Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

khảo sát tình hình bệnh parvovirus trên chó tại hà nội và nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 49 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A
MỤC LỤC
PHẦN I - MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chó là giống vật nuôi được thuần hoá từ rất sớm và được nuôi rộng rãi
ở khắp các quốc gia trên thế giới. Chúng rất giàu tình cảm và được coi là
người bạn bốn chân trung thành nhất của con người cho dù lúc phú quý cũng
như cơ hàn. Ngạn ngữ có câu: “ Khuyển mã chí tình – Con không chê bố mẹ
khó, chó không chê chủ nghèo” để nói lên những đặc tính tốt đẹp của con chó.
Với những bản tính: Nhanh nhẹn, mắt tinh, tai thính, khứu giác phát triển,
thông minh và dũng cảm Chó được con người sử dụng vào rất nhiều công
việc vào những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Chúng có thể thực hiện
từ những công việc bình thường như: Giữ nhà, bắt chuột, chăn dắt gia súc,
kéo xe làm cảnh đến những công việc phức tạp khó khăn, nguy hiểm trong
các lĩnh vực như phát hiện, ma túy, bom mìn, chất nổ, tham gia săn bắt công
tác săn bắt bảo vệ an ninh quốc phòng
Chính vì chăn nuôi với mục đích đa dạng như vậy mà gần đây có rất
nhiều giống chó ngoại được nhập vào nước ta làm phong phú thêm về số
lượng và chủng loại các giống chó. Song song với sự phát triển đó thì tình
hình dịch bệnh trên đàn chó ngày càng gia tăng.
1
1
1
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A
Qua quá trình theo dõi tại phòng khám và điều trị chó mèo ở thành phố
Hà Nội chúng tôi nhận thấy rằng bệnh ở đường tiêu hoá là một trong những
bệnh gây thiệt hại nặng nề cho mọi lứa tuổi của chó và tỷ lệ chết rất cao. Một
trong những nguyên nhân gây ra bệnh ở đường tiêu hoá thì nguyên nhân do
Parvo virut chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Đây là một bệnh truyền nhiễm rất
nguy hiểm gây chết hàng loạt chó con. Chó lớn không chết nhiều nhưng lại là
nguồn tàng trữ virut. Với tốc độ lâu lan nhanh, mạnh trong đàn và trong khu


vực, tỷ lệ chết cao hơn nữa chi phí điều trị rất tốn kém đã gây ra thiệt hại rất
lớn cho người chăn nuôi cho ở nước ta. Cho đến nay những tài liệu nghiên
cứu về bệnh Parvovirus vẫn còn hạn hẹp và chưa có hệ thống.
Đề góp phần làm tăng hiệu quả phòng trị bệnh, làm giảm thiệt hại cho
ngành chăn nuôi chó đồng thời bổ sung các tài liệu nghiên cứu về chó. Chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình bệnh Parvovirus trên chó
tại Hà Nội và nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh”.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
- Xác định chó mắc bệnh Parvovirus theo các giống, lứa tuổi và theo
mùa tại Hà Nội.
- Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu (lâm sàng, huyết học,
tồn thương đại thể và vi thể) trên chó mắc bệnh Parvovirus.
- Nâng cao kiến thức thú y tại phòng mạch.
1.2.2. Yêu cầu
- Nắm được quy trình chẩn đoán.
- Ghi chép số liệu đầy đủ.
2
2
2
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ TƯ LIỆU VỀ LOÀI CHÓ
Xuất phát từ nhu cầu và thị yếu của người nuôi khuyển cảnh mà có rất
nhiều giống cho được lai tạo hoặc du nhập vào Việt Nam. Mỗi một giống chó
có những đắc điểm khác nhau về hình dạng bên ngoài và màu sắc lông
2.1.1. Một số giống chó nuôi ở Việt Nam.
a. Nhóm cho ta hay chó nội địa.
Chó ta được người dân thuần hóa và nuôi dưỡng cách đây 3000 – 4000
năm trước công nguyên. Các nhà khoa học đã khẳng định nhóm chó ta có

nguồn gốc từ chó sói lớn ( chó sói lửa – counalpinus). Do ở nước ta có tập
quán nuôi chó thả rông, vì thế có sự phối giống một cách tự nhiên giữa các
giống chó, kết quả là tạo ra nhiều thế hệ con lai với nhiều đặc điểm ngoại hình
rất đa dạng từ tầm vóc đến kiểu tai, kiểu đuôi và bộ lông rất khác biệt về tên
gọi thì người dân thượng dựa vào màu sắc bộ lông và địa phương để gọi tên
như: Chó mực (nhóm chó có bộ lông màu đen), chó vàng (nhóm chó có bộ
lông màu vàng) và chó ở vùng núi nào thì gọi tên của địa phương đó như
chó Lào, chó H’Mông vì thế nên được xếp chung vào một nhóm chó ta. Chó
ta có tầm vóc lớn trung bình, chó cái thường nhỏ hơn chó đực không đáng kể,
thể trọng bình quân lúc 12-15 tháng tuổi đạt 9,83 – 11,01kg, đầu to vừa phải,
mình thon nhỏ, cấu trúc cơ thể có dạng hình chữ nhật, cao vai trung bình
3
3
3
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A
38.8cm. Đường lưng thẳng, ngực khá sâu, bộ lông ngắn ôm sát thân, sợi lông
hơi thô và thẳng, màu sắc thay đổi 1 hoặc nhiều màu: vàng, đen, trắng và vện.
Đuôi dài 22,16cm thường là uốn cong trên lưng chiếm 61,16%.
b. Chó Phú Quốc.
Chó Phú Quốc là giống chó sinh sống phổ biến trên đảo Phú Quốc
thuộc tỉnh Kiên Giang – Việt Nam. Hình dạng tổng thể bên ngoài của một con
chó săn. Đầu khá dài, sọ hơi gồ, da có nếp nhăn, mõm khá lớn. Mắt màu hung
ánh lên vẻ hoang dã. Mũi đen, lỗ mũi hơi rộng. Quai hàm khoẻ và dài, môi
đen, hàm răng phát triển tốt và cắn rất khít. Tai thẳng, hình dáng giống như vỏ
ốc lật ngược, dựng đứng nhưng không nhọn lắm, mặt trong của tai ít lông. Cổ
rất dài và mềm mại, rộng dần về phía vai. Bụng thon, đùi cơ bắp, cẳng chân
dài và khoeo khá thẳng. Bàn chân duỗi ra, ngón ít cong, đế chân cứng. Đuôi
rất linh hoạt và ngắn, cong tròn lên lưng, chót đuôi gần như chạm vào lưng.
Lông rất ngắn và mọc rậm trên khắp cơ thể, ở giữa lưng và từ vùng thắt lưng
đến vai, lông mọc ngược thành một dải dài.

2.3.2. Một số giống chó nhập ngoại
a. Chó Becgie Đức (German Shepherd dog)
German Shepherd là giống chó có nguồn gốc từ Đức, được phát hiện
đầu tiên ở Berlin (năm 1989) là giống Becgie lông ngắn và tại Hanover (năm
1882) là giống Berger lông dài. Có giả thuyết cho rằng Becgie Đức là giống
chó được tạo ra từ sự tạp giao tự nhiên giữa chó chăn cừu và chó sói.
Theo David Alderton 1993 thì chó Berger Đức khỏe mạnh, thông minh,
nhanh nhẹn và cơ bắp phát triển. Chó German Shepherd có tính ổn đinh rất
cao trí tuệ và sự hài hoà giữa phần trước và phần sau của cơ thể. Có chiều dài
lớn hơn chiều cao, cơ thể có chiều sâu.
4
4
4
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A
Hiện nay giống chó này phân bố ở nhiêu nơi trên thế giới, nhưng tập
trung chủ yếu ở châu Âu. Qua quá trình thích nghi với từng môi trường thuần
hoá mà độ dài lông cũng như màu sắc lông thay đổi: đen nâu, đen vàng, đen
xám thân hình vừa phải, con đực cao 61 – 66cm nặng 37-45kg, con cái cao
56-62cm, nặng 25-32kg. Mắt tròn đen tinh nhanh. Tai to, dựng đứng hướng
về phía trước. Vai và chân săn chắc, bàn chân dầy, hai chân trước cao hơn hai
chân sau.
b. Chó Rottweiler
Chó Rottweiler bắt nguồn từ con Mastiff của Ý. Nó được tạo giống ở
thị chấn Rottwell. Chó Rottweiler có cơ thể mạnh mẽ và rất vạm vỡ đầu hình
cầu khoảng cách giữa 2 vai rất rộng mặt dài gần bằng sọ hơi gãy, mõm phát
triển. Mắt màu nâu đen với dáng vẻ trung thành. Tai hình tam giác và cụp về
phía trước. Lưng phẳng, cổ và lưng tạo thành một đường thẳng, cấu trúc cơ
thể có dạng hình vuông, chân trước khá cao, vai trung bình 69,5cm. Bộ lông
ngắn cứng và rậm rạp. Màu lông đen với một ít đốm vàng ở gần 2 mắt, trên
má, mõm, ngực và thân.

5
5
5
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A

c. Chó Boxer
Chó Boxer có nguồn gốc tại Đức được phát hiện năm 1850, chó Boxer
được miêu tả như một con chó đẹp trong cái xấu vì chó có bộ mặt xấu xí
nhưng lại rất ngoan và trung thành. Đầu cân đối với cơ thể, chán không có
nếp nhăn mặt hơi ngắn hơn sọ, hàm dưới uốn cong lên và hở xa với hàm trên.
Tai mọc ở phần cao của đầu, mũi lớn đen, chân cao khỏe, vai cao 58cm. Đuôi
mọc ở phần cao mà thường được cắt ngắn màu sắc vàng hoặc vện.
6
6
6
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A

d. Chó Chinhuahua
Đây là giống chó lâu đời nhất ở Châu Mỹ và là giống chó có thân hình
nhỏ nhất trong mọi loài chó trên thế giới. Tên của giống chó này được lấy tên
từ bang Chinhuahua của Mexico, nơi mà các nhà thám hiểm đã tìm ra chúng.
Chinhuahua có đầu tròn và mõm gắn, nó có đôi mắt to, tròn mầu sẫm gần như
đen, đôi khi là màu đỏ rubi sẫm. Đôi tai đặc biệt to luôn vểnh. Thân hình chắc
chắn, dài hơn so với chiều cao, đuôi uốn cong trên lưng hoặc vắt sang một
bên. Ở Việt Nam rất phổ biến loài lông ngắn, màu lông thường là hạt dẻ vàng
cát, màu bạc, xanh thép, nâu nhạt, chúng có lưng bằng và 4 chân thẳng chiều
cao khoảng 15 – 23cm. Cân nặng từ 1 – 3 kg.
7
7
7

Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A
e. Chó Bắc kinh
Giống chó Bắc Kinh tương đối nhỏ có trọng lượng trung bình ở chó cái
là 2,66kg, ở chó đực 3,58 kg, đầu rộng, khoảng cách giữa 2 mắt lớn, mũi ngắn
tẹt, trên mõn có nhiều vết nhăn, mặt gãy, mắt tròn lồi, đen tuyền và long lanh.
Tai hình quả tim cụp xuống 2 bên, cổ ngắn và dày, có một cái bờm nhiều lông
dài và thẳng. Chó Bắc Kinh có bộ lông màu luy pha nhiều lông mầu sẫm ở
mặt lưng, hông, đuôi, đuôi gập dọc theo sống lưng kiểu đuôi sóc.
2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CHÓ
2.2.1. Thân nhiệt (
o
C)
Ở trạng thái sinh lý bình thường, thân nhiệt của chó là 37,5
o
C –
39,5
o
C. Trong trạng thái bệnh lý thân nhiệt có sự thay đổi tuỳ vào tính
chất và mức độ bệnh.
Theo Nguyễn Như Pho, nhiệt độ của cơ thể chó bình thường còn thay
đổi bởi các yếu tố: tuổi tác (con non có nhiệt độ cao hơn con trưởng thành),
giới tính (con cái có thân nhiệt cao hơn con đực). Sự vận động cũng ảnh
hưởng đến thân nhiệt của chó, khi vận động nhiều thân nhiệt của chó thường
8
8
8
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A
cao hơn bình thường. Thân nhiệt của chó vào lúc sáng sớm thường thấp hơn
buổi chiều và chênh lệch từ 0,2
o

C – 0,5
o
C.
2.2.2. Tần số hô hấp (số lần thở/phút)
Tần số hô hấp là số lần thở trong một phút. Tần số hô hấp phụ thuộc
vào cường độ trao đổi chất, tuổi, tầm vóc, trạng thái dinh dưỡng, trạng thái
làm việc, trạng thái sinh lý, thời tiết, khí hậu và trạng thái bệnh lý.
Ở trạng thái sinh lý bình thường, chó con có tần số hô hấp từ 18 – 20
lần/phút, chó nhỏ có tần số hô hấp 20 – 30 lần/phút .
Chó thở thể ngực và tần số hô hấp còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Nhiệt độ bên ngoài môi trường: khi thời tiết quá nóng nên chó phải thở
nhanh để thải nhiệt, ở chó nhịp thở có thể lên tới 100 – 160 lần/phút.
Thời gian trong ngày: ban đêm và sáng sớm chó thở chậm hơn, buổi
trưa và buôie chiều cho thở nhanh hơn.
Tuổi: con vật càng lớn tuổi thì tần số hô hấp càng chậm.
Những con mang thai, sự sợ hãi cũng làm cho tần số hô hấp tăng lên.
2.2.3. Tần số tim (lần/phút)
Tim co bóp hoạt động liên tục trong suốt cuộc đời con vật theo một
nhịp điệu nhất định gọi là tâm trương. Tần số tim mạch được qui định bằng số
lần tim co bóp trong 1 phút. Nhịp tim thể hiện cường độ trao đổi chất, trạng
thái sinh lý, bệnh lý cơ thể cũng như của tim.
Ở trạng thái sinh lý bình thường:
Chó con: 200 – 220 lần/phút.
Chó trưởng thành: 70 – 120 lần/phút.
Chó già: 70 – 80 lần/phút
9
9
9
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A
2.3. SINH LÝ MÁU

Máu là tấm gương phản ánh tình trạng và sức khỏe của cơ thể. Máu là
nguồn gốc của hầu hết các chất dịch trong cơ thể: dịch nội bào, dịch gian bào,
dịch bạch huyết và dịch não tủy. Tổng lượng máu gồm 54% máu lưu thông và
dự trữ ở gan 20%, lách 16%, mao mạch dưới da 10%.
Máu đảm nhiệm rất nhiều chức năng khác nhau vì nó là chất dịch mang
các chất vận chuyển đi khắp cơ thể: vận chuyển O
2
từ phổi tới mô bào và CO
2
từ mô bào ra phổi để thải ra ngoài; mang các chất dinh dưỡng hấp thu từ hệ
tiêu hóa đến mô bào, tổ chức để nuôi dưỡng, cung cấp năng lượng và là
nguyên liệu để sinh tổng hợp các chất của cơ thể, mang các sản phẩm của quá
trình trao đổi chất như CO
2
, ure, axit uric mang đến phổi, thận, da, mật để
thải ra ngoài. Máu làm nhiệm vụ điều hòa thân nhiệt. Máu giữ chức năng điều
hòa và duy trì cân bằng nội môi như nước, pH, áp suất thẩm thấu; máu mang
các hormon và các chất sinh ra từ cơ quan này đến cơ quan khác, góp phần
vào sự điều hòa trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển, đảm bảo sự cân bằng
nội môi; máu mang các loại kháng thể và các loại bạch huyết có khả năng
ngăn cản, tiêu diệt vi khuẩn và những mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
Máu được cấu tạo bởi một số loại tế bào khác nhau hay còn gọi là thành phần
hữu hình và huyết tương.
2.3.1. Thành phần dịch thể (hay còn gọi là huyết tương)
Huyết tương chiếm 60% thể tích của máu. Huyết tương là dung dịch có
màu vàng nhạt chứa đến 60% là nước, 40% là các protein huyết tương và rất
nhiều chất khác. Các thành phần chính của huyết tương gồm: albumin tham
gia cấu tạo mô bào, cơ quan trong cơ thể (hàm lượng albumin trong máu biểu
thị khả năng sinh trưởng của gia súc); globulin miễn dịch (hay kháng thể); các
yếu tố đông máu; các hormone; các chất điện giải (chủ yếu là Na và Cl, ngoài

ra còn có Ca, Ka, P ) và các chất thải khác của cơ thể.
10
10
10
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A
2.3.2 Thành phần hữu hình
Thành phần hữu hình chiếm đến 40% thể tích máu toàn bộ. Trên lâm
sàng, thành phần này thường phản ánh bằng khái niệm Hê ma tô crít
(hematocrit), một xét nghiệm đơn giản để phát hiện thiếu máu. Thành phần
hữu hình gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu đều do tủy xương tạo ra. Các tế
bào tăng lên hoàn toàn bằng cách phân bào sau đó là sự trưởng thành của mỗi
dòng tế bào. Tế bào gốc bao gồm tế bào liên võng ( liên võng thực bào, liên
võng kiểu monocyte) và kiểu Lymphocyte.
a. Hồng cầu
Các tế bào hồng cầu được biệt hóa từ nguyên bào máu của tủy xương và
phát triển kê tiếp nhau là kết quả của một quá trình phân bào phức tạp. Hồng
cầu hình đĩa, lõm hai mặt, không có nhân để tăng diện tích tiếp xúc với các
chất khí. Số lượng hồng cầu that đổi tùy loài gia súc, giống, tuổi, giới tính,
chế độ dinh dưỡng, tính chất bệnh lý Đời sống hồng cầu trung bình là 120
ngày. Hồng cầu bị phân hủy một phần ngay trong dòng máu (có từ 0,5% -
1%). Cơ thể bình thường có khả năng điều chỉnh thăng bằng giữa hai quá
trình tiêu hủy và tái sinh hồng câu để duy trì số lượng hồng cầu bình thường ở
phạm vi nhất định.
Tăng hồng cầu thường thấy ở gia súc ốm khi bị trở ngại hô hấp viêm khí
quản, phế quản hoặc một số trường hợp làm giảm trạng thái lỏng của máu như
mất nước do ỉa chảy, ra mồ hôi, nôn mửa Sự thay đổi điều kiện khí hậu, môi
trường càng làm ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu trong cơ thể. Ở vùng núi cao,
áp suất khí quyển giảm thấp, phân áp oxy trong không khí giảm, hồng cầu tăng
lên có tác dụng bù, đảm bảo cung cấp oxy cho cơ thể. Ở cơ thể vận động mạnh,
trong môi trường nóng đột ngột, hồng cầu cũng tăng lên.

Hemoglobin (Hb) – Huyết sắc tố
Huyết sắc tố là một đại phân tử chứa trong hồng cấu có chức năng vận
chuyển oxy đến các mô. Trong hồng cầu, hemoglobin chứa 90% vật chất khô
11
11
11
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A
và khoảng 400 triệu phân tử. Một phân tử hemoglobin gồm một phân tử
globin (96%) và 4 phân tử hem (4%). Hàm lượng hemoglobin trong máu của
các loài gia súc rất khác nhau: ở chó khoảng 12 -18g%. Trong cùng một
giống, hàm lượng hemoglobin cũng dao động lớn, hemoglobin phụ thuộc và
lứa tuổi. Hàm lượng hemolobin cũng tăng lên trong điều kiện nóng ẩm, chế
độ dinh dưỡng và tình trạng cơ thể.
b. Bạch cầu
Bạch cầu là loại tế bào có nhân, tương bào, không có sắc tố với số
lượng thường ít ổn định và phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể. Bạch
cầu được tạo ra trong hệ thống nội mô và bị phá hủy ở gan và lách. Bạch cầu
chiếm khoảng 3% trong thành phần hữu hình; là một phần quan trọng của hệ
miễn dịch có nhiệm vụ tiêu diệt các tác nhân gây nhiễm trùng và phát động
đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Trong trường hợp bệnh lý, bạch cầu tăng mạnh
khi bị viêm nhiễm có sự xâm nhập của vi khuẩn, vật lạ giảm khi bị suy tủy,
nhiễm phóng xạ. Vì vậy xác định số lượng bạch cầu có ý nghĩa rất lớn trong
chẩn đoán.
Bạch cầu được chia làm 2 loại là bạch cầu có hạt và bạch cầu không
hạt. Bạch cầu có hạt gồm 3 loại là: bạch cầu đa nhân trung tính; bạch cầu ái
toan; bạch cầu áo kiềm.
Bạch cầu trung tính: là những tế bào trưởng thành ở trong máu tuần
hoàn và có một chức năng quan trọng là thực bào, chúng sẽ tấn công và phá
hủy các loại vi khuẩn, virus ngay trong máu tuần hoàn khi các sinh vật này
vừa xâm nhập cơ thể. Vì vậy bạch cầu đa nhân trung tính tăng trong các

trường hợp nhiễm trùng cấp. Đôi khi trong trường hợp nhiễm trùng quá nặng
như nhiễm trùng huyết hoặc bệnh nhân suy kiệt, trẻ sơ sinh, lượng bạch cầu
này giảm xuống. Nếu giảm quá thấp thì tình trạng bệnh nhân rất nguy hiểm vì
sức chống cự vi khuẩn gây bệnh giảm sút nghiêm trọng. Bạch cầu cũng giảm
12
12
12
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A
trong những trường hợp nhiễm độc kim loại nặng như chì, arsenic, khi suy
tủy, nhiễm một số virus
Bạch cầu đa nhân ái toan: khả năng thực bào của loại này yếu, nên
không đóng vai trò quan trọng trong các bệnh nhiễm khuẩn thông thường.
Bạch cầu này tăng cao trong các trường hợp nhiễm ký sinh trùng, vì bạch cầu
này tấn công được ký sinh trùng và giải phóng ra nhiều chất để giết ký sinh
trùng. Ngoài ra bạch cầu này còn tăng cao trong các bệnh lý ngoài da như
chàm, mẩn đỏ trên da
Bạch cầu đa nhân ái kiềm: đóng vai trò quan trọng trong một số phản
ứng dị ứng.
Mono bào: là dạng chưa trưởng thành của đại thực bào trong máu vì
vậy chưa có khả năng thực bào. Đại thực bào là những tế bào có vai trò bảo
vệ bằng cách thực bào, khả năng này của nó mạnh hơn của bạch cầu đa nhân
trung tính. Chúng sẽ phân bố đến các mô của cơ thể, tồn tại tại đó hàng tháng,
hàng năm cho đến khi được huy động đi làm các chức năng bảo vệ. Vì vậy
mono bào sẽ tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn mãn tính như lao, viêm vòi
trứng mãn
Lympho bào: đây là những tế bào có khả năng miễn dịch của cơ thể,
chúng có thể trở thành những tế bào "nhớ" sau khi tiếp xúc với tác nhân
gây bệnh và tồn tại lâu dài cho đến khi tiếp xúc lần nữa với cùng tác nhân
ấy, khi ấy chúng sẽ gây ra những phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, nhanh và
kéo dài hơn so với lần đầu. Lympho bào tăng trong ung thư máu, nhiễm

khuẩn máu, nhiễm lao, nhiễm virus như ho gà, sởi Giảm trong thương
hàn nặng, sốt phát ban
Chỉ tiêu sinh lý máu trên chó
13
13
13
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A
Chỉ tiêu Đơn vị tính Trị số
Hồng cầu 10
6
/mm 5,20 – 8,06
Bạch cầu 10
3
/mm
3
5,40 – 15,30
Hemoglobin g/100ml 12,40 – 19,10
Hematocrite ml/100ml 37,00 – 55,00
(Nguồn: Đỗ Đức Việt và Trịnh Thơ Thơ,
1997)
c. Tiểu cầu
Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông cầm máu, vì vậy khi
số lượng tiểu cầu xuống quá mức an toàn thì nguy cơ xuất huyết tăng lên.
2.4. BỆNH DO PARVOVIRUS TRÊN CHÓ
Là bệnh truyền nhiễm do Parvovirus gây ra với đặc điểm tiêu chảy,
phân lẫn máu, giảm thiểu số liệu bạch cầu, tỷ lệ tử vong cao trên chó con. Đây
là bệnh cơ hội để gây tổn thất cho ngành chăn nuôi chó ở phần lớn các quốc
gia trên thế giới.
2.4.1. Lịch sử bệnh
Bệnh xuất hiện đầu tiên vào năm 1978, sau đó lan dần trên phạm vi toàn

thế giới. Bệnh thường xảy ra ở dạng dịch địa phương hoặc ở nhiều ổ dịch xảy
ra cùng một lúc. Theo Trần Thanh Phong (1996), bệnh xuất hiện vào mùa thu
năm 1977 ở Texas và đến mùa hè năm 1978 đã xảy ra nhiều vùng khác nhau
ở Hoa Kỳ và Canada. Đầu năm 1979 bệnh đã xuất hiện ở Úc, Hà Lan, Bỉ,
Anh, Pháp bệnh đã được ghi nhận lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1990 trên
chó nghiệp vụ.
Giống Parvovirus chỉ gây nhiễm cho họ chó: Chó nhà, chó sói, chó có
lông bờm cổ, cáo ăn cua, gấu mèo Mỹ.
Chó ở mọi lứa tuổi đều nhạy cảm với bệnh. Thông thường hầu hết các
con trưởng thành đều có kháng thể, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trên chó
14
14
14
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A
con từ 6 - `12 tuần tuổi rất đáng kể do có sự huỷ bỏ kháng thể mẹ truyền.
Bệnh có khả năng gây lan nhanh. Tỷ lệ mắc bệnh có thể lên đến 50%, tỷ lệ tử
vong trên chó con từ 50 – 100% (Trần Thanh Phong,1996)
2.4.2. Phân loại và một số đặc tính sinh học của virus
a. Phân loại
Họ: Parvoviridae
Giống: Parvovirus
Loài: Canine Parvovirus type 2
b. Các đặc tính sinh học của Parvovirus
* Hình thái và cấu trúc
Là một DNA đơn virus không có vỏ bọc, có đường kính 20nm, 32 capsome.
* Sức đề kháng với môi trường bên ngoài:
Parvovirus đề kháng mạnh với môi trường bên ngoài. Trong phân thì
virus có thể tồn tại hơn 6 tháng ở nhiệt độ phòng. Nó đề kháng với tác động của
ete, chloroforme, acide và nhiệt độ (56
o

C trong 30 phút) (R.Moraillon, 1993).
* Đặc tính nuôi cấy của virus
Virus chỉ nhân lên trong nhân tế bào và gây bệnh tích tế bào (CPE) trên
tế bào tim chó con còn bú hay trên tế bào ruột, tế bào lymphocyte của chó
trong thời kỳ cai sữa những tế bào trong thời kỳ gián phân thích hợp nhất.
* Đặc tính kháng nguyên : Sự nhân lên của Parvovirus ở chó làm xuất
hiện kháng thể gây ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu và phản ứng trung
hòa huyết thanh. Kháng thể ức chế phản ứng ngưng kết hồng cầu xuất hiện
vào ngày thứ hai hoặc thứ ngày thứ ba sau khi nhiễm. Phản ứng này được sử
dụng trong chẩn đoá huyết thanh học. Phản ứng trung hòa huyết thanh rất khó
thực hiện trong phòng thí nghiêm.
15
15
15
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A
* Khả năng miễn dịch
Sau khi nhiễm bệnh, chó có miễn dịch kéo dài trong 3 năm, hiệu giá
kháng thể trung hoà hay ngăn trở ngưng kết hồng cầu trên những chó này sẽ
lên rất cao. Những chó con sinh ra trong khoảng thời gian này cảm nhiễm lúc
9 – 12 tuần. Sau 2 – 3 năm thì hiệu giá kháng thể sẽ giảm thấp, chó con sinh
ra có thể cảm nhiễm Parvovirus sớm hơn vào lúc 5 – 6 tuần tuổi.
Miễn dịch thụ động ở chó con có được do kháng thể mẹ truyền cho
kháng thể này tồn tại khoảng 9 ngày và thường được bài thải vào khoảng tuần
thứ 10 hay 11 sau khi sinh. Ở chó con còn bú có một thời kỳ nhạy cảm với sự
xâm nhiễm virus vacxin đưa vào. Ở “thời kỳ khủng hoảng này”, chó con
không thể được tiêm chủng hiệu quả trong khi nó thụ cảm hoàn toàn với sự
xâm nhiễm tự nhiên.
Một số kháng nguyên tương đồng giữa những dòng Parvovirus khác
nhau ở thú thịt: virus Panleucopénie féline (FPV). Virus gây viêm ruột ở chồn
(MEV). Sự tương đồng này có thể phát hiện bởi phản ứng trung hòa và phản

ứng HI. Mặc dù có sự tương đồng kháng nguyên nhưng nó có những giới hạn
riêng biệt trong tự nhiên. FPV chỉ gây nhiễm cho mèo MEV chỉ gây nhiễm
cho chồn và CPV chỉ gây nhiễm cho chó.
2.4.3. Dịch tễ học
Chất chứa căn bệnh: Phân, nước tiểu, nước bọt nhưng quan trọng nhất
là phân.
Sức đề kháng tự nhiên khoảng 6 tháng ở nhiệt độ phòng, dễ bị tiêu diệt
bởi ánh sáng mặt trời, tồn tại kéo dài vào mùa đông (ôn đới).
Cách truyền lây: Lây gián tiếp qua sự tiếp xúc tới môi trường vấy bẩn
phân thú hoặc trực tiếp từ chó bệnh sang chó khỏe.
Đường xâm nhập: Chủ yếu bằng đường miệng.
16
16
16
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A
Vật cảm thụ: Chó ở mọi lứa tuổi, chủ yếu là chó non từ 1 – 5 tháng tuổi.
Tính cảm thụ: 100% đối với những quần thể chó chưa nhiễm, những
cho lớn có miễn dịch do sự tiêm phòng hay cảm nhiễm tự nhiên. Bệnh thường
được biểu hiện trên chó con từ 1 – 5 tháng tuổi.
Sự miễn dịch mẹ truyền qua sữa đầu giúp thú phòng chống bệnh.
Những kháng thể này sẽ được loại thải hết trong khoảng 6 – 10 tuần tuổi, lúc
này chó con sẽ trở nên thụ cảm nhất. Sự giảm dần kháng thể mẹ truyền cũng
liên quan trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của chó con; những chó con đẹp
nhất, tăng trưởng tốt nhất thường nhiễm bệnh đầu tiên .
2.4.4. Cách sinh bệnh
Virus xâm nhập bằng đường bệnh và mũi, thải ra ngoài qua phân. Sau
khi xâm nhập đầu tiên virus nhân lên tại các mô lympho, gây nhiễm trùng
huyết vào ngày thứ 2 và ngày thứ 5, từ đó tạo phản ứng miễn dịch và kháng
thể có thể xuất hiện vào ngày thứ 5 và thứ 6. Trong thời gian này virus có thể
được thải ra ngoài qua phân vào ngày thứ 4, tối đa là vào ngày thứ 5, sau đó

giảm dần và chấm dứt vào ngày thứ 9. Trong quá trình gây nhiễm trùng
huyết, virus đồng thời nhân lên ở tế bào lympho và tế bảo tủy xương dẫn đến
giảm thiểu số lượng bạch cầu, hậu quả là làm giảm suy giảm miễn dịch. Virus
nhân lên trong tế bào ruột dẫn đến hoại tử biểu mô ruột bào mòn nhung mao
ruột, gây viêm ruột, giảm hấp thu và tiêu chảy rồi chết.
Ở những chó con không có kháng thể mẹ truyền, virus thường gây bệnh
tích trên cơ tim và gây ra bệnh ở dạng tim mạch.
17
17
17
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A
2.4.5. Triệu chứng
a. Dạng điển hình (viêm dạ dày ruột xuất huyết)
Dạng này rất giống với bệnh panleucopénie ở mèo. Thời gian nung
bệnh từ 3 – 4 ngày. Tình trạng bỏ ăn, mệt lả, nôn mửa, 24 giờ sau bắt đầu tiêu
chảy có máu. Ngày thứ tư và thứ năm của tiến trình bệnh thì phân có màu
xám đỏ.
Huyết học: Mất nước trầm trọng, tăng thân nhiệt (50%), giảm thiểu
lượng bạch cầu (60 – 70% tổng số các trường hợp), chủ yếu giảm bạch cầu
trung tính và tế bào lympho đôi khi chỉ còn ít hơn 400 – 500 bạch cầu/mm
3
trong những trường hợp nghiêm trọng.
Thể quá cấp: Con vật chết sau ba ngày do truỵ tim mạch.
Thể cấp tính: Chết sau 5 – 6 ngày do hạ huyết áp và do tác động bội
nhiễm của vi khuẩn.
Tỷ lệ tỷ vong cao trên chó từ 6 – 10 tuần tuổi. Chó đã qua 5 ngày mắc
bệnh thường có kết quả điều trị khả quan.
b. Dạng tim mạch
Dạng này rất hiếm gặp, có thể xảy ra trên những chó có kháng thể mẹ
truyền hoặc không có kháng thể mẹ truyền. Dạng này thường thấy trên chó

hai tháng tuổi. Chó nhiễm bệnh thường chết đột ngột do suy hô hấp trong thời
gian ngắn vì phù thũng phổi. Do những biến đổi về bệnh tích ở van tim và cơ
tim, từ đó xuất hiện những tạp âm ở tim hay những biến đổi về điện tim đồ
c. Dạng thầm lặng
Những nghiên cứu huyết thanh học cho thấy một số chó mẫn cảm với
bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng.
18
18
18
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A
2.4.5. Bệnh tích
a. Bệnh tích đại thể
Niêm mạc ruột: sung huyết, xuất huyết, lớp nhung mao ruột bị bào mòn
nhất là ở không tràng.
Lách có màu sắc và hình dạng không đồng nhất.
Dạ dày: Niêm mạc xuất huyết một phần hay toàn bộ.
Gan: Có thể sưng, túi mật căng.
Hạch bạch huyết: Phù thũng, xuất huyết.
Thể tim: Phù thũng phổi, viêm cơ tim
b. Bệnh tích vi thể
Ruột: Hoại tử biểu mô tuyến Lieberkun, toàn bộ nhung mao ruột bị
bào mòn.
Cơ quan lympho: Hoại tử và tiêu huỷ những tế bào lympho trong mảng
payer, trong trung tâm mầm, trong hạch bạch huyết màng treo ruột và những
hạch bạch huyết ở lách.
Dạng tim: Viêm cơ tim khởi phát, phân tán nặng nề.
2.4.6. Chẩn đoán
a. Chẩn đoán lâm sàng
* Dựa trên triệu chứng, bệnh tích và yếu tố dịch tễ. Chủ yếu dựa vào
các đặc điểm:

- Mức độ gây nhiễm lớn.
- Thường gây ra trên chó từ 6 – 12 tuần tuổi.
- Phần lớn chó nhiễm bệnh có biểu hiện, viêm ruột xuất huyết.
- Tỷ lệ tử vong cao (trên 50%)
19
19
19
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A
- Điều trị tốt khi bệnh tiến triển trên 5 ngày.
* Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh gây viêm ruột khác trên chó:
- Viêm ruột do Coronavirus: Bệnh lây lan rất rộng nhưng không nguy
hiểm nhiều cho thú, tiêu chảy từ 6 – 14 ngày, con vật mất nước, tỷ lệ tử
vong thấp.
- Viêm ruột do Rotavirus: Bệnh gây tiêu chảy nhưng cách sinh bệnh
chưa được biết một các rõ ràng.
- Viêm ruột do bệnh Carré: Có triệu chứng hô hấp và thần kinh đặc
trưng, thường sốt cao trong nhiều ngày ( 40
o
C – 41
o
C), viêm phổi, viêm ruột
(hiếm khi có màu tươi) có thể gặp những nốt sài, mụn mủ ở vùng da ít lông.
- Viêm dạ dày ruột trong bệnh Leptospira gây ra: Tiến trình bệnh xảy ra
nhanh với đặc điểm gây suy thận và nhiễm trùng huyết.
Ngoài ra còn gặp các trường hợp viêm ruột ỉa chảy do ký sinh trùng
(cầu trùng trên chó, giun lươn, Trichinellose ) hoặc gây tiêu chảy do các tác
động gây co thắt hoặc tắc nghẽn.
b. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
- Tìm virus trong phân: Có thể thực hiện nuôi cấy trên môi trường tế
bào nhưng thời gian lâu dài và tốn kém. Cần lưu ý rằng sự tiêm chủng văcxin

virus nhược độc dẫn đến bài virus trong 4 – 10 ngày, tuy yếu nhưng sự bài
thải này có thể dẫn đến kết quả dương tính giả.
- Chẩn đoán mô học: bất triển nhung mao ruột.
- Chẩn đoán huyết thanh học: Dùng phản ứng HI (dễ thực hiện, cho kết
quả tương đối chính xác). Kháng thể xuất hiện trong máu khi bắt đầu tiêu
chảy nhưng với hiệu giá thấp trên thực tế người ta thường dùng test ELISA để
chẩn đoán.
20
20
20
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A
- Chẩn đoán bằng test CPV (Canine Parvovirus One – step Test Kit):
Phát hiện kháng nguyên virus Parvo trong các mẫu phân. Thời gian cho kết
quả chỉ từ 5 – 10 phút.
Tóm lại, ở chó bị bệnh thì ta có thể tìm virus trong phân ở chó bệnh bị
chết ta tiến hành chẩn đoán mô học (ruột và cơ quan lympho).
2.4.7. Điều trị
Việc chữa trị hiệu quả rất thấp, đặc biệt với chó non vì chúng chịu nhiều
stress môi trường xung quanh, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, thường bị
ghép kế phát các bệnh vi khuẩn, virus khác như: care, coronavirus
Không có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng, bù dịch
cân bằng điện giải và chống các nhiễm trùng kế phát bằng kháng sinh.
Sử dụng các biện pháp sau:
- Truyền dịch nhằm bù đắp lại lượng nước mất do nôn mửa, tiêu chảy
và tuỳ theo biểu hiện lâm sàng (nếp gấp ở da, hốc mắt trũng sâu) và sinh
học (hematocrite, protein ). Việc bù đắp lượng nước phải có tính hệ thống
và truyền qua đường tĩnh mạch hoặc đường dưới da. Dung dịch này gồm
nước sinh lý mặn để điều chỉnh lượng nước ngoại tế bào và nước sinh lý
ngọt, acid amin thiết yếu để cung cấp năng lượng và protein. Việc bù đắp
lượng nước phải đầy đủ, ít nhất là 40 – 60 ml nước/kg thể trọng dùng trong

4 ngày. Các nhà khoa học khuyến cáo dùng dung dịch Ringer hay dung
dịch gồm nước sinh lý mặn (1/3) và nước sinh lý ngọt (2/3) có thêm vào
20meq KCl/lít dung dịch.
- Chống nôn: Sử dụng Primperan.
- Chống vi khuẩn bội nhiễm: Sử dụng ampicilline hoặc Gentamycine
hoặc phối hợp Sulfamide và Trimethoprime.
21
21
21
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A
- Phương pháp trợ sức: dùng vitamin B, vitamin C, vitamin K.
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày - ruột: dùng Phosphalugel và Actapulgite.
2.4.8. Phòng bệnh
a. Phòng bệnh bằng vệ sinh
- Sát trùng chuồng nuôi chó bằng nước Javen pha loãng 1/30.
- Cách ly để theo dõi những chó mới nhập, nhưng việc cách ly này chỉ
có ý nghĩa về mặt lý luận vì virus có thể tồn tại trong bộ lông chó trong nhiều
tháng.
- Chó phải thường xuyên tắm rửa sạch sẽ. Những người tiếp xúc với
chó bệnh có thể trở thành vật mang trùng thụ động và thầm lặng.
b. Phòng bệnh bằng vacxin
Khó khăn lớn nhất trong việc phòng bệnh bằng vacxin là sự tồn tại của
hàm lượng kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang, ngay tại thời điểm mất
kháng thể này thì việc tiêm phòng sẽ trở lên rất có ý nghĩa. Những chó con có
đủ lượng kháng thể sẽ không đáp ứng đối với vacxin.
Sử dụng vacxin bằng đường tiêm vào cơ thể lúc 8 tuần tuổi và trên 12
tuần tuổi, sau đó lặp lại sau 1 năm và tiêm nhắc lại sau mỗi 2 năm.
Để phòng bệnh cho cả đàn, nên tiêm phòng cho tất cả vào tuần tuổi thứ
7, thứ 9 và sau tuần thứ 12.
22

22
22
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG - ĐỊA ĐIỂM –
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
* Các giống chó ở mọi lứa tuổi đến khám và điều trị tại Bệnh xá thú y -
Viện thú y Quốc Gia, Phòng khám thú y Animal care – 16/424 Thụy Khuê.
* Chó mắc bệnh Parvovirus tại Bệnh xá thú y - Viện thú y Quốc Gia,
Phòng khám thú y Animal care – 16/424 Thụy Khuê.
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Bệnh xá thú y - Viện thú y Quốc Gia. Địa điểm: 86 - Trường Chinh -
Quận Đống Đa – Hà Nội
- Phòng khám thú y Animal care. Địa điểm: số nhà 16 ngõ 424
Thuỵ Khuê
- Phòng thí nghiệm bộ môn Vi sinh vật – Truyền nhiễm - Bệnh lý khoa
Thú y Trường ĐHNN Hà Nội.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2.1. Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh Parvovirus ở chó theo giống, lứa tuổi và
mùa
3.2.2. Xác định các triệu chứng lâm sàng chủ yếu trên chó mắc bệnh
Parvovirus
- Thân nhiệt
- Tần số hô hấp
- Tần số tim mạch
3.2.3. Xác định một số chỉ tiêu sinh lý máu trên chó mắc bệnh Parvovirus
3.2.4. Nghiên cứu các biến đổi bệnh lý đại thể, vi thể của một số cơ quan
ở chó mắc bệnh
23

23
23
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A
3.2.5. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Xác định chó bị bệnh
Quan sát triệu chứng lâm sàng: chó sốt kéo dài từ lúc phát bệnh đến lúc
chó bị ỉa chảy nặng. Con vật nôn mửa, ủ rũ, bỏ ăn. Chó đi ỉa chảy, phân thối
nhưng ngay sau đó phân có màu hồng hoặc có lẫn máu tươi, có cả niêm mạc
ruột và chất keo nhày, mùi tanh rất đặc trưng như ruột cá mè phơi nắng. Sau
đó, chó hôn mê, mất nước và sụt cân nhanh. Chó thường chết do ỉa chảy mất
nước, mất cân bằng điện giải, sốc do nội độc tố hoặc nhiễm trùng thứ phát.
Lấy phân của những chó nghi bệnh Parvovirus làm phản ứng nhanh
bằng test CPV (Canine Parvovirus One – step Test Kit). Lấy mẫu phân bằng
que lấy bệnh phẩm và đưa qua vào lọ chứa 1 ml chất pha loãng. Khuấy động
xoay tròn que trong chất pha loãng. Lấy mẫu phân pha loãng với 1 ống nhỏ
giọt. Nhỏ 3 – 4 giọt mẫu vào vùng S của thiết bị xét nghiệm. Đọc kết quả xét
nghiệm trong vòng 5 – 10 phút. Kết quả âm tính cần xem xét sau 10 phút.
3.3.2. Khảo sát tỷ lệ chó mắc bệnh Parvovirus
- Tất cả những chó bị mắc bệnh ở các lứa tuổi và các mùa trong năm
được đưa đến khám tại phòng mạch, chúng tôi đều tiến hành kiểm tra hỏi
bệnh từ chủ vật nuôi sau đó tiến hành khám lâm sàng.
- Lập bệnh án theo dõi và điều trị.
3.3.3. Theo dõi các biểu hiện triệu chứng lâm sàng ở chó mắc bệnh
Parvovirus
- Thân nhiệt (
o
C): dùng nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ trực tràng vào buổi
sáng hoặc trước khi điều trị.
- Tần số hô hấp (lần/phút): dùng ống nghe vùng phổi trong một phút,

nghe lại hai lần và lấy kết quả trung bình của ba lần nghe.
24
24
24
Khóa luận tốt nghiệp Vũ Thị Nam – Ty50A
- Tần số tim mạch (lần/phút): dùng ống nghe nghe vùng tim bên trái
đếm số lần tim mạch trong một phút, nghe lại hai lần và lấy kết quả trung bình
của ba lần nghe.
3.3.4. Các chỉ tiêu sinh lý máu
Dùng xilanh chuyên dụng lấy khoảng 1,5ml máu ở tĩnh mạch đầu của
xương cẳng tay. Nhanh chóng đưa máu từ xi lanh và ống lấy máu chuyên
dụng đã có sẵn chất chống đông. Xét nghiệm mẫu máu bằng máy đo huyết áp
18 chỉ tiêu.
Các chỉ tiêu sinh lý máu cần xét nghiệm:
- Số lượng hồng cầu (triệu/mm
3
)
- Hàm lượng huyết sắc tố (g%)
- Tỷ khối hồng cầu (%)
- Thể tích trung bình của hồng cầu (µm
3
)
- Lượng huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (Pg)
- Nồng độ huyết sắc tố trung bình của hồng cầu (%)
- Sức kháng của hồng cầu (% NaCl)
- Số lượng bạch cầu (nghìn/mm
3
) và công thức bạch cầu (%)
3.3.5. Nghiên cứu các tổn thương bệnh lý đại thể và vi thể của chó mắc
bệnh Parvovirus

Mổ khám chó mắc bệnh bị chết để quan sát tổn thương đại thể. Lấy bệnh
phẩm ngâm trong dung dịch formol 10% để tiến hành làm tiêu bản tổ chức
virus thể.
25
25
25

×