc chi trả lương cho cán bộ và làm
nghĩa vụ với ngân sách, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình đảm bảo kinh
doanh ngày càng có hiệu quả
2.4. Tình hình lao động và sắp xếp lao động của chi nhánh NHNo & PTNT huyện
Thạch Hà
Để xây dựng một ngân hàng đa năng, hiện đại đáp ứng yêu cầu cạnh tranh kinh
doanh trong xu thế hội nhập, việc tạo nguồn nhân lực vững chắc được chi nhánh NHNo &

PTNT huyện Thạch Hà xác định là chiến lược hàng đầu
Với mạng lưới rộng, đội ngũ cán bộ năm 2006 là 32 người, tăng 1 người so với
năm 2005 (2,38%) sự biến động này là không đáng kể. Ngày 17/04/07 chi nhánh NHNo
& PTNT huyện Lộc Hà được thành lập nên có 7 cán bộ được chuyển đi, chi nhánh đã
12
BẢNG 1: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN THẠCH HÀ QUA 3
NĂM 2005-2007
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
%
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
%
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
%
Số
lượng
(người)
Tỷ lệ
%
Số
lượng
(người)

Tỷ lệ
%
1. Tổng số CBCN 42
100 43 100 38 100 1 2,38 -5 -11,6
- Trực tiếp kinh doanh
18 43 18 42 17 45 0,0 0,0 -1 -5,56
-Gián tiếp kinh doanh
24 57 25 58 21 55 1 4,17 -4 -16
2.Phân theo trình độ
- Đại học, cao đẳng
19 45 20 47 17 45 1 5,26 -3 -15
- Trung cấp
23 55 23 53 21 55 0,0 0,0 -2 -8,70
3. Phân theo giới tính
- Nam
15 36 16 37 15 39 1 6,67 -1 -6,25
- Nữ
27 64 27 63 23 61 0,0 0,0 -4 -14,8
Nguồn: Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà
13
tuyển thêm 2 người là đại học. Tuy nhiên vì có 6 xã của huyện Thạch Hà được tách về
huyện mới do đó quy mô hoạt động của ngân hàng thu hẹp hơn vì thế chi nhánh không
cần bổ sung thêm 5 cán bộ này nữa. Ta nhận thấy rằng số cán bộ gián tiếp kinh doanh
nhiều hơn trực tiếp kinh doanh, tuy nhiên chênh lệch không lớn, điều này là phù hợp với
hoạt động của chi nhánh.
Nhìn chung trình độ văn hoá của cán bộ có xu hướng chuyển biến tốt. Cán bộ có
trình độ đại học, cao đẳng tăng lên. Năm 2006 tăng lên một người so với 2005, tương ứng
5,26% Thực tế năm 2007 cũng tăng lên nhưng do có một số cán bộ được điều chuyển đi
nên số lượng cán bộ công nhân viên này đã giảm xuống 3 người tương ứng với 15 %. Số
cán bộ công nhân viên sơ cấp và chưa đào tạo là không có. Hiện nay có nhiều cán bộ đang

theo học đại học, một số cán bộ được đi đào tạo nghiệp vụ, trình độ cán bộ trung cấp đã
giảm xuống. Điều này cho thấy được sự quan tâm hơn đến chất lượng nghiệp vụ của chi
nhánh, có những tiêu chuẩn xét tuyển khắt khe hơn. Xét về giới tính, tỷ lệ lao động nam
biến động qua các năm không dáng kể, tỷ lệ lao động nữ riêng năm 2007 giảm 4 người.
Lượng cán bộ nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn cán bộ nam trong chi nhánh nhưng vẫn hoàn
thành tốt công việc được giao, không ngừng học hỏi, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến
thức và chất lượng làm việc, đáp ứng mọi nhu cầu của chi nhánh. Huyện Thạch Hà có 29
xã và một thị trấn, đa số là những xã làm nông nghiệp với dịa bàn phân bố rộng rãi, có
những địa bàn gần phù hợp cho nữ và những địa bàn xa xôi khó khăn thì cần lực lượng trể
năng động để kịp thời đáp ứng với nhu cầu của khách hàng
Chung quy lại có thể thấy rằng tình hình lao động qua các năm được phân theo cơ
cấu là hợp lý, nhờ được đầu tư đúng hướng, chất lượng cán bộ được nâng lên rõ rệt.Việc
thay đổi nguồn nhân lực đã tạo tiền đề quan trọng cho chi nhánh thực hiện thành công các
chiến lược kinh doanh quan trọng. Tuy nhiên cũng cần thấy một số mặt hạn chế đó là: Đội
ngũ cán bộ tuy đông song chất lượng bình quân thấp do tuổi đời bình quân cao, có một số
cán bộ có trình độ mà không đảm đương được công tác được giao Đây là mặt hạn chế về
mặt cán bộ mà chi nhánh cần có biện pháp khắc phục trong thời gian tới
14
2.5.Đánh giá chung tình hình cơ bản của chi nhánh NHNo & PTNT Thạch hà
2.5.1 Thuận lợi
Cùng với sự tăng trưởng của tỉnh nói chung và của huyện Thạch Hà nói riêng, mấy
năm gần đây chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà đang từng bước đi lên trong
hoạt động kinh doanh của mình, đặc biệt năm 2007 được công nhận là lá lá cờ đầu trong
công tác huy động vốn và cho vay, nhiều cá nhân được công nhận lao động giỏi được
tặng nhiều giấy khen của các cấp nghành. Chi nhánh có điều kiện phát triển tương đối khá
thuận lợi đó là nằm trên quấc lộ 1A. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng không
ngừng phấn đấu vươn lên
2.5.2 Khó khăn
Cũng như các tỉnh miền trung huyện cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết
khí hậu tương đối khắc nghiệt khắc nghiệt, thường xuyên bị ảnh hưởng của gió lào đối

với mùa hè, gió Đông Bắc đối với mùa đông, mưa rét hạn hán thường xuyên xảy ra, gây
ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất, do đó vốn ngân hàng cho vay đã gặp nhiều rủi ro.
Đối tượng khách hàng phục vụ chủ yếu là hộ sản xuất, tập trung trong lĩnh vực
nông nghiệp, đối tượng đầu tư là cây con giống, là cơ thể sống dễ bị tác động do thiên tai
bảo lụt hằng năm. Địa bàn hoạt động rộng khắp các vùng nông thôn, đồng bằng miền núi
và vùng biển trong toàn tỉnh. Vốn cho vay trong nông thôn, nông dân thường là món nhỏ
dàn đều, chi phí cao kém hiệu quả
Giai đoạn 2003-2007 do nhu cầu nguồn vốn của các ngân hàng cao đã tạo nên sự
cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường vốn huy động. Việc thành lập mới ngân hàng công
thương, ngân hàng chính sách xã hội, VP Bank cùng các quỹ tín dụng khác đã gây nên
thách thức không nhỏ cho NHNo & PTNT Thạch Hà trong việc giữ thị phần và tăng
nguồn vốn huy động.
15
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN HỘ NÔNG DÂN TẠI CHI NHÁNH QUA 3 NĂM
2005-2007
1, TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH
Vốn là một điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một đơn vị
sản xuất kinh doanh nào đặc biệt là tổ chức tín dụng. Trong điều kiện thị trường vốn trong
nước chưa phát triển thì việc huy động vốn của NHNo & PTNT là hết sức quan trọng.
Tiếp tục phương châm “đi vay để cho vay” NHNo & PTNT huyện Thạch Hà đã có nhiều
cố gắng trong việc khai thác nguồn tiền nhàn rỗi trong các doanh nghiệp và dân chúng
đáp ứng yêu cầu phát triển
Với nền kinh tế ổn định và phát triển, tiền tích luỹ trong dân cư tăng cộng với
nhiều năm liên tục giá cả ổn định, mặt khác các quy định về huy động vốn theo văn bản
165 ngày 30/06/2003 của NHNo & PTNT Việt Nam đã tạo sự chủ động hơn trước, cùng
với mạng lưới chi nhánh rộng đã tạo thuận lợi cho chi nhánh trong việc thực hiện chiến
lước huy động nguồn vốn hiệu quả. Chính vì vậy trong vài năm gần đây nguồn vốn tự huy
động của ngân hàng đã tăng lên đáng kể. Để thấy rõ điều này ta đi vào phân tích bảng 2
Năm 2006 tổng nguồn vốn huy động đạt 103.449 triệu đồng, tăng 39.550 triệu

đồng tương ứng 61,89% so với năm 2005. Năm 2007 tổng nguồn vốn huy động tăng
37.999 triệu đồng tương ứng 30,73% so với năm 2006. Trong đó nguồn vốn huy động từi
tiền gửi có kỳ hạn chiến tỷ lệ khá cao mà chủ yếu là từ tiền gửi tiết kiệm, tức là nguồn
vốn huy động trong nhân dân, từ 49.652 triệu đồng ( chiếm 77,7% trong tổng nguồn vốn
huy động) năm 2005 lên đến 117.041 triệu đồng (82,7%) năm 2007. Đây là xu hướng tích
cực bởi đây là nguồn vốn bên ngoài. Đối với tiền gửi không kỳ hạn thì người gửi có thể
rút bất kỳ lúc nào vì thế nó kém ổn định, do đó ngân hàng phải dữ tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn
cao hơn để đảm bảo cho hoạt động của mình. Để đạt được kết quả này ngân hàng đã
dùng các biện pháp khoán huy động đến từng cán bộ công nhân viên trong cơ quan mình,
thông qua các biện pháp như tuyên truyền, phát tờ rơi, bảng quảng cáo tại các cơ sở ở các
xã và trong nhân dân thông qua cán bộ tín dụng và tại trung tâm chi nhánh, tăng thêm các
16
hình thức huy động vốn hấp dẫn trong dân cư, các hình thức khuyến khích như tiết kiệm
trúng thưởng, dự thưởng theo tiền gửi, quay xổ số đón lộc đầu năm Nêm đã làm cho
nguồn vốn tự huy động được ổn định và ngày càng tăng cao.
Ngoài nguồn tiền gửi tiết kiệm thì tiền gửi từ kho bác nhà nước, các tổ chức tín
dụng và tổ chức kinh tế cũng có xu hướng tăng lên qua các năm, trong đó tiền gửi từ kho
bạc chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2005 đạt 11.623 triệu
đồng chiếm 18,19%, đến năm 2006 đạt 17.326 triệu đồng chiếm 16,75% và năm 2007
tăng lên một lượng cao hơn là 20.421 triệu đồng chiếm 14,44%. Điều này có được là do
thu ngân sách và do các tổ chức kinh tế trên địa bàn toàn huyện gửi vào
Nguồn tiền gửi từ kỳ phiếu, trái phiếu tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn
nhưng cũng rất quan trọng. Do qua 3 năm ngân hàng không phát hành thêm kỳ phiếu, trái
phiếu nên tiền gửi này vần giữ nguyên là 723 triệu đồng.
Điều này cho chúng ta thấy được sự cố gắng nổ lực của toàn thể cán bộ công nhân
viên ngân hàng trong việc tăng nguồn vốn huy động cho đơn vị mình bằng việc đa dạng
hoá các hình thức huy động, áp dụng lãi suất linh hoạt, tận dụng tốt nguồn vốn nhàn rỗi
trong dân cư để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn của nhân dân trong huyện.
Như vậy có thể thấy rằng qua 3 năm nhờ có chiến lược, giải pháp và biện pháp
đúng đắn nguồn vốn huy động có chiều hướng tăng lên, đặc biệt là tăng dần tỷ trọng

nguồn gửi tiết kiệm trong tổng nguồn vốn huy động, và giảm dần tỷ trọng từ các nguồn
khác. Điều này làm giảm sự phụ thuộc nguồn vốn vào kho bạc, tổ chức kinh tế, tổ chức
tín dụng. Tăng nguồn vốn nhờ vào huy động nguồn gửi, chứng tỏ mức sống của người
dân được nâng cao tức hiệu quả sử dụng vốn của người dân được nâng lên. Tuy nhiên
ngân hàng cũng cần phải thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với kho bạc huyện nhà và các tổ
chức kinh tế, tổ chức tín dụng để thu hút nhiều hơn nguồn vốn này. Nguồn vốn không
ngừng ổn định và tăng trưởng đã chấm dứt tình trạng vay các tổ chức tín dụng, giúp cho
NHNo & PTNT Thạch Hà có điều kiện chủ động tìm kiếm dự án đầu tư, tăng quy mô tín
dụng
17
Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh qua 3 năm 2005-2007
ĐVT: (Triệu đồng)
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 06/05 07/06
Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % +/- % +/- %
Nguồn vốn huy động 63.899 100 103.449 100 141.448 100 39.550 61,89 37.999 36,73
1. Phân theo tính chất vốn
- Tiền gửi có kỳ hạn 46.462 72,71 81.190 78,48 114.515 80,96 34.728 74,74 33.325 41,05
-Tiền gửi không kỳ hạn 17.437 27,29 22.259 21,52 26.933 19,04 4.822 27,65 4.674 21
2. Theo loại tiền gửi
-Tiền gửi tiết kiệm 49.652 77,7 82.577 79,82 117.041 82,74 32.925 66,31 34.464 41,74
-Tiền gửi kho bạc nhà nước 11.623 18,19 17.326 16,75 20.421 14,44 5.703 49,07 3.095 17,86
-Tiền gửi các TCTD,TCKT 1.901 2,98 2.823 2,73 3.263 2,31 922 48,5 440 15,59
-Tiền gửi kỳ phiếu, trái phiếu 723 1,13 723 0,7 723 0,51 - - - -
Nguồn: Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà
18
2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI CHI NHÁNH
Cũng như bao ngân hàng khác, NHNo huyện Thạch Hà thực hiện hoạt động tín
dụng cũng nhằm mục đích sinh lời. Song song với việc huy động vốn thì việc đầu tư tín
dụng là công tác chính của chi nhánh. Sử dụng vốn sao cho có hiệu quả được coi là nhiệm

vụ cấp bách nhằm giải quyết đầu ra cho quá trình kinh doanh của ngân hàng. Trong
những năm qua công tác cho vay của chi nánh đã đạt được những kết quả khả quan và
luôn là nơi hộ vay vốn tin cậy khi thiếu vốn
Qua 3 năm ta thấy doanh số cho vay có sự biến động rõ rệt, biến động tăng dần về
quy mô vốn mà chi nhánh cung cấp cho khách hàng, các hộ sản xuất tăng lên. Nó thể hiện
khả năng cung ứng vốn của ngân hàng và nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất. Với sự bổ
sung của luật mới về ngân hàng các chính sách cho vay thông thoáng hơn vì vậy đã thu
hút dược nhiều hộ vay hơn. Doanh số cho vay hộ nông dân năm 2006 là 140.512 triệu
đồng, đạt tốc độ tăng 45,34% hay 43.835 triệu đồng so với năm 2005. Đến năm 2007 là
167.624 triệu đồng, đạt tốc độ tăng 19,3% hay tăng 27.112 triệu đồng. Trong đó doang số
cho vay trung hạn chiếm phần lớn trong tổng doanh số cho vay hộ nông dân. Năm 2006
doanh số cho vay này đạt 93.987 triệu đồng, tăng 38.851 triệu đồng (70,46%) so với năm
2005 và năm 2007 là 106.621 triệu đồng, tăng 12.634 triệu đồng (13,44%) so với năm
2006. Thực chất thì số hộ vay ngắn hạn nhiều hơn trung hạn nhưng do những hộ vay ngắn
hạn chủ yếu là những hộ sản xuất nhỏ vay để chăn nuôi, kinh doanh nhỏ, buôn bán hàng
xáo,mua các thiết bị phục vụ cho sản xuất do đó vốn vay của họ thường ít hơn. Còn
những hộ vay trung hạn thì phải chịu lãi suất cao hơn, thường là với quy mô sản xuất lớn
như trang trại, kinh doanh những mặt hàng có giá trị cao, xây dựng các công trình, vườn
cây ăn quả vì vậy số vốn họ vay thường nhiều hơn và cần nhiều thời gian để hoàn trả
hơn. Mặt khác việc huy dộng nguồn vốn trung hạn cũng chiếm phần lớn trong tổng nguồn
vốn huy động của chi nhánh. Trong thời gian tới chi nhánh cần tăng nguồn vay ngắn hạn
hơn nữa để đẩy nhanh chu kỳ vòng vốn, tạo đà cho chu kỳ phát triển sản xuất, mang lại
hiệu quả kinh tế cho chi nhánh.
19
Doanh số thu nợ là nguồn vốn vay cần thu hồi để bảo toàn vốn và lợi nhuận, đồng
thời duy trì ổn định mức tăng trưởng, đồng thời tăng số vòng quay của vốn. Doanh số thu
nợ có sự biến động tăng lên qua 3 năm. Đây là một kết quả chủ quan của chi nhánh. Năm
2006 đạt 109.676 triệu đồng, tăng 48.301 triệu đồng tương ứng78,7% so với năm 2005.
Năm 2007 tăng 36.637 triệu đồng, tương ứng 33,44% so với năm 2007. Có thể thấy rằng
việc sử dụng vốn ngày càng hiệu quả hơn, phần nào là do các hộ vay vốn trả nợ đúng hạn,

bên cạnh đó cán bộ tín dụng tích cực thu hồi các nguồn nợ còn lại của năm trước. Mặt
khác doanh số cho vay tăng tất yếu dẫn đến doanh số thu nợ tăng . Tất cả đều đáng dấu
hướng đi tích cực của chi nhánh
Bảng 3: Tình hình cho vay vốn của NHNo & PTNT huyện Thạch Hà qua 3
năm (2005-2007)
ĐVT: (triệu đồng)
Chỉ tiêu
2005
(tr.đ)
2006
(tr.đ)
2007
(tr.đ)
06/05 07/06
+/- % +/- %
1.Doanh số chovay 96.677 140.512 167.624 43.835 45,34 27.112 19,3
Ngắn hạn 41.541 46.525 61.003 4.984 12 14.487 31,12
Trung hạn 55.136 93.987 106.621 38.851 70,46 12.634 13,44
2.Doanh số thu nợ 61.375 109.676 146.351 48.301 78,7 36.675 33,44
3.Dư nợ 132.874 163.710 185.183 30.836 23,21 21.473 13,12
4.Nợ quá hạn 1.494 1.302 2.369 -192 -12,85 1.067 82
5.Tỷ lệ NQH 1,12% 0,8% 1,28% 0,32 - 0,48 -
Nguồn: Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà
Bên cạnh doanh số cho vay, doanh số thu nợ thì dư nợ hộ nông dân cũng phản ánh
ít nhiều đến tình hình kinh doanh của ngân hàng. Dư nợ là các khoản cho vay của chi
nhánh mà chưa đến thời diểm thanh toán. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh số lượng và
chất lượng của lượng vốn sử dụng, nếu dư nợ ngày càng cao thì cho thấy hoạt động làm
ăn của ngân hàng làm ăn càng có hiệu quả, dư nợ tăng sẽ mang lại lợi nhuận cho ngân
hàng. Dư nợ của các hộ qua 3 năm tăng lên. Năm 2006 đạt 163.710 triệu đồng, tăng
30.836 triệu đồng tương ứng 23,21% so với năm 2005. Năm 2007 tăng 21.473 triệu đồng

tương ứng 13,12% so với năm 2006. Do qua các năm số dư nợ chưa đến hạn còn lại và
20
doanh số cho vay tăng, qua đó phản ánh được nhu cầu vốn của các hộ snar xuất tăng lên
và lượng vốn đầu tư lớn cho phát triển kinh tế hộ gia đình và các tổ chức kinh tế khác
Có thể thấy rằng việc cho vay và thu hồi nợ là một nhân tố quan trọng quyết định
đến chất lượng hoạt động tín dụng, song không phải lúc nào khách hàng cũng trả nợ đúng
hạn như trong hợp đồng tín dụng mà còn liên quan đến các yếu tố khách quan haqy chủ
quan khác dẫn đến nợ quá hạn. Nợ quá hạn phản ánh được năng lực và vai trò của ngân
hàng, nó ảnh hưởng đến nguồn vốn lưu thông, nguồn cung cấp cho các khách hàng tiếp
theo. Năm 2006 nợ quá hạn là 1.302 triệu đồng giảm 192 triệu đồng tương ứng giảm
12,85%. Nhưng đến năm 2007 tăng lên 1.067 triệu đồng tương ứng 82%, làm cho tỷ lệ nợ
quán hạn/ tổng dư nợ đạt 1,28%, tăng 0,48% so với năm 2006 tuy nhiên tỷ lệ này không
quá cao. Điều này là do doanh số vay tăng lên nên số hộ nợ quá hạn cũng tăng lên theo
doanh số. Mặt khác trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp những thiên tai , lũ lụt, hạn hán
kéo dài nên sản xuất nông nghiệp thường gặp nhiều rủi ro, do đó ảnh hưởng đến thu nhập
của người dân và từ đó tác động dến nguồn vốn đầu tư của ngân hàng.
Như vậy qua 3 năm chi nhánh đã đạt được những kết quả về hoạt động tín dụng
của mình, quy mô tín dụng có chiều hướng tăng lên, chất lượng uy tín được nâng cao, dư
nợ tăng, tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm, tuy tăng lên nhưng không đáng kể so với dư
nợ. Có được kết quả như vậy là do trong những năm qua chi nhánh đã hoạt động tích cực
thu hồi nợ, giám sát việc sử dụng nguồn vốn; luôn chọn lọc, thẩm định dự án, phân tích
những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả của nguồn vốn vay, đến tiến độ
thực hiện kế hoạch của hộ sản xuất và tình hình kinh doanh của chi nhánh, trong cho vay
chi nhánh luôn phải hài hoà được nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn trung hạn, hài hoà
được nguồn vốn huy động và nguồn vốn cho vay của chi nhánh.
3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ NÔNG DÂN
3.1 Phân tích tình hình doanh số cho vay hộ nông dân
3.1.1 Phân tích tình hình doanh số cho vay hộ nông dân theo ngành kinh tế
21
Có thể nói rằng để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh thuận lợi, thì điều kiện tiên

quyết trước nhất đó là phải có vốn. Tuỳ theo mỗi ngành nghề, tuỳ theo quy mô sản xuất
mà nhu cầu về vốn khác nhau Huyện Thạch Hà là một huyện có điều kiện tự nhiên, vị trí
địa lý thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các ngành ngề kinh tế, vì vậy việc vay vốn
ngân hàng để phát triển sản xuất là một việc rất quan trọng. Để thấy đượ quy mô
và cơ cấu cho vay của chi nhánh đối với các ngành kinh tế trong huyện như thế nào ta đi
vào phân tích bảng 4
Như ta đã biết nông nghiệp là ngành thu nhập chính của người dân thạch hà. Đứng
trước một đối tượng mà khách hàng là các đối tượng nông nghiệp nên chi nhánh đã không
ngừng khai thác và khuyến khích nông dân vay để phát triển sản xuất ích nước lợi nhà. Vì
vậy doanh số cho vay đối với ngành này luôn có xu hướng biến động tăng. Năm 2006 đạt
49.518 triệu đồng (gồm 5.259 hộ), tăng 17.517 triệu đồng tương ứng 54,74% so với năm
2005. Năm 2007 đạt 62.166 triệu đồng (gồm 5.328 hộ), tăng 12.648 triệu đồng, tương ứng
25,54% so với năm 2006. Chủ yếu là cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng trọt cũng chú
ý vào những cây trồng có giá trị cao. Từ quy mô nhỏ trong gia đình nhiều hộ đã trở thành
những trang trai lớn. Số hộ vay vốn của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tất cả các ngành, số hộ ngành này tăng qua các năm dẫn đến doanh số cho vay của ngành
này tăng là một điều tất yếu
Với vị trí địa hình thuận lợi cho nhu cầu giao dịch buôn bán trên địa bàn, ngành
thương nghiệp và dịch vụ cũng phát triển, đóng góp một phần thu lớn cho GDP của toàn
huyện. Đây là ngành kinh tế có lượng vay vốn nhiều nhất và số hộ vay vốn đứng thứ 2
sau ngành nông nghiệp, doanh số cho vay của ngành này tăng dần qua các năm. Năm
2006 đạt 57.004 triệu đồng (gồm 2.875 hộ) tăng 18.904 triệu đồng tương ứng 49,62% so
với Năm 2005. Năm 2007 đạt 66.827 triệu đồng (gồm 3.031 hộ), tăng 9.823 triệu đồn
22
BẢNG 4: DSCV HỘ NÔNG DÂN THEO NGÀNH KINH TẾ VÀ THEO ĐẢM BẢO TIỀN VAY QUA 3 NĂM
ĐVT: (Triệu dồng)
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 06/05 07/06
số hộ
( hộ)

Số tiền
(tr.đ)
số hộ
( hộ)
Số tiền
(tr.đ)
số hộ
( hộ)
Số tiền
(tr.đ)
số hộ
( hộ)
Số tiền số hộ
( hộ)
Số tiền
+/- % +/- %
Tổng DSCV 8.491 96.677 9.793 140512 10.216 167.624 1.302 43.835 45,34 423 27.112 19,3
I/ Theo ngành KT
1.Nông nghiệp 4.952 32.001 5.259 49.518 5.328 62.166 307 17.517 54,74 69 12.648 25,54
2.Lâm nghiệp 564 10.663 538 11.732 895 17.109 -26 1.069 10,03 357 5.377 45,83
3.Thuỷ sản & DN 596 11.947 616 13.166 413 9.520 20 1.219 10,2 -203 -3.646 -27,7
4.Thương nghiệp &DV 2.115 38.100 2.875 57.004 3031 66.827 760 18.904 49,62 156 9.823 17,23
5.Đời sống 161 2.429 291 5.763 296 7.440 130 3.334 137,26 -5 1.677 29,1
6.Ngành ngề khác 103 1.537 214 3.329 253 4.562 111 1.792 116,59 39 1.233 37,04
II/ Theo ĐB tiền vay
1.CV không có ĐBBTS 6.636 68.157 7.808 95.762 8.734 125.714 1.172 27.605 40,5 926 29.952 31,28
2.CV có ĐBTS 1.855 28.520 1.985 44.750 1.482 41.910 130 16.230 56,91 -503 -2.840 -6,35
Nguồn: chi nhánh NHNo & PTNT huyện Thạch Hà
23
(17,23%). Thương nghiệp và dịch vụ làm huyện trở nên năng động hơn thị trường, vừa

cân đối phát triển các thành phần kinh tế vừa hỗ trợ cho các ngành khác phát triển
Là một huyện rộng, có đường bờ biển kéo dài do đó rất thuận lợi cho phát triển
nghành thuỷ sản và diêm nghiệp. Năm 2006 doanh số cho vay ngành này tăng.1.219 triệu
đồng, tương ứng 10,2%, với số hộ tăng lên là 20 hộ, so với năm 2005. Đến năm 2007 có
xu hướng giảm xuống 3.646 triệu đồng, tương ứng 27,7% , với số hộ giảm xuống là 203
hộ so với năm 2006. Điều này là do từ tháng 4/2007 có bốn xã bãi ngang của huyện tách
về huyện Lộc Hà, mặt khác ngành diêm nghiệp có xu hướng giảm xuống, sản xuất chỉ
trên quy mô nhỏ, phục vụ trong địa bàn, ko có kiến thức do đó không giám đàu tư sợ rủi
ro. Những nguyên nhân đó đã làm cho số hộ vay vốn giảm xuống do đó doanh số cho vay
giảm là một điều tất yếu
Ngoài các ngành đã phân tích trên, các hộ nông dân còn vay vốn vào sản xuất lâm
nghiệp cũng đáng kể. Doanh số cho vay và số hộ vay vốn có xu hướng tăng dần qua các
năm Năm 2006 tăng 1.069 triêu đồng (10,03%), giảm 26 hộ so với năm 2005. đến năm
2007 tăng 5.337 triệu đồng (45,83%), tăng 357 hộ so với năm 2006. Trước đây ngành lâm
nghiệp chưa được mấy chú trọng, có chu kỳ sản xuất dài và thời gian thu hồi vốn lâu do
đó người dân không giám đầu tư vì còn thiếu kinh nghiệm sợ rủi ro. Gần đây nhận thức
của người dân được nâng cao do đó số hộ vay vốn đã tăng lên kéo theo doanh số cho vay
tăng, tuy nhiên quy mô sản xuất đối với ngành lâm nghiệp vẫn còn nhỏ.
Cùng với việc thực hiện cho vay vốn đối với hộ sản xuất thì việc cho vay đời sống
và ngành ngề khác cũng có xu hướng gia tăng về doanh số. Tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ
trong tổng doanh số cho vay của tất cả các ngành kinh tế nhưng vai trò của nó cũng rất
quan trọng
Tóm lại cơ cấu doanh số cho vay hộ nông dân theo ngành kinh tế gia tăng chủ yếu
ở ngành nông nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Điều này phù hợp với tình hihf phát triển
kinh tế xã hội của địa phương. Đây là thành tích chủ quan thể hiện sự nổ lực của toàn chi
nhánh trong quan hệ với khách hàng, trong việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù
hợp với định hướng của đảng dề ra. Song ngân hàng cần phải xem xét là làm sao có sự
24
đầu tư vốn thích hợp cân đối ở các ngành kinh tế để có thể khai thác triệt để tiềm năng
của địa phương, phát huy được thế mạnh của từng ngành trên địa bàn huyện. Tránh hiện

tượng đầu tư lệch hướng, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế một cách ổn định và hợp lý ở
trên địa bàn toàn huyện
3.1.2 Phân tích doanh số cho vay hộ nông dân theo đảm bảo tiền vay
Đối với việc cho vay vốn đến khách hàng có hai hình thức đó là cho vay có đảm
bảo bằng tài sản và cho vay không có đảm bảo bằng tài sản. Trước đây cho vay theo hình
thức nào là tuỳ thuộc vào lượng tiền mà khách hàng vay vốn. Tuy nhiên hiện nay chế độ
tín dụng thông thoáng hơn nên đã thu hút được nhiều hộ vay hơn.
Qua 3 năm ta thấy doanh số cho vay có đảm bảo và cho vay không có đảm bảo đều
có xu hướng tăng lên. Trong đố doanh số cho vay không có đảm bảo bằng tài sản chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Điều này là tất yếu, với xu hướng cho vay hiện
nay chỉ cần tín chấp thông qua “bìa đất” và tuỳ thuộc vào từng trường hợp thông qua sự
thẩm định, xem xét đánh giá của ngân hàng tới khả năng kinh doanh của hộ mà hộ nông
dân có thể vay vốn trên 10 triệu đồng mà không cần đảm bảo tài sản. Năm 2006 doanh số
cho vay không có đảm bảo tài sản tăng 27.605 triệu đồng (40,5%) so với năm 2005. Đến
năm 2007 tăng tới 29.952 triệu đồng (31,28%). Đồng thời số hộ vay vốn cũng tăng lên.
Đối với cho vay có đảm bảo bằng tài sản mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng quy
mô và kết cấu cũng có sự thay đổi rõ rệt. Năm 2006 tăng 16.230 triệu đồng (56,91%),
nhưng đến năm 2007 lại giảm xuống 2.840 triệu đồng (6,35%), điều này là do số hộ vay
vốn theo hình thức này giảm 503 hộ
Qua hai hình thức vay này để chi nhánh đẩy mạnh doanh số cho vay đồng thời thu
hồi được nợ, đối với những khoản cho vay lớn có đảm bảo bằng tài sản thì chi nhánh phải
thận trọng với các yếu tố cần thiết về thế chấp, cầm cố, đăng ký giao dịch đảm bảo, công
chứng. Còn cho vay không có đảm bảo thì phải nắm vững và kiểm soát được tình hình
sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng
25

×