Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

công ty cổ phần văn phòng phẩm hồng hà bản cáo bạch chào bán cổ phiếu ra công chúng 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.49 MB, 70 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2


CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ
(Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100100216 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố
Hà Nội cấp lần đầu ngày 28/12/2005, thay đổi lần thứ 10, ngày 05/12/2011)




CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG
Tên cổ phiếu : Cổ phiếu Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà.
Mệnh giá : 10.000 đồng/cổ phần.
Giá bán : 12.000 đồng/cổ phần.
Tổng số lượng chào bán : 943.800 cổ phần.
Tổng giá trị chào bán : 11.325.600.000 đồng (Bằng chữ: Mười một tỷ ba trăm hai
mươi lăm triệu sáu trăm ngàn đồng).

TỔ CHỨC KIỂM TOÁN:
CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM (VAE)
Địa chỉ: Tầng 11 Tòa nhà Sông Đà – 165 Đường Cầu Giấy – Quận Cầu Giấy – Hà Nội
Điện thoại: (04) 6267 0491/92/93 Fax: (04) 6267 0494
Webtise: www.vae.com.vn

TỔ CHỨC TƯ VẤN:
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CHI NHÁNH HÀ NỘI
Địa chỉ: Số 6 – Lê Thánh Tông – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Điện thoại: 043. 9 334 693 Fax: 043. 8 244 442.


Website: www.hsc.com.vn
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3


MỤC LỤC

BẢNG BIỂU 6
Danh mục bảng biểu 6
PHẦN I: CÁC RỦI RO 7
1. Rủi ro về kinh tế 7
2. Rủi ro về luật pháp 7
3. Rủi ro đặc thù 8
4. Rủi ro về tài chính 8
5. Rủi ro của đợt chào bán, của dự án sử dụng tiền thu được từ đợt chào bán và của
đợt đấu giá quyền mua của Tổng Công ty Giấy Việt Nam 9
6. Rủi ro pha loãng 10
7. Rủi ro khác 10
PHẦN II: NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM 11
1. Tổ chức phát hành 11
2. Tổ chức tư vấn 11
PHẦN III: CÁC KHÁI NIỆM 12
PHẦN IV: TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH 14
1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 14
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 14
1.2. Giới thiệu về Công ty 15
1.3. Ngành nghề kinh doanh của Công ty 15
1.4. Thành tích đạt được 16
1.5. Quá trình tăng vốn điều lệ của Công ty 16

2. Cơ cấu tổ chức và cơ cấu bộ máy quản lý Hồng Hà 16
3. Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần 20
3.1 Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần tại thời điểm 30/09/2011 20
3.2 Cơ cấu cổ đông tại ngày 30/09/2011 20
3.3 Danh sách cổ đông sáng lập 20
4. Danh sách những Công ty mẹ và Công ty con của tổ chức phát hành, những Công ty
mà tổ chức phát hành đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối, những
Công ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối đối với tổ chức phát hành 21
4.1 Danh sách Công ty mẹ của Công ty Hồng Hà 21
4.2 Danh sách Công ty con của Hồng Hà đến thời điểm 30/09/2011 21
4.3 Những Công ty mà Hồng Hà đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc CP chi phối 21
4.4 Các Công ty mà Hồng Hà đầu tư dài hạn 21
5. Hoạt động kinh doanh 21
5.1. Sản phẩm chính của Hồng Hà 21
5.2. Sản lượng sản phẩm/giá trị dịch vụ qua các năm 23
5.3. Nguồn vật liệu 24
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 4


5.4. Chi phí sản xuất 26
5.5. Trình độ công nghệ 28
5.6. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới 28
5.7. Dự án đang triển khai 29
5.8. Hệ thống kiểm tra chất lượng 29
5.9. Hoạt động Marketing 30
5.10. Nhãn hiệu thương mại, đăng ký phát minh sáng chế và bản quyền 31
5.11. Chính sách bán hàng 31
5.12. Các hợp đồng lớn đang được thực hiện hoặc đã được ký kết 32

6. Báo cáo kết quả hoạt động SXKD trong giai đoạn 2009 - 9 tháng đầu năm 2011 32
6.1. Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động SXKD của Công ty trong 2 năm gần nhất 32
6.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của Công ty trong năm báo cáo 33
7. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành 34
7.1 Vị thế của Công ty trong cùng ngành 34
7.2 Triển vọng phát triển của ngành 34
7.3 Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng của ngành,
chính sách của Nhà nước và xu thế chung của thế giới. 35
8. Chính sách đối với người lao động 35
9. Chính sách cổ tức 37
10. Tình hình tài chính 37
11. Danh sách và sơ yếu lý lịch H Đ Q T, BMQL, Ban kiểm soát, Kế toán trưởng 47
11.1 Danh sách HĐQT, Ban TGĐ, BKS và KTT Công ty 47
11.2 Sơ yếu lý lịch thành viên Hội đồng quản trị 48
11.3 Danh sách và sơ yếu lý lịch Ban kiểm soát 53
11.4 Danh sách và sơ yếu lý lịch Ban Tổng giám đốc 55
11.5 Danh sách và sơ yếu lý lịch Kế toán trưởng: 56
12. Tài sản 56
12.1. Giá trị tài sản cố định theo Báo cáo Tài chính tại thời điểm 30/09/2011 56
12.2.Tài sản đất đai và bất động sản mà Hồng Hà đang sở hữu, sử dụng 57
13. Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức năm tiếp theo 57
13.1 Các chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận 58
13.2 Căn cứ để đạt được kế hoạch lợi nhuận và cổ tức nói trên 58
14. Đánh giá của tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận và cổ tức 59
15. Thông tin về những cam kết nhưng chưa thực hiện của tổ chức phát hành 59
16. Các thông tin, các tranh chấp kiện tụng liên quan tới Công ty mà có thể ảnh hưởng
đến giá cả cổ phiếu chào bán 59
PHẦN V: CỔ PHIẾU CHÀO BÁN 60
1. Loại cổ phiếu. 60
2. Mệnh giá 60

3. Tổng số cổ phiếu dự kiến chào bán 60
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 5


4. Giá chào bán dự kiến 60
5. Phương pháp tính giá 60
6. Phương thức phân phối 60
7. Thời gian phân phối cổ phiếu (dự kiến) 60
8. Đăng ký mua cổ phiếu 60
9. Phương thức thực hiện quyền 62
10. Phương án xử lý cổ phiếu lẻ và số cổ phiếu không được phân phối hết 62
11. Phương án xử lý số cổ phiếu từ chối quyền mua của Tổng Công ty Giấy Việt Nam 62
12. Giới hạn về tỷ lệ nắm giữ đối với người nước ngoài 63
13. Các hạn chế liên quan đến việc chuyển nhượng 66
14. Các loại thuế có liên quan 66
15. Ngân hàng mở tài khoản phong tỏa tiền mua cổ phiếu 66
PHẦN VI: MỤC ĐÍCH CHÀO BÁN 67
1. Sự cần thiết phải tăng vốn điều lệ 67
2. Kế hoạch sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành 67
PHẦN VII: CÁC ĐỐI TÁC CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỢT CHÀO BÁN 67
PHẦN VIII: PHỤ LỤC 68

CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 6




BẢNG BIỂU
Danh mục bảng biểu Trang
Bảng 1: Danh sách cổ đông nắm giữ trên 5% vốn cổ phần 20
Bảng 2: Cơ cấu cổ đông tại 30/09/2011 20
Bảng 3: Danh sách cổ đông sáng lập tại 30/09/2011 20
Bảng 4: Cơ cấu doanh thu từng nhóm sản phẩm 23
Bảng 5: Cơ cấu lợi nhuận gộp từng nhóm sản phẩm, dịch vụ 24
Bảng 6: Danh sách một số nhà cung cấp nguyên vật liệu của Hồng Hà 25
Bảng 7: Tỷ trọng chi phí so với doanh thu thuần 27
Bảng 8: Cơ cấu chi phí 27
Bảng 9: Danh mục một số máy móc thiết bị của Công ty tại 31/12/2011 28
Bảng 10: Danh mục quy trình và quy định ISO 29
Bảng 11: Các hợp đồng lớn đang được thực hiện hoặc đã được ký kết 32
Bảng 12: Chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2009 - nay 33
Bảng 13: Cơ cấu lao động tại 31/12/2011 35
Bảng 14: Tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên 37
Bảng 15: Mức cổ tức thực tế phân phối trong năm 2009 và năm 2010 37
Bảng 16: Thời gian khấu hao tài sản cố định 38
Bảng 17: Số dư các quỹ được trích lập từ 2009 – nay 40
Bảng 18: Tổng dư nợ vay từ 2009 – nay 40
Bảng 19: Vay và nợ ngắn hạn từ 2009 - nay 40
Bảng 20: Vay và nợ dài hạn từ 2009 - nay 41
Bảng 21: Các khoản phải thu ngắn hạn từ 2009 – nay 41
Bảng 22: Các khoản phải trả từ 2009 – nay 41
Bảng 23: Các chỉ tiêu tài chính từ 2009 – Nay 42
Bảng 24: Danh sách HĐQT, Ban TGĐ, BKS và KTT Công ty 47
Bảng 25: Giá trị tài sản cố định 56
Bảng 26: Kế hoạch sản xuất kinh doanh, lợi nhuận, cổ tức trong năm tiếp theo 58
Bảng 27: Kế hoạch sử dụng vốn 67


CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 7


PHẦN I: CÁC RỦI RO
1. Rủi ro về kinh tế
Cuộc suy thoái kinh tế ở Mỹ bắt đầu từ cuối năm 2007 và đã lan rộng ra nhiều quốc gia trên
thế giới. Đến nay, các quốc gia cũng như Việt Nam đang nỗ lực thực hiện các giải pháp để
vực dậy nền kinh tế.
Việt Nam đã gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam không nằm ngoài sự ảnh hưởng, tác động
của nền kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bị chậm lại. Theo các
chuyên gia kinh tế, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam sẽ, duy trì ở mức 4,5% -
6%.
Việt Nam cũng đang phải đối mặt với các thách thức của một nền kinh tế đang phát triển, đó
là vấn đề lạm phát. Năm 2010, lạm phát của Việt Nam đã lên đến hai con số là 11,75%, tiếp
tục 5 tháng đầu năm 2011, lạm phát đã là 11,6% (nguồn: Tổng cục Thống kê). Giá cả các
nguyên, nhiên liệu đầu vào như vật tư, điện, nước, xăng dầu …và lương cho người lao động
đều tăng mạnh dẫn đến chi phí sản xuất của các doanh nghiệp cũng tăng lên và Công ty cổ
phần Văn phòng phẩm Hồng Hà (Hồng Hà) cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Tuy
nhiên, ảnh hưởng của các yếu tố này không lớn vì chúng chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá vốn
hàng bán.
Từ đầu năm 2011, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp để kiềm chế lạm phát trong đó có
thắt chặt đầu tư công, tăng lãi suất cơ bản,…. dẫn đến việc lãi suất ngân hàng tăng cao, các
doanh nghiệp phải chịu lãi suất vay vốn từ 18% đến 21% một năm, cá biệt có trường hợp
đến 23%. Chi phí vốn cao gây ra các khó khăn khiến cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt
những doanh nghiệp phải đi vay vốn nhiều trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hồng Hà hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh văn phòng phẩm với đối tượng tiêu
dùng chính là học sinh, và một phần cung cấp cho các văn phòng. Là sản phẩm tiêu dùng
nên hoạt động của Hồng Hà chịu tác động trực tiếp bởi sự phát triển của nền kinh tế nói

chung và của ngành giáo dục nói riêng. Tuy nhiên, Việt Nam với nền kinh tế đang phát triển,
các nhu cầu về bút, mực, giấy vở, đồ dùng văn phòng, đang còn cao nên cũng hạn chế
tác động của sự suy giảm của nền kinh tế tới hoạt động của Hồng Hà.
Khi nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, nhu cầu đối với các mặt hàng thiết yếu trong học tập
như: sách, vở, đồ dùng học tập, đồng phục, tăng cao hơn sẽ làm tăng nguồn sản phẩm đầu
ra cho Hồng Hà, trực tiếp tác động và tạo điều kiện cho hoạt động của Hồng Hà ngày càng
mở rộng và phát triển.
2. Rủi ro về luật pháp
Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới và đang từng bước
cải tổ hành lang pháp lý để phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhưng do thời gian hoàn chỉnh,
hướng dẫn thực hiện các văn bản Luật kéo dài và có nhiều văn bản chồng chéo gây khó
khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Là một Công ty cổ phần nên Hồng Hà một mặt chịu
sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp, mặt khác còn phải tuân thủ đầy đủ các văn bản có liên
quan của Hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam như: các Luật thuế, Luật lao động
Vì vậy, những biến động về pháp luật sẽ đều tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty. Tuy nhiên, với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, Chính phủ cũng
đang từng bước hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật, tạo sự thông thoáng hơn về các thủ
tục hành chính để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8


Nhằm hạn chế rủi ro, Công ty luôn chú trọng nghiên cứu, theo sát, thực hiện nghiêm chỉnh
đường lối, chủ trương Nhà nước, nắm bắt kịp thời các quy định mới của pháp luật, để từ đó
xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh dài hạn và phù hợp cho từng
thời kỳ.
3. Rủi ro đặc thù
3.1 Rủi ro biến động giá nguyên vật liệu đầu vào
Hồng Hà phải mua nguyên vật liệu như giấy, bìa, nhựa, mực Các nguyên liệu này chiếm

tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm (khoảng 78%-81%) nên sự biến động giá các nguyên
liệu này sẽ có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận gộp của Công ty. Để khắc phục rủi ro này,
những năm gần đây, Công ty đã chọn giải pháp ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu đầu vào
lâu dài với các nhà cung cấp lớn nhằm mục đích có được nguồn nguyên liệu ổn định và giá
cả hợp lý. Mặt khác Công ty luôn theo dõi sát sao các biến động giá cả trên thị trường để có
những quyết định điều chỉnh kịp thời, tính toán kỹ lưỡng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ để có
lượng nguyên vật liệu dự trữ hợp lý đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
3.2 Rủi ro cạnh tranh trong cùng ngành
Trên thị trường Việt Nam hiện có một số công ty sản xuất và cung cấp văn phòng phẩm, đồ
dùng học tập lớn là Hồng Hà, Công ty Cổ phần tập đoàn Thiên Long, Công ty TNHH Sản
xuất - Thương mại Bến Nghé, Công ty Cổ phần giấy Hải Tiến và Công ty Cổ phần Vĩnh Tiến.
Bên cạnh đó còn rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân nhỏ lẻ khác cung cấp đồ dùng văn
phòng phẩm, đặc biệt là các sản phẩm tiểu ngạch của Trung Quốc. Hơn nữa, trong thời gian
gần đây, các Công ty văn phòng phẩm nổi tiếng thế giới của Nhật Bản, Pháp, Đức, Thái
Lan cũng đã và đang xây dựng thương hiệu của mình trên thị trường Việt Nam như: Plus,
Kokuyo, Maped Thế mạnh vượt trội của Hồng Hà là Doanh nghiệp có trên 50 năm xây
dựng và phát triển, am hiểu thị trường và người tiêu dùng Việt trong khi các đối thủ còn lại
mới thành lập trong khoảng 10 năm gần đây. Hồng Hà đã xây dựng được một mạng lưới
phân phối sản phẩm sâu và rộng trên khắp cả nước với gần 100 Nhà phân phối và trên
10.000 điểm bán lẻ, đặc biệt là khu vực phía Bắc. Bên cạnh đó, để tăng cường lợi thế cạnh
tranh của mình, Hồng Hà không ngừng cải tiến mẫu mã, đầu tư công nghệ mới, tiên tiến
nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, thân thiện với môi trường và bảo vệ sức
khỏe người tiêu dùng. Công ty cũng chú trọng đầu tư cho công tác xây dựng và phát triển
thương hiệu. Các thương hiệu sản phẩm giấy vở, bút các loại, văn phòng phẩm, ba lô túi
cặp, đồng phục học sinh đã được thị trường đánh giá cao, tạo được lòng tin trong tâm trí
người tiêu dùng.
4. Rủi ro về tài chính
4.1 Rủi ro về tỷ giá
Nguồn nguyên vật liệu của Công ty chủ yếu mua trong nước và sản phẩm lại chủ yếu bán
cho người tiêu dùng Việt Nam nên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không

phát sinh nhiều ngoại tệ. Do đó, sự thay đổi trong việc điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá
USD/VND và EUR/VND liên tục biến động đã không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của
Công ty.
4.2 Rủi ro về lãi suất
Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phục hồi sau cuộc khủng hoảng, giá cả leo
thang, lạm phát tăng cao, lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các ngân hàng đều tăng.
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 9


Là doanh nghiệp sản xuất, Hồng Hà cần sử dụng vốn vay để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh
doanh. Tuy nhiên, do chi phí sử dụng vốn cao đang và sẽ gây áp lực lớn làm tăng chi phí tài
chính của Công ty. Để giảm áp lực vay là lãi vay, Hồng Hà xây dựng phương án huy động
vốn dài hạn thông qua thị trường chứng khoán bằng phương thức chào bán cho cổ đông
hiện hữu. Nếu đợt chào bán thành công sẽ giúp cho Hồng Hà cải thiện và nâng cao được
năng lực tài chính.
5. Rủi ro của đợt chào bán, của dự án sử dụng tiền thu được từ đợt chào bán và của
đợt đấu giá quyền mua của Tổng Công ty Giấy Việt Nam.
Hiện tại và trong thời gian sắp tới, thị trường chứng khoán chưa có dấu hiệu phục hồi. Trong
khi đó, thời điểm cuối năm 2011 và đầu năm 2012, nhiều Tổng Công ty và các doanh nghiệp
lớn của Nhà nước đồng thời có kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng như Mobiphone,
Vinaphone, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Do đó, việc phát hành lần này của
Hồng Hà có khả năng bị ảnh hưởng khá lớn như: giá bán phải ở mức đủ hấp dẫn các nhà
đầu tư, số lượng bán có thể không đạt được như mong đợi. Ngoài ra, tâm lý của nhà đầu tư
trong thời điểm thị trường đi xuống như thời gian gần đây có thể ảnh hưởng trực tiếp tới kết
quả của đợt phát hành.
Để hạn chế rủi ro này, Hồng Hà đã xây dựng phương án phát hành phù hợp bằng cách phát
hành cho cổ đông hiện hữu với giá 12.000 VND/cổ phần. Số lượng cổ phần phát hành là
934.800 cổ phần. Phương án này đã được thông qua tại ĐHCĐ thường niên ngày 26/4/2011

của Hồng Hà với tỷ lệ nhất trí cao nên sẽ hạn chế rủi ro từ phía cổ đông. Hơn nữa, với tình
hình thị trường chứng khoán cũng như nền kinh tế ngày càng trở nên tốt hơn, hoạt động của
Hồng Hà lại luôn ổn định và tăng trưởng nên rủi ro về việc phát hành không hết số cổ phiếu
là rất thấp.
Tuy nhiên, đợt phát hành này không được bảo lãnh phát hành nên có thể xảy ra rủi ro số
lượng cổ phần phát hành không được mua hết và số lẻ phát sinh khi chào bán ra công
chúng (nếu có). Trong trường hợp này, lượng cổ phần chưa phân phối hết và số lẻ phát sinh
(nếu có) sẽ được xử lý theo hướng giữ lại để HĐQT quyết định phân phối cho đối tượng
khác. Đồng thời Hội đồng quản trị cũng chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ bổ sung khác để
đảm bảo huy động vốn phục vụ kế hoạch kinh doanh nếu phát sinh.
Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, trong thời gian chưa thực hiện được việc tăng vốn điều lệ
để tranh thủ cơ hội thị trường mua được thiết bị máy in tốt và đầu tư xây dựng với giá cả
hợp lý, đảm bảo nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh, Ban điều hành Công ty đã tiến
hành vay vốn ngân hàng để đầu tư. Vì vậy, việc phát hành thêm cổ phần để cơ cấu lại
nguồn vốn, giảm chi phí lãi vay cho hoạt động kinh doanh, giảm áp lực thanh toán, tăng hiệu
quả của đòn bẩy tài chính. Các rủi ro sử dụng nguồn vốn từ đợt phát hành đã được tính toán
và giảm đến mức tối thiểu.
Trong đợt phát hành lần này, Tổng Công ty Giấy Việt Nam sẽ không mua cổ phiếu phát
hành thêm. 2.450.085 quyền mua tương đương với 490.107 cổ phần của Tổng Công ty Giấy
Việt Nam, chiếm 51,92% đợt phát hành sẽ được đấu giá theo đúng quy định của pháp luật.
Đợt đấu giá này có thể gặp phải rủi ro do tình hình thị trường chứng khoán Việt nam đang có
những diễn biến khó đoán trước, các biến động của thị trường có thể không lớn nhưng tần
suất biến động lớn, ít ổn định dẫn tới cuộc đấu giá không thành công và ảnh hưởng đến việc
phát hành tăng vốn của Công ty. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo Công ty cũng đã có những
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10


phương án để đề phòng rủi ro này như sử dụng các nguồn vốn khác sẵn có để trả nợ các

khoản vay cho ngân hàng.
6. Rủi ro pha loãng
Số cổ phiếu hiện đang lưu hành của Công ty là 4.719.000 cổ phiếu với mệnh giá
10.000VND/cổ phiếu. Giá giao dịch hiện nay trên thị trường OTC là 21.500VND/cổ phiếu
1

Hồng Hà dự kiến phát hành thêm 943.800 cổ phần sẽ nâng số lượng số cổ phần lưu hành
của Công ty lên 5.662.800 cổ phần. Việc tăng số lượng cổ phần lưu hành có thể dẫn đến
việc điều chỉnh giảm của giá cổ phiếu và lợi nhuận trên trên một cổ phiếu (EPS) do tác động
pha loãng, cụ thể như sau:
Tại thời điểm chốt quyền mua cổ phần phát hành thêm, giá cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh theo
công thức sau:
Số cổ phiếu đang lưu hành x giá đóng cửa (ngày chốt danh sách)
+ số cổ phiếu chào bán thêm x giá chào bán
Giá cổ phiếu
pha loãng sau
khi chào bán
thêm
=

Số cổ phiếu đang lưu hành + số cổ phiếu chào bán thêm
4.719.000 x 21.500 + 943.800 x 12.000
=

4.719.000 + 943.800

=

19.917 đồng
Ngoài ra, lợi nhuận trên một cổ phiếu (EPS) dự kiến cũng bị điều chỉnh theo, cụ thể:

EPS = (Lợi nhuận ròng – cổ tức trả cho cổ phiếu ưu đãi) / Số cổ phiếu đang lưu hành
Ví dụ:
 Trong năm 2010, số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành của Công ty là
4.719.000 cổ phiếu, Công ty không có cổ phiếu quỹ, cổ phiếu ưu đãi. Lợi nhuận
sau thuế là 12.695.807.573 đồng.
Như vậy EPS
2010
= 12.695.807.573/4.719.000 = 2.690 đồng
 Nếu trong năm 2011 Công ty được cấp giấy phép phát hành thêm 943.800 cổ
phiếu với mệnh giá 12.000 đồng/cổ phiếu, như vậy sẽ làm tăng số lượng cổ phiếu
thường đang lưu hành của Công ty lên 5.662.800 cổ phiếu. Theo kế hoạch năm
2011, lợi nhuận sau thuế Hồng Hà dự kiến là 13,5 tỷ đồng.
Như vậy EPS
2011
= 13.500.000.000/5.662.800 = 2.384 đồng
Việc phát hành cổ phiếu ra công chúng sẽ làm tăng nguồn cung cổ phiếu phổ thông đang
lưu hành. Khi cung tăng thì giá cổ phiếu có xu hướng giảm. Việc pha loãng cổ phiếu sẽ làm
EPS giảm đi. Vì vậy, biện pháp để tăng trưởng lợi nhuận và chỉ số EPS là bài toán khó mà
HĐQT và Bộ máy quản lý Công ty sẽ phải thực hiện.
7. Rủi ro khác
Các rủi ro mang tính khách quan như thiên tai, bệnh dịch, là những rủi ro bất khả kháng và
khó dự đoán. Nếu xảy ra sẽ gây thiệt hại lớn cho tài sản và tình hình hoạt động chung của
Công ty. Để giảm thiểu rủi ro này, Công ty đã mua bảo hiểm rủi ro cho toàn bộ tài sản và
hàng hóa

1

CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 11



PHẦN II: NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM
Những người chịu trách nhiệm chính đối với nội dung Bản cáo bạch:
1. Tổ chức phát hành
 Ông: Đỗ Xuân Trụ Chức vụ: Chủ tịch HĐQT
 Ông: Bùi Kỳ Phát Chức vụ: Tổng giám đốc
 Bà: Ngô Thị Minh Luận Chức vụ: Kế toán trưởng.
 Bà: Nguyễn Anh Thư Chức vụ: Trưởng Ban kiểm soát.
Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin và số liệu trong Bản cáo bạch này là phù hợp với thực
tế mà chúng tôi được biết, hoặc đã điều tra, thu thập một cách hợp lý.
2. Tổ chức tư vấn
 Ông: Bạch Quốc Vinh Chức vụ: Giám Đốc điều hành khu vực miền Bắc
Bản cáo bạch này là một phần của hồ sơ đăng ký chào bán do Công ty cổ Phần Chứng Khoán
Thành Phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Hà Nội tham gia lập trên cơ sở hợp đồng tư vấn phát
hành với Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà. Chúng tôi đảm bảo rằng việc phân tích,
đánh giá và lựa chọn ngôn từ trên Bản cáo bạch này đã được thực hiện một cách hợp lý và
cẩn trọng dựa trên cơ sở các thông tin và số liệu do Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng
Hà cung cấp.
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 12


PHẦN III: CÁC KHÁI NIỆM
 “Công ty”, “Hồng Hà” hay “Công ty Hồng Hà”: Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng
Hà được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100100216 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 28/12/2005, thay đổi lần thứ 10,
ngày 05/12/2011.
 “Bản cáo bạch”: là tài liệu công khai của Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà về

tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp thông tin chính xác, trung thực,
khách quan liên quan đến việc chào bán chứng khoán.
 “Cổ phần”: vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau.
 “Cổ phiếu”: loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối
với một phần vốn cổ phần của Công ty Hồng Hà.
 “Cổ đông”: mọi thể nhân hay pháp nhân, được ghi tên trong Sổ Đăng ký cổ đông của
Công ty với tư cách là người sở hữu cổ phiếu.
 “Cổ tức”: Số tiền hàng năm được trích từ lợi nhuận sau thuế của Hồng Hà để chia cho cổ
đông.
 “Đại hội đồng cổ đông”: Đại hội đồng cổ đông của Công ty Hồng Hà.
 “Hội đồng quản trị”: Hội đồng quản trị của Công ty Hồng Hà.
 “Ban kiểm soát”: Ban kiểm soát của Công ty Hồng Hà.
 “Bộ máy quản lý”: Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng.
 "Vốn điều lệ": vốn do tất cả các cổ đông đóng góp và được quy định tại Điều lệ Công ty.
 “Tổ chức phát hành”: Công ty Hồng Hà.
 “Tổ chức tư vấn phát hành”: Công ty cổ phần Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh – Chi
nhánh Hà Nội.
 “Tổ chức kiểm toán”: Công ty Kiểm Toán và Định giá Việt Nam (VAE)
 Các từ hoặc nhóm từ được viết tắt trong Bản cáo bạch này có nội dung như sau:
– Hồng Hà Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà.
– ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông.
– HĐQT Hội đồng quản trị.
– BKS Ban kiểm soát.
– TGĐ Tổng giám đốc.
– BTGĐ Ban Tổng giám đốc.
– CBCNV Cán bộ công nhân viên.
– UBND Uỷ ban Nhân dân.
– TSCĐ Tài sản cố định.
– TSLĐ Tài sản lưu động.
– SGDCK HN Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

– UBCKNN Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước.
– TP. HN Thành Phố Hà Nội.
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 13


– CN Chi nhánh.
– NH Ngân hàng.
– NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần.
– TNDN Thu nhập doanh nghiệp.
– TNHH Trách nhiệm hữu hạn.
– GDP Tổng sản phẩm quốc nội.
– CMND Chứng minh nhân dân.
– ĐKKD Đăng ký kinh doanh.
– SXKD Sản xuất kinh doanh.
– BCTC Báo cáo Tài chính.
– GVHB Giá vốn hàng bán.
– CP Chi phí.
– CPBH Chi phí bán hàng.
– CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp.
– QT Quy trình
– BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 14


PHẦN IV: TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
 Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà trước đây là Nhà máy Văn phòng phẩm
Hồng Hà, nhà máy sản xuất đồ dùng văn phòng đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa được thành lập theo Quyết định số 2406/BCN/TC ngày 21/10/1959 của Bộ
Công nghiệp.
 Theo Quyết định số 1014QĐ/TCLĐ ngày 28/07/1995 của Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ
Công thương), Nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà chính thức đổi thành Công ty Văn
phòng phẩm Hồng Hà.
 Ngày 02/08/1995, Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà chính thức gia nhập Tổng Công ty
Giấy Việt Nam. Từ đây, Công ty có điều kiện hội nhập với ngành Giấy, mở ra hướng
phát triển mới cho Công ty.
 Với tư duy năng động của lãnh đạo, lại được Tổng Công ty Giấy Việt Nam giúp đỡ và tạo
điều kiện về cơ chế và vốn. Từ năm 1999, Công ty đã mạnh dạn tập trung nghiên cứu
sản xuất các mặt hàng giấy vở; từng bước hoàn thiện công nghệ, thiết bị cả về chiều
rộng và chiều sâu nên sản phẩm chủng loại chở nên đa dạng. Chỉ trong một thời gian
ngắn, các dây chuyền sản xuất vở, sổ các loại, đồ dùng văn phòng và các loại bút mới:
bút bi, bút chì, bút dạ kim,… được đưa vào hoạt động. Sản phẩm của Công ty liên tục
được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”; thương hiệu
Hồng Hà đạt giải thưởng “ Sao Vàng Đất Việt” và là một trong 100 thương hiệu mạnh
toàn quốc. Năm 2004 Công ty đã gia nhập đội ngũ các doanh nghiệp 100 tỷ.
 Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà được phê duyệt phương án chuyển đổi thành Công
ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà theo Quyết định số 2721/QĐ-BCN ngày 25/8/2005
của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) và chính thức đi vào hoạt động theo Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103010462 ngày 28/12/2005 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.
 Năm 2006, ngay năm đầu hoạt động theo mô hình cổ phần, Công ty đã xuất khẩu
680.000 sổ lò xo, trị giá 562.000USD sang Mỹ. Hồng Hà là doanh nghiệp văn phòng
phẩm đầu tiên của Việt nam xuất khẩu được sản phẩm vào thị trường Mỹ, một thị trường
luôn có những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng. Và trong bối cảnh phải đối mặt với
nhiều thách thức khi nước ta chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),

Công ty lại tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ với kim ngạch lần lượt đạt 1 triệu và 1,5 triệu USD
trong năm 2007, 2008. Doanh thu của Công ty đã vượt ngưỡng 200 tỷ đồng vào năm
2007.
 Với chiến lược phát triển nguồn nhân lực trẻ có trình độ và tâm huyết. Công ty đã mạnh
dạn bổ nhiệm và tuyển dụng nhiều cán bộ trẻ vào các vị trí quản lý, đồng thời tuyển
dụng, đào tạo thêm lao động có trình độ ở mọi lĩnh vực trong Công ty. Đến nay, họ ngày
càng trưởng thành và đang tạo nên hình ảnh mới về Công ty với đội ngũ cán bộ công
nhân viên được trẻ hóa cùng hàm lượng chất xám không ngừng tăng lên.
 Để “Phát triển và phát triển không ngừng” Công ty đã xây dựng tầm nhìn đến năm
2015 với chiến lược xuyên suốt là “ Trở thành Tập đoàn đa ngành”, trong đó sản xuất
kinh doanh văn phòng phẩm và địa ốc là hai lĩnh vực chủ đạo, đồng thời phát triển thêm
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 15


các lĩnh vực kinh doanh khác.
1.2. Giới thiệu về Công ty
 Tên Công ty: Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà
 Tên tiếng Anh: HONG HA STATIONERY JOINT STOCK COMPANY
 Tên viết tắt: HONG HA JSC
 Logo:
 Vốn điều lệ: 47.190.000.000 đồng (Bốn mươi bảy tỷ một trăm chín mươi triệu đồng)
 Trụ sở chính: 25 Lý Thường Kiệt - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
 Địa điểm 2: 672 Ngô Gia Tự - Quận Long Biên - Hà Nội
 Điện thoại: (84.4) 3652 3332 – Fax: (84.4) 3652 4351
 Website:
1.3. Ngành nghề kinh doanh của Công ty
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đăng ký lần đầu và Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp số 0100100216 thay đổi lần thứ 10 ngày 05/12/2011 do Sở Kế hoạch và Đầu

tư Thành phố Hà Nội cấp thì Hồng Hà có những ngành nghề kinh doanh chính như sau:
 Kinh doanh bất động sản;
 Dịch vụ quản lý bất động sản;
 Mua bán máy móc, thiết bị, quần áo, bông, vải sợi và phụ liệu ngành may mặc;
 May đo thời trang và may công nghiệp;
 Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách;
 Mua bán rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá (không bao gồm kinh doanh quán bar);
 Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái, dịch vụ ăn
uống, giải khát và các dịch vụ khách du lịch (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng
hát karaoke, vũ trường);
 Kinh doanh dịch vụ lữ hành và du lịch;
 Cho thuê văn phòng, cửa hàng, nhà xưởng;
 Xây dựng dân dụng và công nghiệp;
 Xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, thành phẩm, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất
kinh doanh của Công ty;
 Sản xuất, lắp đặt thiết bị phụ trợ bằng kết cấu kim loại ngành công nghiệp (cơ và điện);
 Kinh doanh thiết bị và máy văn phòng;
 In giấy vở, sổ, bao bì các loại tem, nhãn, văn hóa phẩm;
 Sản xuất kinh doanh các mặt hàng: văn phòng phẩm, văn hóa phẩm; các sản phẩm da,
giả da, may mặc, các sản phẩm từ chất dẻo và thiết bị trường học;
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 16


 Xuất nhập khẩu các sản phẩm, hàng hóa Công ty kinh doanh.
1.4. Thành tích đạt được
Trải qua 52 năm thành lập và phát triển, Công ty đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng
thưởng:
 Huân chương lao động hạng Nhất năm 2009.

 Huân chương lao động hạng Nhì năm 2004
 02 Huân chương lao động hạng Ba năm 1960 và năm 1962
 Huân chương chiến công hạng Ba năm 1995
 Nhiều năm được tặng Cờ thi đua của Chính Phủ, Cờ thi đua của Bộ Công nghiệp (nay là
Bộ Công thương)
 Thương hiệu Hồng Hà luôn đứng thứ hạng cao trong các cuộc bình chọn:“Hàng Việt
Nam chất lượng cao“, đạt giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt”, đứng trong top 100
thương hiệu mạnh toàn quốc trong những năm trở lại đây.
 Đảng bộ Công ty liên tục nhiều năm đạt danh hiệu:“Đảng Bộ trong sạch vững mạnh“.
 Các đoàn thể quần chúng được tặng thưởng nhiều cờ, bằng khen của Tổng liên đoàn
lao động Việt Nam, Công đoàn các cấp và Đoàn TNCSHCM
 Liên tục được công nhận là Đơn vị có phong trào quần chúng Bảo vệ ANTQ xuất sắc,
Đơn vị có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua Quyết thắng, Đơn vị có phong trào
TDTT xuất sắc Thành phố.
1.5. Quá trình tăng vốn điều lệ của Công ty
Thời điểm Căn cứ
Số vốn tăng
thêm (VND)
Vốn điều lệ
(VND)
Phương thức
tăng vốn
01/2006
Quyết định số 2721/QĐ-BCN
ngày 25/08/2005 V/v "Phê duyệt
phương án và chuyển Công ty
Văn phòng phẩm Hồng Hà
thành Công ty cổ phần Văn
phòng phẩm Hồng Hà"
0 28.600.000.000

Do chuyển đổi
thành Công ty Cổ
phần
25/04/2007

Nghị Quyết Đại hội đồng cổ
đông thường niên năm 2007
ngày 25/04/2007
2.860.000.000

31.460.000.000
Tăng 286.000 cổ
phần (10% vốn
điều lệ) do chia cổ
tức bằng cổ phiếu
05/12/2007

Nghị Quyết Đại hội đồng cổ
đông thường niên năm 2007
ngày 25/04/2007
15.730.000.000

47.190.000.000
Tăng 1.573.000
cổ phần do phát
hành tăng vốn
(Nguồn: Công ty Hồng Hà)
2. Cơ cấu tổ chức và cơ cấu bộ máy quản lý Hồng Hà
Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh
nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam. Các hoạt động của Công ty tuân thủ Luật doanh nghiệp, các Luật khác có liên
quan và Điều lệ Công ty.
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 17


Sơ đồ Cơ cấu tổ chức và cơ cấu bộ máy quản lý Hồng Hà






























(Nguồn: Công ty VPPHH)
 Đại Hội Đồng Cổ Đông
Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyết
định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt, các Cổ đông sẽ thông
qua các Báo cáo Tài chính hàng năm của Công ty đã được kiểm toán và ngân sách Tài chính
cho năm tiếp theo.
NHÀ MÁY GIẤY VỞ I
NHÀ MÁY KIM LOẠI
NHÀ MÁY NHỰA - LẮP RÁP
NHÀ MÁY GIẤY VỞ II




ĐẠI

HỘI

ĐỒNG

CỔ

ĐÔNG

BAN


KIỂM SOÁT


TỔNG GIÁM ĐỐC


HỘI

ĐỒNG

QUẢN

TRỊ


PHÓ TỔNG

GIÁM ĐỐC

TÀI CHÍNH


PHÓ TỔNG

GIÁM ĐỐC

SẢN XUẤT



PHÓ TỔNG

GIÁM ĐỐC

KINH

DOANH



TRỢ LÝ

TGĐ
KHỐI MARKETING
KHỐI KHAI THÁC XNK
KHỐI KỸ THUẬT
KHỐI TÀI CHÍNH
KHỐI NỘI VỤ
KHỐI KẾ HOẠCH
KHỐI KINH DOANH
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 18


 Ban kiểm soát
Là cơ quan do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý,

hợp pháp trong hoạt động kinh doanh, Báo cáo Tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt
động độc lập với Hội đồng quản trị và Bộ máy quản lý. Danh sách Ban kiểm soát gồm có:
 Bà Nguyễn Anh Thư Trưởng ban
 Bà Vũ Thị Xuân Hoa Thành viên
 Ông Bùi Tuấn Hải Thành viên
 Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên
quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội
đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc và những người quản lý khác.
Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và Điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công
ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định. Hiện nay, Hội đồng Quản trị của Công ty có 06 thành viên:
 Ông Đỗ Xuân Trụ Chủ tịch
 Ông Bùi Kỳ Phát Phó Chủ tịch
 Bà Phạm Thị Tuyết Lan Thành viên
 Bà Đào Thị Mai Hạnh Thành viên
 Ông Trương Quang Luyến Thành viên
 Bà Mai Thanh Hương Thành viên
 Tổng giám đốc:
Tổng giám đốc là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổng
giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị và pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tổng giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đồng thời trực tiếp
chỉ đạo khối Kỹ thuật, Nội vụ, Kế hoạch và công tác đầu tư.
 Phó Tổng giám đốc
Các Phó Tổng giám đốc Công ty giúp việc cho Tổng giám đốc và điều hành hoạt động tại
các lĩnh vực trong Công ty theo sự phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc. Các Phó
Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được
phân công và uỷ quyền. Hiện nay, Công ty có 3 Phó Tổng giám đốc phụ trách các mảng: sản
xuất, tài chính và kinh doanh. Bộ máy quản lý Công ty gồm 5 thành viên:
 Ông Bùi Kỳ Phát Tổng giám đốc

 Bà Phạm Thị Tuyết Lan Phó Tổng giám đốc Thường trực phụ trách tài chính
 Bà Đào Thị Mai Hạnh Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất
 Ông Trương Quang Luyến Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh
 Bà Ngô Thị Minh Luận Kế toán trưởng
 Trợ lý Tổng giám đốc
Tham mưu với Tổng giám đốc tiến độ triển khai và đề xuất các biện pháp nhằm huy động tối
đa mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 19


 Các đơn vị chức năng:
Do Hội đồng quản trị ra quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc, các khối
và Trung tâm thương mại chịu trách nhiệm thực hiện và tham mưu cho Tổng giám đốc các
công việc thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao, đồng thời phối hợp với các nhà
máy thực hiện mục tiêu và chiến lược chung của Công ty.
 Khối Tài chính: Tổ chức, quản lý hoạt động tài chính, đảm bảo sử dụng nguồn vốn
của Công ty có hiệu quả và theo đúng các quy định của pháp luật; giám sát, kiểm tra công
tác kế toán thống kê của các nhà máy; Thực hiện các nghiệp vụ tài chính và tham mưu cho
Lãnh đạo Công ty trong phạm vi chức năng được phân công.
 Khối Nội vụ: Nghiên cứu, sắp xếp và sắp xếp lại tổ chức phù hợp với hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn. Thực hiện công tác quản lý, tuyển dụng,
đào tạo nhân sự, lao động tiền lương, hành chính, bảo vệ, Thực hiện đầy đủ các chính
sách, chế độ đối với người lao động theo đúng quy định của Nhà nước. Xây dựng hệ thống
văn bản và thực hiện quy chế hoá các hoạt động trong Công ty. Thực hiện các công tác
hành chính, bảo vệ của Công ty. Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong phạm vi chức năng
được phân công.
 Khối Kế hoạch: Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch ngắn và dài hạn của Công ty. Xây
dựng giá thành kế hoạch cho sản phẩm. Cung ứng nguyên vật liệu và hàng hoá phục vụ

SXKD của Công ty. Theo dõi, điều độ việc thực hiện kế hoạch của các nhà máy. Tham mưu
cho Lãnh đạo Công ty theo chức năng được phân công
 Khối Kỹ thuật: Theo dõi, giám sát và thực hiện công tác quản lý kỹ thuật, định mức
vật tư, chất lượng sản phẩm, đầu tư thiết bị và xây dựng cơ bản; Nghiên cứu, thực hiện đầu
tư, đổi mới, và áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất, phát
triển sản phẩm mới, Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty theo phạm vi được phân công.
Tham gia thực hiện Quản lý Hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008.
 Khối Kinh doanh: Nghiên cứu xây dựng, tổ chức và thực hiện chiến lược phát triển
thị trường. Xây dựng và tiến hành các hoạt động kinh doanh, khuyếch trương quảng bá
thương hiệu và sản phẩm theo kế hoạch; nghiên cứu mở rộng thị trường trong và ngoài
nước, thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty
trong lĩnh vực kinh doanh
 Khối Marketing: Nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch, khuyếch trương quảng
bá thương hiệu, sản phẩm mới cho Công ty. Thiết kế sản phẩm, bao bì, nhãn mác,quảng
cáo, Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty theo chức năng được phân công.
 Khối Khai thác - Xuất nhập khẩu: Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch ngắn và dài hạn
về khai thác các mặt hàng đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thực hiện các nghiệp vụ liên
quan đến khai thác xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hoá phục vụ cho sản xuất kinh
doanh, Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty theo chức năng được phân công.
 Trung tâm Thương mại: Nghiên cứu xây dựng và phát triển Hệ thống cửa hàng Bán
lẻ và giới thiệu sản phẩm của Công ty trong toàn quốc. Tổ chức và quản lý các cửa hàng
bán lẻ trong Hệ thống; Khuyếch trương, quảng bá thương hiệu, giới thiệu sản phẩm và thực
hiện kế hoạch tiêu thụ theo kế hoạch của Công ty. Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty theo
chức năng được phân công
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 20


 Các nhà máy: Trực tiếp sản xuất các chủng loại sản phẩm theo kế hoạch của Công

ty, đảm bảo thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật, tiến độ, chất lượng và có hiệu quả.
3. Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của Công ty; Cơ cấu cổ
đông
3.1 Danh sách cổ đông nắm giữ từ trên 5% vốn cổ phần của Công ty Hồng Hà tại thời
điểm 30/09/2011
Bảng 1: Danh sách cổ đông nắm giữ trên 5% vốn cổ phần
STT Cổ đông Số lượng (CP) Tỷ lệ (%)

1 Tổng Công ty Giấy Việt Nam 2.450.085

51,92%

Đại diện
- Đỗ Xuân Trụ
- Bùi Kỳ Phát
- Đào Thị Mai Hạnh
1.000.000

800.000

650.085


2 Mai Thanh Hương 293.271

6,21%

Tổng cộng 2.743.356

58.13%


(Nguồn: Công ty Hồng Hà)

3.2 Cơ cấu cổ đông tại ngày 30/09/2011
Bảng 2: Cơ cấu cổ đông tại 30/09/2011
STT Cổ đông
Số cổ phần
sở hữu
Giá trị (VND) Tỷ trọng
1 Cổ đông Nhà nước 2.450.085

24.500.850.000

51,92%

2 HĐQT, BKS, BGĐ, KTT 635,307

6,353,070,000

13.46%

3 Cổ đông trong Công ty 418,914

4,189,140,000

8.88%


- CBCNV 418,914


4,189,140,000

8.88%

4 Cổ đông bên ngoài Công ty 1,214,694

12,146,940,000

25.74%



a. Cổ đông tổ chức trong nước 108,900

1,089,000,000

2.31%



b. Cổ đông cá nhân trong nước 1,105,794

11,057,940,000

23.43%



c. Cổ đông tổ chức nước ngoài 0


0

0



d. Cổ đông cá nhân nước ngoài 0

0

0

Tổng cộng 4.719.000

47.190.000.000

100%

(Nguồn: Công ty Hồng Hà)
3.3 Danh sách cổ đông sáng lập

Tại thời điểm chuyển đổi từ Công ty Nhà nước sang Công ty cổ phần, trong Giấy đăng ký
kinh doanh lần đầu của Công ty ngày 28/12/2005 và thay đổi lần 10 ngày 05/12/2011 danh
sách cổ đông sáng lập như bảng kê dưới đây:

Bảng 3: Danh sách cổ đông sáng lập tại 30/09/2011
TT Tên cổ đông Ghi chú
Số CP nắm
giữ
Tỷ lệ sở

hữu
I
Tổng Công ty
Giấy Việt Nam (1)
Số 25A Lý Thường Kiệt, quận
Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
2.450.085

51,92%

Đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 21


1.1 Ông Đỗ Xuân Trụ
Chủ tịch HĐQT
CMND: 130081921 Ngày cấp:
08/10/1997 Nơi cấp: Phú Thọ
1.000.000


1.2 Ông Bùi Kỳ Phát
Phó Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ
CMND: 011732204 Ngày cấp:
12/03/2008 Nơi cấp: Hà Nội
800.000



1.3
Bà Đào Thị Mai
Hạnh
Thành viên HĐQT kiêm Phó TGĐ
; CMND: 011151032 Ngày cấp:
17/11/2004 Nơi cấp: Hà Nội
650.085


II Cá nhân (2) 2.268.915

48,08%

2.1 383 cổ đông khác 2.268.915

48,08%

Tổng (1)+(2) 4.719.000

100%

(Nguồn: Theo Giấy đăng ký kinh doanh số 0100100216 của Công ty Hồng Hà)
4. Danh sách những Công ty mẹ và Công ty con của tổ chức phát hành, những
Công ty mà tổ chức phát hành đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối,
những Công ty nắm quyền kiểm soát hoặc cổ phần chi phối đối với tổ chức phát hành
4.1 Danh sách Công ty mẹ của Công ty Hồng Hà
 Tên Công ty: Tổng Công ty Giấy Việt Nam – Công ty TNHH Một thành viên
 Tên tiếng Anh: Viet Nam Paper Corporation
 Tên viết tắt: VINAPACO
 Trụ sở chính: Số 25A Lý Thường Kiệt, P.Phan Chu Trinh, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội

 Điện thoại: (84-4) 3824 7773
 Fax: (84-4) 3826 0381
 Vốn điều lệ tại ngày 20/04/2011: 1.213.000.000.000 đồng
 Người đại diện theo pháp luật: Ông Vũ Thanh Bình – Tổng giám đốc.
 Số lượng cổ phần nắm giữ tại Hồng Hà: 2.450.085 cổ phần (51,92% vốn điều lệ)
 Ngành nghề kinh doanh chính: sản xuất kinh doanh các loại giấy như giấy thành
phẩm, giấy cuộn in viết các loại, giấy photo
4.2 Danh sách Công ty con của Hồng Hà đến thời điểm 30/09/2011
 Không có
4.3 Những Công ty mà Công ty Hồng Hà đang nắm giữ quyền kiểm soát hoặc cổ
phần chi phối
 Không có.
4.4 Các Công ty mà Hồng Hà đầu tư dài hạn
 Không có
5. Hoạt động kinh doanh
5.1. Sản phẩm chính của Hồng Hà
Hiện nay, sản phẩm của Công ty được chia thành 5 nhóm ngành hàng với gần 1.000 loại
sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý:
5.1.1. Nhóm ngành hàng Bút, Mực các loại
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 22


 Bút bao gồm: bút máy viết mực, bút bi, bút gel, bút dạ, bút xóa, bút đánh dấu ;
 Mực viết bút máy: mực xanh, mực tím, mực đỏ và mực đen.







5.1.2. Nhóm ngành hàng Giấy vở
 Các loại vở và sổ;
 Các loại giấy photo.


5.1.3. Nhóm ngành hàng Dụng cụ học sinh
 Eke, thước kẻ;
 Compa;
 Chì, tẩy, phấn;
 Sáp màu, đất nặn




5.1.4. Nhóm ngành hàng đồ dùng văn phòng
 Bàn tủ học sinh;
 Gía, kệ;
 File cặp, hộp;
 Dao, kéo, đục lỗ, dập ghim …
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 23



5.1.5. Nhóm ngành hàng ba lô túi cặp
 Balo, túi, cặp;
 Quần áo đồng phục;

 Áo mưa.




5.2. Sản lượng sản phẩm/giá trị dịch vụ qua các năm
a. Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận gộp của từng nhóm sản phẩm dịch vụ
Bảng 4: Cơ cấu doanh thu từng nhóm sản phẩm
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Khoản mục

Giá trị
Tỷ
trọng
(%) Giá trị
Tỷ
trọng
(%) Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Doanh thu
về bán sản
phẩm
252.839.202.819

83,42%

278.949.260.781


82,02%

341.837.666.213

82,60%

1. Bút các
loại
21.303.766.664

7,03%

24.054.390.426

7,07%

23.908.556.813

5,78%

2. Vở, sổ các
loại
200.280.453.649

66,08%

219.438.181.112

64,52%


269.695.415.551

65,16%

3. Dụng cụ
học sinh
25.149.782.132

8,30%

28.515.929.140

8,38%

39.314.733.626

9,50%

4. Đồ dùng
văn phòng
3.400.749.612

1,12%

3.710.931.588

1,09%

4.196.945.910


1,01%

5. Balô, túi
cặp, ĐP HS
2.704.450.762

0,89%

3.229.828.515

0,95%

4.722.014.313

1,14%

Doanh thu
khác
50.245.799.375

16,58%

61.137.621.652

17,98%

72.030.014.041

17,40%


Tổng cộng 303.085.002.194

100%

340.086.882.433

100%

413.867.680.254

100%

(Nguồn: BCTC đã kiểm toán 2009, 2010, BCTC năm 2011 chưa kiểm toán của Hồng Hà)
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 24


Bảng 5: Cơ cấu lợi nhuận gộp từng nhóm sản phẩm, dịch vụ
Đvt : Triệu đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Khoản mục
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị

Tỷ trọng
(%)
1. Lợi nhuận gộp từ hoạt
động bán sản phẩm
72.587 98,37 84.573 98,89 96.974 97,55
2. Lợi nhuận gộp từ cung
cấp dịch vụ
1.203 1,63 953 1,11 2.440 2,45
Tổng cộng 73.790 100% 85.526 100% 99.414 100%
(Nguồn: BCTC đã kiểm toán 2009, 2010, BCTC năm 2011 chưa kiểm toán của Hồng Hà)
Nhận xét:
Trong cơ cấu lợi nhuận của Hồng Hà, lợi nhuận từ nguồn hoạt động sản xuất kinh doanh chính
(bán sản phẩm) đóng góp tỷ trọng lớn nhất trên 97%, lợi nhuận từ hoạt động cung cấp dịch vụ
chiếm tỷ trọng không đáng kể. Đối với một doanh nghiệp sản xuất, hoạt động chính có hiệu quả
và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Làm được điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh chính của Hồng Hà là tốt,
khả năng tạo ra doanh thu, lợi nhuận và công ăn việc làm cho người lao động được đảm bảo.
 Thị trường
Trải qua hơn 50 năm phát triển, đến nay Hồng Hà đã xây dựng cho mình thị trường tiêu thụ ổn
định. Hiện tại, Công ty cố gắng phát huy hiệu quả của các thị trường đã có, khai thác và phát
triển các thị trường tiềm năng. Thị trường mục tiêu của Hồng Hà là học sinh, sinh viên tại các
thành phố, thị trấn và các khu vực đang phát triển với các đối tượng có mức sống từ trung bình
trở lên.
Công ty xây dựng mục tiêu và quản lý hiệu quả theo 4 vùng thị trường chính: Miền Bắc - Hà Nội -
Miền Trung - Miền Nam.
Trên cơ sở phân khúc thị trường theo khu vực địa lý, theo thu nhập và đối tượng, Công ty đã xây
dựng chiến lược marketing cho từng phân khúc thị trường, nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu đa
dạng của người tiêu dùng.
Hiện tại, Hồng Hà đang thực hiện mục tiêu giữ vững, phát triển thị trường Hà Nội và Miền Bắc,
nỗ lực xây dựng thị trường Miền Trung, Miền Nam. Trong 10 năm trở lại đây, Hồng Hà luôn đạt

mức tăng trưởng bình quân trên 20%.
 Thị phần
Tại Việt nam, thị phần ngành hàng giấy vở, các loại bút và dụng cụ học sinh, Hồng Hà chiếm trên
10% thị trường.
Song song với việc ổn định và phát triển thị trường nội địa, việc giới thiệu thương hiệu, tiêu thụ
sản phẩm trên thị trường thế giới là hướng đi của Hồng Hà. Bằng việc đầu tư công nghệ, thiết bị
máy móc, đào tạo nguồn nhân lực của mình, Hồng Hà đã và đang tiếp tục khai thác, mở rộng
thêm thị trường xuất khẩu sản phẩm, đặc biệt là thị trường Mỹ và Châu Âu.
5.3. Nguồn vật liệu
CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ BẢN CÁO BẠCH

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 25


5.3.1. Nguồn nguyên vật liệu
Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh văn phòng phẩm. Nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất bao gồm:
 Giấy;
 Bìa;
 Nhựa hạt;
 Kim loại;
 Hóa chất …
Hiện nay, nguyên vật liệu chính để sản xuất các sản phẩm thuộc ngành hàng giấy vở của
Công ty được cung cấp từ các doanh nghiệp có uy tín ở trong nước như: Tổng Công ty Giấy
Việt Nam, Công ty CP Tập đoàn Tân Mai, Công ty CP Giấy và Bao bì Việt Thắng, Công ty
CP Giấy Việt Trì, DNTN DVTM Thu Bình
Một số nguyên vật liệu chính để sản xuất sản phẩm của các nhóm ngành hàng khác như:
Bìa, nhựa hạt, kim loại, hóa chất, Công ty nhập khẩu từ những nhà cung cấp có uy tín tại
Trung quốc, Nhật, Hàn Quốc, Singapo, Đức
Những yếu tố làm ảnh hưởng đến giá cả và nguồn cung cấp nguyên vật liệu:

 Cơ chế, chính sách của Nhà nước: ví dụ việc điều chỉnh tỷ giá, điều chỉnh thuế nhập
khẩu,… sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà sản xuất từ đó
ảnh hưởng đến nguồn cung cấp, và giá cả nguyên vật liệu.
 Khoảng cách vị trí địa lý: ví dụ như nguồn cung cấp nguyên vật liệu ở xa, giá cả sẽ
tăng lên do mất thêm chi phí vận chuyển.
 Giá nhiên liệu, năng lượng: giá điện, giá xăng tăng dẫn đến giá nguyên vật liệu tăng.
 Các yếu tố khác: giá cả nguyên vật liệu còn chịu sự tác động của các yếu tố như đơn
vị phân phối, sản phẩm độc quyền,…
5.3.2. Sự ổn định của các nguồn nguyên vật liệu
Công ty luôn được bảo đảm từ các nhà cung cấp lớn trong nước cả về số lượng và chất
lượng nguồn nguyên liệu đầu vào. Hơn nữa, là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong
ngành, có uy tín và mức tiêu thụ lớn, Công ty luôn có thế mạnh trong việc tìm thêm nhà cung
cấp có chất lượng hàng hóa và điều kiện giao hàng đảm bảo với mức giá ưu đãi nhất
Do một số nguyên vật liệu đầu vào phải nhập khẩu. Để ổn định nguồn nguyên vật liệu, Hồng
Hà đã lựa chọn các đối tác tin cậy. Hàng năm, Hồng Hà đều ký kết các hợp đồng nguyên tắc
nhằm đảm bảo sự ổn định về số lượng, chất lượng cũng như giá cả. nên luôn chủ động
được nguồn nguyên liệu đầu vào, đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra thường
xuyên, liên tục.
Bảng 6: Danh sách một số nhà cung cấp nguyên vật liệu của Hồng Hà
STT Tên nhà cung cấp
Tên sản
phẩm
Địa chỉ
Nhà cung cấp trong nước
1
Trung Tâm Dịch Vụ Và Kinh
Doanh Giấy Tại Hà Nội-Tổng
Công ty Giấy Việt Nam
Giấy 142 Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội

×