Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

những tiến triển trong quan hệ kinh tế việt – mỹ, và triển vọng của nó dưới chính quyền obama

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.59 KB, 16 trang )

1








Đề tài tiểu luận :

Những tiến triển trong quan hệ kinh tế Việt – Mỹ, và
triển vọng của nó dưới chính quyền Obama.




























2

I. LỜI MỞ ĐẦU
Tôi đã rất ấn tượng khi đọc đến chương VI: “ Đèn Hoa Kỳ và ánh sáng sang thế
kỷ XXI” trong cuốn sách “ Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ” của T.S Đỗ Đức Định.
Trải qua bao nhiêu thăng trầm, và đã bao nhiêu cơ hội đã bị bỏ lỡ giữa hai nước, quan
hệ kinh tế Việt – Mỹ đã có lúc như chiếc đèn Hoa Kỳ nhỏ bé, leo lét, lúc ẩn lúc hiện
trong lịch sử quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Chúng không được thắp thường xuyên vì có
người thắp lên lại có người tắt đi, song ánh đèn nhỏ bé ấy qua thời gian không chỉ giữ
được ánh sáng vốn có của nó mà đến ngày nay còn cháy bừng lên tạo thành một dòng
chảy lớn không chỉ hàng hóa xuất - nhập khẩu, mà còn dòng chảy vốn FDI và những
khoản đầu tư khác giữa hai nước…Điều đó chứng tỏ đã có rất nhiều nỗ lực để tạo nên
sự biến chuyển này. Có thể nói quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ đóng một vai trò
quan trọng và chiếm một vị trí chính yếu trong chính sách đối ngoại của nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Vì vây việc nghiên cứu mối quan hệ này để có một cơ
sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho việc hoạch địch chính sách đối ngoại phù hợp với từng
giai đoạn cụ thể là rất cần thiết. Song do lượng thời gian và kiến thức có hạn, bài tiểu
luận của tôi xin được tập trung vào phân tích nguyên nhân tạo nên những tiến triển
trong quan hệ kinh tế Việt – Mỹ từ năm 2001 đến năm 2008 ( dưới chính quyền Bush)
và triển vọng của quan hệ này dưới chính quyền mới của tân tổng thống da màu Obama.
Để tiện cho việc phân tích và theo dõi, bài tiểu luận được chia thành ba phần chính:

Phần thứ nhất: Khái quát quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ từ năm 1995-
2000 và từ năm 2001-2008 để làm rõ sự chuyển biến trong quan hệ kinh tế giữa hai
nước.
Phần thứ hai: Phân tích nguyên nhân của sự tiến triển này.
Phần thứ ba: Dự đoán về triển vọng của quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ
dưới chính quyền mới Obama.
Bài tiểu luận là sự kết hợp giữa phương pháp phân tích, mô tả, tổng hợp các dữ
liệu và đưa ra dự đoán.
3
II. NỘI DUNG
1 Khái quát quan hệ Việt – Mỹ từ năm 1995 – 2000 và những tiến
triển trong quan hệ kinh tế Việt – Mỹ từ năm 2001 – 2008
1) Quan hệ kinh tế Việt – Mỹ từ năm 1995 – 2000
Như đã biết, việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ ( 11-7-1995)
đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển toàn diện quan hệ Việt – Mỹ, tuy
nhiên nó cũng cho thấy rằng bình thường hóa quan hệ ngoại giao không đồng nghĩa với
việc Việt Nam và Hoa Kỳ đã có quan hệ bình thường hóa và đầy đủ về tất cả mọi
phương diện. Điều đó được thể hiện rất rõ trong quan hệ kinh tế Việt - Mỹ , thứ nhất là
về quan hệ đầu tư. Việc Mỹ bỏ lệnh cấm vận vào 3-2-1994, sau đó là chính thức bình
thường hóa quan hệ ngoại giao khiến cho số vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam tăng lên
701.008.340 USD ( từ tháng 12-1994 đến 28-8-1995) so với 237 triệu USD vào năm
1994
1
, ngoài ra tính đến giữa năm 1995đã có 119 văn phòng đại diện của Mỹ ở Việt
Nam tăng gấp 2 lần so với cuối năm 1994.
2
Đặc biệt Văn phòng thương mại của Mỹ,
cơ quan thực thuộc Cục Mậu dịch quốc tế của Hoa Kỳ đã được chính thức khai trương
tại Hà Nội vào tháng 4 – 1996, cũng vào giữa năm này đã có trên 400 công ty của Mỹ
có mặt tại Việt Nam trong đó có khoảng 100 công ty nằm trong danh sách 500 công ty

lớn nhất của Mỹ. Và đến cuối năm 1998 con số đó đã tăng lên 500, các công ty này
hoạt động dưới hình thức và quy mô khác nhau.Các công ty Mỹ đầu tư khoảng 1,4 tỷ
USD trong 70 dự án vào Việt Nam. Tính đến hết năm 2000 các công ty và doanh
nghiệp Mỹ đã có 101 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn 1,1 tỷ USD, xếp thứ
mười trong số các nước và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên có thể thấy, trong
lĩnh vực đầu tư, chủ yếu và cơ bản là Mỹ đầu tư vào Việt Nam, còn Việt Nam hầu như
chưa có gì đầu tư vào Mỹ hay có thể nói đây là quan hệ đầu tư một chiều. Quan hệ
thương mại giữa hai nước lại mang một màu sắc khác đó là quan hệ có tính chất “hai

1
Nguyễn Hữu Cát – Lê Thu Hằng, “ Quan hệ kinh tế thương mại Việt – Mỹ: thuận lợi và khó khăn”, Tạp
chí Châu Mỹ ngày nay, số 4, 6 – 1995, trang 44.
2
Nguyễn Hữu Cát – Lê Thu Hằng, “ Quan hệ kinh tế thương mại Việt – Mỹ: thuận lợi và khó khăn”, Tạp
chí Châu Mỹ ngày nay, Tldđ, trang 44.
4
chiều”. Thương mại giữa hai nước từ sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận và tiến tới bình
thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt đặc biệt là
vào năm 1996, sau khi Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Anthony Lake có chuyến thăm
Việt Nam và đặt vấn đề ưu tiên cho quan hệ kinh tế, thương mại Việt – Mỹ…số xuất
khẩu của Mỹ sang Việt Nam tăng vọt lên gần chín lần so với cùng kỳ năm 1995 ( 37
triệu USD quý I 1995 so với 361 triệu USD của quý I năm 1996)
3
. Trong giai đoạn từ
1996- 2001, xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ tăng bình quân khoảng 27 %/ năm
4
, tuy
nhiên mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Hoa Kỳ có tăng lên như
vậy nhưng tỷ trọng của Việt Nam còn rất nhỏ bé so với tổng khối lượng buôn bán giữa
các nước Đông Nam Á với Hoa Kỳ, cũng như khối ASEAN với nước này.

Có thể thấy rằng, kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ năm
1995 cho đến năm 2000, quan hệ kinh tế Việt – Mỹ đã khởi sắc rõ rệt so với thời kì
trước năm 1995, nhưng sự phát triển này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế
của mỗi nước.
2) Những tiến triển trong quan hệ kinh tế Việt – Mỹ từ năm 2001 –
2008
Sau gần năm năm đàm phán và thông qua các thủ tục pháp lý, ngày 13-7-2000
tại Washington, Hiệp định thương mại song phương ( BTA) giữa hai nước đã được ký
kết và có hiệu lực kể từ ngày 10-12-2001. Hiệp định này đã đánh dấu bước ngoặt trong
quan hệ kinh tế Việt – Mỹ, nó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ
thương mại và đầu tư, từ đó góp phần mở rộng quan hệ giữa hai nước. Trong quan hệ
thương mại Việt – Mỹ, nhờ thực thi nghiêm chỉnh BTA Việt Nam và Hoa Kỳ đã gia
tăng nhanh chóng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Mỹ. Nếu
như trước năm 2001, khi BTA chưa được ký kết, thương mại hai chiều giữa Việt Nam
và Hoa Kỳ như đã đề cập ở trên là hơn 1 tỷ USD, thì từ năm 2002 đã tăng rất mạnh và
đến năm 2007 đạt 11, 79 tỷ USD. Chỉ sau năm năm sau khi kí kết BTA, Mỹ từ chỗ là
thị trường nhỏ nhất đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam; Năm

3
Đỗ Lộc Diệp, “ Quan hệ Mỹ - Việt Nam sau một năm bình thường hóa”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số
4 – 1996, trang 9 – 10.
4
Báo Sài Gòn Giải phóng, số ra ngày 18-6-2003.
5
2007 chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, thị trường
Mỹ trở thành một trong bốn thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Kim ngạch xuất
khẩu của Mỹ vào thị trường Việt Nam cũng tăng ba lần. Đối với quan hệ đầu tư Việt –
Mỹ cũng có những tiến triển rõ nét. Kể từ năm 2001 đến nay mức độ tiếp cận thị
trường đầu tư gia tăng mạnh, các thủ tục cấp phép và đăng kí đầu tư được đơn giản hóa,
các nhà đầu tư được bảo hộ trước việc bị tước quyền sở hữu và quốc hữu hóa, ngoài ra

còn cho phép sử dụng trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư.
Chính vì vậy mà vốn FDI của các nhà đầu tư Mỹ trong những ngành xuất khẩu sang thị
trường Mỹ như may mặc, da giày, đồ gia dụng, đồ gỗ… đã tăng lên rõ rệt từ gần 120
triệu USD năm 1999 lên 851 triệu USD năm 2005 và 1,5 tỷ USD năm 2006
5
. Ngoài ra
quan hệ đầu tư Việt – Mỹ trong những năm qua đã chứng kiến sự phát triển mạnh của
đầu tư gián tiếp ở Việt Nam. Từ năm 2006, nhất là thị trường chứng khoán của Việt
Nam trở nên vô cùng sôi động thu hút được rất nhiều các nhà đầu tư Mỹ , họ mua cổ
phiếu của các công ty Việt Nam và thực hiện giao dịch trên thị trường Việt Nam.
Nhìn chung, quan hệ kinh tế Việt – Mỹ kể từ năm 2001 đến 2008 sau khi kí kết
BTA đã có những tiến triển nhanh chóng, đặc biệt là trong quan hệ thương mại và
trong quan hệ đầu tư giữa hai nước. Vậy đâu là nguyên cớ khiến cho hai nước vốn bị di
sản chiến tranh trói buộc trong một khung kính của những cảnh giác và ngờ vực đối với
mỗi sự kiện, quá trình trong mối quan hệ song phương từng bước thoát khỏi khung
kính đó và tạo lập sự tin cậy để phần nào trở thành đối tác của nhau?
2 Nguyên nhân chính.
3) Đối với Mỹ:
a. Bối cảnh điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại.
Năm 2001, khi nước Mỹ hân hoan đón chào tổng thống mới và chính
phủ mới thì cũng là lúc mà nước này phải đối mặt với những vấn đề vô cùng nghiêm
trọng: kinh tế Mỹ lâm vào suy thoái sau gần 10 năm phát triển mạnh mẽ trong những
năm 90 của thế kỷ XX, vị thế của Mỹ được nâng cao trên thế giới, tuy nhiên, quý II

5
Nhà xuất bản tri thức, “ Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ: quan hệ kinh tế”, trang 208.

6
năm 2001, tốc độ tăng trưởng GDP giảm xuống 0,3%. Lúc này, Mỹ phải buộc tuyên bố
nền kinh tế lâm vào suy thoái từ tháng 3 năm 2001, kết thúc một giai đoạn phát triển

“ thần kỳ” của nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Chưa kịp phục hồi từ những khó khăn
nội tại, sự kiện ngày 11/9 khiến số người thất nghiệp ở Mỹ tăng lên đáng kể, đặc biệt là
ngành hàng không. Nguyên nhân chính dẫn đến nền kinh tế nước này lún sâu vào suy
thoái là do thứ nhất, khi nền kinh tế Mỹ chuyển đổi cơ cấu từ các ngành sản xuất chế
tạo sang kinh tế thông tin và dịch vụ phát triển các ngành liên quan đến nền kinh tế tri
thức vào những năm 90, cũng là lúc nó bộc lộ những hạn chế như sản xuất dư thừa làm
ứ đọng hàng hóa, giá cổ phiếu tăng mạnh gây ra hiện tượng một nền kinh tế bong
bóng…điều đó có thể cho thấy rằng tiến trình điều chỉnh kết cấu kinh tế cũ dưới thời
Clinton vẫn chưa được hoàn tất, khi hướng mạnh vào công nghệ cao, bên cạnh việc tạo
nên sức mạnh của nền kinh tế nó rất dễ gây ra các khó khăn tác động đến tăng trưởng
của nền kinh tế đó. Thứ hai, kinh tế Mỹ là một nền kinh tế mang tính chu kỳ ( tăng
trưởng - suy thoái) theo thống kê, nền kinh tế nước này đã trải qua 9 chu kỳ phát triển
kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II. Thứ ba, hệ thống điều chỉnh nền kinh tế của
Mỹ có những trục trặc nhất định. Hệ thống điều chỉnh đó bao gồm những điều chỉnh
của chính phủ, tự điều chỉnh của nền kinh tế và điều chỉnh của Cục Dự trữ Liên bang
Mỹ ( Fed). Sau khi phải tiếp nhận những di sản của nền kinh tế bị suy thoái, chính phủ
đã tiến hành những hành động cụ thể như giảm thuế cho người lao động, trợ cấp thất
nghiệp, lập Quỹ đặc biệt chống khủng bố…tuy nhiên tất cả những hoạt động đó chưa
đủ kích thích kinh tế tăng trưởng trở lại. Để giúp nền kinh tế phục hồi tăng trưởng, Fed
đã liên tục cắt giảm tỉ lệ lãi suất có khi xuống mức thấp nhất là 1,75% tuy nhiên,
phương thuốc đó cũng chưa thể giúp nền kinh tế thoát khỏi ảnh hưởng của suy thoái để
bước vào chu kỳ kinh doanh mới. Ngoài ra sự điều chỉnh của chính bản thân các công
ty không phải lúc nào cũng nhanh và kịp thời để phù hợp với môi trường kinh doanh
bên ngoài, vì sự điều chỉnh ấy luôn mang một độ trễ nhất định vì vậy cần phải có thời
gian. Và nguyên nhân cuối cùng là nền kinh tế Mỹ suy thoái trong bối cảnh kinh tế thế
giới đang gặp rất nhiều khó khăn khi các các nước trên thế giới phải liên tục chứng
kiến các cuộc khủng hoảng như khủng hoảng Mê hi cô năm 1995, khủng hoảng kinh tế
châu Á năm 1997, khủng hoảng tài chính Arghentina năm 2001 cũng theo đó các
cường quốc kinh tế như Nhật Bản và Đức đang phải chật vật vượt qua chỉ số tăng
7

trưởng quá thấp của mình. Đó là những nguyên nhân chính dẫn đến nền kinh tế Mỹ bị
cuốn vào vòng xoáy của suy thoái.
Nước Mỹ những năm đầu của thiên niên kỷ mới được khoác lên mình một tấm
áo choàng mang màu sắc khác bởi những chiến lược và mục tiêu của chính quyền mới,
chính quyền của tổng thống G.Bush. Trong khi vận động tranh cử và trong những năm
đầu cầm quyền. Tống thống nước này đã theo đuổi mục tiêu trong chính sách đối ngoại
là: “duy trì địa vị thống trị của nước này trên thế giới bằng mọi biện pháp.” Với quan
điểm: “ Mọi quốc gia, mọi khu vực đang đứng trước một quyết định. Hoặc họ đứng về
phía chúng ta, hoặc họ đứng về phía kẻ khủng bố. Từ hôm nay trở đi, bất kì quốc gia
nào tiếp tục dung túng, hoặc hỗ trợ khủng bố sẽ bị nước Mỹ coi là một chính quyền thù
địch.” Để đạt được mục tiêu đó, biện pháp “ cây gậy và củ cà rốt” được sử dụng một
cách triệt để và được triển khai dưới các biện pháp thương mại hay nói đúng hơn là
dưới các biện pháp liên quan đến kinh tế vì thực chất “ kinh tế là sự tiếp nối chiến tranh
bằng các cách thức khác,”
Trong bối cảnh như trên, chính quyền mới của nước này từ năm 2001 buộc phải
điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại để phù hợp với giai đoạn mới. Vậy chính sách
kinh tế đối ngoại của Mỹ trong những năm này có gì khác so với các năm trước khiến
việc tạo đà cho mối quan hệ kinh tế Việt – Mỹ trở nên dễ dàng hơn?
b. Những nét mới trong chính sách kinh tế đối ngoại của Mỹ
Như chúng ta đã biết, Mỹ là nước dẫn đầu trong việc định dạng mô thức kinh tế
thế giới, hay nói cách khác đây là nước cổ súy cho “tự do hóa thương mại.” Chính vì
vậy, chính sách thương mại qua các chính phủ khác nhau đều có những nét chung như
thúc đẩy mở cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu và đầu tư của Mỹ, bảo vệ các nhà
sản xuất trong nước, chống lại các hoạt động thương mại không công bằng, và hàng
nhập khẩu tràn lan, gắn chính sách thương mại với chính sách đối ngoại và an ninh
quốc gia. Để thực hiện các mục tiêu đó chính sách thương mại của Mỹ dưới chính
quyền Bush được triển khai theo những hướng sau: thứ nhất, tiến hành đàm phán đa
phương, tiến tới thành lập và phát triển các quy tắc hoạt động thương mại quốc tế như
các quy định trong GATA hay các quy định trong vòng đàm phán Doha mà nước này
đang cố gắng thúc đẩy thế giới thông qua…thứ hai, Mỹ chủ trương thực hiện đơn

8
phương chính sách, sử dụng các biện pháp đe dọa trả đũa, nhằm hạn chế các đối tác
tiếp cận thị trường Mỹ, nhưng đồng thời lại phải mở cửa thị trường nước mình cho Mỹ
đây là một trong những chính sách nhằm tạo ra các hoạt động thương mại “công bằng”
theo cách nhìn của Mỹ, chống lại các hoạt động bán phá giá hay trợ giá của các nước
khác…Thứ ba, đàm phán khu vực và song phương để thành lập các FTA. Tuy có nhiều
lập luận khác nhau xoay quanh cách thức trao đổi thương mại giữa các nước để đạt
được hiệu quả cao nhất tuy nhiên, học thuyết về tự do hóa thương mại dường như vẫn
chiếm ưu thế hơn cả và luôn được chính giới Mỹ ủng hộ, vì thế, các chính quyền của
Mỹ nối tiếp nhau tích cực thúc đẩy phát triển hợp tác và tự do hóa khu. Điều đó thể
hiện rất rõ trong các hiệp định và nghị định của nước này trong các tổ chức thương mại
khu vực như APEC, NAFTA…hay ở tầm quốc tế như GATA tiền thân của WTO.
Trung Quốc và ASEAN là hai đối tác quan trọng của Mỹ ở Châu Á nên chính sách của
chính quyền Bush hiện nay là tăng cường quan hệ kinh tế-thương mại với hai đối tác
này.Song song với việc thúc đẩy hợp tác và phát triển ở các khu vực Mỹ tăng cường
các hiệp định song phương, đây là một động thái có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam từ
phía Mỹ, vì một khi chính quyền nước này chủ trương thúc đẩy quan hệ song phương,
Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội trong mối quan hệ này.
Cùng với việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, chính sách về quan hệ đầu tư
quốc tế của Mỹ cũng có nhiều thay đổi, nếu như trước đây thị trường đầu tư của Mỹ
chủ yếu là Châu Âu, Nhật Bản thì ngày nay ( từ năm 2001 trở đi) khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam được xem là điểm đến lý tưởng của các nhà
đầu tư Mỹ, các công ty Mỹ đã đẩy mạnh đầu tư vào khu vực này nhằm tiếp cận nhu cầu
tiêu dùng ngày càng thay đổi, sử dụng công nghệ cao, sử dụng nguồn nhân lực dồi dào
từ đó thâm nhập vào thị trường khu vực để tiết kiệm chi phí sản xuất và giành được lợi
thế về chi phí sản xuất.
Tóm lại, tuy không có nhiều thay đổi trong chính sách kinh tế đối ngoại trong
việc sử dụng các biện pháp vì tính liên tục của chính sách đối ngoại của Mỹ, song rõ
ràng chính phủ Mỹ dưới sự dẫn dắt của tổng thống G.Bush đã cho thấy một sự triển
khai mạnh mẽ và kiên quyết trong chính sách kinh tế đối ngoại, một đường lối kinh tế

thực dụng khác hoàn toàn với triết lý kinh tế của chính quyền Clinton với những khẩu
hiệu tự do, dân chủ quen thuộc. Tuy nhiên các nhân tố này không phải hoàn toàn là
9
nguyên cớ khiến cho Mỹ có định hướng mới về quan hệ Việt Nam – Mỹ, vậy nhân tố
chủ yếu khiến Uncle Sam vốn là người luôn quan niệm “ không có bạn thù vĩnh viễn,
chỉ có lợi ích là vĩnh cửu” này lại quan tâm đến Việt Nam?
Những năm đầu của thiên niên kỉ mới Việt Nam được xem là con hổ nhỏ của
Châu Á, với một nền kinh tế khá năng động, tốc độ phát triển cao và ổn định có sức lôi
cuốn kinh doanh nhiều nước trong đó có các doanh nghiệp Mỹ, do đó việc Mỹ thúc đẩy
quan hệ với Việt Nam có động cơ theo đuổi lợi ích kinh tế. Trong đó thương mại là
điểm sáng giữa hai nước, tuy nhiên đó chưa phải là điểm mấu chốt, điều cốt yếu ở đây
đó là vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao ở các tổ chức khu vực và quốc tế
dựa trên những thành quả mà Việt Nam đã đạt được. Đặc biệt là trong khuôn khổ
ASEAN, với số dân chiếm 16% tổng dân số của các nước ASEAN, con số này cho thấy
khả năng tiềm tàng của Việt Nam trong tương lai vì quy mô dân số là nhân tố quan
trọng tron việc hình thành vị thế của một nước. Hơn nữa, Việt Nam có môi trường rất
ổn định về an ninh đặc biệt là sau sự kiện 11/9. Kể từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam
có những đóng góp rất tích cực. Ngoài ra, Việt Nam còn là cửa ngõ của ASEAN và
Trung Quốc khi nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới này đang đẩy nhanh quá trình hợp
tác với ASEAN. Chính vì vậy, tuy có những khác biệt về văn hóa và ý thức hệ, những
cản trở nhất định trong thể chế, di sản chiến tranh, hay có những nhóm người Việt
chống cộng thì Mỹ vẫn muốn có một mối quan hệ tốt với Việt Nam đặc biệt trong
khuôn khổ ASEAN và APEC nhằm phát huy ảnh hưởng và nâng cao vị thế của nước
này ở khu vực.
4) Đối với Việt Nam.
c. Bối cảnh điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam
Những năm đầu của thiên niên kỉ mới thế giới đã chứng kiến xu hướng toàn cầu
hóa diễn ra nhanh chóng và phức tạp. Kinh tế thế giới trong những thập kỷ qua nhìn
chung phát triển không đều và thiếu sự ổn định, các nền kinh tế Tây Âu, Mỹ, Liên Xô,
Nhật Bản có chiều hướng đi xuống, trong khi đó Trung Quốc lại phát triển rất nhanh,

các nước Đông Á và Đông Nam Á đang có dấu hiệu hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài
chính năm 1997, Nam Á và nhất là châu Phi vẫn chưa thoát khỏi tình trạng trì trệ kéo
dài; kinh tế Mỹ - Latinh có khá hơn song vẫn không ổn định. Cũng trong thời gian này,
10
khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng tạo nên sự phân công lao động sâu rộng
trong cộng đồng quốc tế. Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa phát triển ngày càng
nhanh nhiều tổ chức kinh tế khu vực tự do xuất hiện và phát triển nhanh như WTO,
NAFTA, AFTA….Hầu hết tất cả các nước trên thế giới đều tập trung phát triển kinh tế,
tuy vậy cộng đồng thế giới cũng đứng trước những vấn đề toàn cầu như đói nghèo, dịch
bệnh, ô nhiễm môi trường…mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết
được, chính vì vậy nó thúc đẩy xu hướng hội nhập để phát triển. Riêng đối với khu vực
Đông Nam Á, mặc dù trước đây có những bất đồng, đối đầu song nay các nước đã có
xu thế hòa bình và hợp tác không ngừng gia tăng tuy còn tiềm ẩn một số khó khăn nhất
định. Nhận thức được đầy đủ về xu thế này cùng với sự phát triển không ngừng về tất
cả các mặt ở trong nước, Tại Đại hội IX (4/2001) Đảng ta đã nhất quán đường lối đối
ngoại đã được nâng lên một tầm cao mới: “ Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy
của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, tự do và phát triển,”
6
. Với
chủ trương: “ Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực,”. Vậy đâu là những nét
mới trong chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam, tạo đà cho sự hội nhập sâu rộng
cho thời gian sau này?
d. Những nét mới trong chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam.
Tư tưởng hội nhập với khu vực và thế giới của Việt Nam được hình thành từ rất
sớm được thể hiện rất rõ trong các văn kiện ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng Hòa năm 1946, trải qua quá trình phấn đấu và phát triển, tư tưởng ấy
ngày càng được hoàn thiện và được nâng lên tầm cao mới: “ Thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ
quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế
giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.( Trích: Văn kiện Đại hội IX của

Đảng tháng 4-2001). Nếu như trước đây, Việt Nam tự trói mình với hòn đá tảng Liên
Xô, thì ngày nay việc xác định độc lập tự chủ là cơ sở để thực hiện đường lối đối ngoại
rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa là một sự thay đổi lớn trong tưu duy, đồng thời
nhấn mạnh: “ Việt Nam sẵn sàng là đối tác tin cậy” và “chủ động hội nhập kinh tế quốc

6
Nguyễn Thị Mai Hoa, “Chính sách đối ngoại Việt Nam: Bước phát triển tư duy đối ngoại của Đảng
trong quan hệ các nước láng giềng và khu vực thời kì đổi mới.” năm 2007, trang 298.
11
tế.” Đây là sự phản ánh một nấc thang cao hơn trong tư duy đối ngoại nói chung và hội
nhập quốc tế nói riêng của Việt Nam. Ngày nay, Việt Nam không chỉ tự tin vào vị thế
của mình mà thông qua phương châm đó Việt Nam đã khẳng định với thế giới rằng,
Việt Nam có thể và sẵn sàng trở thành “ bạn làm ăn” tin cậy trong quan hệ giao thương
các bên cùng có lợi, khác hoàn toàn với trước kia, khi một Việt Nam e dè, chỉ
dám:“ muốn là bạn”, rồi đến “ sẵn sàng là bạn”. Khái niệm “đối tác” và “đối tượng”
trong thời kì này cũng cho thấy một bước chuyển rất lớn trong tư duy và trong chính
sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Thay vì phủ nhận sạch trơn những gì mà một đối
tượng có, để rồi tin tưởng hoàn toàn vào những nước, những nền kinh tế mà Việt Nam
cho là đối tác, Việt Nam đã có cái nhìn sâu sắc hơn rằng trong đối tác, có đối tượng,
trong đối tượng có đối tác để linh hoạt điều chỉnh chính sách phù hợp với từng “bản
chất” của mỗi nước, mỗi quốc gia, dân tộc, để đạt được mục tiêu chính của hội nhập
kinh tế quốc tế: “ Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh
thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.” ( Nghị quyết 07 của Bộ Chính Trị). Bằng cách tích
cực tham gia các tổ chức khu vực và quốc tế, kí kết các hiệp định song phương…dựa
theo phương châm cơ bản là đảm bảo nguyên tắc cùng có lợi trong bất kì quan hệ nào.
Xuất phát từ tư tưởng hội nhập sâu rộng , mà Việt Nam không ngừng thúc đẩy phát
triển quan hệ song phương về kinh tế, và tất nhiên “đối tác” không thể không được liệt
kê đầu tiên trong danh sách các đối tác của Việt Nam là Mỹ.
Tóm lại, Việt Nam đã có bước chuyển rõ nét trong việc xác định đối tác và đối

tượng trong giai đoạn mới để có một chính sách kinh tế đối ngoại toàn diện và đầy đủ
hơn.
Nhưng tại sao Mỹ “kẻ thù” ngày xưa của Việt Nam lại ngày càng có vai trò
quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam? Trước tiên cần phải khẳng
định rằng, Mỹ là cường quốc một thế giới, Mỹ có nguồn tài chính dồi dào, có khoa học
và công nghệ tiên tiến và có nền kinh tế hiện thị trường hiện đại nên tầm ảnh hưởng
của Mỹ đến các nước trên thế giới là rất lớn, thậm chí có rất nhiều trường hợp Mỹ sử
dụng “cây gậy” để trừng phạt kinh tế của một nước mà đã khiến cho nền kinh tế của
nước đó bị què quặt như Triều Tiên, Cuba, và cả Việt Nam giai đoạn trước 1995. Vì
vậy, việc chủ động và nỗ lực hợp tác với Mỹ là cả một vấn đề lớn và cần thiết. Ngoài ra
12
việc thúc đẩy quan hệ Việt – Mỹ đặt trên lợi ích an ninh quốc gia và mục tiêu phát triển
đất nước, còn tạo ra cơ hội và điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thỏ của Việt Nam, tất nhiên nó cũng tạo ra nhiều
thách thức yêu cầu Việt Nam phải tỉnh táo để đối phó.Có thể nói tóm lại, để có thể gắn
mình với thế giới thì trước hết việc thúc đẩy quan hệ kinh tế với Mỹ là cần thiết.
Tóm lại, những nhân tố nội tại của mỗi nước cũng như các nhân tố ở bên ngoài
đã dẫn đến chính sách kinh tế đối ngoại của hai nước có sự thay đổi, chính sự thay đổi
đã bắc cầu cho mối quan hệ kinh tế giữa hai nước phát triển, sự phát triển đó đã được
đề cập ở bên trên.
3 Triển vọng quan hệ kinh tế Việt – Mỹ dưới chính quyền Obama
Ngày 20-1- 2009, cả thế giới đặc biệt là những người dân Mỹ đã chứng kiến
cảnh tống thống thứ 44, tổng thống da màu đầu tiên của nước này nhậm chức, với khẩu
hiệu tranh cử: “ the change we need”. Để có thể dự đoán phần nào tiến trình quan hệ
kinh tế Việt – Mỹ sẽ như thế nào dưới chính quyền Obama đặt trong bối cảnh cả thế
giới đang lún sâu vào khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, trước hết chúng ta
phải có cái nhìn sơ lược về chính sách phác thảo của tổng thống đối mới của nước này
đối với tình hình hiện nay. Điều đầu tiên có thể nói chính sách đối ngoại của tân tổng
thống mới mang phong cách hoàn toàn khác so với chính quyền Bush, Thái độ lắng
nghe ý kiến của đối tác, sẵn sàng thỏa hiệp nếu cần thiết nhưng vẫn duy trì tư thế lãnh

đạo của một cường quốc số một trên hành tinh đã bước đầu chinh phục được cảm tình
của thế giới. điều đó được thể hiện qua các chuyến công du quan trọng của ngoại
trưởng Hillary Clinton và Phó tướng Biden tới các quốc gia Châu Á, châu Phi, châu Âu,
thể hiện qua thành công của cuộc gặp cấp cao G20 tổ chức tại London ngày 2- 4- 2009 ,
cuộc gặp mới đây của tổng thống Mỹ Obâm với các nhà lãnh đạo các nước sân sau của
Mỹ như Bolivia, Vênêzuêla…đã không phải chứng kiến cuộc biểu tình nào như đã xảy
ra hồi chính quyền Bush, ngay cả Iran cũng nói sẵn sàng thương thuyết với Obama. Tất
cả những biểu hiện đó cho thấy một chính sách hòa dịu và đa phương trong chính sách
đối ngoại của tân tổng thống nước này. Có vẻ như chính sách đối ngoại của nước này
đã sử dụng củ cà rốt nhiều hơn.
13
Tuy chính sách thương mại không nằm trong các vấn đề được ưu tiên trong
chính sách của ngoài kinh tế, khủng hoảng tài chính, độc lập năng lượng, y tế, giảm
thuế cho tầng lớp trung lưu, giáo dục, cuộc chiến tại Iraq, Afganistan. Năm 2009, chính
sách thương mại của Hoa Kỳ sẽ không có nhiều thay đổi và đàm phán tự do hóa thương
mại sẽ không tiến triển nhiều , tuy nhiên do thế giới đang phải đối đầu với những khó
khăn trong thời kinh tế toàn cầu đang lâm vào khủng hoảng nên có thể thấy một số
động thái mới của Mỹ, như bảo hộ ngành sản xuất kinh doanh ở trong nước như ban
hành luật nông nghiệp, thông qua dự luật “Buy American”…sẽ phần nào gây khó khăn
cho việc xuất-nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ. Dự tính kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ giảm trong vài năm tới, Việt Nam cần có
những chính sách và hướng dẫn kịp thời để công việc sản xuất và xuất khẩu vào thị
trường chủ chốt này không bị gián đoạn hoặc trở nên trì trệ. Về quan hệ đầu tư, tuy có
nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm tín dụng song các nhà bình luận vẫn có cái nhìn lạc
quan về dòng FDI chảy vào Việt Nam trong thời gian tới, điều đó được khẳng định bởi
việc các công ty của Mỹ ở Việt Nam như công ty ôtô Ford của Mỹ vẫn tiếp tục mở
rộng đầu tư… Dù còn gặp nhiều khó khăn, song chúng ta vẫn hi vọng vào một sự thay
đổi mà tổng thống da màu này có thể mang lại ở các khu vực nói chung và Việt Nam
nói riêng, hi vọng với chính sách hòa dịu và luôn có thái độ sẵn sàng thỏa hiệp nếu cần
thiết của chính quyền mới này sẽ bắc thêm một nhịp cầu cho tiến trình nỗ lực đàm phán

với Mỹ để đạt được quy chế GSP của Việt Nam trong thời giang gần đây ( miễn giảm
thuế ưu đãi đặc biệt chung)
Tóm lại, tuy triển vọng của quan hệ kinh tế Việt – Mỹ dưới chính quyền Obama
không mấy sáng sủa do tình hình kinh tế toàn cầu suy giảm, song dưới các chính sách
hòa dịu của tân tổng thống mới, vẫn có những mong đợi về quan hệ kinh tế Việt – Mỹ
sẽ tiến đến một tầm cao hơn, xứng với tiềm năng và vị thế mà hai nước.



14
III. KẾT LUẬN
Với những thành quả đã đạt được trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ
trong gần một thập kỷ qua, chúng ta không khỏi cảm thấy tự hào vì những nỗ lực chúng
ta bỏ ra đã mang lại những thành quả đáng kể, song để có thể tiếp tục phát triển mối
quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ lên một tầm cao mới như mong muốn của hai
nước trong hoàn cảnh hiện nay Việt Nam không thể không có những đổi mới mạnh mẽ
hơn nữa về kinh tế, chính trị và xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, đồng thời xây dựng một thị trường năng động, có sức cạnh tranh cao và có lợi
nhuận cao cho các nhà kinh doanh Hoa Kỳ cũng như các nhà kinh doanh khác, của Việt
Nam cũng như của nước ngoài và tất nhiên, Việt Nam cũng hi vọng vào sự chuyển biến
về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại dưới thời
tổng thống mới để chúng ta có thể biến được khẩu hiệu: “ change, yes we can” của tân
tổng thống Obama thành hiện thực. Hi vọng bài tiểu luận của tôi đã phần nào làm sáng
tỏ nguyên nhân của sự tiến triển trong quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ để từ đó có
thể tìm ra một số cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho tiến trình hoạch định chính sách
của nước ta trong tình hình mới.













15
IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Danh mục sách:


1) Nguyễn Bích Sơn, “ Mỹ điều chỉnh chính sách kinh tế,” “Chương III:
Điều chỉnh chỉnh sách đối ngoại.” Nxb:Khoa học xã hội, trang125.
2) T.S Đỗ Đức Định, “ Quan hệ kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ”, “Chương VI:
Đèn Hoa Kỳ và ánh sáng sang thế kỷ XXI”, trang157.
3) “ Hoa Kỳ xu hướng chiến lược kinh tế kể từ khi kết thúc chiến tranh
lạnh.” Nxb: Khoa học xã hội
4) “ Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ hướng về phía trước.” Nxb: Tri thức.
5) “ Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ, động cơ của sự lựa chọn trong thế kỷ
XXI.” “Chương IX: Sự thịnh vượng: chính sách kinh tế đối ngoại và
chính sách xã hội trong kỷ nguyên toàn cầu hóa.” Nxb Chính trị quốc gia,
trang 403.
6) Nguyễn Thế Lực-Nguyễn Hoàng Giáp, “ Chính sách đối ngoại Việt Nam,
tập II, 1975-2006” “ Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: Quá trình và
một số kết quả.” Trang 496,

 Các trang web điện tử .



1) T. Huyền, Đông Á và hi vọng vào Obama, báo vnexpress , ngày
11/11/2008.

2) Nguyễn Việt, 100 ngày của Obama: Mỹ đã đi đúng hướng, báo dantri,
Ngày 24/04/2009
/>di-dung-huong.htm
3) Việt Nguyễn, Châu Á – Sự khác biệt giữa chính sách Obama và Bush,
báo giaothongvantai, ngày 21/02/2009.
16
/>Su_khac_biet_chinh_sach_giua_Obama_va_Bush/
4) Vũ Lan, Học thuyết đối ngoại “mới” của Obama, báo baodatviet, ngày
20/04/2009
/>Obama/20094/38296.datviet


×