Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

thái độ học tập môn lịch sử của học sinh lớp 12 các trường THPT ở huyện quảng xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 84 trang )


1

Phần 1: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong các môn học ở trường phổ thông, môn lịch sử có chức năng rất
quan trọng giáo dục nhân cách, ñạo ñức, nhân sinh quan, thế giới quan, góp
phần hình thành những phẩm chất của con người Việt Nam. Nếu học sinh
từng bước ñược trang bị kiến thức về cội nguồn dân tộc, truyền thống ñánh
giặc giữ nước, truyền thống lao ñộng cần cù sáng tạo và những giá trị văn
hóa, tinh thần mà ông cha mình, cũng như các nhà khai sáng ñã gây dựng, giữ
gìn bao ñời thì chắc chắn từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, một thế giới
quan ñầy tính nhân văn sẽ ñược hình thành trong nhận thức của học sinh qua
môn học Lịch sử này.
Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử ñấu tranh dựng nước và giữ nước.
Lịch sử Việt Nam còn là lịch sử của một nền văn hóa mang ñậm bản sắc văn
hóa dân tộc, là lịch sử của tình ñoàn kết, lao ñộng cần cù, kiên nhẫn, sáng tạo
luôn "chung lưng ñấu cật", ñoàn kết yêu thương, mang ñậm tư tưởng nhân
văn tiến bộ trong một cộng ñồng lớn Nhà - Làng - Nước - Dân tộc. Đó
chính là sức mạnh tiềm ẩn, là nét ñộc ñáo riêng, là "hồn thiêng sông núi" của
dân tộc Việt Nam. Chính lịch sử ñã hun ñúc nên chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam làm cho nó trở thành bền vững, sống ñộng.
Quá khứ, hiện tại và tương lai là một dòng chảy liên tục, cái mới sẽ ra
ñời trên nền tảng của cái cũ. Và trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay,
nếu không biết giữ bản sắc văn hóa dân tộc thì rất có thể bị hòa tan, bị nhấn
chìm. Một dân tộc không biết dựa vào lịch sử và xem nhẹ sử, thì không thể
ñịnh hướng và càng không thể tìm ñâu là ñiểm tựa cho mình. Cũng theo tư
tưởng ñó Đại tướng Võ Nguyên Giáp ñã nhấn mạnh: "Môn lịch sử giữ vai trò
quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền
thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ
gìn bản sắc dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, môn lịch sử, nhất là



2

quốc sử, càng cần coi trọng ñể chuẩn bị cho thế hệ trẻ làm tròn trách nhiệm và
nghĩa vụ người công dân”.
Mặc dù ý nghĩa và tầm quan trọng của môn lịch sử rất to lớn nhưng
trong các môn thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ, có lẽ môn lịch sử
gây nên sự quan tâm chú ý nhất của dư luận và lập ñược nhiều “kỷ lục” trong
thi cử của nước ta: là môn thi có ñiểm bình quân thấp nhất trong các môn thi
tốt nghiệp THPT nhiều năm gần ñây, là môn thi có ñiểm bình quân thấp nhất
của khối C nói riêng và tất cả các môn thi tuyển sinh ĐH nói chung, là môn
thi mà số học sinh ñạt ñiểm dưới trung bình nhiều nhất, bị ñiểm 0 và 0,5 với tỉ
lệ cao nhất.
Tuy nhiên, thống kê ñiểm thi môn sử trong kỳ thi tuyển sinh ĐH thật sự
làm các nhà giáo dục lo lắng lẫn thất vọng. Môn lịch sử là môn tiếp tục giữ vị
trí ñứng ñầu trong kết quả thấp so với các môn thi khác. Điểm bình quân môn
sử trong kỳ thi ĐH 2006 là 1,90, năm 2007 là 2,09, năm 2008 có khá hơn
nhưng cũng chỉ 2,39. Trong số 107.000 bài thi khối C trong kỳ thi tuyển sinh
ĐH-CĐ 2007 ñược thống kê, chỉ có 9,23% bài thi có ñiểm trên 5, trong khi có
ñến 21,3% bài thi bị 0 ñiểm hoặc 0,5 ñiểm (Vietbao.net).
Nếu như trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, môn lịch sử là môn bắt buộc
cho gần 1 triệu học sinh, thì trong kỳ thi tuyển sinh ĐH - CĐ môn lịch sử chỉ
là một môn thi trong khối C cho hơn 100.000 thí sinh (trên nguyên tắc, việc
chọn khối thi khi dự thi tuyển sinh ĐH - CĐ là hoàn toàn tự do, phụ thuộc
nguyện vọng của thí sinh). Ngay tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn
(Đại học Quốc gia TP.HCM), các ngành tuyển sinh khối C thường có ñiểm
chuẩn trúng tuyển rất thấp, mà một trong các nguyên nhân là do ñiểm thi môn
lịch sử kéo xuống.
Những năm gần ñây, chất lượng dạy và học môn lịch sử thấp, thậm chí
ñáng báo ñộng qua kết quả học tập cũng như các kỳ thi của học sinh. Trong

khi ñó, học lịch sử là ñể yêu quê hương, ñất nước, quý trọng những truyền

3

thống giá trị của nhân loại và dân tộc, lịch sử không chỉ là môn học truyền thụ
kiến thức mà quan trọng hơn là góp phần xây dựng nhân cách cho mọi thế hệ
thanh- thiếu niên. Vậy mà, hiện tại, môn lịch sử nhiều học sinh vẫn chỉ coi là
môn học phụ.
Đó là những vấn ñề bức xúc không những cho ngành giáo dục mà cho
toàn xã hội. Tại sao một môn học quan trọng về lịch sử của dân tộc lại có kết
quả thấp? Để giải quyết vấn ñề ñó, ngành giáo dục và các trường ñã có những
biện pháp gì nhằm thay ñổi việc dạy và học môn lịch?
Xuất phát từ nhu cầu muốn tìm hiểu sâu hơn thực trạng thái ñộ học tập
của học sinh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Thái ñộ học tập môn
lịch sử của học sinh lớp 12 các trường THPT ở huyện Quảng Xương- tỉnh
Thanh Hóa”, ñể tìm ra nguyên nhân và ñưa ra một số giải pháp cho việc học
tập môn lịch sử.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu thái ñộ học tập môn lịch sử của học sinh trường THPT lớp
12 ở huyện Quảng Xương, Thanh Hóa.
Từ ñó bước ñầu ñưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao thái ñộ học
tập môn lịch sử.
3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
* Đối tượng:
Thái ñộ học tập của học sinh lớp 12 trường THPT ở huyện Quảng
Xương, Thanh Hóa ñối với môn lịch sử.
* Khách thể nghiên cứu:
Học sinh lớp 12 trường THPT
* Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Trường THPT Quảng Xương I, Quảng Xương II, Quảng

Xương III.
- Thời gian: Học kỳ 2 năm học 2008 – 2009.

4

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
- Nhiều học sinh lớp 12 trường THPT ở huyện Quảng Xương, Thanh
Hóa chưa có thái ñộ tốt trong việc học môn lịch sử, còn mang nhiều yếu tố
tiêu cực: Chưa hiểu hết tầm quan trọng của môn lịch sử, chưa yêu thích môn
lịch sử, không chuẩn bị bài trước khi ñến lớp, ít xây dựng bài, không tập trung
trong giờ học.
- Có sự khác nhau về thái ñộ học tập môn lịch sử giữa nam và nữ.
Có thể do: nội dung môn học chưa phù hợp, nhiều sự kiện khó nhớ,
phương pháp dạy của giáo viên chưa hấp dẫn, ít học sinh theo học khối C…
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Đề tài này nhằm giải quyết một số nhiệm vụ sau:
5.1 Xây dựng cơ sở lý luận và làm rõ một số khái niệm cơ bản: khái
niệm thái ñộ, khái niệm học sinh lớp 12, khái niệm học tập, khái niệm thái ñộ
học tập môn lịch sử.
5.2 Tìm hiểu thái ñộ học tập môn lịch sử của học sinh lớp 12 các
trường THPT ở huyện Quảng Xương, Thanh Hóa và nguyên nhân của thái ñộ
ñó.
5.3 Từ ñó bước ñầu ñưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm nâng
cao thái ñộ học tập môn lịch sử.
Trong ñề tài này, chúng tôi xác ñịnh nhiệm vụ 5.2 là chủ yếu.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để phục vụ cho việc nghiên cứu chúng tôi sử dụng tổng hợp hệ thống
các phương pháp nghiên cứu sau:
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
*Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:

Nghiên cứu, phân tích khái quát các văn bản, tài liệu, sách báo có
liên quan ñến ñề tài nghiên cứu. Thông qua phương pháp này chúng ta có thể

5

tiếp cận thông tin nhằm nhằm xây dựng cơ sở lý luận, xác ñịnh cách thức và
phương pháp nghiên cứu.
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
*Phương pháp ñiều tra Angket:
Phương pháp ñiều tra bằng Angket ñược sử dụng chủ yếu trong việc
thu thập thông tin về nhận thức, xúc cảm, hành vi của học sinh ñối với môn
lịch sử dụa trên Angket ñã ñược thiết kế sẵn. Để có cái nhìn khách quan,
Angket chúng tôi thiết kế phù hợp với cấu trúc của thái ñộ gồm 3 phần: nhận
thức, xúc cảm, hành vi.
*Phương pháp phân tích hồ sơ lưu trữ:
Phân tích hồ sơ lưu trữ chủ yếu chúng tôi tiến hành phân tích các nhận
xét sư phạm: nghiên cứu sổ ñầu bài học sinh có chú ý học bài không, ñi học
có ñầy ñủ không và thông qua kết quả học môn lịch sử: số ñiểm kiểm tra bài
cũ, ñiểm thi của môn lịch sử.
*Phương pháp trò chuyện:
Tiến hành trò chuyện với một số em học sinh khi trắc làm trắc nghiệm
ñể biết ñược suy nghĩ và thái ñộ của các em ñối với câu trả lời theo bảng hỏi
của mình.
Tiến hành trò chuyện với giáo viên ñể tìm hiểu thái ñộ tích cực hay
không trong giờ học ñể so sánh với kết quả bài trắc nghiệm của các em học
sinh.
*Phương pháp thống kê toán học:
Phương pháp này ñược sử dụng ñể sử lý số liệu thô thu ñược từ
phương pháp trưng cầu ý kiến bằng Angket




6

PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:
1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu về thái ñộ và TĐHT ở nước ngoài:
1.1.1.1 Nghiên cứu thái ñộ và TĐHT trong tâm lý học phương Tây:
Khi nghiên cứu lịch sử thái ñộ trong tâm lý học phương Tây, nhà tâm
lý học người Nga P.N Shikhirev ñã chia quá trình này thành ba thời kỳ:
- Thời kỳ thứ nhất: (Từ khi khái niệm về thái ñộ ñược sử dụng ñầu tiên vào
năm 1918 cho ñến trước chiến tranh thế giới thứ hai). Vào năm 1918 hai nhà
tâm lý học người Mỹ là W.I.Thomas và F.Znaniecki là những người người ñầu
tiên ñưa ra và sử dụng khái niệm về thái ñộ qua những nghiên cứu của mình về
nông dân Ba Lan. Cho ñến năm 1934, La Piere ñã ñưa ra một thí nghiệm gây
kinh ngạc, khi ông ñã chứng minh một ñiều là những gì chúng ta nói và những
gì chúng ta làm (tức là thái ñộ và hành vi của cá nhân trong cùng một trường
hợp) ñôi khi lại rất khác nhau ( Nghịch lý La Piere). Kết luận của La Piere ñã
làm cho các nhà tâm lý học phương Tây hoài nghi, từ ñó làm giảm bớt sự quan
tâm của họ ñối với các vấn ñề về thái ñộ. Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ,
với nhiều công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu vào ñịnh nghĩa, cấu trúc,
chức năng của thái ñộ và mối quan hệ giữa thái ñộ với hành vi. [10, tr.7,8].
- Thời kỳ thứ hai: (Từ chiến tranh thế giới lần thứ hai cho ñến cuối những
năm 50). Vì lý do chiến tranh diễn ra trên toàn thế giới, cùng với sự bế tắc
trong quá trình lý giải các nghịch lý nảy sinh khi nghiên cứu thái ñộ, nên ở thời
kỳ này, các công trình nghiên cứu về thái ñộ giảm sút cả về số lượng lẫn chất
lượng [10, tr.7].
- Thời kỳ thứ ba: (Từ cuối những năm 50 trở lại ñây). Các nước phương Tây
phục hồi và phát triển trở lại sau chiến tranh. Cùng với sự phát triển ñó, các

công trình nghiên cứu thái ñộ cũng ñược tiếp tục với nhiều ý tưởng, quan

7

ñiểm mới. Tuy nhiên chính lúc này tâm lý học về thái ñộ cũng lâm vào tình
trạng khủng hoảng.
Cùng với tác ñộng của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà
nghiên cứu về thái ñộ giảm ñi nhiều, cũng giống như thời kỳ thứ hai mà
Shikhirev ñã chia. Chỉ sau khi chiến tranh kết thúc, việc nghiên cứu về thái ñộ
mới thực sự ñược quan tâm. Vào năm 1957, có một nghiên cứu ñã lý giải tại
sao “Hành vi lại ảnh hưởng tới thái ñộ của con người” là “thuyết bất ñồng
nhận thức” của Leon Festinger [10, tr.8].
Ngoài các vấn ñề ñược ñề cập trên, các nhà tâm lý học phương Tây còn
nghiên cứu, xem xét nhiều khía cạnh khác của thái ñộ nữa, nhất là các vấn ñề
về vai trò, chức năng, cấu trúc, như các nghiên cứu của M.Rokeach (1968), T.
M. Ostrom ( 1969), U.J.Mc. Guire ( 1969) và J. R. Rempell ( 1988).
Đến năm 1972, cũng có một học thuyết nghiên cứu về mối quan hệ
giữa thái ñộ và hành vi của con người. Đó là thuyết “Tự nhận thức” của Daryl
Bem. Hai học thuyết của Leon Festinger và Daryl Bem ñã có ảnh hưởng khá
lớn tới các nghiên cứu sau này. Không những thế các nhà nghiên cứu cũng
ñưa ra phương pháp nghiên cứu hình thành, thay ñổi thái ñộ như phương
pháp “ñường ống giả vờ” cho phép ño các thái ñộ của con người do Edward
Jones và Harold Sigall (1971) ñề ra cùng “kỹ thuật lấn từng bước một” của
Janathan Freedman và Scott Fraer (1966).
Như vậy, có thể thấy rằng trong suốt thời kỳ từ ñầu thế kỉ XX cho ñến
nay, ở phương Tây, ñã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thái ñộ và cùng
với nó cũng xuất hiện nhiều phương pháp nghiên cứu mới về hiện tượng tâm
lý ñặc biệt này.
Trong nghiên cứu tâm lý học giáo dục phương Tây(Learning set), các
tác giả thường coi thái ñộ học tập là một trong những nhân tố ñóng vai trò

ñộng cơ thúc ñẩy tính tích cực của học sinh với giáo viên, với môn học, cũng
như thái ñộ trong từng giai ñoạn học tập. Tuy nhiên, các công trình nghiên

8

cứu ñó lại dựa vào “Thuyết hành vi” ñề cao vai trò của các yếu tố do con
người tạo nên, như thưởng, phạt mà không chú ý nhiều ñến các yếu tố môi
trường, chủ thể trong việc hình thành tri thức, kĩ năng
1.1.1.2 Nghiên cứu thái ñộ và thái ñộ học tập ở Liên Xô trước ñây.
Trong quá trình nghiên cứu thái ñộ ở Liên Xô trước ñây, có hai học
thuyết ñược coi là có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý học Liên Xô hơn cả. Đó là:
Thuyết tâm thế của D.N.Uznatze và thuyết ñịnh vị của V.Iadov.
- Thuyết tâm thế.
Dựa vào các cơ sở thực nghiệm, D.N.Uznatze ñã ñề ra “Học thuyết tâm
thế”. Theo ông, " tâm thế là trạng thái trọn vẹn của chủ thể, sẵn sàng tri giác
các sự kiện và thực hiện các hành ñộng theo một hướng nhất ñịnh" . Tâm thế
là trạng thái sẵn sàng hướng tới một hoạt ñộng nhất ñịnh, là cơ sở của tính tích
cực có chọn lọc, có ñịnh hướng của chủ thể. Tâm thế xuất hiện khi có sự “tiếp
xúc” giữa nhu cầu và các tình huống thoả mãn nhu cầu, giúp cá nhân thích
ứng với các ñiều kiện của môi trường.
Uznatze ñã dùng khái niệm tâm thế với tư cách là khái niệm trung tâm,
nhằm khắc phục tính ñơn giản và cơ học, quan ñiểm trực tiếp của hành vi ñã
từng ñóng góp một vai trò quan trọng trong tâm lý học truyền thống và tâm lý
học hành vi. Đồng thời, Uznatze cũng ñưa ra phương pháp củng cố và thay
ñổi tâm thế, một phương pháp nghiên cứu tâm thế ñộc ñáo. Tuy nhiên, khái
niệm tâm thế mà Uznatze sử dụng lại là cái vô thức ñể giải thích hành vi của
con người. Ông mới chỉ ñề cập ñến quá trình hiện thực hoá các nhu cầu sinh
lý mà không tính ñến một cách ñầy ñủ các hình thức hoạt ñộng phức tạp, cao
cấp khác của con người. ông cũng không tính ñến sự tác ñộng của các yếu tố
xã hội cũng như vai trò của quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội tới việc quy

ñịnh các hành vi của con người. Nhưng có thể nhận thấy rằng với những phát
hiện mới, “thuyết tâm thế” ñã ñóng vai trò là phương pháp luận khoa học cho
nhiều lĩnh vực cụ thể của tâm lý học hiện ñại [21].

9

- Thuyết ñịnh vị.
Dựa trên “thuyết tâm thế ” của Uznatze, V.A.Iadov ñã phát triển khái
niệm tâm thế, nhằm ñiều chỉnh các hành vi, hoạt ñộng xã hội của cá nhân.
Iadov cho rằng con người có một hệ thống các ñịnh vị khác nhau, rất phức
tạp, và hành vi của con người bị ñiều khiển bởi các tổ chức “ñịnh vị ” này.
Theo Iadov, tâm thế của Uznatze chỉ là các ñịnh vị ở bậc thấp nhất. Nó chỉ
ñược hình thành khi có sự tiếp xúc giữa nhu cầu sinh lý và ñối tượng cần thoả
mãn nhu cầu ñó, ñâu chỉ là “các ñịnh vị ñiều chỉnh hành vi, phản ứng của cá
nhân trong các tình huống ñơn giản nhất”, mà phải ở bậc cao hơn các “ñịnh
vị”, phức tạp hơn, ñược hình thành trên cơ sở các hoạt ñộng giao tiếp của con
người trong các nhóm nhỏ. Trên cấp bậc này là các “ñịnh vị” ñược hình thành
trên cơ sở cũng như những ñịnh hướng, sở thích ñược hình thành trong các
lĩnh vực xã hội cụ thể. Còn cấp bậc cao nhất của “ñịnh vị”, theo tác giả, tạo
nên sự ñịnh hướng giá trị của nhân cách, có tác dụng ñiều chỉnh hành vi và
hoạt ñộng trong những tình huống mà tính tích cực xã hội có giá trị nhất ñối
với nhân cách. Như vậy có thể thấy, hệ thống “ñịnh vị” có thứ bậc từ thấp ñến
cao, ñiều chỉnh hành vi của cá nhân trong các ñiều kiện xã hội ngày nay càng
ñược mở rộng và ổn ñịnh hơn. Từ hệ thống “ñịnh vị” chúng ta có thể lý giải
một cách hợp lý hành vi xã hội của cá nhân, cũng như những mâu thuẫn giữa
hành vi với thái ñộ của cá nhân. Đó là vì các "ñịnh vị” ở bậc thấp, bị ñiều
khiển, bị chi phối bởi các "ñịnh vị" ở bậc cao hơn. “Thuyết ñịnh vị” ñã nghiên
cứu thái ñộ ở một góc nhìn hoàn toàn mới. Nó ñã thiết lập ñược mối liên hệ
giữa những cách tiếp cận hành vi của nhân cách từ các góc ñộ khác nhau như
tâm lý học ñại cương, tâm lý học xã hội. Tuy nhiên thiếu sót chủ yếu của

Iadov là ñã không làm rõ khái niệm “ñịnh vị“ là gì, ñồng thời cũng không chỉ
ra ñược cơ chế ñiều chỉnh hành vi bằng các “ñịnh vị“ trong những tình huống
xã hội .

10

Ngoài hai thuyết chủ yếu trên, nghiên cứu vấn ñề thái ñộ ở Liên Xô
trước ñây còn phải kể ñến thuyết thái ñộ nhân cách. Thuyết “thái ñộ nhân
cách” của nhà tâm lý học V.N.Miaxisev cho rằng nhân cách là một hệ thống
thái ñộ [5, tr.490]. Theo tác giả, phản xạ có ñiều kiện chính là cơ sở sinh lí
học của thái ñộ có ý thức của con người với hiện thực. Miaxisev chia thái ñộ
ra làm hai loại: tích cực và tiêu cực. Cùng với các quá trình, các trạng thái,
các thuộc tính tâm lý, thái ñộ là một trong những hình thức thể hiện tâm lý
người. Tuy nhiên, Miaxisev lại cho rằng các quá trình tâm lý nhu cầu, thị
hiếu, hứng thú, tình cảm, ý chí,… ñều là thái ñộ. Có thể thấy việc xếp ngang
hàng quan hệ xã hội với thái ñộ là chưa thoả ñáng, cũng như coi thuộc tính
tâm lý của nhân cách là thái ñộ cũng chưa có cơ sở. Tuy vậy, Miaxisev vẫn là
một trong những người ñặt nền móng cho tâm lý học theo quan ñiểm Macxit.
Miaxisev cũng ñã dùng thuyết thái ñộ nhân cách ñể sử dụng trong Y học [4. tr
12].
Gần ñây, khi nghiên cứu nhân cách như một phạm trù cơ bản của tâm
lý học, V.F.Lomop - nhà tâm lý học Xô viết ñã ñề cập ñến thái ñộ chủ quan
của nhân cách, sự chế ñịnh của quan hệ xã hội ñối với thái ñộ chủ quan, sự
hình thành thái ñộ chủ quan thông qua hoạt ñộng và giao tiếp.
Trong tâm lý học dạy học ở Liên Xô cũ, thái ñộ học tập không ñược
nghiên cứu riêng rẽ mà lồng vào trong nghiên cứu ñộng cơ, hứng thú học tập.
Có thể kể ñến các tác giả tiêu biểu ñã có các công trình nghiên cứu về ñộng cơ
học tập của học sinh là [4, tr.28,29]:
- I.L.Bogiovic (1951) nghiên cứu ñộng cơ, thái ñộ học tập của học sinh nhỏ.
- A.K.Marcova (1983) nghiên cứu hình thành ñộng cơ học tập của học sinh

- Machikhina và ñồng tác giả nghiên cứu quan hệ giữa ñộng cơ và thái ñộ học
tập của học sinh
- A.I.Kovaliov (1987) nghiên cứu ñộng cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh,
sinh viên.

11

Các nhà nghiên cứu Xô Viết ñã xác ñịnh hoạt ñộng học tập ñược chi
phối bởi ñộng cơ học tập. Động cơ học tập có ba nguồn gốc: nguồn gốc cá
nhân (hứng thú, ham muốn, tâm thế, thái ñộ, niềm tin, thế giới quan, quan
niệm về bản thân, thái ñộ với xã hội, ý thức tự hoàn thiện, sự thoả mãn nhu
cầu, lý tưởng sống); nguồn gốc bên trong (nhu cầu), nguồn gốc bên ngoài (ñòi
hỏi, mong ñợi của xã hội, ñiều kiện khách quan) và. Các yếu tố này nếu ñược
gắn liền với hoạt ñộng học tập hoặc với các thành phần của nó (kết quả, mục
ñích, quá trình ), sẽ trở thành ñộng cơ học tập. Động cơ học tập ñược chia làm
hai loại: Động cơ bên ngoài (thưởng, phạt ñe doạ, ñòi hỏi, áp lực nhóm) và
ñộng cơ bên trong (hứng thú ñối với tri thức, sự tò mò, ham muốn nâng cao
trình ñộ). Vì vậy có thể thấy thái ñộ học tập là một trong những cơ sở hình
thành ñộng cơ học tập. Trong lĩnh hội tri thức thì khả năng tập trung, phân
phối chú ý, tâm thế, thái ñộ là các nhân tố quan trọng bậc nhất.
Viện sĩ N.V.Cuz-mi-na(1980) một trong những tác giả coi thái ñộ là
thành phần nòng cốt trong nhân cách, ñã ñề ra phương pháp ñánh giá tương
ñối toàn diện nhân cách sinh viên. Trong 11 chỉ báo theo ba nhóm thuộc tính
nhân cách, tác giả ñã ñề cập ñến thái ñộ học tập của sinh viên với các mức ñộ
khác nhau. Phương pháp này có thể sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng các
thang ño thái ñộ học tập của sinh viên.
Nói tóm lại, khi nghiên cứu các vấn ñề của thái ñộ, các nhà tâm lý học
Xô Viết ñã vận dụng cách tiếp cận hoạt ñộng và nhân cách, gắn thái ñộ với
nhu cầu, với ñiều kiện hoạt ñộng, với nhân cách, coi thái ñộ như là một hệ
thống, từ ñó ñưa ra cách lý giải hợp lý và khoa học về sự hình thành thái ñộ,

chức năng của thái ñộ trong quá trình ñiều chỉnh hành vi và hoạt ñộng của cá
nhân [dẫn theo tài liệu 10, tr.12,13].
1.1.1.3 Nghiên cứu thái ñộ và TĐHT ở Cộng hòa dân chủ Đức trước ñây
Cộng hòa dân chủ Đức trước ñây cũng ñã có một số công trình nghiên
cứu tiêu biểu về thái ñộ do một số nhà tâm lý học xã hội như V.Nayze,

12

M.Phovec…tiến hành. Ngoài những vấn ñề ñược nghiên cứu một cách truyền
thống, thì các nhà tâm lý học Đức còn ñề cập ñến nhiều vấn ñề khác như các
cơ chế hình thành thái ñộ, sự ñịnh hình thái ñộ (cơ chế bắt chước, luyện tập,
hướng dẫn) do H.Hiebsch và M.Worwerg thực hiện. Trong lĩnh vực kinh tế,
một số công trình nghiên cứu ñã xem thái ñộ như là một thành tố của năng
suất tập thể.
1.1.2 Nghiên cứu thái ñộ và thái ñộ học tập ở Việt Nam:
Khi nghiên cứu thành tựu của tâm lý học thế giới và thực tiễn tâm lý
học nước nhà, các nhà tâm lý học Việt Nam ñã xác ñịnh một số quan niệm cơ
bản về vị trí, vai trò của thái ñộ trong quá trình thực hiện hoạt ñộng giảng dạy
và hoạt ñộng học tập. Mục tiêu của giáo dục là hình thành ở người học có ñầy
ñủ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, có văn hoá, có thái ñộ ứng xử hài hoà với môi
trường sống, trong quá trình học tập và với bản thân mình.
- Thái ñộ là một trong những mục ñích hàng ñầu của dạy học bên cạnh việc
cung cấp tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo
- Thái ñộ học tập là một trong những biểu hiện của ñộng cơ học tập
- Thái ñộ là một trong 4 thành phần nội dung dạy học ñại học (hệ thống tri
thức, hệ thống kĩ năng kĩ xảo, hệ thống kinh nghiệm hoạt ñộng sáng tạo, hệ
thống các chuẩn mực thái ñộ ñối với hiện thực)
- Thái ñộ học tập là một bộ phận cấu thành ñồng thời là một thuộc tính cơ bản
toàn vẹn của ý thức học tập của chủ thể, là yếu tố quy ñịnh tính tự giác, tích
cực học tập và thể hiện bằng những cảm xúc, hành ñộng tương ứng

- Trong mối tương quan: Nhận thức - Thái ñộ - Hành ñộng thì lĩnh hội tri thức
(khâu trung tâm của hoạt ñộng học tập) ñóng vai trò cơ sở, có ý nghĩa ñịnh
hướng, ñiều chỉnh, soi sáng cho thái ñộ, hành vi
- Sự hình thành ñộng cơ học tập của học sinh chịu sự chi phối của nhiều nhân
tố trong ñó có quan niệm, thái ñộ của gia ñình ñối với việc học tập của con

13

cái, thái ñộ, sự ñánh giá của xã hội ñối với việc học tập nói chung và thành
tích học tập nói riêng.
- Thái ñộ học tập là một trong những cơ sở tâm lý quan trọng trong việc hình
thành và phát triển nhân cách cá nhân của sinh viên ñại học sư phạm.
Từ những quan niệm cũng như thực tiễn về việc nghiên cứu thái ñộ học
tập tại nước ta, ñã có một số ñề tài liên quan ñến thái ñộ học tập của học sinh,
sinh viên ñã ñược nghiên cứu:
- Tính tích cực nhận thức như là thái ñộ
- Tự ñánh giá thái ñộ học tập của SV sư phạm trong ñiều kiện có sự phân cấp
học bổng.
- Những khó khăn chủ quan cũng như khách quan kìm hãm tính tích cực học
tập của sinh viên
- Thực trạng ñộng cơ học tập, các nguyên nhân ảnh hưởng ñến tính tích cực
học tập của SV
- Quan hệ giữa tự ñánh giá của học sinh với thái ñộ học tập và ñộng cơ học
tập.
- Thái ñộ của sinh viên trường cao ñẳng sư phạm Tuyên Quang ñối với tự
học.
- Vấn ñề kích thích tính tích cực học tập của sinh viên
- Định hướng giá trị của thanh niên, sinh viên, học sinh
- Tính tích cực học tập của sinh viên sư phạm trong quá trình ñào tạo theo chế
ñộ học tập mới

- Th.s Phạm Mạnh Hà nghiên cứu: “ Thái ñộ của người dân Hà Nội ñối với
vấn ñề sử dụng xe buýt trong thành phố”.
- Khoá luận tốt nghiệp của Phan Thị Ánh Tuyết k44 TLH “ Thái ñộ của sinh
viên ñối với việc sử dụng xe buýt ñi học”
Về phương pháp nghiên cứu thái ñộ học tập ñã có các công trình
nghiên cứu.

14

- Vận dụng các chỉ báo của Frank nghiên cứu tự ñánh giá thái ñộ học tập
môn toán của sinh viên sư phạm
- Phương pháp ño thái ñộ, tinh thần trách nhiệm ñối với lao ñộng, sự thống
nhất về ñịnh hướng giá trị của tập thể học sinh
- Th.s Phạm Mạnh Hà nghiên cứu: “Thái ñộ của học sinh trường THPT
Thăng Long Hà Nội về việc học tại các trường nghề”.
- Th.s Nguyễn Đức Hưởng “Nghiên cứu thái ñộ học tập của sinh viên ĐH An
ninh nhân dân”. Hà Nội 1998
- Tìm hiểu thái ñộ học tập của sinh viên ĐH KHXH&NV, ĐH QGHN
- Th.s Hoàng Gia Trang “ Nghiên cứu thực trạng thái ñộ học tập của học
sinh THCS ”.
- Lê Ngọc Phương “ Thái ñộ học tập của sinh viên trường ĐH SPKT Hưng
Yên”. Hà Nội 2005
Tóm lại: ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu thái ñộ và thái ñộ học
tập của học sinh- sinh viên còn chưa ñược triển khai rộng, mới chỉ ñạt ñược
một số kết quả bước ñầu như xác ñịnh vai trò vị trí của thái ñộ học tập trong
việc hình thành ñộng cơ học tập, nghiên cứu thái ñộ học tập của sinh viên
thông qua nghiên cứu ñộng cơ học tập, tính tích cực học tập, hứng thú học
tập, ñịnh hướng giá trị. Hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về thái ñộ
học tập các môn học cụ thể nói chung và thái ñộ học tập môn lịch sử nói
riêng.

1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI:
1.2.1 Khái niệm thái ñộ
Khi nói tới ñịnh nghĩa về thái ñộ từ trước tới nay, chúng ta không quên
nhắc lại khái niệm thái ñộ ñã ñược ñưa ra lần ñầu tiên vào năm 1918 của hai
nhà tâm lý học người Mỹ là W.I.Thomas và F.Znaniecki. Hai nhà tâm lý học
này cho rằng: “thái ñộ là ñịnh hướng chủ quan của cá nhân có hành ñộng hay
không hành ñộng khác mà ñược xã hội chấp nhận” . Hai ông cũng cho rằng :

15

“thái ñộ là trạng thái tinh thần của cá nhân ñối với một giá trị”. Như vậy,
W.I.Thomas và F.Znaniecki ñã ñồng nhất thái ñộ với ñịnh hướng giá trị của
cá nhân.
Một nhà tâm lý học người Mỹ khác, G.W.Allport, vào năm 1935, ñã
ñưa ra ñịnh nghĩa về thái ñộ như sau: “Thái ñộ là trạng thái sẵn sàng về mặt
tinh thần và thần kinh, ñược tổ chức thông qua kinh nghiệm, sử dụng sự ñiều
chỉnh hoặc ảnh hưởng năng ñộng trong phản ứng của cá nhân với tất cả các
khách thể và tình huống mà nó có thiết lập mối quan hệ”[ 5, tr 319].
Allport ñịnh nghĩa “thái ñộ trên khía cạnh ñiều chỉnh hành vi”. Ông coi
thái ñộ như một trạng thái tâm lý, thần kinh cho hoạt ñộng. ở một cá nhân, khi
sắp sửa có những hành ñộng diễn ra thì sẽ xuất hiện thái ñộ nhằm chuẩn bị và
ñiều chỉnh những hoạt ñộng ñó. Có thể thấy là, Allport ñã trả lời ñược câu hỏi
thái ñộ là gì, và ñã ñề cập ñến nguồn gốc, vai trò, chức năng của thái ñộ.
Từ ñó, ông ñã rút ra ñược một số những ñặc ñiểm của thái ñộ:
- Thái ñộ là trạng thái tinh thần của hệ thần kinh.
- Thái ñộ là tự sẵn sàng phản ứng
- Thái ñộ là trạng thái có tổ chức
- Thái ñộ ñược hình thành trên cơ sở kinh nghiệm quá khứ
- Thái ñộ ñiều khiển và ảnh hưởng tới hành vi.
Đây là ñịnh nghĩa về thái ñộ ñược rất nhiều các nhà tâm lý học khác

thừa nhận. Tuy nhiên, Allport chưa lưu ý tới ảnh hưởng của môi trường, nhu
cầu, ñộng cơ của cá nhân ñối với quá trình hình thành thái ñộ. Chính vì vậy,
khi ñịnh nghĩa về thái ñộ, Allport ñã dự ñoán rằng: “Khái niệm thái ñộ có lẽ là
khái niệm phân biệt nhất ñịnh và quan trọng nhất trong tâm lý học xã hội hiện
ñại Mỹ”.
Trước A.Kossakowski và J.Lompcher, vào năm 1935, H.Fillmore ñã ñưa
ra một ñịnh nghĩa mới về thái ñộ: “Thái ñộ là sự sẵn sằng phản ứng tích cực
hay tiêu cực ñối với một ñối tượng hay một biểu tượng trong môi trường”.

16

Fillmore còn khẳng ñịnh “thái ñộ là sự ñịnh hướng của cá nhân tới các khía
cạnh khác nhau của môi trường, và thái ñộ là một cấu trúc mang tính cơ
ñộng”.
Sau này, nhà tâm lý học T.M.Newcom cũng ñưa ra một ñịnh nghĩa
tương tự như ñịnh nghĩa của Allport. Ông cho rằng: “thái ñộ chính là một
thiên hướng hành ñộng, nhận thức, tư duy, cảm nhận của anh ta với khách thể
liên quan”[ 5, tr.319].
Vào năm 1964, nhà tâm lý học nhân cách người Mỹ là J.P.Guilford ñã
ñưa ra một ñịnh nghĩa về “thái ñộ”, dựa trên quan niệm cho rằng nhân cách bao
gồm bảy khía cạnh tạo nên một cấu trúc ñộc ñáo. Bảy khía cạnh ñó là: Năng
lực, khí chất, giải phẫu, hình thái, nhu cầu, hứng thú và thái ñộ. Và ông ñã ñịnh
nghĩa: “Thái ñộ là những cử chỉ, phong thái, ý nghĩ liên quan ñến những hoàn
cảnh xã hội ”. Không chỉ một mình Guilford, mà hầu như tất cả các tác giả viết
về tâm lý học nhân cách ñều coi “thái ñộ” như là một thuộc tính của nhân cách.
Chính V.N.Miaxisep, một nhà tâm lý học Xô Viết, ñã cho rằng “Thái
ñộ là ñiều kiện khái quát bên trong của hệ thống các hành vi của con người
…”. Còn A.Kossakowski và J.Lompcher, vào năm 1975 cũng ñịnh nghĩa:
“Thái ñộ là thuộc tính tâm lý, bao gồm niềm tin, lý tưởng, hứng thú, thái ñộ
xã hội ” .

Năm 1971, một nhà tâm lý học người Mỹ là H.C.Triandis ñã ñưa một
ñịnh nghĩa khác về thái ñộ. Ông cho rằng : “Thái ñộ là những tư tưởng ñược
tạo nên bởi các xúc cảm, tình cảm . Nó gây tác ñộng ñến hành vi nhất ñịnh, ở
một giai cấp nhất ñịnh, trong những tình huống xã hội nhất ñịnh. Thái ñộ của
con người bao gồm những ñiều mà họ cảm thấy và suy nghĩ về ñối tượng,
cũng như cách sử sự của họ ñối với ñối tượng ñó"[ 10, tr 18].
Khi xem xét ñịnh nghĩa của Triandis, ta thấy có một ñiểm tương ñồng
với ñịnh nghĩa của Allport, vì Allport cho rằng “thái ñộ” có “tính gây tác
ñộng” tới một tình huống nào ñó. Chính R.Marten khi phân tích ñịnh nghĩa

17

của Allport và ñịnh nghĩa của Triandis ñã nhận thấy ñiểm chung này. Ông cho
rằng thái ñộ ñược hình thành nhờ kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân. Nó có
tính ổn ñịnh và tuỳ theo từng tình huống, thái ñộ sẽ thay ñổi tuỳ theo từng tình
huống ñó. Marten ñã ñưa ra một ñịnh nghĩa: “ Thái ñộ là xu hướng thường
xuyên ñối với các tình huống xã hội, nó biểu thị sự thống nhất của ý nghĩ
(nhận thức) xúc cảm và hành vi. Thái ñộ của con người có mối quan hệ chặt
chẽ với hành vi vì thái ñộ ñược xác ñịnh bởi tính thống nhất bên trong của
nó”.[ 10, tr.19].
Còn gần ñây, James.W. Kalat ñưa ra ñịnh nghĩa: “Thái ñộ là sự thích
hay không thích một sự vật hoặc một người nào ñó của cá nhân, từ ñó có ảnh
hưởng tới hành vi của anh ta khi ứng xử với sự vật hay con người ñó”. Nhà
tâm lý học John Traven cũng ñịnh nghĩa: “Thái ñộ là cách cảm xúc, tư duy và
hành ñộng tương ñối lâu dài ñối với sự việc hay con người ñó”
Trong khi ñó, khi nghiên cứu về thái ñộ, một nhà tâm lý học Xô Viết
không sử dụng khái niệm “thái ñộ ” mà dùng thuật ngữ tương ñương là “tâm
thế” khi giải thích hành vi của con người, mà ñiển hình là Uznatze với “thuyết
tâm thế”. Uznatze cho rằng “thái ñộ không phải là một nội dung cục bộ của ý
thức, không phải là nội dung tâm lý bị tách rời, ñối lập lại với các trạng thái

tâm lý khác của ý thức và ở trong mối quan hệ qua lại với nó, mà nó là một
trạng thái toàn vẹn, xác ñịnh của chủ thể…Tính khuynh hướng năng ñộng mà
tâm thế là một yếu tố toàn vẹn theo một khuynh hướng nhất ñịnh nhằm một
tính năng ñộng nhất ñịnh. Đó là sự phản ánh cơ bản, ñầu tiên ñối với tác ñộng
của tình huống, mà trong ñó, chủ thể phải ñặt ra và giải quyết nhiệm vụ”.
Các nhà tâm lý học xã hội Lêningrat (Liên Xô cũ) lại quan niệm “thái
ñộ là những cơ cấu tâm lý sẵn có, ñịnh hướng cho sự ứng phó của cá nhân.”
Chính Nâyzơ khi nghiên cứu khái niệm thái ñộ ñã ñưa ra các ñặc ñiểm
chung này của các ñịnh nghĩa về thái ñộ. ý kiến của Nâyzơ ñã ñược hai tác giả
của cuốn “Nhập môn tâm lý học Macxit” là H.Hiebsch và M.Worwerg công

18

nhận. H.Hiebsch và M.Worwerg ñã chỉ ra “ñiểm chung” khi nghiên cứu khái
niệm thái ñộ trong lý luận.
Tâm lý học nói chung và tâm lý học Macxit nói riêng một cách cụ thể
và chính xác, “cần phải chọn tiêu chuẩn chức năng làm ñiểm tựa”.
Trong tâm lý học Macxit, ñó là chức năng của thái ñộ trong hoạt ñộng
hợp tác”. Trong tâm lý học xã hội Mỹ hiện ñại, khi ñịnh nghĩa về thái ñộ, một
số tác giả thường ñề cập nhiều ñến khía cạnh nhận thức hơn là về mặt chức
năng của thái ñộ, như Davis Myers ñã coi “thái ñộ” là “phản ứng có thiện chí
hay không thiện chí về một ñiều gì ñó, hay một người nào ñó, ñược thể hiện
trong niềm tin, cảm xúc hay hành vi có chủ ñịnh.
Hay như nhà tâm lý học W.J.Mc Guire thì ñịnh nghĩa rằng: “thái ñộ là
bất cứ sự thể hiện nào ñó về mặt nhận thức, tổng kết sự ñánh giá của chúng ta
về ñối tượng của thái ñộ, về bản thân, về những người khác, về ñồ vật, về
hành ñộng, sự kiện hay tư tưởng”.
Những quan niệm về thái ñộ cũng ñược phản ánh trong quan ñiểm của
các nhà tâm lý học Việt Nam. Đó là quan niệm cho rằng “thái ñộ là một bộ
phận cấu thành, ñồng thời là một thuộc tính cơ bản của ý thức” hay “thái ñộ,

về mặt cấu trúc, bao hàm cả mặt nhận thức, mặt xúc cảm và mặt hành vi .
Từ khi khái niệm thái ñộ ñược ñưa ra lần ñầu tiên vào năm 1918, cùng
với rất nhiều nghiên cứu khác nhau về thái ñộ, thì ñồng thời cũng xuất hiện
những ñịnh nghĩa khác nhau của các nhà tâm lý học về thái ñộ. Mỗi ñịnh
nghĩa lại bàn tới một khía cạnh của thái ñộ, góp phần làm phong phú thêm
cách hiểu về phạm trù này
Tuy nhiên, trước khi ñề cập ñến các ñịnh nghĩa ñó, chúng ta hãy xem
các từ ñiển ñịnh nghĩa thế nào về thái ñộ.
Trong từ ñiển tiếng Việt (Hoàng Phê- Nxb Đà Nẵng). Thái ñộ ñược
ñịnh nghĩa là:

19

- “Cách nghĩ, cách nhìn và cách hành ñộng theo một hướng nào ñó trước một
vấn ñề hay một tình huống cụ thể” [8, tr.1128] .
- “Tổng thể nói chung những biểu hiện của ý nghĩ, tình cảm ñược thể hiện ra
bên ngoài qua nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành ñộng trước một ñối tượng, một sự
việc nào ñó” [8, tr.1128].
Trong từ ñiển Anh-Việt, “thái ñộ” ñược viết là “Attitude” và ñược ñịnh
nghĩa là “cách ứng xử, quan ñiểm của một cá nhân”[ 9, tr. 760].
Từ ñiển xã hội học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên cũng nhấn mạnh:
“tâm thế-thái ñộ-xã hội ñã ñược củng cố, có cấu trúc phức tạp, bao gồm các
thành phần nhận thức, xúc cảm, hành vi” [13, tr.278].
Trong từ ñiển Tâm lý học ( Vũ Dũng chủ biên) cho rằng: " Thái ñộ là
những phản ứng tức thì, tiếp nhận dễ dàng hay khó khăn, ñồng tình hay chống
ñối như ñã có sẵn những cơ cấu tâm lý tạo ra ñịnh hướng cho sự ứng phó".
Còn trong từ ñiển các thuật ngữ Tâm lý và Phân tâm học xuất bản tại
New York năm 1996 thì lại cho rằng: "Thái ñộ là một trạng thái ổn ñịnh bền
vững, do tiếp thu ñược từ bên ngoài, hướng vào sự ứng xử một cách nhất
quán ñối với một nhóm ñối tượng nhất ñịnh, không phải như bản thân chúng

ra sao mà chúng ñược nhận thức ra sao. Một thái ñộ ñược nhận biết ở sự nhất
quán của những phản ứng ñối với một nhóm ñối tượng. Trạng thái sẵn sàng
có ảnh hưởng trực tiếp lên cảm xúc và hành ñộng có liên quan ñến ñối
tượng”.
Các từ ñiển khi ñịnh nghĩa về thái ñộ ñều cho rằng ñó là “Cách ứng xử
của cá nhân ñối với các tình huống, các vấn ñề của xã hội”. Nó ñược cấu
thành rất phức tạp, với nhiều bộ phận hợp thành, cho dù cách sử dụng từ ngữ
khi ñịnh nghĩa về thái ñộ là khác nhau.
Nói tóm lại, ñã có nhiều ñịnh nghĩa khác nhau về thái ñộ. Chúng tôi ñã
xem xét, phân tích ñịnh nghĩa ñó và cho rằng : Thái ñộ là một bộ phận hợp
thành, một thuộc tính trọn vẹn của ý thức, quy ñịnh tính sẵn sàng hành ñộng

20

của con người ñối với ñối tượng theo một hướng nhất ñịnh, ñược bộc lộ ra
bên ngoài thông qua hành vi, cử chỉ, nét mặt và lời nói của người ñó trong
những tình huống, ñiều kiện cụ thể.
1.2.2 Cơ chế hình thành thái ñộ:
Nhà tâm lý học người Đức M.Vorwerg và H. Hiebsch cho rằng thái ñộ
ñược hình thành thông qua 4 cơ chế tâm lý học xã hội sau:
* Bắt chước:
Đó là sự hình thành thái ñộ bằng con ñường tự phát là học các phương
thức hành vi hoặc phản ứng mà không cần sử dụng những kỹ thuật giáo dục
theo một phương thức nào cả.
* Đồng nhất hoá:
Đồng nhất hoá là sự bắt chước một cách tự giác, có ý thức. Tức là quá
trình chủ thể thống nhất bản thân mình với cá nhân khác của nhóm này hay
nhóm khác dựa trên mối liên hệ xúc cảm và ñồng thời chuyển những chuẩn
mực, giá trị vào một thế giới nội tâm của mình. Hay nói cách khác ñó chính là
quá trình cá nhân tự ñặt mình vào người khác ñể có những ý nghĩ và hành

ñộng như người khác.
* Giảng dạy:
Giảng dạy là một cách ñặc biệt của truyền ñạt thông tin nghĩa là cá
nhân ñược người khác chủ ñộng tác ñộng tới nhằm thông báo truyền thụ
thông tin.
* Chỉ dẫn:
Là hình thức hình thành thái ñộ ñòi hỏi chủ thể phải hành ñộng tích
cực theo hướng chỉ dẫn nào ñó trong quá trình tiếp thu lĩnh hội tri thức.
Cả một cơ chế trên tuy khác nhau song ñều ảnh hưởng tới sự hình
thành, củng cố hay thay ñổi thay ñổi thái ñộ.



21

1.2.3 Cấu trúc thái ñộ:
Như ta ñã biết có rất nhiều quan ñiểm, ñịnh nghĩa khác nhau về thái
ñộ. Vì thế về mặt cấu trúc thái ñộ cũng có nhiều quan ñiểm khác nhau. Có
người cho rằng: cấu trúc trong thái ñộ bao gồm những thuộc tính tạo nên mặt
nội dung của thái ñộ như: nhu cầu, hứng thú, niềm tin, tình cảm, kinh
nghiệm Cấu trúc ngoài bao gồm: những yếu tố tạo nên phương thức biểu
hiện của thái ñộ như: khí chất, thói quen, trạng thái, tâm sinh lý Cả nội dung
và phương thức thể hiện của thái ñộ chỉ ñược biểu hiện cụ thể ra bên ngoài
bằng hành vi, cử chỉ, lời nói, nét mặt. Như vậy, khi muốn ñánh giá thái ñộ của
học sinh, ta chỉ cần xem xét thái ñộ của học sinh trong mối quan hệ biểu hiện
ra bên ngoài và những thuộc tính bên trong, giữa nội dung và phương thức
biểu hiện thái ñộ. Phần lớn các nhà tâm lý học ñều nhất trí với cấu trúc 3
thành phần của thái ñộ do M. Smith ñưa ra (1942). Theo ông, thái ñộ bao
gồm: nhận thức, tình cảm (xúc cảm) và hành ñộng của cá nhân ñối với ñối
tượng. Trong ñó, phần nhận thức thể hiện sự hiểu biết, quan ñiểm và sự ñánh

giá của cá nhân về ñối tượng. Phần tình cảm (xúc cảm) thể hiện sự rung ñộng,
hứng thú của cá nhân về ñối tượng. Phần nhận thức, xúc cảm thể hiện nội
dung thái ñộ. Phần thứ ba là ý ñịnh hành ñộng: là sự thể hiện thái ñộ của cá
nhân ñối với ñối tượng thông qua xu hướng hành ñộng và hành ñộng thực tế.
Vì thế chúng tôi cho rằng cấu trúc của thái ñộ là sự thống nhất của 3 yếu tố:
nhận thức, xúc cảm (tình cảm) và hành vi.
* Yếu tố nhận thức:
Là kiến thức của cá nhân về ñối tượng của thái ñộ cho dù kiến thức ñó
có tườg ứng hay không tương ứng, tức là có ñúng hay không ñúng. [5, tr.325]
Nhận thức là những quan ñiểm, niềm tin hay những ý kiến cụ thể về
một ñối tượng nào dó của thái ñộ.
Trong quá trình hoạt ñộng con người phải nhận thức ñể ñánh giá hiện
thực khách quan xung quanh mình. Kết quả hoạt ñộng thực tiễn của con

22

người phụ thuộc vào trình ñộ nhận thức: " Nhận thức là quá trình phản ánh và
tái hiện hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết thế giới
khách quan hoặc kết quả cúa quá trình ñó". Sự khác nhau về thái ñộ ñối với
một sự vật, hiện tượng giữa những người khác nhau là do cách nhìn nhận
ñánh giá ở mỗi người khác nhau. Nhận thức trong thái ñộ mang tính khái quát
thể hiện sự ñánh giá, sự lựa chọn.Vì vậy, nhận thức là một yếu tố rất quan
trọng của thái ñộ.
* Yếu tố xúc cảm ( tình cảm):
Là những cảm xúc hay tình cảm cá nhân ñối với một ñói tượng nào ñó
của thái ñộ xã hội thể hiện ở chỗ có tình cảm hay không có tình cảm với ñối
tượng, ở sự rung ñộng, quan tâm, chú ý ñến ñối tượng
Xúc cảm, tình cảm là sự biểu thị thái ñộ của cá nhân ñối với các hiện
tượng xảy ra trong cơ thể có liên quan mật thiết ñến việc thoả mãn hay không
thoả mãn các nhu cầu của mỗi cá nhân.

Xúc cảm, tình cảm thúc ñẩy con người trong hoạt ñộng, giúp họ vượt
qua khó khăn trở ngại trong cuộc sống thúc ñẩy và tạo ñiều kiện cho cá nhân
nhận thức về ñối tượng. Chính xúc cảm, tình cảm ñã làm cho tư duy về ñối
tượng tốt hơn và ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi của họ. Vì thế yếu tố xúc
cảm, tình cảm ñược xem như một chỉ báo quan trọng khi nghiên cứu về thái
ñộ

[12, tr.9].
* Yếu tố hành vi:
Là hành ñộng hay ý ñịnh hành ñộng mà cá nhân sẽ ứng xử với ñối
tượng và ñược chia làm 2 loại: hành vi tích cực và hành vi tiêu cực.
Hành vi có thể ñược biểu hiện ra bên ngoài và ñược người khác ñánh
giá thái ñộ bên trong ñối với hành vi ñó của bản thân ñược thể hiện ở sự tự
ñánh giá theo chuẩn mực mà chủ thể ñã cảm nhận. Ba yếu tố trên có liên quan
mật thiết với nhau. Vì vậy, ñể ñánh giá thái ñộ của học sinh phải dựa vào sự
phân tích 3 yếu tố: nhận thức, xúc cảm, hành vi. Tuy nhiên tuỳ vào những tình

23

huống cụ thể mà một trong 3 yếu tố trên giữ vai trò chủ ñạo chi phối hành vi
cá nhân.
1.2.4 Chức năng của thái ñộ:
Con người có khả năng ứng xử linh hoạt theo từng tình huống khác
nhau nhờ có các khuôn mẫu thái ñộ xã hội nhất ñịnh. Điều này luôn giữ một
vai trò to lớn trong ñời sống tâm lý con người. Thái ñộ có một số chức năng
chủ yếu, cơ bản sau ñây:
- Chức năng thích nghi: Tuỳ vào những trường hợp cụ thể mà con
người thay ñổi thái ñộ do tác ñộng của môi trường xung quanh nhằm ñạt ñược
mục ñích ñề ra.
- Chức năng biểu hiện giá trị: Thông qua sự ñánh giá một cách có

chọn lọc về ñối tượng qua biểu lộ cảm xúc, hành ñộng cũng như sẵn sàng
hành ñộng cá nhân có thể biểu hiện giá trị nhân cách của mình.
- Chức năng tiết kiệm trí lực: Cá nhân tiết kiệm trí lực, năng lựợng
thần kinh, cơ bắp trong hành ñộng nhờ các khuôn mẫu hành vi quen thuộc ñã
ñược hình thành.
- Chức năng tự vệ: Khi một cá nhân có sự xung ñột ( giữa hứng thú và
nhu cầu, thái ñộ và hành vi…), cá nhân thường biện minh, tự lý giải nhằm tạo
ra một thái ñộ mới, tương ứng, giảm bớt và loại bỏ những “ bất ñồng” nội
tâm, từ ñó mỗi cá nhân làm giảm căng thẳng, tạo cân bằng cho nội tâm.
- Chức năng thoả mãn nhu cầu: Thái ñộ ñược hình thành như là kết
quả của những thành công hay thất bại trong quá khứ mỗi con người sau khi
ñược hình thành, thái ñộ vẫn tiếp tục có ích trong việc giúp con người thoả
mãn các nhu cầu hoặc ñạt ñược các mục ñích.
- Chức năng ñiều chỉnh hành vi và hành ñộng: Đây là chức năng mà
các nhà tâm lý học chú ý, quan tâm hơn cả. Họ tập trung làm rõ cơ chế thực
hiện các chức năng của thái ñộ, tìm ra các ñiều kiện ñể các chức năng ñó ñược
thực hiện.

24

Như vậy, trong quá trình nghiên cứu thái ñộ cần nghiên cứu nó trong
mối quan hệ ña dạng với các thuộc tính tâm lý khác, trong hành ñộng, trong
giao tiếp của cá nhân.
1.2.5 Phân loại thái ñộ:
Có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về thái ñộ, ñồng thời cũng có những
phân loại khác nhau của các nhà Tâm lý học về thái ñộ:
- Dựa vào tính chất của thái ñộ V. N. Miaxiser ñã chia thái ñộ thành 2 loại:
thái ñộ tích cực hay thái ñộ tiêu cực; thái ñộ trung tính hay phân hóa.
- Dựa vào tính chi phối của thái ñộ B. Ph. Lomov ñã chia thái ñộ thành 2 loại:
thái ñộ chủ ñạo hay thứ yếu. Các loại thái ñộ chủ ñạo là các thái ñộ có liên

quan ñến mục ñích sống và ñộng cơ chủ ñạo của cá nhân, chi phối toàn bộ hệ
thống thái ñộ.
- PGS. TS Ngô Công Hoàn: phân thái ñộ thành hai loại: Thái ñộ tích cực và
thái ñộ tiêu cực.
Ông cho rằng thái ñộ tích cực ñối với hành ñộng, hoạt ñộng của mình
thì kết quả hành ñộng thường ñạt hiệu quả tốt hơn so với thái ñộ tiêu cực.
Thái ñộ tích cực thường có chí tiến thủ, luôn nghĩ về trách nhiệm cá nhân
mình ñối với hành ñộng và ngược lại.
- Nguyễn Thị Phương Hoa ( Viện tâm lý học) chia thái ñộ làm 3 loại:
+ Tích cực: có nhận thức ñúng ñắn về vấn ñề, có trách nhiệm và biểu hiện
hành vi ñúng mực.
+ Trung tính: không tỏ rõ thái ñộ
+ Tiêu cực: Chống ñối, không hài lòng.
- Trần Hiệp ( Tâm lý học xã hội): Thái ñộ có thể là tích cực có thể là tiêu cực,
ủng hộ hoặc phản ñối, tức là chiều (+) hay (-).
- PGS. TS Hoàng Anh: Sau khi nghiên cứu ở ñối tượng sinh viên trường
ĐHSP Hà Nội và ñã ñưa ra mức ñộ của thái ñộ: mức ñộ tốt, trung bình và
kém.

25

- TS. Đỗ Thanh Nga: Tổng hợp 3 chỉ số: nhận thức, xúc cảm- tình cảm và
hành vi thì phân loại thái ñộ theo mức ñộ: cao, thấp, trung bình.
- Vũ Ngọc Hà ( Viện tâm lý học): chia thái ñộ theo mức ñộ: nhiều, ít, không.
Trong ñề tài này, chúng tôi chọn cách phân thái ñộ thành 2 loại: thái ñộ
tích cực và thái ñộ tiêu cực ñể làm cơ sở cho phương pháp ñiều tra.
1.2.6 Mối quan hệ giữa thái ñộ và các khái niệm có liên quan:
Thái ñộ là một khái niêm tâm lý khó ñịnh nghĩa một cách chính xác và
xác ñịnh nhất, nhưng ñồng thời cũng là mặt biểu hiện sinh ñộng nhất nhân
cách của con người vì nó gắn liền với những thuộc tính sâu xa và nhạy cảm

nhất của mỗi cá nhân: nhu cầu, tình cảm, hứng thú, tâm thế…Khi nhu cầu
ñược thoả mãn thì người ta có thái ñộ hài lòng, phấn khởi, ngược lại nếu nhu
cầu không ñược thoả mãn sẽ gây thái ñộ rất khó chịu, bực bội…Do tính phức
hợp ñó mà khi nghiên cứu thái ñộ phải xem xét ñến những biểu hiện ña dạng
của nó trong mối quan hệ với các khái niệm liên quan ñến nó.
* Đối với ý thức cá nhân:
Ý thức là “Hình thức phản ánh bậc cao, ñặc trưng của loài người, là
khả năng nhận thức ñược cái phổ biến và cái bản chất trong hiện thực khách
quan, ñồng thời là năng lực ñịnh hướng, ñiều khiển một cách tự giác thái ñộ,
hành vi, quan hệ giữa con người và hoàn cảnh tự nhiên xã hội”. Cấu trúc của
ý thức gồm ba phần: Nhận thức, thái ñộ và mặt năng ñộng của ý thức.
Chức năng của ý thức là ñịnh hướng, ñiều chỉnh, ñiều khiển hành vi
hoạt ñộng của con người. Thái ñộ cũng là một hình thức, biểu hiện tính tích
cực của mối quan hệ ngược trở lại của ý thức với hiện thực. Tuy nhiên, không
phải lúc nào ý thức cũng ñiều khiển ñược thái ñộ. Thái ñộ có thể biểu hiện bột
phát không ý thức, thái ñộ cũng biểu hiện tự nhiên vô ý thức, có thể thiếu ý
thức hay mất ý thức…
Như vậy, thái ñộ và ý thức có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Thái ñộ
phản ánh các hiện thực của thế giới khách quan một cách có chọn lọc, ñồng

×