Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN học hát trong trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.28 KB, 15 trang )

SKKN: Học hát trong trường THCS
PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Như ta đã biết âm nhạc là bộ môn nghệ thuật của âm thanh dùng âm thanh để diễn
tả tư tưởng tình cảm của con người, do đó mà âm nhạc mang tính trìu tượng cao.
Âm nhạc nói chung và học hát nói riêng trong chương trình THCS là môn học mà
học sinh rất yêu thích. Những nội dung phong phú đa dạng của bài hát sẽ bổ sung cho
vốn sống của các em khi còn hạn hẹp, những từ ngữ đẹp sẽ cung cấp thêm cho các em
vốn từ vựng khi còn chưa phong phú. Về mặt sinh lí khi ca hát các em được thở sâu
hơn dây thanh quản được rung động tinh tế giúp cho tiếng nói của các em truyền cảm,
thính giác nhờ đó mà phát triển. Ca hát là tiếng nói của tình cảm là phương tiện để các
em tự giáo dục, tự khẳng định mình.Vì vậy mà học hát không thể thiếu trong nhà
trường THCS.
Việc dạy âm nhạc trong nhà trường THCS phải tuân theo những nguyên tắc chung
của phương pháp dạy học, phát huy được tính tích cực của học sinh, nhưng quan trọng
hơn cả là phải phù hợp với đặc trưng của bộ môn. Từ đó có phương pháp dạy học
tương ứng với mọi đối tượng học sinh.
Muốn vậy là một giáo viên âm nhạc ta phải thực sự coi trọng giờ tập hát không dạy
không động viên, khuyến khích, không tạo điều kiện để các em ca hát, và biết ca hát là
một thiếu sót về tinh thần, trách nhiệm và lòng yêu thương của những nhà giáo dục.
Nhận thức rõ được vấn đề trên bản thân tôi là một giáo viên dạy bộ môn âm nhạc trong
trường THCS đã tự đúc rút ra một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy bộ môn âm
nhạc trong đó có một phần quan trọng đó là “ Học hát trong trường THCS”
SKKN: Học hát trong trường THCS
II/ MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI.
Quá trình giảng dạy âm nhạc mà trong đó thường xuyên có nội dung dạy hát, nếu
người giáo viên âm nhạc luôn có ý thức về yêu cầu giáo dục thẩm mĩ qua môn học
của mình chắc chắn chúng ta có suy nghĩ để cải thiện, sáng tạo làm cho giờ học
thêm sinh động hấp dẫn, mang đến cho học sinh những xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ
âm nhạc thực sự.
Vì thế muốn đẩy mạnh giáo dục thẩm mĩ để nâng cao giáo dục âm nhạc cho học


sinh.thì không có cách nào khác ngoài việc nâng cao chất lượng gìơ dạy âm nhạc nói
chung và học hát nói riêng trong trường THCS phải thông qua các yếu tố sau : Nội
dung,phương pháp, phương tiện… và nhất là phải tạo ra một môi trường làm cho học
sinh vừa là người hưởng thụ vừa là người sáng tạo, ở đây thì sáng tạo khi hát bài hát
phải có cách cảm nhận và trình diễn tác phẩm.
Khi học hát học sinh phải nắm được giai điệu, lời ca của bài hát, biết thể hiện
được sắc thái tình cảm của bài hát, biết cách để biểu diễn phù hợp.
III/ ĐỐI TƯỢNG NGIÊN CỨU .
A / Đối tượng:
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc trong trường THCS đối tượng mà
tôi nghiên cứu chính là các bài hát có từ bậc tiểu học và khả năng tiếp thu của học sinh
bởi các em học sinh cấp 2 đã làm quen khá nhiều.
B / Phạm vi :
Là những bài hát trong phân môn học hát từ lớp 6 đến lớp 9 giúp các em hát
chính xác về giai điệu, lời ca, ngân đủ phách, biết thể hiện sắc thái tình cảm của bài,
biết biểu diễn, trình diễn bài hát ngay taị lớp.
IV/ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.
Nghiên cưú một số vấn đề lí luận và phương phâp giảng dạy bộ môn âm nhạc cụ
thể là phần học hát. Từ thực trạng việc dạy và việc học của học sinh, có nhiều vấn đề
cần phải quan tâm và suy nghĩ, việc truyền đạt của thầy cô cần phải ngắn gọn dễ
hiểu, đặc biệt là phải hấp dẫn đi sâu vào việc cho học sinh cảm nhận cái hay cái đẹp
SKKN: Học hát trong trường THCS
của bài hát, phát huy óc sáng tạo và tưởng tượng cho học sinh giúp các em yêu thích
môn học.
Riêng phần học hát cần trú trọng đến giai điệu, cách thể hiện sắc thái tình cảm của
bài hát, thời gian cần phân bố hợp lí,cao độ chính xác, ngân nghỉ đúng phách, tránh
cầu toàn khi dạy hát. Thì việc dạy hát sẽ trở nên đơn giản.
Để làm được điều này giáp viên phải có những kinh nghiệm và một số thủ pháp
cần thiết để giờ dạy trở nên hấp dẫn, phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
Căn cứ vào phân phối chương trình của Bộ GD $ ĐT như sau:

Lớp 6, 7, 8 mỗi lớp đều được học 8 bài hát trong1năm trong đó có 4bài/1học kì.
Riêng lớp 9 chỉ học 1 học kì là 4 bài.
Mặc dù số lượng bài không tăng riêng với lớp 9 chỉ học có 4 bài xong mỗi một
bài hát giúp các em làm quen vối những thể loại bài hát và những sắc thái tình cảm
khác nhau của bài hát.
Chính vì vậy việc nghiên cứu ra một phương pháp dạy học hát phù hợp với mọi đối
tượng học sinh và khả năng tiếp thu bài của học sinh chính là nhiệm vụ của tất cả các
thầy cô giáo dạy âm nhạc nói chung và bản thân tôi nói riêng.

V / PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Phương pháp dạy chủ yếu của tôi đó là tổng hợp đúc rút kinh nghiệm thực tế giảng
dạy âm nhạc nhiều năm, đối tượng học sinh chủ yếu của tôi là học sinh vùng ven,
điều kiện học tập và tiếp xúc với âm nhạc thực tế còn rất hạn
Nghiên cứu qua tài liệu SGK sách hướng dẫn, các tài liệu tham khảo âm nhạc, phân
phối chương trình, và nhất là qua thực tế giảng dạy của tôi.
Và cuối cùng là tôi tự so sánh đối chiếu qua phương pháp giảng dạy ứng dụng và
kết quả tiếp thu của học sinh qua các giờ dạy từ đó tự đúc rút ra kinh nghiệm cần
thiết.
SKKN: Học hát trong trường THCS
PHẦN II - NỘI DUNG
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN KHOA HỌC.
Qua nhiều năm tôi giảng dạy nhằm nghiên cứu ra một phương pháp truyền đạt
hợp lí tới học sinh tôi đã giựa trên một số cơ sở khoa học lí luận như sau:
Bộ môn âm nhạc nói chung và phân môn học hát nói riêng được đưa vào
chương trình học đầu tiên, các em được làm quen từ cấp tiểu học và từ đó được
phát triển cao hơn để phù hợp với khả năng học hát của bậc THCS. Căn cứ vào
thực tế thì bộ môn âm nhạc rất được các em yêu thích bởi ca hát không thể thiếu
được trong đời sống tinh thần của cộng đồng và đặc biệt là trong trường học giúp

các em sống lành mạnh, vui tươi bớt căng thẳng sau mỗi tiết học.
Học hát là một phân môn trong môn học âm nhạc, khi dạy muốn có kết qủa
như mong muốn thì người giáo viên phải biết kết hợp dạy kiến thức nhạc lí trong
tác phẩm, từ đó học sinh sẽ hát chính xác về cao độ, trường độ.vv…
Ngoài những cơ sở khoa học trên còn phải căn cứ vào khả năng tiếp thu của
học sinh qua quá trình giảng dạy để có hướng dạy hợp lí phù hợp với mọi đối
tương học sinh , đặc biệt nữa là các em hấu hết đều yêu thích âm nhạc.
Môn âm nhạc cũng như một số môn học khác phải đồng thời tiến hành ba
nhiệm vụ:
Về mặt giáo dưỡng: Qua học tập các em nắm được các kiến thức cơ bản của
từng bài theo yêu cầu và mối liên hệ giữa chúng
Về mặt giáo dục: Thông qua các hoạt động tổ chức giúp các em có được
những nhận thức nhất định về văn hoá âm nhạc biết cảm nhận cái hay cái đẹp
trong cuộc sống.
Về mặt phát triển: Thông qua bộ môn âm nhạc và đặc biệt là phân môn học hát
giúp trẻ tư duy, sáng tạo ảnh hưởng đến khả năng giao cảm của ngôn ngữ và việc
hình thành tính cách của các em tự giác, say mê với nhiệm vụ học tập của mình.
SKKN: Học hát trong trường THCS
II / CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Căn cứ vào chương trình đã được thay sách từ lớp 6 đến lớp 9 một số bài đã
được giảm tải bổ sung khá hợp lí bài học nào cũng được phân bố các phần khá rõ
rệt như: Học hát.
Nhạc lí tập đọc nhạc.
Âm nhạc thường thức.
Ba phân môn trên luôn bổ sung hỗ trợ cho nhau từ lí thuyết ứng dụng vào phần
thực hành.
Ngoài ra căn cứ vào thực tế phong trào ca hát ngày càng phát triển các cuộc thi
hát “Ca khúc thiếu nhi và dân ca” được tổ chức mỗi năm 1 lần, vì thế hát chuẩn
xác về cao độ, trường độ diễn tả được sắc thái tình cảm của bài hát và sáng tạo
được trong phong cách biểu diễn tác phẩm là hết sức cần thiết.Vì vậy phải nên có

những phương pháp dạy đạt hiệu quả tốt trong việc giảng dạy.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Nơi tôi giảng dạy hiện nay thuộc phường Tân Hoà, TP Hoà Bình là một ngôi
trường vùng ven trường xa trung tâm thành phố.
A / Học sinh
Địa bàn không tập trung trường có hai chi nên việc đi lại rất khó khăn.
Năm học 2007-2008 số lượng học sinh THCS cả hai chi là 154 học sinh dân tộc
mường là 87, sống bằng nghề nông nghiệp và đánh bắt cá là chủ yếu. Ngoài thời
gian hoc ở trường các em phải phụ giúp gia đình có thêm thu nhập. Chính vì vậy mà
trong học tập các em còn rất hạn chế, chưa tập trung cao độ đầu tư thời gian vào
việc hoc tập của mình
Do trước đây chưa có giáo viên chuyên trách giảng dạy bộ môn âm nhạc nên việc
tiếp thu bài của học sinh chỉ dừng lại ở mức độ hạn chế. Khi lên cấp 2 thì việc giảng
dạy của giáo viên chuyên trách gặp rất nhiều khó khăn.
B / Về cơ sở vật chất
SKKN: Học hát trong trường THCS
Nhà trường gặp rất nhiều khó khăn phòng học cấp 4 ẩm thấp, không có phòng học
dành riêng cho bộ môn, không có tiền sảnh để cho học sinh biểu diễn vào những giờ
ngoại khoá, đồ dùng học tập phục vụ cho bộ môn như đàn oocgan băng đĩa, bảng
phụ khá đầy đủ, nhưng bên cạnh đó tranh ảnh giới thiệu các nhạc sĩ dùng trong
giảng dạy phân môn âm nhạc thường thức không có, bảng phụ chép tập đọc nhạc
lớp 6,7 không có.
C / Giáo viên giảng dạy.
Mỗi trường hầu như chỉ có một giáo viên giảng dạy nên việc thăm lớp tại trường
có nhiều hạn chế. Hiện nay tổ bộ môn âm nhạc chúng tôi đã tiến hành tổ chức
chuyên đề nhưng chưa thật đều đặn nên viêc học hỏi trao đổi kinh nghiệm chưa
được nhiều.
Chính vì lẽ đó nên bản thân tôi đã phải học hỏi rất nhiều từ đài,báo, ti vi, sách
tham khảo … để tìm ra một phương pháp giảng dạy phù hợp với mọi đối tượng học

sinh. Mặc dù tôi đã hết sức cố gắng xong kết quả thu được chưa thật sự làm tôi hài
lòng, bởi tôi biết rằng đây là bộ môn năng khiếu,nếu ta không tìm ra một giải pháp
phù hợp thì sẽ không đạt được kết quả đồng đều ở học sinh.
Trong đợt khảp sát đầu năm ở lớp 8 số điểm đạt như sau:
Số HS Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu.
20 3 h/ s – 15% 5 h/s – 25% 10 h/s - 50% 2 h/s - 10%
Trước đây các bước lên lớp giáo viên vẫn tiến hành dạy theo lối truyền khẩu nên
học sinh học khá thụ động. Vì vậy phương pháp và thủ pháp giảng dạy phải được cải tiến
sáng tạo,áp dụng linh hoạt trong tiết dạy, phù hợp với thời lượng, và điều kiện giảng dạy,
khả năng học tập của từng lớp từng, đối tượng học sinh, tạo sự hứng thú học tập, phát huy
tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong trường THCS.
Phần học hát đối với học sinh của từng lớp cũng đồi hỏi khác nhau:
Lớp 6: Bài hát mang tính cộng đồng cao giáo dục các em tình yêu quê hương đất
nước,yêumái trường và thầy cô giáo Các em bước đầu làm quen với cách học hát thể
hiên sắc thái tình cảm và tập cách biểu diễn.
Lớp 7: Bài hát mang nội dung và thể loại khác nhau bước đầu làmquen với cách hát đảo
SKKN: Học hát trong trường THCS
phách, nghịch phách… giới thiệu cho học sinh biết cách hát bè hoà âm, bề đuổi.
Lớp 8 :Bài hát mang tính giáo dục cao nâng cao cách hát đảo phách, nghịch phách,cách
hát nhiều bè,sáng tạo trong biểu diễn,trình diễn tác phẩm với những sắc thái tình cảm bài
hát khác nhau.
Lớp 9:Bài hát mang tính giáo dục cao như sự trong sáng trong tình bạn, lí tưởng sống cao
đẹp trong thanh niên. Học sinh biết cách tự dàn dựng một tác phẩm một cách sáng tạo
trên sự gợi ý của giáo viên từ đó vận dụng tốt vào trong thực tế cuộc sống.
Chương trình học âm nhạc trong trường THCS và ở đây học hát là như vậy đồi hỏi học
sinh phải nắm chắc nhạc lí, vận dụng vào bài như ngân nghỉ đúng phách hát đúng giai
điệu,sắc thái tình cảm của bài hát, biết cách biểu diễn … Nhưng qua thực tế giảng dạy tôi
nhận thấy học sinh vẫn còn nhiều hạn chế và mắc những lỗi sau.
Phần kết hợp giữa giai điệu và trường độ các em vẫn chưa chủ đông ngân nghỉ đúng
phách, phải chờ vào thầy cô hướng dẫn, luyến láy tự do, hạn chế trong thể hiện sắc thái

tình cảm của bài hát vv… và đặc biệt còn nhiều em nhút nhát trong khi hát và biểu
diễn,ngoài ra các em chưa biết cách hát lấy hơi nhả chữ, chưa xác định được tầm cữ
giọng của mình luôn phụ thuộc vào thầy cô tính sáng tạo chưa cao.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ.
Sau nhiều ngày tôi chăn trở và suy nghĩ bằng sự học hỏi của bản thân và cùng trao đổi
với các đồng nghiệp tôi đã tự đúc rút ra kinh nghiệm để dạy tốt môn âm nhạc đạt kết
quả cao. Trong đó tôi đặc biệt quan tâm đến phân môn học hát và tôi đặt cho đề tài của
minh là:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC GIẢNG DẠY.
PHÂN MÔN HỌC HÁT Ở BẬC THCS.
Tôi xin trình bày như sau:
Trước tiên tôi phải xác định. Muốn dạy tốt phân môn học hát giáo viên phải cho
học sinh thực hành nhiều, thời gian phân bố phải hợp lí biết tạo sự hứng thú cho hoc
sinh học tập. Để dạy tốt một tiết học hát giáo viên phải chuẩn bị những nội dung
sau:
SKKN: Học hát trong trường THCS
Giáo viên phải nắm rõ đặc điểm và khả năng ca hát của học sinh trước tiên là:
1/ Cữ giọng và tầm cữ giọng của học sinh:
Là khoảng cách từ âm thấp đến âm cao nhất nhưng vẫn còn độ ngân trong sáng
mà học sinh đạt được cữ giọng được tính bằng số quãng, đấy chính là căn cứ để giáo
viên chọn giọng phù hợp với cữ giọng của học sinh và để bắt giọng hát đúng với tầm
cữ giọng trung bình của học sinh.
2/ Thói quen ca hát của học sinh:
Tôi phải nhận thấy học sinh hát có mạnh dạn truyền cảm,rụt rè hay gào thét hay
không, để từ đó tôi có phương pháp dạy hợp lí.
3/ Phân loại khả năng ca hát của học sinh:
Giáo viên phải biết rõ những học sinh có khả năng ca hát có tầm giọng phù hợp
với tầm giong trung bình của cả lớp để giúp giáo viên hát mẫu, hát bắt giọng
hoặc hát nhắc lại trong giờ tập hát. Đồng thời giáo viên phải biết rõ những em

hát kém hoặc có tầm giọng đặc biệt để giúp đỡ động viên các em hát tốt hơn
không rụt rè hoặc mặc cảm. Sau khi tôi đã xác định được khả năng của từng đối
tượng học sinh, từ đó Tôi có phương pháp dạy phù hợp. Hiện nay khi vào giờ
học hát tôi đi theo một trình tự sau:
a.Tìm hiểu bài hát, treo bảng phụ chép bài hát lên bảng, tìm hiểu về tác giả, xuất
sứ vùng miền.đồng thời dự kiến sưu tầm một số tranh ảnh bản đồ, các tư liệu
khác nhằm cung cấp thêm kiến thức sáng tạo năng cao sự cảm thụ cho nghệ thuật
cho học sinh.
b.Cho học sinh nghe giai điệu, lời ca của bài hát.
Vận dung phương pháp hỏi đáp như cách dạy TĐN tìm hiểu về sắc thái tình cảm
của bài hát.chia câu phân đoạn
c. Luyện thanh.
Cho học sinh luyện giọng trên đàn dùng những nguyên âm ghép với phụ âm ‘m’
d Học hát
Hướng dẫn học hát theo lối móc xích,hoàn thiện cả bài và sửa sai những chỗ học
sinh hát chưa chính xác cho điểm động viên khuyến khích ngoài ra dự kiến những
chỗ khó hát của bài hát, những lời ca khó phát âm, những chỗ cần lấy hơi nhanh để
SKKN: Học hát trong trường THCS
hát những cau hát dài, những đoạn giai điệu khó hát, những chỗ giai điệu tiến hành
trái với dấu giọng của lời ca, nhất là lời ca khớp nối với 2 câu hát, từ đó giáo viên tìm
cách dạy phù hợp.
- Xác định những động tác phụ hoạ cho bài hát phù hợp với sắc thái tình cảm của
bài hát.
- Cuối cùng giáo viên cho hoc sinh trình bày hoàn chỉnh cả bài có sự kết hợp cả
biểu diễn, và có sự liên hệ thực tế.
g / Củng cố: Tóm tắt bài giảng.
h / Rút kinh nghiệm
Tóm lại để dạy hoàn chỉnh một bài hát trong một tiết dạy âm nhạc học sinh cùng
một lúc phải thực hiện được 3 kĩ năng một là thuộc giai điệu lời ca, thể hiện đúng sắc
thái tình cảm của bài hát,hai là giải mã kí hiệu nhạc lý trong bài hát 3 là biết cách thể

hiện phong cách biểu diễn.Vì vậy mà giáo viên phải từng bước gợi ý dẫn dắt học
sinh giải quyết từng kĩ năng một, trước khi phối kết hợp 3 kĩ năng trên. có thể nói
đây là yếu tố quyết định của việc đổi mới phương pháp dạy học hát trong trường
THCS. Khi học sinh đã thể hiện được hoàn chỉnh thuần thục cả bài rồi giáo viên
cần động viên khuyến khích tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học và phát
huy óc sáng tạo thẩm mĩ.trong đó các phương tiên dạy học như đàn, đài… sẽ hỗ trợ
cho tiết dạy thành công. Chính vì vậy mà người giáo viên phải biết sử dụng triệt để
và hợp lí. Từ đó sẽ làm cho học sinh tự tin thoải mái khi học bài
Sau đây tôi xin đi vào trình tự từng bước tiến hành dạy trong một tiết học
Bước 1
Treo bảng phụ bài hát lên bảng và giới thiệu tác giả tác phẩm bài hát.
Hát mẫu bài hát hoặc cho hoc sinh nghe băng đĩa bài hát giáo viên hướng dẫn
học sinh nghe bài hát cách tốt nhất là cho học sinh nghe và nhẩm lời ca và quan sát
bảng phụ chép lời ca của bài hát để từ đó học sinh nắm được lời ca.
Bước 2
Luyện thanh, giáo viên cho học sinh luyện thanh trên đàn băng những nguyên âm
ghép với phụ âm m
Ví dụ: Mi i i…. ma a a a…
SKKN: Học hát trong trường THCS
Bước 3: Học hát
Trước khi bắt đầu học hát tôi cho học sinh chia đoạn, chia câu và tìm hiều về nội
dung cũng như sắc thái tình cảm của bài hát từ đó tôi tiến hành dạy học hát theo lối móc
xích
Ví dụ1: Bài 5 tiết 19( SGK ÂN 8) Bài hát : Khát vọng mùa xuân
Nhạc : Mo Da.
Phỏng dịch lời Việt : Tô Hải.
Đoạn 1: Từ đầu …từng bừng.& lời2
Câu 1 Từ đầu….Cây rừng.,& lời 2.
Câu 2 Trở về…. Tưng bừng & lời 2.
Đoạn 2: Khao khát… mong chờ.& lời 2.

Câu 3 Khao khát…Mong chờ & lời 2.
Câu 4 Này thời … Mong chờ & lời 2.
Cách bắt giọng dạy học sinh trong tầm giọng của các em hát đúng, hát hay đó
cũng là cách tốt nhất để bảo vệ và phát triển giọng hát của học sinh. Chính vì vậy mà
tôi luôn luôn cẩn thận khi bắt giong hát cho các em hát khi tiến hành dạy hát từng
câu.
Bên cạnh đó khi tiến hành dạy hát tôi dự kiến những chỗ hát có tiết tấu khó như
đảo phách, nghịch phách , luyến âm, và độ ngân dài trường độ vv…lúc này tôi chú
ý đến cách đập phách cho các em hát chính xác.
Ví dụ 2
SGK L7 Bài hát Ca chiu sa _ Nhạc: Blen- te(Nga)
Lời Việt: Phạm Tuyên
Câu 3,4
Ngoài ra những chỗ có dấu luyến,
Ví dụ: 3
SGK L6 Bài hát Ngày đầu tiên đi học
SKKN: Học hát trong trường THCS
đầu như thế đó, cô giáo như mẹ hiền. Em bây giờ cứ ngỡ

Viết các lời ca cần hát luyến âm đó lên bảng và ghi kí hiệu nếu giai điệu luyến lên
thì mũi tên đi lên và nguợc lai thì mũi tên đi xuống, rồi giáo viên hát hoặc đàn giai
điệu với tốc độ chậm để học sinh nghe và hát nhắc lại.Tuy nhiên khi dạy hát giai
điệu không phù hợp với dấu giọng, giáo viên phải dùng đến dấu giọng để sửa lời
cacho khớp với nhạc điệu rồi cho học sinh hát với tốc độ chậm.
Ví dụ : SGK L6 Bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ
Có câu hát “ và bạn nhỏ gần xa”… phải hát thành…(Và ban nho gân xá…)
Sáng tạo trong cách hát đuổi và hát bè hay nói cách khác là cách hát ca nông khi
giáo viên dạy cần phải cho học sinh thuộc giai điệu, lời ca sau đó chia nhóm và hát
mẫu hướng dẫn học sinh hát.
Ví dụ SGKL6 Bài hát Hành khúc tới trường



Mặt trời lấp ló đằng chân trời xa Rộn
Mặt trời lấp ló đằng chân trời xa
Hát ca nông là một hình thức hát bè đơn giản nhất, nó tạo hiệu quả hoà thanh làm
tăng thêm tính thẩm mĩ của bài hát, những bài hát ca nông thường là những bài hát
hành khúc ngắn gọn có nhịp điệu rộn ràng và vui tươi, cau nhạc cân đối và có hiệu
quả hoà thanh.
Một điều cần chú ý là khi hát ca nông học sinh thường hưng phấn muốn tiếng hát
của mình phải to át tiếng hát của các bạn, điều đó sẽ dẫn đến tình trạng các em hát
gào thét, cuốn nhịp không theo sự chỉ huy của giáo viên. Để khắc phục giáo viên
cần cho các em hiểu: Một bài hát ca nông hay là bài hát được các tốp hát đuổi cùng
một tốc độ, cùng một cường độ và để luyện tập kĩ năng này giáo viên có thể cho
các em tập hát ca nông nhiều lần với những lần nhỏ to khác nhau.
Ngoài ra còn có cách thức tập cho các em biết cách biểu diễn, kĩ năng này cần
tập ngay cho các em từ khi các em bắt đầu làm quen với âm nhạc học bài hát đầu
SKKN: Học hát trong trường THCS
tiên của chương trình âm nhạc 6.Phong cách biểu, động tác biểu diễn, phải tuỳ
thuộc vào nội dung, sắc thái tình cảm của bài hát, và nhất là bài hát đó được viết ở
nhịp gì, từ giáo viên sẽ hướng dẫn và gợi ý cho học sinh tự sáng tạo cách biểu diễn
cho học sinh. Ví dụ: SGK L7 Bài hát Ca chiu sa
Xác định nhịp 2
4
Sắc thái tình cảm: vui tươi, nhí nhảnh.
Giáo viên chuẩn bị các động tác biểu diễn để hướng dẫn học sinh.
VD Động tác 1 Chân nhún theo nhịp 2
Động tác 2 Tay phải đưa lên phía trước theo lời ca của bài hátvà đổi lại.
Các động tác trên kết hợp với nhau thật nhịp nhàng,ngoài ra giáo viên hướng
cho học sinh có thể tự sáng tao các động tác khác dựa trên hướng dẫn của giáo
viên.

Trên đây là một vài ví dụ minh hoạ cho việc dạy hát trong tiết dạy của tôi ở
trường THCS. Tôi đã sử dụng một số phương pháp thủ thuật trong việc truyền đạt
kiến thức tới học sinh như: Dẫn dắt gợi ý,hỏi đáp, diễn thuyết, luyện tập,lồng
những kiến thức đã học vào bài mới vạn dụng cái biết rồi dạy cái chưa biết từ đó
giúp học sinh ghi nhớ củng cố và liên hệ thực tế.
Về đồ dùng giảng dạy chủ yếu là đàn, đài, bảng phụ minh hoạ và một số tranh
ảnh, bàn đồ giúp giờ học thêm sinh độngtạo hứng thú cho học sinh.
Sự kết hợp nhiều yếu tố trên tôi đã hướng cho học sinh làm quen với nghệ thuật
âm nhạc, biết cách thưởng thức và chủ động biểu diễn và trình diễn tác phẩm một
cách sàng tạo.
Đây là những suỹ nghĩ tìm tòi học hỏi đồng nghiệp sáng tạo trong giảng dạy và
từ đó tôi dã áp dụng thành công nơi tôi đang giảng dạy tại trường THCS Nguyễn
Bá Ngọc Thành Phố Hoà Bình Tỉnh Hoà Bình.
Sau 8 tuần học kết quả thu được như sau:
SLHS Điểm Giỏi Điểm Khá Điểm TB Điểm Yếu
SKKN: Học hát trong trường THCS

Từ kết quả trên cho thấy số lượng học sinh giỏi khá ổn định so với năm trước. Đây
là bộ môn năng khiếu, những em có năng khiếu thật sự kết hợp sự chăm chỉ, sáng
tạo học hỏi thường xuyên thì thường có kết quả cao như tôi mong muốn.Tuy nhiên
số lượng học sinh đạt yêu cầu còn cao tôi hi vọng rằng cuối học kì 1 học sinh khá sẽ
cao hơn.
PHẦN III KẾT LUẬN.
Giảng dạy bộ môn âm nhạc nói chung và việc học hát nói riêng ở trường THCS
là một bộ môn nghệ thuật đòi hỏi người giáo viên phải nắm chắc kiến thức, hiểu
biết kĩ năng truyền đạt và sáng tạo trong giảng dạy, từ đó giúp học sinh học tập có
kết quả cao hơn. Trong khuân khổ bài viết này sau một thời gian nghiên cứu và trao
đổi học hỏi đồng nghiệp bản thân tôi ra được một số kinh nghiệm để từ đó tìm ra
được phương pháp phù hợp thực sự bổ ích cần thiết có ý nghĩa trong việc truyền đạt
kiến thức âm nhạc tạo hứng học tập cho học sinh.

Khi áp dụng một số kinh nghiêm trên vào giảng dạy và căn cứ vào kết quả học
tập của học sinh tôi đã nhận thấy việc thay đổi những gì vốn có nhưng không phù
hợp là rất cần thiết việc tiếp thu bài của học sinh được nâng lên,học sinh đã tự luyên
tập hát chuẩn xác về cao đọ và sáng tạo trong phong cách biểu diễn,trình diễn tác
phẩm.
Những kết quả thu được trong quá trình giảng dạy mặc dù ở mức độ còn khiêm
tốn xong đã động viên tôi rất nhiều trong giảng dạy.Tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu
sót tôi rất mong được sự đóng góp của các cấp lãnh đậo và đồng nghiệp để những
kinh nghiệm này của tôi ngày càng được đầy đủ và hoàn thiện hơn
Xin trân thành cám ơn.
Hoà Bình ngày 15/3/2008
Người viết.
SKKN: Học hát trong trường THCS
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG









SKKN: Học hát trong trường THCS
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ










×