Tải bản đầy đủ (.doc) (132 trang)

nghiên cứu mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa tại bệnh viện tuyến cuối quân khu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.21 KB, 132 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, tình hình thảm họa trên thế giới và Việt Nam diễn
biến rất phức tạp, chứa đựng nhiều yếu tố khó lường. Trên thế giới trung bình
cứ một tuần xảy ra một thảm họa lớn, cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn
người, hủy hoại nhiều cơ sở vật chất và các công trình kiến trúc có giá trị của
nhân loại, gây hậu quả nghiêm trọng môi trường sinh thái, ảnh hưởng trực
tiếp đời sống của hàng tỷ người [52], [78]. Thực tế cho thấy thảm họa xảy ra
hết sức đột ngột không hề báo trước, số lượng các nạn nhân cần được cứu
chữa, vận chuyển luôn vượt quá khả năng đáp ứng của ngành y tế. Bên cạnh
đó chính bản thân các cơ sở y tế trong khu vực thảm họa cũng bị thiệt hại
nặng nề cả về con người cũng như cơ sở vật chất [59], [69].
Để hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất do thảm họa gây ra, cần có sự
phối hợp hành động của nhiều lực lượng và phương tiện trong đó ngành y tế
có vai trò quan trọng [2], [32]. Khi thảm họa xảy ra toàn bộ ngành y tế không
phân biệt quân y hay dân y đều phải tổ chức thu dung, cứu chữa các nạn nhân.
Việc tổ chức cứu chữa có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả
năng đáp ứng của ngành y tế trên tất cả các tuyến [20], [71], [74].
Tuyến bệnh viện nhất là các bệnh viện đóng ở nơi dân cư đông đúc, khi
thảm họa xảy ra sẽ có rất nhiều nạn nhân cần thu dung, cứu chữa trong cùng
một thời điểm và trong điều kiện hoàn toàn không thuận lợi. Vì vậy, các bệnh
viện cần có kế hoạch cụ thể, thường xuyên huấn luyện theo các tình huống
khác nhau, bảo đảm sẵn sàng đáp ứng y tế trong các tình huống khẩn cấp [10],
[11], [16]. Trong thời gian qua, công tác kết hợp quân dân y đã được triển
khai đều khắp trên cả nước, với nhiều nội dung phong phú đã góp phần nâng
cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và bộ đội. Tuy nhiên,
việc phối kết hợp trong việc thu dung, cứu chữa nạn nhân, khắc phục hậu quả
1
do thảm họa còn bộc lộ nhiều bất cập, nhất là ở tuyến quân khu như: đáp ứng
y tế trong tình huống khẩn cấp còn chậm, thu dung phân loại nạn nhân còn
lúng túng về tổ chức và chưa thuần thục về chuyên môn, công tác chỉ huy và
điều hành còn nhiều hạn chế, chưa huy động được sức mạnh tổng hợp để đáp


ứng với tình huống khẩn cấp về y tế nên hiệu quả chưa cao [18], [77].
Đã có một số đề tài nghiên cứu về mô hình và đã thực hiện diễn tập về
tổ chức thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa của các bệnh viện
tuyến cuối quân đội. Tuy nhiên do quy mô và nhiệm vụ của các bệnh viện này
có những khác biệt với bệnh viện tuyến cuối quân khu nên không thể áp dụng
chung một mô hình [5], [28]. Bệnh viện tuyến cuối quân khu là bệnh viện đa
khoa có chuyên khoa (loại B), đóng quân trên một địa bàn chiến lược của
quốc gia, làm nhiệm vụ thu dung điều trị cho bộ đội và nhân dân trong khu
vực. Có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đáp ứng y tế khẩn cấp khi có
thảm họa xảy ra trong khu vực. Tuy nhiên cho đến nay, do chưa có mô hình
thống nhất nên công tác thu dung, cứu chữa nạn nhân do thảm họa của bệnh
viện tuyến cuối quân khu còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ những lý do trên,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm các mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt của các
bệnh viện tuyến cuối quân khu giai đoạn 2007-2012.
2. Xây dựng mô hình, triển khai diễn tập thực nghiệm và đánh giá
kết quả mô hình tổ chức thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm
họa tại Bệnh viện 4, Quân khu 4, năm 2012 – 2013.
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH THẢM HỌA VÀ THIỆT HẠI DO THẢM HỌA TRÊN THẾ GIỚI
VÀ TẠI VIỆT NAM
1.1.1. Khái niệm về thảm họa
1.1.1.1. Theo quan niệm của thế giới
Hiện nay trên thế giới người ta hiểu thuật ngữ thảm họa là để chỉ một số
lượng lớn nạn nhân được tạo nên do một hiện tượng hoặc một loạt sự kiện
xảy ra liên tiếp trong cùng một khoảng thời gian, và đã có một số định nghĩa
về thảm họa như sau:
Năm 1881, Littre đưa ra khái niệm đầu tiên: "Thảm họa là một bất hạnh

lớn nó tàn phá tận cùng có tính đáng thương".
Năm 1983 Ủy ban Châu Âu nghiên cứu về thảm họa họp ở Brigroles đã đề
xuất: “Thảm họa là một biến cố phá hủy gây nên tổn thương trầm trọng cho
nhân dân, môi trường, kéo theo sự thay đổi nhu cầu và phương tiện” [98].
Quan niệm của Vương Quốc Bỉ: “Thảm họa là vụ việc vượt quá khả
năng giải quyết của một cộng đồng, gây nên sự mất cân bằng đột xuất và ồ ạt
về số lượng và chất lượng giữa nhu cầu tức thì, đột ngột về các nguồn lực cơ
sở vật chất, trang thiết bị sẵn có. Về y tế cần phải đáp ứng y tế khẩn cấp khi
có tình trạng 5 nạn nhân nặng và nhiều người bị thương nhẹ hoặc 10 nạn
nhân có bệnh lý không xác định hoặc hơn 10 người trong tình trạng nguy
hiểm” [79], [99].
Theo Tổ chức y tế thế giới: “Thảm họa là các hiện tượng gây ra các
thiệt hại, các đảo lộn về kinh tế, các tổn thất về sinh mạng, sức khỏe con
người, các hư hại đến cơ sở y tế với một mức độ lớn, đòi hỏi sự huy động cứu
trợ đặc biệt từ ngoài đến vùng thảm họa” [37], [108], [129].
3
1.1.1.2. Theo quan niệm của Việt Nam
Ngày 4 tháng 3 năm 1994 Liên Bộ Y tế - Quốc phòng đưa ra khái
niệm: "Thảm họa là những rủi ro hoặc biến cố bất ngờ xảy ra, gây nên những
tổn thất lớn về người và của cải vật chất”.
Theo Lê Thế Trung: “ Về y tế các thảm họa thường gây ảnh hưởng lớn
đến con người như tổn thất về sinh mạng, bị thương, bị bệnh, bị nhiễm độc
gây nhiễm trùng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống người dân vùng bị
nạn đòi hỏi sự đáp ứng y tế khẩn cấp và sự cứu trợ đặc biệt từ các nơi khác
đến vùng thảm họa” [50].
1.1.2. Phân loại thảm họa
1.1.2.1. Trên thế giới
* Theo Tổ chức y tế thế giới chia làm 4 nhóm [84], [88], [130]:
- Nhóm khí tượng: bão, lũ lụt, gió xoáy, dông lốc, vòi rồng
- Nhóm do biến đổi địa hình: động đất, khối dịch chuyển, sạt lở đất

- Nhóm do kiến tạo: núi lửa phun, nham thạch
- Nhóm sự cố kỹ thuật: đổ sập các hầm lò, công trình, cầu cống,
* Theo y học Pháp [99], [129]:
- Phân loại theo các yếu tố tự nhiên: sóng thần, bão lốc, tuyết lở, lũ lụt
- Kinh tế - xã hội: dịch bệnh, nạn đói
- Công nghệ khoa học: hóa chất, khí độc, nước, than, dầu, hạt nhân
- Thảm họa do xung đột vũ trang: khủng bố, chiến tranh,
- Phân loại theo số lượng nạn nhân
+ Mức độ nhỏ: từ 25 đến 100 nạn nhân
+ Mức độ trung bình: từ 101 đến 1000 nạn nhân
+ Mức độ lớn có trên 1000 nạn nhân hoặc 250 người trở lên phải vào
bệnh viện điều trị.
- Phân loại theo thời gian:
+ Ngắn dưới 1 giờ: động đất, nổ, tai nạn giao thông
4
+ Trung bình từ 1 đến 24 giờ: cháy, sóng thần…
+ Thời gian dài trên 24 giờ: bão lụt, xung đột vũ trang, chiến tranh…
* Phân loại theo quan niệm của Y học Vương Quốc Bỉ [79]:
Các cấp độ của thảm họa được phân chia theo khu vực địa giới.
- Cấp xã (phường): thảm họa xảy ra giới hạn trong một xã (phường).
Công tác đáp ứng với thảm họa do xã trưởng điều hành.
- Cấp Tỉnh (vùng): thảm họa xảy ra tổn thất trong một tỉnh hoặc một
vùng, công tác đáp ứng thảm họa do Tỉnh trưởng chỉ huy điều hành.
- Cấp Liên bang: thảm họa gây ra tổn thất ở nhiều tỉnh hoặc nhiều bang,
công tác đáp ứng với thảm họa lúc này do Bộ Nội vụ điều hành.
1.1.2.2. Tại Việt Nam
Việt Nam phân loại thảm họa về cơ bản giống với cách phân loại của
các nước trên thế giới và được chia làm hai loại lớn đó là:
* Thảm họa do thiên nhiên: bão, lũ lụt, giông lốc, động đất [58], [75].
* Thảm họa do con người gây ra bao gồm [34], [61], [76], [62]:

- Các tai nạn giao thông: đường bộ, đường không, đường thủy.
- Các tai nạn trong công nghiệp: cháy nổ, rò rỉ phóng xạ
- Các tai nạn trong xây dựng kiến trúc: sập đổ nhà cửa, hầm lò
- Thảm họa do kinh tế - chính trị - xã hội: nạn đói, chiến tranh
- Thảm họa do dịch bệnh: dịch hạch, cúm, sởi, sốt xuất huyết
- Thảm họa do phá hoại môi trường: hạn hán, lũ lụt
Để phù hợp với công tác ứng cứu và đáp ứng y tế khẩn cấp đối với
thảm họa. Ở Việt Nam, phân loại thảm họa dựa vào các yếu tố sau:
- Dựa vào số người bị tác động trực tiếp của thảm họa.
+ Mức 1: Từ 30 - 100 nạn nhân, hoặc 20 - 50 người phải nằm viện.
+ Mức 2: Từ 101 - 500 nạn nhân, hoặc 51 - 200 người phải nằm viện.
+ Mức 3: Từ 501 - 2000 nạn nhân, hoặc 201 - 300 người phải nằm viện.
+ Mức 4: Có trên 2000 nạn nhân, hoặc có trên 300 người phải nằm viện.
5
- Phân loại theo yêu cầu can thiệp của y tế:
+ Thảm họa gây tổn thất ngay tức thì: giao thông, động đất, khủng bố
+ Thảm họa gây ra những hậu quả kéo dài về sau: lũ lụt, dịch bệnh
+ Thảm họa vừa gây tổn thất ngay tức thì vừa gây hậu quả lâu dài về
sau: các trận bão lớn, lũ lụt lớn trên diện rộng, các dịch bệnh
- Ngoài ra còn phân loại thảm họa theo thời gian: dài, ngắn, cấp tính,
mạn tính; Phân loại theo địa dư, vùng lãnh thổ, địa lý, dân cư [54], [78].
1.1.3. Tình hình thảm họa trên thế giới và Việt Nam
1.1.3.1. Tình hình thảm họa trên thế giới
* Thảm họa do thiên nhiên:
Bảng 1.1: Số vụ thảm họa do thiên nhiên trên thế giới từ 2002 - 2011
Năm
Loại TH
2002
2003
2004

2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Cộng
Hạn hán 40 23 19 28 20 13 21 31 17 15 237
Động đất 37 40 42 25 24 21 23 22 25 30 289
Nắng nóng 15 26 19 29 32 25 11 26 34 18 235
Lũ lụt 173 160 135 193 232 219 175 159 189 158 1.793
Cháy rừng 23 14 8 13 10 18 5 9 7 7 114
Sạt lở tuyết 20 21 16 12 20 10 12 29 32 18 190
Núi lửa phun 7 2 5 8 12 6 7 3 6 6 62
Tố lốc 123 86 127 131 77 105 111 87 91 84 1.022
Tổng cộng 438 372 371 439 427 417 365 366 411 336 3.942
Nguồn: EM-DAT, CRED, University of Louvain Belgium, năm 2012 [95]
Thảm họa do thiên nhiên gây ra trên thế giới diễn biến rất phức tạp và
ngày càng gia tăng. Trong 10 năm (2002 - 2011), theo thống kê toàn thế giới
có 3.942 vụ thảm họa do thiên nhiên, trong đó lũ lụt chiếm 1.793 vụ, tố lốc
chiếm 1.022 vụ
Riêng tại châu Á, thảm họa thiên nhiên đã trở thành mối đe dọa thực sự
đối với các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Theo số liệu thống kê năm 2009
cho thấy, châu Á chiếm khoảng 40% trong tổng số hơn 330 vụ thiên tai trên
toàn thế giới, tổng số nạn nhân chiếm tới 89,0%, và thiệt hại do thảm họa đã
tăng lên tới gần 1.000 tỷ USD [95]. Tại Mỹ La-tinh và Caribe có gần 100
6
thảm họa thiên nhiên lớn xảy ra trong năm 2010 đã cướp đi sinh mạng của
hơn 223.000 người, ảnh hưởng đến 13,8 triệu người, gây thiệt hại vật chất lên

đến 49,9 tỷ USD [95]. Thảm họa thiên nhiên hay gặp nhất là lũ lụt, tố lốc,
động đất, hạn hán, nắng nóng và đây cũng chính là loại hình thảm họa gây ra
nhiều thương vong cho con người.
Những thiệt hại do một số thảm họa điển hình gây ra trong thời gian
gần đây như:
- Động đất ở Tứ Xuyên, Trung Quốc năm 2008: với tổng thiệt hại 147
tỷ USD, gần 90.000 người thiệt mạng, 11 triệu người Trung Quốc mất nhà
cửa, nhiều khu vực bị cách ly [95].
- Siêu bão Katrina, Mỹ năm 2005: với tổng thiệt hại 137 tỷ USD, được
xem là cơn bão có sức tàn phá kinh tế nặng nề nhất trong lịch sử nước Mỹ. Đã
cướp đi sinh mạng của hơn 1.800 người và gây lũ lụt lớn tại bang New Orlean
[113], [126].
- Động đất ở Chuetsu, Nhật Bản năm 2004: với tổng thiệt hại 32 tỷ
USD, trong 66 giờ đầu tiên của thảm họa có 15 cơn địa chấn lớn liên tục rung
chuyển tại Chuetsu và cướp đi sinh mạng của 40 người, và hơn 3.000 người bị
thương [105].
- Bão Ike, Mỹ năm 2008: với tổng thiệt hại hơn 30 tỷ USD, phá hủy
nhiều nơi trên đảo Caribean, gây lún sụt đất tại bang Texas, gây ảnh hưởng tới
tận các thành phố London, Ontario [117].
- Động đất mạnh 7,6 độ richter ở Izmit, Thổ Nhĩ Kỳ năm 1999: tổng
thiệt hại 26 tỷ USD, làm 17.000 người chết và 44.000 người bị thương [91] .
- Động đất gây ra sóng thần ở Fukushima, Nhật Bản ngày 11/3/2011:
với cường độ 9 độ richter làm hư hỏng hoàn toàn nhà máy điện nguyên tử
Fukushima 1 đã gây nên tổn thất rất lớn về người, cơ sở vật chất của đất nước
Nhật Bản, với số người chết: 15.846 người; mất tích: 3.317 người; bị thương:
7
6.011 người; tị nạn: 341.411 người; nhà cửa bị phá hủy hoàn toàn: 128.558
nhà; nhà bị hư hại: 916.883 nhà, thiệt hại ước tính gần 300 tỷ USD [95].
- Trận sóng thần kinh hoàng do động đất ngày 11/3/2011: với độ cao
hàng chục mét đã làm hư hỏng nhà máy điện nguyên tử Fukushima 1. Các

chất phóng xạ cesium và các chất phóng xạ khác bị phát tán vào không khí,
nước trong một vùng rộng lớn xung quanh nhà máy. Các chất phóng xạ nhiễm
vào cây trồng hoặc được động vật hấp thụ. Các loại thực phẩm, rau củ quả,
thịt cá, sữa xung quanh khu vực nhà máy đều bị nhiễm xạ [124].
Bảng 1.2: Thiệt hại do thảm họa thiên nhiên từ 2002 - 2011
Đơn vị tính: Triệu USD
TH
Năm
Hạn
hán
Động
đất
Nắng
nóng
Lũ lụt
Cháy
rừng
Sạt
lở
tuyết
Núi
lửa
phun
Tố lốc
tổng
cộng
2002 10362 2585 - 33539 565 241 11 18436 65739
2003 905 10088 1530
4
25135 7451 55 - 26079 85017

2004 1782 45956 - 12722 4 12 - 10221 160698
2005 2254 7726 460 20277 4318 63 - 212892 247991
2006 3500 3830 1116 9094 1048 45 167 19796 38597
2007 549 16248 - 26030 4989 - - 32077 79893
2008 227 89655 22927 20664 2539 - - 63402 199414
2009 2143 6350 1153 8389 1588 161 - 27391 47175
2010 3420 48794 477 49643 2135 1317 - 29011 134797
2011 8142 230300 781 72551 2937 - - 50872 365583
Tổng 33284 46153
2
4221
9
278043 2757
4
1895 179 580177 1424903
Nguồn: EM-DAT, CRED, University of Louvain Belgium, năm 2012 [95]
Đặc điểm của thảm họa thiên nhiên xảy ra rất bất ngờ, sức tàn phá lớn,
khó dự báo, không bao giờ lường trước được những tổn thất rất lớn cả về con
người cũng như cơ sở vật chấttrong đó có cả các cơ sở y tế [93].
*Thảm họa do con người:
Thảm họa do con người gây ra thường gặp như: cháy nổ, khủng bố,
chiến tranh, tai nạn công nghiệp, tai nạn giao thông Trong 10 năm từ 2002
đến 2011, trên toàn thế giới đã có 2.622 vụ thảm họa do con người gây ra làm
8
chết 82.609 người và 152.900 người bị ảnh hưởng tới cuộc sống, thiệt hại
38.112 triệu đô-la. Ngoài ra, có những thảm họa còn gây hậu quả kéo dài về
sau tới môi trường sinh thái [78]. Hai mươi năm sau thảm họa Chernobyl, ảnh
hưởng của phóng xạ đối với con người và môi trường nơi đây vẫn còn rất lớn,
theo báo cáo TORCH 2006, “tại một số vùng thuộc Đức, Áo, Italia, Thụy Điển,
Phần Lan, Latvia và Balan, các loại thú hoang dã, các loại nấm rừng, trứng cá

và cá ăn sâu bọ có hàm lượng xezi-137 trong thịt lợn lòi hoang ở mức
40.000Bq/kg. Mức độ trung bình 6.800Bq/kg. Lớn gấp mười lần giới hạn của
EU là 600Bq/kg”. Ủy ban châu Âu cho rằng “các qui định đối với một số loại
thực phẩm từ một số quốc gia thành viên cần phải được duy trì trong nhiều năm
nữa” [85], [90], [125], [127].
Bảng 1.3: Tổn thất do thảm họa mà con người gây ra trên thế giới
trong 10 năm (2002 – 2011).
Thiệt hại
Năm
Số người chết
Số người bị
ảnh hưởng
Tổng thiệt hại
(triệu USD)
2002 12.451 68 12.531
2003 10.750 667 -
2004 10.329 307 1.557
2005 11.652 100 484
2006 10.004 175 1
2007 7.651 48 943
2008 6.946 39 -
2009 6.854 33 1.600
2010 6.744 37 20.995
2011 6.228 55 1
Tổng cộng 89.609 1.529 38.112
Nguồn: EM-DAT, CRED, University of Louvain Belgium, năm 2012 [95]
Gần đây nhất, ngày 24 tháng 4 năm 2013 tại Bangladesh, một tòa nhà
cao 8 tầng của công ty dệt may đã bất ngờ đổ sập làm hơn 300 công nhân
thiệt mạng và nhiều người bị thương. Thiệt hại ước tính hàng trăm triệu USD.
1.1.3.2. Tình hình thảm họa tại Việt Nam

9
Việt nam là một nước phải hứng chịu nhiều loại thảm họa do tự nhiên
và do chính con người gây nên, hàng năm thảm họa đã cướp đi sinh mạng của
rất nhiều người, thiệt hại cơ sở vất chất hàng ngàn tỷ đồng [29].
* Thảm họa do thiên nhiên:
Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
do những biến đổi bất thường về khí tượng, địa lý và sinh thái, các thảm họa
tự nhiên xảy ra đủ các loại hình như: lũ lụt, bão, tố lốc, lũ quét, sạt lở đất, hạn
hán, triều cường tần suất ngày càng tăng. Theo thống kê của Ban chỉ đạo
phòng chống lụt bão (PCLB) Trung ương, từ 2003 đến 2012, cả nước có 103
vụ thiên tai lớn làm chết và mất tích 7.748 người và bị thương 6.740 người,
thiệt hại của cải vật chất ước tính hàng ngàn tỷ đồng [66], [60], [70].
Lũ lụt ở nước ta có đặc điểm là kéo dài, một số bệnh tật thường phát
triển do môi trường ô nhiễm. Điển hình là đợt lũ lịch sử năm 2000 ở đồng
bằng sông Cửu Long, chỉ tính riêng tỉnh An Giang: sốt xuất huyết là 3.234
người, tiêu chảy là 85.148 người, thương hàn là 1428 người, lỵ là 4.814
người, bệnh hô hấp như viêm phế quản cấp là 25.029 người, viêm phổi là
26.872 người, cúm 10.827 người [39], [55].
* Thảm họa do con người:
Ở Việt Nam thảm họa do con người gây ra rất đa dạng, phức tạp và
ngày càng nghiêm trọng hơn. Nhiều thảm họa gây ra thiệt hại rất lớn về người
và của cải vật chất trong toàn xã hội [34], [52].
Bảng 1.4: Số người chết và bị thương do tai nạn cháy nổ
tại Việt Nam trong 5 năm (2007 – 2011)
Năm Số vụ Số người chết Số người bị thương
2007 961 63 93
10
2008 935 45 111
2009 1184 33 128
2010 989 52 103

2011 1139 62 112
Nguồn: Ủy ban Quốc gia tìm kiếm, cứu nạn, năm 2012 [48]
Thảm họa do con người gây ra thường gặp trong các tai nạn công
nghiệp; Các tai nạn giao thông; Các tai nạn trong xây dựng kiến trúc; Thảm
họa do hậu quả của phá hoại môi trường gây nên; Thảm họa do dịch bệnh
Tai nạn cháy nổ có xu hướng tăng và gây các thiệt hại lớn, nhất là con
số thương vong trong các tai nạn đã xảy ra [62], [76].
Tai nạn lao động gây thương tích ở các địa phương cũng là vấn đề cần
được chú ý để bảo đảm an toàn lao động. Các ngành than, xi măng, xây dựng
lắp máy, hóa chất luôn có những nguy cơ mất an toàn về lao động, điển hình
như vụ sập cầu Cần Thơ (Cần Thơ), sập mỏ đá Lèn Cờ, Bản Vẽ (Nghệ An)
Bảng 1.5: Số người chết và bị thương do tai nạn lao động tại Việt Nam
trong 5 năm (2007 – 2011)
Năm Số vụ Số người chết Số người bị thương
2007 6110 402 1870
2008 2337 382 2238
2009 2611 899 399
2010 2470 168 360
2011 3173 276 547
Nguồn: Ủy ban Quốc gia tìm kiếm, cứu nạn, năm 2012 [48]
Tình hình tai nạn giao thông có xu hướng ngày càng tăng, số người
chết và bị thương ngày càng nhiều. Theo số liệu của Uỷ ban An toàn giao
thông Quốc gia (ATGTQG), trung bình mỗi ngày có 76 vụ tai nạn giao thông
36 người chết và 85 người bị thương [78].
Bảng 1.6: Số người chết và bị thương do tai nạn giao thông
tại Việt Nam trong 10 năm (2003 - 2012)
Năm Số vụ Số người chết Số người bị thương
2003 20.774 11.864 20.704
2004 17.663 12.230 15.417
11

2005 14.711 11.534 12.013
2006 14.727 12.757 11.288
2007 14.624 13.150 10.546
2008 12.816 11.594 8.064
2009 12.402 11.516 7.914
2010 13.833 11.406 10.059
2011 14.026 11.395 10.611
2012 36.409 9.849 38.064
Nguồn: Uỷ Ban An toàn giao thông Quốc gia, năm 2013 [48]
Nhiễm độc thực phẩm cũng là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sức
khỏe, sinh mạng con người và an toàn xã hội trong các bữa ăn của từng gia
đình, tập thể đơn vị. Năm 1999 xảy ra 327 vụ với 7.576 người bị ngộ độc
trong đó có 71 người chết. Năm 2000 xảy ra 213 vụ với 4.233 người bị ngộ
độc trong đó có 59 người chết. Năm 2001 có 227 vụ với hàng nghìn người bị
ngộ độc trong đó có 63 người chết [35].
- Vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể Nhà máy giấy Nam Cường tỉnh Bình
Dương ngày 26/10/2002: làm 1.000 công nhân bị ngộ độc trong đó 865 người
phải điều trị.
- Ngộ độc do ăn cá nóc thường là nặng và dẫn tới tử vong, ngày
28/3/2000 ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh trong 8 người ngộ độc đã có 7 người chết.
- Gần đây vụ ngộ độc rất lớn do ăn bánh mỳ bị nhiễm độc tại khu Công
nghiệp tỉnh Bình Dương ngày 27 tháng 4 năm 2013: với hàng trăm người mắc
trong đó có 107 người phải nhập viện.
1.2. CÔNG TÁC ĐÁP ỨNG Y TẾ KHẨN CẤP ĐỐI VỚI THẢM HỌA
1.2.1. Tình hình thương vong, cơ cấu thương tích do thảm họa
1.2.1.1. Một số vấn đề về y học thảm họa
12
Tùy theo quan niệm và điều kiện của mỗi một nước mà y học thảm họa
có tên gọi khác nhau như: ở Liên Bang Nga gọi là y học trong điều kiện khẩn
cấp; Ở Mỹ được gọi là y tế đặc biệt; Ở Pháp được gọi là dịch vụ cấp cứu y tế

khẩn cấp hay còn gọi là y học thảm họa; Ở Bỉ, Hàn Quốc được gọi là cứu trợ
y tế trong tình trạng khẩn cấp nhưng tất cả đều có một nội dung là đáp ứng y
tế khẩn cấp đối với thảm họa [2], [67], [96], [134].
Công tác đáp ứng y tế khẩn cấp trong thảm họa bao gồm:
- Đáp ứng với các tình huống xảy ra bất ngờ, đột ngột. Đáp ứng tối
khẩn cấp trong đó có yếu tố kịp thời về thời gian là vô cùng quan trọng, vì
càng để muộn, để chậm, tình hình càng xấu thêm. Mặt khác triển khai đáp
ứng trong điều kiện hoàn cảnh hoàn toàn không thuận lợi, số lượng nạn nhân
nhiều mất cân đối giữa yêu cầu cần giải quyết và khả năng có được của ngành
y tế [23], [49], [72], [82].
- Đáp ứng y tế tại nơi bị nạn: là yếu tố quyết định đến sự sống còn
trong giai đoạn đầu của thảm họa, góp phần giải quyết tức thì một số vấn đề
liên quan đến việc thu dung phân loại cứu chữa nạn nhân. Do đó cần phải
đánh giá tại thực địa việc triển khai tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu tối khẩn cấp,
khẩn cấp những trường hợp nguy kịch; sơ cứu, phân loại sơ bộ để vận chuyển
theo chỉ định về các cơ sở y tế gần nhất để cứu chữa cho các nạn nhân [24],
[75], [82], [83], [89], [119].
13
- Công tác thu dung, cứu chữa nạn nhân đến khi khỏi và phục hồi chức
năng cho các nạn nhân do thảm họa tại các bệnh viện là công việc hết sức
nặng nề, đòi hỏi phải tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị cho một số lượng lớn
các nạn nhân trong cùng một thời điểm và trong điều kiện khó khăn về lực
lượng, cơ sở vật chất thiếu thốn là vấn đề không dễ dàng đối với các cơ sở y
tế. Vì vậy, các tuyến bệnh viện cần có các phương án, kế hoạch sẵn sàng đáp
ứng y tế khẩn cấp khi có thảm họa xảy ra [1], [7], [30], [64].
- Phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khỏe người
dân và khôi phục hệ thống y tế vùng thảm họa rất cần được coi trọng [21],
[94], [101].
1.2.1.2. Thương vong trong thảm họa do thiên nhiên gây ra
Bảng 1.7: Số người chết, bị ảnh hưởng do thảm họa thiên nhiên

tại các châu lục trong 10 năm (2002 - 2011)
Thiệt hại
Châu lục
Số người chết
(người)
Số người bị
ảnh hưởng
(nghìn người)
Thiệt hại
(triệu USD)
Châu Phi 43.563 292.258 12.447
Châu Mỹ 257.325 88.219 575.883
Châu Á 786.159 2.294.860 673.617
Châu Âu 145.770 7.335 150.644
Châu Úc 1.807 1.567 50.423
Tổng cộng 1.234.624 2.684.329 1.463.014
Nguồn: EM-DAT, CRED, University of Louvain Belgium, năm 2012. [95]
14
Hàng năm trên thế giới, thảm họa thiên nhiên đã cướp đi sinh mạng của
hàng triệu người, tổn thất của cải vật chất cơ sở hạ tầng ước tính hàng nghìn
tỷ USD, phá hủy môi trường sinh thái nghiêm trọng gây ảnh hưởng lâu dài
trong đời sống xã hội loài người [95], [128]. Thiệt hại do thảm họa gây ra tại
châu Á và châu Mỹ là lớn nhất.
Bảng 1.8: Số người tử vong do từng loại thảm họa
trên thế giới trong 10 năm (2002 – 2011)
Năm
Hạn
hán
Động
đất

Nắng
nóng

lụt
Cháy
rừng
Khối
dịch
chuyển
Sạt
lở
tuyết
Núi
lửa
phun
Tố
lốc
tổng
cộng
2002 76903 1626 3019 4236 6 60 1100 200 1384 88544
2003 38 29617 74748 3770 47 - 707 - 1030 109957
2004 80 227290 556 7102 14 44 313 2 6609 242010
2005 88 76241 814 5754 47 - 646 3 5294 88887
2006 208 6692 5104 5845 16 11 1638 5 4329 23848
2007 0 780 1044 8565 150 - 271 11 6035 16856
2008 6 87918 1608 4029 86 120 504 16 14098
5
235272
2009 2 1888 1212 3534 190 36 657 - 3287 10806
2010 2 226735 57064 8571 135 - 3402 323 1498 297730

2011 0 20946 806 5923 10 - 314 3 3103 31105
Tổng 77327 679643 14597
5
57329 701 271 9552 563 17355
4
1234624
Nguồn: EM-DAT, CRED, University of Louvain Belgium, năm 2012 [95]
Bảng 1.9: Số người bị ảnh hưởng do thảm họa trong 10 năm (2002 – 2011)
Đơn vi tính: nghìn người
T H
Năm
Hạn
hán
Động
đất
Nắng
nóng
Lũ lụt
Chá
y
rừng
Sạt
lở
tuyết
Núi
lửa
phun
Tố lốc
tổng
cộng

2002 428006 851 104 167789 31 305 278 111163 708526
2003 80968 4194 1890 169515 184 459 25 11758 268993
2004 34398 3147 2140 117569 21 230 53 21383 178937
2005 30643 6187 2 75027 7 10 341 49117 161335
2006 44371 3859 63 31124 3 432 379 67112 147343
2007 8278 1382 988 177840 1785 9 51 23974 214308
2008 37481 4758
0
79171 46066 59 05 40 15652 226049
2009 109666 3221 856 58983 12 44 57 50583 223420
2010 135755 6937 892 188870 30 2460 171 8749 343864
2011 21759 1697 4402 143067 15 07 46 38520 209512
Tổng 931325 79057 90508 117584
9
2146 3961 1439 398011 2684329
Nguồn: EM-DAT, CRED, University of Louvain Belgium, năm 2012 [95]
15
Động đất là một trong những thảm họa thường gặp và gây ra những
hậu quả tàn khốc, nặng nề. Trong thập kỷ qua, trên thế giới, động đất đã làm
cho 679.643 người bị thiệt mạng, thiệt hại cơ sở vật chất hạ tầng khoảng
10.000 tỷ USD. Chỉ tính riêng năm 2010 đã xảy ra 25 trận động đất, làm cho
226.735 người bị chết và 6.937 ngàn người bị ảnh hưởng, thiệt hại ước tính
hàng trăm triệu đô la [81], [86], [87], [95], [123].
1.2.1.3. Thương vong trong thảm họa do con người gây ra
Trong 10 năm (2002 - 2011) trên toàn thế giới, loài người đã gây ra
2.962 vụ thảm họa làm chết 89.609 người, và hơn 1.529.000 bị ảnh hưởng.
Bảng 1.10: Các loại hình thảm họa do con người gây nên năm 2011
TT Loại thảm họa Số vụ Tỷ lệ (%)
1 Tai nạn giao thông 168 71,80
2 Tai nạn hỗn hợp 34 14,50

3 Tai nạn công nghiệp 32 13,70
Tổng cộng 234 100,00
Nguồn: EM-DAT,CRED, University of lovain, Belgium, năm 2012. [95]
Thảm họa do con người gây nên thường gặp nhất là thảm họa do tai
nạn giao thông, sau đó là thảm họa do các tai nạn hỗn hợp và thảm họa do các
tai nạn công nghiệp [4]. Thảm họa do con người gây nên cũng gây thiệt hại
rất lớn về người và của cải vật chất. Qua thống kê thảm họa do con người gây
ra trên thế giới trong vòng 10 năm từ 2002 đến 2011 cho thấy rõ điều đó [92].
16
Bảng 1.11: Thiệt hại của thảm họa do con người gây ra trong 10 năm
(2002 – 2011)
TT
Loại tai nạn Số người
chết
Số người
bị ảnh
hưởng
Tổng thiệt hại
về tài sản (USD)
1 Tai nạn giao thông 61.616 90.000 486.000.000
2 Tai nạn hỗn hợp 14.338 431.000 349.000.000
3 Tai nạn công nghiệp 13.655 1.008.000 37.277.000.000
Tổng cộng 8.909 1.529.000 38.112.000.000
Nguồn: EM-DAT,CRED, University of lovain, Belgium, năm 2012 [95]
1.2.1.4. Cơ cấu thương tích của một số thảm họa
Cơ cấu thương tích các nạn nhân trong các loại hình thảm họa rất đa
dạng và phức tạp, thực tế cho thấy trong thảm họa tỷ lệ thương vong tăng kèm
theo cơ cấu đa dạng, một nạn nhân có thể có rất nhiều thương tích kết hợp
trong đó có những thương tích rất nặng ảnh hưởng trực tiếp đến các chức
năng sống đe dọa đến tính mạng nạn nhân vì vậy vấn đề đặt ra là dự báo chính

xác cơ cấu thương tích để tiến hành cứu chữa nạn nhân kịp thời khẩn trương
hiệu quả nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong tàn phế cho các nạn nhân trong thảm
họa là hết sức cần thiết [40], [51], [33], [27].
Trong 4.482 nạn nhân được cứu nạn vào điều trị tại các bệnh viện do
trận động đất ngày 7/12/1988 ở Acmenia: gồm các tổn thương kết hợp là
39,7%; tổn thương vùng đầu cổ chiếm 19%; tổn thương chi trên chiếm 10%;
hội chứng đè ép chi thể chiếm 11%. [31].
Cuộc tấn công của bọn khủng bố vào Trung tâm thương mại thế giới tại
New York ngày 11/9/2001: có 911 nạn nhân được chuyển đến 2 bệnh viện
khu Nam Manhattan thì có tới 85% nạn nhân bị thương nhẹ, chỉ có 15% phải
nhập viện trong số đó chấn thương: 7,8%; hàm mặt: 13,1%; chấn thương sọ
não: 3,2%; bỏng: 5,2%; vết thương chi: 7,1% [95].
17
Trong số 370 nạn nhân do thảm họa tố lốc, mưa đá trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phú cho thấy: tỷ lệ thương tổn đầu mặt cổ là 11,6%; tổn thương bụng
ngực 46,3%; đa vết thương là 11,6%.
Bệnh viện Trung ương Huế tổng hợp số liệu 2.105 nạn nhân do tai nạn
giao thông được thu dung, cứu chữa tại bệnh viện năm 2002 thấy rằng: tỷ lệ
chấn thương sọ não chiếm: 60,8%; chấn thương tứ chi chiếm tỷ lệ: 30,7%;
thấp nhất là chấn thương cột sống và khung chậu chiếm tỷ lệ: 1,5%.
Một loại tổn thương cũng hay gặp trong hầu hết trong các loại thảm họa
đó là Stress sau thảm họa, gây ra một số bệnh lý nội khoa như: viêm dạ dày,
xuất huyết tiêu hóa, suy nhược thần kinh Trong 78 bệnh nhân của cơn bão
số 5 ở Kiên Giang năm 2007 có tới 6 bệnh nhân bị viêm dạ dày, xuất huyết
tiêu hóa [51], [100].
Khi các ngành công nghiệp phát triển, đời sống xã hội được nâng cao,
mật độ dân cư phân bố tăng lên thì bản chất, mức độ, phạm vi của các vụ
thảm họa do con người gây ra cũng thay đổi, cơ cấu thương tích và tính chất
các tổn thương cũng sẽ rất khác nhau trong từng vụ thảm họa. Phân tích trên
2.000 trường hợp bị tai nạn giao thông được điều trị tại 6 bệnh viện ở Thành

phố Hồ Chí Minh cho thấy: chấn thương chi dưới có tỷ lệ cao nhất 40%, chấn
thương đầu mặt cổ cũng tương đối cao chiếm tỷ lệ 37%, còn lại là các loại tổn
thương khác [65].
1.2.2. Thực trạng công tác đáp ứng y tế khẩn cấp đối với thảm họa tại
một số nước trên thế giới
1.2.2.1. Tại Cộng hòa Liên bang Nga và Liên Xô (trước đây)
Một số vụ thảm họa lớn vào cuối thế kỷ XX tại Nga, với qui mô phá
hủy của nó vượt khỏi giới hạn về khái niệm địa lý lãnh thổ, đã làm thay đổi
căn bản quan niệm về mức độ cần thiết phải tổ chức cứu chữa cho các nạn
nhân, đòi hỏi cần thiết phải tổ chức hệ thống cứu chữa nạn nhân trong các vụ
thảm họa, qua thực tế các vụ thảm họa xảy ra ở Trec-nô-bưn, Ác-mê-ni-a đã
18
chứng minh nếu không thành lập hệ thống Quốc gia đáp ứng nhanh trong
hoàn cảnh đặc biệt thì không thể có những biện pháp hữu hiệu để cấp cứu cho
nạn nhân hàng loạt [31], [90].
Quân y quân đội liên bang Nga đã mở nhiều cuộc hội thảo, đánh giá và
khẳng định vị trí đặc biệt của ngành quân y trong hệ thống Quốc gia cứu chữa
cho các nạn nhân trong hoàn cảnh khẩn cấp vì khả năng đáp ứng nhanh khi
xuất hiện thảm họa hoặc các sự cố kỹ thuật. Cuối cùng các chuyên gia nhất trí
đưa ra một số quan điểm trong y học thảm họa đó là: “Thành lập các đơn vị y
tế đặc biệt, tổ chức cứu chữa ngoại khoa, nội khoa, bảo đảm vận chuyển, bảo
đảm vật chất trang bị và đi đến thống nhất hệ thống đáp ứng y tế nhanh trong
hoàn cảnh khẩn cấp là: hệ thống cứu chữa dựa trên nguyên tắc điều trị theo
tuyến và theo các giai đoạn” [131], [135].
Đồng thời, các chuyên gia cũng cho rằng một vấn đề hết sức quan trọng
và không thể thiếu được trong khắc phục hậu quả của thảm họa đó là thành
lập cơ quan điều hành khi thảm họa xảy ra, gồm: Chính quyền địa phương,
chỉ huy quân sự và các phân đội tham gia giải quyết hậu quả thảm họa. Cơ
quan này có nhiệm vụ trong thời gian ngắn nhất thảo ra chiến lược hành động,
xây dựng kế hoạch thực hiện, thành lập các lực lượng thích hợp, hợp đồng

công tác, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển [30], [136]. Thực
tế công tác TDCCNN do thảm họa ở Liên bang Nga có 3 giai đoạn [132]:
Giai đoạn 1: đưa nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm, xử trí cấp cứu tối
khẩn cấp, hô hấp nhân tạo, băng bó, cố định gãy xương, cầm máu,
Giai đoạn 2: gồm các biện pháp tiến hành cứu chữa bằng các đội y tế
cơ động đến khu vực thảm họa. Triển khai các trạm cấp cứu thực hiện phân
loại và tập trung nạn nhân để cấp cứu khẩn cấp và vận chuyển.
Giai đoạn 3: nạn nhân được đưa đến các tuyến cứu chữa cơ bản và
chuyên khoa tùy theo tổn thương, các cơ sở chuyên khoa này tiến hành điều
trị phục hồi và chỉnh hình.
19
Sơ đồ 1.1: Công tác thu dung nạn nhân trong các vụ thảm họa ở
Cộng hòa Liên bang Nga
Nguồn: Ủy ban đáp ứng y tế trong tình trạng khẩn cấp [134]
Việc phân loại các nạn nhân dựa trên nguyên tắc cứu chữa vận chuyển
theo hướng ưu tiên, được chia làm 4 nhóm: nhẹ, vừa, nặng và rất nặng.
Công tác thu dung, cấp cứu nạn nhân do thảm họa được tổ chức trên
nguyên tắc điều trị theo tuyến và được chia làm 3 tuyến cơ bản [31], [133].
Như vậy khi có thảm họa xảy ra công tác tổ chức thu dung, cấp cứu nạn
nhân hàng loạt ở Liên bang Nga gồm các điểm cơ bản sau:
- Tổ chức công tác ngoại khoa khi có tổn thương hàng loạt do thảm họa
trên cơ sở những nguyên tắc của y học quân sự đó là hệ thống những biện
pháp điều trị, vận chuyển, cứu chữa kịp thời cho tất cả các nạn nhân.
- Tiếp cận hiện trường một cách hợp lý để CCCB và chuyên khoa, triển
khai BVDC để cứu chữa cho nạn nhân, dựa trên cơ sở các Bệnh viện gần nơi
thảm họa nhất và tăng cường của các Bệnh viện chuyên khoa.
THẢM
HỌA
Đưa nạn nhân ra khỏi vùng thảm họa
xử trí cấp cứu tối khẩn cấp- Băng bó cố định…

Giai
Đoạn 1
Triển khai trạm Cấp cứu- Phân loại- Hộ tống-
Vận chuyến về tuyến sau

Giai
Đoạn 2
Đưa nạn nhân về các tuyến
cứu chữa cơ bản, chuyên khoa, phục hồi chức năng

Giai
Đoạn 2
20
- Yếu tố chính quyết định tính mạng của các nạn nhân là cứu chữa sớm
trong vòng 6 giờ đầu. Cứu chữa ngoại khoa cơ bản và chuyên khoa chỉ có thể
thực hiện được khi có một tổ chức y tế khẩn cấp của Quốc gia để tiến hành
cứu chữa kịp thời.
- Khi thực hiện cứu chữa ngoại khoa trong hoàn cảnh đặc biệt không
chỉ áp dụng những nguyên tắc ngoại khoa dã chiến mà còn phải lựa chọn các
phương pháp tối ưu để phục hồi chức năng của tổ chức.
- Tất cả các phân đội, các đội và cơ sở điều trị của Bộ Y tế trong thời
kỳ thanh toán giải quyết hậu quả thảm họa cần phải thực hiện những nguyên
tắc thống nhất trong điều trị.
1.2.2.2. Tại Vương Quốc Bỉ
- Tổ chức công tác cứu trợ y tế trong tình trạng khẩn cấp: Tại Bỉ khi có
tình trạng khẩn cấp xảy ra, bất kỳ người dân nào cũng có thể gọi đến số điện
thoại 100, khi đó tất cả các bộ phận đều được triển khai như: Cứu hộ, cứu
nạn, cứu hỏa, cứu trợ y tế, vệ sinh môi trường; Cảnh sát hiện trường; Cơ quan
bảo hộ dân sự, Bộ quốc phòng, thông tin truyền thông [48], [79].
- Tại khu vực xảy ra thảm họa: Các lực lượng chức năng được chính

quyền các cấp điều động có mặt tức thì để phân chia hiện trường làm 3 vùng:
+ Vùng cách ly bên trong là các hoạt động tìm kiếm, giúp đỡ các nạn
nhân thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.
+ Vùng cách ly bên ngoài là các nhân viên y tế triển khai công tác sơ
cứu, phân loại sơ bộ ra chỉ định vận chuyển về các cơ sở điều trị.
+ Vùng ngoài là vùng an toàn để triển khai công tác khắc phục hậu quả
của thảm họa, triển khai công tác cứu chữa cho các nạn nhân, nơi tập trung
của các nhà báo và người nhà nạn nhân. Các nạn nhân sau khi được phân loại
theo yêu cầu cứu chữa và vận chuyển được phân bổ về các Bệnh viện, các cơ
sở y tế điều trị trong toàn quốc.
- Tổ chức thu dung cấp cứu hàng loạt tại tuyến bệnh viện:
21
Ở Bỉ công tác thu dung này dựa trên nguyên tắc cấp cứu từng cá nhân,
các phương tiện cấp cứu y tế được huy động để tham gia tìm kiếm cứu chữa
và vận chuyển nạn nhân. Các nạn nhân được phân loại sơ bộ tại hiện trường
theo 2 tình trạng: đi được và không đi được (phải cáng), tập trung nạn nhân
tại các vị trí tập kết để tổ chức chăm sóc, phân loại và vận chuyển theo thứ tự
ưu tiên về các cơ sở y tế một cách hợp lý.
Nạn nhân được phân loại và đưa ra thứ tự ưu tiên: cấp cứu tối khẩn cấp,
khẩn cấp, cấp cứu trì hoãn và nạn nhân nhẹ.
Sơ đồ 1.2: Sự phân chia các vùng tại hiện trường trong đáp ứng thảm họa
của Vương quốc Bỉ
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu thảm họa Đại học Louvein Vương quốc Bỉ
[48]
THẢM
HỌA
Tìm kiếm giúp đỡ NN thoát
khỏi vùng nguy hiểm
Triển khai sơ cứu, phân loại,
vận chuyển NN về các cơ sở y tế

Khắc phục hậu quả thảm họa, triển
khai công tác cứu chữa,phân loại theo
yêu cầu cứu chữa về các bệnh viện
Vùng cách
ly bên
trong
Vùng cách
ly bên
ngoài
Vùng
ngoài
cùng
22
THẢM HỌA
1.2.2.3. Tại Mỹ
- Tổ chức hệ thống đáp ứng y tế.
Ở Mỹ vấn đề tổ chức cho nhân dân trong điều kiện đặc biệt được điều
hành của tổ chức liên bang trong điều kiện đặc biệt gọi là FEMA (Federal
Emergency Management Agency). FEMA có nhiệm vụ:
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức các biện pháp bảo vệ nhân dân khi có
đối phương tấn công hạt nhân.
+ Dùng lực lượng và phương tiện để giải quyết hậu quả thảm họa trong
thời bình.
Tại các địa phương cũng có tổ chức này để điều hành địa phương trong
hoàn cảnh đặc biệt. FEMA có hàng loạt trung tâm huấn luyện để đào tạo cán
bộ chỉ huy, nhân viên y tế cứu chữa cho nạn nhân tại các ổ tổn thương (nơi bị
thương). Thông qua hiến pháp điều hành FEMA, tổ chức và yêu cầu các bang
thực hiện các cuộc diễn tập thực binh. Hàng năm chính phủ chi hàng trăm
triệu đô la cho các cuộc diễn tập. Biên chế thường xuyên của FEMA gần
10.000 người [112], [118], [126].

- Tổ chức thu dung cấp cứu nạn nhân hàng loạt.
Để bảo đảm cứu chữa cho các nạn nhân, Mỹ đã triển khai hệ thống y tế
để cứu chữa cho người bị nạn trong các thảm họa gọi là NDMS (National
Disaster Medical System). NDMS có các nhiệm vụ:
+ Cứu chữa cho các nạn nhân bằng lực lượng phương tiện của các đội
chuyên biệt.
+ Tổ chức vận chuyển cho các nạn nhân không thể cứu chữa tại chỗ
được (tại khu vực thảm họa) về các cơ sở đã dự kiến.
+ Thu dung và cứu chữa cho các nạn nhân trong hệ thống NDMS và
các cơ sở chuẩn bị khác.
Việc tổ chức thu dung, cấp cứu một số lượng lớn nạn nhân trong cùng
23
một thời điểm thảm họa xảy ra của Mỹ được chuẩn bị chu đáo ngay từ trong
điều kiện hoàn toàn bình thường, các lực lượng này đã được biên chế, trang bị
đầy đủ tất cả các trang thiết bị phương tiện cần thiết và thường xuyên huấn
luyện diễn tập theo các tình huống của các tổ chức điều hành đất nước trong
điều kiện đặc biệt của FEMA, nhằm sẵn sàng đáp ứng khẩn cấp trong mọi
tình huống thảm họa xảy ra [100], [103], [122].
1.2.2.4. Tại Cộng hòa Pháp
Tổ chức đáp ứng y tế theo các điều luật năm 1987 liên quan đến tổ
chức bảo vệ rừng, chống hỏa hoạn và phòng các mối nguy hiểm lớn, cơ quan
phòng vệ dân sự được triển khai nhằm mục đích “phòng chống hiểm nguy bất
cứ loại gì, bảo đảm che chở cho con người, của cải vật chất và môi trường,
chống các biến cố thiên tai và thảm họa ”. Ngoài ra còn rất nhiều tổ chức
dân sự không thuộc chính phủ tham gia cấp cứu người bị nạn như: tổ chức
SAMU (Services d
,
Aide medical Urgent - Dịch vụ cấp cứu y tế khẩn cấp) và
SMUR (Services Mobites d
,

Urgence et de Reanimation - Dịch vụ cơ động
hồi sức cấp cứu khẩn cấp) [96], [125].
Năm 1986, Pháp có nhiều đơn vị SAMU tham gia vào cơ cấu cấp cứu,
các đơn vị này nằm trong khuôn viên của các bệnh viện do các bệnh viện này
quản lý nhưng được Nhà nước, các tập đoàn và các cơ quan bảo hiểm bệnh tật
cung cấp tài chính. Vai trò của SAMU trong các thảm họa là tiếp nhận, điều
hòa các tín hiệu thông báo cấp cứu, phân phối nạn nhân đến các trung tâm sức
khỏe để chuẩn bị đón các nạn nhân, chức năng này của SAMU là không ai
thay thế được và được thể hiện rất rõ ở trung tâm chỉ huy của SAMU, ở đó
tập trung hầu hết các tin tức, người bác sỹ điều hành có nhiều kinh nghiệm
cũng có mặt đầy đủ, xung quanh có các kỹ thuật viên cộng sự cần thiết. Khi
không có thảm họa xảy ra thì SAMU có nhiệm vụ chuẩn bị mọi thứ, lập kế
hoạch, thông tin, đào tạo, soạn sắp xếp các dụng cụ, nắm thực lực khả năng
của các bệnh viện để huy động khi cần thiết đáp ứng tình trạng y tế khẩn cấp
24
khi thảm họa xảy ra [96].
Như vậy, ở Pháp luôn có một hệ thống cấp cứu người dân khi thảm họa
xảy ra hết sức chặt chẽ với nhiều thành phần tham gia, được chuẩn bị hết sức
chu đáo và xây dựng được nhiều phương án được tập luyện sẵn sàng đáp ứng
y tế khẩn cấp khi thảm họa xảy ra. Tổ chức và điều hành các lực lượng này
khi có thảm họa xảy ra là Bộ Nội vụ mà trực tiếp là Cơ quan phòng vệ dân sự.
Các tổ chức SAMU có vai trò hết sức quan trọng trong công tác thu
dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa. SAMU là đơn vị ngoài bệnh
viện có nhiệm vụ chuẩn bị kế hoạch cho việc tổ chức các lực lượng cơ động
đến hiện trường để tìm kiếm, cấp cứu và vận chuyển nạn nhân như là các
SMUR, phân phối các nạn nhân về các cơ sở điều trị thích hợp mà đã được
lựa chọn chuẩn bị đầy đủ chu đáo từ trước khi thảm họa xảy ra. Biên chế của
SAMU gồm 1-3 bác sỹ trẻ, khỏe, có kiến thức hiểu biết về thảm họa thường
là các bác sỹ gây mê hồi sức và ngoại khoa; ngoài ra còn có nhân viên tham
mưu kế hoạch, hậu cần. Trang bị của SAMU là những lô dụng cụ dùng cho

thảm họa và những dụng cụ được dùng một lần được phân ra các túi nhỏ đeo
trên người [97], [121].
Ngoài ra, đa số các bệnh viện của Pháp cũng có một bộ phận hồi sức
lưu động được gọi là SMUR gồm: 1 bác sỹ, 1 sinh viên, 1 y tá và 1 lái xe cứu
thương. Thông thường gắn với khoa gây mê hồi sức ngoại, có nhiệm vụ thực
hiện mọi cấp cứu ngoài bệnh viện dưới sự điều hành của SAMU.
Khi thảm họa xảy ra, các SAMU thực hiện các kế hoạch cấp cứu: các
bác sỹ của SAMU được điều động đến hiện trường và các trạm y tế tiền
phương để nhận định, đánh giá tình hình và tham gia phân loại nạn nhân, điều
động các SMUR cứu chữa và vận chuyển nạn nhân về các cơ sở y tế [116].
Việc phân loại chọn lọc nạn nhân tại hiện trường nhằm để sắp xếp phân
chia nạn nhân thành 3 loại:
- Cấp cứu tối khẩn cấp: không được chậm trễ, cần được điều trị ngay
25

×