Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu hình thái và tuyến nọc độc của bốn loài ốc cối conus miles, conus magus, conus imperialis, conus terebra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƢỜNG
==========




NGUYỄN THỊ LAN



NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI VÀ TUYẾN NỌC ĐỘC
CỦA BỐN LOÀI ỐC CỐI
Conus miles, Conus magus, Conus imperialis, Conus terebra.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP




Nha Trang, tháng 07 năm 2010

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ MÔI TRƢỜNG
==========


NGUYỄN THỊ LAN


NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI VÀ TUYẾN NỌC ĐỘC
CỦA BỐN LOÀI ỐC CỐI
Conus miles, Conus magus, Conus imperialis , Conus terebra.


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP



Giáo viên hƣớng dẫn:
PGS-TS. NGÔ ĐĂNG NGHĨA






Nha Trang, tháng 07 năm 2010
Lời cảm ơn
Trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài tại trƣờng Đại học Nha Trang em nhận
đƣợc sự quan tâm của cơ quan, nhà trƣờng, sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo,
bạn bè và ngƣời thân.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô giáo của trƣờng Đại học Nha Trang, thầy cô giáo
cán bộ trong Viện Công Nghệ Sinh Học và Môi Trƣờng đã truyền những kiến thức
và kinh nghiệm quý báu trong những năm học vừa qua.
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn tới thầy
giáo: PGS – TS Ngô Đăng Nghĩa, cô giáo: Th.S Khúc Thị An, Thầy giáo: Ứng
Trọng Thuấn đã tận tình quan tâm hƣớng dẫn và chỉ bảo giúp em hoàn thành đề tài
tốt nghiệp này.
: Bộ môn Công

Nghệ Sinh học, bộ môn Môi Trƣờng thuộc Viện Công Nghệ Sinh Học và
.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ động viên của gia đình,
bạn bè, ngƣời thân, cảm ơn những ý kiến đóng góp và giúp đỡ em trong suốt qua
trình thực hiện đề tài.

Nha Trang ngày 20 tháng 06 năm 2010.

Sinh viên:

Nguyễn Thị Lan


i
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tình hình biển Việt Nam và đa dang sinh học thân mềm biển Viêt Nam. 3
1.2 Giới thiệu về ốc và độc tố ốc. 3
1.3 Giới thiệu về ốc cối và độc tố ốc. 4
1.4 Độc tố ốc cối và cơ chế gây độc của ốc cối. 6
1.5 Các nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc. 7
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 9
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu. 9
2.2. Hóa chất và dụng cụ. 9
2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 10
2.4. Phƣơng pháp xử lý và phân tích mẫu: 10
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 14
3.1. Mô tả hình dáng bên ngoài của các loài ốc. 14
3.1.1 Conus miles 14

3.1.2. Conus magus. 19
3.1.3 Conus imperialis. 24
3.1.4 Conus terebra: 29
3.1.5. So sánh hình thái của các loài ốc. 33
3.2. Kết quả giải phẫu tuyến nọc độc của các loài ốc. 34
3.2.1 Số liệu thống kê mô tả về kích thƣớc, khối lƣợng, đƣờng kính tuyến nọc
độc của Conus miles: 36
3.2.2 Số liệu thống kê về kích thƣớc, khối lƣợng, đƣờng kính tuyến nọc độc của
Conus magus: 40
3.2.3 Số liệu thống kê về kích thƣớc, khối lƣợng, đƣờng kính tuyến nọc độc của
Conus imperialis. 42
3.2.4 Số liệu thống kê mô tả về kích thƣớc, khối lƣợng, đƣờng kính tuyến nọc
độc của Conus terebra: 46
3.2.5 So sánh hình thái tuyến nọc độc của bốn loài ốc: 49
CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 54

ii
4.1 Kết luận: 54
4.2 Đề xuất ý kiến. 55



iii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng dùng để phân loại kích cỡ chiều dài của ốc theo Verlag Christa
Hemmen (1995): 12
Bảng 2.2. Công thức đƣợc dùng để phân loại trọng lƣợng của các loài ốc theo
Verlag Christa Hemmen (1995): 12
Bảng 2.3. Công thức dùng để phân loại hình thái của ốc cối theo Verlag Christa

Hemmen (1995): 13
Bảng 2.4. Công thức dùng để phân loại kích cỡ của ốc cối theo Verlag Christa
Hemmen (1995): 13
Bảng 2.5. Bảng dùng để đánh giá mối liên quan giữa các thông số trong 1 loài
bằng hệ số phân tán ( R
2
): 13
Bảng 3.1. Kích thƣớc, khối lƣợng, đƣờng kính của Conus miles: 16
Bảng 3.2. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số phân tán của chiều dài, đƣờng
kính, khối lƣợng và tháp vỏ của Conus miles: 17
Bảng 3.3. Bảng giá trị tính theo công thức chuẩn quốc tế: 18
Bảng 3.4. Bảng kích thƣớc, khối lƣợng, đƣờng kính, tháp vỏ, chiều dài thân, số
vòng xoắn của Conus magus: 21
Bảng 3.5. Bảng giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số phân tán của Conus
magus: 21
Bảng 3.6. Bảng giá trị tính theo công thức chuẩn quốc tế: 23
Bảng 3.7. Bảng kích thƣớc, khối lƣợng, đƣờng kính của Conus imperialis: 26
Bảng 3.8. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số phân tán của khối lƣợng, chiều
dài, đƣờng kính và tháp vỏ của Conus imperialis: 27
Bảng 3.9. Bảng giá trị tính theo công thức chuẩn quốc tế: 28
Hình 3.11. Conus terebra. 29
Hình 3.12. Hình dáng bên ngoài của Conus terebra. 30
Bảng 3.10. Bảng số liệu nghiên cứu các mẫu ốc: 31
Bảng 3.11. Bảng giá trị trung bình, độ lêch chuẩn, hệ số phân tán của Conus
terebra: 31
Bảng 3.12. Bảng theo công thức chuẩn quốc tế: 32

iv
Bảng 3.13. Mô tả kích thƣớc, khối lƣợng, đƣờng kính, chiều dài của bốn loài ốc
cối:………………. 33

Bảng 3.14. Kích thƣớc, khối lƣợng, đƣờng kính túi chứa độc, ống dẫn độc của
Conus miles: 37
Bảng 3.15. Kích thƣớc, khối lƣợng, đƣờng kính túi răng kintin, vòi hút của
Conus miles: 37
Bảng 3.16. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số phân tán chiều dài, khối
lƣợng, đƣờng kính túi chứa độc và ống dẫn độc của Conus miles: 38
Bảng 3.17. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số phân tán chiều dài, khối
lƣợng đƣờng kính túi răng kitin, vòi hút của Conus miles: 38
Bảng 3.18. Bảng số liệu khối lƣợng của của ốc và khối lƣợng tuyến nọc độc của
Conus miles: 39
Bảng 3.19. Bảng chiều dài, kích thƣớc, đƣờng kính túi chứa độc, ống dẫn độc
của Conus magus: 40
Bảng 3.20. Bảng chiều dài, kích thƣớc, đƣờng kính túi răng kitin, vòi hút của
Conus magus: 41
Bảng 3.21. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số phân tán túi chứa độc, ống
dẫn độc của Conus magus: 41
Bảng 3.22. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số phân tán túi răng kitin, vòi
hút của Conus magus: 41
Bảng 3.23. Bảng số liệu khối lƣợng ốc và khối lƣợng tuyến nọc độc của Conus
magus: 42
Bảng 3.24. Bảng chiều dài, kích thƣớc, đƣờng kính túi chứa độc, ống dẫn độc
của Conus imperialis: 43
Bảng 3.25. Bảng chiều dài, kích thƣớc, đƣờng kính túi răng kitin, vòi hút của
Conus imperialis: 44
Bảng 3.26. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số phân tán túi chứa độc, ống
dẫn độc của Conus imperialis: 44
Bảng 3.27. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số phân tán túi răng kitin, vòi
hút của Conus imperialis: 44

v

Bảng 3.28. Bảng thống kê khối lƣợng ốc và khối lƣợng tuyến nọc độc của Conus
imperialis: 45
Bảng 3.29. Số liệu thống kê mô tả về kích thƣớc, khối lƣợng, đƣờng kính túi
chứa độc, ống dẫn độc của Conus terebra: 46
Bảng 3.30. Số liệu thống kê mô tả về kích thƣớc, khối lƣợng, đƣờng túi răng
kitin, vời hút của Conus terebra: 47
Bảng 3.31. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số phân tán túi chứa độc, ống
dẫn độc của Conus terebra: 47
Bảng 3.32. Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, hệ số phân tán túi răng kitin, vòi
hút của Conus terebra: 47
Bảng 3.33. Bảng thống kê khối lƣợng ốc và khối lƣợng tuyến nọc độc của Conus
terebra :… 48
Bảng 3.34. So sánh kích thƣớc, khối lƣợng túi chứa độc, ống dẫn độc của bốn
loài ốc:……………………………………………………………………………… 49
Bảng 3.35. So sánh kích thƣớc, khối lƣợng túi răng kitin, vòi hút của bốn loài ốc
cối: 50








vi
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 10
Hình 2. Cấu tạo bên ngoài của ốc cối Error! Bookmark not defined. 12
Hình 3.1. Conus miles. 14

Hình 3.2. Hình dáng bên ngoài của Conus miles. 15
Hình 3.3. Đƣờng hồi quy thể hiện quan hệ tuyến tính giữa chiều dài với khối
lƣợng của Conus miles. 17
Hình 3.4. Conus magus. 19
Hình 3.5. Hình dáng bên ngoài của Conus magus. 20
Hình 3.6. Đƣờng hồi quy mối quan hệ giữa chiều dài với khối lƣợng của Conus
magus. ……… 22
Hình 3.7. Đƣờng hồi quy mối quan hệ giữa đƣờng kính với khối lƣợng của
Conus magus. … 22
Hình 3.8. Conus imperialis. 24
Hình 3.9. Hình dáng bên ngoài của Conus imperialis. 24
Hình 3.10. Đƣờng hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa đƣờng kính với khối lƣợng
của Conus imperialis. 28
Hình 3.11. Conus terebra. 29
Hình 3.12. Hình dáng bên ngoài của Conus terebra. 30
Hình 3.13. Biểu đồ so sánh kích thƣớc, khối lƣợng, đƣờng kính của bốn loài ốc
cối……… 33
Hình 3.14. Các bộ phận của tuyến nọc độc 34
Hình 3.15. Răng kitin Conus spp. 35
Hình 3.16. Tuyến nọc độc của Conus miles. 36
Hình 3.17. Tuyến nọc độc của Conus magus. 40
Hình 3.18. Tuyến nọc độc Conus imperialis 43
Hình 3.19. Tuyến nọc độc Conus terebra 46
Hình 3.20. Đƣờng hồi quy tuyến tính mối quan hệ giữa khối lƣợng ốc và khối
lƣợng tuyến nọc độc của Conus terebra. 48
Hình 3.21. Tuyến nọc độc của bốn loài ốc cối. 49

vii
Hình 3.22. Đồ thị so sánh khối lƣợng các bộ phận tuyến nọc độc của bốn loài ốc
cối………… 50

Hình 3.24. Đồ thị so sánh chiều dài các bộ phận tuyến nọc độc của bốn loài ốc
cối………… 51
Hình 3.25. Đồ thị so sánh đƣờng kính các bộ phận của tuyến nọc độc của bốn
loài ốc cối……. 52


viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.


L (Shell Length)
Chiều dài của ốc (mm)
PMD (Position of Maximum Diameter of last
whorl)
Vị trí của đƣờng kính lớn nhất tƣơng đối của ốc
ở cuối vòng xoắn.
RD (Relative Diameter of last whorl)
Đƣờng kính lớn nhất tƣơng đối của ốc cối
RSH (Relative Spire Height, as proportion of
shell length)
Chiều cao tƣơng đối của tháp vỏ

RW (Relative Weight of shell)
Trọng lƣợng tƣơng đối của ốc
R
2
(R- square coefficients)
Hệ số xác định
S (Standard Error)
Độ lệch chuẩn





1
LỜI NÓI ĐẦU

Ốc cối là một trong những họ động vật thân mềm lớn (gồm khoảng 700 loài)
thuộc loài ăn thịt, có nọc độc, phân bố khắp nơi trên thế giới đặc biệt là ở vùng biển
nhiết đới. Trong khi nghiên cứu chất độc có thể gây chết ngƣời của loài ốc cối thì
các nhà khoa học đã phát hiện chất này có tác dụng giảm đau. Nhiều độc tố khác
của ốc biển đã đƣợc dùng để chữa bệnh nguy hiểm nhƣ tim mạch, Parkison…
Độc tố của những loài ốc cối này là các peptid có hoạt tính gây đôc thần kinh
còn gọi là conotoxin chứa trong ống độc, là vũ khí hữu hiệu giúp chúng bắt mồi,
cạnh tranh sinh học và tự bảo vệ.
Hiện nay các peptid này đã đƣợc sử dụng làm thuốc chữa bệnh, thuốc giảm
đau dùng trong lĩnh vực thú y để gây bất tỉnh tạm thời nhƣng không giết chết đối
tƣợng nghiên cứu, ứng dụng trong nghiên cứu sinh vật biển…
Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về các loài động vật thân
mềm. Trong vòng 20 năm qua, đã có hơn 2600 cuộc nghiên cứu đƣợc tiến hành
nhằm đánh giá một cách chính xác về đóng góp quan trọng của các độc tố chiết xuất
từ loài ốc cối với nghành dƣợc và sinh học tế bào. Cho đến nay, khoa học chỉ mới
chiết xuất và phân tích dƣợc khoảng 100 độc tố từ nguồn tiềm năng chứa tới 50.000
độc tố của ốc cối, đồng thời độc tố của ốc cối cũng có hoạt tính giảm đau gấp
10.000 lần so với morphin mà không gây nghiện, không phải tăng liều trong qua
trình sử dụng… và đặc biệt không gây hiệu ứng phụ.
Tuy nhiên ốc cối có rất nhiều loài, hình thái của chúng có nhiều điểm tƣơng
đồng nhau. Nhiều khi có thể chúng ta sẽ bị nhầm lẫn giữa các loài với nhau. Và đặc
biệt chúng lại là thủ phạm của nhiều vụ chết ngƣời. Vì vậy chúng tôi đã tiến hành
đề tài: “Nghiên cứu hình thái và tuyến nọc độc của bốn loài ốc cối: Conus miles,

Conus magus, Conus imperialis, Conus terebra”.
Nội dung chính của đề tài gồm:
 Tổng quan về biển Việt Nam, họ ốc cối và độc tố ốc.
 Mô tả hình dáng bên ngoài của các loài ốc cối.
 Mô tả hình thái các cơ quan của tuyến nọc độc của các loài ốc cối.

2
Mục tiêu của đề tài:
 Nhằm mô tả khái quát về hình dáng bên ngoài và các cơ quan của tuyến nọc
độc từ đó phân loại ốc cối.
 Định hƣớng cho tách chiết, nghiên cứu di truyền và tính dƣợc học của tuyến
nọc độc.




























3
CHƢƠNG I:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tình hình biển Việt Nam và đa dang sinh học thân mềm biển Viêt Nam.
Việt Nam với chiều dài biển 1344km, nằm trong vùng nhiệt đới, phía Đông
và Nam đều giáp biển, có nhiều vùng vịnh, cửa sông đổ ra biển, nền đáy đa dạng tạo
nên khu hệ động vật thân mềm rất phong phú và đa dạng về thành phần loài, trong
đó có nhiều loài có giá trị kinh tế. Từ xa xƣa nhân dân ta đã biết khai thác động vật
thân mềm làm thực phẩm, làm mỹ phẩm, làm hàng mỹ nghệ trong gia đình. Tuy
nhiên công việc nghiên cứu động vật thân mềm ở Việt Nam mới chỉ đƣợc nghiên
cứu sâu rộng từ đầu thế kỷ XX đến nay.
Các tác giả Dautzenberg và Fishcher 1905, 1906 trong chuyến điều tra của
tàu Blaise ở vịnh Bắc bộ đã thu thập đƣợc 109 loài động vật thân mềm. Cũng hai tác
giả trên năm 1906 đã thu thập đƣợc 97 loài ở vùng Bỉm Sơn, Thanh Hóa
3
.
Trong số động vật thân mềm sống ở vùng biển nhiệt đới có loài ốc cối vốn nổi tiếng
là nguồn nguyên liệu sản xuất “thần dƣợc” chữa các cơn đau mạn tính, ung thƣ và
nhiều bệnh khác…
1.2 Giới thiệu về ốc và độc tố ốc.
1.2.1 Giới thiệu về ốc.

Ốc là tên chung để chỉ hầu hết các loài động vật thân mềm trong lớp Chân
bụng với đặc điểm có vỏ xoắn khi trƣởng thành. (Có các loài ốc không có vỏ hoặc
vỏ rất nhỏ, ví dụ ốc sên trần). Đặc điểm chung là có vỏ cứng bằng đá vôi, tạo thành
ống rỗng, cuộn vòng quanh trục chính thành các vòng xoắn, thƣờng theo chiều
thuận với chiều kim đồng hồ.
Ốc sống ở rất nhiều môi trƣờng đa dạng, từ rãnh nƣớc, sa mạc, cho đến
những vực biển sâu. Đa số các loài ốc sống ở môi trƣờng biển. Nhiều loại khác sống
trên cạn, trong môi trƣờng nƣớc ngọt, và nƣớc lợ. Nhiều loài ốc là động vật ăn thực
vật, một số loài ốc cạn và nhiều loài ốc biển là động vật ăn tạp hoặc động vật ăn
thịt.

4
1.2.2 Giới thiệu về độc tố ốc.
Tùy vào từng loại ốc mà bản chất độc tố của nó là sanxitoxin, hoặc
tetrodotoxin, hay conotoxin chứa trong các loài ốc cối. Độc tố trong các loài ốc mặt
trăng, ốc đụn và ốc trám đã đƣợc xác định là sanxitoxin.
Trong khi đó độc tố của ốc tù và Charonia sauliae, ốc hƣơng Nhật Bản
Babylonia japonica, ốc tù và gai miệng đỏ Tutufa lissostoma, ốc bùn, ốc ngọc lại
tetrodotoxin. Đáng lƣu ý là độc sanxitoxin, tetrodotoxin hay conotoxin đều thuộc
hợp chất có khối lƣợng phân tử thấp, do cấu trúc hóa học khá đặc biệt nên chúng
không hề bị phân hủy, biến tính ở nhiệt độ cao khi chế biến và do vậy chúng tồn tại
trong các sản phẩm thức ăn đã đƣợc chế biến, xào nấu hay thậm chí kể cả các sản
phẩm đông lạnh, đóng hộp.
Nguồn gốc của độc tố trong các loài ốc hiện nay chƣa đƣợc biết rõ ràng, do
chúng có tính chất khá phức tạp, không phải tất cả các cá thể trong cùng một loài
đều mang độc tố và độc tính của chúng cũng rất khác biệt theo từng cá thể. Nguyên
nhân của tính chất phức tạp này rất có thể độc tố của ốc cũng có nguồn gốc từ các vi
sinh vật công cộng.
1.3 Giới thiệu về ốc cối và độc tố ốc.
1.3.1 Giới thiệu về ốc cối.

Họ ốc cối thuộc nhóm họ Conidae là một trong những họ có số lƣợng loài rất
lớn trong nghành động vật thân mềm. Cho đến nay, trên thế giới ngƣời ta đã xác
định đƣợc có khoảng 700 loài ốc cối, chủ yếu thuộc giống Conus thuộc loại ăn thịt,
có nọc độc. Chúng là nguồn thực phẩm quan trọng đối với con ngƣời. Nhiều loài
trong họ Conidae có vỏ rất đẹp và là mặt hàng mỹ nghệ có giá trị. Ngoài ra một số
loài trong họ ốc này có tuyến độc rất nguy hiểm có thể gây chết ngƣời. Tuy nhiên ở
Việt Nam, cho đến nay vẫn chƣa có nhiều công bố đầy đủ về thành phần loài của họ
ốc này. Do vậy chúng đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu động vật thân
mềm từ hàng trăm năm nay.

5
1.3.2 Hệ thống phân loại ốc cối
2
:
Giới (Kingdom): Animalia Linnaeus, 1758 – animals (động vật)
Phân giới (Subkingdom): Bilateria (Hatschek, 1888) Cavalier-Smith, 1983 – bilaterians
(tính đối xứng).
Chi (Branch): Protostomia Grobben, 1908 – protostomes (động vật không xƣơng sống)
Dƣới chi (Infrakingdom): Lophotrochozoa – Lophotrochozoans
Liên ngành (Superphylum): Eutrochozoa
Ngành (Phylum): Mollusca (Linnaeus, 1758) Cuvier, 1795 - Molluscs
Lớp (Class): Gastropoda Cuvier, 1795 - Snails and Slugs (ốc sên và con sên)
Phân lớp (Subclass): Orthogastropoda Ponder & Lindberg, 1996
Liên bộ (Superorder): Caenogastropoda Cox, 1960
Bộ (Order): Sorbeoconcha Ponder & Lindberg, 1997
Phân bộ (Suborder): Hypsogastropoda Ponder & Lindberg, 1997
Phân bộ (Infraorder): Neogastropoda Thiele, 1929
Liên họ (Superfamily): Conoidea Fleming
Họ (Family): Conidae Rafinesque, 1815 - Cone (ốc cối)
Giống (Genus): Conus Linnaeus, 1758


1.3.3 Phân bố của ốc cối
Phân bố khắp nơi trên thế giới, ở vùng biển nhiệt đới. Đặc biệt là ở vùng biển
Ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng. Chúng thƣờng sống trong các rạn san hô, rạn
đá hoặc vùng triều, nhiều loài còn sống ở vùng nƣớc sâu hàng trăm mét. Nền đáy có
thể là đáy đá, san hô, vách đá, đáy bùn hoặc cát.
Ở Việt Nam loài ốc cối này phân bố nhiều ở dọc ven biển miền Trung nhƣ
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa…
1.3 Những nghiên cứu về ốc cối
1.3.1 Đặc điểm hình thái của Conus ssp.
Ốc cối có vỏ dạng hình thoi, tháp vỏ thấp, tầng thân lớn, miệng vỏ hẹp dài,
trục vỏ thẳng, không có nếp uốn vặn, mép trong và mép ngoài miệng vỏ đơn giản,
nắp vỏ bằng chất sừng, da vỏ có vân màu phân bố.
1.3.2 Đặc điểm sinh sản của ốc cối.
Quá trình thụ tinh tiến hành trong xoang áo. Cơ quan giao phối là một tua đầu
biến đổi, có rãnh ở giữa và các giác bám kém phát triển. Khi thụ tinh thì con đực lấy
một ít bao tinh từ túi Needham rồi chuyển vào xoang áo của con cái và gắn chặt vào
lỗ sinh dục cái. Trứng bé và có ít noãn hoàng. Noãn hoàng dùng để cung cấp chất
dự trữ cho quá trình phát triển của phôi. Trong quá trình phát triển mắt đƣợc hình

6
thành từ lá phôi ngoài, tua miệng đƣợc chuyển ra phía trƣớc và xếp quanh miệng.
Phát triển trực tiếp không qua biến thái.
1.4 Độc tố ốc cối và cơ chế gây độc của ốc cối.
1.4.1 Giới thiệu về độc tố ốc cối.
Độc tố ốc cối là các peptide có hoạt tính gây độc thần kinh gọi là conotoxin
chứa trong ống độc, là vũ khí hữu hiệu giúp chúng bắt mồi, cạnh tranh sinh học và
tự bảo vệ.
Conotoxin gồm có các conopeptide (những peptide nhỏ chứa nhiều liên kết
disulfide và gốc cysteine) và conantokins (những peptide không chứa gốc cysteine

mà thƣờng đặc trƣng bởi gốc gama – carbocyglutamic acid – Gla).
Tuyến nọc độc chứa lƣợng lớn các peptide có tác động chọn lọc lên hệ thần
kinh ngoại biên và trung tâm thần kinh của động vật có xƣơng sống và không
xƣơng sống. Các thành phần khác nhau sẽ có tác động riêng biệt lên các ion và các
thụ thể cũng nhƣ các nhân tố khác của hệ thông tin liên lạc giữa các tế bào.
Tuyến nọc độc của ốc cối chứa peptide ngắn đƣợc gọi là conotoxin, mỗi loài
ốc cối sản sinh ra một hỗn hợp các peptide độc rất phực tạp, có cấu trúc và tính
dƣợc lý đặc trƣng. Conotoxin gồm những nhóm sau:
Conotoxin tác động lên kênh natri:
,
0- và - conotoxin.
Conotoxin tác động lên kênh canxi: nhóm conotoxin.
Conotoxin tác động lên thụ thể nicotinic acetylcholine: họ conotoxin.
Conotoxin tác động lên kênh kali: - conotoxin.
Conotoxin tác động lên N – methyl – D – Aspatide: họ conantokin.
1.4.2 Cơ chế tác động của độc tố ốc cối:
Khi lọt vào cơ thể, phân tử độc của ốc cối liền phá vỡ liên lạc giữa các tế
bào. Khi tín hiệu thần kinh đƣa dọc tủy sống lên não, cần có sự vận chuyển ion
canxi qua lại màng tế bào. Đƣờng qua lại của ion canxi đƣợc gọi là kênh canxi. Độc
tố ốc ngăn chặn sự qua lại của canxi qua màng tế bào làm cho các tín hiệu không
truyền lên đƣợc não dẫn đến hệ thống thông tin giữa các tế bào bị phá vỡ
9
.

7
1.5 Các nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc.
1.5.1 Những nghiên cứu ngoài nƣớc:
Chính nhờ vào khả năng phá vỡ liên lạc giữa các tế bào mà các nhà khoa học
có thể hiểu đƣợc cơ chế hoạt động của tế bào. Tuy nhiên nghiên cứu chất độc của ốc
cối tỏ ra nhiều hứa hẹn nhất ở lĩnh vực chữa bệnh. Hiện nay các nhà nghiên cứu

đang bào chế thuốc chữa trị cho các bệnh thuộc hệ thần kinh tự động miễn dịch, ung
thƣ và triệu chứng đau mạn tính.
Cho đến nay khoa học chỉ mới nghiên cứu đƣợc khoảng 100 phân tử nọc
độc, trong đó có 95% chỉ đƣợc thực hiện trên 3 trong tổng 500 loài ốc cối. Trong
vòng 20 năm qua, đã có hơn 2600 cuộc nghiên cứu đƣợc tiến hành nhằm đánh giá
một cách chính xác về đóng góp quan trọng của các độc tố chiết xuất từ ốc cối đối
với ngành dƣợc và sinh học tế bào. Khoa học chỉ mới chiết xuất và phân tích đƣợc
khoảng 100 độc tố từ nguồn tiềm năng chứa tới 50000 độc tố của ốc cối.
Năm 1998 ông Dr. Bruce Liverr, Dept (miền Đông Nam Autralia) đã nghiên
cứu và cho biết độc tố ốc cối gồm nhiều loại khác nhau: tetrodotoxin, saxitoxin,
contoxin.
Năm 1999 trong tờ báo “đa dạng sinh học của giống Conus (Fleming, 1822):
Nguồn phong phú các peptide có hoạt tính sinh học” của Fredesric Le Gall, Philippe
Favreau, Georges Richard, Evelyne Benoit, Yves Letourneux và Jordi Molgo
(Pháp) nghiên cứu tổng quan về đa dạng sinh học của họ Conidae, ảnh hƣởng của
môi trƣờng sống lên Conidae đồng thời mô tả các cơ quan của tuyến độc gồm: vòi
hút, hầu, ống dẫn độc, túi nọc độc, túi răng kitin và các loại conotoxin trong hệ
thống độc tố ốc cối. Cũng trong năm này các nhà khoa học Mỹ là Manami Nishi và
Alan Jkohn đã nghiên cứu so sánh túi răng kitin của 11 loài trong giống Conus spp.
Năm 2002, Jennifer Marshall, Wayne P. Kelley, Stanislav S. Rubakhin, Jon-
Paul Bingham, Jonathan V. Sweedler và Wiliam F. Gilly trong “Những yếu tố
tƣơng quan đến giải phẫu về sự sản sinh độc tố trong Conus califonicus” mô tả chi
tiết về cấu trúc mô của ống dẫn độc và giải răng kitin đồng thời cho biết chức năng
các cơ quan trong tuyến nọc độc của Conus californicus.

8
Năm 2008, các nhà khoa hoc ngƣời Mỹ đƣa ra kết quả nghiên cứu khi sử
dụng kỹ thuật di truyền để phân định và mô tả một số loài trong giống conus spp.
mà trƣớc đây biện pháp mô học thông thƣờng chƣa thực hiện đƣợc.
5.1.2 Những nghiên cứu trong nƣớc:

Năm 2006, Đào Việt Hà - viện Hải Dƣơng Học Nha Trang đƣa tin: “Loài ốc
bùn Nassarius papillosus đƣợc xác định là đối tƣợng gây ra vụ ngộ độc ngày 17-10-
2006 tại Quảng Ngãi”. Tại Việt Nam đã xác định đƣợc ít nhất 3 loài ốc cối chứa độc
tố dƣới dạng nọc độc có khả năng gây chết ngƣời, nhƣng qua con đƣờng chích khi
chúng ta vô tình đụng chạm, cầm nắm phải chứ không phải qua đƣờng tiêu hóa.
Cũng từ mẫu ốc trên tại viện Passter Nha Trang lại có kết quả sau khi phân tích là
đối tƣợng gây ra vụ ngộ độc trên với cái tên Pimple Nassa chứa độc tố tetrodotoxin
giống nhƣ độc tố có trong cá nóc - là loại độc tố thần kinh cực độc.
Kết quả tổng kết các tài liệu nghiên cứu ở vùng biển
Khánh Hòa của ông Bùi Quang Nghị (1999), cho thấy ở Khánh Hòa họ ốc cối có 38
loài. Theo thống kê về thành loài tại phòng mẫu Viện Nuôi
trồng Thủy sản III của Nguyễn Chính và Lê Thị Ngọc Hòa (2001), họ ốc cối có 33
loài. Tài liệu này cũng cho biết, ốc cối phân bố ở nhiều khu hệ khác nhau, vùng
nƣớc nông, trung triều đến hạ triều, thậm chí đến độ sâu 100 m. Nền đáy có thể là
đáy đá, san hô, vách đá, đáy bùn hoặc cát.
Nhìn chung, cho đến nay các nghiên cứu về họ ốc cối chỉ dừng lại ở mức độ
lập danh mục và phân loại, chƣa có các nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm sinh học và
sinh thái.










9
CHƢƠNG II

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Nghiên cứu trên bốn loài: Conus miles, Conus magus, Conus imperialis,
Conus terebra.
2.2. Hóa chất và dụng cụ.
Hóa chất: dung dịch Aceton nitrile và Tri Flo Acid acetic. Pha với nhau theo
tỷ lệ 1 : 1.
Dụng cụ:
1. Dụng cụ giải phẫu : dao, kéo, pank, búa
2. Đĩa petri, quả bóp, ống nghiệm, bình tam giác.
3. Khay đựng mẫu.
4. Bộ nghiền mẫu
Máy móc, thiết bị:
1. Tủ lạnh, tủ đông sâu ở -20
0
C, -70
0
C.
2. Cân phân tích với độ chính xác hai số và bốn số.
3. Kính hiển vi điện tử có độ phóng đại 10, 40, 100 lần.
4. Máy ảnh.

10
2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm















Hình 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

2.4. Phƣơng pháp xử lý và phân tích mẫu:
2.4.1. Nghiên cứu hình thái bên ngoài của các loài ốc.
Mẫu ốc đƣợc thu nhận từ vùng biển Quảng Ngãi cho đến Ninh Thuận. Mẫu
ốc đƣợc bảo quản ở tủ đông sâu. Mỗi loài đƣợc chọn ra nhiều mẫu để làm thí
nghiệm.
Mô tả đặc điểm ốc cối (Conidae):
Dựa vào các tài liệu của FAO, kết hợp với các tài liệu mô tả đặc điểm ốc cối
đƣợc đăng tải trên các trang Web nhƣ: www.coneshell.net,
www.Seashellsofnsw.org.au/ /conus, www.gastropods.com/ /Conus/Conus làm
căn cứ cho việc mô tả đặc điểm.




Mẫu ốc
Nghiên cứu hình
thái
Giải phẫu tuyến nọc
độc
Mô tả tuyến nọc

độc
Kết quả
Kết quả

11




















Tiến hành thí nghiệm gồm các bƣớc:
Rã đông nhanh bằng nƣớc lạnh và đem rửa sạch.
Đặt lên khay đá đem quan sát hình thái, màu sắc bên ngoài
Cân, đo các thông số của ốc nhƣ đƣờng kính, chiều dài, số vòng xoắn
2.4.2. Giải phẫu và tách tuyến nọc độc của các loài ốc.

 Dùng búa đập vỡ vỏ ốc, đặt nội quan lên đĩa petri trên khay đá lạnh
 Dùng dụng cụ giải phẫu để tách tuyến độc của mẫu ốc.
 Tuyến nọc độc gồm 4 phần: túi nọc độc, ống dẫn, vòi hút và răng kitin.
 Đo các thông số của tuyến nọc độc sau đó kết quả đƣợc xử lý bằng
Microsoft Excel.
Hình 2. Cấu tạo bên ngoài của ốc cối

12
 Riêng rúi răng kitin đƣợc tách ra và soi lên kính hiển vi để quan sát cấu tạo của
răng.
2.4.3 Phân tích mẫu:
Tính kết quả trung bình mẫu, độ lệch chuẩn bằng Microsoft Excel.
Viết phƣơng trình hồi quy tuyến tính giữa các thông số với nhau theo phƣơng
trình: Y = + X.
Dùng công thức tính các thông số để phân loại ốc.
Sử dụng các tài liệu để phân tích mẫu và mô tả đặc điểm của ốc cối: tính các giá
trị của ốc cối theo cuốn: Manual of the Living conidae của các tác giả: Dieter
Rockel Werner Korn và Alai J.Kohn (nhà xuất bản Đức, đối chiếu
mẫu với các bảng:
Bảng 2.1. Bảng dùng để phân loại kích cỡ chiều dài của ốc theo Verlag Christa
Hemmen (1995):
L (Length)
(mm)
Phân loại
<15
Rất nhỏ
15 - 25
Nhỏ
25 - 35
Nhỏ vừa phải

35 - 55
Trung bình
55 - 80
Lớn vừa
>80
Lớn

Bảng 2.2. Công thức đƣợc dùng để phân loại trọng lƣợng của các loài ốc theo
Verlag Christa Hemmen (1995):
RW (W/L, gam/mm)
Phân loại
<0.06
Nhẹ
0.06 - 0.1
Nhẹ vừa
0.1 - 0.3
Rắn vừa
0.3 - 0.8
Rắn
0.8 -1.1
Nặng vừa
>1.1
Nặng




13

Bảng 2.3. Công thức dùng để phân loại hình thái của ốc cối theo Verlag Christa

Hemmen (1995):
PMD (l
2
/L); RD (D
max
/L)
Phân loại
PMD > 0.85; RD: 0.5 - 0.7
Hình nón
PMD > 0.85; PD > 0.7
Hình nón rộng
PMD > 0.85; RD < 0.5
Hình nón hẹp
PMD: 0.75 -0.85; RD > 0.7
Rộng, nón lồi
PMD: 0.75 -0.85; RD: 0.5 - 0.7
Hình trụ
PMD: 0.75 - 0.85; RD < 0.5
Hình trụ, nón hẹp
PMD < 0.75; RD > 0.7
Hình trứng, rộng hoặc hình trụ rộng
PMD < 0.76; RD: 0.5 - 0.7
Hình trứng hoặc hình trụ
PMD < 0.77; RD <0.5
Hình trứng hẹp hoặc hình trụ hẹp

Bảng 2.4. Công thức dùng để phân loại kích cỡ của ốc cối theo Verlag Christa
Hemmen (1995):
RSH (L – l
2

)/L
Phân loại tháp vỏ
< 0.12
Thấp
0.12 - 0.23
Vừa phải
> 0.23
Cao

Bảng 2.5. Bảng dùng để đánh giá mối liên quan giữa các thông số trong 1 loài
bằng hệ số phân tán (R
2
):
Giá trị R
2

Mức độ liên quan
R
2
< 0.7
Nghèo nàn
R
2
(0.7 – 0.8)
Khá
R
2
(0.8 – 0.9)
Tốt
R

2
> 0.9
Xuất sắc.






14

CHƢƠNG III
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Mô tả hình dáng bên ngoài của các loài ốc.
3.1.1 Conus miles.



Hình 3.1. Conus miles.








×