Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

tắc ruột sau mổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.58 KB, 4 trang )

TẮC RUỘT SAU MỔ.
I- Đại cương.
- TRSM: Là tắc ruột cơ học xảy ra trên 1 BN có tiền sử can thiệp phẫu
thuật trong ổ bụng mà nguyên nhân được tìm thấy là do dính, dây chằng,
làm xoắn ruột, nghẹt ruột…
- Tắc ruột sớm sau mổ: Xảy ra trong 4 – 6 tuần đầu sau các phẫu thuật
ổ bụng.
- Tắc ruột xa sau mổ: 10 – 20 năm.
- Không gọi là tắc ruột sau mổ: Liệt ruột cơ năng tạm thời sau mổ.
II- Chẩn đoán xác định.
1- Lâm sàng.
 Cơ năng.
- BN có thời gian trước đó trung đại tiện được, nay lại bí trung đại
tiện trở lại
- Đau bụng kiểu xoắn nghẹt or dính ruột.
o Đột ngột và dữ dội ngay từ đầu.
o Đau liên tục không thành cơn, ko có tư thế chống đau.
o Lúc đầu tại nới có sẹo mổ, sau lan ra khắp bụng, cảm giác
đau xoắn vặn, thắt lại làm BN lo sợ.
- Buồn nôn, nôn.
o Thường nôn sớm, số lượng nhiều.
o Nôn ra TĂ, dịch mật.
- Bí trung đại tiện.
 Toàn thân.
- Nếu Bn đến sớm: toàn thân chưa thay đổi nhiều.
- BN đến muộn (sau 6h): biểu hiện của RL nước điện giải + Sốc
nhiễm khuẩn do hoại tử ruột.
 Thực thể.
- Nhìn:
o Bụng có sẹo mổ cũ, thường là sẹo mổ xấu, nhăn nheo.
o Bụng chướng: Đều nếu tắc ruột thấp, lệch nếu có tắc ruột


cao: bụng trên chướng, bụng dưới xẹp.
o Không có dh rắn bò.
- Sờ:
o Quai ruột nổi: 1 quai ruột căng nghẹt như quả bóng,
không di động, sờ rất đau (dh Von Wahl).
o Giai đoạn muộn: CƯFM, PƯTB.
- Gõ:Vùng trên chỗ tắc gõ vang.
o Gõ đục vùng thấp: biểu hiện dịch vùng thấp, dịch thoát ra
khỏi lòng ruột.
- Nghe: Có tiếng réo trong lòng ruột.
- Thăm trực tràng: bóng trực tràng rỗng.
o Túi cùng Douglas phồng đau nếu có hoại tử ruột.
2- Cận lâm sàng.
 XQ bụng không chuẩn bị.
- Là PP chẩn đoán quan trọng nhất, ko những để chẩn đoán tắc
ruột, mà còn để chẩn đoán vị trí tắc, cơ chế tắc.
- Tư thế BN: Đứng thẳng, nằm thẳng or nằm nghiêng (BN ko
đứng đc)
- Hình ảnh tắc ruột:
o Tắc ruột cao: Nhiều mức nước hơi, tập trung ở giữa bụng,
kích thước nhỏ, chân rộng, vòm thấp.
o Tắc ruột thấp: ít mức nước hơi, nằm dọc theo khung đại
tràng, kích thước lớn, chân hẹp vòm cao.
- H/a gián tiếp của tắc ruột:
o Ruột giãn trên chỗ tắc, giãn hơi.
o Ruột dưới chỗ tắc ko có hơi, dấu hiệu gợi ý là ko có hơi ở
ĐT (vì ở ĐT thường có hơi sinh lý).
- Dịch trong ổ bụng:
o Thành ruột dày: có dịch giữa các quai ruột.
o Mờ vùng thấp.

- DH âm tính: ko có liềm hơi (ko có thủng ruột). Nếu có là biến
chứng của tắc ruột muộn: ruột bị hoại tử.
 Các XN máu:
- Không có giá trị chẩn đoán, chỉ đánh giá ảnh hưởng của tắc
ruột: tình trạng RL nước điện giải, thăng bằng toan kiềm:
- CTM: HC, Hct tăng nhẹ do tình trạng máu cô.
- Điện giải: Na, K, Cl giảm.
- Thăng bằng toan kiềm: PH tăng (kiềm) trong giai đoạn sớm,
giảm trong giai đoạn muộn.
- Dự trữ kiềm: tăng trong giai đoạn sớm, giảm trong giai đoạn
muộn.
III- Chẩn đoán phân biệt.
1- VTC hoại tử có sẹo mổ cũ:
2- Nhồi máu mạc treo ruột.
3- Viêm ruột hoại tử.
IV- Điều trị.
1- Nguyên tắc:
- Mổ ngay khi có chẩn đoán xác định;
+ Nghẹt ruột or xoắn ruột.
+ VFM toàn thể do hoại tử ruột.
- Giải quyết nguyên nhân gây tắc ruột.
- Làm xẹp ruột: trước khi khâu bụng là rất cần thiết.
+ Nếu có cắt ruột thì làm sạch ruột qua chỗ cắt.
+ Nếu bảo tổn ruột thì dồn lên DD để hút qua sonde DD.
- Lập lại lưu thông đường tiêu hoá:
+ Ruột non: thường nối ngay trong thì đầu.
+ Ruột già: c ân nhắc từng trường hợp.
2- Trường hợp nghi ngờ có tắc ruột sau mổ:
- Là những trường hợp BN có tiền sử can thiệp phẫu thuật trước đó,
nay đau bụng nhưng mức độ nhẹ, có thể vẫn trung tiện được, toàn thân

chưa có gì thay đổi, bụng mềm, chưa có CƯFM
 Theo dõi BN: cần chú ý:
- Hồi sức: truyền dịch, sonde DD, KS, nhịn ăn uống.
- Cơn đau tăng lên, đau liên tục.
- Bụng chướng nhiều hơn.
- Bí trung đại tiện.
- Sờ có điểm đau chói trên thành bụng.
- XQ có h/a mức nước hơi xuất hiện nhiều lên.
Cần phát hiện sớm các triệu chứng, tránh để diến biến đển hoại tử
ruột gây VFM toàn thể.
3- Xử trí phẫu thuật:
 Vô cảm: Mê NKQ.
 Đường rạch:
- Rạch da theo đường mổ cũ. Nếu đường mổ là Mc Burney thì có
thể đi theo đường trắng giữa.
- Chú ý khi rạch đến phúc mạc, dễ gây thủng ruột vì ruột dính
thường nằm ngay phía dưới sẹo mổ.
 Xử trí theo từng tổn thương:
- Do dây chằng: Cắt d/c, gỡ dính.
o Nếu dây chằng hình thành do ruột thừa or túi thừa Meckel
thì cắt luôn.
o Đánh giá tình trạng ruột tại vị trí dính và xoắn do dây
chằng xem có phải cắt ruột hay bảo tồn.
- Xoắn ruột.
o Nếu còn ánh hồng -> tháo xoắn.
o Nếu nghi ngờ: phong bế Novocain 0,5% vào rễ mạc treo,
đắp huyết thanh nóng chờ 15 – 20 phút, nếu hồng trở lại,
có nhu động ruột thì phục hồi. Nếu không phục hồi -> cắt.
o Nếu ruột hoại tử đen -> Không tháo xoắn mà cắt ruột đến
chỗ lành rồi nối ruột luôn.

 Làm xẹp ruột trước khi đóng bụng.
 Phục hồi lưu thông ruột:
4- Chăm sóc sau mổ:
- Truyền dịch, bồi phụ nước điện giải, dinh dưỡng.
- KS toàn thân.
- Chăm sốc Vết mổ tốt.
- Hút DD cho đến khi trung tiện được.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×