Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Dự án nhóm_Blue Ocean_04

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.04 KB, 12 trang )

Dự án nhóm GVHD: TS.Phạm Thị Lan Hương
DỰ ÁN NHÓM : NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI DÙNG
ĐỐI VỚI CÔNG CỤ TÌM KIẾM YAHOO
I. Vấn đề nghiên cứu
1. Tình thế quản trị
Hiện nay có rất nhiều công cụ tìm kiếm thông tin bằng Internet được sử dụng rộng rãi
trên toàn thế giới: Google, Bing, Yahoo… Tuy nhiên, việc người sử dụng chọn cho
mình công cụ tìm kiếm thích hợp là khác nhau. Theo thống kê ở Việt Nam, có khoảng
73% người dùng Internet thường xuyên truy cập vào trang web tìm kiếm Google so
với 13% truy cập vào trang Yahoo.
Yahoo đã chi hàng tỷ USD vào công nghệ tìm kiếm trong những năm gần đây nhưng
phải cay đắng đứng nhìn Google chiếm lĩnh thị phần. Khó khăn lớn nhất của Yahoo
là làm sao thu hút người đang sử dụng Google chuyển sang dùng công cụ của mình.
2. Nhận diện vấn đề quản trị
Với tư cách là nhà quản trị, chúng tôi nhận diện được những vấn đề mà Yahoo mắc
phải. Vì vậy, chúng tôi muốn thái độ, niềm tin người sử dụng để biết lý do, từ đó có
những thay đổi phù hợp để bắt kịp đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm lợi nhuận từ quảng
cáo theo kết quả tìm kiếm.
3. Phát biểu các giả thuyết nghiên cứu
a. Cơ sở lý thuyết
Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, nhóm chúng tôi có tham khảo thông tin một
số cuộc điều tra, khảo sát, các bài báo, các ý kiến người tiêu dùng trên mạng
Internet liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Chúng ta sẽ đề cập đến các lý thuyết để
nghiên cứu thái độ của người dùng thông qua mô hình TORA và các yếu tố ảnh
hưởng đến thái độ của người dùng.
 Định nghĩa
• Thái độ là một khuynh hướng được học hỏi để phản ứng với một thực thể theo
cách thuận lợi hay bất lợi. Thái độ được học hỏi trong quá trình cá nhân tương
tác với môi trường. Thái độ của chúng ta thể hiện đánh giá tổng thể của chúng
ta về một điều gì đó dựa trên một tập hợp các liên tưởng kết nối với nó. Đó là
lý do tại sao chúng ta có sự ưa thích hay không thích đối với các thương hiệu,


chủng loại sản phẩm, quảng cáo, con người, cửa hàng, hoạt động…
• Thái độ quan trọng bởi chúng định hướng suy nghĩ của chúng ta ( chức năng
lý trí), ảnh hưởng đến cảm xúc chúng ta (chức năng cảm xúc) và kết quả là ảnh
hưởng đến hành vi chúng ta ( chức năng hành động). Như vậy, thái độ đóng
vai trò trung tâm trong tiến trình ra quyết định của người tiêu dùng, nó là nhân
Nhóm Blue Ocean Trang 1
Dự án nhóm GVHD: TS.Phạm Thị Lan Hương
tố dự đoán tốt nhất cho hành vi. Vì vậy người làm thị trường cần làm thay đổi
thái độ để tác động đến việc ra quyết định và thay đổi hành vi tiêu dùng.
 Mô hình đo lường thái độ TORA
Mô hình TORA cung cấp một bức tranh mở rộng về làm thế nào, khi nào và tại
sao các thuộc tính dự đoán được hành vi người tiêu dùng.
- Công thức của mô hình Fishbein mở rộng:
BI = w1 [A(act)] + w2 [SN(act)]
Với : BI = Dự định hành động
w1 và w2 = trọng lượng (thường đã xác định trước)
A(act) = Thái độ đối với hành động
SN(act)] = Tiêu chuẩn chủ quan
- A(act) được xác định: A(act) = =
1
( )
m
i
Bi Ei
=
×

Với: Bi = Niềm tin cho phương án dựa trên tiêu chuẩn i
Ei = Tầm quan trọng của tiêu chuẩn i
i = Tiêu chuẩn 1, 2, ….m

- SN(act) được xác định: SN(act) =
1
( )
n
j
NBj MCj
=
×

Với: NBj = Đánh giá của người thân j về phương án
MCj = Mức độ quan tâm đến điều người thân j nghĩ
j = nhóm tham khảo 1, 2, …n
 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ tâm lý của người dùng
• Nguồn truyền thông: là nguồn phát ra thông điệp truyền thông (còn gọi là
người truyền thông, nhân vật truyền thông cho sản phẩm, thương hiệu hay
công ty)
• Độ tin cậy của nguồn truyền thông: Độ tin cậy được xem là mức độ chân thật,
chuyên môn và vị thế của nguồn truyền thông
• Danh tiếng của công ty: Khi truyền thông không cho thấy người phát ngôn,
người tiêu dùng đánh giá độ tin cậy thông qua danh tiếng của công tu chuyển
tải thông điệp. Người tiêu dùng có thể tin tưởng hơn- thay đổi thái độ dựa vào
– những thông điệp từ những công ty có tiếng tăm trong sản xuất sản phẩm có
chất lượng, có mối quan hệ tốt đẹp với người tiêu dùng, hay là có tính trung
thực.
• Thông điệp: Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của một thông điệp: chất
lượng lý lẽ thông điệp, thông điệp là một phía hay hai phía, và nó có phải là
một thông điệp so sánh hay không.
b. Cơ sở thực tiễn
Nhóm sinh viên tại trường đại học Duy Tân đã nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu
thái độ của người dùng đối với các công cụ tìm kiếm trên Internet”. Vấn đề mà họ

nghiên cứu là người dùng có thái độ như thế nào đối với các công cụ tìm kiếm
trên internet hiện nay ( chất lượng tìm kiếm thông tin như thế nào, thương hiệu nổi
Nhóm Blue Ocean Trang 2
Dự án nhóm GVHD: TS.Phạm Thị Lan Hương
tiếng hay không ( Google, Bing của Microsoft, Yahoo…), cách thức sử dụng đơn
giản, giao diện bắt mắt…). Và họ đã có kết quả sau:
• Thống kê cho thấy 80% số người dùng Internet thường xuyên sử dụng công
cụ tìm kiếm.
• Trong phạm vi họ nghiên cứu:
- Có 25% sử dụng Yahoo 50% người dùng sử dụng Google, 25% sử dụng
Bing, các công cụ khác O%.
- 50% ý kiến cho rằng Google tìm kiếm thông tin nhanh và chính xác, 50%
còn lại thì cho rằng Yahoo và Bing tìm kiếm tương đối chính xác.
- Các nhóm tham khảo đa số có ảnh hưởng đến thái độ sử dụng của người
dùng.
c. Phát triển giả thuyết
Từ các cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn ở trên mà chúng tôi đã đưa ra một số câu
hỏi và giả thuyết có tính đóng góp cho đề tài như sau:
 Có bao nhiêu % người dùng sử dụng công cụ tìm kiếm yahoo?
 Khoảng 30% người dùng sử dụng Yahoo để tìm kiếm
 Tốc độ tìm kiếm của Yahoo như thế nào so với Google?
 Thông tin khá ít
 Độ chính xác của thông tin ?
 Mọi người đều cho rằng thông tin được tìm kiếm từ Yahoo thì không chính
xác bằng Google
 Giao diện của Yahoo như thế nào?
 Giao diện bình thường, người dùng không quan tâm nhiều lắm đến giao
diện, họ chỉ quan tâm nhiều đến chất lượng thông tin.
 Ai là người ảnh hưởng đến việc lựa chọn công cụ tìm kiếm trên internet?
 Anh/chị/em trong gia đình, bạn bè.

 Khi sử dung cộng cụ tìm kiếm trên internet thì bạn quan tâm đến các yếu tố
nào?
 Tốc độ tìm kiếm nhanh, khả năng tìm kiếm rộng và chính
xác, giao diện bắt mắt.
4. Mục tiêu nghiên cứu
“Nghiên cứu thái độ của người sử dụng đối với công cụ tìm kiếm Yahoo”
- Biến số nghiên cứu: Thái độ
- Đối tượng điều tra: giới trẻ từ 15 – 24 (Số liệu của Net Index 2011 cho
thấy giới trẻ từ 15 – 24 là đối tượng chính truy cập internet)
- Phạm vi nghiên cứu : Thành phố Đà Nẵng
II. Phương pháp luận nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính
Nhóm Blue Ocean Trang 3
Dự án nhóm GVHD: TS.Phạm Thị Lan Hương
2. Chọn mẫu
• Số lượng: 30
• Đặc điểm: Mẫu được chọn là những người đang sinh sống ở TP Đà Nẵng, có
độ tuổi từ 15 – 24, có sử dụng các công cụ tìm kiếm trên internet để tìm kiếm
thông tin.
3. Tổ chức thu thập dữ liệu tại hiện trường
• Phân công 5 thành viên phụ trách từ 6-8 Bảng câu hỏi.
• Tiếp xúc, gặp gỡ, yêu cầu xin được phỏng vấn trực tiếp.
• Đưa bảng câu hỏi, hướng dẫn cách điền bảng câu hỏi cho người được phỏng
vấn, tạo bầu không khí thân mật, thoải mái nhằm giúp người trả lời xem xét kỹ để
trả lời chính xác và trung thực các câu hỏi.
• Tổng hợp dữ liệu và xử lý.
4. Kỹ thuật thu thập dữ liệu
• Công cụ thu thập dữ liệu : bảng câu hỏi bằng thang đo Stapel.
• Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu theo phương pháp xác suất

• Phương pháp thu thập dữ liệu: phỏng vấn trực tiếp kết hợp với phỏng vấn
chuyên sâu
Mỗi thành viên được giao nhiệm vụ phỏng vấn cá nhân nào thì sẽ gặp trực
tiếp cá nhân đó để phóng vấn thông qua bảng câu hỏi mà nhóm đã đưa ra. Sau đó
thăm dò thái độ của người sử dụng đối với cộng cụ tìm kiếm mà họ đang dùng,
bằng các câu hỏi như: Bạn đã từng sử dụng công cụ tìm kiếm yahoo chưa, bạn có
thấy nó là công cụ thích hợp cho việc tìm kiếm của mình không, bạn cảm thấy
thích nó vì sao?. Khi phỏng vấn, theo dõi biểu hiện của họ để giúp cho đề tài được
tốt hơn.
Sau khi các thành viên của nhóm phỏng vấn xong thì sẽ tập hợp các số liệu
thông qua bảng câu hỏi và thái độ của người được phỏng vấn.
Sử dụng excel để thống kê số liệu.
5. Phương pháp phân tích dữ liệu
Sử dụng phương pháp phân tích bằng excel.
III. Phân tích kết quả nghiên cứu
1. Thái độ chung đối với công cụ tìm kiếm A(act)
A(act) của Yahoo là 1,7 < A(act) của Google là 12,8
41,52% người dùng quan tâm đến tốc độ tìm kiếm nhanh và chính xác, 40,35%
người dùng quan tâm đến khả năng tìm kiếm rộng, 18,13% người dùng chỉ quan
tâm đến giao diện.
Nhận xét: Dựa vào kết quả nghiên cứu ở trên, trong 3 đặc tính tốc độ tìm kiếm nhanh,
khả năng tìm kiếm rộng và chính xác và giao diện đẹp thì người dùng quan tâm đến
tốc độ tìm kiếm nhanh và độ chính xác cao hơn là các đặc tính khác. Thái độ đối với
Nhóm Blue Ocean Trang 4
Dự án nhóm GVHD: TS.Phạm Thị Lan Hương
công cụ tìm kiếm Yahoo là thấp, ít người sử dụng công cụ yahoo để truy cập. Theo
nghiên cứu định tính thì chỉ có 30% người dùng sử dụng công cụ Yahoo để truy cập.
Qua nhận diện vấn đề quản trị thì hiện nay đối thủ cạnh tranh của Yahoo là Google,
kết quả nghiên cứu về thái độ đối với công cụ tìm kiếm Yahoo thì A(act) của Yahoo
= 1,97 < A(act) của Google = 12,8. Điều này chứng tỏ người dùng có thái độ tích cực

đối với cộng cụ tìm kiếm Google hơn Yahoo.
2. Niềm tin của những người có ý nghĩa đối với cuộc sống của bản thân người sử
dụng SN(act)
SN(act) của Yahoo là 2,466667 < SN(act) của Google là 6,5
Nhận xét: Sn(act) là thấp. Hai nhóm tham khảo ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn công
cụ tìm kiếm Yahoo là anh/chị/em và bạn bè thì việc người họ sử dụng công cụ tìm
kiếm Yahoo thì chưa chắc họ sẽ sử dụng. Để làm rõ hơn về nhận định này, nhóm có
nghiên cứu thêm đối với cộng cụ Google, thì cho thấy Sn(act) của Google = 6,5,
nhiều hơn gấp 3 lần so với Sn(act) của Yahoo, chứng tỏ người thân của họ đồng tình
với việc sử dụng công cụ Google để tìm kiếm hơn là Yahoo vì nó truy cập với thông
tin chính xác hơn.
Theo kết quả nghiên cứu có 55,95% người dùng chịu ảnh hưởng của bạn bè và
44,05% người dùng chịu ảnh hưởng của anh/chị/em. Qua kết quả cũng thấy được
người dùng có niềm tin vào bạn bè nhiều hơn, vì họ là những người tiếp xúc hằng
ngày, có tác động đến học tập cũng như công việc, tuy nhiên anh/chị/em cũng ảnh
hưởng đến họ phần nào.
3. Dự định hành động BI
BI của Yahoo là 2,166667 < BI của Google là 10,28
Nhận xét: Từ các yếu tố tác động trên, người sử dụng sẽ biết phải xem xét và quyết
định cho dự định sử dụng công cụ tìm kiếm nào. Điều này cho thấy, Yahoo chưa
được người dùng ưa chuộng.
IV. Kết luận
1. Đề xuất giải pháp Marketing
Dựa vào kết quả nghiên cứu thu được, ta có thể thấy giới trẻ có thái độ tích cực với
công cụ tìm kiếm Google hơn Yahoo bởi Google vượt hơn hẳn về tốc độ tìm kiếm
cũng như khả năng tìm kiếm rộng và chính xác. Tuy nhiên, khả năng tìm kiếm rộng
và chính xác chưa được đánh giá cao.
• Để chiếm được ưu thế so với Google, Yahoo cần nâng cấp để trở thành 1 công cụ
tìm kiếm mạnh mẽ hơn và phạm vi rộng hơn so đối thủ. Kết quả tìm kiếm chính xác
là yếu tố quan trọng hàng đầu của người dùng. Theo nghiên cứu, cho thấy chỉ 1

trong 4 kết quả tìm kiếm được đưa ra thỏa mãn yêu cầu của người dùng. Yahoo nên
Nhóm Blue Ocean Trang 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×