Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

nghiên cứu mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa tại bệnh viện tuyến cuối quân khu (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.36 KB, 24 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, tình hình thảm họa diễn biến rất phức tạp, chứa đựng
nhiều yếu tố khó lường. Thực tế cho thấy thảm họa diễn ra không hề báo trước,
xảy ra hết sức đột ngột làm gia tăng số lượng nạn nhân cần được cứu chữa, vận
chuyển. Để hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất về người và vật chất do thảm
họa gây ra, cần có sự phối hợp hành động của nhiều lực lượng, trong đó ngành
y tế có vai trò quan trọng.
Bệnh viện (BV) tuyến cuối quân khu là bệnh viện đa khoa có chuyên khoa
(loại B), đóng quân trên một địa bàn chiến lược của quốc gia. Có vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc đáp ứng y tế khẩn cấp trong khu vực. Tuy nhiên cho
đến nay, do chưa có mô hình thống nhất nên công tác thu dung, cứu chữa nạn
nhân (TDCCNN) do thảm họa của bệnh viện tuyến cuối quân khu còn nhiều
hạn chế. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm các mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng hoạt động, khả năng thu dung, cứu chữa nạn nhân
hàng loạt của các bệnh viện tuyến cuối quân khu giai đoạn 2007 - 2012.
2. Xây dựng mô hình, triển khai diễn tập thực nghiệm và đánh giá kết quả
mô hình tổ chức thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa tại
Bệnh viện 4, Quân khu 4, năm 2012 - 2013.
* Những đóng góp mới về khoa học thực tiễn của đề tài:
- Đã mô tả được thực trạng hoạt động, khả năng TDCCNN hàng loạt của các
bệnh viện tuyến cuối quân khu: Có tổ chức biên chế đầy đủ theo quyết định; Có
cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, hạ tầng cơ sở thuận lợi cho TDCCNN hàng
loạt; Đều đã thành lập Ban Chỉ đạo, hàng năm đều có kế hoạch thực hiện
TDCCNN hàng loạt; Trong 6 năm (2007 - 2012) các bệnh viện đã có 1 - 2 lần
TDCCNN hàng loạt; Có khả năng phân loại được từ 50 - 100 nạn nhân/giờ, triển
khai tối đa 4 - 10 kíp mổ, thường xuyên tổ chức 5 - 6 tổ y tế cơ động sẵn sàng
nhận nhiệm vụ; Có khả năng cứu chữa chuyên khoa kỳ đầu cho các nạn nhân
trong thảm họa và đáp ứng tốt, có hiệu quả đối với thảm họa mức 2.
- Đã xây dựng và thử nghiệm thành công mô hình TDCCNN hàng loạt của
bệnh viện tuyến cuối quân khu: Tùy theo qui mô, tính chất, mức độ thảm họa có
thể triển khai theo 1 trong 2 phương án:


1
+ Phương án 1: triển khai đội quân y cơ động đến hiện trường; thành lập đội
thu dung, phân loại; tổ chức dồn dịch bệnh nhân các khoa lâm sàng, sẵn sàng
thu dung cứu chữa nạn nhân.
+ Phương án 2: triển khai đội quân y cơ động đến hiện trường; thành lập
bệnh viện dã chiến đáp ứng thảm họa; lực lượng còn lại của bệnh viện làm
nhiệm vụ thường xuyên.
+ Sau 2 lần diễn tập thực nghiệm mô hình được đánh giá là hợp lý, sát thực
tế, có tính khả thi cao. Có 90,9% - 92,9% ý kiến các chuyên gia đánh giá về tổ
chức, biên chế, sử dụng lực lượng của 2 phương án là hợp lý. Có 100% ý kiến
chuyên gia đánh giá với mô hình đã xây dựng, bệnh viện tuyến cuối quân khu
có khả năng hoàn thành nhiệm vụ khi có tình huống tương tự.
Bố cục của luận án: gồm 133 trang: Đặt vấn đề 2 trang; Chương 1-Tổng
quan: 35 trang; Chương 2-Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 21 trang;
Chương 3-Kết quả nghiên cứu: 41 trang; Chương 4-Bàn luận: 31 trang; Kết
luận: 2 trang; Kiến nghị: 1 trang; 44 bảng; 11 sơ đồ; 6 phụ lục; 136 tài liệu tham
khảo (79 tài liệu tiếng Việt, 51 tài liệu tiếng Anh, 6 tài liệu tiếng Nga).
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình thảm họa, thiệt hại do thảm họa trên thế giới và tại Việt Nam
1.1.1. Khái niệm về thảm họa
Theo Tổ chức y tế thế giới: “Thảm họa là các hiện tượng gây ra các thiệt
hại, các đảo lộn về kinh tế, các tổn thất về sinh mạng, sức khỏe con người, các
hư hại đến cơ sở y tế với một mức độ lớn, đòi hỏi sự huy động cứu trợ đặc biệt
từ ngoài đến vùng thảm họa”.
Theo Liên Bộ Y tế - Quốc phòng: "Thảm họa là những rủi ro hoặc biến cố
bất ngờ xảy ra, gây nên những tổn thất lớn về người và của cải vật chất”.
1.1.2. Phân loại thảm họa
- Theo nguyên nhân: thảm họa do thiên nhiên, do con người
- Theo số lượng nạn nhân: từ 3 - 4 mức độ

- Theo yêu cầu can thiệp: tổn thất tức thì, gây hậu quả kéo dài
2
- Theo thời gian xảy ra thảm họa: dài, ngắn, cấp tính, mạn tính
- Theo địa dư, vùng lãnh thổ, địa lý, dân cư…
1.1.3. Tình hình thảm họa trên thế giới và Việt Nam
1.1.3.1. Tình hình thảm họa trên thế giới
Thảm họa trên thế giới diễn biến rất phức tạp và ngày càng gia tăng.
Trong 10 năm (2002 - 2011), toàn thế giới có 3.942 vụ thảm họa do thiên nhiên,
trong đó lũ lụt chiếm 1.793 vụ, tố lốc chiếm 1.022 vụ Thảm họa do con người
gây ra thường gặp như: cháy nổ, khủng bố, chiến tranh, tai nạn công nghiệp, tai nạn giao
thông Trong 10 năm (2002 - 2011), đã có 2.622 vụ thảm họa do con người gây ra làm
chết 82.609 người và 152.900 người bị ảnh hưởng tới cuộc sống, thiệt hại 38.112 triệu
đô la.
1.1.3.2. Tình hình thảm họa tại Việt Nam
Từ 2003 - 2012, cả nước có 103 vụ thiên tai lớn làm chết và mất tích 7.748
người và bị thương 6.740 người, thiệt hại của cải vật chất ước tính hàng ngàn tỷ
đồng. Ở Việt Nam thảm họa do con người gây ra rất đa dạng, phức tạp và ngày
càng nghiêm trọng hơn. Nhiều thảm họa gây ra thiệt hại rất lớn về người và của
cải vật chất, chỉ riêng tai nạn giao thông trong 10 năm (2003 - 2012 ) đã xảy ra
36.409 vụ, làm chết 9.849 người và bị thương 38.064 người.
1.2. Công tác đáp ứng y tế khẩn cấp đối với thảm họa
- Trên thế giới: hệ thống đáp ứng y tế khẩn cấp trong thảm họa được tổ chức theo hai
xu hướng: Có tổ chức hệ thống riêng nằm ngoài ngành y tế hoặc tổ chức hệ thống nằm
trong ngành y tế.
- Tại Việt Nam: dựa vào các cơ sở y tế dân y và quân y để tổ chức tìm kiếm,
cấp cứu, thu dung, điều trị nạn nhân theo bậc thang điều trị ở các tuyến.
1.3. Mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa tại bệnh viện
1.3.1. Thực trạng khả năng thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt tại bệnh viện
Các bệnh viện có thể triển khai TDCCNN hàng loạt, tùy theo mức độ của
thảm họa cũng như số lượng và cơ cấu thương tích của nạn nhân. Tuy nhiên,

các bệnh viện đều chưa có một mô hình chuẩn và đầy đủ để triển khai
TDCCNN hiệu quả và có hệ thống.
1.3.2. Mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt của một số bệnh viện
qua diễn tập
3
- Diễn tập BV-06 của Bệnh viện 103: Bệnh viện 103 phối hợp với lực lượng
của các đơn vị quân đội và tại chỗ tổ chức thực hành TDCC cho 300 nạn nhân
trong vụ thảm họa cháy nổ tại khu công nghiệp quận Hà Đông. Bệnh viện đã sử
dụng lực lượng như sau: Tại hiện trường sử dụng 3 đội phẫu thuật CCCB làm
nhiệm vụ thu dung, cấp cứu, phân loại nạn nhân; Thành lập bộ phận tiếp nhận
và bổ sung cấp cứu; Tổ chức TDCCNN tại các khoa lâm sàng.
- Diễn tập CN-10 tại BV4/QK4: Từ lực lượng, phương tiện sẵn có của bệnh
viện, phối hợp với các lực lượng khác trên địa bàn, tổ chức TDCC cho 170 nạn
nhân của vụ đổ sập công trình nhà cao tầng đang xây dựng ở thành phố Vinh.
Bệnh viện đã tổ chức triển khai như sau: Bộ phận quân y tiền phương tại hiện
trường; Tại bệnh viện tách ra một lực lượng được bố trí độc lập trong khuôn
viên bệnh viện làm nhiệm vụ TDCCNN.
- Diễn tập BV-05 tại Bệnh viện 175: Bệnh viện phối hợp với các lực lượng
của Bộ Quốc phòng tổ chức TDCC cho khoảng 450 nạn nhân do thảm họa cháy
nổ nhà cao tầng, trong đó có nạn nhân nhiễm độc. Bệnh viện tổ chức triển khai:
Khu vực thu dung, phân loại; Khu HSCS và xử trí tối khẩn cấp; khu điều trị nạn
nhân nặng; Bộ phận nhận dạng, bảo quản thi hài.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, chất liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các bệnh viện tuyến cuối quân khu (cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tổ chức
biên chế, hoạt động chuyên môn…)
- Mô hình bệnh viện tuyến cuối quân khu tham gia TDCCNN hàng loạt do
thảm họa.

- Lãnh đạo, chỉ huy bệnh viện và một số khoa, ban của các bệnh viện tuyến
cuối quân khu liên quan trực tiếp đến TDCCNN hàng loạt.
- Cán bộ, nhân viên của Bệnh viện 4 - Quân khu 4 tham gia diễn tập thực
nghiệm TDCCNN hàng loạt do thảm họa.
4
- Chuyên gia các chuyên ngành y, quân y, quân sự, chính trị, hậu cần kỹ
thuật Ban Chỉ đạo cứu hộ cứu nạn của địa phương.
2.1.2. Chất liệu nghiên cứu
- Các văn bản liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, kết hợp
quân dân y trong việc đáp ứng tình trạng y tế khẩn cấp
- Tài liệu tổng hợp về tình hình và thiệt hại do thảm họa gây ra trên thế giới
và tại Việt Nam, giai đoạn từ 2002 - 2012
- Các tài liệu tổng kết về công tác TDCCNN hàng loạt do thảm họa và kết
quả diễn tập của một số bệnh viện.
- Các báo cáo thống kê về cơ sở hạ tầng, tổ chức biên chế, trình độ, khả năng
chuyên môn của các bệnh viện tuyến cuối quân khu
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Tại 7 bệnh viện tuyến cuối quân khu và khu vực tổ chức 2 cuộc diễn tập thực
nghiệm (BMT-13 và NA-NĐ13) thuộc tỉnh Nghệ An
2.1.5. Thời gian nghiên cứu
- Giai đoạn 1, điều tra mô tả thực trạng: từ 7/2011 - 6/2012
- Giai đoạn 2, diễn tập thực nghiệm: từ 7/2012 - 12/2013
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả ngang, hồi cứu kết hợp nghiên cứu định lượng, định tính
và nghiên cứu can thiệp bằng diễn tập thực nghiệm.
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu
2.2.2.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu thực trạng
- Toàn bộ 7 bệnh viện tuyến cuối quân khu của toàn quân
- 84 lãnh đạo, chỉ huy của các bệnh viện tuyến cuối quân khu

- 50 chuyên gia các chuyên ngành: y, quân y, quân sự, hậu cần…
2.2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu can thiệp
- Mô hình can thiệp: chọn chủ đích Bệnh viện 4 - Quân khu 4
- Toàn bộ 110 cán bộ, nhân viên BV4/QK4 tham gia diễn tập
- 61 lượt chuyên gia (lần 1: 33 chuyên gia, lần 2: 28 chuyên gia).
2.2.3. Phạm vi, nội dung và chỉ số nghiên cứu
5
2.2.3.1. Phạm vi, nội dung và chỉ số nghiên cứu thực trạng
- Nhiệm vụ và tổ chức lực lượng, quy mô giường bệnh
- Cơ sở vật chất, trang bị của bệnh viện
- Tình hình thu dung, cứu chữa trong 6 năm (2007 - 2012)
- Xây dựng kế hoạch, các hoạt động đáp ứng y tế khẩn cấp
- Khả năng tổ chức và triển khai TDCCNN hàng loạt.
2.2.3.2. Phạm vi, nội dung và chỉ số nghiên cứu can thiệp
- Nội dung mô hình TDCCNN hàng loạt tại bệnh viện tuyến cuối quân khu:
nguyên tắc hoạt động của mô hình; tùy thuộc vào tính chất của thảm họa có thể
triển khai theo 1 trong 2 phương án.
- Kết quả qua 2 lần diễn tập thực nghiệm: công tác chuẩn bị; kết quả triển
khai mô hình; ý kiến đánh giá của chuyên gia.
2.2.4. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin
* Phương pháp, công cụ trong nghiên cứu thực trạng
- Phương pháp nghiên cứu: Phân tích số liệu thứ cấp; Quan sát mô tả; Phỏng
vấn trực tiếp; Phương pháp chuyên gia.
- Công cụ nghiên cứu: phiếu số 1, phiếu số 2, phiếu số 3.
* Phương pháp và công cụ đánh giá kết quả can thiệp
- Phương pháp: diễn tập thực nghiệm theo 2 phương án
+ Phương án 1: với loại thảm họa xảy ra gần bệnh viện hoặc trong khu vực
bệnh viện có thể trực tiếp tiếp nhận nạn nhân.
+ Phương án 2: Thảm họa lớn, cách xa bệnh viện, thương vong nhiều, điều
kiện vận chuyển khó khăn.

- Công cụ đánh giá: phiếu số 4 và phiếu số 5
2.3. Sai số và biện pháp khắc phục
- Mẫu phiếu nghiên cứu bảo đảm đủ thông tin, thống nhất
- Tiến hành điều tra thử, hoàn thiện bộ công cụ
- Chọn điều tra viên, giám sát viên là các cán bộ có kinh nghiệm
- Tổ chức tập huấn đầy đủ và giám sát chặt chẽ
2.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
- Làm sạch phiếu trước khi truy nhập vào máy tính
6
- Xử lý số liệu bằng các phần mền Excel 2007, SPSS 13.0.
2.5. Tổ chức nghiên cứu
- Điều tra thực trạng tại 7 bệnh viện theo các mẫu phiếu
- Tổ chức 2 cuộc diễn tập theo 2 phương án đã xây dựng
2.6. Một số hạn chế của đề tài
- Chưa nghiên cứu các nội dung: trang bị, thuốc, cơ sở vật chất
- Chưa đánh giá được về khả năng của từng lực lượng tham gia
- Chưa đưa ra được mô hình riêng cho từng loại thảm họa
- Chưa đi sâu nghiên cứu về công tác điều trị, đảm bảo hậu cần
2.7. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
- Các đối tượng nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện
- Thông tin bảo đảm bí mật, chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng hoạt động và khả năng thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng
loạt của các bệnh viện tuyễn cuối quân khu
3.1.1. Nhiệm vụ, tổ chức lực lượng
- Là những bệnh viện loại B, bệnh viện đa khoa có các chuyên khoa; Với
biên chế 270 cán bộ nhân viên, được tổ chức thành 6 ban, 7 khoa ngoại, 7 khoa
nội và 6 khoa cận lâm sàng.
- Các bệnh viện tuyến cuối quân khu có 7 nhiệm vụ theo qui định, trong đó

có nhiệm vụ: “Sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu và đáp ứng các tình
huống y tế khẩn cấp khác như thiên tai, thảm họa”.
3.1.2. Số lượng nhân viên và qui mô giường bệnh
- Các bệnh viện tuyến cuối quân khu được biên chế từ 200 - 250 GB, thực tế
triển khai từ 250 - 574 GB. Tỷ lệ phục vụ đều thấp hơn so với qui định, dao
động từ 0,69 - 1,30 CBYT/GB.
- Chỉ có từ 2,0% -18,0% số bác sỹ tại các bệnh viện nghiên cứu có trình độ
đa khoa, số còn lại đã được đào tạo chuyên khoa. Dược sỹ có trình độ đại học từ
18,0% - 38,0%. Điều dưỡng viên có trình độ trung cấp từ 84,0% - 97,0%. Kỹ
thuật viên có trình độ trung cấp từ 64,0% đến 100%.
3.1.3. Tình hình cơ sở vật chất, trang bị của các bệnh viện nghiên cứu
Bảng 3.4: Cơ sở hạ tầng của các bệnh viện nghiên cứu
7
Chỉ số
BV
110
BV
109
BV
7
BV
4
BV
17
BV
7A
BV
121
Diện tích khuôn
viên/giường (m

2
)
59 788 - 113 18 36 79
Diện tích sử dụng/giường
(m
2
)
18 60 - 30 12 19 25
Số
phòng
mổ
Hiện có (phòng) 5 4 4 4 7 3 3
Có thể thêm
(phòng)
3 2 3 3 3 4 3
Cộng (phòng) 8 6 7 7 10 7 6
Bãi trống trong BV (m
2
) 500 500 400 1500 800 500 1250
Số giường có thể kê thêm
(giường)
100 50 100 150 100 120 120
- Mỗi bệnh viện hiện có từ 3 - 7 phòng mổ, khi có tình huống đáp ứng y tế
khẩn cấp có thể triển khai thêm từ 2 - 4 phòng mổ. Mỗi bệnh viện có thể triển
khai thêm từ 50 - 150 GB đủ để thu dung, cứu chữa thảm họa mức 1 đến mức 2.
- Các bệnh viện nghiên cứu đều có các trang thiết bị tương đối cơ bản phục
vụ cho khám, chẩn đoán và điều trị người bệnh nhưng số lượng còn ít, có loại
chỉ được duy nhất một chiếc nên không thể điều chuyển cơ động được.
- Tất cả các bệnh viện nghiên cứu đều có các máy, phương tiện trang thiết bị
cơ động như máy hô hấp nhân tạo, gây mê dã chiến, bàn mổ dã chiến, Xquang

di động đều có ô tô các loại để vận chuyển bệnh nhân nhưng số lượng không
đủ để đáp ứng khi thảm họa xảy ra.
- Các bệnh viện đều chưa được trang bị các phương tiện phòng chống vũ khí
sinh học, hóa học, hạt nhân như: hệ thống xử lý vệ sinh, phương tiện xét
nghiệm, phương tiện phòng hộ cá nhân, mặt nạ chống độc, xe DDA
3.1.4. Tình hình thu dung, cứu chữa của các bệnh viện trong 6 năm (2007 - 2012)
- Số lượng phẫu thuật của các bệnh viện không đều nhau, sự chệnh lệch giữa
các bệnh viện tương đối lớn (từ 2.043 - 7.981 ca/năm). Riêng từng bệnh viện có
độ ổn định tương đối, năm sau cao hơn năm trước.
- Các chỉ tiêu về chuyên môn đều vượt mức quy định: Tỷ lệ sử dụng giường
đạt từ 116,9% - 184,0%; Tỷ lệ khỏi ra viện đạt từ 68,2% - 82,8%; Số lượng
khám bệnh/ngày cao nhất đạt từ 190 - 1.471 người/ngày; Số lượng cấp
cứu/ngày cao nhất đạt từ 14 - 140 người/ngày.
3.1.5. Thực trạng công tác tổ chức và khả năng triển khai thu dung, cứu
chữa nạn nhân hàng loạt của các bệnh viện nghiên cứu
8
Bảng 3.13: Công tác sẵn sàng thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt
của các bệnh viện nghiên cứu
Nội dung
BV
110
BV
109
BV
7
BV
4
BV
17
BV

7A
BV
121
- Ban chỉ đạo điều hành
TDCCNN hàng loạt
Tất cả các bệnh viện nghiên cứu đều có
Quyết định thành lập Ban chỉ đạo.
- Kế hoạch huy động lực
lượng, phương tiện, vật tư
trang thiết bị y tế trong
TDCCNN hàng loạt
Tất cả các bệnh viện nghiên cứu hàng năm
đều có kế hoạch TDCCNN hàng loạt, chủ
yếu đáp ứng cho lũ lụt, cháy nổ, TNGT
- Số lần TDCCNN hàng loạt từ
2007 đến 2012
2 2 2 3 2 1 2
- Số nạn nhân cao nhất đã thu
dung, cứu chữa cùng lúc
20 25 30 32 26 17 45
Các bệnh viện đều có ban điều hành đáp ứng y tế khẩn cấp với thảm họa do
đồng chí Giám đốc làm Trưởng ban; đều đã xây dựng kế hoạch, tổ chức lực
lượng sẵn sàng đáp ứng với tình trạng y tế khẩn cấp nhưng chủ yếu là đáp ứng
với lũ lụt, phòng chống cháy nổ, tai nạn giao thông , trong đó có nội dung về
dự trữ cơ sở vật chất trang thiết bị, vật tư y tế.
Số liệu thống kê từ năm 2007 - 2012 cho thấy 100% bệnh viện đã có ít nhất
1 lần TDCCNN hàng loạt với số nạn nhân cao nhất từ 17 - 45 nạn nhân.
Bảng 3.18: Khả năng tổ chức thu dung, cứu chữa nạn nhân
hàng loạt của các bệnh viện nghiên cứu
Bệnh viện

Số nạn nhân
có thể PL/giờ
(người)
Số kíp mổ có
thể triển khai
(kíp)
Tổ cấp cứu
cơ động (tổ)
Số nạn nhân
có thể
TDCC/giờ
(người)
BV110 50 10 5 50
BV9 50 6 5 50
BV7 100 8 5 50
BV4 50 6 6 50
BV17 100 6 5 60
BV7A 50 4 5 30
BV121 100 6 6 60
Các BV có thể phân loại được từ 50 - 100 nạn nhân/1 giờ, nhận điều trị từ 30
- 60 nạn nhân /1 giờ. Tổ chức 5 - 6 tổ cấp cứu, có thể triển khai 4 - 10 kíp mổ.
9
- Có 56,5% - 66,7% ý kiến của các chuyên gia và CBNV cho rằng BV tuyến
cuối quân khu chỉ đáp ứng được một phần nhiệm vụ TDCCNN hàng loạt.
- Chỉ có 29,8% - 32,7% ý kiến cho rằng khả năng thực hành của CB-NVQY
có năng lực tốt trong cấp cứu nạn nhân do thảm họa.
3.2. Xây dựng mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hang loạt do thảm
họa tại bệnh viện tuyến cuối quân khu
3.2.1. Căn cứ xây dựng mô hình
- Chức năng nhiệm vụ của bệnh viện tuyến cuối quân khu

- Nhu cầu cứu chữa nạn nhân
- Hệ thống các văn bản pháp qui liên quan đến công tác TDCCNN
- Thực trạng khả năng TDCCNN hàng loạt của các bệnh viện.
3.2.2. Nội dung mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm
họa tại bệnh viện tuyến cuối quân khu
* Nguyên tắc TDCCNN hàng loạt do thảm họa tại BV tuyến cuối quân khu
“Sử dụng lực lượng, phương tiện sẵn có của bệnh viện triển khai tổ chức
thu dung, cứu chữa khẩn cấp kịp thời, cơ bản các tổn thương của nạn nhân.
Sẵn sàng cơ động chi viện cấp cứu tại nơi xảy ra thảm họa. Đồng thời bảo đảm
nhiệm vụ thường xuyên của bệnh viện”.
Bảng 3.22: Ý kiến của các đối tượng nghiên cứu về mô hình
và nguyên tắc thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa
Nội dung đánh giá
Lãnh đạo, chỉ huy các
BV nghiên cứu
(n = 84)
Các chuyên gia
(n = 50)
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
1. Sự cần thiết phải xây dựng mô hình:
- Rất cần thiết 82 97,6 48 96,0
- Cần thiết 2 2,4 2 4,0
- Không cần thiết 0 - 0 -
2. Nguyên tắc thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa:
- Hợp lý 82 96,4 50 100
- Chưa hợp lý, cần bổ
sung
3 3,6 0 -
- Ý kiến khác 0 - 0 -
Ý kiến các cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của các bệnh viện nghiên cứu và các

chuyên gia cho rằng rất cần thiết (96,0% - 97,6%) và cần thiết (2,4 - 4,0%) phải
10
xây dựng mô hình TDCCNN hàng loạt do thảm họa cho các bệnh viện tuyến
cuối quân khu.
Có 96,4% cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của các bệnh viện nghiên cứu và 100%
các chuyên gia cho rằng nguyên tắc TDCCNN hàng loạt là hợp lý, chỉ có 3,6%
ý kiến cho là cần đóng góp bổ sung thêm một số nội dung cần triệt để tận dụng
thế mạnh của các bệnh viện tuyến cuối quân khu như: có đội ngũ chuyên môn
kỹ thuật nhiều kinh nghiệm trong xử lý các bệnh lý nội khoa, ngoại khoa dã
chiến, tính cơ động cao, các trang thiết bị đa dạng, phong phú, tiên tiến hiện đại
có thể điều trị đa khoa và chuyên khoa cơ bản góp phần giải quyết TDCCNN
kịp thời và hạn chế tỷ lệ tử vong tàn phế.
Khu vực hiện trường
Sơ đồ 3.2 : Sơ đồ triển khai lực lượng tại nơi thảm họa
* Nội dung mô hình:
Tùy vào các tình huống cụ thể, có thể tổ chức triển khai mô hình TDCCNN
11
Khu vực sơ cứu,
cấp cứu đầu tiên
Sở Chỉ huy
Nơi để tử thi
Khu vực hậu tống
nạn nhân nhẹ
Khu vực
cấp cứu tối khẩn cấp
Khu vực hậu tống
nạn nhân nặng, vừa
Khu vực phân loại
nạn nhân nặng, vừa
Khu vực phân loại

nạn nhân nhẹ
VẬN CHUYỂN VỀ CÁC
BỆNH VIỆN
hàng loạt do thảm họa theo một trong các phương án sau:
- Phương án 1: với loại thảm họa trong phạm vi bệnh viện có thể đảm bảo
được, nghĩa là thảm họa xảy ra gần bệnh viện hoặc trong khu vực bệnh viện có
thể trực tiếp tiếp nhận nạn nhân, khoảng cách từ bệnh viện đến nơi thảm họa
khoảng 40 km, sẽ được tổ chức như sau:
+ Tại nơi thảm họa (tại hiện trường): tổ chức một đội quân y cơ động
(QYCĐ) có khả năng CCBĐ mà nòng cốt là đội phẫu thuật CCCB được tăng
cường các kíp PLHT, cơ động nhanh chóng đến hiện trường thảm họa. được tổ
chức triển khai các bộ phận theo sơ đồ 3.2.
+ Tại bệnh viện:
Nếu số lượng nạn nhân vừa phải, về không dồn dập có thể sử dụng ngay
khoa Khám bệnh để TDPL, xử trí TKC (nếu có), lập hồ sơ bệnh án và đưa nạn
nhân vào các khoa lâm sàng điều trị theo chuyên khoa.
Nếu số lượng nạn nhân nhiều, về bệnh viện dồn dập, khoa Khám bệnh không
thể triển khai bảo đảm được, phải tổ chức riêng một đội TDPL triển khai tại sân
khoa Khám bệnh, sân bóng, nhà xe để TDPL, xử trí TKC (nếu có), lập hồ sơ
bệnh án và vận chuyển nạn nhân vào các khoa lâm sàng điều trị.
Đồng thời các khoa lâm sàng dồn dịch bệnh nhân đang điều trị, cho những
bệnh nhân đã ổn định ra viện, chuyển bệnh nhân ngoại khoa đã hết thời gian
theo dõi sang các khoa nội để dành số giường trống sẵn sàng nhận nạn nhân vào
cấp cứu, điều trị.
Sơ đồ 3.3 : Sơ đồ triển khai cơ bản tại bệnh viện theo phương án 1
- Phương án 2: Thảm họa lớn xảy ra xa bệnh viện, thương vong nhiều, điều
kiện vận chuyển khó khăn, không thể trực tiếp chuyển nạn nhân về bệnh viện
tuyến cuối quân khu được. Tổ chức triển khai như sau:
+ Tại hiện trường: Vẫn tổ chức đội quân y cơ động đến hiện trường để tìm
kiếm nạn nhân, cứu chữa TKC, phân loại, vận chuyển nạn nhân về các cơ sở

điều trị. Đội QYCĐ nòng cốt là đội phẫu thuật CCBĐ được tăng cường kíp
PLHT đảm bảo gọn nhẹ, cơ động và chuyên môn hóa cao.
12
Tại bệnh viện
Các khoa lâm sàng
Đội thu dung phân
loại (TDPL)
+ Tại bệnh viện:
Từ biên chế của bệnh viện tách ra một lực lượng đủ để triển khai BVDC đáp
ứng thảm họa, cách hiện trường 10 - 15 km, làm tuyến sau cho đội QYCĐ. Số
cán bộ nhân viên còn lại của bệnh viện làm nhiệm vụ thường xuyên, nhưng thu
hẹp nhiệm vụ, phạm vi cứu chữa.

Sơ đồ 3.4: Sơ đồ triển khai cơ bản tại bệnh viện theo phương án 2
Qui mô, biên chế: theo Quyết định số 20/QĐ-TM ngày 02/01/2009 của Tổng
Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam.
3.2.3. Kết quả qua 2 lần diễn tập thực nghiệm tại Bệnh viện 4 - QK4
3.2.3.1. Diễn tập BMT-12 tháng 7/2012 (Triển khai theo phương án 2)
- Công tác chuẩn bị: thành lập các ban; lực lượng tham gia; nạn nhân giả…
- Tổ chức thực hành diễn tập và đánh giá kết quả mô hình:
+ Phối hợp với Đội VSPD quân khu triển khai trạm xử lý vệ sinh
+ Triển khai Đội QYCĐ đến hiện trường: nòng cốt là đội phẫu thuật CCBĐ
được tăng cường 1 kíp PLHT (gồm 1 y sỹ và 2 y tá).
+ Triển khai BVDC theo mô hình tổ chức cơ bản của ngành quân y.
Bảng 3.24: Kết quả triển khai mô hình bệnh viện dã chiến
để thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa
Các bộ phận
Hình thức
triển khai
Nội dung

triển khai
Thời
gian
cơ động
Thời
gian
triển
khai
Các bộ phận, khoa của
BVDC
Lều bạt Đúng, đủ 25 phút 50 phút
Trạm xử lý vệ sinh toàn bộ Lều bạt Đúng, đủ 25 phút 60 phút
Tất cả các bộ phận của BVDC đều được triển khai đầy đủ cả về người cũng
như trang thiết bị để TDCCNN hàng loạt. thời gian cơ động là 25 phút, thời
13
BỆNH VIỆN
QUÂN KHU
Đội quân y
cơ động
Bệnh viện
dã chiến
Lực lượng còn lại
của bệnh viện
gian triển khai các bộ phận, khoa của BVDC là 50 phút, trong khi thời gian
triển khai trạm xử lý vệ sinh toàn bộ là 60 phút.
Bảng 3.25: Kết quả thu dung, phân loại cứu chữa nạn nhân của BVDC
theo các tiêu chí thời gian, kết quả chẩn đoán và xử trí
Nội dung tiêu chí Đợt I Đợt II Đợt III Cộng
Số lượng nạn nhân 55 70 45 170
Thời gian

phân loại cho
một nạn nhân
(phút)
Tối đa 18 16 17
Tối thiểu 4 4 4
Trung bình
7,63
± 3,25
6,81
± 3,15
7,47
± 3,17
Kết quả chẩn
đoán
Đún
g
SL 46 62 40 148
% 83,6 88,6 88,9 87,1
Sai
SL 9 8 5 22
% 16,4 11,4 11,1 12,9
Thời gian
chuyển về các
khoa (phút)
Sớm nhất 10 8 10
Muộn nhất 23 20 21
Trung bình 13,8 ± 1,8 12,5 ± 1,6 13 ± 1,7
Thời gian để phân loại cho một nạn nhân tối thiểu là 4 phút, tối đa là 18
phút, trung bình là từ 6,81 ± 3,15 (phút) đến 7,63 ± 3,25 (phút). Thời gian
chuyển về các khoa được xử trí sớm nhất là 8 phút, muộn nhất là 23 phút, trung

bình từ 12,5±1,6 đến 13,8±1,8 (phút). Có 22/170 nạn nhân (chiếm 12,9%) chẩn
đoán chưa chính xác khi chuyển vào các khoa.
Bảng 3.26: Kết quả xử lý vệ sinh toàn bộ cho nạn nhân
nhiễm độc, nhiễm xạ tại bệnh viện dã chiến quân khu
Nội dung
Số
lượng
nạn
Thời gian xử lý vệ sinh
cho 1 nạn nhân (phút)
Tối thiểu Tối đa Trung bình
Nạn nhân phải nằm cáng 8 7 19 12,15 ± 4,27
Nạn nhân đi bộ có thể tự
tắm
13 7 23 11,35 ± 5,61
Thời gian tối thiểu 7 phút, tối đa là 19 phút, trung bình là 12,15 ± 4,27 phút
để XLVS cho 1 nạn nhân nằm cáng. Tương tự cần từ 7 phút - 23 phút, trung
bình là 11,35 ± 5,61 phút để XLVS cho 1 nạn nhân đi bộ có thể tự tắm.
Bảng 3.27: Kết quả hồi sức chống sốc cho nạn nhân hàng loạt
do thảm họa tại bệnh viện dã chiến quân khu
Nội
dung
Số nạn nhân
Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu
SL % SL %
14
Đợt I 7 6 85,7 1 14,3
Đợt II 12 11 91,7 1 8,3
Đợt III 5 5 100 0 0%
Cộng 24 22 91,7% 2 8,3

Có 2 nạn nhân (8,3%) xử trí tại tổ HSCS chưa đạt yêu cầu về: bàn giao phiếu
nạn nhân, hồ sơ bệnh án, chuyển thương chưa đúng qui trình. Các nội dung
khác: 100% nạn nhân đều được thực hiện tốt các yêu cầu tại khoa HSCC.
Bảng 3.28: Ý kiến đánh giá của chuyên gia về mô hình bệnh viện dã chiến
quân khu thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa (n=33)
Nội dung đánh giá
Tốt
Cần bổ
sung
Không tốt
SL % SL % SL %
Thực hiện nhiệm vụ Bộ phận
TDPL
32 97,0 1 3,0 0 0
Thực hiện nhiệm vụ Bộ phận
XLVS
31 93,9 2 6,1 0 0
Thực hiện nhiệm vụ Bộ phận
phẫu thuật HSCS
33 100 0 0 0 0
Tổ chức biên chế, lực lượng
TDCCNN hàng loạt
30 90,9 3 9,1 0 0
Đánh giá khả năng hoàn thành
nhiệm vụ khi có tình huống
tương tự
33 100 0 0 0 0
Hầu hết (90,9% - 100%) các ý kiến của chuyên gia đều đánh giá tốt tất cả
các nội dung của các bộ phận. Chỉ có 1 ý kiến (3,0%) cho rằng cần bổ sung:
“Bộ phận TDPL cần hợp đồng chặt chẽ với tổ chuyển thương để vận chuyển

nạn nhân ngay sau khi phân loại để góp phần tăng cường lưu thông nhanh gọn
theo thứ tự ưu tiên”. Có 2 ý kiến (6,1%) cho rằng cần bổ sung các nội dung cho
trạm XLVS: “Cần hiệp đồng công tác chuyển thương với tổ cáng thương nội
bộ cho những nạn nhân phải nằm cáng”. Có 3 lượt ý kiến (9,1%) cho rằng:
“Cần tăng thêm số lượng tải thương để vận chuyển nạn nhân trong trường hợp
tiếp nhận nhiều nạn nhân nặng cùng lúc, phải có qui định cụ thể để thu gom
các loại cáng dự phòng, bảo đảm đủ số lượng cáng cần thiết cho vận chuyển
nạn nhân để tránh lãng phí thời gian không cần thiết”.
3.2.3.2. Diễn tập NA-NĐ13, tháng 6/2013 (Triển khai theo phương án 1)
15
- Công tác chuẩn bị: tương tự như cuộc diễn tập BMT-12, tuy nhiên lực
lượng tham gia không có đội VSPD và được triển khai theo phương án 2.
+ Chuẩn bị nạn nhân giả định: cơ cấu nạn nhân gần giống như một vụ thảm
họa tương tự đã xảy ra, tuy nhiên không có nạn nhân bị nhiễm độc.
- Tổ chức thực hành diễn tập và đánh giá kết quả mô hình:
+ Triển khai Đội QYCĐ đến hiện trường: nòng cốt là đội phẫu thuật CCCB
được tăng cường 2 kíp PLHT (gồm 2 y sỹ và 4 y tá).
+ Tại bệnh viện: thành lập Đội TDPL, tổ chức dồn dịch GB, dành giường để
sẵn sàng TDCCNN.
Bảng 3.30: Kết quả triển khai công tác chuẩn bị
tổ chức các lực lượng tại nơi thảm họa và tại bệnh viện
Các bộ phận
Hình thức
triển khai
Nội dung
triển khai
Thời
gian

động

Thời
gian
triển
khai
Bộ phận cơ động Lều bạt trung đội Đúng, đủ 30 phút 20 phút
Khoa khám bệnh
Triển khai giải
phóng hành lang
thêm cáng,
xe đẩy
15 phút 15 phút
Các khoa lâm sàng
Dồn dịch bệnh
nhân
Đúng, đủ 15 phút 20 phút
Các khoa cận lâm
sàng
Triển khai phương
tiện, thuốc vật tư
tiêu hao
Đúng, đủ 15 phút 15 phút
Khối không
chuyên môn
Triển khai phục vụ
bệnh nhân, người
nhà
Đúng, đủ 20 phút 15 phút
Tất cả các bộ phận của bệnh viện đều được triển khai đầy đủ cả về người
cũng như trang thiết bị để TDCCNN hàng loạt theo các nội dung yêu cầu đặt ra.
Bộ phận triển khai sớm nhất là khoa khám bệnh và các khoa cận lâm sàng, sau

30 phút là có thể thu dung, phân loại, làm xét nghiệm cho nạn nhân.
Bảng 3.31: Kết quả thu dung, phân loại cứu chữa nạn nhân
tại bệnh viện trong diễn tập NA-NĐ13 (từ phòng khám bệnh về các khoa)
Nội dung Đợt I Đợt II Đợt III Cộng
Số lượng nạn nhân 10 25 20 55
Thời gian Tối đa 16 14 15
Tối thiểu 3 3 3
16
phân loại
cho một
nạn nhân
(phút)
Trung bình
6,63
± 2,25
5,81
± 2,17
5,47
± 2,15
6,15
± 2,35
Kết quả
chẩn
Đúng
SL 10 24 20 54
% 100 96 100 98,2
Sai
SL 1 0 1
% 0 4 0 1,8
Thời gian

chuyển về
các khoa
Sớm nhất 5 8 7
Muộn nhất 15 16 18
Trung bình 13,8 ± 3,5 16 ± 4 15 ± 3
Thời gian tối thiểu cần thiết để phân loại cho một nạn nhân là 3 phút, 7 tối
đa là 16 phút, thời gian trung bình để phân loại một nạn nhân từ 5,81 ± 2,17
phút đến 5,47 ± 2,15 phút. Thời gian chuyển về các khoa được xử trí sớm nhất
là 5 phút, muộn nhất là 18 phút. Có 1/55 nạn nhân (1,8%) chẩn đoán chưa chính
xác khi chuyển vào các khoa điều trị.
Trong diễn tập NA-NĐ13 (6/2013), BV4/QK4 đã sử dụng đội PTCCCB cơ
động tới hiện trường xảy ra thảm họa để tổ chức triển khai TDCCNN, trên
quãng đường 25 km mất 30 phút. Tại nơi thảm họa phối hợp lực lượng y tế
huyện Nam Đàn tiến hành TDPL, CCBĐ, vận chuyển theo chỉ định về bệnh
viện huyện Nam Đàn 35 nạn nhân và BV4/QK4 là 55 nạn nhân.
Bảng 3.32: Kết quả hồi sức chống sốc trong triển khai thực nghiệm
thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt tại bệnh viện 4, quân khu 4.
Nội dung
Số nạn nhân
cần hồi sức chống
Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu
SL % SL %
Đợt I 3 3 100 0 0
Đợt II 4 4 100 0 0
Đợt III 3 3 100 0 0
Cộng 10 10 100 0 0
Có 100% nạn nhân được xử trí HSCS tại bệnh viện đạt yêu cầu về tất cả
các nội dung tại khoa HSCS.
Bảng 3.33: Kết quả đánh giá của các chuyên gia
về thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận trong diễn tập NA- NĐ13 (n=28)

17
Nội dung đánh giá Tốt Cần bổ sung Không tốt
SL % SL % SL %
Thực hiện nhiệm vụ Bộ
phận TDPL
27 96,4 1 3,6 0 -
Thực hiện nhiệm vụ Bộ
phận PT-HSCS
28 100 0 - 0 -
Tổ chức biên chế, lực
lượng
TDCCNN hàng loạt
26 92,9 2 7,1 0 -
Đánh giá khả năng hoàn
thành nhiệm vụ khi có tình
huống tương tự xảy ra
28 100 0 - 0 -
Hầu hết (92,9% - 100%) các chuyên gia đánh giá tốt về công tác tổ chức lực
lượng, về nhiệm vụ của các bộ phận TDCCNN hàng loạt. Chỉ có 2 lượt ý kiến
(7,1%) cho rằng: “Cần bổ sung thêm, tăng số lượng tải thương để vận chuyển
nạn nhân trong trường hợp tiếp nhận nhiều nạn nhân nặng cùng lúc, phải có
thêm một số chỉ dẫn cần thiết để lực lượng vận chuyển nội bộ tiến hành công
việc dễ dàng hơn”.
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Về khả năng thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa của
các bệnh viện tuyến cuối quân khu
Một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với bệnh viện tuyến cuối quân
khu đó là: khi thảm họa xảy ra, có thương vong hàng loạt thì dưới sự chỉ đạo
của Tư lệnh quân khu và Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả thảm họa thiên tai các

cấp. Lực lượng cứu hộ cứu nạn được huy động, tổ chức triển khai để tìm kiếm,
cứu chữa, phân loại và vận chuyển nạn nhân theo chỉ định về các cơ sở y tế.
Nạn nhân được điều trị khẩn trương kịp thời nhằm giảm thiểu đến mức thấp
nhất tỷ lệ tử vong, tàn phế do thảm họa gây ra. Trong số các bệnh viện nghiên
cứu đều là bệnh viện đa khoa có chuyên khoa sẽ là nơi thu dung, cứu chữa cho
một số lượng lớn nạn nhân theo yêu cầu cứu chữa.
Mặc dù lưu lượng bệnh nhân của các bệnh viện tuyến cuối quân khu hiện
nay là rất lớn và luôn luôn quá tải về số lượng bệnh nhân đến điều trị cũng như
tình trạng thiếu nhân lực phục vụ đây là áp lực không nhỏ đối với bệnh viện, sẽ
càng khó khăn hơn khi phải thu dung, cứu chữa một số lượng lớn nạn nhân
18
trong cùng một thời điểm khi có thảm họa. Nhưng các bệnh viện đều có lực
lượng chuyên môn được đào tạo chính qui, có trình độ cao, có hệ thống chỉ huy
chặt chẽ, giàu kinh nghiệm trong xử lý các tình huống khẩn cấp. Cán bộ nhân
viên thường xuyên được huấn luyện chu đáo, mang tính chuyên nghiệp cao và
luôn có kế hoạch đầy đủ tỉ mỷ trong đáp ứng với các thảm họa xảy ra.
Trên thực tế bệnh viện đã triển khai từ 250 - 574 GB, mặc dù biên chế của
các bệnh viện tuyến cuối quân khu từ 200 - 250 GB, tỷ lệ sử dụng giường luôn
đạt từ 150% (năm 2007) đến gần 200% (năm 2012); tỷ lệ khỏi ra viện từ 70%
(năm 2007) đến 87% (năm 2012). Vì vậy, thực tế các bệnh viện thuộc nhóm
nghiên cứu đã triển khai tiếp nhận điều trị số lượng bệnh nhân vượt tất cả các
chỉ tiêu qui định. Do đó khi thảm họa xảy ra trong địa bàn đảm nhiệm cần phải
thu dung, cứu chữa một số lượng lớn các nạn nhân thì các bệnh viện này hoàn
toàn có thể triển khai thu dung, cứu chữa điều trị số lượng nạn nhân vượt trên
số lượng bệnh nhân mỗi bệnh viện được giao là điều hoàn toàn có thể thực hiện
được. Mặc dù số lượng hiện tại tăng thêm như vậy nhưng qua khảo sát thực
trạng trong 5 năm tháy rằng các bệnh viện tuyến cuối quân khu vẫn có thể triển
khai thêm được từ 50 đến 100 giường bệnh khi có thảm họa xảy ra.
Qua thống kê trong 5 năm gần đây có 7/7 bệnh viện tuyến cuối quân khu
tham gia TDCCNN hàng loạt ít nhất 1 - 2 lần, với các loại hình thảm họa nhưng

với số lượng nạn nhân không nhiều thấp nhất 17 nạn nhân, nhiều nhất là 45 nạn
nhân. Việc áp dụng mô hình TDCCNN hàng loạt của các bệnh viện trong việc
đối phó với các vụ thảm họa mới chỉ mang tính kinh nghiệm của một số chuyên
gia, mà chưa có mô hình cơ bản để các bệnh viện có thể triển khai công tác
TDCCNN hàng loạt trong tình huống phải đáp ứng y tế khẩn cấp đối với các
loại thảm họa có thể xảy ra để tổ chức huấn luyện hàng năm có hiệu quả.
Qua điều tra thực trạng cơ sở vật chất, tình hình chuyên môn kỹ thuật, kết
quả các lần TDCCNN hàng loạt của các bệnh viện, thấy rằng tất cả các bệnh
viện có thể tiếp nhận, phân loại từ 50 - 100 nạn nhân trong một giờ, cứu chữa
cùng lúc trên 100 nạn nhân, cấp cứu từ 30 - 60 nạn nhân, có thể huy động thêm
2 - 3 bàn mổ và 3 - 5 kíp mổ để thực hiện nhiệm vụ phẫu thuật xử lý các tổn
thương ngoại khoa cho các nạn nhân.
Ngoài ra hầu hết các bệnh viện đều có các kế hoạch bảo đảm y tế trong tình
huống đột xuất khác như: có Ban chỉ huy điều hành đáp ứng y tế trong phòng
chống thảm họa; có kế hoạch đáp ứng y tế trong phòng chống thảm họa; đã
chuẩn bị trước các phương án đáp ứng y tế cho từng loại thảm họa, đặc biệt hầu
hết các bệnh viện đều tổ chức các đội PTCCCB, các tổ cứu hộ cứu nạn, quân y
19
cơ động, cấp cứu chuyên khoa và được huấn luyện, kiểm tra và bổ sung trang
thiết bị thường xuyên nên có khả năng đáp ứng rất nhanh chóng khi có các tình
huống khẩn cấp đặt ra.
4.2. Về mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa tại
bệnh viện tuyến cuối quân khu
4.2.1. Về nguyên tắc thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt của bệnh viện
tuyến cuối quân khu
Trong điều kiện bệnh viện hoạt động chuyên môn thường xuyên, phải thu
dung một lượng lớn nạn nhân trong cùng một thời điểm, để tránh các xáo trộn
không cần thiết và đảo lộn nhịp điệu làm việc của các khoa, ban trong toàn
bệnh viện, mặt khác tạo điều kiện tốt nhất cho việc tập trung tối đa nhân lực, cơ
sở vật chất trong việc TDCCNN hàng loạt và tránh được các hệ lụy khác liên

quan đến việc đáp ứng y tế khẩn cấp như: cản trở nhiệm vụ thường xuyên của
bệnh viện, lây nhiễm khi có nạn nhân nhiễm độc, nhiễm xạ, truyền nhiễm Do
đó nguyên tắc TDCCNN hàng loạt do thảm họa của bệnh viện tuyến cuối quân
khu (bệnh viện tuyến B) dựa trên những nguyên tắc sau:
- Phải bảo đảm hoạt động chuyên môn thường xuyên của bệnh viện.
- Tận dụng tối đa cơ sở vật chất, phương tiện, trang bị sẵn có và lực lượng
đội ngũ chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện.
- Việc thu dung, cứu chữa nạn nhân phải dựa vào nguyên tắc cứu chữa vận
chuyển theo tuyến, theo khu vực và kết hợp quân dân y.
- Tổ chức tốt, có hiệu quả công tác TDCCNN nhằm giảm đến mức thấp nhất
tỷ lệ tử vong, tàn phế cho người bị nạn.
- Phối hợp, kết hợp tối đa thế mạnh của các lực lượng trên địa bàn, nhất là
phối kết hợp với lực lượng y tế địa phương, thực hiện tốt việc kết hợp quân dân
y trong đáp ứng y tế khẩn cấp cho thảm họa để thu dung cứu chữa người bị nạn
và khắc phục hậu quả do thảm họa.
Nguyên tắc TDCCNN hàng loạt của bệnh viện tuyến cuối quân khu phải
toàn diện, mang tính kế hoạch cao, kịp thời và luôn luôn thể hiện được tính
nhân văn sâu sắc với mục tiêu cuối cùng là thu dung, cứu chữa được hết những
người bị nạn, giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong tàn phế cho các nạn nhân.
4.2.2. Về hiệu quả mô hình qua 2 lần diễn tập thực nghiệm
Sau khi xây dựng mô hình lý thuyết về TDCCNN hàng loạt tại bệnh viện
tuyến cuối quân khu, BV4/QK4 đã tiến hành 2 lần can thiệp bằng diễn tập thực
nghiệm trên địa bàn quân khu theo 2 phương án đã xây dựng: Lần thứ 1: triển
khai tổ chức TDCCNN do bạo loạn có nạn nhân nhiễm chất độc hóa học tại địa
20
bàn huyện Nghi lộc, tỉnh Nghệ An (7/2012) với số lượng nạn nhân là 150
người. Áp dụng triển khai mô hình theo phương án 2. Lần thứ 2: tổ chức
TDCCNN hàng loạt do mưa bão làm đổ sập nhà cao tầng tại Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An (6/2013). Số lượng nạn nhân là 90 người, triển khai mô hình theo
phương án 1.

Cả 2 lần diễn tập cho thấy các qui trình và mô hình đề xuất là hợp lý, là mới,
mang tính thời sự và đều có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn, tính cơ
động và linh hoạt của ngành quân y, nhằm nâng cao khả năng TDCCNN hàng
loạt, sẵn sàng cơ động ứng cứu khi thảm họa xảy ra. Làm cho cán bộ nhân viên
bệnh viện nâng cao nhận thức và thực hành trong việc tổ chức TDCCNN hàng
loạt khi có thảm họa xảy ra, đồng thời biết cách tổ chức triển khai, hiểu rõ được
cơ chế chỉ huy, điều hành của Ban chỉ đạo, Ban tổ chức trong phòng chống
thảm họa, tìm kiếm cứu nạn khi thảm họa xảy ra.
Đã khảo nghiệm, phân tích, đánh giá qui trình kết hợp các lực lượng trong tổ
chức TDCCNN hàng loạt tại bệnh viện tuyến cuối quân khu khi xảy ra thảm
họa. Giúp lãnh đạo, chỉ huy các cấp có thêm cơ sở lý luận khoa học trong việc
chủ động xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức, triển khai TDCCNN hàng loạt
phù hợp với điều kiện cụ thể của bệnh viện, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
khi thảm họa xảy ra.
Những qui trình được triển khai trong diễn tập sẽ giúp các bệnh viện sẵn
sàng TDCCNN hàng loạt khi có tình huống thảm họa lớn với số lượng nạn nhân
nhiều đã góp phần tích cực vào nhiệm vụ xây dựng tiềm lực y tế quân sự trong
khu vực phòng thủ. Mô hình diễn tập này đã góp phần tích cực vào việc đào
tạo, giúp đỡ, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý của bệnh viện về năng lực tổ
chức, chỉ huy, điều hành trong tình huống TDCCNN hàng loạt, huấn luyện đội
ngũ nhân viên chuyên môn kỹ thuật thông thạo về trình độ cấp cứu hàng loạt
khi có thảm họa xảy ra.
Với việc diễn tập thực nghiệm TDCCNN hàng loạt của bệnh viện 4 đã trình
bày một số qui trình mẫu và cách thức triển khai, các bệnh viện cùng tuyến có
thể tham khảo và vận dụng cho phù hợp như: Về mức độ của thảm họa: bệnh
viện tuyến cuối quân khu có thể đáp ứng tốt với thảm họa mức 1 đến mức 2,
hiệu quả cao nhất là với thảm họa mức 2. Nghĩa là thu dung cứu chữa từ 51 đến
200 nạn nhân.
Thảm họa gần bệnh viện, trong khu vực bệnh viện có thể trực tiếp tiếp nhận
nạn nhân, từ bệnh viện đến nơi xảy ra thảm họa nếu trong vòng bán kính dưới

40 km, giao thông thuận tiện, bệnh viện cần triển khai theo phương án 1 như
21
sau: tại hiện trường sử dụng một đội QYCĐ mạnh linh hoạt để thu dung, cấp
cứu, phân loại, vận chuyển về tuyến sau và bệnh viện tuyến cuối quân khu. Tại
bệnh viện với số lượng nạn nhân vừa phải, vào không dồn dập chỉ cần tăng
cường lực lượng cho khoa Khám bệnh hoặc tổ chức một bộ phận đặt cạnh khoa
Khám bệnh là đủ để sẵn sàng thu dung, phân loại và vận chuyển nạn nhân vào
các khoa của bệnh viện.
Nếu khoảng cách thảm họa trên 40 km, giao thông khó khăn, không trực tiếp
chuyển nạn nhân về bệnh viện được nên triển khai theo phương án 2 như sau:
tại hiện trường vẫn sử dụng đội QYCĐ nhưng gọn nhẹ vì tại hiện trường đã có
các lực lượng khác phối hợp để thực hiện nhiệm vụ ở nơi thảm họa. Tại bệnh
viện tách ra một với lực lượng trang bị đầy đủ có tổ chức biên chế riêng để
thành lâp bệnh viện dã chiến làm tuyến sau trực tiếp cho đội QYCĐ để
TDCCNN một cách sớm nhất.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động, khả năng thu dung, cứu chữa nạn
nhân hàng loạt của các bệnh viện tuyến cuối quân khu từ 2007 - 2012 và nghiên
cứu can thiệp bằng diễn tập thực nghiệm tại Bệnh viện 4 - Quân khu 4 (2012 -
2013), chúng tôi rút ra kết luận như sau:
1. Thực trạng hoạt động và khả năng thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng
loạt của các bệnh viện tuyến cuối quân khu giai đoạn 2007 - 2012:
- Có tổ chức, biên chế đầy đủ theo quy định, biên chế 260 - 400 người, qui
mô từ 200 - 250 giường bệnh, thực tế triển khai từ 400 - 500 giường.
- Có đội ngũ chuyên môn được đào tạo cơ bản, với gần 85% bác sỹ chuyên
khoa, trên 50% là bác sỹ ngoại khoa, làm tốt các kỹ thuật theo phân cấp. Trong
6 năm (2007 - 2012) các chỉ tiêu chuyên môn đều vượt quy định.
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, tương đối đồng bộ, hạ tầng cơ sở
rộng rãi, thuận lợi cho triển khai thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt.
- Đều đã thành lập Ban chỉ đạo và xây dựng kế hoạch thu dung, cứu chữa

nạn nhân hàng loạt, trong 6 năm (2007 - 2012) đã có 1 - 2 lần thu dung, cứu
chữa nạn nhân hàng loạt, số lượng nạn nhân từ 17 - 45 người.
- Có khả năng phân loại được từ 50 - 100 nạn nhân/giờ, nhận điều trị từ 30 -
60 nạn nhân/giờ, triển khai tối đa 4 - 10 kíp mổ, thường xuyên tổ chức 5 - 6 tổ y
tế cơ động sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
- Đều có khả năng cứu chữa chuyên khoa kỳ đầu cho các nạn nhân trong
thảm họa và đáp ứng tốt, có hiệu quả đối với thảm họa mức 2.
22
2. Mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt của bệnh viện tuyến
cuối quân khu
* Nội dung mô hình: Tùy theo qui mô, tính chất, mức độ của từng loại thảm
họa có thể tổ chức sử dụng theo 1 trong 2 phương án:
- Phương án 1: thảm họa xảy ra trong phạm vi bệnh viện bảo đảm được, nạn
nhân không nhiều, điều kiện vận chuyển thuận lợi, triển khai:
+ Đội quân y cơ động: nòng cốt là đội phẫu thuật cứu chữa cơ bản được tăng
cường các kíp phân loại - hộ tống, cơ động đến hiện trường làm nhiệm vụ tìm
kiếm, phân loại, cứu chữa và vận chuyển nạn nhân về tuyến sau.
+ Tại bệnh viện: Tổ chức đội thu dung phân loại nòng cốt là khoa khám
bệnh, tổ chức dồn dịch bệnh nhận các khoa lâm sàng, dành giường sẵn sàng thu
dung cứu chữa nạn nhân.
- Phương án 2: thảm họa xảy ra ở xa bệnh viện, số lượng nạn nhân nhiều,
điều kiện vận chuyển khó khăn…, bệnh viện không thể trực tiếp tiếp nhận nạn
nhân được, triển khai:
+ Đội quân y cơ động: nòng cốt là đội phẫu thuật cứu chữa bước đầu được
tăng cường các kíp phân loại - hộ tống, có nhiệm vụ cơ động đến hiện trường để
tìm kiếm, phân loại, cứu chữa, vận chuyển nạn nhân về tuyến sau.
+ Bệnh viện dã chiến đáp ứng thảm họa, triển khai cách hiện trường thảm
họa 10 - 15 km, làm tuyến sau cho đội quân y cơ động.
+ Lực lượng còn lại của bệnh viện tuyến cuối quân khu làm nhiệm vụ
thường xuyên nhưng phải thu hẹp nhiệm vụ, phạm vi cứu chữa.

* Kết quả sau 2 lần diễn tập thực nghiệm theo 2 phương án:
- Mô hình được đánh giá là hợp lý, sát thực tế, có tính khả thi cao, dễ triển
khai thực hiện. Hai phương án đặt ra đúng với khả năng thực tế hiện tại của các
bệnh viện tuyến cuối quân khu, sát với các tình huống thảm họa có thể xảy ra
trong tương lai.
- Có 90,9% - 92,9% ý kiến các chuyên gia đánh giá về tổ chức, biên chế, sử
dụng lực lượng của 2 phương án là hợp lý. Có 100% ý kiến chuyên gia đánh giá
với mô hình đã xây dựng, bệnh viện tuyến cuối quân khu có khả năng hoàn
thành nhiệm vụ khi có tình huống tương tự.
KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu đạt được xin đề xuất một số kiến nghị sau:
23
1. Bộ Quốc phòng hàng năm dành ngân sách đủ lớn tạo điều kiện cho các
đơn vị diễn tập theo mô hình áp dụng cho bệnh viện tuyến cuối quân khu đáp
ứng với các kịch bản thảm họa xảy ra trong tương lai.
2. Có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng phạm vi chuyên môn,
tăng cường trang thiết bị để các bệnh viện tuyến cuối quân khu có thể cứu chữa
chuyên khoa cho các nạn nhân.
3. Tuy mô hình và các phương án đã nghiên cứu là rất cơ bản, nhưng đối
với thảm họa là không thể dự báo đầy đủ và chính xác được. Vì vậy cần có
những nghiên cứu cụ thể tiếp theo để đáp ứng hiệu quả cho từng loại thảm họa
có thể xảy ra trong tương lai.
24

×