Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

vết thương mạch máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.5 KB, 5 trang )

VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU
I- Đại cương.
- VM mạch máu là một cấp cứu ngoại khoa thương gặp nhiều nguyên nhân
khác nhau.
- VT mạch máu có nhiều hình thái lâm sàng (tránh quan niệm VTMM thì
phải chảy máu)
- Hay gặp ở chi dưới: 55%, chi trên: 35%.
- Siêu Âm Dopple màu có vai trò lớn trong việc chẩn đoán sớm VTMM.
- VTMM cần phải được chẩn đoán và xử trí sớm (6 giờ đầu được coi là thời
gian vàng).
II- Các hình thái lâm sàng.
1- VT đang chảy máu:
Trên thực tế ko phải hay gặp. Có 2 hình thái:
 VT chảy máu thành tia:
- Do tổn thương mạch nông dưới da (đùi, cảnh)
- Thường do tổn thương vật nhọn or sắc đâm vào.
- Việc chẩn đoán ko cần đặt ra vì quá rõ: chảy máu thành tia.
- Quan trọng là sơ cứu càng sớm, bằng mọi cách.
 VT thấm đẫm máu:
- Do các mô xung quanh dày, dập nát, ko thể chảy thành tia được,
nhưng cũng thẫm đẫm ra quần áo.
- Cũng có thể do tổn thương TM.
- Cũng cần phải chẩn đoán và xử trí càng sớm.
2- VT không còn chảy máu.
Cơ chế: Do cục máu đông bít lại.
Do các mô xung quanh ngăn lại.
Do sơ cứu VTMM đã được cầm lại.
Có thể gặp 2 hình thái:
 Máu tụ lan toả hay khu trú.
- Máu tụ lan toả: do tổ chức xung quanh lỏng lẻo (cổ, đùi) nên khối tụ
có đặc điểm:


+ Lan toả nhanh, to lên nhanh.
+ Đập giãn nở theo nhịp đập của tim.
+ Có thể nghe thấy tiếng thổi tâm thu.
- Máu tụ khu trú: do khối máu tụ được tổ chức xung quanh, cân cơ
bọc lại (cẳng tay, cẳng chân).
+ Khối máu tụ to lên -> H/c chèn ép khoang: căng cứng cẳng tay,
cẳng chân, chèn ép vào TK, MM gây tê bì thiếu máu chi.
+ Tím da, mất mạch phía dưới khối máu tụ.
 Vết thương khô.
- Nhìn bên ngoài chỉ là VT phần mềm, không có biểu hiện nào khác,
nên rất dễ bỏ sót.
- Chẩn đoán dựa vào: khám và so sánh 2 chi:
o VT nằm trên đường đi của mạch máu.
o HC thiếu máu chi ngoại biên:
 Nhợt, lạnh, giảm cảm giác, giảm vận động.
 M giảm biên độ or mất.
- HC thiếu máu chi rất có giá trị chẩn đoán có thiếu máu chi hay ko.
Một khi đã phát hiện ra =>Nghĩ ngay đến tổn thương mạch máu và cần
phải xử trí ngay, kịp thời.
3- Chấn thương kín.
- Nguyên nhân: do đụng dập, gãy xương, các đầu xương chọc vào.
- Khám và so sánh 2 bên:
o H/c thiếu máu chi ngoại biên.
o Khám kỹ để phát hiện tôn thương gãy xương trên cùng 1 chi.
4- VTMM đã đặt Garo:
- Chi phía dưới chỗ garo tím, lạnh, mất mạch.
- Muốn chẩn đoán được phải tháo Garo:
- Điều kiện tháo Garo:
+ Garo < 5giờ.
+ Tháo tại phòng mổ.

+ Đề phòng chống sốc.
5- VTMM do thầy thuốc:
- Do các thủ thuật can thiệp: điện quang can thiệp, thông ĐM…
III- Cận lâm sàng.
Chỉ làm khi nghi ngờ, ko mất thời gian vàng.
1- Siêu Âm Dopple:
- Use đầu dò SÂ để phát hiện những thay đổi về cường độ dòng máu
chảy trong mạch, có thể định vị nơi tổn thương.
- Ưu: An toàn, làm được nhiều lần, kết quả chính xác.
- Nhược: Phụ thuộc vào người làm SÂ, máy móc đắt tiền.
2- Chụp ĐM.
- Chọc kim trực tiếp or luồn từ xa, đến vị trí phía trên tổn thương rồi bơm
thuốc cản quang.
- H/a: + Thuốc cản quang tràn ra ngoài lòng mạch.
+ Hình cắt cụt, hình nham nhở trong lòng mạch.
- Ưu: Chính xác.
- Nhược: Nhiều biến chứng, gây chảy máu, khó thực hiện khi cấp cứu.
3- Các XNo khác.
- CTM: đánh giá tình trạng mất máu.
- Chức năng Gan Thận…
IV- Xử trí.
1- Sơ cứu.
 Mục đích chính: cầm máu tạm thời.
 Băng ép: đắp gạc, dùng băng ép băng vòng quanh chi.
- Đây là PP phổ biến và nên làm nhất hiện nay.
 Nhét mét vào sâu trong VT để cầm máu.
- Tỷ lệ nhiễm khuẩn cao
 Garo :
- CĐ:
+ Các PP trên cầm máu ko hiệu quả.

+ Chi đã bị cắt cụt.
+ Chi không còn khả năng bảo tồn do dập nát.
+ Thời gian điều trị thực thụ sau đặt garo ko quá 2 tiếng.
+ Khi chờ mổ.
- Hạn chế tối đa PP này: Do có nhiều biến chứng như hoại tử chi…
 Các PP khác:
- Đút 1 ống thông Foley vào lòng mạch, sau đó bơm căng quả bóng.
- Dùng 1 đoạn ống nhựa làm nòng, nối giữa đầu trên và đầu dưới =>
đảm bảo chi được nuôi dưỡng tốt phía dưới.
 Hồi sức:
- Giữ HA, M,
- KS chống nhiễm trùng, Thuốc chống đông: Heparin.
2- Điều trị thực thụ.
Điều trị thực thụ nhằm các mục đích sau:
 Hồi sức:
- Duy trì huyết động ổn định: M, HA, Eo PVC…: truyền máu, khi ko
có máu mới truyền dịch khác thay thế.
+ Mục đích: đảm bảo lưu lượng máu cung cấp cho đoạn chi tổn
thương.
 Chống nhiễm trùng:
- Trước hết: Cắt lọc sạch VT.
- Có cắt lọc tốt mới nghĩ đến vấn đề khâu phục hồi lưu thông dòng
máu.
- Kháng sinh hỗ trợ.
 Cầm máu và phục hồi lưu thông dòng máu.
- Thắt ĐM:
+ Ngày nay ít được sử dụng. Chỉ được sử dụng ở những nơi không
có chuyên môn và phương tiện
+ Biến chứng: hoại tử đoạn chi phía dưới chỗ tắc.
- Phục hồi lưư thông dòng máu:

+ Khâu nối trực tiếp 2 đầu sau khi cắt lọc.
+ Khâu nối 2 đầu có đoạn ghép ở giữa: bằng đoạn mạch tự thân (tĩnh
mạch hiển trong) hoặc đoạn mạch nhân tạo: Teflan…
+ Vá vết thương or khâu VT bên.
+ Bóc lớp áo ngoài rồi phong bế Xylocain tại chỗ.
Phải đảm bảo không sót tổn thương.
 Xử trí các tổn thương phối hợp.
- Nhiều khi các tổn thương này quyết định tương lai chi gãy.
- Chi gãy: nên cố định ngoài bằng nẹp vít, khung cố định ngoài.
- Đứt thần kinh: nên mổ khâu nối luôn. Nếu ko có điều kiện thì khâu
nối sau vài tháng.
- Tổn thương TM lớn (khoeo, đùi, cánh tay, dưới đòn): khâu phục hồi.
 Mở cân:
- Là rạch rộng các cân, tuỳ theo chi tổn thương mà các đường rạch
khác nhau => Nhằm làm giảm áp trong H/c chèn ép khoang và chống
thiếu Oxy phía chi tổn thương.
* Chỉ định mở cân thì đầu trong các trường hợp sau:
- BN đến muộn.
- Chi đã phù nề, nhất là thấy các cơ đã cứng.
- Thương tổn TM nặng. ĐM đã được thắt.
- Dập nát phần mềm nhiều.
- Chóng or hạ HA kéo dài.
- VT vùng khoeo, cần mở cân theo hệ thống.
 Chỉ định cắt cụt thì đầu:
Cần phải nhận định đúng mức độ của thương tổn, -> tránh xử trí sai.
Những chỉ định cắt cụt thì đầu:
- Garo > 5 giờ:
- Dấu hiệu tổn thương chi không hồi phục do thiếu máu: nốt phỏng ở
da, các cơ căng cứng, đau, mất cảm giác.
- VT tại chỗ nặng: VT tĩnh mạch, thần kinh, cơ dập nát tại chỗ nhiều,

mất da và phần mềm nhiều.
- Choáng nặng dẫn đến không hồi phục nếu kéo dài cuộc mổ.
- VT phối hợp nặng: CTSN, ngực bụng…
3- Theo dõi sau mổ:
Có thể gặp các biến chứng sau:
 Chảy máu:
- Trong vòng 24 – 48giờ: do sai sót kỹ thuật:
+ Miệng nối quá căng, chảy máu ở miệng nối.
+ Cố định xương ko tốt.
- Chảy máu thứ phát, sau khoảng > 1 tuần:
+ Do nhiễm trùng bục chỗ khâu.
 Thiếu máu:
- Miệng nối bị tắc hoàn toàn or 1 phần.
- Chưa cắt bỏ hết tổn thương nội mạc cuả thành mạch trước khi khâu.
- Kỹ thuật khâu nối không tốt gây hẹp ĐM.
Cần phát hiện sớm tránh biến chứng hoại tử.
 Phù: sau khi phục hồi lưu thông. Thương do:
- Thương tổn TM kèm theo mà ko xử trí, hoặc khâu nối lại nhưng tắc.
- Can thiệp muộn, thời gian thiếu Oxy chi nặng, choáng kéo dài.
Cần phải mở cân sớm ngay khi phát hiện tổn thương phù. Can thiệp
muộn -> nguy cơ hoại tử chi và cắt cụt cao.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×