Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

phân tích báo cáo tài chính công ty vinamilk giai đoạn 2011 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.2 KB, 54 trang )

Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK
A/ Giới thiệu sơ lược về công ty VINAMILK:
I. Lịch sử hình thành và đặc điểm chung của công ty Vinamilk
Vinamilk là tên gọi tắt của công ty cổ phần sữa Việt Nam- một công ty sản xuất,
kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị liên quan tại Việt Nam, là
công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007 (*).
Vinamilk là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của công nghiệp chế biến
sữa tại Việt Nam. Hiện nay công ty đang chiếm lĩnh tới 75% thị phần sữa tại Việt Nam.
Sản phẩm của công ty không những được phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183
nhà phân phối vi 94.000 điểm bán hàng phủ đều khắp 63 tỉnh thành trên cả nước, sản
phẩm của Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada…Sau hơn
30 năm tồn tại và phát triển hiện nay công ty đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và
đang xây dựng thêm 3 nhà máy nữa. Sản phẩm của công ty có chất lượng cao, ngày càng
đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng mẫu mã chủng loại sản phâm đa dạng phong
phú cung cấp cho nhiều phân khúc thị trường khác nhau.
Công ty Vinamilk đã trải qua quá trình phát triển lâu dài-36 năm phát triển, vượt
qua nhiều khó khăn và dần khẳng định mình trên thị trường nội địa và hướng tới thị
trường quốc tế. Năm 2003 công ty tiến hành cổ phần hoá chuyển thành công ty cổ phần
sữa Việt Nam (tháng 11), mã giao dịch chứng khoán là VNM, đây là dấu mốc quan trọng
cho thời kỳ phát triển mới của công ty.
II. Phạm vi phân tích
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam –
Vinamilk qua số liệu năm 2010, 2011 và 2012.
- 1 -
Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang
Tài liệu tham khảo: Báo cáo tài chính hợp nhất của Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam-
Vinamilk tại ngày 31/12/2010, 31/12/2011, 31/12/2012.
III. Các kết quả đạt được
- Hệ thống phân phối: số điểm bán lẻ mà Vinamilk bao phủ cuối năm 2010 là


khoảng 140.000 điểm. Trong năm 2010, Vinamilk cũng tiến hành cải tổ lại cấu trúc
của hệ thống phân phối theo hướng chuẩn hóa kênh truyền thông làm xương sống cho hệ
thống phân phối, tạo nền tảng cho đà phát triển những năm sau.
- Sản phẩm mới: trong năm 2010 Vinamilk đã tung ra 20 sản phẩm bao gồm sữa chua
ăn lợi khuẩn (bổ sung Probiotics), nước uống Artiso, trà xanh hương chanh, nước táo,
nước cam, trà bí đao, sữa tiệt trùng bổ sung vi chất và các loại bột dinh dưỡng.
- Đầu tư tài sản cố định: trong năm Công ty đã giải ngân 1.680 tỷ đồng, đạt 98%
kếhoạch.
- Các dự án lớn đã khởi động như nhà máy sữa Mega Bình Dương, nhà máy Sữabột
Dielac 2 và nhà máy sữa Ðà Nẵng.
- Trong năm 2010, Công ty cũng đã đầu tư vào 1 dự án nhà máy sữa bột Miraka tại
New Zealand với giá trị góp vốn tương đương 8.5 triệu USD và chiếm 19.3% vốn điều lệ
của Công ty Miraka.
- Công ty cũng đã nhận chuyển nhượng toàn bộ vốn của Công ty TNHH F&N (Việt
Nam) tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP). Mục đích để lấy đất cho dự án
nhà máy sữa Dielac 2 với công suất 54.000 tấn/năm.
- Nhà máy cà phê Sài Gòn: Ðã hoàn tất việc nhượng bán nhà máy cà phê Sài Gòn cho
Công ty Cổ phần Trung Nguyên để tập trung vào ngành sữa.
- Trong năm 2010, Vinamilk cũng đã hoàn tất việc mua lại toàn bộ phần vốn của các
cổ đông khác trong Công ty Sữa Lam Sơn để chuyển thành Công ty TNHH một thành
viên Sữa Lam Sơn.
- Nhà máy nước giải khát đã được đưa vào hoạt động vào tháng 6/2010 và tung ra thị
trường các loại nước giải khát có lợi cho sức khỏe như trà xanh, trà sâm bí
đao, trà artiso, nước ép trái cây các loại.
- Khai trương trụ sở mới của Vinamilk tại Phú Mỹ Hưng vào tháng 12/2010.
- 2 -
Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang
Các danh hiệu đạt được: Vinamilk đã đạt được các danh hiệu đáng chú ý sau:
+ Top 200 doanh nghiệp tốt nhất châu Á.
+ Top 5 doanh nghiệp tư nhất lớn nhất Việt Nam 2010.

+ 1 trong 50 Thương Hiệu Quốc Gia (Bộ Công Thương).
+ Top 10 Thương hiệu nổi tiếng nhất khu vực Superbrands.
+ Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2010 (Báo Sài Gòn Tiếp Thị)
IV. Điểm mạnh, điểm yếu về hoạt động kinh doanh
1. Điểm mạnh:
- Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh, mạng lưới phân phối và bán hàngrộng khắp
- Vinamilk tiêu thụ hơn một nửa sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất
trong nước. Điều này khiến cho Vinamilk có sức mạnh chi phối về giá sữa tươi
nguyên liệu trên thị trường.
- Quan hệ bền vững với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn sữa đáng tin cậy.
Kinh nghiệm quản lý tốt được chứng minh bởi kết quả hoạt động kinh doanh bền
vững và thiết bị, công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế.
- Với bề dày lịch sử có mặt trên thị trường Việt Nam, Vinamilk có khả năng
xác định, am hiểu xu hướng và thị hiếu tiêu dùng, điều này giúp công ty tập trung
những nỗ lực phát triển để xác định đặc tính sản phẩm do người tiêu dùng đánh
giá. Chẳng hạn, sự am hiểu sâu sắc và nỗ lực của mình đã giúp dòng sản phẩm
Vinamilk Kid trở thành một trong những sản phẩm sữa bán chạy nhất dành cho
khúc thị trường trẻ em từ 6 đến 12 tuổi tại Việt Nam trong năm 2007.
- Chủ động về nguyên liệu cũng như học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi bò
sữa tiên tiến: công ty đã và đang có những dự án trực tiếp chăn nuôi bò sữa, ngoài
ra còn hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa. Bên cạnh đó, công ty cũng đã có dự án nuôi
bò sữa ở New Zealand (quốc gia xuất khẩu sữa nguyên liệu và sữa thành phẩm
nhiều nhất vào thị trường Việt Nam
- Vinamilk cũng đầu tư mạnh vào hình ảnh và uy tín của công ty thông qua
các chương trình học bổng, hoạt động giúp đỡ người nghèo, cứu trợ bão lũ, nuôi
dưỡng bà mẹ Việt Nam Anh Hùng… Các hoạt động này đã nâng cao hình ảnh của
- 3 -
Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang
công ty đối với người tiêu dùng, từ đó tạo tính ổn định và tăng trưởng trong doanh
thu.

2. Điểm yếu:
Điểm mạnh của Vinamilk là có những thương hiệu mạnh, những sản phẩm tốt với chất
lượng rất cao nhưng năng lực marketing thì lại yếu, không tương xứng với sức mạnh to
lớn của hệ thống sản phẩm và lực lượng sản xuất rất hùng hậu. Marketing chưa xây dựng
được một chiến lược truyền thông và những thông điệp hiệu quả để quảng bá đến người
tiêu dùng về những điểm mạnh và ưu thế của các thương hiệu và sản phẩm của Vinamilk.
Nói về sản phẩm sữa tươi thì tỷ trọng sữa tươi của các sản phẩm Vinamilk rất cao, ít nhất
từ 70% đến 99% sữa tươi so với các đối thủ chỉ có khoảng 10% sữa tươi nhưng Vinamilk
lại chưa hề có một thông điệp nào mạnh mẽ để khẳng định ưu thế đó đến người tiêu dùng.
Chủ động trong nguồn nguyên liệu, giá thu mua sữa cao hơn, hệ thống xe đông lạnh vận
chuyển tốt, dây chuyền chế biến hiện đại là một lợi thếvượt trội của Vinamilk nhưng tất
cả thế mạnh hơn hẳn này lại không được chuyển tải đến người tiêu dùng. Hoạt động
Marketing của công ty chủ yếu tập trung ở miền Nam, trong khi Miền Bắc lại chưa được
công ty đầu tư mạnh cho các hoạt động Marketing, điều này có thể dẫn đến việc công
Vinamilk mất dần thị trường vào tay các đối thủ cạnh tranh của mình như Dutch Lady,
Abbott…30% doanh thu của công ty là từ xuất khẩu, thị trường chính là Iraq, Campuchia
và một số nước khác. Tình hình bất ổn ở Iraq có thểkhiến doanh thu từ hàng xuất khẩu
sang thị trường này suy giảm
B Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Sữa Việt
Nam-Vinamilk:
I,Phân tích cơ cấu tài sản công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
1.Phân tích khái quát cơ cấu tài sản công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk

- 4 -
Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang
( ĐVT :triệu đồng )
BIỂU ĐỒ CẤU TRÚC TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP
Phân tích:
- 5 -
Chỉ tiêu 2010 2011 2012

1,Tiền
234,843,207 3,101,435 1,224,462
2, Giá trị còn lại của TSCĐ 3,058,038, 4,571,226 7,446,795
3, Giá trị các khoản đầu tư tài chính 3,760,779 3,677,316 5,091,293
4, Giá trị nợ phải thu 1,119,075 2,126,947 2,208,745
5, Giá trị hàng tồn kho 2,272,650 3,186,792 3,357,506
6Tổng tài sản 10,763,193 15,564,318 19,752,564
7,Tỷ trọng tiền và tương đương tiền(%) 2,18% 19,93% 6,20%
8, Tỷ trọng TSCĐ (%) 28,41% 29,37% 37,70%
10,Tỷ trọng các khoản ĐTTC (%) 34,94% 23,63% 25,78%
11,Tỷ trọng nợ phải thu (%) 10,40% 13,67% 11,18%
12, Tỷ trọng hàng tồn kho (%) 21,12% 20,47% 17,00%
Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang
Tỷ trọng TSCĐ: Là doanh nghiệp sản xuất nên TSCĐ chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng
tài sản, Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy công ty có tỷ trọng TSCĐ tương đối cao qua
3 năm so với tổng tài sản, chiếm tỷ trọng trung b́nh, cao qua 3 năm so với tổng tài sản,
chiếm tỷ trọng trung bình, Tỷ trọng TSCĐ năm 2011 tăng so với năm 2010 nhưng không
đáng kể, đến năm 2012 thì tỷ trọng TSCĐ lại tăng mạnh, Nguyên nhân sự tăng của TSCĐ
qua các năm là do:
Nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động nên
công ty đã mua sắm 1 số máy móc thiết bị và xây dựng nhà xưởng, thêm vào đó công ty
muốn mở rộng thị trường tiêu thụ nên mua mới 1 số phương tiện vận tải để phục vụ nhu
cầu phân phối sản phẩm.Đặc biệt là vào cuối năm 2010, đầu 2011 Vinamilk đã nhận được
giấy phép đầu tư vào Công ty Miraka Limited tại New Zealand.Chính vì vậy tỷ trọng
TSCĐ năm 2011 tăng so với năm 2010 nhưng không đáng kể,
Với vị thế là doanh nghiệp đầu ngành, Vinamilk vẫn đang trong giai đoạn đầu tư gia
tăng năng lực sản xuất để đáp ứng được tiềm năng tăng trưởng của ngành
.Điển hình là
Vinamilk cho đầu tư phát triển thêm 5 trang trại sữa, xây dựng thêm bồn chứa sữa và máy
móc dây chuyền phục vụ cho những trang trại nuôi bò sữa của riêng công ty. Bên cạnh đó

trong kế hoạch đầu tư tài sản từ năm 2012 – 2016, VNM dự kiến sẽ chi 3,487 tỷ đầu tư
tăng năng lực sản xuất trong giai đoạn 2012 – 2016, Công ty đã và đang đầu tư vào 3 nhà
máy mới:
- Nhà máy sữa Đà Nẵng: đã hoàn thành và đi vào hoạt động từ tháng 8/2012,
- Nhà máy sữa bột Dielac 2: dự kiến đi vào hoạt động từ quý 2/2013,
- Nhà máy sữa Mega: dự kiến sẽ đi vào
hoạt động từ quý 2/2013,
Việc đầu tư xây dựng nhà máy mới đã khiến cho tài sản cố định hữu hình của công ty
tăng 19,36% so với năm 2011, Đồng thời chi phí xây dựng cơ bản dở dang cũng tăng đáng
kể (185,59% so với 2011),Đây chính là nguyên nhân khiến cho năm 2012 tỷ trọng TSCĐ
tăng mạnh ,
-
Doanh nghiệp sử dụng phương pháp trích khấu pháp hao theo phương đường thẳng,
Tỷ trọng giá trị đầu tư tài chính: Dựa vào biểu đồ trên ta thấy tỉ trọng các khoản đầu tư
tài chính của công ty khá lớn so với tổng tài sản của công ty, Tăng trưởng ra bên ngoài của
công ty cao,Công ty đầu tư vào các chứng khoán có tính thanh khoản và với các đối tác có
mức độ tín nhiệm cao ,Đồng thời công ty kinh doanh trên nhiều lĩnh vực ,đa nghành đa
nghề .
- 6 -
Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang
Năm 2011 so với 2010 giảm 11,31% ,Nguyên nhân chủ yếu là khoản tiền gửi có kỳ hạn
1 năm của công ty giảm mạnh.Có thể bởi vì khoản tiền đã đến kỳ hạn và công ty quyết
định để tiền đầu tư khoản khác thay vì tiếp tục gửi vào ngân hàng,Trong năm 2011 thì
khoản tiền vay nợ ngắn chỉ còn bằng 0.Không ngoại trừ khả năng công ty này đã đem tiền
đi trả nợ hết cho ngân hàng.Phần còn lại công ty đem gửi ngân hàng trong thời hạn 3 tháng
và đầu tư vào việc khác.
Năm 2012 tỉ trọng khoản đầu tư của công ty có xu hướng tăng, Năm này là năm thế giới
gặp khủng hoảng kinh tế trầm trọng ,Vào thời điểm này việc sử dụng tiền để đầu tư rất
được công ty cân nhắc.Với tình hình như vậy thì doanh nghiệp lựa chọn phương án gửi tiền
vào ngân hàng không có gì là lạ.Chính vì vậy trong năm này khoản đầu tư ngắn hạn lại

tăng với mức tăng 431,13% chiếm 19,79 % trong cơ cấu tài sản,
Tỷ trọng hàng tồn kho: Công ty cổ phần Sữa Vinamilk là doanh nghiệp lớn hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm sữa ,vì vậy tỉ trọng hàng tồn kho luôn chiếm tỷ lệ cao,
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản có khuynh hướng tăng trong 3
năm qua,
Năm 2011 tăng mạnh so với 2010,Nguyên nhân là do nguyên vật liệu đầu vào của công
ty là sữa bột và sữa tươi,Trong đó khoảng 60-70% sữa bột là được nhập khẩu từ nước
ngoài ,Năm 2011 giá nguyên vật liệu đầu vào này tăng 19% các nhà dự đoán của công ty
dự đoán giá nguyên vật liệu này sẽ tiếp tục tăng nên công ty tăng lượng nguyên vật liệu
nhập khẩu để dự trữ.Bên cạnh đó thị trường được mở rộng nên lượng hàng gửi bán của
công ty cũng tăng mạnh khiến giá trị hàng tồn kho tăng mạnh 40,22% so với 2011,
Vào năm 2012 Giá sữa nguyên vật liệu đầu vào tăng 22% kể từ đầu năm đến cuối
tháng 3/2012, Đại diện Vinamilk cho biết với việc hạn hán ở New Zealand làm giá sữa
nguyên liệu đầu vào butter milk power tăng 22% so với cuối năm, đồng thời dự báo có thể
sẽ tiếp tục tăng cho đến tháng 10, tháng 11 khi bước vào mùa vụ khai thác chính ở New
Zealand,Chính vì thế công ty mua thêm lượng nguyên vật liệu nhập khẩu để dự trữ thêm
trong trường hợp nguyên vật liệu tăng thêm nữa, Đồng thời trong năm này công ty cũng
mua thêm công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất nên hàng tồn kho tăng so với 2011 nhưng
mức tăng không đáng kể
Hàng tồn kho tăng nhưng tỷ trọng hàng tồn kho qua 3 năm lại giảm : Nguyên là do giá
trị hàng tồn kho tăng nhưng nhỏ hơn mức tăng của tổng tài sản ,Trong năm 2011 HTK tăng
40,22% trong khi tài sản tăng 44,61% ( chủ yếu là tỷ trọng tiền và tương đương tiền tăng
manh ), Đến năm 2012 HTK chỉ tăng 5,36% trong khi tài sản tăng đến 26,91%( chủ yếu là
tỉ trọng TSCĐ tăng mạnh) ,
- 7 -
Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang
Tuy nhiên ,nếu tỷ trọng hàng tồn kho khá lớn cho thấy vòng quay hàng tồn kho còn thấp
, lượng hàng dự trữ trong kho quá nhiều ,hơn nữa sản phẩm của công ty chủ yếu là sữa nên
rất dễ bị hỏng ,doanh nghiệp phải tốn thêm khoản mục chi phí bảo quản ,rủi ro thiên tai …
vì vậy ,công ty cần có chính sách dự trữ HTK thích hợp để giảm thiểu rủi ro trong kinh

doanh ,
Tỷ trọng tiền và tương đương tiền: Tỷ trọng tiền trong cơ cấu tài sản của doanh
nghiệp không cao,Điều này cũng dễ hiểu vì doanh nghiệp nào cũng muốn “tiền thì phải sản
sinh ra tiền” thay vì dự trữ tiền ở doanh nghiệp thì nhà quản trị nào cũng tìm cách đầu tư
sinh lời.
Năm 2011 tỷ trong tiền đột nhiên tăng mạnh tăng đến 1220,64 % chiếm đến 19,93 %
trong cơ cấu tổng tài sản của doanh nghiệp.Tiền và tương đương tiền tăng mạnh nguyên
nhân là do: Các khoản tăng của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư,các khoản thu
hồi cho vay và lãi vay có kỳ hạn 1 năm trở xuống . Các khoản tăng của lưu chuyển tiền
thuần từ hoạt động tài chính đến chủ yếu từ hoạt động huy động vốn từ việc phát hành
thêm cổ phiếu, công ty phát hành 14,25 triệu cổ phiếu, tương đương với số vốn là 1.455 tỷ
đồng vào tháng 6/2011.Và đặc biệt nguyên nhân chủ yếu là do lượng tiền gửi ngân hàng
trong thời gian 3 tháng tăng mạnh, điều này cũng dễ hiểu bởi trong tình hình khủng hoảng
kinh tế hiện nay, các kênh đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro thì công ty quyết định đem tiền
tạm thời gửi vào ngân hàng sẽ mang giảm bớt được rủi ro cho các khoản đầu tư.
Đến năm 2012 tỷ trọng tiền lại giảm xuống chỉ còn chiếm 6,02%,Nguyên nhân là do
trong thời gian này công ty đã dùng một khoản tiền lớn để đầu tư xây dựng tài sản cố đinh
mở rộng quy mô sản xuất , chi tiền để mua nguyên vât liệu dự trữ và đầu tư ngắn hạn.
Tỷ trọng nợ phải thu qua 3 năm có khá cao chiếm tỷ trọng từ 10%-13% trong
tổng tài sản ngắn hạn,Trong năm 2011 các khoản phải thu có tăng so với 2011 và giảm nhẹ
ở năm 2012,Sư biến động này là do:
Doanh thu của công ty trong năm 2011 tăng mạnh, dẫn đến khoản phải thu khách hàng
tăng lên, chính sách công ty mở rộng thị trường khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam và cả
nước ngoài nên công ty cho những khách hàng lớn và có tiềm năng có thể kéo dài thời gian
trả nợ, nên tỷ trọng khoản phải thu của khách hàng tăng 3,27 % trong năm 2011
Đến năm 2012 khoản phải thu có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng
tài sản làm cho tỷ trọng của khoản phải thu có xu hướng giảm so với năm 2011,Nguyên
nhân là vì thị trường công ty đã thực sự phát triển nên công ty hạn chế bán chịu mà thay
vào đó công ty khuyến khích các đại lý, chi nhánh nhanh chóng thanh toán tiền hàng bằng
cách tăng chiết khấu thanh toán lên, bình thường công ty hưởng chiết khấu thanh toán tiền

- 8 -
Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang
mặt là 1%, Để giảm bớt việc khách hàng chậm thanh toán công ty nên tăng chiết khấu lên 2
% hoặc 3 %,Chính vì vậy năm 2012 doanh thu tăng khiến tăng làm các khoản phải thu có
tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng tài sản,
Như vậy, các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng,các khoản phải thu tăng đó là
dấu hiệu tốt,công ty cần có biện pháp đối với việc thu tiền hàng qua các chi nhánh và hạn
chế trả tiền hàng trước cho người bán vì điều này có thể dẫn đến công ty bị chiếm dụng
vốn,
Từ việc phân tích trên cho thấy: Việc phân bổ vốn ở DN này rất hiệu quả.DN
chú trọng tăng các loại tài sản cần thiết để mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất kinh
doanh , thu hút khách hàng , giảm các loại tài sản không cần thiết, tạo điều kiện để sử dụng
vốn có hiệu quả.Tuy nhiên DN cũng cần hết sức chú ý đến khả năng thanh toán của khách
hàng có quan hệ làm ăn , hạn chế hết mức rủi ro trong khâu thanh toán, dự trữ tiền và hàng
tồn kho vừa đủ .
2, Phân tích cấu trúc vốn của công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk:
2.1 Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính: đvt: triệu đồng
2.1.1 Tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ:
- 9 -
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1, Vốn chủ sở hữu
7,956,947 12,412,148 15,394,454
2, Nợ phải trả
2,806,246 3,152,169 4,358,110
3, Tổng tài sản
10,763,193 15,564,318 19,752,564
4, Tỷ suất tự tài trợ (1/3)(%) 73,93% 79,75% 77,94%
5, Tỷ suất nợ (100% - 4) (%) 26,07% 20,25% 22,06%
6, Tỷ suất nợ / VCSH (%) 35,27% 25,40% 28,31%
Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang


Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy : Tổng nguồn vốn không ngừng tăng trong những năm
qua, cùng với sự gia tăng của quy mô tài sản bất chấp tình hình kinh tế khó khăn,
Tổng nguồn vốn cuối năm 2012 là 19,752,564 triệu đồng được tài trợ 77,94 % từ nguồn
vốn chủ sở hữu, tức 15,394,454 triệu đồng và 22,06 % từ các khoản nợ, tức 4,358,100 triệu
đồng,

Nhìn vào biểu đồ ta thấy năm 2011 nợ phải trả vẫn tăng nhưng không bằng mức tăng
của tổng tài sản nên tỷ suất nợ vẫn giảm.Bên cạnh đó thì nguồnvốn chủ sỡ hữu của
doanh nghiệp tăng mạnh khiến cho tỷ suất tự tài trợ năm 2011 tăng 5,82 % so với năm
2010. Hệ số nợ phản ánh trong 1 đồng tài sản của công ty đầu tư thì có 0,26 đồng (2010),
0,20 đồng (2011) từ vốn vay bên ngoài. Hệ số nợ năm 2011 thấp hơn năm 2010 là 0,06
lần hay 6%, cho thấy giá trị tài sản được tài trợ bằng nợ phải trả đã giảm xuống.Hệ số nợ
- 10 -
Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang
của doanh nghiệp thấp hơn khá nhiều so với hệ số nợ trung bình ngành thực phẩm trong
năm 2011(36%). Điều đó cho thấy do doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nên việc sử
dụng nợ là thấp, tỉ trọng nợ trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp ít vì vậy mà khả
năng chi trả nợ của doanh nghiệp được đảm bảo hơn so với các doanh nghiệp khác cùng
ngành.
Năm 2012 tình hình kinh kế gặp nhiều khó khăn tỷ lệ nợ của ngành tăng mạnh .Nhưng
tỷ suất nợ của công ty chỉ tăng nhẹ so với năm 2011 với mức tăng 1,81 % tương ứng
1,205,940 triệu đồng .Nguyên nhân là do nợ phải trả tăng 38.26 % trong khi tổng nguồn
vốn chỉ tăng 26.91%.Nợ phải trả tăng nguyên nhân là do nợ ngắn hạn tăng và chủ yếu thì
doanh nghiệp này nợ người bán , người lao động và nợ các khoản phải trả khác. Trong một
nền kinh tế khủng hoảng trong khi các doanh nghiệp phải đổ xô đi vay ngân hàng thì doanh
nghiệp không hề đi vay và không phải chịu bất cứ áp lực nào về việc thanh toán lãi.
Nhìn chung, tỷ suất tự tài trợ qua các năm đều có sự biến động tăng giảm nhưng luôn ở
mức cao, cho thấy doanh nghiệp rất tự chủ về mặt tài chính, doanh nghiệp chủ yếu sử dụng
vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động đầu tư của mình, điều này là rất tốt trong tình hình

kinh tế như hiện nay. So với những doanh nghiệp cùng ngành, tỷ suất tự tài trợ của doanh
nghiệp là rất tốt, luôn ở mức cao.
2.1.2.Tỷ suất nợ trên vốn chủ:
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu cho biết sự đảm bảo khả năng thanh toán nợ của công ty
bằng vốn chủ sở hữu, Năm 2010, cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ đảm bảo thanh toán 0,35
đồng nợ phải trả.Năm 2011 hệ số này thấp hơn năm 2010 là 0,1 lần hay 10%, nguyên
nhân giảm là do: năm 2011 vốn chủ sở hữu tăng lên 56,99% (chủ yếu là do công ty đã
phát hành cổ phiếu cho nhân viên và các nhà đầu tư nước ngoài) làm cho vốn góp của
CSH tăng 57,51%, quỹ dự phòng tài chính tăng 57,51% trong khi đó lợi nhuận sau thuế
- 11 -
Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang
chưa phân phối tăng mạnh 116.34%.Năm 2012 tỷ số này giảm do nợ phải trả tăng
38.26% trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng 24.03%
Nhìn chung tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của công ty trong 3 năm 2010, 2011và 2012
đều nhỏ hơn 1, nợ phải trả của công ty nhỏ hơn vốn chủ sở hữu bỏ ra, chứng tỏ công ty
luôn đảm bảo khả năng thanh toán bằng chính nguồn vốn chủ sở hữu. Khi so sánh hệ số
này với hệ số trung bình của ngành thực phẩm ta thấy hệ số của doanh nghiệp thấp hơn
rất nhiều. Điều này thể hiện doanh nghiệp muốn có cơ cấu kinh doanh an toàn, ít rủi ro, ít
phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài.
2.2 Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ:
( ĐVT: triệu đồng)
- 12 -
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1, Vốn chủ sở hữu 7,956,947 12,412,148 15,394,454
2, Nợ phải trả 2,806,247 3,152,170 4,358,110
3, Nguồn vốn tạm thời 2,646,543 2,993,593 4,298,765
4, Nguồn vốn thường xuyên 8,116,651 12,570,725 15,453,799
5, Tổng nguồn vốn 10,763,194 15,564,318 19,752,564
6, Tỷ suất NVTX (4/5)(%) 75,41 % 80,77 % 78,24 %
7, Tỷ suất NVTT (100% - 6)(%) 24,59 % 19,23 % 21,76 %

8, Tỷ suất VCSH / NVTX (1/4) (%) 98,03 % 98,74 % 99,61 %
Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang

BIỂU ĐỒ TỶ SUẤT NVTX VÀ TỶ SUẤT NVTT
Qua biểu đồ ta thấy:
Tỷ suất NVTX qua các năm luôn ở mức cao, Bên cạnh đó, VCSH chiếm tỷ trọng rất lớn
trong NVTX, điều đó cho thấy DN rất ổn định về nguồn tài trợ trong lâu dài, DN không
chịu áp lực thanh toán.
Tỷ suất NVTX năm 2011 tăng 5,36 % so với năm 2010, là do mức độ tăng của NVTX
(do tăng VCSH, giảm nợ dài hạn) lớn hơn mức độ tăng của tổng nguồn vốn, Doanh nghiệp
giảm huy động thêm nợ ngắn hạn để tài trợ làm cho tỷ suất NVTX năm 2011 tăng so với
năm 2010,
Tỷ suất NVTX năm 2012 giảm nhẹ -2,53 % so với năm 2011, là do mức độ tăng của
NVTX (do VCSH tăng nhiều, nợ dài hạn giảm mạnh) nhỏ hơn mức độ tăng của tổng nguồn
- 13 -
Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang
vốn .Doanh nghiệp huy động thêm nợ ngắn hạn nhiều hơn năm 2011 để tài trợ làm cho tỷ
suất NVTT năm 2012 giảm so với năm 2011,
3. Phân tích cân bằng tài chính của công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
3,1 Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn của công ty cổ phần Sữa Việt Nam
Vinamilk :
( ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1, Nguồn vốn thường xuyên 8,116,651 12,570,725 15,453,799
2, Nguồn vốn CSH 7,956,947 12,412,148 15,394,454
3, Giá trị TSDH 4,958,796 6,285,158 8,825,032
4, Tốc độ tăng NVTX (%) - 54,87 22,93
5, Tốc độ tăng vốn CSH - 55,99 24,03
6, Tốc độ tăng TSDH - 26,75 40,41
7, VLĐ ròng (1 – 3) 3,157,855 6,285,567 6,628,767

Dựa vào bảng số liệu:
Vốn lưu động ròng qua 3 năm có sự tăng nhất định và luôn >0 ,điều đó cho thấy:
NVTX của doanh nghiệp không những tài trợ đủ cho nhu cầu đầu tư TSDH mà còn tài trợ
một phần cho TSNH, cân bằng tài chính của DN trong dài hạn được đánh giá là rất tốt.
VLĐR năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010 với mức độ tăng là 3,127,712 triệu đồng,
nguyên nhân là do: mức độ tăng NVTX lớn hơn mức độ tăng của TSDH ( tốc độ tăng của
NVTX là 54,87 % lớn hơn so với tốc độ tăng của TSDH là 26,75 %), NVTX tăng do DN
tăng VCSH với mức độ tăng là 4,446,201 triệu đồng, với tốc độ tăng là 55,99 %, NVTX
năm 2011 gấp 2 lần nhu cầu đầu tư TSDH, trong đó phần lớn DN sử dụng VCSH để tài trợ,
- 14 -
Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang
VLĐR năm 2012 tăng nhẹ so với năm 2011 với mức độ tăng là 343,200 triệu đồng,
nguyên nhân là do: mặc dù mức độ tăng TSDH lớn hơn mức độ tăng của NVTX ( tốc độ
tăng của TSDH là 40,41 % lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của NVTX là 22,93 %) nhưng
nguồn vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp quá lớn nên VlĐR ròng
vẫn tăng .NVTX năm 2011 gấp 1,75 lần nhu cầu đầu tư TSDH, trong đó phần lớn DN sử
dụng VCSH để tài trợ.
3,2 Phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn của công ty cổ phần Sữa Việt Nam
Vinamilk:
( ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1. Các khoản phải thu ngắn hạn, 1,119,075 2,126,948 2,208,746
2. Hàng tồn kho, 2,272,650 3,186,792 3,357,560
3. TSNH khác 85,569 127,951 227,542
4. Vay ngắn hạn 567,960 - -
5. Nợ ngắn hạn – Vay ngắn hạn 2,078,583 2,993,593 4,298,765
6. VLĐ ròng (1-3) 3,157,855 6,285,567 6,628,768
7. Nhu cầu VLĐ ròng (1+2 +3-5) 1,313,142 2,320,147 1,267,541
8, Ngân quỹ ròng(6-7) 1,844,713 3,965,420 5,361,227
BIỂU ĐỒ CÂN BẰNG TÀI CHÍNH

- 15 -
Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang
Nhìn vào biểu đồ ta thấy NQR của doanh nghiêp luôn >0 .Doanh nghiệp đật cân bằng tài
chính trong ngắn hạn.
Năm 2011 NQR tăng so với năm 2011 và có tăng mạnh trong năm 2012.Nguyên nhân
của sự biến động này là do:Trong năm 2011 VLĐR của DN tăng mạnh đặc biệt là sự gia
tăng của vốn chủ sỡ hữu. Doanh nghiệp không gặp tình trạng khó khăn về thanh toán trong
ngắn hạn và số tiền nhàn rỗi có thể đầu tư vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao để
sinh lời.Đến năm 2012 mặc dù nhu cầu tài trợ và HTK cũng như TSNH khác tăng nhưng
không bằng mức tăng của nợ phải trả ngắn hạn khiến cho NCVLDDR giảm .Từ đó NQR
tăng lên.
Qua phân tích trên ta thấy rằng doanh nghiệp này luôn đật cân bằng tài chính cả trong
ngắn hạn và dài hạn.Trạng thái cân bằng nay luôn duy trì và được phát triển ngày càng bền
vững trong tương lai.
II. Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty sữa Vinamilk.
1. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản.
- 16 -
Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang
Đối với hiệu suất sử dụng tài sản người ta thường sử dụng các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng
toàn bộ tài sản, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp để phân tích. Dưới đây ta sẽ đi vào xem xét và phân tích từng chỉ tiêu.
1.1. Đối với toàn bộ tài sản.
ĐVT:triệu đồng
BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TÀI SẢN
STT
CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Doanh thu thuần
15,845,154 21,821,403 26,797,114
2
Doanh thu thuần và thu

nhập từ HĐ khác
17,327,522 22,863,496 27,732,658
3 Tổng tài sản bình quân
9,596,687 13,163,755 17,658,441
4 HS sử dụngTS (4=2/3)
1.806 1.737 1.571
Qua biểu đồ trên cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản của DN luôn cao hơn mức trung
bình nganh.Nhưng cao nhất là năm 2010 và có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm
2011 giảm 0.07 lần so với năm 2010, còn năm 2012 giảm 0,166 lần so với năm 2011
và chỉ xấp xỉ với trung bình ngành.
Năm 2011
tổng tài sản của công ty tăng 44.61% trong khi doanh thu chỉ tăng 31.9%
đã làm cho hệ số vòng quay tài sản giảm xuống 1.737. Trong năm này DN có mua sắm
đầu tư thêm nhiều tài sản nhưng hiệu quả sử dụng thấp.
- 17 -
Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang
Sang năm 2012 mặc dù tổng tài sản tăng
26.91%
so với năm 2011 nhưng doanh thu
chỉ tăng 21.29% nên hiệu suất sử dụng tài sản tiếp tục giảm.Trong khi toàn ngành tăng
thì hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp lại giảm.
Chỉ tiêu trên chỉ đánh giá khái quát chung về tình hình sử dụng toàn bộ tài sản. Nên để
hiểu rõ hơn nguyên nhân và đưa ra những nhận xét đúng đắn hơn về hoạt động kinh doanh
của công ty. Ta cần đi sâu vào phân tích hiệu suất sử dụng của từng loại tài sản.
1.1.2 Đối với tài sản cố định.
ĐVT:triệu đồng
BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TSCĐ CỦA CÔNG TY
STT
CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1

Doanh thu thuần từ
HĐSXKD
15,845,154 21,821,403 26,797,114
2
Nguyên giá bình
quân TSCĐ
2,690,500 3,814,632 6,009,010
3
Hiệu suất sử dụng
TSCĐ(1/2)
5.89 5.72 4.46
Qua số liệu phân tích trên ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm qua các
năm và cao nhất là vào năm 2010. Năm 2011 giảm
0.17
lần so với năm 2010, còn năm
2012 giảm
1.26
lần so với năm 2011. Nếu như trong năm 2010 một đồng đầu tư tài sản
cố định tạo ra 5.89 đồng doanh thu thuần thì năm 2011 tạo ra được 5.72 đồng doanh
thu và năm 2012 thì chỉ tạo ra 4.46 đồng doanh thu.
- 18 -
Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang
Từ kết quả trên ta thấy công ty đang sử dụng TSCĐ chưa được hiệu quả. Nguyên nhân là
do trong 3 năm qua công ty đã công ty đã không ngừng mua sắm trong kỳ máy móc,
đầu tư
các dây chuyền thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại cho công ty cũng như đầu tư các trang
trại chăn nuôi
, phương tiện vận tải và xây dựng cơ bản hoàn thành.Nhất là trong năm 2012
TSCĐ tăng mạnh và lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của DTT khiến hiệu suất sử dụng
TSCĐ giảm mạnh .Trong năm này DN đầu tư nhiều nhà máy lớn nhưng hiện có chỉ có 1 nhà

máy mới đi vào sản xuất và 2 nhà máy vẫn chưa hoàn thành nên vẫn chưa tạo ra doanh
thu .Đó có thể là nguyên nhân khiến hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm mạnh như
vậy.Trong tương lại hứa hẹn những nhà máy này sẽ tạo lượng tiền lớn cho DN.
Nhìn chung trong 3 năm qua DN luôn cố gắng mở rộng quy mô, gia tăng đầu tư TSCĐ
nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của mình .Chính những điều này đã làm cho doanh thu
hoạt động sản xuất kinh doanh trong 2 năm liền tăng mạnh .Mặt khác năm 2012 công ty
đang đầu tư xây dựng nhiều nhà máy mới hứa hẹn sẽ tạo tiền để gia tăng doanh doanh thu
trong những năm tiếp theo đáp ứng nhu cầu đang gia tăng
1.1.3 Đối với tài sản lưu động
ĐVT:triệu đồng
ST
T
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1
Doanh thu thuần từ
HĐSXKD
15,845,154 21,821,403 26,797,114
2
Vốn lưu động bình quân
5,427,335 7,541,778 10,103,346
3
Số vòng quay
VLĐ (1/2)
vòng
2.920 2.893 2.652
4
Số ngày 1 vòng quay VLĐ
(360/3) ngày
123.28 124.42 135.73
- 19 -

Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang
Qua bảng phân tích và biểu đồ trên ta thấy rằng hiệu xuất sử dụng vốn lưu động của công
ty luôn cao hơn so với trung bình ngành nhưng lại có xu hướng giảm qua 3 năm. Năm 2011
số vòng quay vốn lưu động là 2.893 giảm 0.026 vòng so với năm 2010 làm cho số ngày một
vòng quay vốn lưu động tăng 1.14 ngày. Điều này chứng tỏ công ty quản lý và sử dụng vốn
lưu động chưa hiệu quả và chưa mang lại kết quả mong muốn.
Sang năm 2012 số vòng quay vốn lưu động là 2.652 giảm 0.24 vòng so với năm 2011 làm
cho số ngày một vòng quay vốn lưu động tăng 11.3 ngày. Mặc dù trong 2 năm 2011 và 2012
doanh thu tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của vốn lưu động nên
làm cho số vòng quay vốn lưu động có xu hướng giảm.
Để hiểu rõ hơn về tình hình sử dụng vốn lưu động và đưa ra biện pháp thích hợp ta đi sâu
vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến số vòng quay vốn lưu động cũng như xem số vốn
lưu động mà công ty đã lãng phí (tiết kiệm) là bao nhiêu.
• Năm 2011 so với năm 2010
 Đối tượng phân tích:
∆H = H
VLĐ2011
– H
VLĐ2010
= - 0.026
 Các nhân tố ảnh hưởng đến vòng quay vốn lưu động:
+ Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần:
DTT SXKD
2011
DTT SXKD
2010
∆H
DTT(2011/2010)
= -
VLĐbq

2010
VLĐ bq
2010
- 20 -
Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang

21,821,403,188,983

15,845,154,669,949
= - =
1.1

5,427,335,992,066 5,427,335,992,066

+ Ảnh hưởng của nhân tố VLĐ bình quân:
DTT SXKD
2011
DTT SXKD
2011
∆H
VLĐbq(2011/2010)
= -
VLĐbq
2011
VLĐbq
2010

21,821,403,188,983

21,821,403,188,983

= - = -
1.127

7,541,778,941,047 5,427,335,992,066

+ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng :
1.1 + (-1.127) = - 0.026
 Số VLĐ lãng phí năm 2011

DTT SXKD
2011
(N
2011
– N
2010
)
∆V =
360
=
+ 69,101,110,098 đồng
• Năm 2012 so với năm 2011
 Đối tượng phân tích:
∆H = H
VLĐ2012
– H
VLĐ2011
=
- 0.24
 Các nhân tố ảnh hưởng đến vòng quay vốn lưu động:
+ Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần:


- 21 -
Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang
DTT SXKD
2012
DTT SXKD
2011
∆H
DTT(2012/2011)
= -
VLĐbq
2011
VLĐ bq
2011

26,797,114,670,360

21,821,403,188,983
= - =
0.66

7,541,778,941,047 7,541,778,941,047
+ Ảnh hưởng của nhân tố VLĐ bq
DTT SXKD
2012
DTT SXKD
2012
∆H
VLĐbq(2012/2011)
= -

VLĐbq
2012
VLĐbq
2011



26,797,114,670,360

26,797,114,670,360
= - = - 0.9

10,103,346,419,623 7,541,778,941,047

+ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng : 0.66 – 0.9 = - 0.24
 Số VLĐ lãng phí năm 2012
DTT SXKD
2012
(N
2012
– N
2011
)
∆V =
360

26,797,114,670,360
* (
135.73
-

124.42
)
=
360
- 22 -
Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang
= +
841,876,019,227
đồng
Ta có bảng tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến VLĐ như sau:
Đvt: đồng
Ảnh hưởng của nhân tố 2011/2010 2012/2011
∆H
DTT
+1.1 +0.66
∆H
VLĐbq
-
1.127
- 0.9
Tổng hợp
- 0.026
- 0.24
Số VLĐ lãng phí
69,101,110,098 841,876,019,227
Kết quả xác định các nhân tố ảnh hưởng cho thấy :
Năm 2011 trong điều kiện vốn lưu động không thay đổi
tức là chỉ chịu ảnh hưởng
của nhân tố doanh thu thuần sản xuất kinh doanh nhờ những nổ lực gia tăng doanh thu
trong năm 2011 đã làm cho hiệu suất sử dụng vốn lưu động quay nhanh thêm 1.1 vòng.

Tuy nhiên trong điều kiện ngược lại khi doanh thu thuần sản xuất kinh doanh không
thay đổi do việc quản lý kém hiệu quả VLĐ bình quân làm số vòng quay vốn lưu động
giảm
– 1.127
vòng. Tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng vốn lưu động đã làm
doanh nghiệp lãng phí số vốn
69,101,110,098 đồng so với năm 2010.
Năm 2012 trong điều kiện VLĐ không thay đổi tức là chỉ chịu ảnh hưởng của nhân
tố doanh thu thuần sản xuất kinh doanh thì đã làm cho số vòng quay vốn lưu động quay
nhanh thêm 0.66 vòng. Còn trong điều kiện ngược lại khi doanh thu thuần sản xuất
kinh doanh không thay đổi thì nhân tố VLĐ bq làm số vòng quay vốn lưu động chậm
-0.9 vòng. Tổng hợp cả hai nhân tố làm số vòng quay vốn lưu động năm 2012 quay
chậm hơn năm 2011 là - 0.24 vòng, Dẫn đến lãng phí một số vốn lưu động là
841,876,019,227
(đồng)
Trong khi toàn ngành hiệu suất sử dụng VLĐ có xu hướng tăng thì tại DN lại
giảm.Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm này là do năm 2012 vốn lưu động bình
quân tăng vọt so với năm 2011. Trong đó đặc biệt là các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn tăng gần 3,200 tỷ đồng. Trong khi đó tốc độ tăng doanh thu thuần sản xuất kinh
doanh lại thấp hơn so với tốc độ tăng vốn lưu động bình quân. Trong năm này số vốn
lãng phí của doanh nghiệp lớn hơn nhiều so với 2011 nên trong tương lai công ty cần
có biện pháp để khắc phục suy giảm do ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động bình quân
- 23 -
Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang
và xem xét, căn nhắc các vấn đề về đầu tư cổ phiếu trong diễn biến bất lợi của thị
trường đầu tư tài chính như hiện nay. Cũng như điều chỉnh để doanh thu tăng lên bằng
cách đầu tư vào công tác bán hàng, mở rộng chính sách tín dụng và gia hạn thêm thời
gian nợ.
Qua bảng tổng hợp trên ta có thể thấy được nguyên nhân dẫn đến H.VLĐ giảm là do
ảnh hưởng VLĐ bình quân của doanh nghiệp.Chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích xem

VLĐ quay càng ngày càng chậm một phần là do việc quản lý hay sử dụng vốn không
hợp lý trong các khâu sản xuất, dự trữ tiêu thụ , thanh toán.
1.1.1.3.1.Hiệu suất sử dụng hàng tồn kho
Hệ số này đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp. Nếu hệ số này
lớn cho biết tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại nếu hệ số
này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Người ta so sánh hệ số vòng quay hàng
tồn kho qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng
năm
Bảng phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn kho
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1)Gía vốn hàng bán 10,676,719 15,267,378 17,741,665
2)Hàng tồn kho bình quân 1,776,711, 2,729,721 3,272,149
3)Số vòng quayHTK(1/2)ngày 6.01 5.59 5.42
4)Số ngày 1 vòng quay HTK(360/3) 60 64 66
- 24 -
Phân tích báo cáo tài chính công ty VINAMILK-Nhóm 3 GVHD:Nguyễn Thị Xuân Trang
Nhìn vào biểu đồ ta thấy số vòng quay hàng tồn kho luôn ở mức thấp hơn trung bình
ngành và có xu hướng ngày càng giảm so với năm 2010.Đồng thời qua số ngày 1 vòng
quay HTK ta cũng thấy được thời gian lưu kho bình quân của công ty rất lớn .Nguyên
nhân là do trong năm 2011 và 2012 giá nguyên vật liệu đầu vào tăng nên doanh nghiệp
dự trũ 1 lượng hàng tồn kho lớn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty.
Thêm vào
đó, việc công ty nhận được nhiều các gói thầu, các đơn đặt hàng cũng là nguyên nhân
khiến công ty gia tăng lượng hàng tồn kho để có thể đáp ứng được nhu cầu nguyên vật
liệu cho mỗi đơn đặt hàng.
Công ty VINAMIL là công ty sản xuất sữa. Mà sữa và nguyên liệu sx sữa lại là
mặt hàng dễ ẩm móc hư hỏng nên việc dự trữ hàng tồn kho như vậy theo lý là không
tốt.Bằng chứng là theo số liệu báo cáo của công ty thì năm 2011 chi phí hao mọt , mất
mát hàng tồn kho là

30.672.000đ và năm 2012 là
18.897.711đ trong khi việc này không
xảy ra ở năm 2010. Số ngày 1 vòng quay HTK tăng ( 2010 là 60 ngày, 2011 tăng thêm 4
ngày và năm 2012 tăng thêm 2 ngày) tức là thời gian từ lúc bắt đầu nhập kho cho đến lúc
bán được hàng tăng lên khiến cho công ty phải chịu thêm chi phí lưu kho.
Nếu xét đến khía cạnh hàng tồn kho tăng là do doanh nghiệp biết trước giá nguyên vật
liệu trong tương lai tăng nên quyết định dự trữ nguyên vật liệu thì .Thêm vào đó nguyên
vật liệu tăng điều đó phù hợp với việc tăng tài sản cố định.Bỡi lẽ năng lực sản xuất tăng
thì mức tiêu hao vật liệu cũng tăng lên và như vậy viêc dự trữ tăng dự trữ nguyên vật liệu
là đúng đắn.Điều đó tạo điều kiện cho sản xuất được thường xuyên liên tục.Chính vì vậy
chưa thể đánh giá là quản trị hàng tồn kho của DN này là chưa tốt.Tuy nhiên doanh thu
bán hàng năm 2012 chỉ tăng 22.08 % so với 2011 trong khi năm 2011 tăng 37.72% so với
2010 cho thấy tình hình tiêu thụ của DN này chậm đi dẫn đến hàng tồn kho bị ứ đọng
- 25 -

×