Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Khảo sát năng suất sinh sản một số nhóm giống ly (landrace x yorkshire) và yl (yorkshire x landrace) tại trại nái sông phan thuộc công ty cp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.53 KB, 61 trang )

Phần I. MỞ ĐẦU
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta ngành nông nghiệp có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát
triển của nước nhà, trong đó thì ngành chăn nuôi giữ một vị trí quan trọng dẫn
đến sự thành công đó, mà đáng kể là phải nói đến ngành chăn nuôi lợn. Mặc
dù trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử nhưng ngành chăn nuôi lợn vẫn tồn
tại, phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể.
Ngày nay khi khi mà nền kinh tế phát triển nhanh, cuộc sống con người
ngày được nâng cao thì nhu cầu về dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày là một
vấn đề đáng được quan tâm. Từ đó thôi thúc nhà chăn nuôi luôn tìm cách cải
tạo đàn giống của mình luôn cho được năng suất cao nhất và phẩm chất thịt
ngày càng đạt thị hiếu người tiêu dùng.
Để đạt được thành công đó thì ngoài việc quan tâm chăm sóc, nuôi
dưỡng quản lý thì công tác giống được đặt lên hàng đầu nhằm chọn lọc lai tạo
ra những con giống có khả năng sinh sản cao thích nghi tốt với khí hậu ở
nước ta. Việc thường xuyên theo dõi, phân tích đánh giá năng suất sinh sản
của đàn lợn nái là một vấn đề then chốt của các nhà chăn nuôi, nhằm tìm ra
những chiến lược phù hợp để cải thiện và phát triển đàn lợn ngày càng tốt
hơn.
Được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm
Huế và sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Thị Thanh cùng với sự giúp đỡ của
trại chăn nuôi lợn nái Sông Phan thuộc công ty CP Việt Nam, tôi tiến hành đề
tài “khảo sát năng suất sinh sản một số nhóm giống LY (Landrace x
Yorkshire) và YL (Yorkshire x Landrace) tại trại nái Sông Phan thuộc
công ty CP Việt Nam”.

Phần 2: TỔNG QUAN
2.1. SƠ LƯỢC VỀ TRẠI LỢN SÔNG PHAN
2.1.1. Vị trí địa lý- Đất đai.
-Vị trí địa lý: Trại nằm trên vùng đất cao ráo thuộc xã Sông Phan,
Huyện Hàm Tân, Tỉnh Bình Thuận cách quốc lộ 1A 1km về hướng Đông.


-Đất đai: Trại được xây dựng trên nền đất Feralit vàng đỏ có độ dốc
3-5%, có diện tích 10 ha.
2.1.2. Giới thiệu sơ lược về trại Sông Phan:
-Trại chăn nuôi Sông Phan, tỉnh Bình Thuận là một trong những trại
trực thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn chăn nuôi CP-Group, thuộc tập đoàn
chăn nuôi hoàng gia Thái Lan Charoen Pokphand liên kết với Việt Nam theo
hình thức chăn nuôi gia công.
+Bên chủ Việt Nam chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở vật chất và mua
sắm các trang thiết bị theo bản thiết kế và yêu cầu kĩ thuật của CP, chịu trách
nhiệm trả tiền lương cho công nhân làm việc cho trại.
+Bên công ty CP chịu trách nhiệm cung cấp con giống, thức ăn, thuốc, kĩ
thuật (kĩ sư chăn nuôi hoặc bác sĩ thú y).
* Hình thức phân chia lợi nhuận: bên chủ Việt Nam hưởng 4/10, bên công
ty hưởng 6/10 tổng lợi nhuận.
-Trại được thành lập vào ngày 15 tháng 4 năm 2005 xây dựng và phát
triển cho đến nay.
-Trại chủ yếu nuôi lợn nái lai hai máu L.Y, lợn nọc Landrace
2.1.3. Nhiệm vụ của trại:
Trại có nhiệm vụ cung cấp lợn giống, lợn con nuôi thương phẩm, cung
cấp lợn hậu bị và cung cấp tinh lợn chất lượng tốt cho các trại chăn nuôi của
công ty CP trong và ngoài tỉnh.

2.1.4. Cơ cấu tổ chức của trại:
Trại có tổng cộng 28 người không kể chủ trại.
Chia làm hai bộ phận: Bộ phận sản xuất và bộ phận phục vụ sản xuất
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trại Sông Phan I:

2.1.5. Cơ cấu đàn:
Tính đến ngày 05/05/2009 tổng đàn nái và nọc của trại là 1270, trong
đó:

Loại Số lượng Đơn vị tính
Lợn nái sinh sản 1103 con
Lợn nái hậu bị 131 con
Lợn đực giống 36 con
Lợn cai sữa 950 con
Lợn con theo mẹ 2467 con
2.1.6. Nguồn gốc, đặc điểm về ngoại hình và khả năng sinh sản của một
số giống lợn.
2.1.6.1. Giống Yorkshire (Y)
Lợn Yorkshire là một trong những lợn trắng cổ gốc của nước Anh,
vùng Yorkshire. Lợn sắc lông trắng, có dạng hình thân dài, lưng rộng, đầu dài
trán rộng, trắc diện hơi lõm. Lợn thường được chia là ba hạng dựa vào khối
lượng:
- Đại Bạch (Large White)
- Trung Bạch (Middle White)
- Tiểu Bạch (Little White)

Chủ trại:(ông Tường)
Bộ phận sản xuất
Bộ phận phục
vụ sản xuất
Trại đẻ
3:
2 người
Tổ tạp
vụ, bảo
vệ: 1
người
Phục vụ
đời sống

(cơm
nước): 1
người
Sữa chữa
thay thế
cơ sở vật
chất: 1
người
Trại
bầu: 8
người
Bộ phận kĩ thuật:
3 người
Trại đẻ
5:
2 người
Trại đẻ
4:
2 người
Trực
đêm: 2
người
Trại đẻ
2:
2 người
Trại đẻ
1:
2 người
Trại đẻ
6:

2 người
Hiện nay, lợn được nuôi phổ biến khắp các lục địa, nhiều nhất là ở các
nước có vĩ tuyến ôn hòa, hơi lạnh chạy ngang. Năm 1936 lợn Yorkshire được
nhập vào Nam bộ để lai với lợn Bồ Xụ tạo nên giống lợn Thuộc Nhiêu.
Lợn Yorkshire đặc biệt dòng lợn của úc có ưu điểm tăng trọng nhanh, ít
mỡ, nhiều nạc, dễ nuôi dưỡng chăm sóc và có khả năng thích nghi cao với
môi trường nhiệt đới nóng ẩm nước ta. Đực Yorkshire 4 chân cao, to khỏe rắn
chắc tạo dáng đi linh hoạt, có chất lượng tinh dịch tốt, cho tỷ lệ thụ thai cao
và nhiều lợn cho mỗi lứa đẻ. Năng suất sinh trưởng và sinh sản của con lai từ
đực Yorkshire cũng cao hơn so với những giống khác và thích nghi tốt với
điều kiện chăn nuôi nông hộ.
Lợn Yorkshire lúc 6 tháng tuổi đạt từ 90 - 100 kg khi trưởng thành đạt
250 - 300 kg, nái mỗi năm có thể đẻ từ 1,8 - 2,2 lứa mỗi lứa đẻ trung bình từ 8
- 9 con.
2.1.6.2. Giống lợn Landrace (L)
Giống lợn Landrace có thành tích xuất sắc như hiện nay là giống
Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch. Từ những năm 1840 Đan Mạch đã nhập
nhiều giống lợn từ các nước Anh, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Trung
Quốc…để cải tạo giống lợn trong nước.
Giống lợn Landrace được hình thành từ sự lai tạo giữa các giống lợn
Youtland có nguồn gốc từ Đức và lợn Yorkshire cơ nguồn gốc từ Anh.
Lợn Landrace có màu lông trắng tuyền, mình dài, tai to rủ úp về phía
trước bụng. Bụng gọn, ngực không sâu, 4 chân mảnh dẻ đẹp. Lợn có dạng
hình thủy lôi, phần mông rất phát triển. Lợn đực trưởng thành nặng 300 –
320kg. Lợn cái có 12 – 14 vú, nặng 220 – 250kg. Tỷ lệ nạc nhiều hơn giống
Yorkshire, nhưng nhạy cảm với những điều kiện môi trường bất lợi (stress).
Ở Việt Nam, từ năm 1978 nhập lợn Landrace từ CuBa. Những năm
1985-1986 nhập lợn Landrace từ Bỉ và Nhật Bản. Lợn Landrace được sử dụng
đẻ lai kinh tế với giống lợn nội. Công thức lai phổ biến hiện nay là ½ máu lợn
Landrace + ¼ máu lợn Đại Bạch và ¼ máu lợn móng cái. Con lai 6 tháng tuổi

có thể đạt 100kg và cho tỷ lệ nạc từ 48% trở lên.
2.1.6.3. Lợn L.Y cũng giống như lợn Y.L có các đặc điểm sau:

+ Ngoại hình: Lợn có lông trắng, đầu to vừa phải, tai hơi cụp hoặc
nghiên về phía trước, phần mông và ngực phát triển, vai rộng lưng thẳng bụng
thon, bốn chân to khỏe nhanh nhẹn.
+ Năng suất: Lợn nái thừa hưởng những đặc tính tốt do bố Landrace và
mẹ Yorkshire truyền lại. Sản lượng cao, nuôi con giỏi, sức đề kháng cao, tăng
trưởng nhanh, lợn có tỷ lệ nạt cao, dễ nuôi thích nghi tốt với điều kiện môi
trường khí hậu việt Nam. Lợn có thể đẻ trung bình từ 1,8-2,2 lứa/năm, mỗi
lứa 8-12 con.
2.1.6.4. Giống lợn Duroc (D)
Có nguồn gốc từ Mỹ với cái tên Duroc-Jersey. Lợn được hình thành từ
khoảng năm 1860 với sự tham gia của các giống lợn nhập nội như: Lợn đỏ
Guinea, lợn đỏ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Có sắc lông đỏ nâu, lợn thuần có
màu nâu đỏ rất đậm nhưng lợn lai thường có màu nhạt hơn, hai tai xụ nhưng
gốc tai đứng, lưng cong ngắn đòn, bốn móng chân màu đen. Duroc cho nhiều
nạc, lúc 6 tháng tuổi trọng lượng có thể đạt 80 - 85 kg, trưởng thành đạt 200 -
250 kg nái mỗi năm có thể đẻ từ 1,8 - 2,2 lứa.
Lợn Duroc được nhập vào nước từ trước ngày đất nước thống nhất.
Năm 1975 được nuôi ở trường đại học Nông Nghiệp I, đã tiến hành cho lai
với lợn Ỉ và Móng Cái nhưng năng suất không cao hơn là lai với Đại Bạch
Liên Xô. Năm 1978, lợn được nhập từ Cu Ba vào nuôi ở viện Chăn nuôi.
Đây là loại lợn hướng nạc, thường được dùng như dòng đực cuối cùng
để phối với lợn nái lai hai máu Yorkshire và Landrace để tạo con lai nuôi thịt
có tỷ lệ nạc cao và thịt có chất lượng thơm ngon. Nhược điểm của lợn Duroc
là đẻ ít con (7-9 con/lứa), thường đẻ khó và ít sữa. Lợn Duroc chỉ thích hợp
làm nọc giống, có chất lượng tinh dịch tốt và cho nhiều lợn con ở mỗi lứa đẻ.
Đặc điểm nổi bật của lợn Duroc là sản xuất con lai nhanh lớn, nhiều nạc có
nhiều mỡ dắt làm cho thịt có vị thơm ngon.

Bảng chỉ tiêu tăng trưởng của giống lợn Yorkshire và Duroc.
Giống
Chỉ tiêu
Yorkshire Duroc
Cho ăn( Kg/ ngày)
2.54 2.61

Thức ăn chuyển đổi( Thức ăn/ tăng trưởng)
2.93 2.91
Trọng lượng trung bình( Kg/ ngày)
0.84 0.89
Kiểm tra tăng thịt nạc( Kg/ ngày) 0.31 0.32
Số ngày lúc đạt 114kg
174.6 196.7
[Số liệu lấy từ chương trình quốc gia đánh giá di truyền, NPPC, 1995.
USA về bộ giống lợn hướng nạc Yorkshire, Duroc. Các chỉ tiêu tăng
trưởng đạt được (Tổng kết của U.S.Livestock Genetics Export.Inc.,
1998)]
2.1.6.5. Giống lợn Pietrain (P.P)
Giống lợn có nguồn gốc từ nước Bỉ, mang tên làng Pietrian. Được công
nhận là giống mới năm 1953 tại tỉnh Barbant và năm 1956 cho cả nước. Lợn
có tầm vóc trung bình, lông trắng đốm đen, xung quanh đốm đen được viền
sắc tố trắng nhạt của da lông, tai đứng, chân ngắn nhưng rắn chắc lưng dài và
rộng, mông đùi nở nang, con đực trưởng thành đạt từ 240 - 260 kg. Lợn
pietrain là một điển hình về vết loang đen trắng không cố định trên da, nhưng
năng suất thì rất ổn định.
Lợn pietrain có tuổi đẻ lứa đầu chậm, khoảng 418 ngày (so với
Yorkshire là 366 ngày), khoảng cách giữa hai lứa đẻ khoảng 165,1 ngày. Tính
ưu việt của giống Pietrain là sử dụng thức ăn rất hiện quả để chuyển đổi thành
nạc, tỷ lệ nạc/ thịt xẻ là 61,35%. Tuy nhiên, giống lợn này kém thích nghi với

điều kiện nóng ẩm, dễ bị đột tử khi vận chuyển đường xa.

2.1.6.6. Lợn Pi.Du:
Là con lai F1 của hai giống lợn hướng thịt Pietrain và Duroc nên nó có
sự tổng hợp các đặc điểm quí của hai giống trên. Giống Pi-Du có màu lông
hơi nâu đỏ. Lưng dài rộng, mông đùi nở nang, 4 chân rắn chắc, móng chân
màu đen, tai hơi ngang. Cân nặng 250-260 kg. Lợn đực có chất lượng tinh tốt,
tỉ lệ sống đạt trên 80%. Lợn nái đẻ khoản 8 con/lứa, đẻ 1,8-2,2 lứa/ năm, con
con mau lớn.
2.1.7 Công tác giống
a) Cơ cấu giống:
+ Nái sinh sản chủ yếu là giống L.Y được cung cấp ban đầu và cung
cấp định kỳ để thay thế đàn do chết và loại thải (do bệnh tật hoặc năng suất
kém…) từ các trại sản xuất giống hậu bị của CP như: Bình Lâm, Hòa Hội,
Phước Tân1 (2, 3, 4, 5), Lai Hưng, Xuân Thọ, Trảng Bom, Hòa Bình, An
viễn, Nhơn Hòa, Trảng Bang, Bông Trang…
+ Tỉ lệ loại thải lợn : 20-25%/ Năm.
+ Tỷ lệ phối giống : 5,2%/ Tuần.
Ví dụ:
300 nái 600 nái 1200 nái
16,2 nái 30,4 nái 64,8 nái
+ Nọc giống được cung cấp từ các trại nọc giống cấp 1 ông bà thuần
chủng của công ty CP. Nọc giống sản xuất tinh vừa cung cấp cho trại nhà, vừa
cung cấp tinh cho trại lân cận: Sông Phan 2.
b) Phương pháp chọn giống:
Quy trình chọn hậu bị: Qua 4 bước
+ Bước chọn lợn con 1 ngày tuổi:
Chọn từ mẹ có ngoại hình tốt, số con sinh ra từ 9 con trở lên. Trọng
lượng lợn con đạt mức tối thiểu 1,3 kg, không dị tật, da lông bóng mượt, linh
hoạt, có từ 12 vú trở lên và cách đều nhau bộ phận sinh dục bình thường.

Đánh dấu lợn được chọn bằng cách bấm số tai.
+ Bước chọn lợn lúc 60 ngày tuổi:
Trọng lượng mỗi con phải đạt từ 15 kg trở lên, ngoại hình thể chất phải
đạt tiêu chuẩn về giống, bộ phận sinh dục xuôi và lộ rõ nhưng cân đối.

+ Bước chọn lợn 150 ngày tuổi:
Trọng lượng mỗi con phải đạt từ 100 kg trở lên, ngoại hình đẹp, chân
rắn chắc khoẻ mạnh, không mắt bệnh mãn tính hay truyền nhiễm, thân hình
cân đối.
+ Bước chọn lợn 240 ngày tuổi:
Trọng lượng phải đạt từ 120 kg trở lên, ngoại hình đẹp cân đối, da lông
bóng mượt, khoẻ mạnh, đi đứng vững chắc bộ phận sinh dục bình thường và
lộ rõ.…
2.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN
CỦA LỢN NÁI
Năng suất sinh sản của lợn nái có mối liên quan chặt chẽ đến hai yếu
tố, đó là di truyền và ngoại cảnh. Yếu tố di truyền phụ thuộc vào đặc tính con
giống, mỗi giống khác nhau thì tuổi thành thục về tính, sức sản xuất cũng
khác nhau. Yếu tố ngoại cảnh bao gồm: Thức ăn, thú y, chuồng trại, quá trình
chăm sóc… Rất cần thiết phải nắm vững và vận dụng linh hoạt trong chăn
nuôi để có thể phát huy tối đa năng suất của nái nâng cao hiệu quả kinh tế của
người chăn nuôi.
2.3.1. Yếu tố di truyền.
Di truyền là đặc tính của sinh vật được truyền từ thế hệ này đến thế hệ
khác, những đặc tính của cha mẹ, tổ tiên đã có và truyền lại cho con cháu đời
sau.
Giữa mọi thế hệ trong gia đình, quần thể thì các đặc tính di truyền sẽ
khác nhau. Sự khác nhau thể hiện ở tính trạng như: Sự sinh trưởng, khả năng
sinh sản, phát dục… Sự khác nhau đó là do di truyền biến dị trong sự hình
thành giao tử, sự bắt chéo, sự trao đổi chéo, sự trao đổi nhiễm sắc thể và cuối

cùng là sự thụ tinh.
+ Giống: Là tập hợp gia súc, gia cầm cùng loài, với số lượng lớn có
chung nguồn gốc, có những đặt tính, ngoại hình sinh lý và năng suất đồng
nhất.
+ Dòng: Là những quần thể của cùng một giống được hình thành chủ
yếu do kỹ thuật công tác giống do một con đực đầu dòng mang một đặt tính
nào đó.

Đây là đặc tính sinh học không thể thay đổi của thế hệ trước truyền lại
thế hệ sau. Trong cùng một giống, các dòng khác nhau sẽ cho năng suất sinh
sản khác nhau vì đó là đặc tính di truyền của chúng.
+ Hệ số di truyền của một số tính trạng sinh sản trên lợn nái:
Tính trạng Hệ số di truyền (h
2
)
Chỉ số lứa đẻ/ nái/ năm 0.10 - 0.15
Tuổi động dục lần đầu 0.30
Số vú 0.30
(Theo tác giả Perrocheau M.,1994)
Tính trạng Hệ số di truyền (h
2
)
Số con đẻ ra/ ổ 0.15
Số lợn con cai sữa/ ổ 0.12
Khối lượng lúc cai sữa 0.17
(Theo tác giả Lasley J.E.,1974)
Tính trạng Hệ số di truyền (h
2
)
Tuổi đẻ lứa đầu

0.27
Khoảng cách 2 lứa đẻ
0.08
(Theo tác giả Rydmer.,1995)

Ta thấy rằng các biến dị do di truyền như biến dị cộng gộp, tương tác
giữa gen là thấp do đó, vấn đề đặt ra là phải tìm cách nâng hê số di truyền các
tính trạng số lượng mới dẫn tới việc tăng hiệu quả chọn lọc.
2.3.2. Yếu tố ngoại cảnh.
Các tính trạng chủ yếu phản ánh năng suất sinh sản ở lợn nái là số con
đẻ ra/lứa, số lợn con cai sữa, khối lượng lợn con lúc cai sữa,…Phần lớn các
tính trạng này phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh (Dinh dưỡng, mùa vụ,
phương thức và thời điểm phối giống, đực giống, điều kiện chăm sóc nuôi
dưỡng, yếu tố chuồng trại, khả năng phòng trừ dịch bệnh…)
- Khí hậu chuồng nuôi bao gồm các yếu tố như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh
sáng… ảnh hưởng to lớn đến sinh trưởng và sinh sản của lợn, bên cạnh đó
còn sinh sôi nảy nở mầm bệnh, gây bệnh cho gia súc. Nếu chuồng nuôi tốt, độ
thông thoáng tốt, không ẩm thấp… sẽ đưa ra năng suất sinh sản của lợn lên 10
- 15 %, ngược lại thì giảm 15 - 30 %.
-Chuồng trại: Có ảnh hưởng lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái.
Tầm quan trọng của nó được thể hiện qua bảng sau:
Chỉ tiêu
Kiểu chuồng K64 cũ
Chuồng công
nghiệp
Số ổ theo dõi(ổ)
28 30
Số lứa đẻ/ nái/ năm( lứa)
1.85 2.10
Số con sơ sinh sống/ ổ

9.63 10.58
P sơ sinh/ con( kg)
1.35 1.44
Số con cai sữa( 28 ngày)( con)
8.67 9.55
P cai sữa/ con( kg)
6.54 7.04
Số con 60 ngày( con)
8.55 9.30
P 60 ngày/ con( kg)
15.87 17.35
( Nguồn : Phạm Nhật Lệ, 1988, Nguyễn Văn Đồng, Phạm Sỹ Tiệp,
2000)

- Dịch bệnh: Ảnh hưởng đến năng suất của lợn một cách rõ rệt, tuy
nhiên còn phụ thuộc vào mức độ bệnh và tùy theo bệnh lý. Một số bệnh gây

ảnh hưởng nhiều như: Hội chứng rối loạn sinh sản hô hấp trên lợn (PRRS),
bệnh sẩy thai do Parovirus, bệnh sẩy thai truyền nhiễm, bệnh do
Leptospira…
- Quản lý chăm sóc: Có tác dụng không nhỏ đến sức sản suất của đàn
lợn nái, mật độ nuôi cao, vệ sinh chuồng trại kém, sử dụng các phương pháp
điều trị không hiệu quả là những yếu tố dẫn đến năng suất thấp. Chẳng hạn
việc chăm sóc tốt giúp phát hiện kịp thời lợn con bị mẹ đè, lợn mắc bệnh để
điều trị hiệu quả.
- Dinh dưỡng: là yếu tố quan trọng để phát huy tiềm năng sinh sản.
Thức ăn thiếu protein, vitamin và khoáng chất, thức ăn bị thối mốc sẽ làm
giảm khả năng sinh sản của lợn nái. Nếu tăng lượng thức ăn trong giai đoạn
chờ phối để kích thích suất nhiều noãn thì phải làm giảm lượng thức ăn còn 2
- 2,2 kg/ ngày ngay sau khi phối để tránh hiện tượng chết phôi.

2.4. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT SINH SẢN
Năng suất sinh sản là tập hợp nhiều yếu tố để cấu thành, hiệu quả kinh
tế của một trang trại hay nông hộ chăn nuôi lợn phụ thuộc gần như hoàn toàn
vào khả năng sinh sản của đàn lợn nái. Do đó để có một đàn nái khỏe mạnh
có năng suất sinh sản cao thì ngoài công tác chọn giống chúng ta cần phải
quan tâm đến các điều kiện thuận lợi đảm bảo cho khả năng phát triển toàn
diện của nái về các yếu tố:
2.4.1. Tuổi thành thục về tính.
Gia súc sinh ra sau một thời gian sinh trưởng và phát triển nhất định
(tuỳ loài) thì có khả năng sinh sản. Tuổi con vật bắt đầu có khả năng sinh sản
gọi là tuổi thành thục về tính. Tuổi này được ghi nhận bởi lần động dục có
rụng trứng đầu tiên của con cái.
Đây là một trong các chỉ tiêu được các nhà chăn nuôi quan tâm nhất. Vì
nó không những đánh dấu về mặt trưởng thành sinh sản mà còn ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh tế nếu ta không phát hiện sớm.
Tuổi thành thục sớm phối giống đậu thai sớm điều này giúp các nhà
chăn nuôi tiết kiệm được thời gian nuôi dưỡng chăm sóc cũng như lượng thức
ăn tiêu tốn không cần thiết. Trung bình lợn hậu bị có tuổi thành thục vào

khoảng 4 - 9 tháng tuổi, nhưng cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thành
thục của lợn như: giống, dinh dưỡng, môi trường, chăm sóc quản lí…
Theo Zimmerman (1981), Hughe (1993), Cole (1970). Khi nuôi riêng
lợn hậu bị cái sẽ chậm thành thục hơn khi tiếp xúc với lợn đực giống. Theo
Nguyễn Quang Linh (2004), khi phối đồng huyết thì thành thục về tính muộn
hơn. Ví dụ theo Salmon-Legangner (1980) Lợn Yorkshire khi giao phối đồng
huyết thì tuổi thành thục về tính là 244,5 ngày, khi giao phối giữa hai dòng là
214 ngày, giữa 3 dòng là 198 ngày và giữa 4 dòng là 193 ngày.
Theo kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs (1998) cho biết, lợn
Landrace thành thục về tính dục là 312,310 ngày và lợn Yorksire là 219,40
ngày. Khi nghiên cứu về lợn nái lai và lợn nái thuần trên các giống Landrace,

Yorkshire và Duroc, tác giả Hutchens và cs (1981) kết luận: Lợn nái lai có
tuổi động dục sớm hơn lợn nái thuần là 7,90 ngày và tuổi thành thục về tính
biến động từ 135-250 ngày.
Chế độ cho ăn tự do hay định lượng mức năng lượng, tỉ lệ protein trong
thức ăn có ảnh hưởng tới tuổi thành thục, thời gian chiếu sáng trong ngày
cũng ảnh hưởng tới tuổi thành thục (Trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết, 1996).
Theo Smith thì lợn đẻ vào mùa đông thì thành thục sớm hơn mùa hè.
2.4.2. Tuổi phối giống lần đầu.
Lợn nái có tuổi phối giống lần đầu sớm và có kết quả dẫn tới tuổi đẻ
lứa đầu sớm, quay vòng nhanh và nâng cao thời gian sử dụng nái tăng hiệu
quả kinh tế.
Tuổi phối giống lần đầu phụ thuộc vào tuổi động dục lần đầu của lợn
nái và kỹ thuật phối của người chăn nuôi.
Theo Nguyễn Quang Linh (2005) thì lợn nái hậu bị được phối giống
khi có tuổi và trọng lượng thích hợp. Nái ngoại 8-10 tháng tuổi trọng lượng
đạt 90 kg trở lên. Không nên phối quá sớm hoặc quá muộn bởi vì phối giống
cho lợn quá sớm sẽ ảnh hưởng đến tầm vóc của lợn mẹ hay gầy yếu, khả năng
sinh sản kém và sớm bị loại thải. Nếu phối giống cho lợn quá muộn thì mất
nhiều thời gian và thức ăn để nuôi lợn ở giai đoạn hậu bị (đây là giai đoạn
không sản xuất ở lợn), dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp.

Theo Trần Thị Dân (1997) thì thời điểm phối giống quyết định tỉ lệ đậu
thai và số lợn con đẻ ra trong ổ, vì thế khi cho phối giống cần phải xác định
đúng thời điểm mê ì. Phối giống khi lợn đạt 110 kg và thường phối giống ở
chu kỳ động dục lần 2.
2.4.3. Tuổi đẻ lứa đầu.
Tuổi đẻ lứa đầu sớm chứng tỏ lợn sớm thành thục về tính, phối giống
đúng kỷ thuật, lợn sớm đậu thai. Điều này giúp các nhà chăn nuôi tiết kiệm
được thời gian, lợn đưa vào sử dụng sớm sẽ làm giảm rõ rệt lượng thức ăn và
những chi phí khác mà không ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn. Do

đó, cần phải theo dõi phát hiện biểu hiện động dục và phối giống đúng lúc
nhằm tăng khả năng đậu thai. Tránh bỏ qua nhiều chu kỳ động dục vì sẽ làm
tăng chi phí nuôi dưỡng chăm sóc không cần thiết.
Theo Trần Thị Dân (1997), thời điểm phối giống quyết định tỷ lệ đậu
thai và số lợn con đẻ ra trong một ổ. Nên phối giống vào khoảng 12 đến 30
giờ sau khi lợn hậu bị có biểu hiện động dục và 18 đến 36 giờ trên lợn nái rạ.
Thông thường người ta phối giống hai hoặc ba lần (mỗi chu kỳ cách nhau 12
đến 24 giờ) nhằm tăng tỷ lệ đậu thai.
Theo đề nghị của Leman (1992), nên phối giống cho lợn hậu bị lúc 210
ngày tuổi với trọng lượng 120kg và ở chu kỳ động dục lần hai.
Theo Ts. Hoàng Nghĩa Duyệt (2006), nái hậu bị nên phối giống khi có
tuổi và trọng lượng thích hợp. Nái ngoại 9-10 tháng tuổi, khi trọng lượng lợn
đạt từ 90 kg trở lên. Phối ở chu kì động dục thức 3 và phối vào thời điểm
thích hợp.
2.4.4. Số con sinh ra trên ổ.
Là một chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái. Số con sơ sinh/
ổ nhiều chứng tỏ trạng thái hoạt động của buồng trứng tốt, tình trạng sinh lý
của cơ thể lợn mẹ( như động dục, chửa, đẻ…) bình thường.
Số con sinh ra trên ổ phụ thuộc vào các yếu tố như: Phối giống đúng
thời điểm, số trứng rụng nhiều, phẩm chất tinh dịch, dinh dưỡng hợp lí sẽ kích
thích trứng chính đồng loạt, tăng tỷ lệ rụng trứng…

Chỉ tiêu này nói lên tính mắn đẻ của nái và có hệ số di truyền là 15%
(Warwick and Legates, 1984). Nếu dinh dưỡng cao trong thời gian chờ phối,
kích thước lợn nái rụng trứng nhiều làm tăng khả năng số trứng được thụ tinh
thì sẽ tăng số lợn con đẻ ra trên ổ. Theo Kikwood (1985) (trích dẫn bởi Trịnh
Ngọc Thu Trang, 2004), lợn ăn 1,5kg/ngày ở mức năng lượng 3265kcal/ kg
thì tỷ lệ phôi sống chỉ còn 71%. Mặt khác, nghiên cứu của Omtved và ctv
(1971), nái sau khi phối 8–10 ngày, nếu bị stress trong thời gian này thì số
phôi sống chỉ còn 6,9 phôi, so với đối chứng là 12,8 phôi. Theo Evansv

(1989)( trích dẫn bởi Trịnh Ngọc Thu Trang, 2004), cai sữa sớm trước 3 tuần
tuổi có thể dẫn đến giảm số lượng trứng rụng ở lần phối lại và tăng tỷ lệ chết
phôi ở lần mang thai kế tiếp. Qua đó cho thấy chỉ tiêu này chiệu ảnh hưởng
của nhiều tác nhân như số trứng rụng và được thụ tinh, số phôi và thai chết,
dinh dưỡng, nuôi dưỡng…
2.4.5. Số lợn con sống trên ổ.
Là số lợn con còn sống đến 24 giờ sau khi sinh. Là một chỉ tiêu quan
trọng cho biết tính mắn đẻ, khả năng nuôi con và trình độ chăm sóc nuôi
dưỡng của người chăn nuôi. Thông thường tỉ lệ con sống trên ổ được coi là
đạt yêu cầu là từ 10 con trở lên.
Chỉ tiêu này phụ thuôc nhiều yếu tố: Kỷ thuật phối, thời điểm phối, chế
độ chăm sóc nuôi dưỡng sau phối, tuổi lợn nái, kỷ thuật đở đẻ, chăm sóc sau
đẻ…
2.4.6. Số lứa đẻ của nái/ năm.
Theo Lê Xuân Cương (1986), để gia tăng số lứa đẻ của nái trên năm thì
phải rút ngắn thời gian cho sữa, thời gian từ khi cho sữa đến phối giống và
đậu thai, còn thời gian mang thai không thể rút ngắn được. Vì vậy, người ta
thường tập cho ăn cho heo con sớm và cai sữa cho heo trong khoảng 3 - 4
tuần (trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết, (1996).
Theo Evans (1989), nếu cai sữa sớm trước ba tuần tuổi thì gây giảm số
trứng rụng ở lần phối kế tiếp. Sau khi cai sữa heo có biểu hiện lên giống
khoảng 4 - 10 ngày (trích dẫn bởi Võ Thị Tuyết, 1996).
Để năng suất sinh sản của heo nái cao thì giảm thiểu thời gian chờ phối
và thời gian tiết sữa. Thời gian nuôi con kéo dài hay cai sữa sớm đều ảnh

hưởng đến thời gian lên giống. Do vậy ta phải cai sữa heo con ở thời gian cai
sữa hợp lý là điều tốt nhất.
2.4.7. Trọng lượng lợn con sơ sinh.
Trọng lượng heo con sơ sinh của heo con chịu ảnh hưởng rất nhiều của số heo
con trong một ổ, thường số heo con nhiều thì trọng lượng heo con sơ sinh

thấp. Theo Spicer (1986), có sự liên quan giữa số con trong một ổ với trọng
lượng sơ sinh và tỷ lệ heo con có trọng lượng sơ sinh nhỏ hơn 0,8 kg như sau:
Số heo con/ ổ (con)
Trọng lượng sơ sinh
(kg)
Tỷ lệ heo con có trọng
lượng nhỏ hơn 0,8 kg
(%)
2 - 7
8 - 13
14 - 17
1,5
1,37
1,28
8,7
29,2
66,7
2.4.9. Số lợn con cai sữa/ ổ.
Hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản được đánh giá bằng số lợn con cai
sữa/ nái/ năm, đây là một chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng. Theo một só nhà
nghiên cứu đã thống kê khoảng 3-5% số lợn con chết khi sơ sinh bao gồm:
Lợn chết do lợn mẹ đẻ khó và lợn chết trong giai đoạn kỳ chửa cuối. Các
nguyên nhân chủ yếu lợn con chết trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa là bị
lợn mẹ đè và không bú được chếm 50%, nhiễm khuẩn 11,1%, dinh dưỡng
kém 8%, di truyền 4,5%, các nguyên nhân khác 26,4% (Veterinary
Investigation Sevice, 1960).
Trong giai đoạn này sự chăm sóc chu đáo của người chăn nuôi sẽ hạn
chế tối đa những nguyên nhân gây hao hụt lợn con từ sơ sinh đến cai sữa như
bị mẹ đè, chết do lạnh, chết do bệnh tật và những nguyên nhân khác. Góp
phần tăng năng suất sinh sản của nái, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn

nuôi.

Một vài chỉ tiêu sinh sản đối với đàn nái tốt và nái chưa đạt yêu cầu:
Chỉ tiêu Tốt Chưa đạt yêu cầu
Số lợn con cai sữa/ nái/ năm
> 22 < 19
Số lợn con cai sữa/ ổ
> 9,5 < 9
Số lứa đẻ/ nái/ năm
> 2,4 < 2,1
Số lợn con sơ sinh sống/ ổ
> 10,9 < 10
2.5. PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN
NÁI
Để nâng cao năng suất sinh sản của heo nái thì ta phải làm tốt các khâu
chọn lọc, chăm sóc, nuôi dưỡng và cả sách lược nhân giống.
Để thế hệ đồng đều về tính trạng thì trước hết phải chọn lọc cá thể có
tính trạng tốt để làm thế hệ cha mẹ đồng đều phải kết hợp với điều kiện chăm
sóc nuôi dưỡng hợp lý để phát huy các đặt tính tốt nhất của đời con.
Những giống heo có khả năng sinh sản tốt như: Landrace, Yorkshire…
ngoài những heo thuần có khả năng sinh sản cao thì heo lai giữa Landrace x
Yorkshire; Yorkshire x Landrace, cũng cho năng suất rất cao.
Quan sát theo dõi để phát hiện đúng thời điểm lên giống có tầm quan
trọng đặc biệt vì đây là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ thụ thai trong
chương trình phối. Công tác quản lý theo dõi phát hiện động dục và xác định
thời điểm dẫn tinh thích hợp sẻ nâng cao số trứng được thụ tinh, nâng cao số
con được sinh ra/ ổ.
Rút ngắn thời gian cho sữa bằng cách cho heo con tập ăn sớm: Khoản 5
ngày sau sinh và cai sữa sớm 18-25 ngày, thông thường là 21 ngày.
Rút ngắn thời gian chờ phối sau khi cai sữa bằng cách tiêm bắp ADE 1

ngày trước khi cai sữa. Cho nhịn ăn một ngày hoặc cho giảm lượng thức ăn
sau cai sữa. Ngày thứ hai sau cai sữa tiến hành đổi cám 567 thành 566 và tăng
lượng thức ăn, thông thường 2,5 kg/ bữa. Kết hợp chích AD3E để tăng sức
khỏe đẩy nhanh quá trình động dục. Một phương pháp nữa không thể thiếu
được áp dụng là ép heo để gây stress tạo động dục, phương pháp này phải có

sự tham gia của nọc giống. Nọc giống góp tiếng kêu và mùi Feramone hấp
dẫn giới tính khiến con nái lên giống (công ty CP).
Những vấn đề lưu ý khi cai sữa lợn con:
• Không cai sữa lợn khi trong đàn đang có lợn con ốm
• Không chuyển đổi sang loại thức ăn mới vào trước ngày cai sữa
và ngày đầu cai sữa.
• Hạn chế lượng thức ăn cho lợn con trong vòng từ 2-3 ngày kể từ
ngày cai sữa.
• Hạn chế tối đa sự chênh lệch về nhiệt độ trong chuồng nuôi vào
những ngày đầu mới cai sữa so với nhiệt độ lúc lợn con theo mẹ.
• Ô chuồng càng khô ráo càng tốt.
Tuân thủ sát sao các kỹ thuật chăm sóc con con sau đẻ nhằm chống các
tác nhân gây chết: bị nái mẹ đè chết, viêm nhiễm sau đẻ do cắt rốn, bấm nanh,
bấm số tai, thiến hoạn, tiêm chích.
2.6. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN LỢN NÁI SINH SẢN
Bệnh dịch ngày càng diễn biến phức tạp làm thiệt hại không nhỏ cho
ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nái nói riêng. Do đó, người chăn
nuôi cần phải tìm hiểu để có thể phòng tránh và làm giảm bớt thiệt hại về kinh
tế. Sau đây là một số bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản:
2.6.1.Nguyên nhân truyền nhiễm:
2.6.1.1 Bệnh rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS)
Nguyên nhân: do một họ virus mới thuộc họ Togaviridae, có tên là
lelystad
Triệu chứng: Virus tác động đến cơ quan sinh dục của lợn cái gây ra

hiện tượng viêm tử cung và âm đạo, làm giảm tỷ lệ thụ thai, đăc biệt gây sẩy
thai ở lợn cái chửa thời kỳ 2, chết lưu thai ở lợn chửa thời kỳ 3, đẻ non và làm
lợn con chết yểu. Lợn con theo mẹ và lợn con cai sữa bị bệnh là do lợn mẹ
truyền mầm bệnh. Lợn con thường gầy yếu ho nhiều vào ban đêm và sáng
sớm, nhất là khi thời tiết trở lạnh. Ở các đàn lợn con mà lợn mẹ bị bệnh thì tỷ
lệ lây nhiễm có thể tới 30-40% và tỷ lệ chết 5-10%.
Sau thời gian ủ bệnh khoảng 4-7 ngày, lợn con sốt cao 40-41
o
C kém ăn,
uể oải, sau đó các triệu chứng viêm phổi như: khó thở (thở thể bụng), ho tăng

dần và chảy dịch mũi. Đặc biệt, lợn con và lợn choai bị bệnh phần lớn tai bị
xanh từng đám như nốt chàm nên được gọi là “lợn tai xanh”.
Lợn đực giống bị bệnh không thể hiện rõ các triệu chứng lâm sàng
nhưng vẫn mang mầm bệnh và lây truyền cho lợn cái khi phối giống.
Phòng và trị bệnh:
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu do đó phòng bệnh là biện pháp
hữu hiệu nhất.
Tiến hành tiêm vacxin định kỳ: 2 lần/ năm.
Ứng dụng các biện phương pháp chẩn đoán miễn dịch (ELISA, IFAT)
để phát hiện sớm lợn bị bệnh và lợn mang trùng, kịp thời xử lý: hủy bỏ lợn
mang virus để tránh lây lan trong đàn lợn.
Thực hiện khử trùng tiêu độc chuồng trại định kỳ. Kiểm tra nghiêm
ngặt khi xuất nhập lợn, không nhập lợn ở các cơ sở chăn nuôi xuất hiện bệnh
và các vùng dịch cũ.
2.6.1.2. Bệnh rối loạn sinh sản do Parvovirus:
Nguyên nhân: tác nhân gây bệnh là một loại virus thuộc giống
Parvovirus, họ Parvoviridae, được phát hiện và phân lập từ năm 1976. Virus
bị diệt ở 65
o

C trong 1 giờ, dưới ánh sáng mặt trời trong 1-2 giờ; nhưng tồn tại
được trong phân lợn 10-30 ngày.
Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh 3-10 ngày tùy thuộc vào độc lực và sức
đề kháng của lợn. Lợn bị ở hai thể:
- Thể cấp tính: Lợn hậu bị thường bị viêm âm đạo và tử cung
chảy dịch. Lợn nái mang thai ở tháng đầu, thai sẻ bị chết và tế bào thai bị hấp
thu vào cơ thể mẹ và lợn nái động dục trở lại; nhiễm vào tháng chửa thứ 2,
thai cũng bị chết lưu, khô rắn lại và lợn nái mang “thai gỗ”. Nhiễm virus
không làm thai chết cùng một lúc nên có thể gặp thai gỗ với các kích thước
khác nhau trong cùng kỳ chửa của lợn. Nhiễm virus ở giai doạn muộn, các
bào thai như có sức đề kháng với Parvovirus; nhưng lợn sơ sinh thường bị
yếu ớt, khó nuôi, chết dần sau khi đẻ vì vẫn mang virus.
- Thể mãn tính: Thường gặp ở lợn hậu bị với bệnh viêm nội mạc
âm đạo tử cung kéo dài. Lợn đực gióng cũng bị bệnh mãn tính hoặc có virus

trong tinh dịch. Tinh dịch này khi thụ tinh cho lợn nái sẽ làm lây bệnh cho lợn
nái.
Bệnh tích: Biểu hiện viêm nội mạc tử cung âm đạo ở lợn hậu bị, thai
gỗ với các kích cỡ khac nhau ở lợn nái mang thai thường xảy ra.
Phòng trị bệnh
Bệnh này không co thuốc điêu trị đặc hiệu chỉ có thể thực hiện các biện
pháp phòng bệnh:
Theo dõi hiện tượng sẩy thai và thai gỗ ở lợn nái, kết hợp kiểm tra
huyết thanh đàn lợn nái và đực giống để phát hiện lợn bệnh và lợn mang trùng
để loại thải, hạn chế sự lây lan trong đàn lợn.
Tổ chức tiêm phòng vacxin cho đàn lợn nái và đực giống trong các cơ
sở có lưu hành bệnh theo định kỳ: 6 tháng/ lần.
Thực hiện vệ sinh thú y: chuồng trại khô sạch hàng ngày và có phun
thuốc sát trùng định kỳ 1-2 tuần/ lần để diệt mầm bệnh trong chồng trại và
khu vực chăn nuôi.

Khi nhập lợn cần cách ly và kiểm tra huyết thanh để loại trừ lợn bị bệnh và
lợn mang trùng.
2.6.1.3. Bệnh sẩy thai truyền nhiễm
Nguyên nhân: Do vi khuẩn Brucella abortus, là trực khuẩn nhỏ Gram
(-) tác động chủ yếu vào cơ quan sinh dục của lợn cái và đực giống.
Triệu chứng:
Thường lợn thể hiện bệnh mãn tính, tiềm ẩn, rất khó phát hiện. Một số
triệu chứng như: Lợn chửa mệt mỏi, thích nằm, biếng ăn, gầy yếu. Sau đó, lợn
bị sẩy thai, thể hiện: rên rỉ, đau đớn, âm đạo chảy dịch lầy nhầy màu đen như
cà phê. Nếu lợn chửa ơ giai đoạn đầu (1-2) tháng thì chưa thấy rõ bào thai của
lợn lợn nái chửa ở các giai đoạn sau thì thấy rõ bào thai lợn ra cùng với dịch
nhầy. Lợn có thể đẻ đúng ngày nhưng thai đều bị chết, khô lại nên được gọi là
“thai gỗ”.
Điều trị:
Khi lợn sẩy thai cần điều trị ngay:
Dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn kế phát gây viêm nhiễm. Kháng sinh
thường dùng có hiệu quả là Kanamycin + Pennicilin.

2.6.1.4. Bệnh do leptospira (Bệnh lợn nghệ).
Nguyên nhân:
Xoắn khuẩn leptospira thuộc họ leptospiaceae, hiếu khí bắt buộc.
Triệu chứng:
Gây sẩy thai, đẻ chết thai lưu hoặc đẻ lợn con yếu không có sức sống.
Lợn nhiễm bệnh có các triệu chứng: bỏ ăn, sốt, tiêu chảy trong 2-3 ngày và dễ
bị bỏ qua không được theo dõi. Sẩy thai, đẻ non hay đẻ thai chết lưu là các
dấu hiệu của giai đoạn mãn tính.
Bệnh có khả năng lây sang người, đặc biệt là công nhân chăn nuôi tiếp
xúc trực tieps với lợn bệnh.
Phòng trị bệnh:
Sử dụng kháng sinh để điều trị.

Tiêm vacin phòng bệnh đinh kỳ mỗi năm 2 lần.
Vệ sinh tiêu độc chuồng trại
2.6.2. Nguyên nhân không truyền nhiễm:
2.6.2.1. Bệnh đẻ khó
Bệnh xảy ra trong thời gian vỡ nước ối 2-3 giờ rặn đẻ và không ra con.
Nguyên nhân: Lợn nái không được chăm sóc tốt trong suốt quá trình
từ hậu bị đến chửa, đẻ như: ít vận động, cơ bụng và cơ hoành, cơ liên sườn
yếu xương chậu hẹp. Những trường hợp xương chậu hẹp do bẩm sinh, thai
quá to thường gặp.
Cơ thể mẹ yếu do ăn uống, chăm sóc nuôi dưỡng kém lợn chửa hay sốt
cao, mắt một số bệnh truyền nhiễm và đã được điều trị khá nhiều thời gian.
Lợn nái quá già, nội tiết tố mất cân bằng hay nồng độ horrmon kích đẻ
quá thấp trong thời gian đẻ.
Triệu chứng
Nước ối chảy ra có lẫn máu đỏ, sau 2-3 giờ rặn mà thai vẫn không ra,
thai ra nửa chừng không ra hết con con do con to thai ra 1-2 cm sau đó không
ra tiếp do lợn mẹ rặn ít. Có những trường hợp lợn nái đã đẻ được một con rồi
nhưng vẫn khó đẻ con tiếp theo. Khi khám thai trong tử cung ta thấy thai ngay
ở khung xương chậu không qua được.
Phòng bệnh

- Có ngăn cho lợn nái đẻ riêng biệt, yên tĩnh, vệ sinh .
- Đỡ đẻ đúng kỹ thuật, không gây ồn ào trong khi lợn nái đẻ.
- Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bổ sung kịp thời các nguyên tố
vi lượng giúp quá trình tiết hormone phù hợp với từng giai đoạn.
Điều trị
Những trường hợp đã vượt quá thời gian rặn đẻ cho phép cần phải tiêm
oxytocin 20-40-50 UI/1 nái .Trong trường hợp không có kết quả cần thiết phải
can thiệp bằng tay hoặc phẫu thuật để kéo thai ra.
Sau khi can thiệp bằng phẩu thuật phải thụt rửa âm đạo và dùng kháng

sinh chống viêm nhiễm tử cung âm đạo. Ampicillin 10mg/ kg ngày 2 lần hoặc
Gentamycine 4% 1ml/ 6kg P
Các thuốc bổ, trợ sức : vitamin, B-complex, …
2.6.2.2. Bệnh viêm tử cung
Nguyên nhân
Do lợn sót nhau, đẻ khó là trầy xước tử cung
Lợn nái mắc bệnh sản khoa.
Do trong quá trình phối tinh không đảm bảo kỹ thuật dẫn đến làm trầy
xước tử cung, tạo ra các ổ viêm nhiễm trong âm đạo và tử cung.
Do một số bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng và dụng cụ thụ tinh không
vô trùng đã đưa vào các vi khuẩn và gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục của
lợn nái.
Do lợn đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp sẽ truyền
qua lợn nái.
Do ngoại vật
Triệu chứng
Viêm tử cung dạng nhờn: Là thể viêm nhẹ thường xuất hiện ở thú có
thể trạng tốt trong suốt thời gian sinh 2-24 giờ.
Đặc điểm của bệnh : tử cung tiết ra nhiều dịch nhầy lỏng, đục có mùi
tanh, thú không sốt hoặc sốt nhẹ, vẫn cho con bú bình thường, đôi khi hơi lơ
đểnh, thể viêm này đôi khi tự khỏi, tuy nhiên nếu môi trường chăm sóc không
tốt thì từ dạng viêm này có thể chuyển sang dạng viêm có mủ.

Viêm tử cung dạng mủ: Là thể viêm nặng thường xuất hiện trên thú có
thể trạng xấu, cũng có thể do viêm tử cung dạng nhờn kế phát.
Biểu hiện bệnh: Lợn thường sốt 41-42
o
C nhất là buổi chiều, nái tăng hô
hấp, khát nước, tiểu kém nước tiểu vàng, lợn mẹ ít quan tâm đến lợn con,
khoảng 8-10 giờ sau khi có triệu chứng trên lúc này dịch viêm lỏng trắng đục

chảy ra, sau dần chuyển sang dịch nhầy đặc hơn, đôi khi có mùi hôi tanh. Thể
viêm này nếu can thiệp không kịp thời sẽ chuyển sang dạng viêm nặng có thể
gây viêm vú và mất sữa. Nếu vi sinh vật xâm nhập sẽ gây tác động toàn thân,
bệnh kéo dài 3-7 ngày hay hơn.
Tác hại xảy ra:
Trên lợn mẹ: Nái suy yếu giảm sức đề kháng. Giảm tiết sữa ít cho con
bú.
Nái quá yếu có thể chết. Khả năng đậu thai ở lứa sau có khả năng giảm.
Trên lợn con: Nái bị bệnh nên lượng sữa tiết ra nuôi con giảm. Lợn con
đói liếm phải sản dịch của lợn mẹ dẫn đến tiêu chảy. Lợn con cõi cọc tăng
trọng giảm dẫn đến tử vong
Phòng bệnh
Kiểm tra nghiêm ngặt dụng cụ thụ tinh phải đúng qui cách không
nhiễm khuẩn. Không sử dụng lợn đực bị bệnh đường sinh dục để lấy tinh
cũng như cho phối trực tiếp. Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục của lợn nái sau
khi đẻ xong.
Thực hiện vệ sinh chuồng trại và quét dọn sạch sẽ nơi ở của lợn nái.
Điều trị
Tiêm oxytocin 4
cc
/ 1 nái để loại thải chất bẩn trong tử cung.
Tiêm Vime-tobra 1ml/ 10kg P, điều trị 2-3 ngày liên tục.
Sau dó tiến hành thụt rửa tử cung cho chảy hết nước nhờn, mủ bằng
thuốc sát trùng hay kháng sinh đến khi nào nước trong thì thôi.
2.6.2.3. Bệnh viêm vú:
Nguyên nhân chung:
- Khi bú con cắn loét đầu vú
- Chuồng bẩn, con vật kéo lê bầu vú lên sàn chuồng

- Do vi trùng có thể xâm nhập qua lổ đầu vú, ống lâm ba hoặc huyết

quản. Thường các loại vi trùng sau: Streptococus, Staphylococus, trực trùng
sinh mủ, E.coli, các laoi vi trùng khác
- Ngoài ra còn do thể trạng của gia súc nhất là tuổi gia súc. Gia súc ở
tuổi sung sức sinh đẻ dễ bị viêm vú hơn.
Phân loại viêm vú: (Theo A. Pstudensov)
- Viêm vú thanh dịch
- Viêm vú cata
- Viêm vú có sợi fibrin
- Viêm vú có mủ
- Viêm vú xuất huyết
- Viêm vú đặc biệt
- Hoá rắn tuyến vú
- Viêm hoại tử
Triệu chứng
Bầu vú sưng nóng đỏ đau, lượng sữa giảm. Toàn thân con vật ủ rủ, hay
nằm, đứng dậy khó khăn, run cơ theo từng chu kỳ, đứng không vững, què chi
sau có vú viêm. Nhiệt độ tăng 40 – 42
0
C. Mạch đập loạn nhịp 85- 90 lần/phút.
Con vật không cho con bú. Tuỳ theo từng loại viêm vú mà có những triệu
chứng điển hình khác nhau.
Điều trị
Dùng Penicilin hoà với nước cất đưa vào bầu vú bằng kim thông vú 80-
100ml. Mỗi lần cách nhau 6h. Ngày thứ 2 tiêm vào tĩnh mạch dung dịch
sunfathiazon Natri 10% 40-50ml/ 100kg thể trọng.
2.7. ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG ĐÀN LỢN CỦA TRẠI
SÔNG PHAN I
2.6.1. Chuồng trại:
Đây là mô hình chăn nuôi lợn kiểu công nghiệp nên trại được tách
riêng biệt để tiện việc chăm sóc và khống chế dịch bệnh. Hệ thống chuồng

chia làm 9 khu chuồng: 2 khu trại bầu, 6 khu trại đẻ, 1 khu trai cách ly.

Chuồng trại kín hoàn toàn do đó sự ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu tới vật
nuôi là không đáng kể.
a) Khu trại bầu:
Là khu lớn nhất có kích thước: dài 50m, rộng 30m, cao 4,5m. Chuồng
được xây dựng cách mặt đất 1m. Tường ngang 20 cm, tường dọc 15 cm, bên
dưới nền chuồng có hệ thống ống thoát được trãi bằng bê tông gọi là mương
xã giúp dẫn nước và phân ra ngoài khi tắm cho nái. Có 4 mương xã được nối
với nhau bởi hệ thống ống và nối trực tiếp với máy bơm nước.
Mái được lợp tôn cách nhiệt có hệ thống la phông tản nhiệt và cách
nhiệt. La phông cao cách nền chuồng 2m. Cửa sổ mỗi bên 8 chiếc, kích thước
1,96 x 1 (m).
Trại chia làm 8 dãy. Mỗi dãy có 67 chuồng. Kích thước của chuồng nái
là 2,1 x 0,65 x 1,1; chiều cao của cữa chuồng chỉ 0,8 m. Dãy 1 có 5 chuồng để
ép lợn, nhốt nọc kích thích khi ép hoặc nhốt nái tạm thời; năm chuồng này có
kích thước 2,1 x 2,1 x 1,5 (m). Trong dãy 1 còn có 4 chuồng ngăn để phối
giống kích thước 1,8 x 0,45-0,6 (m). Vì vậy dãy 1 còn lại 50 chuồng chuyên
dùng để nhốt nái chờ phối, phối và một nửa số nọc của trại.
Hành lang đi lại tuần hoàn, có hệ thống cửa ngăn và thanh chắn. Chia
làm hai loại: Hành lan dọc trên dùng để cào phân, vệ sinh lợn, đi lại kiểm tra
lợn, chích thuốc lợn có kích thước 1m; Hành lan dọc dưới chủ yếu đi lại châm
cám cho lợn ăn và xịt gầm chuồng có kích thước 0,6m, trừ hành lan dưới ở
trung tâm có kích thước 1,2m. Hành lang ngang cũng có kích thước 1m.
Hệ thống điều hòa gồm 7 quạt thông gió kích thước 1,38 x 1,38 (m) và
4 giàn lạnh kích thước: Dài 6m, cao 1,5m. Hệ thống này có thể làm việc tự
động (automatically).
Hệ thống nước được bố trí đến từng chuồng, cho lợn uống bằng núm
uống ở đầu các chuồng. Có hai đầu mối nước vệ sinh đặt tại 2 đầu chuồng
được cung cấp trực tiếp từ giếng khoan lên không thông qua bồn chứa. Bồn

chứa nằm ở độ cao 4,2 m so với mặt đất gồm 2 bể, mỗi bể có thể tích 4m
3
.
Dưới đất có 2 bể dự trữ nước dung tích mỗi bể là 8m
3
.
Hệ thống chiếu sáng gồm 32 bóng típ huỳnh quang 1,2 m chia đều cho
4 hành lang trên.

b) Khu trại đẻ:
Hai trại đẻ hợp thành một khu trai. Khu trại đẻ (1+2), (3+4), (5+6) và
trại cách li được thiết kế giống nhau, Có kích thước 22 x 16 x 4,2 (m). Được
lợp Tole lạnh và đóng la phông chống nóng. La phông cũng cách sàn 2m.
Tường bê tông: Tường ngang 20cm, tường dọc 10cm.
Mỗi trại đẻ có 2 dãy chuồng, mỗi dãy chuồng có 28 chuồng được thiết
kế theo hệ thống chuồng lồng có rào bảo vệ giúp tránh nái đè làm chết hoặc
tổn thương đối với lợn con.
Chuồng có kích thước: 2,2 x 1,8 x 0,52 (m). Gồm các bộ phận:
+ Chuồng mẹ rộng 0,56 m.
+ Lồng úp: 90 x 50 x 52 (cm). Được bao quanh bằng bạt bao tải, ở
giữa có mắc một đèn úm công suất 100W.
+ Hai ngăn lợn con ngăn thứ nhất rộng 40 cm, ngăn thứ 2 rộng 82 cm.
Nước uống cho lợn con lẫn lợn mẹ được cung cấp bằng ống dẫn tự
động được đặt ở đầu mỗi ô chuồng.
Gầm có độ dốc 45
0
có một mương xã. Các mương xã của các trại được
nối ống xã và được thông với nhau qua hệ thống ống. Hệ thống này cũng lấy
nước xã trực tiếp qua máy bơm cao áp.
Hệ thống điều hòa mỗi trại gồm một giàn lạnh có kích thước: Dài 6m,

cao 1,5m và hai quạt có kích thước: 1,06 x 1,06 (m).
Hệ thống chiếu sáng gồm 4 đèn huỳnh quang kích thước 1,2m được
phân bố đều trong trại.
2.6.2. Thức ăn
2.6.2.1. Chương trình thức ăn cho nái mang thai.
a)Nái hậu bị: đơn vị (kg).
NGÀY MẬP(kg) VỪA(kg) Ốm(kg)
1-84 ngày 1.8 0.8 1 2 1 1 2 1 1
> 84 ngày 2.2 1 1.2 2 1 1 3 1 2

×