Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tiểu luận quản lý nhà nước tư pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.98 KB, 15 trang )

Trường Chính trị Tỉnh Bình Dương – Tiểu Luận cuối khoá K
LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta được biết, văn bản pháp luật luôn tồn tại những hạn chế của
nó vì rất nhiều lý do từ giới hạn câu chữ, giới hạn quy tắc… dẫn đến rất
nhiều phiền toái cho công tác hướng dẫn cũng như thực hiện cho đúng.
Hệ thống văn bản pháp luật ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, cũng tồn tại
rất nhiều hạn chế. Ở đây chúng ta không đánh giá năng lực pháp luật của
nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mà chỉ muốn hướng
đến những bất cập cũng như những khó khăn của các cán bộ quản lý nhà
nước liên quan đến pháp luật trong chức năng quản lý của mình. Có rất
nhiều tình huống mà cả đến những người am tường về Pháp Luật Việt
Nam vẫn phải lúng túng trong công tác xử lý, tư vấn hoặc thực thi Pháp
Luật. Để thấy rõ hơn về vấn đề này chúng ta cùng tham khảo qua một
tình huống hư cấu được trình bày ngay dưới đây. Tình huống hoàn toàn
hư cấu nên các tên tuổi, địa danh không mô tả cụ thể mà chỉ được sử
dụng các cụm từ thay thế để nêu bật các vấn đề trong tình huống.
Người viết đưa ra tình huống này chỉ muốn phân tích, mổ xẻ nó nhằm
nâng cao khả năng quản lý của các cán bộ quản lý nhà nước, không nhằm
bôi nhọ hay chỉ trích bất kỳ cá nhân cơ quan nào của bộ máy quản lý nhà
nước của Việt Nam. Thông qua đó, chúng ta cùng rút ra những bài học
hay trong công tác quản lý, hiểu rõ và nắm vững hơn các vấn đề có thể sẽ
phát sinh trong quá trình công tác, thực hiện, xử lý công việc được nhà
nước tin tưởng, giao phó nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ
đất nước, phục vụ nhân dân xứng đáng với niềm tin của Đảng của nhà
nước và của nhân dân giao phó.
Vì thế, tình huống sẽ không có phần kết – tức là kết quả của câu chuyện –
mà chỉ là phần kết thúc mở hoàn toàn để tránh đi vào các mô típ cũ làm
mất hứng khi tham gia giải quyết tình huống được đề cập.
=============================================================
1
Trường Chính trị Tỉnh Bình Dương – Tiểu Luận cuối khoá K


PHẦN I: MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
A. TÌNH HUỐNG
Lúc 8:00 sáng ngày 10/08/2013, Bà Nguyễn Thị Tỏ, 79 tuổi ngụ tại Sô 08
Ấp 1, Xã A, Huyện B, Tỉnh X và anh Nguyễn Văn Ba, 35 tuổi tạm trú
cùng địa chỉ trên đã đến Ban Tư Pháp xã để được tư vấn về Pháp Luật.
Theo bản tường trình mà bà Tỏ nộp( do cháu viết thay, đọc lại và bà
đồng ý ký tên) có nội dung như sau:
Vào tháng 01/2008 bà Tỏ có xây dựng 10 phòng trọ và một nhà cấp 4 trên
phần diện tích đất 300m2 trong đó căn nhà cấp 4 số 09 Ấp 1, Xã A,
Huyện B, tỉnh X, có diện tích 100m2, thổ cư 100% và đã tách riêng sổ và
do bà đứng tên.
Tháng 06/2008 công trình trên được hoàn thành, bà Tỏ để cho con gái bà
là cô Trương Thị Luyến ở và kinh doanh tiệm tạp hoá trên căn nhà cấp 4.
Các phòng trọ thì bà cho thuê, trong những người thuê phòng có anh
Nguyễn Văn Ba, thuê phòng số 02 để ở, anh Ba kinh doanh Hủ tiếu gõ
ngay trước khu nhà trọ từ tháng 06/2008.
Đến 05/2013 cô Trương Thị Luyến kết hôn và về nhà chồng sinh sống
nên đã trả lại ngôi nhà cho bà Tỏ. Do không có nhu cầu để ở bà đã rao
bán căn nhà trên với giá là 300.000.000 đồng( Ba trăm triệu đồng chẵn).
Cùng thời gian này, anh Ba cũng có ý định tìm mua căn nhà nên đã liên
hệ với bà Tỏ và bà đã đồng ý bán căn nhà trên cho anh Ba. Theo hợp
đồng dân sự số 001/HĐMB – 2013 được ký giữa bà Tỏ và anh Ba thì anh
Ba đã đặt cọc trước 30% giá trị tức 90.000.000 đồng( chín mươi triệu
đồng chẵn), phần còn lại được trả đủ khi bà Tỏ hoàn tất thủ tục sang tên
cho anh Ba.
Ngày 01/07/2013 bà Tỏ và anh Ba đã đến phòng công chứng để làm thủ
tục sang tên. Sau khi sang tên xong, Anh Ba hẹn bà Tỏ đến ngày
=============================================================
2
Trường Chính trị Tỉnh Bình Dương – Tiểu Luận cuối khoá K

10/07/2013 anh Ba sẽ trả đủ phần tiền còn lại và nhận giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và sở hữu nhà từ bà Tỏ và đã được bà đồng ý.
Ngày 09/07/2013, Do cơn bão số 03 quét ngang qua khu vực trên đã
khiến căn nhà số 09 bị sập toàn bộ 50% phần diện tích phía trước ngôi
nhà. Sau vụ việc trên anh Ba đã đến nhà bà Tỏ cho biết là anh sẽ không
tiếp tục thanh toán phần còn lại nếu bà Tỏ không sửa chữa lại phần nhà
đã bị sập hoặc bà phải hỗ trợ chi phí sữa chữa lại căn nhà là 90.000.000
đồng. Bà Tỏ không đồng ý vì cho rằng bà đã sang tên trên Giấy chứng
nhận cho anh Ba.
Sau khi đọc bản tường trình trên và nhận được sự xác nhận của anh
Nguyễn Văn Ba, nhân viên tư pháp Trần Văn Lý xét thấy vụ việc có
nhiều rắc rối và phức tạp nên đã hẹn lại bà Tỏ và anh Ba sẽ trả lời và đưa
ra phương án giải quyết cho vụ việc vào ngày 15/08/2013.
B. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
I. MỤC ĐÍCH
Nhân viên tư pháp Trần Văn Lý nhận thấy đây là một tranh chấp dân sự
có liên quan đến quyền và lợi ích của các cá nhân là công dân thuộc xã
mình và ai cũng có quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ việc trên. Do đó,
việc giải quyết thoả đáng cho cả hai bên là một vấn đề cấp thiết được đặt
ra cho anh, nếu không giải quyết thoả đáng, vụ việc sẽ tiến triển theo một
hướng rất xấu có thể dẫn đến xung đột giữa những cá nhân gây ảnh
hưởng rất lớn đến tình hình An ninh trật tự, gây chia rẽ mất đoàn kết giữa
những con người lương thiện và từng có những mối quan hệ tốt đẹp với
nhau.
II. YÊU CẦU
Vụ việc trên đòi hỏi Trần Văn Lý phải nghiên cứu rất kỹ lại hệ thống
pháp luật hiện hành của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mà
=============================================================
3
Trường Chính trị Tỉnh Bình Dương – Tiểu Luận cuối khoá K

đặc biệt là Bộ Luật Dân Sự số 33/2005/QH11 ban hành ngày 27/06/2005
và Bộ Luật Đất Đai số 34/2009/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/09/2009.
III. MỤC TIÊU CẦN GIẢI QUYẾT
Thứ nhất, giải quyết triệt để hợp đồng dân sự số 001/HĐMB-2013 giữa
bà Nguyễn Thị Tỏ và anh Nguyễn Văn Ba.
Thứ 2, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên liên quan thông qua việc sử
dụng các Bộ Luật trên một cách hợp lý vừa đảm bảo tính pháp lý nhưng
đồng thời cũng đảm bảo lợi ích cho các bên liên quan.
Có thể hình dung cách suy nghĩ, đưa ra các phương án, và chọn phương
án tối ưu của cán bộ Trần Văn Lý theo sơ đồ sau:
=============================================================
4
Trường Chính trị Tỉnh Bình Dương – Tiểu Luận cuối khoá K
IV. NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
Nguyên nhân:
Trần Văn Lý không thể giải quyết vấn đề ngay tại chỗ vì anh thấy được
vụ việc rất khó có thể trả lời ngay hoặc hướng dẫn các bên thực hiện hợp
đồng 001/HĐMB-2013 do có sự chồng chéo về các quy định của pháp
luật của các Bộ Luật mà chủ yếu là Bộ Luật Dân Sự và Luật Đất Đai như
đã trình bày ở phần trên. Sự chồng chéo này dẫn đến lợi ích của các bên
bị xâm phạm khi chỉ đơn phương sử dụng bộ luật này hoặc bộ luật kia.
Hậu quả:
Nêu xử lý không khéo léo tình huống trên, cán bộ tư pháp sẽ phạm rất
nhiều sai lầm dẫn đến các tình huống xấu sẽ xảy ra, gây mất lòng tin của
nhân dân đối với cán bộ quản lý nhà nước và gây mất đoàn kết trong quần
chúng nhân dân, ảnh hưởng xấu đến rất nhiều vấn đề khác trong công tác
quản lý cũng như trong xã hội.
V. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN VÀ CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU
Để giải quyết triệt để tình huống trên, cán bộ tư pháp cần phải tham khảo
rất kỹ lưỡng các văn bản pháp luật, các bộ luật để đưa ra một quyết định

đúng đắn mà vẫn đảm bảo giải quyết thoả đáng cho bà Tỏ và anh Ba. Để
xác định được các mấu chốt vấn đề cần phải có một kiến thức pháp luật
đủ sâu, đủ rộng hoặc tốn rất nhiều thời gian. Sau vài ngày, cán bộ Trần
Văn Lý đã đưa ra các phương án như sau:
1. Phương án thứ nhất:
a. Cơ sở pháp lý:
Căn cứ Bộ Luật Dân Sự số 33/2005/QH11 ban hành ngày 27/06/2005:
- Chương XIV, Mục I, Điều 234: “Xác lập quyền sở hữu theo thoả
thuận:
Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi,
cho vay có quyền sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chuyển giao tài sản,
=============================================================
5
Trường Chính trị Tỉnh Bình Dương – Tiểu Luận cuối khoá K
nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định
khác.”
Tức là ngôi nhà số 09 vẫn chưa được bàn giao mặc dù đã sang tên chủ
quyền vì đến ngày 10/07 thì Bà Tỏ mới nhận đủ tiền và giao nhà. Vậy lúc
này phần tài sản trên vẫn thuộc quyền sở hữu của bà Tỏ và bà phải có
trách nhiệm bảo quản.
- Theo điều 289:
“ 1. Bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi
giao.
2. Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng
vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết; nếu là vật cùng loại thì phải
giao đúng số lượng và chất lượng như đã thoả thuận và nếu không có
thoả thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình;
nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ.
3. Bên có nghĩa vụ phải chịu mọi chi phí về việc giao vật, trừ trường hợp
có thoả thuận khác.”

Từ khoản 1 và khoản 2 cho thấy, khi bà Tỏ chưa đưa bàn giao tài sản thì
bà vẫn phải có trách nhiệm bảo quản nó cho đến khi bàn giao.
b. Phương pháp giải quyết tình huống:
Căn cứ vào các cơ sở pháp lý trên thì các yêu cầu của anh Ba được xác
định là thoả đáng.
Căn cứ vào phần hư hại là 50% diện tích ngôi nhà, nội dung của việc giải
quyết theo trình tự sau:
- Đánh giá mức độ thiệt hại chính xác của ngôi nhà
- Vì ngôi nhà cấp 4 đã qua sử dụng thời gian dài, mức bồi thường thiệt
hại cho ngôi nhà là không đến 90.000.000 triệu đồng. Ở đây bà Tỏ sẽ
=============================================================
6
Trường Chính trị Tỉnh Bình Dương – Tiểu Luận cuối khoá K
phải xây lại phần hư hỏng của ngôi nhà hoặc hỗ trợ anh Ba với số tiền
cho tổng chi phí xây dựng lại ngôi nhà là 40.000.000 triệu đồng.
- Gọi các bên có liên quan đến và đưa ra các cơ sở pháp lý cũng như
bản đánh giá mức độ hư hỏng cũng như phương án giải quyết.
- Xác lập lại giấy tờ hoàn chỉnh để các bên cùng thống nhất ký kết để
hoàn tất việc giải quyết tranh chấp hợp đồng trên.
c. Ưu điểm:
- Có đầy đủ cơ sở pháp lý để giải quyết
- Lợi ích các bên phần nào được giải quyết thoả đáng mà vẫn đảm bảo
được mối quan hệ tốt đẹp trước đây của các bên
- Cho thấy năng lực làm việc tận tuỵ của Cán bộ nhà nước cấp cơ sở
d. Nhược điểm:
- Cơ sở pháp lý chưa thật sự đầy đủ
- Có lợi ích của một hoặc cả hai bên bị xâm phạm
- Có thể gây ức chế cho phía bên bán tức bà Tỏ.
2. Phương án thứ hai:
a. Cơ sở pháp lý:

- Căn cứ Bộ Luật Đất Đai số 34/2009/QH12 có hiệu lực từ ngày
01/09/2009( do thời điểm chưa đến tháng 12/2013 nên chỉ áp dụng bộ
luật này):
Điều 46: Đăng ký quyền sử dụng đất:
“ Việc đăng ký quyền sử dụng đất được thực hiện tại văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
1. Người đang sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất;
2. Người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa
kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo
lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này;
=============================================================
7
Trường Chính trị Tỉnh Bình Dương – Tiểu Luận cuối khoá K
3. Người nhận chuyển quyền sử dụng đất;
4. Người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đổi tên, chuyển mục đích sử
dụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng đất hoặc có thay đổi đường ranh giới
thửa đất;
5. Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân
dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải
quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được
thi hành.”
- Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/11/2004 của Chính
phủ về thi hành Luật Đất đai cho rằng: Tuy việc chuyển nhượng đất là
hợp pháp, có lập hợp đồng chuyển nhượng và được công chứng nhưng
việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký
quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Theo căn cứ trên thì căn nhà số 09 đã được xác lập quyền sở hữu thuộc về
anh Ba. Mặc dù anh chưa được nhận bàn giao nhưng phần tài sản đó vẫn

thuộc về anh và anh có trách nhiệm phải bảo quản nó và bà Tỏ không có
trách nhiệm trong việc bão làm sập ngôi nhà.
b. Phương pháp giải quyết tình huống:
Căn cứ vào các cơ sở pháp lý trên thì các yêu cầu của anh Ba được xác
định là không thoả đáng.
Căn cứ vào phần hư hại là 50% diện tích ngôi nhà, nội dung của việc giải
quyết theo trình tự sau:
- Đánh giá mức độ thiệt hại chính xác của ngôi nhà
- Anh Ba phải nhận ngôi nhà và có trách nhiệm sửa chữa phần hư hỏng
vì đó là phần tài sản của anh.
- Giải thích với Bà Tỏ và yêu cầu bà hỗ trợ vì anh Ba cũng khó khăn.
=============================================================
8
Trường Chính trị Tỉnh Bình Dương – Tiểu Luận cuối khoá K
- Gọi các bên có liên quan đến và đưa ra các cơ sở pháp lý cũng như
bản đánh giá mức độ hư hỏng cũng như phương án giải quyết.
- Xác lập lại giấy tờ hoàn chỉnh để các bên cùng thống nhất ký kết để
hoàn tất việc giải quyết tranh chấp hợp đồng trên.
c. Ưu điểm:
- Có đầy đủ cơ sở pháp lý để giải quyết
- Lợi ích của bên bán được đảm bảo toàn vẹn
- Cho thấy năng lực làm việc tận tuỵ của Cán bộ nhà nước cấp cơ sở
d. Nhược điểm:
- Cơ sở pháp lý chưa thật sự đầy đủ
- Lợi ích của bên mua tức Anh Ba bị xâm phạm nghiêm trọng
- Gây ức chế lớn với anh Ba
- Gây ra tâm lý bất ổn trong một bộ phận cộng đồng nhỏ của xã hội
thuộc phạm vi cơ sở mà mình quản lý
3. Phương án thứ ba:
a. Cơ sở pháp lý

- Căn cứ vào cơ sở pháp lý của phương án 1 và phương án 2.
- Căn cứ Pháp lệnh về phòng chống lụt bão của Uỷ Ban Thường vụ
quốc hội ngày 08/03/1993:
+ “CHƯƠNG IV: KHẮC PHỤC HẬU QUẢ LỤT, BÃO
Điều 24
Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân
dân và mọi công dân phải chủ động và tích cực tiến hành việc khắc phục
hậu quả lụt, bão nhằm giảm nhẹ thiệt hại do lụt, bão gây ra, nhanh chống
ổn định đời sống nhân dân, phục hồi sản xuất.
Điều 25
Việc khắc phục hậu quả lụt, bão bao gồm :
1- Cứu hộ người và tài sản;
=============================================================
9
Trường Chính trị Tỉnh Bình Dương – Tiểu Luận cuối khoá K
2- Kịp thời cứu trợ, giúp đỡ và ổn định đời sống cho nhân dân vùng bị
lụt, bão gây thiệt hại;
3- Thực hiện các biện pháp để nhanh chóng phục hồi sản xuất;
4- Thực hiện vệ sinh môi trường sinh thái, chống dịch bệnh;
5- Sửa chữa các công trình phòng, chống lụt, bão và các công trình hạ
tầng bị hư hỏng;
6- Điều tra, thống kê thiệt hại.
Điều 26
Việc khắc phục hậu quả lụt, bão ở địa phương nào do Uỷ ban nhân dân
địa phương đó chỉ đạo thực hiện.
Trong trường hợp vượt quả khả năng của địa phương thì Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân phải báo cáo kịp thời với Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan
phòng, chống lụt, bão cấp trên trực tiếp giải quyết.”
+ Điều 27,29,30,31 của pháp lệnh này về việc khắc phục hậu quả của
mưa bão.

Dựa trên các căn cứ pháp lý này, thì hợp đồng mua bán giữa bà Tỏ và
anh Ba vẫn đảm bảo giá trị pháp lý cũng như lợi ích của hai bên có khả
năng không bị xâm phạm.
b. Phương pháp giải quyết tình huống:
Căn cứ vào các cơ sở pháp lý trên thì các yêu cầu của anh Ba và bà Tỏ
đều thoả đáng, nhà nước sẽ gánh một phần trách nhiệm trong vụ việc
ngôi nhà bị sập.
Căn cứ vào phần hư hại là 50% diện tích ngôi nhà, nội dung của việc giải
quyết theo trình tự sau:
- Đánh giá mức độ thiệt hại chính xác của ngôi nhà
- Liên hệ với ban phòng chống lụt bão địa phương, yêu cầu hỗ trợ hoặc
cung cấp các gói hỗ trợ cho trường hợp này.
- Đưa ra toàn bộ các cơ sở pháp lý của vụ việc.
=============================================================
10
Trường Chính trị Tỉnh Bình Dương – Tiểu Luận cuối khoá K
- Cho mời các bên đến làm việc, cung cấp và giải thích toàn bộ các
công việc trên.
- Xác lập lại giấy tờ hoàn chỉnh để các bên cùng thống nhất ký kết để
hoàn tất việc giải quyết tranh chấp hợp đồng trên.
c. Ưu điểm:
- Có đầy đủ cơ sở pháp lý để giải quyết
- Lợi ích của các bán được đảm bảo gần như toàn vẹn
- Cho thấy năng lực làm việc tận tuỵ của Cán bộ nhà nước cấp cơ sở
d. Nhược điểm:
- Tốn thời gian
- Các công việc khác mà cán bộ đang quản lý có thể bị đình trệ
- Lực lượng mỏng, giải quyết chậm trễ
- Ức chế cho các bên vì thời gian chờ đợi khá lâu
4. Lựa chọn phương án tối ưu:

Qua các phương án trên, chúng ta thấy việc chọn lựa phương án thứ ba là
tối ưu vì có thể đảm bảo được lợi ích các bên đồng thời cho thấy được
năng lực giải quyết vấn đề của cán bộ cấp cơ sở, tạo niềm tin với nhân
dân đối với cán bộ công chức nhà nước.
a. Quy trình giải quyết phương án:
=============================================================
11
Trường Chính trị Tỉnh Bình Dương – Tiểu Luận cuối khoá K
b. Kế hoạch thực hiện:
STT NỘI DUNG CÔNG VIỆC
THỰC
HIỆN
HOÀN
THÀNH

I. Kế hoạch
1
Lên kế hoạch thực hiện Mr. Lý 1 ngày
2
Đề xuất nhân sự Mr Lý 1 ngày

II. Công việc cụ thể
1
Liên hệ, làm việc với ban phòng
chống lụt bão
cán bộ A 1 ngày
2
Tổng hợp các thông tin cần thiết Mr Lý 1 ngày
3
Làm việc với các bên liên quan Mr Lý 1 ngày

4
Kiểm tra công việc sau khi hoàn
thành
Mr Lý 1 tuần

III. Kiểm tra việc thực hiện Mr. Lý
Để giải quyết toàn bộ vấn đề trên, cán bộ tư pháp cơ sở cần tối đa 1 tuần
để giải quyết, đây là khoản thời gian không quá dài.
c. Kinh phí thực hiện:
Vì những công tác kể trên không quá phức tạp nên chi phí không đang kể,
phần kinh phí này không cần thiết phải liệt kê.
d. Tổ chức thực hiện phương pháp thực hiện:
Cán bộ A sẽ liên hệ trực tiếp với ban phòng chống lụt bão địa phương để
trình bày về vụ việc của căn nhà số 09 kể trên. Hoàn tất hồ sơ của ban
kiểm tra hiện trường lụt bão để nộp cho ban phòng chống lụt bão và chờ
nhận kết quả. Sau khi nhận được kết quả bằng văn bản, cán bộ A chuyển
toàn bộ cho Trần Văn Lý thụ lý.
Trần Văn Lý sẽ tập hợp toàn bộ các văn bản pháp luật đã nêu trên( kèm
theo tài liệu), kết quả của ban phòng chống lụt bão để chuẩn bị trình bày
với các bên liên quan.
=============================================================
12
Trường Chính trị Tỉnh Bình Dương – Tiểu Luận cuối khoá K
Mời bà Tỏ và anh Ba đến cơ quan, cung cấp toàn bộ các tài liệu hiện
có( bản photo), lắng nghe ý kiến, nếu thoả đáng sẽ tiến hành đưa ra kết
quả.
e. Kết quả:
- Bà Tỏ sẽ được nhận toàn bộ phần tiền còn lại của hợp đồng mua bán
số 001/HĐMB-2013
- Anh Ba sẽ nhận được ngôi nhà và phần tiền hỗ trợ của nhà nước( tuỳ

theo mức độ hỗ trợ) và có trách nhiệm thanh toán phần còn lại của
hợp đồng trên.
f. Đánh giá:
Kết quả trên cho thấy tình huống đã được giải quyết tương đối thoả đáng
cho tất cả các bên mà thời gian giải quyết cũng không kéo dài quá lâu
nêu cao tinh thần làm việc tận tuỵ của các cán bộ quản lý có liên quan.
=============================================================
13
Trường Chính trị Tỉnh Bình Dương – Tiểu Luận cuối khoá K
PHẦN II: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tình huống được nêu ở trên là một tình huống nhỏ, tuy nhiên rất thường
xuyên xảy ra trong thực tế. Đã từng có một vài vụ việc có tình tiết gần
giống như trên đã xảy ra ở các địa phương trong cả nước và đã có rất
nhiều cách giải quyết gây tranh cãi của các cán bộ liên quan.
Tuy là tình huống nhỏ, nhưng ta thấy được những hậu quả không nhỏ
nếu như vấn đề không được giải quyết thấu đáo và thoả đáng, dẫn đến
những hệ quả không lường trước được trong đời sống xã hội. Với kiến
thức pháp luật còn hạn chế ở đại đa số bộ phận người dân mà đặc biệt ở
những vùng sâu vùng xa thì những mâu thuẫn sẽ xảy ra nếu có tình
huống tương tự.
Việc giải quyết có tình có lý của các cán bộ được nêu trong tình huống
cho thấy được sự công tâm, tận tuỵ, có trách nhiệm với cương vị mà họ
được nhà nước tin tưởng, giao phó.
Thông qua đó, chúng ta vẫn thấy được hệ thống pháp luật của nước Cộng
Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vẫn còn chồng chéo, phức tạp gây ra
rất nhiều khó khăn cho không những là người dân mà còn cho cả các cán
bộ quản lý. Những tình huống phức tạp xảy ra sẽ gây lúng túng trong vấn
đề giải quyết và nếu giải quyết không thấu tình đạt lý sẽ gây ức chế cho
xã hội. Vì thế, theo quan điểm cá nhân của người viết thì Quốc hội cần
có những biện pháp tốt để khắc phục, sửa đổi lại hệ thống pháp luật chặt

chẽ hơn và rõ ràng hơn. Ngoài ra, việc kiểm tra giám sát các cán bộ quản
lý nhà nước cũng là một vấn đề cần phải thực hiện triệt để hơn nữa, tránh
những trường hợp xử lý sơ xài qua loa làm ảnh hưởng đến lợi ích của
Quốc gia, của tổ chức và cho cả các cá nhân trong xã hội. Nêu cao tinh
thần quốc gia của dân, do dân và vì dân.
=============================================================
14
Trường Chính trị Tỉnh Bình Dương – Tiểu Luận cuối khoá K
DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật Dân Sự số 33/2005/QH11 ban hành ngày 27/06/2005
2. Luật Đất Đai số 34/2009/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/09/2009
3. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/11/2004 của Chính phủ về
thi hành Luật Đất đai
4. Pháp lệnh về phòng chống lụt bão của Uỷ Ban Thường vụ quốc hội
ngày 08/03/1993
=============================================================
15

×