Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH NÔNG THÔN VIỆT NAM: TIẾP CẬN GÓC ĐỘ HỘ GIA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.44 KB, 12 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN MÔN
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN II

Đề tài: PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH NÔNG THÔN
VIỆT NAM: TIẾP CẬN GÓC ĐỘ HỘ GIA ĐÌNH

Giảng viên hướng: PGS. TS. Đinh Phi Hổ
Lớp: KTPT đêm K21
Học viên thực hiện: Hoàng Thị Thu Hà

TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2013


2

MỤC LỤC
Trang
1.Đặt vấn đề……………………………………………………………………………….3
2. Cơ sở lý luận…………………………………………..………………………………. 4
3. Thực trạng và các nghiên cứu liên quan ……………………………………………….5
3.1.

Nghiên cứu của Pham Bao Duong và Yoichi Izumida năm 2002 …………..7

3.2


Nghiên cứu của Phan Dinh Khoi, Christopher Gan Gilbert V. Nartea, David

A. Cohen, 2013……………………………………………………………………………………9.
4. Kết luận và hàm ý chính sách ………………………………………………………..10
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………...12

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH NÔNG THÔN VIỆT NAM:


3

TIẾP CẬN GÓC ĐỘ HỘ GIA ĐÌNH
1.

Đặt vấn đề

Tín dụng nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông thôn. Mô hình hộ gia
đình cho thấy tín dụng hộ gia đình không chỉ cần thiết vì sự hạn chế của việc tự tài trợ
cho chính mình mà còn bởi sự không chắc chắn trong sản lượng và độ trễ giữa nhập
lượng và sản lượng. Hộ gia đình nông thôn có đặc trưng là sống ở khu vực có sự thất bại
thị trường. Một trường hợp cực đoan hơn là không có thị trường tồn tại ở khu vực này.
Người ta tin rằng chính sự thất bại thị trường này làm cho việc tiếp cận tín dụng bị giới
hạn. Tính mùa của chi phí và doanh thu của hộ gia đình hàm ý hộ không thể thỏa mãn
tính thanh khoản trong năm, ngay cả khi tổng chi phí nhỏ hơn hoặc bằng tổng doanh thu.
Ngoài ra, các điều kiện tín dụng được thực hiện khác nhau giữa các đặc tính của người đi
vay và người cho vay và mối quan hệ giữa họ. Nói cách khác, sự kết hợp giữa người đi
vay-người cho vay xác định các điều khoản của hợp đồng tín dụng.
Tiếp cận tín dụng ở nông thôn là một đặc trưng cụ thể trong tiến trình phát triển nông
thôn Việt Nam. Sản xuất nông nghiệp chiếm một vai trò quan trọng khoảng 80% dân số
sống ở nông thôn với nguồn thu nhập chủ yếu đến từ nông nghiệp. Nền kinh tế bao gồm

khu vực nông nghiệp đã đạt được thành tựu nổi bật từ việc cải cách kinh tế 1986. Vì thế,
nhiều cơ hội mở ra với việc gia tăng sản xuất, hộ nông dân trở thành những đơn vị kinh tế
độc lập và lúc này lại xuất hiện nhu cầu to lớn về vốn. Tuy nhiên, nền kinh tế lại đối diện
với việc thiếu hụt vốn nghiêm trọng do hậu quả từ chiến tranh. Xuất phát điểm của nền
kinh tế là quá thấp và tiết kiệm trong nước là quá nhỏ. Khi đó, thiếu vốn đã trở thành vấn
đề nghiêm trọng và gây cản trở phát triển.
Có rất nhiều nghiên cứu về tác động của tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp trên thế
giới nhưng ở Việt Nam lại rất rải rác. Điều này tạo ra động lực cần phải có một cái nhìn
tổng quan về những nghiên cứu liên quan đã thực hiện để chỉ ra được tầm quan trọng của
phát triển tài chính ở nông thôn Việt Nam. Hay nói cách khác, mục tiêu của bài này là
xem xét về góc độ kinh tế: các hộ gia đình thuộc các nhóm khác nhau sẽ lựa chọn việc


4

vay mượn như thế nào, hành vi hạn chế tín dụng của người cho vay chính thức và tác
động của tín dụng vào sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam dựa trên kết quả nghiên cưu thực
nghiệm tại Việt Nam. Cụ thể hơn, bài viết tập trung vào khía cạnh xem xét xem các hộ
gia đình khi có nhu cầu về vốn thì họ sẽ chọn khu vực nào (chính thức hay phi chính
thức). Ngoài ra, do có nhu cầu lớn về vốn và quan trọng hơn, do thông tin bất cân xứng
nên có hiện tượng hạn chế tín dụng của những người cho vay chính thức. Những nhân tố
tác động đến việc hạn chế tín dụng được xác định và cuối cùng bài viết muốn nhìn nhận
vai trò của tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp.
2.

Cơ sở lý luận

Tranh luận về sự kết hợp giữa người đi vay-người cho vay xác định các điều khoản của
hợp đồng tín dụng đã tạo ra một hàm cung và hàm cầu tín dụng, với hai hàm được xác
định đồng thời. Đối với người đi vay, có rủi ro vay và chi phí quản lý, lãi suất sẽ biến

động với số tiền cho vay và đặc tính kinh tế của người đi vay mà đặc tính này có tác động
đến xác suất hoàn trả. Theo đó, nếu lãi suất là một biến quan sát được thì nó chỉ tác động
đến biến động về phía cung. Biến động về phía cầu chỉ bị tác động bởi quyết định của hộ
gia đình nên đi vay từ khu vực nào, chính thức hay phi chính thức. Nói chính xác hơn,
quyết định này nói lên sự lựa chọn hợp đồng tín dụng phụ thuộc vào những vấn đề khác
như sự trù phú về kinh tế hay những cơ hội có sẵn khác (Pham Bao Duong và Yoichi
Izumida, 2002).
Các giao dịch cho vay trong một thời gian ngắn tại một làng nào đó có lãi suất biến động
từ không cho đến các khoản vay thương mại giữa bạn bè, ngoài ra còn có các loại tín
dụng khác từ các tổ chức chính thức hay phi chính thức. Quy mô của hộ là nhân tố quan
trọng nhất trong việc quyết định đi vay từ các tổ chức phi chính thức (Pham Bao Duong
và Yoichi Izumida, 2002).
Đứng trước nhu cầu đi vay, cần có hiểu biết về việc những người cho vay sẽ phản ứng
như thế nào. Các hộ gia đình ở nông thôn được chứng minh là không đồng nhất về sự trù
phú của thiên nhiên, về sản xuất và tiêu thụ. Người cho vay được giả định là có thể thu


5

thập về mức độ tín nhiệm của người đi vay và từ đó có những điều khoản quy định theo
hợp đồng tín dụng phù hợp với từng đối tượng. Do đó, thông tin là rất tốn kém với họ,
nhưng đồng thời họ sẽ đối diện với vấn đề thông tin bất cân xứng. Từ đó xuất hiện nhu
cầu hạn chế tín dụng của người cho vay (Stiglitz & Weiss, 1981).
Do đó, với việc tiếp cận tín dụng bị giới hạn gây cản trở đối với cân bằng ngân sách ngay
cả nơi mà chi phí nhỏ hơn doanh thu hay nói cách khác là nơi mà việc tích lũy tiết kiệm
có thể xảy ra và tín dụng là có sẵn. Đến lượt nó tác động đến sản xuất và tiêu dùng:
không còn ở mức tối ưu nữa. Người đi vay không thể vay đủ số tiền mà họ cần vay với
lãi suất thông thường và thậm chí ngay cả khi chấp nhận lãi suất cao hơn, người đi vay
cũng không thể vay được. Khi đó, tính thanh khoản là trở ngại chính của hoạt động của
hộ, lúc này họ buộc phải lựa chọn đầu tư thế nào, mua các nhập lượng ra sao với số tiền

tín dụng bị hạn chế.
3.

Thực trạng và các nghiên cứu liên quan

Thị trường tín dụng nông thôn của Việt Nam có cấu trúc lưỡng tính trong đó khu vực
chính thức và phi chính thức cùng tồn tại (Pham Bao Duong và Yoichi Izumida, 2002).
Khu vực chính thức do ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (VBA) chi phối
và ngày càng gia tăng thị phần. Cuối năm 1998, thị phần của ngân hàng này chiếm 84%
vốn cho vay chính thức. Hiện nay, nguồn cung chính thức có sự đa dạng hơn nhưng thị
phần của ngân hàng này vẫn chiếm đa số (70% cuối năm 2012, Thời Báo Ngân Hàng).
Mục đích của khoản vốn này là dành cho sản xuất. Hầu hết các khoản cho vay là sản xuất
này ngắn hạn. Khung lãi suất do ngân hàng nhà nước chỉ định nhưng chính sách lãi suất
cho vay lại có tác động đến hoạt động của ngân hàng. Lãi suất là công cụ gián tiếp để các
ngân hàng giám sát các khoản cho vay từ đó lựa chọn được người cho vay có rủi ro an
toàn (Pham Bao Duong và Yoichi Izumida, 2002).
Để hỗ trợ phát triển, trong những năm 1999, VBA cho phép các hộ gia đình được vay
mượn không thế chấp lên đến 10 triệu đồng. Khi có yêu cầu về thế chấp, hộ gia đình có
thể dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (LUC) với giá trị theo khung quy định. Giá


6

trị của các LUC thường thấp hơn các giao dịch thị trường. Như vậy, có một sự đe dọa đối
với hộ nông dân khi họ phá sản nếu họ dùng LUC làm vật thế chấp.
Đứng trước tình huống đó, ngân hàng áp dụng nhiều công cụ khác nhau để đảm bảo
khoản cho vay, chẳng hạn: mạng lưới ngân hàng xuống tận cấp làng hay các khoản cho
vay phải được sự hỗ trợ của các tổ chức chính trị hay hành chính nông thôn cũng như các
tổ chức có uy tín ở làng. Khi đó việc cho vay thường gắn với kỹ thuật cho vay nhóm:
nhóm cùng chịu trách nhiệm về nghĩa vụ (joint-liability group JLGs) và nhóm cùng vay

(joint borrowing groups JBGs) trong đó việc cho vay đi trực tiếp từ các nhóm như hội
phụ nữ hay hội nông dân. Trong đó, loại cho vay JBGs không đòi hỏi các thành viên phải
chịu trách nhiệm về các khoản nợ của nhau. Nhưng với JLGs, ngân hàng còn có công cụ
tự giám sát giữa các thành viên. Hội phụ nữ, hội nông dân hay các hội khác được đặt
ngay trong làng, và khi thành lập, các hội này phải được sự chấp thuận của chính quyền
địa phương nên họ có được uy tín trong làng. Việc cho vay thông qua các tổ chức này sẽ
làm giảm bớt việc giám sát tín dụng của ngân hàng đối với từng cá nhân vay.
Mặc dù VAB có chi nhánh xuống tận cấp huyện nhưng nó bị giới hạn cấp xã nên những
hộ nghèo thuộc vùng sâu vùng xa sẽ khó khăn trong việc tiếp cận. Ngoài ra, những định
kiến áp đặt trong việc đánh giá rủi ro cũng như thủ tục rườm rà cũng góp phần hạn chế sự
kém phát triển của VAB. Để vượt qua những khó khăn này, ngân hàng vì người nghèo và
quỹ tín dụng nhân dân đã được thành lập để hỗ trợ người nghèo. Mục đích của quỹ tín
dụng nhân dân là khôi phục lại lòng tin của hệ thống thị trường tín dụng tại khu vực nông
thôn. Bên cạnh đó là thu hút các khoản tiền tiết kiệm từ chính các thành viên của nó.
Nhưng vì bản thân các quỹ tín dụng nhân dân lại được thành lập chủ yếu các khu vực có
đời sống kinh tế và cơ sở hạ tầng tương đối khá nên điều này cũng phần nào hạn chế sự
tiếp cận tín dụng của hộ nghèo thuộc vùng sâu, vùng xa đối với các chương trình tín dụng
nhỏ, lẻ.
Ngân hàng vì người nghèo được thành lập vào năm 1996 với mục đích cung cấp tín dụng
nhỏ lẻ cho các hộ nghèo với lãi suất thấp, chủ yếu là các hộ không có tài sản đảm bảo để


7

thế chấp. Năm 2003, nó được đổi tên thành ngân hàng chính sách xã hội (VBSP). Hoạt
động của nó là tập trung vào người nghèo và liên kết với các tổ chức địa phương trong
việc cho vay. Ví dụ, Hội Đồng Nhân Dân xã kết hợp với VBSP xác định hộ nào là hộ
nghèo và các nhóm thiệt thòi trong xã hội. Những tổ chức khác trong làng như hội phụ
nữ, hội nông dân sẽ cùng VBSP giám sát các khoản cho vay. Những khoản vay này
không cần thế chấp nhưng chính tại các tổ chức này lại có Quỹ Đảm Bảo: nếu người đi

vay phá sản, VBSP sẽ lấy một phần từ các quỹ này.
Ở khu vực phi chính thức, người cung cấp tín dụng chủ yếu là họ hàng, bạn bè và hàng
xóm, các tư nhân như thương lái và những nhà buôn các nhập lượng đầu vào chiếm 51%
tổng lượng tín dụng phi chính thức của các hộ nông thôn (Phan Dinh Khoi et al, 2013).
Đặc điểm chính của họ: cung cấp tín dụng ngắn hạn trong trường hợp khẩn cấp mà khu
vực chính thức không thể đáp ứng được; lãi suất thường cao hơn khu vực chính thức và
khoảng cách đó là khá rộng so với lại suất thị trường.
3.1 Nghiên cứu của Pham Bao Duong và Yoichi Izumida năm 2002
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát dữ liệu chéo được thu thập ở ba tỉnh Việt Nam: Ninh
Bình, Quảng Ngãi và An Giang với 300 hộ được chọn mẫu ngẫu nhiên vào năm 1996.
Trong đó có 157 (chiếm 60% mẫu) hộ có vay vốn: 91% vay vốn từ các nguồn chính thức
để phục vụ sản xuất và có 74.3% vay vốn vay từ nguồn phi chính thức cũng nhằm mục
đích sản xuất. Trong số 30 hộ có vay mượn từ các nguồn phi chính thức thì có 13 hộ có
tham gia vay cả nguồn chính thức phục vụ sản xuất nhưng bị hạn chế một phần. Vì vậy,
để bù đắp phần thiếu hụt, hộ phải vay thêm từ nguồn phi chính thức.
Trong số 157 hộ có tham gia vay mượn thì có 85 hộ được vay toàn bộ số tiền họ yêu cầu.
Số còn lại của mẫu (143 hộ) không làm đơn xin vay mượn hoặc không có yêu cầu vay
mượn thì có 28 hộ có nhu cầu vay tiền nhưng thiếu tài sản thế chấp hoặc sợ bị từ chối.
Những hộ này cùng số hộ được vay ít hơn số tiền họ yêu cầu lên đến 100 hộ.


8

Bằng cách sử dụng mô hình hồi quy Tobit để ước lượng hàm vay mượn, nghiên cứu xác
định các nhân tố tác động đến việc vay mượn của hộ gia đình cho thấy: mục đích vay
mượn từ các nguồn phi chính thức là để tiêu dùng. Lý giải cho vấn đề này tác giả cho
rằng thậm chí các hộ có nhiều người phụ thuộc còn không thể tự đáp ứng nhu cầu ăn
uống, và với nhu cầu đó, họ lại càng không thể đi vay mượn từ nguồn chính thức.Kết quả
cũng cho thấy một số hộ đi vay từ nguồn phi chính thức với lãi suất cao hơn để tài trợ cho
sản xuất. Vì các khoản đi vay từ nguồn chính thức bị hạn chế nên họ cho rằng sẽ rất kh ó

khăn để tiếp cận nguồn vốn đó. Nhưng bản thân họ lại rất cần vốn để tài trợ cho sản xuất
nên nguồn vốn phi chính thức là sự lựa chọn hợp lý.
Nghiên cứu cũng cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn chính thức là tổng diện
tích đất nông nghiệp và tổng giá trị động vật nuôi.
Về các nhân tố tác động đến việc hạn chế tín dụng của các tổ chức cho vay chính thức:
trong số 157 hộ có đi vay thì có 91 hộ vay từ VBA, kết quả ước lượng từ mô hình Probit
cho thấy danh tiếng của hộ có tương quan âm, số lượng tín dụng hộ yêu cầu có tương
quan dương nhưng số lượng tín dụng bình phương lại có tương quan âm với việc hạn chế
tín dụng của hộ gia đình.
Trong việc đánh giá tác động của tín dụng vào sản lượng của hộ gia đình, nghiên cứu cho
thấy, tổng diện tích đất nông nghiệp, số người phụ thuộc và số lượng tín dụng được vay
mượn là những nhân tố quyết định đến sản lượng của hộ. Điều đó cho thấy vai trò đặc
biệt to lớn của tín dụng đến hộ gia đình.
Như vậy, thị trường tín dụng Việt Nam còn khá manh mún, khu vực chính thức cho vay
chủ yếu phục vụ mục đích sản xuất trong khi khu vực phi chính thức có mục đích đa
dạng hơn. Bản thân các hộ gia đình cũng có những quyết định nguồn tài trợ khi họ có nhu
cầu. Đứng trước nhu cầu to lớn của các hộ, các tổ chức tín dụng thực hiện việc hạn chế
nguồn vốn cho vay. Khoảng 36% các hộ gia đình đi vay nhưng nhận được số tiền thấp
hơn số họ mong đợi. Kết quả khẳng định hành vi của người cho vay, càng cho thấy người
nghèo gặp phải khó khăn to lớn khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng nhất là từ VBA. Kết quả


9

cho thấy danh tiếng có tương quan âm với việc hạn chế, nghĩa là danh tiếng càng cao thì
càng có khả năng được vay đủ số tiền yêu cầu. Khám phá này cho thấy ngân hàng có
hành vi hợp lý khi hạn chế tín dụng. Nhưng nếu dựa trên nguyên tắc đó thì đâu là tín
dụng cho người nghèo? Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy họ phải vay mượn từ nguồn
phi chính thức.
3.2 Nghiên cứu của Phan Dinh Khoi, Christopher Gan Gilbert V. Nartea, David A.

Cohen, 2013
Nghiên cứu lựa chọn 13 xã thuộc khu vực sông Mê Kong với 928 hộ trong đó có 619 hộ
có vay mượn từ các chương trình tín dụng nhỏ lẻ và số còn lại chưa từng vay mượn từ
các chương trình cho vay chính thức.
Kết quả cho thấy nhu cầu cho vay phi chính thức có tương quan dương với các yếu tố
sau: tình trạng sở hữu đất, mục đích vay, lãi suất, thời hạn vay và các con đường chính
dẫn vào làng. Các hộ nông dân cư ngụ trên các trục đường chính dẫn vào làng và có đất
thì có thể vay mượn từ các thương lái hay những người cho vay tư. Trong khi những hộ
khác có nhu cầu cao hơn nhất là cho tiêu dùng thì có thể vay mượn từ bạn bè, họ hàng và
những người cho vay khác. Thời hạn cho vay càng linh hoạt thì lãi suất càng cao. Vì thế,
tín dụng phi chính thức đóng vai trò quan trọng trong tín dụng thương mại và tiêu dùng ở
nông thôn.
Các yếu tố làm gia tăng việc tiếp cận tín dụng chính thức gồm: quan chức chính quyền
địa phương, thành viên của nhóm tín dụng và giấy chứng nhận hộ nghèo. Đối với các
quan chức, việc tiếp cận chủ yếu dựa vào các quan hệ làm viêc. Điều này rõ ràng làm cho
việc lựa chọn bị thiên lệch mặc dù sự có mặt của họ cũng góp phần quan trọng trong việc
cấp chứng nhận nghèo – làm gia tăng hiệu quả của chương trình tín dụng nhỏ lẻ. Việc cho
vay thông qua nhóm tín dụng có những kết quả tích cực, nó góp phần làm giảm tác động
của thông tin bất cân xứng. Các hộ nông thôn cư ngụ trên các trục đường chính có nhiều
khả năng tiếp cận vốn hơn. Ngoài ra, những người có đất có tương quan dương với nhu


10

cầu cho vay: họ cần thêm vốn để đầu tư vào sản xuất nên các chương trình tín dụng nhỏ
lẻ cũng cần tâp trung vào mục đích sản xuất.
Số lượng đi vay còn có tương quan dương với các yếu tố khác như: tuổi, nghề của chủ
hộ, việc sở hữu đất nông nghiệp, chi phí sức khỏe,...trong đó, những người cung cấp tín
dụng nhỏ lẻ có sự hạn chế việc cung cấp tín dụng dựa trên mức độ thu nhập.
4.


Kết luận và hàm ý chính sách

Khu vực chính thức không nên giới hạn các khoản vay chỉ cho mục đích sản xuất mà còn
cho tiêu dùng. Ngoài ra, việc hạn chế tín dụng là vấn đề nghiêm trọng đối với các hộ gia
đình nông thôn. Người cho vay cần có các công cụ tốt hơn để giám sát người đi vay nhờ
đó mà nhu cầu tín dụng của các hộ được giải quyết. Ngoài ra, nếu việc hạn chế tín dụng
là do thiếu hụt vốn, người cho vay nên có các chính sách tốt hơn để thu hút nguồn vốn
nhằm đáp ứng đủ cầu vốn của các hộ.
Việc hạn chế tín dụng còn có một hàm ý quan trọng khác: do giới hạn tín dụng nên các
hộ gia đình không thể tối ưu hóa sản xuất từ đó làm cho sản xuất của hộ không hiệu quả.
Do đó, nhiệm vụ của chính phủ Việt Nam là phải phát triển hệ thống tài chính nông thôn
để đảm bảo mọi hộ có thể tiếp cận tín dụng từ đó tối đa hóa sản lượng.
Các hộ gia đình đông người phụ thuộc ngoài việc cần vốn cho sản xuất họ còn có nhu cầu
vốn cho tiêu dùng. Vì vậy, việc mở rộng cung tín dụng nên đa dạng hóa từng phần, trong
đó có chú trọng đến tiêu dùng. Mặc dù cách làm này có thể khiến cho tác động sản lượng
nhỏ hơn ít nhất là trong ngắn hạn.
Hàm cung sản lượng cho thấy vai trò to lớn của tín dụng. Điều này hàm ý một vai trò to
lớn của chính phủ: tích cực ủng hộ hệ thống tài chính nông thôn và các chinh sách cho
vay để đáp ứng nhu cầu tín dụng, việc làm này sẽ dần dần dẫn đến sự phát triển kinh tế
khu vực nông thôn. Nghiên cứu cũng cho thấy vai trò của giáo dục đối với sản lượng,
điều này lại nhấn mạnh vai trò của giáo dục nhất là giáo dục kiến thức nông nghiệp. Hàm


11

ý chính sách cho một hệ thống khuyến nông cần được mở rộng và phát triển để nông dân
được tiếp cận công nghệ mới.
Như vậy, trong quá trình lựa chọn, những hộ nghèo nhất là những hộ có khả năng bị hạn
chế cao nhất mặc dù bản thân chương trình tín dụng nhỏ lẻ được thiết kế riêng cho họ.

Khi đó rõ ràng lại có một sợi dây liên kết với khu vực phi chính thức, vai trò của khu vực
này lại càng đặc biệt quan trọng với những hộ có thu nhập thấp. Kết quả này có nhiều
hàm ý về chính sách: hộ thu nhập thấp có sản lượng thấp hơn do không đủ đất và vốn. Vì
thế, các chương trình cho vay nhỏ lẻ nên mở rộng mục đích đến các chương trình đào tạo
nghề để nâng cao tay nghề cho các thành viên trong hộ, nhờ đó hỗ trợ họ có thêm thu
nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp hay tham gia vào các thị trường lao động khác.
Thứ hai, tham gia vào các tổ chức tín dụng cũng giúp họ gia tăng khả năng tiếp cận tín
dụng, cải thiện trình độ giáo dục và kỹ năng lao động. Điều này là cần thiết bởi giáo dục
sẽ giúp họ nâng cao được mức độ tín nhiệm và cải thiện kỹ năng lao động sẽ giúp họ
nâng cao thu nhập trong tương lai. Ngoài ra, hệ thống cơ sở hạ tầng cũng góp phần nâng
cao khả năng tiếp cận tín dụng. Vì thế, chính phủ nên đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng,
cung cấp các chương trình mang tính khuyến khích việc đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sâu
vùng xa. Với thực tế hai hệ thống tín dụng cùng tồn tại cho thấy để nâng cao hiệu quả của
hệ thống này nhất thiết nó phải khắc phục những nhược điểm của hệ thống kia và đồng
thời phát huy mạnh ưu điểm vốn có của nó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phan Dinh Khoi, Christopher Gan Gilbert V. Nartea, David A. Cohen (2013). Formal and
Informal rural Credit in Mekong River Delta of Vietnam: Interaction and Accessibility.
Journal of Asian Economics.


12

Pham Bao Duong và Yoichi Izumida, 2002. Rural Development Finance in Vietnam: A
microeconometric Analysis of Household Survey. World Development,30 (2), 319-335.
Stiglitz, J.E và Weiss, A. (1981). Credit rationing in markets with imperfect information.
The American Review, 71(3), 393-409
/>



×