Đề 1
1. Nêu và phân tích các nguyên nhân ra đời của pháp luật theo quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lê Nin.
2. Phân tích các đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật thông qua một văn bản quy
phạm pháp luật cụ thể.
Đề 2
1. Vì sao pháp luật vừa có tính giai cấp, vừa có tính xã hội? Hãy nêu những biểu hiện tính
giai cấp và tính xã hội của pháp luật.
2. Nhận định sau đây đúng hay sai?
Tại sao khẳng định như vậy? " Quốc hội là chủ thể duy nhất có quyền tập hợp hoá pháp
luật"
Đề 3
1. So sánh pháp luật với đạo đức và phân tích mối quan hệ giữa chúng.
2. Phân tích các đặc điểm của hoạt động xây dựng pháp luật.
Đề 4
1. Phân tích căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vị phạm pháp luật là cá
nhân.
2. Dưới góc độ lý luận nhà nước và pháp luật, hãy phân tích nội dung quy định: "Quốc
hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc tập trung dân chủ" (Điều 6 Hiến pháp Việt Nam năm 1992.)
Đề 5
1. So sánh pháp luật với phong tục tập quán và phân tích mối quan hệ giữa chúng
2. Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao khẳng định như vậy? " Mọi hành vi trái pháp
luật đều là vi phạm pháp luật"
Đề 6
1. Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị. Liên hệ với Việt Nam hiện nay.
2. Hãy xác định các bộ phận của quy phạm pháp luật trong điều khoản dưới đây và giải
thích vì sao xác định như vậy. " Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi
của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu
đường bộ" (Khoản 1 Điều 9 Luật giao thông đường bộ năm 2008)
Đề 7
1. Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế. Liên hệ với Việt Nam hiện nay.
2. Cho ví dụ về một vi phạm pháp luật cụ thể và phân tích mặt khách quan của vi phạm
pháp luật đó.
Đề 8
1. Phân tích vai trò của pháp luật đối với nhà nước. Liên hệ với Việt Nam hiện nay.
2. Cho 1 ví dụ cụ thể về áp dụng pháp luật và phân tích tính quyền lực nhà nước của hoạt
động áp dụng pháp luật trong trường hợp đó.
Đề 9
1. Phân tích vai trò của pháp luật đối với kinh tế. Liên hệ với Việt Nam hiện nay.
2. Trình bày cách xác định hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật. Liên
hệ với Việt Nam hiện nay.
Đề 10
1. Tại sao nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật?
2. Trình bày cách xác định hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm pháp luật. Liên
hệ với Việt Nam hiện nay.
Đề 11
1. Phận tích ưu điểm và hạn chế của tập quán pháp, tiền tệ pháp và văn bản pháp luật.
2. Cho ví dụ về một vi phạm pháp luật cụ thể và phân tích mặt chủ quan của vi phạm
pháp luật đó.
Đề 12
1. Tại sao văn bản quy phạm pháp luật là hình thức chủ yếu của pháp luật Việt Nam hiện
nay?
2. Phân tích các bước của quá trình áp dụng pháp luật thông qua một trường hợp áp dụng
pháp luật cụ thể.
Đề 13
1. Trình bày cách xác định hiệu lực theo không gian và theo đối tượng tác động của văn
bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
2. Phân tích các đặc điểm của áp dụng pháp luật thông qua một trường hợp áp dụng pháp
luật cụ thể.
Đề 14
1. Phân tích các đặc điểm của pháp luật tư sản.
2. Phân tích bộ phận "nội dung" của qua hệ pháp luật. Cho ví dụ.
Đề 15
1. Phân tích những điểm tiến bộ cơ bản của pháp luật tư sản so với pháp luật phong kiến.
2. Phân biệt quan hệ pháp luật với quan hệ xã hội khác. Cho ví dụ.
Đề 16
1. Tại sao nhà nước xã hội chủ nghĩa phải thể chế hoá đường lối, chính sách của đảng
cộng sản thành pháp luật?
2. Phân tích khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Đề 17
1. Phân tích các đặc điểm của pháp luật xã hội chủ nghĩa.
2. Hãy xác định các bộ phận của quy phạm pháp luật trong điều khoản dưới đây và giải
thích vì sao xác định như vậy: " Người điều kiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe
mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách" ( Khoản 2
Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008)
Đề 18
1. Phân tích các đặc điểm của quy phạm pháp luật.
2. Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao khẳng định như vậy? " Áp dụng pháp luật
chỉ được tiến hành khi có vi phạm pháp luật xảy ra "
Đề 19
1. Phân tích điều kiện để một cá nhân trở thành chủ thể độc lập của quan hệ pháp luật.
2. Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao khẳng định như vậy. " Bất kỳ cá nhân, tổ
chức nào cũng có thể tập hợp hoá pháp luật"
Đề 20
1. Trong số các sự kiện sau, sự kiện nào là sự kiện pháp lý? Giải thích vì sao?
a. A và B ký kết hợp đồng mua bán xe máy.
b. C điều kiển xe máy tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm.
c. Đại hội chi đoàn M bầu T làm bí thư chi đoàn.
d. Thủ trưởng cơ quan X ra quyết định cho ông D nghỉ hưu.
e. Gia đình anh K đến gia đình chị H xin cưới chi H cho anh K.
2. Phân tích các nguyên tắc xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------1) trong thời kỳ kinh tế tự do cạnh tranh thì nguyên tắc tự nguyện không còn nữa.
2)so sánh nhà nước phong kiến Trung Quốc và nhà nước phong kiến tây Âu và lý giải tại
sao ?
3)sự tản quyền của nhà Lê là sự tản quyền để tập trung quyền lực vào tay vua?
4)chế độ lưỡng đầu thời nhà Trần thì làm mất đi tính chuyên chế ?
5) trong phần luật dân sự, hày cm pháp luật dân sự một phần nào đó bảo vệ quyền lợi của
người nghèo, người khó khăn
I. Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn tại sao? (3đ)
1. Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất dân chủ nên còn được gọi là "1/2 nhà
nước".
2. Nhà nước liên bang chính là nhà nước liên minh.
3. Quyền lực nhà nước bao gồm 3 quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng vai trò
quan trọng và sức ảnh hưởng to lớn của báo chi ngày nay thì nó đã trở thành bộ phận thứ
tư của QLNN
II. Tư luận (7đ)
1. Phân tích ưu điểm và nhược điểm của nguyên tắc tập quyền trong tổ chức và hoạt động
bộ máy nhà nước XHCN
2. Chọn một trong hai câu sau:
a. P/t và đánh giá vai trò của nhà nước trong việc quản lý nền KTTT theo định hướng
XHCN ở nước ta. B. P/t và đánh giá mối quan hệ giữa đảng và nhà nước trong h/t chính
trị nước ta hiện nay.
Phần I: Chọn 1 câu trả lời đúng nhất (4đ)
1. Nhà nước sẽ tiêu vong khi:
2.
3.
4.
5.
6.
a/ Xã hội không còn chế độ tư hữu
b/ Xã hội không còn giai cấp và đấu tranh giai cấp
c/ Khi bộ máy nhà nước mất đi
d/ a và b đúng
e/ Tất cả đều đúng
Lựa chọn nào sau đây phù hợp với khái niệm bản chất của nhà nước:
a/ Yếu tố tác động làm thay đổi chức năng của nhà nước
b/ Yếu tố tác động đến sự ra đời của nhà nước
c/ Yếu tố tác động đến việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước
d/ Yếu tố bên trong quyết định xu hướng phát triển cơ bản của nhà nước
Đảng là một:
a/ Tổ chức chính trị xã hội
c/ Thiết chế của hệ thống chính trị
b/ Bộ phận của bộ máy nhà nước
d/ Tất cả đều sai
Vai trò của chức năng nhà nước là:
a/ Thực hiện những mục tiêu của nhà nước
b/ Thực hiện nhiệm vụ nhà nước
c/ Bảo đảm lợi ích của giai cấp thống trị
d/ Tất cả đều đúng
Trong xã hội công xã thị tộc, quyền lực quản lý xuất hiện vì:
a/ Nhu cầu xây dựng và quản lý các công trình thủy lợi
b/ Nhu cầu tổ chức chiến tranh chống xâm lược và xâm lược
c/ Nhu cầu quản lý các công việc chung của thị tộc
d/ Nhu cầu trấn áp giai cấp bị trị
Hình thức nhà nước XHCN là:
a/ Có thể có hình thức chính thể quân chủ
b/ Chế độ chính sách có thể là dân chủ tư sản
c/ Hình thức cấu trúc là nhà nước đơn nhất
d/ Luôn là hình thức chính thể cộng hòa
7. Trên cơ sở khái niệm kiểu nhà nước, chọn phương án KHÔNG phù hợp
a/ Kiểu nhà nước sau tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước
b/ Sự thay thế các kiểu nhà nước là mang tính khách quan
c/ Sự thay thế các kiểu nhà nước diễn ra bằng một cuộc cách mạng
d/ Các nhà nước tất yếu phải trải qua bốn kiểu nhà nước
8. Trình tự nào sau đây phù hợp với chính thể cộng hòa tổng thống
a/ Dân bầu nguyên thủ quốc gia
b/ Quốc hội bầu nguyên thủ quốc gia
c/ Cha truyền con nối vị trí nguyên thủ quốc gia
d/ Nguyên thủ quốc gia được thành lập kết hợp giữa bầu và bổ nhiệm
Phần II - Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao? (3đ)
1/ Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia
thành các giai cấp có lợi ích mâu thuẫn gay gắt đến mức không thể điều hòa được
2/ Bản chất giai cấp của nhà nước không chỉ là lợi ích của giai cấp thống trị mà
trước hết là vì lợi ích của giai cấp thống trị
3/ Cơ quan đại diện là cơ quan thiết lập nên cơ quan hành pháp
Phần I (3đ) : chọn phương án trả lời đúng nhất
1.Khái niệm hình thức chính thể không phản ánh
A. Mối quan hệ giữa các cơ quan NN trung ương
B. Cách thức và trình tự lập ra các cơ quan NN
C. Cách thức tổ chức quyền lực NN
D. Sự tham gia của nhân dân vào đảng fái chính trị
2. Lựa chọn nào dưới đây không đúng về nội dung của học thuyết Marx - Lenin về nguồn
gốc của NN
A. NN là sản phẩm tất yếu của những đối kháng giai cấp k thể điều hòa
B. NN là sản phẩm của xã hội mang tính vỉnh cữu và bất diệt
C. NN là lực lượng nảy sinh từ xã hội, là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài ng
D. NN là 1 phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong
3. Nội dung nào k thích hợp với phạm trù kiểu NN :
A. Những hình thức NN khác nhau
B. Sự khác biệt giữa các kiểu NN
C. Điều kiện tồn tại và phát triển của NN và bản chất giai cấp của NN
D. Sự vận động và phát triển của NN
4. Xác định bản chất NN là sự xác định
A. Mối quan hệ cơ bản giữa NN với giai cấp thống trị trong xã hội
B. Những phương diện cơ bản quy định sự tồn tại, phát triển của NN
C. Mối quan hệ, trách nhiệm của NN đối với các vấn đề chung
D. Mối quan hệ giữa các tổ chức chính trị với đảng cầm quyền
5. Vai trò chủ yếu của chính phủ là
A. Tham gia vào hoạt động lập pháp
B. Đóng vai trò nguyên thủ quốc gia
C. Bổ nhiệm thẩm fán của tòa án
D. Thi hành pháp luật
6. Chức năng NN là
A. Những mặt hoạt động chủ yếu của NN
B. Hoạt động của các cơ quan NN
C. Những hoạt động của NN
D. Tất cả đều đúng
7. Yếu tố nào sau đây chưa là điều kiện ra đời của các NN XHCN
A. Khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản
B. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã rất phát triển
C. Phong trào giải phóng thuộc địa
D. Ý thức hệ Marxist
8. Tiền đề tư tưởng để lý giải nguồn gốc NN của các học giả tư sản trong bản khế ước Xã
hội là
A. Lý thuyết về quyền công dân
B. Lý thuyết quyền tư hữu
C. Lý thuyết về quyền lực NN
D. Lý thuyết về quyền tự nhiên
9. Nội dung của việc tìm hiểu bản chất NN
A. Vai trò xã hội của NN trong XH có đấu tranh giai cấp
B. Những yếu tố quyết định đặc điểm và xu hướng phát triển của NN
C. Xây dưng những quy luật tồn tại NN và phát triển của NN
D. Tính chất giai cấp của NN trong xã hội có mâu thuẫn giai cấp
10. Chức năng nhà nước là những mặt (phương diện) hoạt động :
A. NN mang tính thường xuyên liên tục và ổn định tương đối
B. NN nhằm duy trì sự thống trị về giai cấp
C. NN nhằm điều hòa lợi ích giai cấp duy trì trật tự xã hội
D. NN nhằm đáp ứng các yêu cầu khách quan từ xã hội
Phần II (3đ) : Những nhận định sau đúng hay sai ? Giải thích ?
1. Chức năng NN không thể thay đổi
2. Tòa Án phải độc lập trong xét xử
3. Phân quyền và đối trọng trong Bộ máy NNlà biểu hiện quyền lực NN thuộc về nhân
dân
Phần III (3đ) : Tự luận
1. Phân tích mối quan hệ chức năng NN và chức năng bộ máy NN
2. Phân biệt hình thức chính thể cộng hòa tổng thống và chính thể cộng hòa lưỡng tính.
Phần IV (1đ) :
Theo anh chị : NN có nên tổ chức cho nhân dân quyết định 1 số vấn đề bằng bỏ phiếu
hay không ?
Phần I: Chọn phương án trả lời đúng nhất ( 3 điểm )
1. Tính giai cấp là phương diện không thể thiếu được quy định bản chất Nhà nước vì:
a. Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa
được.
b. Xét về nguồn gốc, nhà nước ra đời khi mâu thuẫn gay gắt đến mức không thể điều hòa
được.
c. Từ khi ra đời trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, nhà nước bao giờ cũng chỉ
thuộc về một giai cấp hoặc liên minh giai cấp nhất định.
d. Nếu nhà nước mất đi tính giai cấp thì bản chất nhà nước sẽ thay đổi.
2. Tính giai cấp của nhà nước biểu hiện:
a. Nhà nước là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác.
b. Nhà nước là công cụ bảo vệ địa vị thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác.
c. Nhà nước là bộ máy cưỡng chế đặc biệt để duy trì sự thống trị về kinh tế, chính trị và
tư tưởng của một giai cấp.
d. Lợi ích giai cấp mà nhà nước bảo vệ.
e. a, b, c, d đều đúng
f. a, b, c, d đều sai
3. Tính xã hội của bản chất nhà nước thể hiện:
a. Nhà nước là chủ thể chủ yếu giải quyết các vấn đề nảy sinh từ xã hội.
b. Nhà nước là chủ thể chủ yếu đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
c. Vai trò xã hội và giá trị xã hội của nhà nước.
d. Nhà nước là phương tiện đảm bảo lợi ích xã hội.
4. Trong mối quan hệ với cơ sở kinh tế:
a. Nhà nước là yếu tố phụ thuộc hoàn toàn vào cơ sở kinh tế.
b. Nhà nước là yếu tố quyết định vì đường lối phát triển kinh tế của nhà nước do giai cấp
thống trị lựa chọn.
c. Kinh tế phát triển hay kém phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực quản lí và điều
hành của Nhà nước.
d. Nhà nước phụ thuộc vào kinh tế, nhưng nhà nước có tính độc lập tương đối, nhà nước
có tác động ngược lại đến kinh tế.
5. Vai trò của bộ máy nhà nước:
a. Công cụ chủ yếu để thực hiện chức năng nhà nước.
b. Công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị về kinh tế, chính trị, tư tưởng.
c. Công cụ quản lí xã hội.
d. a, b, c đều đúng
e. a, b, c đều sai
6. Sự giống nhau giữa nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang:
a. Là khái niệm phản ánh cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ, các cấp
chính quyền hoàn chỉnh của nhà nước.
b. Là chủ thể trong các mối quan hệ quốc tế.
c. Có địa vị pháp lí bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
d. Có các đặc điểm cơ bản của nhà nước.
e. a, b, c, d đều đúng
f. a, b, c, d đều sai
7. Chính thể cộng hòa đại nghị không có đặc điểm nào sau đây:
a. Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện.
b. Chính phủ không phải chịu trách nhiệm trước nghị viện.
c. Vừa có chức danh tổng thống vừa có chức danh thủ tướng.
d. Nghị viện là cơ quan có thực quyền.
8. Trong nhà nước XHCM, Nhân dân thực hiện quyền dân chủ chủ yếu bằng hình thức:
a. Dân chủ trực tiếp
b. Dân chủ đại diện.
c. Kết hợp cả hai hình thức trên.
d. Dân chủ đại diện là chủ yếu, nhưng tùy thuộc vào công việc nhà nước để lựa chọn hình
thức này hay hình thức khi hoặc có sự kết hợp nhịp nhàng giữa hai hình thức để đạt mục
tiêu mà nhà nước đặt ra.
9. Hình thức chính thể của nhà nước do:
a. Giai cấp thống trị tự quyết định..
b. Đặc điểm lịch sử và truyền thống dân tộc qui định.
c. Hoàn cảnh quốc tế qui định.
d. Sự lựa chọn của nhân dân, dưới sự lãnh đạo, định hướng của chính đảng cầm quyền.
e. Quyết định của cơ quan quyền lực tối cao, được thể hiện trong đạo luật cơ bản của nhà
nước.
f. a, b, c, d, e đều đúng
g. a, b, c, d, e đều sai
10. Sự khác biệt giữa nguyên tắc tập quyền trong các kiểu nhà nước của giai cấp bóc lột
với nhà nước XHCN là:
a. Tập quyền vào một người lên ngôi theo nguyên tắc thừa kế và tập quyền vào một cơ
quan nhà nước được lập ra bằng bầu cử.
b. Tập quyền vào một người có quyền lực tuyệt đối và tập quyền vào cơ quan đại biểu
đại diện cao nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, quyền lực bị hạn chế bởi Hiến
pháp.
c. Tập quyền vào một người có quyền lực tuyệt đối và tập quyền vào cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất, thực thi quyền không bị hạn chế.
d. a, b, c, đều đúng
e. a, b, c đều sai
Phần II ( 3 điểm ) Những nhận định sau đây đúng hay sai, vì sao:
a. Ở hình thức chính thể quân chủ không thể có chế độ chính trị dân chủ.
b. Trong chính thể cộng hòa đại nghị, thủ tướng có quyền hành pháp cao nhất.
c. Bộ máy nhà nước luôn luôn có tính hệ thống.
Phần III ( 3 điểm )
a. So sánh cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội khác
b. Phân tích những biểu hiện của tính xã hội trong bản chất nhà nước.
Phần IV ( 1 điểm ) Theo anh ( chị ) tại sao Cộng hòa Pháp qui định: Thành viên của
Chính phủ không thể đồng tời là Nghị sĩ của Nghị viện?
Câu 1: Các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao khẳng định như vậy?
Ở nhà nước tư sản có chính thể cộng hoà tổng thống:
a) Trong bộ máy nhà nước vừa có chứng vụ tổng thống vừa có chức vụ thủ tướng , trong
đó tổng thống đứng đầu nhà nước, thủ tướng đứng đầu chính phủ
b) Tổng thống do nghị viện bầu ra
c) Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật đã được quốc hội thông qua
Câu 2: Các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao khẳng định như vậy?
a)
Các cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay có thể được phân loại theo
nhiều cách khác nhau dựa vào những tiêu chí phân loại khác nhau
b)
Trong hệ thống chính trị Việt Nam, nhà nước ở vị trí trung tâm và có vai trò đặc
biệt quan trọng
Câu 1 : Nguyên nhân cốt lõi của sự ra đời nhà nước là :
a.Kết quả của 3 lần phân công lao động trong lịch sử.
b.Kết quả của nền sản xuất hàng hóa cùng những hoạt động thương nghiệp.
c.Nhu cầu về sự cần thiết phải có một tổ chức để dập tắt xung đột giai cấp.
d.Nhu cầu về sự cần thiết phải có một tổ chức thay thế thi tộc – bộ lạc.
Câu 2 : Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở chỗ :
a.Nhà nước là một bộ máy trấn áp giai cấp.
b.Nhà nước là một bộ máy của giai cấp này thống trị giai cấp khác.
c.Nhà nước ra đời là sản phẩm của xã hội có giai cấp.
d.Cả a, b, c.
Câu 3 : Chủ quyền quốc gia là :
a.Quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối nội.
b.Quyền độc lập tự quyết của quốc gia trong lĩnh vực đối ngoại.
c.Quyền ban hành văn bản pháp luật.
d.Cả a, b, c.
Câu 4 : Chính sách nào sau đây thuộc về chức năng đối nội của nhà nước :
a.Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
b.Tương trợ tư pháp giữa các quốc gia.
c.Tăng cường các mặt hàng xuất khẩu công nghệ cao.
d.Cả a, b, c.
Câu 5 : Lịch sử xã hội loài người đã tồn tại ____ kiểu nhà nước, bao gồm các kiểu nhà
nước là ____ :
a.4 – chủ nô – phong kiến – tư hữu – XHCN.
b.4 – chủ nô – phong kiến – tư sản – XHCN.
c.4 – chủ nô – chiếm hữu nô lệ – tư bản – XHCN.
d.4 – địa chủ – nông nô, phong kiến – tư bản – XHCN.
Câu 6 : Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ :
a.Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp.
b.Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị.
c.Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ giai cấp.
d.Cả a, b, c.
Câu 7 : Nhà nước là :
a.Một tổ chức xã hội có giai cấp.
b.Một tổ chức xã hội có chủ quyền quốc gia.
c.Một tổ chức xã hội có luật lệ.
d.Cả a, b, c.
Câu 8 : Hình thức nhà nước là cách tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước và phương pháp
thực hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước được thể hiện chủ yếu ở ____ khía
cạnh; đó là ____ :
a.3 – hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ KT – XH.
b.3 – hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.
c.3 – hình thức chuyên chính, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ KT – XH.
d.3 – hình thức chuyên chính, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.
Câu 9 : Để đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật thì
cần phải :
a.Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật.
b.Đảm bảo tính thống nhất của pháp luật.
c.Cả 2 câu trên đều đúng.
d.Cả 2 câu trên đều sai.
Câu 10 : Cấu thành của vi phạm pháp luật bao gồm :
a.Giả định, quy định, chế tài.
b.Chủ thể, khách thể.
c.Mặt chủ quan, mặt khách quan.
d.b và c.
Câu 11 : Trong bộ máy nhà nước XHCN có sự :
a.Phân quyền.
b.Phân công, phân nhiệm.
c.Phân công lao động.
d.Tất cả đều đúng.
Câu 12 : “Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính ____, do ____ ban hành và bảo
đảm thực hiện, thể hiện ____ của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện ____,
là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.” :
a.Bắt buộc – quốc hội – ý chí – chính trị.
b.Bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – chính trị.
c.Bắt buộc – quốc hội – ý chí – kinh tế xã hội.
d.Bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – kinh tế xã hội.
Câu 13 : Hình thức pháp luật là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của
giai cấp mình lên thành pháp luật. Trong lịch sử loài người đã có ____ hình thức pháp
luật, đó là ____ :
a.4 – tập quán pháp, tiền lệ pháp, điều lệ pháp và Văn bản quy phạm pháp luật.
b.3 – tập quán pháp, tiền lệ pháp, Văn bản quy phạm pháp luật.
c.2 – tập quán pháp và Văn bản quy phạm pháp luật.
d.1 – Văn bản quy phạm pháp luật.
Câu 14 : Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính ____ do ____ ban hành và bảo
đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị để điều chỉnh các
____.
a.Bắt buộc chung – nhà nước – quan hệ pháp luật.
b.Bắt buộc – nhà nước – quan hệ xã hội.
c.Bắt buộc chung – quốc hội – quan hệ xã hội.
d.Bắt buộc chung – nhà nước – quan hệ xã hội.
Câu 15 : Chế tài có các loại sau :
a.Chế tài hình sự và chế tài hành chính.
b.Chế tài hình sự, chế tài hành chính và chế tài dân sự.
c.Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật và chế tài dân sự.
d.Chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật, chế tài dân sự và chế tài bắt buộc.
Câu 16 : Tập quán pháp là :
a.Biến đổi những tục lệ, tập quán có sẵn thành pháp luật.
b.Biến đổi những thói quan hành xử của con người trong lịch sử thành pháp luật.
c.Biến đổi những quy pạhm tôn giáo thành quy phạm pháp luật.
d.Cả a, b, c.
Câu 17 : Cơ quan thường trực của Quốc hội là :
a.Hội đồng dân tộc.
b.Ủy ban Quốc hội.
c.Ủy ban thường vụ Quốc hội.
d.Cả a, b, c.
Câu 18 : Ông A vận chuyển gia cầm bị bệnh, bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc
phải tiêu hủy hết số gia cầm bị bệnh này. Đây là biện pháp chế tài :
a.Dân sự.
b.Hình sự.
c.Hành chính.
d.Kỷ luật.
Câu 19 : “Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng
đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm thì bị xử phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam
giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”. Bộ phận giả định là :
a.Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ.
b.Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng.
c.Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng đã bị xử
phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này.
d.Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng đã bị xử
phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà
còn vi phạm.
Câu 20 : Tư cách thể nhân không được công nhận cho :
a.Những người hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không mang quốc tịch Việt Nam.
b.Người chưa trưởng thành.
c.Người mắc bệnh Down.
d.Tất cả đều sai.
Câu 21 : Năng lực của chủ thể bao gồm :
a.Năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
b.Năng lực pháp luật và năng lực công dân.
c.Năng lực hành vi và năng lực nhận thức.
d.Năng lực pháp luật và năng lực nhận thức.
Câu 22 : Chủ tịch nước CH XHCN Việt Nam có quyền :
a.Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng.
b.Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TAND tối cao.
c.Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Viện trưởng VKSND tối cao.
d.Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các Bộ trưởng.
Câu 23 : Một công ty xã chất thải ra sông làm cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm nặng môi
trường. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công ty này là :
a.Trách nhiệm hành chính.
b.Trách nhiệm hình sự.
c.Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự.
d.Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.
Câu 24 : Chọn nhận định sai :
a.Phó thủ tướng không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội.
b.Năng lực pháp luật xuất hiện từ khi con người được sinh ra.
c.Năng lực lao động xuất hiện từ khi công dân đủ 16 tuổi.
d.Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi.
Câu 25 : Trong quan hệ mua bán, khách thể là :
a.Quyền sở hữu căn nhà của người mua.
b.Quyền sở hữu số tiền của người bán.
c.Căn nhà, số tiền.
d.a và b đúng.
Câu 26 : Quy định thường gặp trong pháp luật hành chính :
a.Quy định dứt khoát.
b.Quy định tùy nghi.
c.Quy định giao quyền.
d.Tất cả đều sai.
Câu 27 : Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm :
a.Tuân thủ pháp luật và thực thi pháp luật.
b.Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.
c.Tuân thủ pháp luật, thực hiện pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
d.Tuân thủ pháp luật, thực thi pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
Câu 28 : Quyền nào sau đây của Chủ tịch nước là quyền trong lĩnh vực tư pháp :
a.Công bố Luật, Pháp lệnh.
b.Thực hiện các chuyến công du ngoại giao.
c.Tuyên bố tình trạng chiến tranh.
d.Quyền ân xá.
Câu 29 : Quyền công tố trước tòa là :
a.Quyền truy tố cá nhân, tổ chức ra trước pháp luật.
b.Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
c.Quyền xác định tội phạm.
d.Cả a, b, c.
Câu 30 : Đảng lãnh đạo nhà nước thông qua :
a.Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong từng thời kỳ.
b.Tổ chức Đảng trong các cơ quan nhà nước.
c.Đào tạo và giới thiệu những Đảng viên vào cơ quan nhà nước.
d.Cả a, b, c.
Câu 31 : Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử, có quyền :
a.Tham gia xét hỏi người tham gia tố tụng.
b.Tham gia bàn luận với thẩm phán về phương hướng xét xử.
c.Nghị án.
d.Cả a, b, c.
Câu 32 : Cơ quan nhà nước nào sau đây là cơ quan giữ vững an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội của nhà nước ta :
a.Bộ Quốc phòng.
b.Bộ Ngoại giao.
c.Bộ Công an.
d.Cả a, b, c.
Câu 33 : Quy phạm pháp luật Dân sự như sau :” Việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, mọi hình thức kết hôn khác đều không giá trị về mặt pháp
lý “ Bao gồm :
a.Giả định.
b.Quy định.
c.Quy định và chế tài.
d.Giải định và quy định.
Câu 34 : Cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý là :
a.Nhân chứng.
b.Vật chứng.
c.Vi phạm pháp luật.
d.a và b đúng.
Câu 35 : Quốc hội nước CH XHCN Việt Nam có nhiệm kỳ mấy năm ?
a.4 năm.
b.5 năm.
c.6 năm.
d.Tất cả đều sai.
Câu 36 : Quyền bình đẳng, quyền tự do tín ngưỡng là :
a.Quyền chính trị.
b.Quyền tài sản.
c.Quyền nhân thân.
d.Quyền đối nhân.
Câu 37 : Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải có :
a.Ít nhất 1/2 tổng số đại biểu tán thành.
b.Ít nhất 2/3 tổng số đại biểu tán thành.
c.Ít nhất 3/4 tổng số đại biểu tán thành.
d.Tất cả đều sai.
Câu 38 : Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận ____ giữa tập thể người lao động với
người sử dụng lao động về điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ
của hai bên trong quan hệ lao động.
a.Bằng văn bản.
b.Bằng miệng.
c.Cả a và b đều đúng.
d.Cả a và b đều sai.
Câu 39 : Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là :
a.Các quan hệ vật chất.
b.Các quan hệ tài sản.
c.Các quan hệ nhân thân phi tài sản.
d.Câu b và c đúng.
Câu 40 : Phương pháp điều chỉnh của ngành luật lao động là :
a.Quyền uy, mệnh lệnh.
b.Quyền uy, thỏa thuận.
c.Thỏa thuận, mệnh lệnh.
d.Tất cả đều sai.
câu 1: 4đ
Phân tích và chứng minh tính pháp lý hình thức cua Hiến pháp tư sản thời kỳ tự do cạnh
tranhCâu 2: 4đ
Những nhận định sau đây đúng hay sai? why?
a/ Nhà nước tư sản mỹ là điển hình cho việc tổ chức bộ máy nhà nước theo những
nguyên tắc của thuyết Tam wuyền fân lập?
b/ Nho giáo ko fải là hệ tư tưổng chính trị- fáp lý chính thống của giai cấp pk trung quốc?
Câu 3: 2đ
trả lời đúng hay sai?
a/ Tính hoàn thiện về kỹ năng lập pháp của pháp luật La mã biểu hiện tập trung ở bộ luật
12 bảng thời sơ kỳ cộng hoà.
b/ Tính tàn bạo của luật La mã biểu hiện tập trung ở những chế định dân luật của thời kỳ
cộng hoà hậu kỳ & thời kỳ độc tài?
c/ PL tây âu mang tính thống nhất?
d/ Yếu tố trị thuỷ là nguyên nhân wuyết định của việc xác lập nhà nước chiếm hữu nô lệ
fương Đông?