Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Tìm hiểu biến động của một số yếu tố thủy lý, thủy hóa và các biện pháp quản lý chất lượng nước ao nuôi cá mú tại công ty nuôi tôm xuất khẩu nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 71 trang )



i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của các thầy cô giáo Khoa Nuôi trồng Thủy sản, các cô chú, anh chị tại công ty và
các bạn cùng lớp. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Xin cảm ơn các thầy cô đã từng dạy bảo tận tâm cho tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường, đã truyền cho tôi vốn kiến thức quý báu.
Xin cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo Tôn Nữ Mỹ Nga đã hướng dẫn, giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Nguyễn Đình Trung, người đã
giúp đỡ tận tâm trong suốt quá trình thí nghiệm làm đề tài.
Cảm ơn các anh chị và các bạn đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn cha mẹ - người đã sinh ra, nuôi dưỡng và tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!






ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT iii



DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH vi

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 3

1.1. Tình hình nghiên cứu cá mú trên thế giới và Việt Nam 3

1.1.1. Tình hình nghiên cứu cá Mú trên thế giới 3

1.1.2. Tình hình nghiên cứu cá Mú ở Việt Nam 5

1.2. Tình hình nuôi cá Mú trên thế giới và ở Việt Nam 6

1.2.1. Tình hình nuôi cá Mú trên thế giới 6

1.2.2. Tình hình nuôi cá Mú ở Việt nam 8

1.3. Vài nét về kỹ thuật nuôi cá Mú 9

1.4. Một số yếu tố môi trường trong ao nuôi cá Mú 10

1.4.1. Yếu tố thủy lý 10

1.4.2. Các yếu tố thủy hóa 12

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17


2.1 Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu 17

2.1.1 Thời gian nghiên cứu 17

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 17

2.1.3. Đối tượng nghiên cứu 17

2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 17

2.2.1. Nội dung nghiên cứu 17

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 17

2.2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu (hình 2.1). 17

2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 17

2.2.2.3. Phương pháp thu mẫu nước 18

2.2.2.4. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường 20

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 21

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22



iii


3.1. Điều kiện khí tượng thủy văn vùng nuôi 22

3.1.1. Khí hậu 22

3.1.2. Chế độ nhiệt 22

3.1.3. Chế độ thủy triều 23

3.1.4. Thổ nhưỡng 23

3.1.5. Nguồn nước cấp 23

3.1.6. Hệ thống sông 23

3.2. Hệ thống công trình ao nuôi 24

3.2.1. Diện tích 24

3.2.2. Trang thiết bị phụ trợ sản xuất 24

3.2.3. Hệ thống cấp và thoát nước 25

3.3. Biến động một số yếu tố môi trường nước 26

3.3.1. Biến động các yếu tố môi trường theo thời gian nghiên cứu 26

3.3.1.1. Diễn biến các yếu tố thủy lý 26

3.3.1.2. Các yếu tố thủy hóa 30


3.2.2. Biến động các yếu tố môi trường theo thời gian ngày đêm 42

3.3. Các biện pháp quản lý duy trì chất lượng nước ao nuôi cá Mú 46

3.3.1. Phương pháp cải tạo ao 47

3.3.2. Chế độ thêm và thay nước 47

3.3.3. Chế độ quạt nước 48

3.3.4. Ảnh hưởng của thức ăn đến chất lượng nước và biện pháp quản lý 51

3.3.5 Ảnh hưởng của các khí độc đến chất lượng nước và biện pháp quản lý. 52

3.3.6. Thay đổi pH trong ao nuôi và biện pháp quản lý 53

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 54

4.1. Kết luận 54

4.1.1. Điều kiện tự nhiên và hệ thống công trình nuôi 54

4.1.2. Chất lượng nước ao A2 và B2 54

4.1.3. Các biện pháp quản lý duy trì chất lượng nước 55

4.2. Đề xuất ý kiến 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56




iv

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT
ppm: part per million (phần triệu).
ppt: part per thousand (phần nghìn).
h: hour (giờ).
mg: milligam (1 mg = 0,001 g).
mL: millilitre (1 mL = 0,001 L).
%: percentage (phần trăm).
o
C: độ C.
cm: centimetre (1cm = 0,001 m).
NTTS: nuôi trồng thủy sản.
A2: ao nuôi cá Mú lớn (nuôi được 7 tháng).
B2: ao nuôi cá Mú nhỏ (nuôi được 4 tháng).
ctv: cộng tác viên.
kk: không khí.
DO: hàm lượng oxy hòa tan.
N: Nitơ.
TB: giá trị trung bình của các yếu tố.
&: và







v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Sản lượng cá Mú (tấn) nuôi ở một số nước Ấn Độ - Thái Bình Dương 7

Bảng 1.2: Tiêu chuẩn về độ nhiễm bẩn của nước 15

Bảng 3.1: Nhiệt độ của 2 ao cá Mú A2 và B2 theo thời gian nghiên cứu 27

Bảng 3.2: Độ sâu, độ trong và màu nước ao cá Mú theo thời gian nghiên cứu 29

Bảng 3.3: Hàm lượng oxy hòa tan (mgO
2
/L) của ao A2 và B2 theo thời gian 31

Bảng 3.4: Hàm lượng CO
2
hòa tan (mg/L) trong 2 ao nuôi theo thời gian 33

Bảng 3.5: Giá trị pH ao nuôi cá Mú theo thời gian nghiên cứu 36

Bảng 3.6: Độ kiềm (mgCaCO
3
/L) ao cá Mú theo thời gian nghiên cứu 37

Bảng 3.7: Độ mặn (ppt) ao nuôi A2 và B2 theo thời gian nghiên cứu 38

Bảng 3.8: Hàm lượng COD (mg/L) ao nuôi A2 và B2 theo thời gian nghiên cứu 39

Bảng 3.9: Hàm lượng BOD

5
(mgO
2
/L) ao A2 và B2 theo thời gian nghiên cứu 40

Bảng 3.10: Hàm lượng H
2
S (mg/L) ao A2 và B2 theo thời gian nghiên cứu 41

Bảng 3.11: Hàm lượng amoniac và nitrite (mg/L) ao A2 và B2 41

Bảng 3.12: Hàm lượng H
2
S (mg/L) ao A2 và B2 theo thời gian nuôi 52











vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Hình ảnh một số loài cá Mú 3


Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 18

Hình 2.2: Ảnh chụp ao A2 và điểm thu mẫu (1), (2), (3), (4) 19

Hình 2.3: Ảnh chụp ao B2 và điểm thu mẫu (1), (2), (3), (4) 19

Hình 3.1. Kênh thoát nước của ao nuôi 25

Hình 3.2: Kênh cấp nước mặn 25

Hình 3.3: Diễn biến nhiệt độ ao nuôi A2 theo thời gian nghiên cứu 28

Hình 3.4: Diễn biến nhiệt độ ao nuôi B2 theo thời gian nghiên cứu 28

Hình 3.5: Sự biến động hàm lượng oxy hòa tan ao A2 theo thời gian nghiên cứu 32

Hình 3.6: Sự biến động hàm lượng oxy hòa tan ao B2 theo thời gian nghiên cứu 32

Hình 3.7: Sự biến động hàm lượng CO
2
ao A2 theo thời gian nghiên cứu 34

Hình 3.8: Sự biến động hàm lượng CO
2
ao A2 theo thời gian nghiên cứu 34

Hình 3.9: Sự biến động pH theo thời gian nghiên cứu 36

Hình 3.10: Sự biến động nhiệt độ nước theo ngày đêm của ao A2 43


Hình 3.11: Sự biến động nhiệt độ nước theo ngày đêm của ao B2 43

Hình 3.12: Sự biến động của hàm lượng oxy hòa tan trong 2 ao A2 và B2 theo
chu kì ngày đêm 45

Hình 3.13: Sự biến động của hàm lượng CO
2
hòa tan trong 2 ao A2 và B2 theo
chu kì ngày đêm 46

Hình 3.14: Hệ thống máy quạt nước ao A2 và B2 50





1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, ngành thủy sản trở thành mũi nhọn trong chiến
lược phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. Trong đó, cá Mú là một trong những đối tượng đang được chú trọng phát
triển. Ở Việt Nam song song với nuôi tôm và một số đối tượng thủy sản khác, nghề
nuôi cá Mú đang mở ra hướng mới cho người nuôi.
Nghề nuôi cá Mú chính thức phát triển vào năm 1988 (Lê Anh Tuấn, 2004)
[14]. Trong giai đoạn 1993-1996, nghề nuôi tôm có xu hướng phát triển chậm do
tôm bị chết bởi dịch bệnh và tác động môi trường (Nguyễn Trọng Nho & ctv, 1996)
[5], nhiều ao nuôi chuyển sang ao nuôi cá Mú (Lê Anh Tuấn, 2004) [14]. Nghề nuôi
cá Mú phát triển mạnh từ Bắc vào Nam nhưng chủ yếu tập trung ở Quảng Ninh, Hải

Phòng, Khánh Hòa, Vũng Tàu với hình thức nuôi lồng và nuôi ao đất.
Trong nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá Mú nói riêng, môi
trường và các biện pháp duy trì và quản lý chất lượng nước là một trong những yếu
tố quan trọng ảnh hưởng quyết định đến kết quả của quá trình nuôi. Môi trường
nuôi tốt sẽ góp phần làm tăng năng suất và ngược lại. Tuy nhiên, môi trường và chất
lượng nước đối với nuôi trồng thủy sản được đánh giá tùy thuộc vào đối tượng nuôi.
Môi trường nước được coi là tốt đối với đối tượng này nhưng chưa chắc là tốt với
đối tượng nuôi khác. Song những biến đổi của môi trường và chất lượng nước có
ảnh hưởng đến thủy sinh vật nói chung và cá Mú nói riêng. Để giải quyết tốt hơn
các yếu tố môi trường sống, cần tiến hành những nghiên cứu để từ đó đề ra biện
pháp kĩ thuật thích hợp điều khiển môi trường nước, góp phần tăng năng suất và sản
lượng cá nuôi.
Thành công trong NTTS không chỉ ở năng suất cao, sản lượng nhiều mà còn
phải đảm bảo sản xuất bền vững, không phá hủy hệ sinh thái tại chỗ. Việc nghiên
cứu đặc điểm môi trường và các biện pháp quản lý chất lượng nước trong ao nuôi
rất cần thiết để đề ra giải pháp toàn diện cho quá trình nuôi gắn với bảo vệ môi trường.


2

Xuất phát từ những lý do trên, để làm quen với phương pháp nghiên cứu
khoa học, khoa NTTS, bộ môn Quản Lý Môi Trường và Nguồn Lợi thủy sản
Trường Đại học Nha Trang đã đồng ý cho tôi thực hiện đề tài “Tìm hiểu biến động
của một số yếu tố thủy lý, thủy hóa và các biện pháp quản lý chất lượng nước
ao nuôi cá Mú tại công ty nuôi tôm xuất khẩu - Nha Trang”.
Đề tài thực hiện với các nội dung chính sau:
1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên vùng nuôi và hệ thống công trình ao nuôi.
2. Tìm hiểu các yếu tố thủy lý, thủy hóa trong ao nuôi cá Mú.
3. Tìm hiểu biện pháp quản lý và duy trì chất lượng nước trong ao nuôi.
Đề tài này hoàn thành cung cấp thêm cho khoa học một số thông tin về quá

trình biến động các thông số môi trường nước theo thời gian nuôi và theo chu kì
ngày đêm. Còn đối với người NTTS, đề tài đưa ra một số biện pháp hữu ích nhằm
quản lý môi trường nước nuôi phù hợp và tăng năng suất vụ nuôi.
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn, khả năng tổng hợp và phân tích còn hạn
chế, luận văn không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự góp ý của quý thầy cô và
các bạn. Xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, tháng 6 năm 2011
SVTH
Hồ Thị Thanh Nga







3

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu cá mú trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình nghiên cứu cá Mú trên thế giới
Theo Lê Trọng Phấn & ctv (1997) [7], cá Mú có vị trí phân loại như sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Serranidae
Giống: Epinephelus
Loài: E. sp







Hình 1.1: Hình ảnh một số loài cá Mú
Cá mú Chấm
:
(
Epinephelus
areolatus
)

Cá mú Mỡ
(Epinephelus tauvina)
Cá mú Chấm xanh
(Epinephelus chlorostigma)


4

Theo Lê Trọng Phấn (1997) [7], Việt Nam có 11 giống và 48 loài. Trong
khi đó, Đào Mạnh Sơn & Đỗ Văn Nguyên (1998) [10] cho rằng họ cá Mú Việt Nam
có 13 giống và trên 40 loài. Tuy nhiên, cá có giá trị kinh tế chỉ có 23 loài thuộc 6
giống Anyperodon, Cromilepter, Plestropomus, Variola, Epinephelus.
Vùng biển vịnh Bắc Bộ có 3 loài: cá Mú Mỡ (E.tauvina); cá mú Dẹt
(E.bleekeri), cá mú Cáo (E. meguchir). Vùng biển Miền Trung có cá mú Chấm đỏ
(E.alaara). Vùng biển miền Đông và Tây Nam Bộ có cá mú Chấm đỏ (E.akaara),
cá mú Ruồi (E.tauvina) (Trần Duy, 1995) [3].
Hiện nay, họ cá Mú (Seranidae) có khoảng 75 giống và trên 400 loài, có

những loài chỉ dài 20cm nặng 100g, nhưng cũng có loài dài tới 1,5m, nặng trên
300kg (Nguyễn Tác An & ctv, 1993) [1]. Họ cá Mú phân bố rộng, tập trung chủ yếu
ở biển Á nhiệt đới, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Một số
loài sống ở cả nước ngọt (cá Mú Trung Quốc). Những công bố trên là kết quả
nghiên cứu hơn một thế kỷ của các nhà ngư loại học thế giới. Ngay từ cuối thế kỷ
18 đầu thế kỷ 19, những hình ảnh và những nghiên cứu đầu tiên về cá Mú đã được
công bố. Loài Cephalophlis fulax, được bắt ở biển phía tây Đại tây Dương, dài 16
inches, được công bố bởi Linné, năm 1758 là một trong những hình ảnh cá Mú đầu
tiên trên thế giới (Bùi Hải Quảng, 2001) [9].
Ở châu Á, nghề nuôi cá Mú đã bắt đầu vào những năm đầu của thập niên
70 bằng nguồn giống tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Điều đó đã thúc đẩy việc nghiên
cứu sâu về đặc điểm sinh học, nhất là đặc điểm sinh sản để áp dụng vào sản xuất
giống nhân tạo. Công trình sản xuất giống nhân tạo đầu tiên vào những năm giữa
thập kỷ 80 ở Đài Loan và Thái Lan, 1990 (SUMA, 2002) [18].
Đài Loan dẫn đầu về cho sinh sản nhân tạo cá Mú với sản lượng hàng năm
trên 20 triệu cá Mú bột cỡ hơn 3cm, ngoài ra Đài Loan đã sản xuất được cá mú
Điểm gai (Epinephalus malabaricus), cá mú Hoa nâu (E. fuscoguttatus) (tạp chí
KH& CN, 2004) [15].


5

Năm 1980, Trung Quốc bắt đầu cho đẻ cá Mú ở Triết Giang, Phúc Kiến,
Quảng Đông, Hải Nam. Năm 1985, thành công bước đầu cho cá đẻ ở Triết Giang
thu được trên 3 vạn cá 20 ngày tuổi. Năm 1990, Trung Quốc sản xuất trên 3 vạn
con. Từ năm 1986 - 1991, các tỉnh ở Trung Quốc thu được trên 26 vạn con cỡ trên 3
cm. Gần đây, các tỉnh ở phía Nam đã sản xuất số lượng lớn loài cá mú Đen (cá mú
Chấm xanh) (E.awwoara), với quy trình sản xuất ổn định. Còn 2 loài cá mú Chấm
đỏ (E. akaara) và cá mú Mỡ (E. tauvina) quy trình sản xuất chưa ổn định, tỷ lệ sống
còn thấp trong quá trình ương nuôi.

Những năm cuối của thập niên 90, những công trình và dự án nghiên cứu sản
xuất giống đã thành công ở các nước Indonesia, Philippines, Trung Quốc…(Tạp
chí KH & CN) [15].
Tới đây, thế giới có rất nhiều những nghiên cứu về cá Mú trên tất cả những
lĩnh vực như sinh học, sản xuất giống, kỹ thuật ương nuôi, bệnh,…thật khó để có
thể thống kê được hết các báo cáo và những công trình nghiên cứu về cá Mú trên
thế giới.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu cá Mú ở Việt Nam
Cùng với hệ thống phân loại cá Mú trên thế giới, các nhà nghiên cứu Việt
Nam đã có những nghiên cứu và tổng kết đưa ra một hệ thống phân loại họ cá Mú
riêng trong vùng biển nước ta. Trong cuốn “Các loài cá kinh tế ở biển Việt Nam”
(Hội nghề cá Việt Nam, 1998) [16], có 23 hình ảnh và thông tin về đặc điểm hình
thái cơ bản của 23 loài thuộc 6 giống. Hay một số công trình có đề cập đến đặc
điểm sinh học như “Sơ bộ nghiên cứu họ cá Mú (Serranidae) ở vùng biển Việt
Nam” của Lê Trọng Phấn (1993), “Kỹ thuật nuôi lồng cá biển” của Nguyễn Tác An,
Trương Sỹ Kỳ, Nguyễn Duy Toàn (1993) [1], và công trình “Nuôi cá biển ở Việt
Nam” của Đào Mạnh Sơn & Đỗ Văn Ngyên (1988), [10]. Hai công trình sau còn có
đề cập đến một số biện pháp nuôi lồng phổ biến, chưa đề cập đến nuôi ao đìa.
Cùng với sự phát triển của nghề nuôi thương phẩm, cũng đã có những công
trình nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo cá Mú thành công tại viện nghiên cứu


6

hải sản I (Hải Phòng), hay “Báo cáo tổng hợp các loại bệnh của cá Mú” của viện
nghiên cứu Thủy sản I (Bắc Ninh) (Bùi Hải Quảng, 2001) [9].
Những năm sau này mới có hai công trình đáng chú ý nói về kinh tế xã hội
của vùng nuôi: “Tiềm năng nghề nuôi cá Mú Việt nam, nghiên cứu điển hình ở
Khánh Hòa” của Nguyễn Văn Trai ,1997, “Tính bền vững của việc cung cấp cá Mú
giống đối với nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh Khánh Hòa - Việt Nam” của Lê

Anh Tuấn (1998) [13].
Trường Đại học Nha Trang cũng có nhiều đề tài, chuyên đề tìm hiểu tình
hình nghề nuôi cá Mú.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên tập trung nhiều vào phần sản xuất giống cá
nhân tạo và kĩ thuật nuôi, ít đề cập đến vấn đề chất lượng nước và các biện pháp
quản lý duy trì chất lượng nước ao nuôi cá Mú do nghề này mới phát triển từ năm 1988.
Nhìn chung những nghiên cứu về Họ cá Mú ở Việt Nam còn hạn chế so với
lịch sử nghiên cứu của thế giới. Hơn nữa, các công trình nghiên cứu còn có tính chất
nhỏ so với các công trình nghiên cứu các đối tượng thủy sản khác. Vì vậy, nước ta
cần có sự quan tâm và đầu tư nghiên cứu cho đối tượng còn khá mới này.
1.2. Tình hình nuôi cá Mú trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nuôi cá Mú trên thế giới
Cá Mú (họ Serranidae, họ phụ Epinephelinae) là những loài cá phổ biến nhất
trong công nghệ thực phẩm cá rạn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương vì vị ngon
đặc biệt và tính hiếm của chúng. Hầu hết, những loài cá Mú có giá trị cao trong
nước và xuất khẩu. Cá Mú được nuôi rộng rãi ở châu Á, tập trung ở vùng biển nhiệt
đới (Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan) và Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia,
Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) (Yang S. & ctv, 2005) [22].


7

Bảng 1.1: Sản lượng cá Mú (tấn) nuôi ở một số nước Ấn Độ - Thái Bình Dương
Quốc gia 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Hồng Kông,
Trung Quốc
632 627 620 1110 1036 312 280 523 910
Indonesia
- - - - - - 1756 1156 3818
Kuwait

- - - - - - 5 6 10
Malayxia
1006 931 834 857 799 465 948 1217 1101
Philippin
63 18 10 36 158 115 145 151 97
Singapo
147 133 101 93 82 97 94 111 185
Đài Loan
3845 1794 1899 1789 2525 3471 4112 4992 5285
Thailan
755 1078 674 774 795 1390 1143 1332 1442
(Nguồn: FAO Fishery Information Data And Statistics Unit 2003) [25].

Sản lượng nuôi cá Mú toàn cầu tăng từ 59,146 tấn năm 2004 lên 65,362 tấn
trong năm 2005, tỷ lệ tăng 11%. Mặc dù số liệu thống kê thể hiện sản lượng nuôi cá
Mú tăng lên nhưng tổng giá trị tương ứng lại giảm đến 12%, từ 208,5 triệu USD
năm 2004 xuống chỉ còn 183,6 triệu USD năm 2005. Điều này cho thấy hiện tượng
bão hòa của thị trường đối với cá Mú nuôi, đặc biệt do người nuôi chuyển sang sản
xuất các loài cá Mú có giá cả thấp hơn, nên dẫn đến giá bán trên thị trường giảm
xuống [23].
Cá Mú là một trong những loài cá sống đáy có giá trị kinh tế cao, sống ở
vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt. Ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, cá Mú có
63 loài thuộc giống Epinephelus (Đào Mạnh Sơn & Đỗ Văn Nguyên (1998) [10].
Vào năm 1996, nhiều loài cá trong giống cá này đã trở thành đối tượng nuôi quan
trọng ở khu vực Đông Nam Á (Đào Mạnh Sơn và Đỗ Văn Nguyên, 1998) [10]. Các
đối tượng này gồm các loài cá phổ biến nhất trong công nghiệp thực phẩm cá rạn ở
khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cá Mú thường lớn nhanh, khỏe mạnh thích hợp
cho nuôi tăng sản, được nuôi trong lồng nổi hoặc ao đất (SUMA, 2002) [18].



8

Ở vùng Đông Nam Á, người ta thường nuôi cá Mú trong lồng. Nuôi cá Mú
trở nên hấp dẫn hơn việc nuôi tôm ở những nước này do việc nuôi tôm gặp một số
khó khăn, đã buộc người nuôi phải từ bỏ. Một số đối tượng đang nuôi phổ biến nhất
trên thế giới là Epinephelus tauvina, E. bleekeri, E. fuscoguttatus, E.furio,
E.fasciatus, E.coioides… (SUMA, 2002) [18].
Nghề nuôi cá Mú trên thế giới đã phát triển từ lâu và đã đạt được trình độ kỹ
thuật vượt bậc. Năm 1997, khu vực châu Á- Thái Bình Dương cung cấp 90% tổng
sản lượng thủy sản nuôi trồng. Sản lượng cá Mú nuôi trong khu vực khoảng 15000
tấn. Trung Quốc là nhà sản xuất hàng đầu, cung cấp 8000 tấn, sau đó là Indonesia.
Các nước khác sản xuất trung bình 1000 - 2000 tấn vào 1990 - 1997 (SUMA, 2002) [18].
1.2.2. Tình hình nuôi cá Mú ở Việt nam
Nghề nuôi cá biển nói chung và nghề nuôi cá Mú nói riêng ở nước ta đã thực
sự phát triển gần một thập kỉ nay. Ban đầu, nuôi lồng phổ biến, sau này phát triển
nghề nuôi ao, đìa. Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, quản lý theo kiểu gia đình, mang
nặng tính tự phát, chủ yếu nhằm tận dụng diện tích vốn có mà sản xuất các đối
tượng khác không có hiệu quả. Sự nhỏ lẻ thể hiện ở các điểm: đầu tư trang thiết bị
và công trình nuôi đang ở mức thấp, chưa được chú trọng. Hầu hết người nuôi sử
dụng các vật liệu đơn giản, dễ kiếm, chi phí thấp, nhưng chất lượng và thời gian sử
dụng ngắn như gỗ, tre, thùng phy, thùng xốp Kích cỡ từ 50 - 100m
3
. Hệ thống
được đặt cố định hoặc có thể dịch chuyển ở những nơi có độ trong cao, ít sóng gió,
nhất là ở các vịnh (Hải Phòng, Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế ). Còn hệ thống
công trình ao đìa chủ yếu được sử dụng các ao nuôi tôm bỏ hoang đã được chú
trọng nâng cấp về độ sâu cho phù hợp với điều kiện sinh thái của cá. Cần có sự đẩy
mạnh việc nghiên cứu các vật liệu mới, đầu tư cải tiến trang thiết bị và công trình
nuôi [24].
Biển Việt nam thuộc vùng biển nhiệt đới gió mùa, có mùa đông nhiệt độ

không quá thấp (16 - 23
o
C), là nơi thích hợp cho sự phát triển của giống của các loài
hải sản nói chung và các loài cá Mú nói riêng, nhất là khu vực miền Trung. Các loài


9

cá Mú nuôi gắn với việc xuất hiện của cá giống loài đó: Cá mú Dẹt (E. bleekeri)
phân bố từ vịnh Bắc bộ đến Khánh Hòa nên chúng được nuôi lồng phổ biến ở
Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình hay ở khu vực miền Trung thì cá
mú Chấm đỏ (E. akaara), cá mú Hoa nâu (E.fuscoguttatus). Thời gian cá giống xuất
hiện: Miền Bắc thường từ tháng 3 đến tháng 7, miền Trung từ tháng 3 đến tháng 8
(SUMA, 2002) [18].
Nghề nuôi cá Mú có tiềm năng lớn để phát triển ở nước ta. Trong tương lai,
khi Việt Nam chủ động được nguồn cung cấp con giống cá Mú nhân tạo thì nghề
nuôi cá Mú càng có cơ hội để phát triển hơn nữa (Lê Anh Tuấn, 2004) [14].
1.3. Vài nét về kỹ thuật nuôi cá Mú
Theo SUMA, 2002 [18], để có được sản phẩm cuối cùng là cá Mú đạt tiêu
chuẩn cá thương phẩm người nuôi cần thực hiện các công đoạn lần lượt như sau:
Cải tạo ao: Ao nuôi được người dân tháo và hút cạn nước, sau đó dọn rác, vét
lớp bùn đáy, gia cố lại bờ ao. Đáy ao được phơi 2 tuần hoặc lâu hơn tùy điều kiện
thời tiết nắng nhiều hay mưa nhiều, lấy nước vào ao khoảng 5cm rồi dùng rễ cây
diệt cá (Rotenone): 40 kg/ha để diệt tạp. Bón vôi với tỷ lệ 1 - 2 tấn/ha (CaCO
3
) hoặc
200 - 300 kg/ha (CaO). Bón phân hữu cơ 2 tấn/ha và phân vô cơ, phân Ure: 25
kg/ha hoặc Diammonium phosphat: 50 kg/ha. Lấy 30 - 40cm nước vào ao (dùng
lưới mịn 24 lỗ/inche (ngăn sinh vật tạp vào ao), đợi nước lên màu rồi cho thêm
nước vào tới 1,2 - 1,3m.

Kỹ thuật chăm sóc: Giống được thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, mật độ
thả 500 - 1000 con/ha. Hằng ngày cho ăn cá tạp băm nhỏ với lượng thức ăn bằng
15% khối lượng trung bình của thân. Cho ăn 2 ngày/lần vào lúc sáng sớm hoặc
chiều mát. Khi cá đạt 200 g/con thì cho ăn 1 lần/ngày vào lúc sáng sớm, lượng thức
ăn khoảng 5% khối lượng thân. Thay nước ít nhất 2 lần/tuần, mỗi lần 20 - 50%
lượng nước trong ao. Chú ý khi cá mắc bệnh phải cách ly và chữa trị kịp thời. Khi
cá lớn khoảng 400g, cần phân đàn. Sau 3 đến 4 tháng nên phân đàn cá một lần để


10

tránh hiện tượng cá ăn lẫn nhau. Thường sau 10 đến 12 tháng, khi cá đạt 1 - 1,2
kg/con, rút cạn nước rồi thu hoạch (SUMA, 2002) [18].
1.4. Một số yếu tố môi trường trong ao nuôi cá Mú
Sự sống sót, sinh trưởng, phát triển của cá nuôi nói chung và cá Mú nói riêng
phụ thuộc nhiều vào các yếu tố môi trường nước. Duy trì chất lượng nước tốt và ổn
định trong suốt chu kì nuôi trong ao nuôi được xem là một trong những yếu tố then
chốt phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản cũng như đem lại hiệu quả cao
nhất cho người nuôi. Một số thông số cơ bản xác định chất lượng môi trường nước
ao nuôi cá Mú gồm:
1.4.1. Yếu tố thủy lý
* Nhiệt độ
Nhiệt độ là đại lượng biểu thị trạng thái nhiệt của nước.
Nhiệt độ là thông số quan trọng trong nước biển. Nhiệt độ nước có ảnh
hưởng rất lớn đến các đặc điểm lý hóa của nước biển và các chu trình vật chất cũng
như sự tồn tại và phát triển của sinh vật trong môi trường biển (Phạm Văn Thơm,
2003) [15]. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột 3 - 4
o
C hoặc vượt quá giới hạn thích ứng
sẽ gây sốc và có thể làm chết tôm cá. Sự thay đổi của nhiệt độ là nguyên nhân chính

làm thay đổi tốc độ trao đổi chất, rối loạn hô hấp và làm mất cân bằng pH máu, làm
thay đổi chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu và làm tổn thương bóng hơi của cá.
Theo Rowland (1986) (trích theo Nguyễn Đình Trung, 2004) [12], khoảng
nhiệt độ thích hợp cho sự sống sót và sinh sản của các loài tôm cá nuôi tương đối
rộng, nhưng khoảng nhiệt độ cho tăng trưởng cực đại thì rất hẹp.
Nhiệt độ là một yếu tố điều chỉnh năng suất vật nuôi trong ao. Tốc độ tiêu
hóa thức ăn của tôm cá tăng lên khi nhiệt độ tăng. Ngoài ra, nhiệt độ còn ảnh hưởng
đến khả năng gây bệnh và mầm bệnh.
Nhiệt độ thích hợp cho cá Mú nuôi là 27 - 32
o
C (Dan & ctv, 1998) [19].


11

* Độ trong
Nước tinh khiết là chất lỏng trong suốt. Nhưng nước ao nuôi thì không phải
như vậy mà có một giá trị nào đó của độ trong. Độ trong của nước trong ao nuôi chủ
yếu phụ thuộc vào số lượng đặc tính khối chất (secton) có trong nước, đó là tập hợp
các sinh vật sống trong tầng nước và thể vẫn lơ lững trong nước (Nguyễn Đình
Trung, 2004) [12].
Độ trong thích hợp cho ao nuôi thủy sản từ 20 - 60cm, tốt nhất là từ 30 -
40cm, tảo phát triển vừa phải trong ao, màu nước xanh vàng hay vàng nâu là tiền đề
cho sự ổn định pH, biên độ oxy giao động phù hợp cho cá sinh trưởng và phát triển.
Độ trong thích hợp nhất cho ao nuôi cá Mú là 20 - 30cm [15].
* Màu nước
Màu nước là một trong những chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh học của vùng,
nó biểu thị sự cân bằng sinh thái trong vùng nước.
Nước tinh khiết không màu, còn nước ở các thủy vực có màu khác nhau.
Mùa nước trong thủy vực phụ thuộc vào các vật thể trong nước như chất vẩn vô cơ,

mùn bã hữu cơ và sinh vật phù du. Trong đó, tảo nói riêng và thực vật nói chung
đều có chứa sắc tố, do đó khi mặt trời chiếu xuống tầng nước thì sắc tố tảo sẽ hấp
thụ một số tia đơn sắc và tán xạ lại nên ta có thể nhìn thấy màu.
Trong ao nuôi cá Mú, dựa vào màu nước đánh giá mức độ phát triển của tảo
và có biện pháp thay nước thích hợp.
* Độ sâu
Mực nước ao nuôi cũng ảnh hưởng một phần đến sự thành công của vụ nuôi.
Độ sâu thích hợp nhất cho ao nuôi cá là 1,2 - 1,5m (SUMA, 2002) [18]. Mực nước
ao quá thấp sẽ làm nhiệt độ ngày đêm thay đổi lớn, nhiệt độ tầng đáy lên cao, ánh
sáng chiếu xuống tầng đáy mạnh tạo điều kiện cho rong tảo đáy phát triển. Mực
nước quá sâu sẽ làm cho oxy hòa tan tầng đáy bị hạn chế, ảnh hưởng đến cá nuôi,


12

nhất là loài cá Mú chuyên sống tầng đáy. Nên việc điều chỉnh độ sâu thích hợp để
duy trì nhiệt độ cũng như oxy tầng đáy trong khoảng thích hợp cho cá nuôi.
1.4.2. Các yếu tố thủy hóa
* Hàm lượng oxy hòa tan (DO)
Đối với sinh vật chất duy trì sự sống không thể thiếu là oxy.
V.I. Vednaski (1960) (trích theo Nguyễn Đình Trung, 2004) [12] đã nói về
tầm quan trọng của oxy hòa tan trong nước như sau: “Thực chất của cuộc đấu tranh
sinh tồn trong thủy quyển là cuộc đấu tranh giành oxy”.
Oxy hòa tan trong nước là thông số quan trọng nhất trong NTTS kể cả nước
ngọt và nước mặn (Nguyễn Đình Trung, 2004) [12].
Hàm lượng oxy thay đổi theo thời gian và không gian do hoạt động hô hấp
và quang hợp của thủy sinh vật, quá trình phân giải chất hữu cơ, sự trao đổi oxy
giữa môi trường nước và khí quyển, trong đó hoạt động sống của vi sinh vật và tảo
có vai trò quyết định. Mức độ oxy cung cấp cho ao do thực vật nổi tạo ra tùy thuộc
vào mật độ tảo và cường độ ánh sáng mặt trời, mật độ tảo cao và cường độ ánh sáng

mặt trời phù hợp thì oxy hòa tan nhiều. Nếu thực vật nổi phát triển dày đặc, ánh
sáng sẽ bị che khuất, làm giảm hiệu quả quá trình quang hợp và tảo có khả năng bị
tàn lụi, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ nhiều thì ao có thể bị thiếu oxy (Phạm
Khánh Ly, 1999) [4].
Hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi thủy sản phải không dưới 3 mg/L,
khoảng thích hợp là 6 - 8 mg/L, nếu nhỏ hơn 3 mg/L dưới ngưỡng chịu đựng cá sẽ
không bắt mồi, chậm lớn, rối loạn hô hấp và có thể chết. Tuy nhiên, nếu hàm lượng
oxy hòa tan quá cao (vượt qua mức bão hòa 110%) có thể gây nên bệnh còn gọi là
bệnh bọt khí.
Hàm lượng oxy hòa tan thích hợp trong ao nuôi cá Mú là 4 - 8 ppm (SUMA,
2002) [18].



13

* Hàm lượng CO
2

CO
2
trong nước là do quá trình hô hấp của thủy sinh vật và quá trình phân
hủy các hợp chất hữu cơ trong điều kiện có oxy, xâm nhập từ khí quyển vào nước.
Khí CO
2
đóng vai trò quan trọng trong đời sống của vùng nước. CO
2
là bộ
phận cơ bản tham gia vào sự tạo thành chất hữu cơ trong quá trình quang hợp. CO
2


gắn liền với vòng tuần hoàn của các chất trong vùng nước, trong đó, có việc tuần
hoàn của các chất trong vùng nước, trong đó có việc tạo và phân hủy chất hữu cơ và
với sự chuyển hóa bicacbonat (HCO
3
-
) thành monocacbonat (CO
3
2-
) trong nước.
Theo Ellis (1973) (trích theo Nguyễn Đình Trung, 2004) [12], thì quần thể cá
phát triển tốt khi môi trường nước chứa hàm lượng CO
2
tự do nhỏ hơn hoặc bằng
0,5ppm, nồng độ CO
2
cho phép trong ao nuôi là 10 - 13 ppm.
* pH
Giá trị pH là yếu tố quan trọng trong chất lượng nước nuôi, sự thay đổi pH
phụ thuộc vào các quá trình hóa học và sinh học trong ao (Ling Z, 1991) [21].
Trong vùng pH quá cao hoặc quá thấp các loài thủy động vật không sống được. Tác
động của pH lên đời sống của động vật thủy sinh có tính chất gián tiếp chứ không
theo phương thức trực tiếp.
Thủy vực tự nhiên, pH được điều chỉnh nhờ hệ đệm cacbonat. Ở thủy vực,
pH biến đổi theo ngày đêm. Trong quá trình quang hợp, phiêu sinh vật sử dụng CO
2

làm cho pH nước tăng lên. Ngược lại, khi hô hấp, thủy sinh vật thải ra CO
2
làm

giảm pH của nước.
Trong ao nuôi thâm canh, hàm lượng amonia thường cao, pH cao sẽ làm tăng
độc tính của NH
3
đối với tôm cá.
Trong các ao có độ kiềm thấp, pH không đủ thấp để gây hại đến tôm cá
nhưng nó đủ thấp để thiếu CO
2
cho tảo quang hợp (Nguyễn Đình Trung, 2004) [12].
Trong ao nuôi cá Mú, khoảng pH thích hợp là 7,5 - 8,3 (SUMA, 2002) [18].


14

* Độ kiềm
Độ kiềm giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự biến động thấp nhất của
môi trường nước. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng duy trì sự biến động
thấp nhất của nước ao nuôi, hạn chế tác hại của các chất độc có sẵn trong ao.
Độ kiềm thích hợp cho ao nuôi thủy sản nước ngọt là dưới 40 mgCaCO
3
/L
và ao nuôi nước mặn là trên 80 mgCaCO
3
/L. Độ kiềm tốt nhất khoảng 100 - 200
mgCaCO
3
/L. Bón vôi và các chế phẩm từ vôi được xem là biện pháp hữu hiệu để
duy trì và gia tăng độ kiềm (Nguyễn Trọng Nho, 2002) [6].
* Độ mặn (ppt)
Độ mặn ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hòa áp suất thẩm thấu của thủy

sinh vật. Các thay đổi độ mặn vượt ra ngoài thích ứng của cá, tôm nuôi đều gây ra
các phản ứng sốc của cơ thể làm giảm khả năng đề khán bệnh của cá, tôm nuôi
(Nguyễn Đình Trung, 2004) [16].
Mỗi loài thích nghi với một độ mặn riêng. Cá rô phi (Tilaphia mossambic)
thích nghi ở độ mặn 0 - 35 ppt, cá Chép (cypinus capio) có thể sống tốt ở độ mặn 0 -
17 ppt (Ling Z, 1991) [21]. Ngoài ra khi độ mặn giảm đột ngột 10 ppt trong ít phút
hoặc vài giờ có thể làm cá, tôm mất thăng bằng, kết quả làm khả năng kháng bệnh
của cá, trong một số trường hợp còn gây chết cá, tôm nuôi (Nguyễn Trọng Nho,
1996) [5].
Đối với cá Mú độ mặn thích hợp sinh trưởng là 20 – 32 ppt (SUMA, 2002) [18].
* Độ oxy hóa (COD)
Độ oxy hóa là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết các hợp chất hữu cơ trong
nước thành CO
2
và H
2
O. COD biểu thị lượng nước oxy hóa bằng hóa học. Trong
thực tế, COD được dùng rộng rãi để đặc trưng cho mức độ các chất hữu cơ trong
nước bị ô nhiễm (Nguyễn Đình Trung, 2004) [12].
Giá trị COD phản ánh mức độ gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong thủy vực.


15

Theo Aliokin (1970) (trích theo Nguyễn Đình Trung, 2004) [12], chỉ tiêu về
độ nhiễm bẩn của nước như sau:

Bảng 1.2: Tiêu chuẩn về độ nhiễm bẩn của nước
Độ oxy hóa (mgO
2

/L) Độ nhiễm bẩn
1 Rất sạch
2 Sạch
3 Hơi bẩn
4 Bẩn vừa
5 ÷ 15 Khá bẩn
15 Rất bẩn

* Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD
5
)
BOD

là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật tiêu thụ trong quá trình phân hủy
các chất hữu cơ có trong nước trong điều kiện hiếu khí. Phản ứng xảy ra như sau:
Chất hữu cơ + O
2
 CO
2
+ H
2
O
Oxy sử dụng trong quá trình này là oxy trong nước.
Chỉ số BOD là lượng oxy mà sinh vật tiêu thụ trong phản ứng oxy hóa các
chất hữu cơ trong nước. Chỉ số BOD càng cao chứng tỏ lượng chất hữu cơ khả năng
phân hủy sinh học trong nước càng lớn (Nguyễn Đình Trung, 2004) [12].
Để xác định chính xác nhu cầu oxy sinh hóa, cần phải đo sau 20 ngày, vì
thực tế tại thời điểm đó khoảng 98 - 99% lượng chất hữu cơ trong nước sẽ bị oxy
hóa. Việc đo như vậy cần nhiều thời gian chờ đợi kết quả, cho nên có thể đánh giá
gần đúng bằng xác định BOD sau 5 ngày, vì tại thời điểm này khoảng 70 - 80% các

chất hữu cơ bị oxy hóa. Mặt khác, có thể loại trừ được ảnh hưởng của lượng oxy
tiêu thụ trong quá trình nitrat hóa. Chỉ tiêu này gọi là BOD
5
(Nguyễn Đình Trung,
2004) [12].


16

* Hàm lượng NO
2
-

NO
2
-
là sản phẩm trung gian của quá trình nitrat hóa, oxy hóa ammonia thành
nitrat được thực hiện bởi vi khuẩn. Trong phần lớn các thủy vực tự nhiên và các hệ
thống NTTS, nitrite có mặt ở nồng độ rất thấp (Phạm Văn Thơm, 2003) [15].
Trong ao nuôi thủy sản nước lợ và nước mặn nồng độ của canxi và các hợp
chất chứa clo dẫn đến độc tố của nitrite bị giảm (Nguyễn Đình Trung, 2004) [12].
Tuy nhiên, nồng độ dưới mức gây chết của nitrite sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh vi
khuẩn cho cá.
Một số nghiên cứu khác của Schawedle & ctv (1985) (trích theo Nguyễn
Đình Trung, 2004) [12], đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính của NO
2
-
gồm
các hợp chất chứa clo trong nước, pH, lượng oxy hòa tan, trạng thái dinh dưỡng,
tình trạng nhiễm độc của cá. Chính vì vậy, ta hầu như không thể đưa được nồng độ

gây chết hoặc nồng độ an toàn của nitrite cho NTTS. Điều cần thiết là giới hạn nồng
độ nitrite trong ao nuôi càng thấp càng tốt. Nồng độ nitrite thích hợp cho ao nuôi cá
Mú là khoảng 0 - 0,05 ppm (SUMA, 2002) [18].
* H
2
S
H
2
S hình thành trong thủy vực do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ
chứa lưu huỳnh hoặc quá trình sunphat hóa với sự tham gia của các vi khuẩn yếm
khí. H
2
S là chất không màu, mùi trứng thối nặng hơn không khí, ít tan trong nước,
rất độc. H
2
S là chất độc bản chất (hay độc tự nhiên). Với hàm lượng rất nhỏ, nó
cũng thể hiện tính độc cho hầu hết mọi sinh vật ở bất cứ đâu. H
2
S là chất độc với hệ
hô hấp của động vật vật thủy sinh và sự tồn tại của O
2
trong nước. Vì H
2
S là chất
khử mạnh nên khi được tạo thành trong nước, nó sẽ tiêu hao rất nhiều oxy hòa tan
trong nước.Hàm lượng an toàn cho cá, tôm nuôi đối với H
2
S là không quá 0,33
mg/L (Nguyễn Đình Trung, 2004)



17

CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ ngày 21/3/2011 đến ngày 14/6/2011.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại công ty Nuôi tôm xuất khẩu – Nha Trang - Khánh Hòa.
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố môi trường (thủy lý, thủy hóa) trong ao nuôi cá Mú.
- Các biện pháp quản lý duy trì chất lượng nước.
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nội dung nghiên cứu
• Tìm hiểu điều kiện tự nhiên vùng nuôi và hệ thống công trình ao nuôi
• Tìm hiểu các yếu tố thủy lý, thủy hóa trong ao nuôi cá Mú.
• Tìm hiểu các biện pháp quản lý và duy trì chất lượng nước trong ao nuôi.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu (hình 2.1).
2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Để đánh giá chất lượng nước và các biện pháp quản lý duy trì chất lượng nước ta
tiến hành thu thập các số liệu như sau:
• Số liệu sơ cấp (điều tra trực tiếp thông qua người nuôi, trực tiếp lấy mẫu
phân tích).
• Số liệu thứ cấp (số liệu thống kê, các báo cáo khoa học, sách báo, tạp
chí ).



18



Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

2.2.2.3. Phương pháp thu mẫu nước
Để đánh giá chất lượng nước nước ao nuôi, mẫu nước được thu tại các ao
A2: nuôi cá Mú được 7 tháng (hình 2.2) và B2: nuôi cá Mú được 4 tháng (hình 2.3).
Điều kiện tự nhiên
vùng nuôi, hệ thống
công trình nuôi

Biến động một số yếu
tố môi trường

Tìm hiểu các biện pháp
quản lý duy trì chất
lượng nước

Tìm hiểu biến động của một số yếu tố thủy lý, thủy hóa và các biện pháp
quản lý chất lượng nước ao nuôi cá Mú tại công ty nuôi tôm xuất khẩu
Nha Trang
Kết luận và đề xuất ý kiến

Tìm hiểu
điều kiện
tự nhiên
Tìm hiểu
hệ thống

công trình
Một số
thông số
thủy lý
Một số
thông số
thủy hóa


19


Hình 2.2: Ảnh chụp ao A2 và điểm thu mẫu (1), (2), (3), (4)

Hình 2.3: Ảnh chụp ao B2 và điểm thu mẫu (1), (2), (3), (4).
(1)
(2)
(3)
(4)
(1)
(2)
(3)
(4)

×