Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Sưu tập một số mô hình sản phẩm mộc ghế băng ngoài trời và thiết kế mô phỏng các mẫu sản phẩm được lựa chọn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.09 MB, 83 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, từ xưa đồ mộc được xem là một trong những sản
phẩm gắn liền với đời sống con người. Điều này càng rõ ràng hơn trong thực
tế vì khi con người cần nghỉ ngơi, làm việc và sinh hoạt luôn gắn liền với đồ
mộc, như giường để ngủ, tủ để cất đựng, ghế để ngồi, đều được dùng hàng
ngày và có ý nghĩa vật chất lẫn tinh thần rất thiết thực.
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống con người
ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần, thì nhu cầu về đồ mộc
lại càng lớn hơn và đồ mộc có chất lượng cao ngày càng được nhiều người
quan tâm hơn. Để phù hợp với phát triển xã hội, phù hợp với nhận thức và
nhu cầu của con người đã có nhiều loại sản phẩm mộc được ra đời với chức
năng, cấu tạo, kiểu dáng, chất liệu, rất đa dạng và đã đạt được những thành
tựu nhất định. Có nhiều mẫu mã sản phẩm mộc được tạo ra với chất lượng tốt
và có ý nghĩa lớn với cuộc sống hiện tại. Chính vì vậy các sản phẩm mộc có
giá trị cần được tìm hiểu và sưu tập, nhằm tạo nền tảng cho việc thiết kế các
sản phẩm mới.
Việc thu thập những loại hình sản phẩm được xã hội chấp nhân có ý
nghĩa lớn về mặt phát triển (tạo điều kiện để phát huy những kiểu dáng đẹp).
Trong số các loại hình sản phẩm mộc đa dạng và phong phú, sản phẩm ghế
nói chung và sản phẩm ghế băng phục vụ cho việc ngồi ngoài trời (trong
vườn, công viên, ) nói riêng rất có ý nghĩa cho cuộc sống hiện đại. Trước
tiên là nó có công dụng để ngồi tạo cho con người cảm giác thư giãn, nó còn
có thể là ngồi ăn uống, ngồi tâm sự, Nó thể hiện nếp sống văn minh trong
cuộc sống hiện đại. Do đó ý tưởng sưu tập các kiểu ghế băng trong vườn có ý
nghĩa to lớn và cần thiết.Nó giúp thống kê mẫu mã đẹp, tạo cơ sở cho con
người chọn kiểu dáng sản phẩm thích hợp và hoàn thiện chế tạo.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi được giao nhiệm vụ đi
nghiên cứu đề tài khoá luận với tiêu đề:
1
“Sưu tập một số mô hình sản phẩm mộc ghế băng ngoài trời và thiết kế
mô phỏng các mẫu sản phẩm được lựa chọn”


Với nội dung của đề tài tuy không mới mẻ nhưng nó rất quan trọng
trong sản xuất. Việc thực hiện đề tài không tránh khỏi sự sai xót, bởi vậy tôi
rất mong sự góp ý cũng như sự chỉ dẫn của các thầy, cô giáo cùng toàn thể
đồng nghiệp.
2
Chương 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài: “Sưu tập một số mô hình sản phẩm mộc thuộc loại ghế băng sử
dụng ngoài trời và thiết kế mô phỏng các sản phẩm được lựa chọn”.
Đề tài nhằm mục đích cung cấp hệ thống thông tin về một số mô hình
sản phẩm mộc thuộc nhóm ghế băng sử dụng ngoài trời trên thế giới và hoàn
thiện tư liệu thiết kế mô phỏng sản phẩm tiêu biểu được lựa chọn.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu, sưu tập một số mô hình sản phẩm mộc thuộc loại ghế băng
sử dụng ngoài trời.
- Giới thiệu và phân tích cấu trúc một số sản phẩm được lựa chọn.
- Tạo tư liệu thiết kế mô phỏng các sản phẩm tiêu biểu được lựa chọn.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về sản phẩm mộc và thiết kế đồ mộc gia dụng.
- Sưu tập mẫu sản phẩm và phân tích cấu trúc sản phẩm tiêu biểu.
- Thiết kế mô phỏng sản phẩm được lựa chọn.
1.4. Tính cầp thiết của đề tài
Hiện nay, các mẫu sản phẩm mộc được giới thiệu nhiều trong các tài
liệu, quảng cáo, tạp chí chuyên nghành. Tuy nhiên, các mẫu sản phẩm này
thường ở dạng ảnh đơn lẻ hoặc trong tổng thể nội thất. Để có thể chế tạo
được, cần có sự cụ thể hoá của các nhà chuyên môn. Do vậy, hướng đi của đề
tài giúp các nhà sản xuất có thể xây dựng hệ thống bản vẽ dựa trên ảnh mẫu.
Đây là dạng đề tài cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.
1.5. Giới hạn của đề tài

Với nội dung của đề tài là sưu tập và thiết kế mô phỏng mang tính “sơ
bộ”, có nghĩa là chưa qua chế thử và kiểm tra. Do vậy nội dung của đề tài có
giới hạn nhất định.
3
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài em đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp tham khảo tài liệu: Thư viện, internet và save tư liệu
dạng ảnh.
- Phương pháp phân tích cấu trúc sản phẩm theo lôgic về nguyên lý kết
cấu sản phẩm mộc.
- Phương pháp đồ họa để xây dựng tư liệu một bản vẽ của sản phẩm
mộc.
4
Chương 2.
TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM MỘC VÀ THIẾT KẾ
ĐỒ MỘC GIA DỤNG
2.1. Khái niệm về sản phẩm mộc và thiết kế đồ mộc gia dụng
2.1.1. Khái niệm về sản phẩm mộc hay đồ gia dụng
Đồ gia dụng, hiểu theo nghĩa thông dụng ban đầu là đồ dùng trong nhà
- chủ yếu chỉ đồ gỗ (đồ mộc), bao gồm cả dụng cụ nhà bếp. Tiếng Anh là
“Furniture”, bắt nguồn từ tiếng Pháp là “Fourniture”, có nghĩa là thiết bị.
Trong ngôn ngữ của các nước phương tây còn có một cách nói khác bắt
nguồn từ tiếng Latin Mobilis, có nghĩa là di động, như: tiếng Đức là Mobel,
tiếng Pháp là Meulbe, tiếng Italia là Mobile, tiếng Tây Ban Nha là Mueble,…
Như vậy khái niệm tổng hợp theo nghĩa gốc về đồ gia dụng có thể hiểu một
cách tương đối hoàn chỉnh là đồ dùng gia đình có thể chuyển dời.
Khái niệm đồ gia dụng hiện đại đã mang nghĩa rộng hơn, tức là đồ gia
dụng không nhất định giới hạn sử dụng trong gia đình, dùng ở những nơi
công cộng hoặc ở ngoài nhà cũng có thể gọi là đồ gia dụng. Đồ gia dụng
không nhất định có thể di động, nó có thể cố định trên mặt đất hoặc trên vật

kiến trúc. Đồ dùng trong nhà có thể di động không nhất thiết là đồ gia dụng.
Vì định nghĩa một cách hoàn chỉnh và chính xác về đồ gia dụng hay đồ
mộc là tương đối khó. Thực tế , cho tới nay, chưa có một định nghĩa nào cụ
thể và đầy đủ về sản phẩm mộc, cho nên thông thường sản phẩm mộc vẫn
được hiểu theo nghĩa truyền thống và phù hợp với sự phát triển logic.
2.1.2. Khái niệm về thiết kế đồ gia dụng
Thiết kế: được hiểu là ý đồ và kế hoạch. Anh văn là “design”; là thể
hiện ý đồ bằng hình vẽ.
Thiết kế đồ gia dụng: tức là tiến hành ý tưởng kết cấu, kế hoạch cho ý
tưởng và vẽ thể hiện kế hoạch của ý tưởng đó.
5
2.2. Tính đa dạng và phân loại sản phẩm mộc
2.2.1. Tính đa dạng của sản phẩm mộc
Nói đến tính đa dạng của sản phẩm mộc, trước tiên chúng ta phải khẳng
định rằng sản phẩm mộc vô cùng đa dạng và phong phú. Tính đa dạng của sản
phẩm mộc thể hiện qua nhiều khía cạnh, từ kiểu dáng, màu sắc, chất liệu,
dạng liên kết, kết cấu cho tới hồn văn hoá chứa đựng bên trong từng sản
phẩm đều muôn hình muôn vẻ.
Ta có thể nhận thấy sự đa dạng ấy ngay khi nhận xét các khái niệm về
sản phẩm mộc: rất rộng, có rất nhiều khái niệm về sản phẩm mộc.
Các sản phẩm mộc được làm từ gỗ (được gọi chung là đồ mộc) có
nhiều loại, có nguyên lý kết cấu đa dạng và phong phú, được sử dụng vào
nhiều mục đích khác nhau. Trong đời sống hàng ngày chúng ta bắt gặp những
sản phẩm mộc thông dụng như: Bàn, ghế, giường, tủ, Trong xây dựng nhà
cửa, chúng ta cũng thường phải sử dụng các loại cửa sổ và cửa đi lại bằng gỗ.
Ngoài ra sản phẩm mộc còn có thể là các công cụ, chi tiết máy hay các mặt
hàng mỹ nghệ và trang trí nội ngoại thất
Ngoài gỗ ra, nhiều loại vật liệu khác như kim loại, chất dẻo tổng hợp,
mây, tre, cũng được dùng thay thế sản xuất đồ mộc, các loại vật liệu này có
thể thay thế một phần hoặc toàn bộ gỗ trong sản xuất hàng mộc.

Ngày nay gỗ tự nhiên đang dần dần khan hiếm và cùng với trình độ
khoa học kỹ thuật ngày càng cao, việc sử dụng gỗ tự nhiên vào làm đồ mộc
được hạn chế dần bằng các loại ván nhân tạo: ván dán, ván dăm, ván sợi hay
ván mộc,
Để nâng cao tiện nghi sử dụng, sản phẩm mộc dùng để nằm và ngồi có
thể được cấu tạo ở dạng có bọc đệm, được gọi là mộc bọc đệm hay mộc mềm.
2.2.2. Phân loại sản phẩm mộc
Như chúng ta đã biết, sản phẩm mộc rất đa dạng cả về mặt tạo dáng,
kết cấu, chất liệu cũng như chức năng sử dụng, Và chính từ sự đa dạng này
6
mà các cách thức phân loại sản phẩm mộc kéo theo cũng hết sức phong phú.
Để phân loại sản phẩm mộc chúng ta có thể căn cứ vào những quan điểm
khác nhau phù hợp với yêu cầu nghiên cứu, phát triển cũng như tổ chức xã
hội.
Trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sản xuất hàng mộc, thì các
quan điểm phân loại sản phẩm mộc là rất có ý nghĩa. Sau đây là một số
phương pháp phân loại:
a. Phân loại theo vật liệu chính:
- Sản phẩm mộc gỗ tự nhiên: Là những sản phẩm mộc chủ yếu do gỗ
tự nhiên cấu thành.
Những sản phẩm gỗ tự nhiên như: Các đồ mỹ nghệ (bàn, ghế, bàn
thờ, ), sản phẩm mộc cao cấp gỗ tự nhiên ( bàn, ghế, giường, tủ, ) và môt số
sản phẩm khác.
- Sản phẩm mộc chất gỗ: Là những sản phẩm chủ yếu do gỗ tự nhiên
và vật liệu phức hợp các loại gỗ (như ván dăm, ván dán, ván sợi, ) cấu thành
(như hòm, tủ, bàn, cánh cửa, ).
- Sản phẩm mộc sử dụng vật liệu thay thế gỗ:
+ Thay thế một phần bằng kim loại, nhựa, kính như: mặt bàn, chân bàn,
chân ghế, ô cửa kính, chân giường, khung cửa nhôm, khung tủ nhôm, cánh tủ
kính (cánh kéo), đệm giường, đệm ghế,

+ Thay thế toàn bộ bằng mây tre nhựa hay kết hợp với các loại vật liệu
khác: Bàn ghế nhựa, tủ quần áo (khung sắt kết hợp với vải lụa, ), tủ kính
khung nhôm, bàn ghế mây tre đan, ghế khung kim loại kết hợp với đệm mút
hoặc cao su,
b. Phân loại theo công năng cơ bản
- Sản phẩm mộc loại chống đỡ: chỉ đồ gia dụng trực tiếp đỡ cơ thể
người như giường, ghế tựa, ghế sofa,
- Sản phẩm mộc loại dựa: chỉ đồ gia dụng khi sử dụng cơ thể người
tiếp xúc trực tiếp như bàn, bục giảng,
7
- Sản phẩm mộc loại cất đựng: chỉ đồ gia dụng cất giữ vật phẩm như
tủ quần áo, tủ sách, giá đỡ,
c. Phân loại theo kiểu dáng cơ bản
- Loại ghế: Ghế là một sản phẩm mộc được sử dụng rộng rãi trong đời
sống hàng ngày. Chức năng của ghế là để ngồi với nhiều mục đích khác nhau
cho nên cấu tạo của ghế cũng hết sức đa dạng. Kết cấu chung của ghế là kết
cấu giá đỡ. Theo đặc thù sử dụng, chúng ta có các loại ghế như: ghế đẩu, ghế
tựa, ghế sofa, ghế hội trường, ghế xích đu, Nói chung ghế được thiết kế chủ
yếu là để đỡ trọng lượng cơ thể con người ở nhiều tư thế khác nhau như ngồi
ăn, ngồi viết, ngồi đọc, ngồi làm việc, ngồi thư giãn,
- Loại bàn: Bàn là một sản phẩm mộc mà bộ phận chủ yếu là để đáp
ứng chức năng sử dụng của nó là mặt bàn và kết cấu chủ yếu chỉ có chân và
mặt. Ngoài ra bàn còn có thể được cấu tạo thêm các bộ phận khác trong quá
trình sử dụng. Ví dụ trên bàn có thể cấu tạo thêm ngăn kéo, buồng đựng tài
liệu, Bàn được thiết kế chủ yếu là nhằm vào các yêu cầu là: Bàn để đồ ăn-
uống, bàn làm việc, bàn để viết, đọc, bàn hội nghị, bàn trà,
- Loại tủ: Tủ là loại sản phẩm mộc có chức năng cất đựng. Nó bao
gồm nhiều kiểu loại khác nhau như tủ đựng quần áo, tủ đựng dụng cụ ăn
uống, tủ đựng ti vi, tủ đựng tài liệu,
- Loại giường: Là loại sản phẩm mộc mà bộ phận chủ yếu để đáp ứng

chức năng là để nằm và nghỉ ngơi. Như giường đơn, giường đôi, giường 2
tầng, sạp trong đồ dụng cổ điển,
- Các loại khác: như giá treo mũ, giá để hoa, bình phong,
d. Phân loại theo nơi sử dụng:
- Sản phẩm mộc dân dụng: Là sản phẩm mộc được sử dụng trong các
gia đình, nó bao gồm: sản phẩm mộc dùng trong phòng khách, phòng ăn,
phòng ngủ, phòng trẻ nhỏ,
8
- Sản phẩm mộc dùng trong các công trình công cộng: sản phẩm
mộc dùng trong văn phòng (ghế nhân viên, tủ đựng tài liệu, ghế dài, ),
trường học (bàn, ghế), nhà thờ, chùa triền, hội trường, công viên,
e. Phân loại theo đặc trưng phong cách
- Sản phẩm mộc phong cách cổ điển: là sản phẩm mộc có đặc trưng
phong cách nào đó của lịch sử. Như đồ gia dụng kiểu truyền thống của Anh,
đồ gia dụng truyền thống của Trung Quốc: như đồ gia dụng nhà Minh, kiểu
nhà Thanh,
- Sản phẩm mộc hiện đại: là sản phẩm mộc không có đặc trưng
phong cách lịch sử rõ rệt, tương đối đơn giản, thanh thoát.
f. Phân loại theo hình thức kê đặt
- Kiểu tự do (kiểu di động): là những loại đồ gia dụng có thể căn cứ
vào sự dịch chuyển theo một yêu cầu nào đó hoặc thay đổi về vị trí khi sắp
đặt.
- Kiểu cố định, kiểu khảm: là đồ gia dụng cố định hoặc khảm vào vật
kiến trúc và công cụ giao thông, khi đã cố định thì thường không thay đổi
được vị trí nữa.
- Đồ gia dụng kiểu treo: treo trên tường, trong đó có một số di động,
một số cố định.
g. Phân loại theo đặc trưng kết cấu
* Phân loại theo phương thức kết cấu:
- Đồ gia dụng dạng cố định: là những loại đồ gia dụng mà giữa các

chi tiết với nhau được liên kết bằng mộng (có sử dụng keo dán hoặc không sử
dụng keo dán), liên kết bằng các chi tiết kim loại (dạng không có khả năng
tháo rời), liên kết bằng keo dán hoặc liên kết bằng đinh,…
- Đồ gia dụng dạng tháo rời: là những loại đồ gia dụng mà giữa các
chi tiết với nhau được liên kết bằng mộng tròn (không sử dụng keo dán), hoặc
9
liên kết với nhau bằng các chi tiết kim loại. Có thể tháo lắp nhiều lần, có thể
thu nhỏ thể tích khi vận chuyển.
- Đồ gia dụng dạng gấp: chúng được hình thành từ việc sử dụng dạng
liên kết gấp hoặc lật chuyển mà tạo thành, chúng có thể gấp lại và xếp chồng
lên nhau, thuận tiện cho quá trình mang vác, vận chuyển, có đồ gia dụng gấp
hoàn toàn, đồ gia dụng gấp cục bộ,…
* Phân theo loại hình kết cấu:
- Đồ gia dụng dạng khung: là những loại lấy các chi tiết gỗ thực làm
kết cấu khung cơ bản, (có dạng tháo rời và dạng không tháo rời).
- Đồ gia dụng dạng tấm: là những loại đồ gia dụng được hình thành từ
các chi tiết dạng tấm, lấy ván nhân tạo làm nền tảng và được liên kết với nhau
bằng các chi tiết kim loại (nó cũng có dạng tháo rời và dạng không tháo rời).
- Đồ gia dụng dạng gỗ uốn: chủ yếu là các loại kết cấu gỗ uốn (như
uốn cong bằng phương pháp xẻ, uốn cong từ những thanh gỗ tự nhiên, uốn
cong bằng phương pháp dán ghép ván mỏng,…).
* Phân loại theo tổ thành kết cấu:
- Đồ gia dụng dạng tổ hợp: là chỉ những loại đồ gia dụng dạng tổ hợp
đơn thể, tổ hợp bộ phận, dạng giá đỡ treo,…
- Đồ gia dụng dạng nhóm: là chỉ một số hoặc nhiều các chi tiết tương
tự được kết hợp với nhau thành dạng nhóm hoàn chỉnh.
Ngoài ra còn có thể phân loại sản phẩm mộc theo đặc điểm khác nữa
như: phân loại theo đặc điểm liên kết, phân loại theo sự đáp ứng nhu cầu thị
hiếu, phân loại theo hình thức kết hợp giữa các sản phẩm mộc, phân loại theo
đặc trưng về đường nét tạo dáng,

Tuy nhiên những cách phân loại nói trên thường chỉ mang tính chất
tương đối bởi vì nó phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau mà
người ta lựa chọn cách phân loại.
2.3. Yêu cầu chung của sản phẩm mộc
Mọi sản phẩm mộc nói chung đều cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
10
a. Yêu cầu về công năng: Một sản phẩm mộc phải đảm bảo công năng, đáp
ứng được mục tiêu sử dụng, thoải mái trong sử dụng, an toàn và độ bền cao.
Phù hợp với môi trường sử dụng và phù hợp tâm lý người sử dụng. Yêu cầu
về tiện lợi trong quá trình sử dụng, ví dụ như cánh tủ đóng mở dễ dàng (tự
đóng), sản phẩm di chuyển dễ dàng, yêu cầu về tiện nghi ví dụ như nằm
ngồi thoải mái, hay bàn viết phải đủ cao để có khoảng trống để chân thoải
mái,
b. Yêu cầu về thẩm mỹ: Sản phẩm đòi hỏi phải đẹp, được người sử dụng yêu
thích. Để sản phẩm đẹp phải tạo dáng hài hoà, màu sắc vân thớ, sử dụng chất
liệu phù hợp tạo ra thẩm mỹ cao. Phù hợp với từng đối tượng và có ý nghĩa cả
về tinh thần.
c. Yêu cầu về tính kinh tế: Sử dụng nguyên liệu hợp lý, phù hợp điều kiện
công nghệ kỹ thuật, công nghệ gia công chế tạo dễ dàng, giá thành hạ. Sản
phẩm tốt có cấu tạo chắc chắn, bền lâu mang ý nghĩa kinh tế lớn đối với
người sử dụng cũng như đối với xã hội.
2.4. Các chỉ tiêu đánh giá sản phẩm mộc
Tương ứng với những yêu cầu đối với sản phẩm mộc như trên, ta cũng
có các chỉ tiêu để đánh giá một sản phẩm mộc như sau:
- Sản phẩm mộc có đảm bảo chức năng hay không?
Theo chỉ tiêu này thì để đánh giá sản phẩm mộc đạt yêu cầu hay không
thì ta phải xét đến chức năng của nó.
Bên cạnh đó còn có một số điểm quan trọng liên quan đến chức năng
sử dụng đó là kích thước sản phẩm, kích thước sản phẩm phải luôn tuân theo
kích thước của đối tượng sử dụng. Dựa vào đó thì chúng ta mới đánh giá được

sản phẩm đó có phù hợp với chức năng sử dụng hay không thì ta mới có thể
nói đến các tiêu chí khác.
Ví dụ: Kích thước cơ bản của ghế tựa:
- Chiều cao mặt ngồi phụ thuộc vào chiều cao đầu gối người sử dụng.
- Chiều rộng mặt ngồi phụ thuộc vào chiều rộng mông.
11
- Chiều sâu mặt ngồi phụ thuộc vào chiều dài đùi sản phẩm đó.
Vậy dựa vào tiêu chí này ta sẽ đánh giá được một phần chất lượng sản
phẩm. Vì thế để sản phẩm mộc đạt yêu cầu và được thị trường chấp nhận thì
trước tiên là phải đạt được chỉ tiêu về đảm bảo chức năng của nó thì mới tính
đến các tiêu chí khác. Bởi nếu sản phẩm đó mà không đáp ứng được mục tiêu
sử dụng thì coi như nó đã vô hiệu. Khi đó người sử dụng sẽ không chấp nhận.
- Sản phẩm mộc có đẹp hay không? (tính thẩm mỹ của sản phẩm)
Đây cũng là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng
sản phẩm mộc. Vậy dù sản phẩm đó có đạt được chỉ tiêu về chức năng nhưng
không đẹp thì cũng khó có thể chấp nhận được.
- Sử dụng nguyên vật liệu có hợp lý không?
Nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến giá thành của sản
phẩm, mặt khác giá thành sản phẩm quyết định tính cạnh tranh trên thị
trường. Nếu ta sử dụng nguyên vật liệu không đúng hoặc lãng phí sẽ tăng chi
phí tạo sản phẩm làm giảm tính cạnh tranh. Chính vì vậy ta cần sử dụng
nguyên vật liệu cho phù hợp với từng kiểu loại sản phẩm. Và đây cũng được
xem là yếu tố không thể thiếu khi đánh giá một sản phẩm mộc.
- Sản phẩm mộc có khả năng thực hiện gia công chế tạo ở mức nào?
Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính kinh tế, giá thành của
sản phẩm. Nếu một sản phẩm có khả năng phù hợp với công nghệ hiện đại,
sản xuất nhanh, hàng loạt thì sẽ đem lại hiệu quả cả về kinh tế và chất lượng.
Ngược lại, nếu sản phẩm mộc chỉ có thể sản xuất được theo công nghệ cổ
điển thì khó mà sản xuất ra được nhiều sản phẩm như vậy thì hiệu quả kinh tế
sẽ không cao.

2.5. Nguyên tắc thiết kế sản phẩm mộc
Người thiết kế đồ gia dụng giỏi cần kết hợp hoàn hảo công năng, vật
liệu, kết cấu, tạo hình, công nghệ, văn hoá bao hàm bên trong, cá tính rõ ràng
và kinh tế. Đối với người tiêu dùng, mong muốn có được đồ gia dụng thực
dụng, dễ chịu, an toàn, đẹp, giá rẻ, tốt nhất và nhiều loại. Còn đối với nhà sản
12
xuất thì mong muốn đơn giản, dễ làm để giảm được giá thành, thu được lợi
nhuận cần thiết. Để làm được điều này người thiết kế cần tuân theo những
nguyên tắc cơ bản về thiết kế đồ gia dụng như sau:
2.5.1. Nguyên tắc thực dụng.
Tính thực dụng là điều kiện quan trọng đầu tiên của thiết kế đồ gia
dụng. Trong thiết kế đồ gia dụng trước tiên phải thoả mãn công dụng trực tiếp
của nó, thích ứng yêu cầu riêng của người sử dụng.
Với mỗi sản phẩm cụ thể nào đó thì nó đều chứa đựng một chức năng
xác định, ngoài ra nó còn có thể có các chức năng phụ khác, ví dụ như: Chức
năng chính của ghế là để ngồi, chức năng phụ đôi khi còn được dùng để đứng
lên nó, chức năng chính của giường là để nằm, đôi khi nó có chức năng là để
ngồi, chức năng của tủ có khi chức năng chính là chứa đựng cũng có khi để
trưng bày, Như vậy khi thiết kế, sản xuất thì phải đáp ứng được chức năng
của nó, tức là sản phẩm nào thì có chức năng đó. Nếu đồ gia dụng không thể
thoả mãn yêu cầu công năng vật chất cơ bản thì dù ngoại quan có đẹp nhất
cũng không có ý nghĩa.
2.5.2. Nguyên tắc thẩm mỹ.
Nói đến thẩm mỹ là nói về nhu cầu tinh thần của con người, hiệu quả
nghệ thuật của thiết kế đồ gia dụng sẽ thông qua cảm quan của con người tạo
ra hàng loạt phản ứng sinh lý, từ đó đưa đến những ảnh hưởng mạnh đối với
tâm lý của con người. Tính thẩm mỹ của sản phẩm mộc được thể hiện ở nhiều
khía cạnh như: kiểu dáng, kết cấu, chất liệu, mầu sắc, Trong đó tạo kiểu
dáng, tạo kết cấu là các nội dung cơ bản của việc thiết kế sản phẩm mộc.
Tạo dáng sản phẩm mộc là một công đoạn trong thiết kế sản phẩm mộc.

Ở đó người thiết kế đưa ra các phương án về hình dáng, dáng dấp của sản
phẩm theo một số nguyên tắc mỹ thuật nhất định và đặc biệt là người thiết kế
có thể lồng ghép các ý tưởng sáng tạo của mình vào sản phẩm để sản phẩm có
một ý nghĩa nào đó, đây chính là phần hồn của sản phẩm, nói lên tính thẩm
mỹ của sản phẩm.
13
- Các đặc trưng của tạo dáng là:
+ Thông qua việc phục vụ mục đích chức năng.
+ Theo tính chất nguyên liệu
+ Phản ánh cơ sở vật chất, trình độ khoa học, văn hoá của xã hôi.
+ Thông qua các nguyên lý mỹ thuật tạo màu sắc.
+ Thông qua các yêu cầu về phương thức sản xuất (công nghệ, tiêu
chuẩn) có tác dụng tinh thần đối với người sử dụng.
- Các nguyên tắc của tạo dáng:
+ Tạo kết cấu hợp với chức năng, công nghệ.
+ Thích ứng với nơi sử dụng.
+ Có tính thời đại và sáng tạo.
+ Vận dụng tinh tế nguyên lý mỹ thuật: Tỷ lệ- tỷ xích, cân băng, nhịp
điệu, nhấn mạnh, thống nhất – đa dạng, hài hòa.
Nguyên tắc thẩm mỹ chủ yếu vận dụng trong quá trình tạo dáng sản
phẩm. Nhưng trong quá trình thi công cũng không thể xem nhẹ bởi độ tinh
xảo của các mối liên kết, chất lượng bề mặt sản phẩm ảnh hưởng không ít tới
chất lượng thẩm mỹ của sản phẩm.
Tuy nhiên, để tạo ra những tác phẩm một cách thẩm mỹ còn phải tùy
thuộc vào yêu cầu sử dụng của từng sản phẩm và từng đối tượng sử dụng với
mức độ yêu cầu thẩm mỹ khác nhau, chính vì vậy khi thiết kế ta cần chú ý
đến điều kiện sử dụng và tâm sinh lý của đồi tượng sử dụng để ta thiết kế sản
phẩm và sử dụng nguyên vật liệu cũng như mầu sắc một cách hợp lý.
2.5.3. Nguyên tắc công nghệ
Để việc thiết kế mẫu có tính khả thi thì bao giờ cũng vậy, người thiết kế

phải đặt việc thiết kế trong khuôn khổ công nghệ cho phép sản xuất. Bởi một
điều rất đơn giản là dù người thiết kế có thiết kế ra được mẫu nào đó có đẹp
đến đâu, hay đảm bảo được các yêu cầu chung về sản phẩm mộc, đảm bảo
được độ bền, nhưng nếu công nghệ không cho phép sản xuất ra được mẫu
đó thì việc thiết kế mẫu đó cũng trở lên vô nghĩa với hiện tại bởi không thể
14
sản xuất ra được mẫu đó, do vậy việc thiết kế đã không đáp ứng được cho
việc ra đời của sản phẩm.
Mặt khác, thời đại ngày một tiến bộ hơn, khoa học kỹ thuật ngày càng
được nâng cao. Do vậy việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đồ mộc
là rất cần thiết. Bởi nó có thể làm giảm nhân công cơ bắp, nâng cao năng xuất
sản xuất hàng hoá, rút ngắn vòng quay kinh doanh sử dụng đầu tư cho sản
xuất có thể nhanh chóng sản xuất lượng hàng hoá lớn để đưa ra thị trường có
thể đáp ứng được nhu cầu rộng khắp, từ đó có thể nhanh chóng nhìn thấy
được việc sản xuất, nhanh chóng thu lại được vốn đầu tư. Từ đó đẩy mạnh
nền kinh tế phát triển nhanh, đời sống xã hội ngày một nâng cao. Chính vì
vậy, việc thiết kế đáp ứng được việc áp dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất là
hết sức cần thiết và nguyên tắc này không thể thiếu được trong việc thiết kế
sản phẩm mộc.
2.5.4. Nguyên tắc kinh tế
Đồ gia dụng được coi là một mặt hàng giao dịch lớn trên thị trường
trong và ngoài nước, do đó khi thiết kế cần nhấn mạnh được tính thương
phẩm và tính kinh tế đối với đồ gia dụng, tăng cường công tác nắm bắt thông
tin thị trường, mở rộng công tác điều tra nghiên cứu cũng như dự đoán đối với
thị trường, trên cơ sở không ngừng hiểu biết về tình hình thị trường và xu thế
sản xuất đối với đồ gia dụng trong nước và trên thế giới, cần phải xem xét đến
các mặt như: nguyên vật liệu, kết cấu, gia công,…, để thiết kế ra được những
sản phẩm có giá thành thấp, thiết kế ra được những sản phẩm đồ gia dụng
thích hợp cho việc bán hàng, đạt được yêu cầu về chất lượng tốt, ngoại hình
đẹp, tiêu hao nguyên liệu ít, cũng như những yêu cầu về môi trường.

2.5.5. Nguyên tắc dễ chịu
Tính dễ chịu là nhu cầu của sinh hoạt chất lượng cao con người. Sản
phẩm mộc không những phải thực dụng, bền, đẹp, rẻ mà còn phải đem lại sự
thoải mái, dễ chịu cho con người khi sử dụng. Muốn thiết kế ra đồ gia dụng
dễ chịu phải phù hợp nguyên lý của Egonomics, và phải quan sát và phân tích
15
tỉ mỉ đời sống. Như vật liệu và thiết kế kết cấu giường ngủ phải xem xét trọng
lực và phân bố khi người nằm, và tiến hành nghiên cứu sâu đối với giấc ngủ,
lấy tính dễ chịu tất yếu của nó để loại bỏ nhiều nhất mệt mỏi của con người,
đảm bảo chất lượng của giấc ngủ. Đây là một yếu tố có ý nghĩa quan trọng
của giá trị thiết kế.
2.5.6. Nguyên tắc an toàn
Tính an toàn của đồ gia dụng là yêu cầu sản phẩm đó phải có được
cường độ về lực học đủ lớn, có được tính ổn định, cũng yêu cầu sản phẩm
phải có được tính năng về bảo vệ môi trường. Tức là đồng thời phải thoả mãn
được rất nhiều những yêu cầu về sử dụng, nó phải có lợi cho sức khoẻ và sự
an toàn cho người sử dụng, không tạo ra sự độc hại hay gây thương tích cho
con người.Cũng có thể nói, nên căn cứ theo những yêu cầu của “sản phẩm
xanh” để tiến hành thiết kế đối với đồ gia dụng, để làm cho nó trở thành “sản
phẩm đồ gia dụng xanh”. Ngoài bản thân của sản phẩm có thể phù hợp được
những chỉ tiêu về tính năng lực học được quy định trong tiêu chuẩn và thoả
mãn được tính năng về công dụng hay tính năng về tinh thần ra, cũng cần
thông qua toàn bộ quá trình từ thiết kế, chế tạo, đóng gói, vận chuyển, sử
dụng cho đến xử lý phế phẩm,…, để có được phương pháp tốt nhất nhằm lợi
dụng tối ưu nguồn tài nguyên, giảm thấp sự ô nhiễm môi trường và thoả mãn
được những nhu cầu của con người. Trong quá trình sản xuất, sử dụng, hay xử
lý thu hồi sản phẩm đồ gia dụng, đều không được tạo ra sự ô nhiễm cho môi
trường hay làm gây hại đối với sức khoẻ của con người.
2.5.7. Nguyên tắc hệ thống
Tính hệ thống của đồ gia dụng thể hiện ở hai mặt, một là tính đồng bộ,

hai là hệ thống thay đổi linh hoạt theo tiêu chuẩn hoá.
Tính đồng bộ là chỉ đồ gia dụng không sử dụng độc lập mà là tính nhịp
nhàng và tính bổ xung cho nhau khi sử dụng đồng bộ các đồ gia dụng khác ở
nội thất. Vì thế khi thiết kế đồ gia dụng cần chú ý tới hiệu quả cảm giác và
công năng sử dụng của toàn bộ môi trường nội thất.
16
Hệ thống thay đổi linh hoạt tiêu chuẩn hoá nhằm vào sản xuất, tiêu thu,
nhu cầu xã hội và tính hiệu quả cao.
Tiêu chuẩn hoá, là cách nói về quá trình sản xuất và bán hàng đối với
sản phẩm, trong xã hội hiện nay, thiết kế đồ gia dụng sẽ dễ dàng bị đi theo hai
hướng: hướng thứ nhất là mâu thuẫn lẩn tránh, tức là không tiến hành thiết kế
một cách tỉ mỷ, mà sẽ đưa trực tiếp những bản thảo dạng thiết kế sơ bộ cho
người công nhân sản xuất, để cho người công nhân tự do thực hiện, hiệu quả
cuối cùng là tạo ra trạng thái không thể khống chế được; tình trạng thứ hai là
thiết kế trùng lặp, người thiết kế tiến hành công việc thiết kế một cách trùng
lặp và đơn điệu, làm cho tiêu hao rất nhiều công sức của người thiết kế, lại
khó tránh khỏi những sai sót, mặt khác đối với người thiết kế mà nói thì do
thiếu mất tính thi đua sáng tạo nên dễ dàng làm cho tư tưởng bị khô cứng, tạo
ra sự chán nản,… Thiết kế tiêu chuẩn hoá và hệ thống hoá đồ gia dụng là lấy
một số lượng nhất định các chi tiết hoặc sản phẩm đã được tiêu chuẩn hoá để
cấu thành một hệ thống tiêu chuẩn đồ gia dụng cho xí nghiệp, thông qua việc
tổ hợp để làm thoả mãn được tất cả các yêu cầu, làm cho những sản phẩm
không nằm trong tiêu chuẩn đạt đến mức thấp nhất, đồng thời nó cũng giải
phóng được lượng sức lao động trùng lặp đối với người thiết kế.
2.6. Mối quan hệ giữa người và đồ mộc
2.6.1. Cấu tạo và kích thước cơ thể người
a. Cấu tạo cơ thể người
Thiết kế đồ gia dụng đầu tiên cần phải nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ
thể con người với đồ gia dụng, phải hiểu được cấu tạo của cơ thể con người
cũng như hệ thống các tổ chức chủ yếu cấu thành nên hoạt động của cơ thể

con người, tức là phải hiểu được cơ sở về những đặc trưng sinh lý cơ năng
của cơ thể con người.
Cơ thể con người là do hệ thống xương, hệ thống bắp thịt, hệ thống tiêu
hoá, hệ thống tuần hoàn máu, hệ thống hô hấp, hệ thống bài tiết, hệ thống sinh
dục, hệ thống nội tiết, hệ thống thần kinh, hệ thống cảm giác,…, tổ thành. Các
17
hệ thống này đều có mối quan hệ tương hỗ với nhau, cùng nhau duy trì sự
sống và các hoạt động của cơ thể con người. Trong các hệ thống tổ chức này,
có quan hệ mật thiết nhất với quá trình thiết kế đồ gia dụng chính là hệ thống
xương, hệ thống bắp thịt, hệ thống thần kinh và hệ thống cảm giác.
b. Kích thước người:
Kích thước của cơ thể là những căn cứ cơ bản nhất cho thiết kế đồ gia
dụng. Kích thước của cơ thể được phân ra thành kích thước về cấu tạo và kích
thước về công năng.
Kích thước về cấu tạo là chỉ kích thước con người ở trạng thái tĩnh, nó có
quan hệ rất lớn đến những vật thể liên quan trực tiếp với con người, như đồ
gia dụng, quần áo, các thiết bị sử dụng,…, nó là nguồn cung cấp số liệu chủ
yếu cho việc thiết kế các loại đồ gia dụng và các thiết bị sử dụng khác.
Kích thước về công năng là chỉ kích thước của con người trong trạng thái
hoạt động, là con người khi tham gia một hoạt động nào đó mà chân và tay có
thể đạt tới một phạm vi về không gian nhất định.
Sau đây là các thông số nhân trắc học thông dụng về kích thước cơ thể
người: (được thể hiện trong các phụ biểu 1, trang 70, phụ biểu 2, trang 75).
2.6.2. Mối quan hệ của con người với đồ mộc
a. Mối quan hệ trực tiếp:
Kích thước của mỗi sản phẩm được tạo ra đều dựa trên cơ sở kích
thước của con người, có ý nghĩa là sản phẩm và con người có một mối quan
hệ nhất định. Trong thiết kế, kích thước của sản phẩm chịu sự chi phối bởi
kích thước và trạng thái tư thế hoạt động của con người.
Những mối quan hệ gắn liền với các hoạt động ổn định trong thời gian

dài như: ngồi, nằm, tì mặt, tựa, Được gọi là những mối quan hệ trực tiếp.
Những sản phẩm có mối quan hệ trực tiếp như: giường, bàn, ghế,
Trong mối quan hệ trực tiếp, các kích thước của sản phẩm thường có
ràng buộc tương đối chặt chẽ với kích thước con người hơn rất nhiều so với
18
mối quan hệ gián tiếp. Ví dụ: Kích thước chiều cao mặt ngồi luôn gắn liền với
kích thước từ đầu gối tới gót chân và tư thế ngồi của con người.
b. Mối quan hệ gián tiếp:
Mối quan hệ gián tiếp là những mối quan hệ không phải trực tiếp. Là
những sản phẩm mộc không có công dụng là lưng tựa, đỡ trực tiếp cơ thể
người nhưng nó giúp con người cất giữ đồ đạc như các sản phẩm mộc thu
nạp, cất đựng: tủ áo, tủ bếp,
Trong mối quan hệ gián tiếp kích thước của sản phẩm ít chịu sự ràng
buộc hơn bởi kích thước của con người, tất nhiên nó vẫn chịu sự chi phối nhất
định. Ví dụ: Chiều rộng của tủ có rộng hay hẹp một chút cũng không ảnh
hưởng đến trạng thái ổn định của con người.
19
Chương 3.
SƯU TẬP VÀ PHÂN LOẠI SẢN PHẨM GHẾ BĂNG NGOÀI TRỜI
3.1. Khái quát chung về loại hình sản phẩm ghế ngồi
Ghế là hình thức kết cấu của sản phẩm mộc với chức năng chung là để
đỡ cơ thể người ở các tư thế ngồi hoặc nằm. Như vậy bản chất chức năng của
ghế là đỡ trọng lượng và hình dáng người ở tư thế ngồi hoặc nằm. Với chức
năng như vậy nên kết cấu của ghế ngồi là một kết cấu chịu lực, các chi tiết ở
mặt ngồi và lưng tựa chủ yếu chịu lực uốn và kéo. Cấu trúc của ghế phải đảm
bảo đủ bền trong trường hợp tải trọng động lớn nhất do người sử dụng tạo ra
(ở đây đề cập tới tải trọng của cơ thể người chứ không phải của vật nào khác).
Chức năng của ghế là để ngồi với nhiều mục đích khác nhau cho nên
cấu tạo của ghế hết sức đa dạng, kết cấu chung của ghế là kết cấu giá đỡ.
Theo đặc thù sử dụng chúng ta có thể phân ra làm nhiều loại ghế khác nhau:

- Ghế tựa: Là loại ghế có kết cấu và kích thước phù hợp với trạng thái
ngồi thẳng hay có thể ngồi tựa nhẹ lưng vào bộ phận tựa lưng của ghế nhằm
phục vụ cho các mục đích sử dụng như ngồi, viết, đọc, ăn uống hay các hoạt
động làm việc khác ở trên bàn.
- Ghế đẩu: Là loại ghế ngồi ở trạng thái tương tự như ghế tựa nhưng
không có phần tựa lưng, vì yêu cầu của trạng thái làm việc đặc biệt hoặc đơn
giản hoá cho các trường hợp ngồi không lâu.
- Ghế Salông: Là các kiểu ghế có tay tựa nhằm phục vụ các mục đích
sử dụng để ngồi ở trạng thái nghỉ ngơi, lịch sự, thoải mái (tiếp khách, uống
trà, đọc báo). Ghế Salông cũng có cấu tạo rất đa dạng phụ thuộc vào các kiểu
tay tựa và chân ghế.
- Các kiểu ghế đặc biệt khác (như ghế hội trường, ghế xích đu và nhiều
loại ghế khác).
Đối tượng sử dụng của ghế ngồi là con người do vậy đặc điểm của
người ngồi sử dụng ghế khác nhau liên quan tới các thông số của ghế. Do con
20
người hoạt động đa chức năng cho nên yêu cầu ghế ngồi cũng phải đa chức
năng. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào mục tiêu hoạt động cụ thể của con người mà
ghế ngồi có hình dạng và thông số khác nhau đó là do đặc điểm của từng đối
tượng sử dụng. Mỗi loại ghế thiết kế phải theo yêu cầu công năng của từng
đối tượng sử dụng.
Xu thế hiện nay đối với ghế ngồi là tăng cường phong phú về hình thức
và đa dạng về kết cấu, gỗ và các vật liệu thay thế gỗ được kết hợp sử dụng để
tạo nên ghế ngồi. Xu hướng là sử dụng vật liệu mới và công nghệ mới, các
sản phẩm ép định hình và kim loại được đưa vào sản xuất ra ghế ngồi rất phổ
biến và được ưa chuộng. Mặt khác xu thế còn đi sâu vào việc khai thác về
khía cạnh đa dạng hình thức và kết cấu đơn giản.
3.2. Giới thiệu các mô hình ghế băng.
3.2.1. Khái niệm về ghế băng.
Ghế băng là một hình thức ghế dài (bench) của sản phẩm mộc có chức

năng chung là để đỡ trọng lượng cơ thể người khi nằm hoặc ngồi. Ghế băng
có nhiều hình dáng kiểu loại khác nhau được dùng trong nhà hoặc ngoài trời
nhưng chủ yếu là dùng ngoài trời như: công viên, vườn,
Đối tượng sử dụng của sản phẩm:
Sản phẩm là ghế băng, sử dụng ngoài trời như: ngoài vườn, công viên
nơi công cộng. Ghế dùng cho từ 2-3 người có thể ngồi cùng một lúc. Sau
những giờ làm việc vất vả căng thẳng chúng ta có thể ngồi uống trà, đọc báo,
thư giãn ngắm cảnh thiên nhiên, Do vậy ghế được thiết kế nhằm đáp ứng
nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn của người sử dụng.
Dưới đây là một số sản phẩm đặc trưng mà trong quá trình khảo sát thu
thập được: (thể hiện trong phụ biểu 3, trang 76).
21
3.2.2. Giới thiệu một số sản phẩm ghế băng tiêu biểu:
a. Giới thiệu mô hình ghế băng Lutchen Bench:
Đây là một loại ghế băng được sử dụng cho từ hai đến ba người ngồi,
ghế có thể đặt ở trong nhà hoặc ngoài vườn để ngồi uống nước, thư giãn,
Với mục đích sử dụng như vậy cho nên hình dáng của nó chủ yếu phục vụ
việc đỡ tải trọng của cơ thể người nhằm đạt hiệu quả thoải mái nhất cho người
sử dụng.
Kết cấu và tạo dáng mỹ thuật, đa chức năng, mang lại cho người ngồi
cảm giác quý phái, sang trọng. Loại ghế này phù hợp với việc bày ngoài vườn
để uống trà, ngắm cảnh mùa hè, nó có kết cấu đơn giản và thoáng đoãng.
Nhìn vào chiếc ghế ấn tượng đầu tiên của chúng ta là phần lưng tựa và
hai tay tựa, với những đường nét cong điển hình đối xứng nhau qua phần tâm
của ghế làm cho chiếc ghế có vẻ sang trọng và cổ kính. Chiếc ghế này làm
22
chúng ta liên tưởng tới chiếc ghế của những bậc quan gia, nho sỹ ngày xưa
hay sử dụng để đọc sách làm thơ. Lưng tựa được chia làm ba phần: Phần giữa
và hai phần bên. Tại phần giữa thì ở trên là hình cung kiểu mặt trăng. Hai bên
có cảm giác như hình hai con rồng đang vươn mình lên trên vòng cung của

phần giữa, đó là sự độc đáo của chiếc ghế này.
Sự kết hợp giữa màu sắc và hình dáng làm cho chiếc ghế thêm phần nổi
bật về phong cách tạo dáng cũng như vị thế của ghế. Đó là sự sang trọng và
uy nghi. Một cảm giác tự tin khi sử dụng, với kiểu ghế có đường cong như thế
này rất được người phương đông ưa chuộng.
b. Giới thiệu mô hình ghế Bibury Bench:
Mô hình ghế băng Bibury Bench:
Đây cũng là loại ghế băng sử dụng cho 2-3 người ngồi, ghế có thể đặt ở
công viên, trong vườn, phục vụ cho việc nghỉ ngơi thư giãn của con người.
Cảm giác khi ta đầu tiên khi ta nhìn vào chiếc ghế này đó là đơn giản,
tiện nghi nhưng không kém phần hiện đại.
Phần lưng tựa nghiêng về sau có tác dụng làm cho con người thoải mái
thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.
23
c. Giới thiệu mô hình ghế Garden Bench:
Mô hình sản phẩm:
Đây là sản phẩm ghế băng được thiết kế đặt ngoài vườn hêt sức thanh
lịch và tao nhã.
Kết cấu đơn giản thoải mái nhưng không làm mất đi vẻ đẹp cũng như
thế đứng của chiếc ghế. Kết cấu hài hoà giữa màu sắc và hình dáng đó là đặc
điểm nổi bật của ghế Garden Bench. Mặt khác nó vẫn toát lên vẻ thanh lịch và
hiện đại ở chỗ kết cấu đơn giản không hoa văn phức tạp, các chi tiết có thể
sản xuất hàng loạt với máy móc hiện đại. Đó cũng là tính hiện đại của sản
phẩm và được con người chấp nhận trong thời đại ngày nay.
24
d. Giới thiệu mô hình ghế San Francisco Bench:
Mô hình sản phẩm:
Đây là loại sản phẩm có kiểu dáng là một ghế băng sofa. Ghế này có
thể đặt trong nhà hoặc ngoài vườn. Kiểu dáng và kết cấu của sản phẩm đem
lại cho người ngồi một cảm giác an toàn và thoả mái.

e. Giới thiệu mô hình ghế băng dạng Sofa
Mô hình sản phẩm:
25

×