i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và viết luận văn, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân. Nên qua đây :
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nha Trang, khoa
Nuôi Trồng Thủy Sản, Bộ môn Bệnh học Thủy Sản đã quan tâm giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện cho tôi làm việc trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Thầy ThS Trần Vĩ Hích đã dìu dắt tôi
trên con đường nghiên cứu khoa học, trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu đáo trong
suốt quá trình tôi thực hiện đề tài và viết luận văn.
Xin cảm ơn Cô TS Nguyễn Thị Hà, Thầy ThS Lê Anh Tuấn đã cho tôi những
lời khuyên quý báu để đề tài được hoàn thành.
Xin cảm ơn Thầy ThS Lương Công Trung, ThS Bùi Thanh Tuấn đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thu mẫu làm đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, những người luôn động viên,
giúp đỡ về tinh thần và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành đợt thực tập tốt
nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn, lời chúc sức khỏe và thành công chân thành nhất đến tất
cả mọi người.
Nha Trang, tháng 11 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Trang
ii
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục các bảng iv
Danh mục các hình v
Giải thích thuật ngữ và chữ viết tắt vii
Phần 1: Mở đầu 1
Phần 2: Tổng quan 3
2.1 Tình hình nghiên cứu nấm ký sinh và gây bệnh trên cá và trứng cá
nước ngọt 3
2.2 Một số đặc điểm sinh thái của cá nàng hai 7
2.3 Những bệnh nấm thường xảy ra trên trứng cá, cá nước ngọt và một
số đặc điểm của nấm trên trứng và cá nước ngọt 8
2.3.1 Những bệnh do nấm thường xảy ra trên cá và trứng cá nước ngọt 8
2.3.2 Một số đặc điểm của nấm thường ký sinh và gây bệnh trên trứng
cá và cá nước ngọt…… 10
2.3.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ, pH, NaCl và một số hóa chất thường
dùng trị nấm trên trứng cá và cá nước ngọt 11
2.4 Đặc điểm chung và tình hình nghiên cứu nấm Zygomycetes…… 14
2.4.1. Đặc điểm chung của nấm Zygomycetes 14
2.4.2 Tình hình nghiên cứu Zygomycetes 16
Phần 3: Phương pháp nghiên cứu 19
3.1 Thời gian, đối tượng và địa điểm nghiên cứu 19
3.2 Sơ đồ khối nghiên cứu của đề tài 19
3.3 Thiết bị, hóa chất và môi trường nuôi cấy 20
3.3.1 Thiết bị 20
3.3.2 Hóa chất cần thiết 20
3.3.3 Môi trường nuôi cấy nấm 20
iii
3.4 Phương pháp phân lập nấm ký sinh trên trứng cá nàng hai: 20
3.4.1 Phương pháp thu mẫu 20
3.4.2 Phương pháp phân lập nấm 21
3.4.3 Phương pháp định danh tên nấm 21
3.5 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của pH ……… 22
3.6 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn 23
3.7 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của một số hóa chất 23
3.8 Phương pháp xử lý số liệu 24
Phần 4: Kết quả và thảo luận 25
4.1 Kết quả phân lập nấm từ trứng cá nàng hai nhiễm nấm 25
4.2 Tác động của pH lên sự sinh trưởng của hệ sợi nấm 30
4.3 Tác động của nhiệt độ và NaCl lên sự sinh trưởng của hệ sợi nấm 31
4.3.1 Tác động của nhiệt độ 31
4.3.2 Tác động của NaCl 32
4.3.3 Tác động của nhiệt độ và độ mặn 34
4.4 Tác động của hóa chất lên sự phát triển của hệ sợi nấm 34
4.4.1 Tác động của Milian lên sự phát triển của hệ sợi nấm 34
4.4.2 Tác động của Nistatin 36
4.4.3 Tác động của Atorvastatin 37
4.4.4 Tác động của H
2
O
2
38
4.4.5Tác động của các hóa chất lên sự sinh trưởng của hệ sợi nấm 39
Phần 5: Kết luận và đề xuất ý kiến 41
5.1 Kết luận 41
5.2 Đề xuất ý kiến 41
Tài liệu tham khảo 43
Phụ lục
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Khoảng nhiệt độ cho sự phát triển hệ sợi của Saprolegnia được
phân lập từ cá và trứng cá 12
Bảng 2.2: Vùng pH cho sự phát triển hệ sợi của Saprolegnia được phân
lập từ cá và trứng cá 13
Bảng 4.1: Đường kính khuẩn lạc nấm sau 48 h nuôi cấy ở các môi trường SDA
có chỉ số pH khác nhau 30
Bảng 4.2: Đường kính khuẩn lạc của nấm nuôi cấy ở các mức nhiệt độ khác
nhau sau 48 h 31
Bảng 4.3: Đường kính khuẩn lạc của nấm nuôi cấy ở các mức nồng độ NaCl
khác nhau sau 48 h 33
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên sự sinh trưởng của hệ sợi
nấm sau 48h 34
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Chu trình sống của nấm tiếp hợp Zygomycetes 16
Hình 3.1 Sơ đồ khối của đề tài 19
Hình 3.2 Mô hình phân lập và phân loại nấm từ trứng cá nhiễm nấm 22
Hình 4.1 Trứng cá nàng hai bị nhiễm nấm 25
Hình 4.2 Khuẩn lạc nấm trong môi trường SDA 27
Hình 4.3 Khuẩn ty nấm trong môi trường SDA (100X) 27
Hình 4.4 Cơ quan sinh sản hữu tính giai đoạn còn non (100X) 28
Hình 4.5 Cơ quan sinh sản hữu tính sau khi tiếp hợp (100X) 28
Hình 4.6 Cơ quan sinh sản hữu tính sau khi tiếp hợp và túi bào tử (100X) 28
Hình 4.7 Cuống túi bào tử và túi bào tử không có gai (100X) 28
Hình 4.8 Cuống túi bào tử và túi bào tử có gai (100X) 28
Hình 4.9Túi bào tử giải phóng bào tử nhỏ (100X) 29
Hình 4.10 Bào tử lớn có gai và bào tử nhỏ (100X) 29
Hình 4.11 Bào tử lớn không có gai và bào tử nhỏ (100X) 29
Hình 4.12 Bào tử mọc mầm (100X) 29
Hình 4.13 Đường kính khuẩn lạc nấm sau 48 h nuôi cấy ở các môi trường SDA
có chỉ số pH khác nhau 30
Hình 4.14 Đường kính khuẩn lạc nấm nuôi cấy 48h ở các mức nhiệt độ 32
Hình 4.15 Đường kính khuẩn lạc nấm sau khi nuôi cấy 48h ở các nồng độ NaCl 33
Hình 4.16 Đường kính khuẩn lạc nấm sau khi nuôi cấy 48h ở các mức nhiệt độ
và nồng độ NaCl khác nhau ………34
Hình 4.17 Đường kính khuẩn lạc nấm sau khi ngâm trong các nồng độ Milian
và nuôi cấy sau 72 h 35
Hình 4.18 Đường kính khuẩn lạc nấm sau khi ngâm trong các nồng độ Milian
và nuôi cấy được 72 h 35
Hình 4.19 Đường kính khuẩn lạc nấm sau khi ngâm trong các nồng độ Nistatin
và nuôi cấy sau 72 h 36
vi
Hình 4.20 Đường kính khuẩn lạc nấm sau khi ngâm trong các nồng độ Nistatin
và nuôi cấy được 72 h 36
Hình 4.21 Đường kính khuẩn lạc nấm sau khi ngâm trong các nồng độ
Atorvastatin và nuôi cấy sau 72 h 37
Hình 4.22 Đường kính khuẩn lạc nấm sau khi ngâm trong các nồng độ
Atorvastatin, nuôi cấy được 72 h 37
Hình 4.23 Đường kính khuẩn lạc nấm sau khi ngâm trong các nồng độ H
2
O
2
và nuôi cấy sau 72 h 38
Hình 4.24 Đường kính khuẩn lạc nấm sau khi ngâm trong các nồng độ H
2
O
2
và nuôi cấy được 72 h 38
Hình 4.25 Đường kính khuẩn lạc nấm sau khi ngâm trong các hóa chất ở các
nồng độ cao nhất và nuôi cấy sau 72 h 40
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NTTS: nuôi trồng thủy sản
ĐVTS: động vật thủy sản
SDA: Sabouraud Dextrose Agar
ppt: phần nghìn
ppm: phần triệu
SD: độ lệch chuẩn
TB: trung bình
1
Phần 1: MỞ ĐẦU
Trong thời gian qua, ngành thuỷ sản ngày càng phát triển và dần trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và là nguồn cung cấp thực phẩm quan
trọng cho cộng đồng các dân cư trên toàn thế giới.Trong đó có Việt Nam-một nước
có tiềm năng lớn về NTTS: bờ biển dài 3260km, diện tích mặt nước nội địa khoảng
1 triệu ha,vùng triều 0,7 ha và hệ thống đầm phá ven biển, cùng điều kiện thuận lợi
của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nghề NTTS chỉ mới tập
trung vào một số đối tượng quen thuộc: tôm sú, cá tra, cá ba sa và các đối tượng
truyền thống: cá chép, mè, trôi…dẫn đến hiệu quả kinh tế còn hạn chế, chưa khai
thác hết tiềm năng hiện có. Để phát triển một cách toàn diện hơn chúng ta cần đa
dạng hóa đối tượng nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng nhu cấu thực phẩm
ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu.
Cá nàng hai (Chitala ornata Gray, 1831)-một loài thuộc họ cá thát lát
(Notopteridae), là một đối tượng nuôi mới có nhiều ưu điểm hơn so với các loài cá
khác trong họ cá thát lát: kích thước lớn, thịt thơm ngon, càng nuôi lâu càng có hiệu
quả kinh tế, tỉ lệ thịt philê rất cao [4], [5], [6]. Từ năm 2004, phong trào nuôi cá
nàng hai phát triển mạnh nhưng con giống không đáp ứng đủ nhu cầu của người
nuôi. Nên việc đẩy mạnh phát triển sản xuất giống cá nàng hai là rất cần thiết.
Nhưng trở ngại lớn nhất trong quá trình sản xuất các đối tượng thủy sản nói
chung và sản xuất cá nàng hai nói riêng hiện nay là vấn đề dịch bệnh. Có thể nói
bệnh là hiểm họa đối với nghề nuôi.Bệnh thường gặp là bệnh do vi khuẩn, nấm,
virus, ký sinh trùng. Trong đó bệnh nấm được xem là một trong những bệnh nguy
hiểm. Bệnh này có thể lây nhiễm rất nhanh, làm chết hàng loạt, thậm chí phải hủy
bỏ toàn bộ đợt sản xuất nếu không phát hiện bệnh kịp thời. Mà bệnh này thường xảy
ra ở hầu hết các trại sản xuất giống trong quá trình ấp trứng- là khâu đầu tiên, rất
quan trọng trong quá trình sản xuất giống. Nên nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
sản xuất. Do đó, việc phát hiện bệnh kịp thời, tìm ra tác nhân gây bệnh và phương
2
pháp tổng hợp để phòng bệnh là một vấn đề hết sức cần thiết nhằm góp phần ngăn
ngừa những thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Từ thực tế đó, đồng thời giúp sinh viên làm quen với phương pháp nghiên cứu
khoa học, áp dụng lý thuyết đã học vào thực tế và hoàn thành đề tài tốt nghiệp, được
sự đồng ý của Bộ môn Bệnh học Thủy sản, khoa Nuôi trồng Thủy sản, trường Đại
học Nha Trang, tôi thực hiện đề tài : “Ảnh hưởng của pH, nhiệt độ, NaCl và một
số hóa chất lên sự sinh trưởng của hệ sợi nấm phân lập từ trứng cá nàng hai
(Chilata onata Gray, 1813) tại Ninh Phụng trong điều kiện thí nghiệm”. Với các
nội dung như sau:
1. Phân lập nấm ký sinh trên trứng cá nàng hai.
2. Ảnh hưởng của pH lên sự sinh trưởng của hệ sợi nấm phân lập từ trứng cá
nàng hai.
3. Ảnh hưởng của nhiệt độ và NaCl lên sự sinh trưởng của hệ sợi nấm phân
lập từ trứng cá nàng hai.
4. Ảnh hưởng của một số hóa chất lên sự sinh trưởng của hệ sợi nấm phân lập
từ trứng cá nàng hai.
Tôi hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp thêm những nghiên
cứu cơ bản về nấm ký sinh và gây bệnh trên trứng cá nước ngọt và là cơ sở khoa
học cho người sản xuất đưa ra những biện pháp phòng trị bệnh nấm, góp phần nâng
cao tỉ lệ trứng nở trong quá trình sản xuất giống cá nàng hai. Do còn thiếu kinh
nghiệm, đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, nên khó tránh khỏi
những thiếu sót, kính mong được sự chỉ dạy, góp ý của quý thầy cô và các bạn. Tôi
xin chân thành cảm ơn!
Nha Trang, tháng 11 năm 2008
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Trang
3
Phần 2: TỔNG QUAN
2.1 Tình hình nghiên cứu nấm ký sinh và gây bệnh trên cá và trứng cá
nước ngọt
Trong các tác nhân gây nhiễm bệnh cho ĐVTS thì tác nhân do nấm là rất quan
trọng, có thể gây ra cũng gây ra những hậu quả nặng nề, chúng làm giảm đáng kể tỉ
lệ trứng nở, cá bột và cá trưởng thành.Trong một số trường hợp sự nhiễm nấm trên
trứng trong một bể ấp nếu nghiêm trọng có thể phải hủy hoàn toàn bể ấp.Trong
trường hợp hình thành dịch bệnh, chúng có thể ảnh hưởng đến kinh tế của vùng [9].
Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về nấm ký sinh và gây bệnh trên trứng
và cá nước ngọt. Theo Chukanhom K.& Hatai K.(2003) bệnh do nấm thường xuyên
xảy ra ở giai đoạn trứng trên nhiều loài cá khác nhau. Tỉ lệ trứng hỏng trong quá
trình ấp do sự nhiễm nấm đôi khi đạt đến 80%-100% tổng số trứng ấp [12], [14].
Các công trình nghiên cứu về nấm chủ yếu được thực hiện theo ba hướng
chính là: xác định tác nhân gây bệnh, nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái
(pH, nhiệt độ, nồng độ NaCl) lên sự phát triển của nấm và thử nghiệm nhằm tìm ra
những hóa chất có hiệu quả phòng trị bệnh nấm trên trứng cá và cá.
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về các loài nấm gây bệnh trên nhiều loài cá
khác nhau. Tuy nhiên sự hiện diện và gây bệnh của những loài nấm rất khác biệt
theo từng vùng địa lý khác nhau, có những loài ký sinh hay gây bệnh trên loài cá
này nhưng vô hại đối với loài cá khác [9], [14].
Nấm ký sinh trên cá xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, tùy vào từng vị trí địa
lý mà thành phần loài có sự khác nhau. Ví dụ như đối với giống Saprolegnia: ở
Châu Âu đặc biệt là nước Anh, nó chiếm ưu thế trong nước ngọt nhưng ở Châu Phi
thì không có sự hiện diện của loài này. Trong nghiên cứu về họ Saprolegniaceae tại
những hồ và suối ở Nigeria và Alabi chỉ thấy xuất hiện Achlya, Aphanomyces,
Brevilegnia, Dictyuchus, Pythiosis,Thraustotheca và Geolegnia [9].
Nhiều nghiên cứu về nấm gây bệnh trên cá cho kết quả là do các loài nấm
thuộc họ Saprolegniaceae, ví dụ như kết quả phân lập được giống nấm Achlya và
Saprolegnia (Scott và Narren, 1964), Achlya và Dictyuchus từ vết thương của
4
những con cá nhiệt đới bị chết [9]; Achlya, Aphanomyces, Dictyuchus và
Saprolegnia trên cá bị bệnh ở Ấn Độ [51].Achlya klebsiana từ những vết loét trên
thân cá lóc tại Myanmar [25].
Nghiên cứu của Bazyli Czeczuga và ctv (2001), đã tìm thấy 127 loài nấm
nước, trong đó có 28 loài được biết là ký sinh trên cá nước ngọt, chủ yếu là thuộc
giống Saprolegnia, Achlya, Aphanomyces. trong những mẫu lấy từ 32 loài côn
trùng dưới nước ở Ba Lan [14].
Nghiên cứu của B. Czeczuga, B. Kiziewicz (1999) về nấm trên trứng cá
Carassius carassius, kết quả phân lập được một số giống loài nấm mới, hiếm thấy
hoặc chưa thấy trên trứng cá như Brevilegnia unisperma, Chytridium lagenula,
Olpidiopsis achliae, Olpidiopsis varians, Phyctochytrium aureliae, Pythiopsis
humpreyana, Pythium gracile, Rhizophydium keratinophilum và Woronina
polycystis [28].
Khi đã phân lập được chủng nấm cũng chưa khẳng định được chúng có phải là
tác nhân gây bệnh chính, tác nhân đầu tiên hay tác nhân cơ hội. Nhiều công trình đã
được tiến hành nhằm nghiên cứu vấn đề này.
Monsma (1936) tiến hành một chuỗi nuôi cấy các loài thuộc
Saprolegniaceae trên trứng và cá hồi thuộc hai loài là Micropterus dolomieu và
Lepomis pallidus. Những trứng sống của giống Micropterus dolomieu không bị xâm
nhập bởi các loài thuộc họ Saprolegniaceae dùng trong thí nghiệm Không có con cá
hồi nào của cả hai loài bị nhiễm khi nuôi chung với 4 loài Achlya và 3 loài
Saprolegnia. Và ông cũng chứng minh đã gây nhiễm thành công với những con cá
được gây viết thương trước khi chúng được đem đi thí nghiệm [9].
Thí nghiệm cảm nhiễm nấm Achlya và Saprolegnia trên cá Lebistes
reticlatus và Xiphophorus helleri bị rạch vết thương trước của Norland và Tintigner
(1973) cho 75% cá bị nhiễm nấm trong lô cá thí nghiệm. Thí nghiệm của Nish
(1976, 1997) cảm nhiễm nấm Saprolegniaceae lên cá hồi và khẳng định vết thương
không phải là điều kiện chủ yếu cho sự lây nhiễm nấm mà do một vài nhân tố khác
làm suy yếu cơ chế phòng thủ tự nhiên của cá, tạo điều kiện cho nấm xâm nhập
5
như: stress, mật độ nuôi dày hay bị sốc nhiệt; ngoài ra khi bỏ đói cá hồi trưởng
thành kết hợp với các nhân tố trên càng làm cho cá dễ dàng nhiễm nấm. Năm 1980,
Nish và Hughes nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của stress trong việc gây nhiễm
nấm trên cá [9].
Song song với những nghiên cứu về xác định tác nhân gây gệnh nấm trên cá và
trên trứng, cũng có những nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của những loài nấm này
để tìm ra ngưỡng sinh thái mà chúng có thể phát triển. Theo nghiên cứu của
Kitancharoen và ctv (1997) nếu bằng phương pháp ngâm trứng cá hồi (trong 1h, 2
lần/ tuần và có sục khí) thì với NaCl 25 ppt thì tỉ lệ trứng nở cao nhất (78,7%),
trứng bị nhiễm nấm ít nhất (chỉ 2,3%); còn nếu ấp trứng bằng nước với nồng độ
NaCl: 3, 5, 7 ppt thì đều có hiệu quả phòng, trị nấm nhưng hiệu quả nhất ở 7ppt
[24].
Jonson. T.W và ctv (2002) đã đưa ra các bảng thống kê về: vùng nhiệt độ và
vùng pH cho sự phát triển của hệ sợi các loài Saprolegnia phân lập từ cá và trứng
cá (ở bảng 2.1 trang 12, bảng 2.2 trang 13) [9]
Koeypudsa, W. và ctv (2005) nghiên cứu về ảnh hưởng của pH, nhiệt độ, nồng
độ NaCl lên sự phát triển của Saprolegnia sp cho kết quả Saprolegnia sp phát triển
tối ưu ở pH 7-10, nhiệt độ 25
o
C, nồng đô NaCl là 0-5 ppt [26].
Cùng với những công trình nghiên cứu về xác định tác nhân gây bệnh nấm,
ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái (nhiệt độ, pH, nồng độ NaCl) lên sự phát triển
của nấm trên cá và trên trứng cá, nhiều thử nghiệm nhằm tìm ra những hóa chất có
hiệu quả phòng trị nấm trên trứng cá và cá nước ngọt cũng được thực hiện.
Năm 1994, Hong-Kyu-Min và ctv đã tiến hành nghiên cứu về khả năng ức
chế của hợp chất Chitosan đối với nấm Saprolegnia parasite gây bệnh trên cá
nước ngọt với kết quả:0.06% Chitosan ức chế sự phát triển bào từ động, 0.05%
Chitosan ức chế sự phát triển của khuẩn lạc nấm trên môi trường GY nhưng lai
không có tác dụng ức chế sự phóng thích bào tử động từ túi bào tử [27].
Năm 1997, Kitancharoen và ctv, đã nghiên cứu hiệu quả kháng nấm của NaCl
trên trứng cá hồi bị nấm thủy mi [24]; Kishio Hatai và ctv đã thử nghiệm hiệu quả
6
kháng nấm của Hydrogen Peroxyde (nước oxi già- H
2
O
2
) ở tỉ lệ hoạt tính là 31%
trên trứng cá hồi. Kết quả cho thấy ở nhiệt độ 13
o
C, trong thời gian 60 phút, H
2
O
2
ở
nồng độ ≤ 1000 µl/ml không gây hại cho trứng cá hồi. Đặc biệt là khi dùng H
2
O
2
ở
nồng độ 250 – 1000 µl/ml có khả năng ức chế, kìm hãm, tiêu diệt sự phát triển của
nấm Saprolegnia và Achlya. Vậy H
2
O
2
là một loại hóa chất có tác dụng tiêu diệt
nấm ở ĐVTS. Tuy vậy, tác giả cũng khẳng định tùy theo điều kiện nhiệt độ mà lựa
chọn nồng độ cho phù hợp [9], [20].
Năm 1998, Nilubol Kitancharoen, Atsushi Yamamoto và Kishio Hatai đã thử
nghiệm về ảnh hưởng của Sodium Clorid (NaCl), H
2
O
2
và Xanh Malachite trên
trứng cá hồi nhiễm nấm đã kết luận không có sự khác biệt đáng kể trong nghiên cứu
giữa H
2
O
2
1000 µl/ml và Xanh Malachite 2 µl/ml. Đối với NaCl 25 ppt kém hiệu
quả hơn Xanh Malachite 2 µl/ml [21].
Năm 2003, Brian C. Small và William R. Wolters đã thử nghiệm sử dụng
H
2
O
2
trong bể ấp trứng cá da trơn và kết quả nghiên cứu cho thấy những cải tiến
quan trọng bằng việc sử dụng H
2
O
2
như một chất có hiệu quả kinh tế trong việc gia
tăng tỉ lệ nở của trứng cá da trơn thay cho việc sử dụng formalin [29].
Ở nước ta, bệnh nấm cũng gây thiệt hại nhiều cho nghành nuôi trồng thủy sản,
nhất là nấm xuất hiện trong thời ký ấp trứng
Nguyễn Thị Hà (1997), trong “Điều tra nghiên cứu bệnh nấm ở cá trắm cỏ
Ctenopharygodon idellus nuôi ở vùng Tiền Sơn, Bắc Ninh” đã xác định được 3
giống nấm là Saprolegnia, Achlya, Branchiomyces. Trong đó, nấm Saprolegnia
nhiễm trên trứng là 52,5%, Achlya chiếm 47, 5% thường thấy trên cá trắm cỏ bị
bệnh đốm đỏ, lở loét. Tỷ lệ nhiễm nấm Branchiomyces sp trên cá hương là 50%, cá
giống là 46,7% [8].
Bùi Quang Tề (1998) đã phân lập được 51 mẫu cá nhiễm nấm từ 68 mẫu cá
trắm cỏ thu từ các địa phương với tỷ lệ nhiễm 75%, 114 mẫu cá nhiễm nấm từ 140
mẫu cá trắm cỏ nuôi ở Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, với tỷ lệ nhiễm
74,3%. Các giống nấm đã phân lập được là Saprolegnia sp, Achya sp,
Aphanomyces sp, Phoma, Pythirium [1]
7
Đỗ Thị Hòa và ctv (2004) trình bày trong cuốn Bệnh học Thủy sản, ở Việt
Nam hội chứng lở loét đã xuất hiện ở cá nuôi và cá tự nhiên ở hầu hết các địa
phương khác nhau từ năm 1990; nấm thủy mi thường phát triển vào mùa nhiệt độ
thấp (18-25
o
C), Branchiomyces cũng xuất hiện trên nhiều loài cá nước ngọt ở Việt
Nam [2].
Năm 2006, Nguyễn Thị Huyền đã nghiên cứu xác định nấm thủy mi nhiễm
trên trứng cá tra ,cá ba sa và thử nghiệm hiệu quả phòng. Ngoài ra, cũng trong năm
2006 trong hội thảo Quốc tế Thủy sản tại Nha Trang, TS Lý Thị Thanh Loan đã báo
cáo kết quả khảo sát vòng đời của Achlya sp. nhiễm trên trứng cá tra và cá ba sa;
trong hội thảo Quốc tế Công nghệ sinh học Nông nghiệp, đã báo cáo kết quả thử
nghiệm sàng lọc một số loại hóa dược có khả năng ức chế Achlya sp. nhiễm trên
trứng cá tra, ba sa [9].
2.2 Một số đặc điểm sinh thái của cá nàng hai
Mai Đình Yên & ctv (1979) đã phân loại cá nàng hai Chitala ornata (Gray,
1831) và mô tả đặc điểm như sau:
Ngành: Vertebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Osteoglossiformes
Bộ phụ: Notopteroidei
Họ: Notopteridae
Giống: Chitala
Loài: Chitala ornata Gray, 1831
Một số tên khoa học thường gọi khác: Notopterus chitala Hamilton, 1822
Chitala chitala Hamilton, 1822
Đặc điểm hình dạng ngoài: nhìn chung hình thái ngoài họ cá thát lát
Notopteridae có dạng: thân dẹp ngang, viền lưng cong rất rõ, viền bụng có gai, đầu
nhỏ, vây bụng thoái hóa, vây lưng nằm khoảng giữa thân, vây hậu môn liền với vây
đuôi, vẩy tròn nhỏ, đường bên hoàn toàn [5], [6].
8
Qua nghiên cứu của Nguyễn Chung (2006), đây là loài cá dữ và môi trường
thích hợp cho cá nàng hai sinh trưởng và phát triển là: độ mặn dưới 6 ‰, pH 5,5 ÷
8,5, nhiệt độ nước 20 ÷ 30
o
C, Oxy từ 3 ÷ 8 mg/L. Môi trường thích hợp cho cá nàng
hai sinh trưởng và phát dục là: nhiệt độ 20 ÷ 30
o
C, pH 5,5 ÷ 7,5, Oxy ≥ 3 mg/L…
Cá có tập tính làm tổ đẻ trứng dính. Trứng cá có kích thước khá lớn, đường kính
trứng giai đoạn IV có thể đạt 2 ÷ 3 mm. Ở nhiệt độ 28 – 30
o
C, thời gian ấp trứng là
7 ngày [4], [5], [6].
Hiện nay, trên thế giới đang phát triển việc sinh sản nhân tạo cá nàng hai
nhưng việc nghiên cứu còn nhiều hạn chế, hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc mô tả các
hoạt động sinh sản của cá trong tự nhiên hay bố trí tạo điều kiện cho cá đẻ tự nhiên.
Thái Lan và Việt Nam là hai nước đi đầu trong công tác nghiên cứu sinh sản nhân
tạo cá nàng hai (Lê Quý Cường, 2006) [5], [6].
2.3 Những bệnh nấm thường xảy ra trên trứng cá, cá nước ngọt và một số
đặc điểm của nấm trên trứng và cá nước ngọt
2.3.1 Những bệnh do nấm xảy ra trên cá và trứng cá nước ngọt
Trên cá và trứng cá nước ngọt, thường xảy ra các bệnh: bệnh nấm hạt
Dermocystidiosis, Bệnh nấm mang Branchiomycosis, hội chứng lở loét (EUS) và
nấm thủy mi [2], [32], [33].
• Bệnh nấm hạt Dermocystidiosis: do Dermocystidium spp, thường ký sinh
trên vây, dưới da và mang cá chép, cá trắm, cá lóc [2], và tìm thấy những u hạt cả
trong nội tạng của cả cá cảnh, cá rô phi, cá chép, cá hồi [32]. Những chỗ bị bệnh
sưng tấy màu hồng, xung quanh có các đốm viêm nhỏ, chứa các bào tử. Bệnh bùng
phát lần đầu tiên vào mùa xuân năm 1991, gây chết 80 con cá bố mẹ ở Estonia [19]
và bệnh không xảy ra ở Châu Phi [32]. Bệnh không gây chết hàng loạt động vật
thủy sản mà là tác nhân mở đường Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân [2].
• Bệnh nấm mang ở cá: do một số loài thuộc giống Branchiomyces, trong đó
chủ yếu là do hai loài B. sanguinis và B. demigrans. Các bào tử nấm bám vào mang
phát triển thành các sợi nấm, sau đó sợi nấm xuyên sâu vào các tổ chức của mang
và phân nhánh luồn vào các mao huyết quản, làm mất tác dụng hô hấp của mang.
9
Khi cá bệnh nặng, các khuẩn ti và bào tử nấm theo mạch máu di chuyển đến tim và
một số bộ phận khác [2], [32], [34]. Tuy vậy, bệnh chỉ biết đến từ giai đoạn sợi nấm
phát triển trong mang [32]. Bệnh thường xảy ra ở dạng cấp tính, làm cá giống chết
hàng loạt. Bệnh xảy ra trên các loài cá nước ngọt như: cá trắm, cá mè, cá trôi, cá
diếc. Bệnh phát triển mạnh vào mùa có nhiệt độ cao [2],[32], [34]…
• Hội chứng lở loét trên cá (EUS): có nhiều loại tác nhân gây bệnh: virus, vi
khuẩn, ký sinh trùng, nấm nhưng nấm được coi là nguyên nhân chính và
Aphanomyces invadans là nguyên nhân cần thiết [2], [3]. Một số giống nấm bậc
thấp như Aphanomyces spp, Saprolegnia spp và Achlya cũng được tìm thấy trên
cơ thể cá bị bệnh EUS. Cá bị bệnh có vết mòn màu xám hoặc các đốm đỏ phát triển
ở đầu, thân, các vây và đuôi, dần dần lan rộng và sâu thành những vết loét, vẩy
rụng, xuất huyết và viêm. Nội tạng cá bệnh rất bình thường. Bệnh được thông báo
đầu tiên ở Nhất Bản, sau đó là Úc [3]. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa lũ, có nhiệt
độ thấp.EUS ảnh hưởng đến các loài cá nước ấm, ngọt và lợ. Một số loài có tính
nhạy cảm cao: cá lóc, cá trôi, cá trê, cá đối, cá diếc…[2], [3]
• Bệnh nấm thủy my: Đây là bệnh gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng trên nhiều
loài cá nước ngọt, nhất là giai đoạn ấp trứng [10]. Gây bệnh là một số loài thuộc các
giống: Saprolegnia, Leptolegnia và Achlya; họ Saprolegniaceae; bộ Saprolegniales.
Đó là họ phổ biến trong môi trường nước cả ở dạng ký sinh và hoại sinh trên cá và
động vật giáp xác [10], [13].Cá bị bệnh trên da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau
đó sợi nấm mọc và phát triển lên thành từng búi nấm trắng như bông, 1 đầu sợi nấm
bám vào da của cá, đầu kia tự do ngoài môi trường nước.
Nấm thủy my có thể ký sinh làm ung trứng cá. Phần gốc của sợi nấm cắm sâu
vào màng trứng, phần ngoài của sợi nấm lơ lửng trong nước tủa ra xung quanh.
Trứng cá bị nhiễm nấm thường chết (ung), với nhân trứng chuyển sang màu trắng
đục. Trong bể ấp, nấm phát triển đầu tiên ở các trứng ung, sau lây sang các trứng
khỏe và làm trứng bị chết. Bệnh thường xảy ra vào mùa có nhiệt độ thấp, thích hợp
ở nhiệt độ nước từ 18- 25
o
C. Tuy vậy, có một số loài Achlya có thể phát triển tốt ở
nhiệt độ cao hơn thế [1].
10
Như vậy, trong các bệnh do nấm trên cá nước ngọt thì bệnh nấm thủy mi và
hội chứng EUS thường gặp nhất trên cá nước ngọt và gây thiệt hại lớn nhất. Nhưng
bệnh thường xảy ra nhất trên trứng và cá nước ngọt là bệnh nấm thủy mi [2], [7].
2.3.2 Một số đặc điểm của nấm thường ký sinh và gây bệnh trên trứng cá
và cá nước ngọt
Có nhiều loài nấm có khả năng gây bệnh trên cá như Branchiomyces,
Democystidium,…Tuy nhiên, gây bệnh trên cá và trứng cá thường là nấm ở bộ mốc
nước (Saprolegniales) thuộc lớp nấm noãn (Oomycetes). Trong đó, quan trọng là họ
Saprolegniaceae là thuộc họ mốc nước phổ biến trong môi trường nước cả dạng ký
sinh và hoại sinh trên cá, và gây bệnh nấm thủy my trên trứng cá. Đặc biệt là các
giống Saprolegnia, Achlya, Aphanomyces, Leptolegnia thường xuyên gặp trên
trứng và cá nước ngọt [13]. Các giống này được phân loại dựa theo hình thái: có thể
dựa vào hình thức sinh sản vô tính để phân biệt đến giống và dựa trên hình thức
sinh sản hữu tính để phân loại đến loài [9], [18].
− Đối với giống Saprolegnia: động bào tử sơ cấp (có dạng hạt với hai roi ở
sau) được phóng thích ra khỏi túi sinh bào tử và di chuyển trong môi trường nước,
sau một thời gian ngắn chúng sẽ bị bao lại hình thành bào nang sơ cấp. Sau đó động
bào tử thứ cấp (dạng thận với hai roi nằm bên) sẽ được phóng thích khỏi bào nang
sơ cấp. Động bào tử thứ cấp tồn tại lâu hơn và cũng được bao lại thành bào nang
thứ cấp. Bào tử thứ cấp này có thể chết đi hoặc nảy chồi tạo thành hệ sợi mới và
trong một số trường hợp chúng có thể phóng thích trở lại động bào tử thứ cấp khi
gặp điều kiện không thuận lợi cho sự nảy chồi [12], [18].
− Giống Achlya: khác với giống Saprolegnia, bào tử sơ cấp của Achlya ngay
lập tức được bao lại thành bào nang khi vừa phóng thích ra khỏi miệng túi sinh bào
tử, các bào nang sơ cấp này tụ lại trên miệng túi bào tử thành một khối có dạng
hình cầu. Sau một thời gian, động bào tử thứ cấp sẽ được giải phóng khỏi bào nang
sơ cấp và di chuyển trong nước, sau đó chúng dừng lại hình thành bào nang thứ cấp,
bào nang này sẽ chết đi hoạc nảy chồi thành sợi nấm mới. Tuy nhiên các loài thuộc
giống Achlya bào nang thứ cấp của chúng không có khả năng phóng thích ngược
11
trở lại bào tử thứ cấp như Saprolegnia. Có sự gia tăng về đường kính khuẩn ty khi
biến đổi thành cuống sinh bào tử vô tính ở hai giống Achlya và Saprolegnia[9].
− Giống Aphanomyces: Các loài thuộc giống này có cách phóng bào tử giống
như Achlya (bào tử sau khi phóng thích tụ lại trên miệng túi bào tử, sau một thời
gian giải phóng động bào tử thứ cấp). Nhưng túi bào tử của Aphanomyces không
phình ra kích thước hệ sợi và túi bào tử vô tính khoảng 10 µm) và các động bào tử
sơ cấp trong túi bào tử vô tính chỉ xếp thành một hàng [9], [23]
− Giống Leptolegnia: Túi bào tử vô tính dạng sợi mảnh, kích thước tương tự
với túi bào tử vô tính của Aphanomyces nhưng cách phóng thích bào tử lại giống
với Saprolegnia, nghĩa là bào tử sơ cấp dạng hạt sẽ di chuyển ngay vào môi trường
nước khi vừ ra khỏi túi sinh bào tử vô tính. Ngoài ra, bào tử vô tính hình thành theo
một hàng rất rời rạc, mỗi bào tử vô tính cách nhau khoảng 50 µm [9].
Đặc điểm về hình thức sinh sản hữu tính là yếu tố quan trọng để định danh tới
loài, bằng cách: dựa vào vị trí của bào tử hữu tính trong túi bào tử hữu tính (lệch
tâm, trung tâm hay dưới tâm), số lượng bào tử hữu tính trong túi noãn, số lượng
hùng khí, cách thức tiếp hợp mà phân loại ra loài trong cùng một giống [9], [18].
2.3.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ, pH, NaCl lên sự phát triển của hệ sợi nấm và
một số hóa chất thường dùng trị nấm trên trứng cá và cá nước ngọt
Giống như những vi sinh vật khác trong hệ sinh thái, nấm cũng chịu ảnh hưởng
rất lớn bởi yếu tố nhiệt độ, pH, nồng độ NaCl trong quá trình sinh trưởng và phát
triển. Ngoài ra, những đặc điểm này còn có tầm quan trọng trong việc định danh của
một số loài nấm [9]. Sự phân loại nấm đặc biệt là nấm gây bệnh trên cá và trứng cá
là một phần quan trọng của việc chẩn đoán bệnh. Từ đó thử những hóa chất trị nấm,
để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho từng loại bệnh. Nghiên cứu ngưỡng
nồng độ NaCl có tác dụng quan trọng là tìm ra nồng độ có tác dụng trị nấm trên
trứng cá và cá. Hơn nữa, đặc điểm sinh học khác nhau có thể là kết quả về mức độ
lây truyền bệnh và tính đặc hiệu ký chủ [22].
• Yếu tố nhiệt độ: Nấm chỉ phát triển trong phạm vi nhiệt độ giới hạn nằm
giữa hai cực -10
o
C và +90
o
C. Trong phạm vi này nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ
12
sinh trưởng, nhu cầu dinh dưỡng và ở một mức độ nhất định thì ảnh hưởng cả đến
thành phần enzim và thành phần hóa học của tế bào.
Ảnh hưởng của nhiệt độ là rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát
triển của mỗi loài nấm ký sinh và gây bệnh trên trứng cá và cá, đặc biệt là đối với
nấm thủy mi. Đối với từng loài nấm sự ảnh hưởng của nhiệt độ là khác nhau [18]
(bảng 2.1).
Bảng 2.1: Khoảng nhiệt độ cho sự phát triển hệ sợi của Saprolegnia được phân
lập từ cá và trứng cá [9], [18] (*: không phát triển ở mức này)
Nhiệt độ (
o
C)
Loài
Thấp nhất * Thích hợp Cao nhất*
Tác giả
S.diclina
S.diclina-parasitica
S.parasitica
S.parasitica
S.parasitica
S.parasitica
Saprolegnia sp
<3
<5
<3
<5
<2
0,1
<10
1
20-28
10-25
21
-
27,5
13,8-17,9
18-30
Khoảng 25
>30
37
-
>25
34
>32,3
>30
35
Chong, 1973
Hatai & Egusa, 1977
Neish, 1994
W.N.Tiffney, 1963
Rucker, 1944
Hoshina & ctv,1960
Powell & ctv,1972
Duff, 1929
Ở mỗi giai đoạn phát triển, nhiệt độ tối ưu là khác nhau ví dụ như với loài nấm
Aphanomyces frigidophilus sp. nov được tìm thấy trên trứng cá Salvelinus
leucomaenis khi khảo sát trong phòng thí nghiệm cho thấy động bào tử phát triển tốt
nhất tại 10
o
C, khuẩn lạc phát triển tốt nhất ở 25
o
C và tại nhiệt độ 35
o
C nấm sẽ
ngừng phát triển [20], [23].Còn theo Haitai và ctv (2005), Saprolegnia sp phát triển
ở ngưỡng nhiệt độ: từ 5- 30
o
C, trên 30
o
C nấm rất ít phát triển và chết ở >35
o
C,
nhiệt độ tối thích là 25
o
C [26].
• Yếu tố pH: pH có vai trò quan trọng trong sinh trường và phát triển của
nấm.
13
Một số tác giả đã cho rằng pH môi trường có ảnh hưởng tới sự hiện diện của
một số loài nấm. Ví dụ như đối với Achlya americana xuất hiện trong môi trường
có pH 3,6 ÷4,8(theo R.E. Roberts 1963), Aphanomyces stellatus có trong pH 6,0 6,5
(Stpiczynska 1962) [9]. Đối với mỗi loài nấm đều có khoảng tối thích cho sự phát
triển .Trong cùng một loài, nhưng phân lập từ nhiều nguồn khác nhau thì khoảng
pH phù hợp cho sự phát triển khác nhau. Điều này có thể thấy trong loài
Saprolegnia parasitice (bảng 2.2)
Bảng 2.2: Vùng pH cho sự phát triển hệ sợi của Saprolegnia được phân lập từ cá
và trứng cá [9], [18] (*: không phát triển ở mức này)
pH
Loài
Thấp nhất * Thích hợp Cao nhất*
Tác giả
S.diclina
S.diclina
S.parasitica
S.parasitica
S.parasitica
Saprolegnia sp
_
3,5
<3,0
_
<3,0
5,2
5,0-6,8
_
5,5-8,0
4,0-7,0
4,0-8,0
6,2-6,6
_
_
>8,0
>9,0
>10,0
8,0
Chong, 1973
Hatai & Egusa, 1977
W.N.Tiffney, 1963
Arasaki &ctv, 1895a
Powell & ctv,1972
Duff, 1929
• Nồng độ NaCl: Nồng độ NaCl ảnh hưởng rất lớn đến sự sống, sinh trưởng
phát triển của nấm. Dựa trên nồng độ NaCl trong môi trường sống của nấm mà phân
thành 3 nhóm: nấm sống trong nước mặn, trong nước ngọt và trong nước lợ. Đối
với từng giống loài nấm thì ngưỡng nồng độ NaCl thích hợp khác nhau. Dựa trên
ngưỡng nồng độ NaCl đó của từng loài nấm (đặc biệt đối với nấm ký sinh và gây
bệnh trên cá và trứng cá) mà NaCl được dùng phòng, trị nấm. Ví dụ đối với nấm
Saprolegnia sp vẫn có khả năng phát triển ở khoảng nồng độ NaCl là 0- 30 ppt,
nhưng nấm có khả năng phát triển mạnh nhất ở 0- 5 ppt, >15 ppt nấm phát triển
kém và không mọc ở 30 ppt [26]. Thường trị nấm này trên trứng bằng cách tắm
trứng trong NaCl 20- 30 ppt trong 5-15 phút, tắm 2 lần/ngày [2].
14
• Một số hóa chất thường dùng trị nấm trên trứng và cá nước ngọt:
Do mới chỉ nghiên cứu về nấm thủy mi trên trứng cá nước ngọt nên các hóa
chất thường dùng trị nấm trên trứng cũng là trị nấm thủy mi. Trước đây, đối với cá
bệnh có thể dùng: Malachite Green (0,15-0,2ppm), Methylen (2-3ppm); đối với
trứng cá nhiễm nấm: NaCl (2-3 %), Malachite Green (0,15-2ppm), Methylen (2-
3ppm), formol 1/500-1/1000, H
2
O
2
[2], [3], [9], [20], [21].
Trong đó, Malachite Green được cho là chất kháng nấm hiệu quả và thường
được sử dụng nhất (Cline and Post, 1972; Hatai, 1998) [20] Theo Schreier T. M.,
Rach J. J và ctv (1996), Haitai (1997) trứng nhiễm nấm ngâm trong H
2
O
2
nồng độ
250-1000 µg/mL, 60 phút ở 13
o
C có hiệu quả tốt như Malachite Green [20], [21],
[23]…
Nhưng dù Malachite Green là 1 chất rẻ tiền, dễ tìm mà lại cho kết quả rất tốt
trong NTTS nhưng trên thế giới hiện nay rất nhiều nước đã cấm sử dụng, trong đó
có Việt Nam (theo danh mục các chất cấm sử dụng của Bộ Thủy Sản Việt Nam
trong sản xuất kinh doanh thủy sản ký ngày 2/2/2005) do có tiềm năng gây ung thư
cho người [20].
2.4 Đặc điểm chung của nấm Zygomycetes và tình hình nghiên cứu nấm
Zygomycetes
2.4.1. Đặc điểm chung của nấm Zygomycetes
Zygomycetes là lớp nấm mà có sinh sản bằng bào tử bất động (bào tử nội
sinh) là hình thức sinh sản vô tính chính, và sinh sản hữu tính là kết quả của sự hợp
nhất các túi giao tử đực và cái tạo thành bào tử tiếp hợp.
Nấm có hệ sợi phân nhánh phát triển nhưng chưa có vách ngăn ngang, cũng
có loài khi già hình thành vách ngăn ngang. Sợi nấm có màu nâu, xám, trắng. Tế
bào nấm chứa đầy đủ các thành phần: ti thể, nhân, ri bộ thể, hạt lipid, mạng nội
mạc, không có trung thể. [7], [16]…
Hình thức sinh sản:
15
− Zygomycetes sinh sản vô tính bằng bào tử nội sinh (bào tử kín) được đựng
trong bọc (nang bào tử, các nang bào tử này thường được nâng khỏi sợi nấm nhờ
cuống nang bào tử) [7].
− Sinh sản hữu tính là tiếp hợp (zygogamy), hai cơ quan tiếp hợp hình thành
trên hai sợi nấm khác dấu (sợi – và +) cùng gốc (sinh ra từ một bào tử) hay khác
gốc (sinh ra từ hai bào tử) [2], [7]. Các túi giao tử thường giống nhau về các đặc
điểm hình thái học nhưng đôi khi có sự sai khác lớn về kích thước [16]. Sau khi
tiếp hợp có thể kết hợp nhân ngay hoặc xếp thành đôi, sau một thời gian mới kết
hợp. Hợp tử có vách dày phát triển, còn hai cơ quan tiếp hợp teo đi và được gọi là
dây treo. Bào tử tiếp hợp chống chịu sự khô hạn và những yếu tố bất lợi của môi
trường. Hầu hết nấm tiếp hợp khi sinh sản hữu tính không tạo thành quả thể, hợp tử
nằm rải rác trong giá thể [7], [16].
Lớp này có 4 bộ là: Mucorales, Entomophthorales, Zoopagales và
Endogonales, với khoảng 400 loài nấm ký sinh trên cả động vật, thực vật, và nấm
khác [3, 18]. Màng tế bào chủ yếu là chitosan-chitin. Chitosan có nhiều ở bộ
Mucorales và Entomophthorales, nhưng không có ở bộ Zoophagales [18], [70].
Entomophthorales và Zoopagales sinh sản vô tính duy nhất bằng bào tử đính, túi
giao tử không tham gia vào thành phần vách bào tử tiếp hợp, và ký chủ đặc trưng là
côn trùng, động vật không xương sống và những động vật khác, một số có thể sống
hoại sinh:
− Entomophthorales: Hệ sợi có thể có vách ngăn khi già. Sinh sản sinh
dưỡng bằng cách tách các tế bào giống như hình thành bào tử. Sinh sản vô tính bằng
đính bào tử [1]. Điều đặc biệt là nếu bào tử được phóng ra trong môi trường không
thuận lợi thì chúng có thể phóng thích trở lại thành đính bào tử thứ cấp nhỏ hơn.
Điều này có thể lặp lại nhiều lần. Các loài của bộ thường gây bệnh trên một số loài
côn trùng, trên thực vật và động vật. Nhiều loài ký sinh trên côn trùng và động vật
phát triển mạnh hệ men phân giải protein [16].
16
− Zoopagales: Sinh sản vô tính bằng đính bào tử. Đính bào tử đơn độc hoặc
trong chuỗi. Cũng có nhiều loài có hệ men phân giải protein ký sinh trên côn trùng
và động vật [7], [16]
− Mucorales: chỉ một số ít loài có vách ngăn ngang tạo hệ sợi đa bào, một số
khi già hình thành vách ngăn ngang còn đại đa số chỉ có vách ngăn để tách cơ quan
sinh sản với sợi sinh dưỡng. Hầu hết sinh sản vô tính bằng bào tử nội sinh, chỉ
những loài sống ký sinh có bào tử vô tính ngoại sinh [1]. Vách phía bên ngoài bào
tử tiếp hợp do vách túi giao tử biến thành. Hầu hết sống hoại sinh, một số giống
nấm tấn công nấm khác và trong một số trường hợp chúng tấn công lên cả thực vật
và động vật. Trong Mucorales nguyên thủy, không yêu cầu vitamin hay nhân tố sinh
trưởng nào, chúng có thể phát triển trong môi trường có nitơ, khoáng và một ít
đường. Trong lớp tiến hóa hơn như Pilobolus, sự tăng trưởng nhất thiết phải có sắc
tố sắt [16].
• Chu trình sống của nấm tiếp hợp:
Hình 1.1 Chu trình sống của nấm tiếp hợp Zygomycetes [16]
2.4.2 Tình hình nghiên cứu Zygomycetes
Zygomycetes phát triển rất nhanh [2], [15]. Chúng ký sinh trên cả động vật,
thực vật và người [7], [11], [15], [31].Chúng gây ra nhiều thiệt hại trong sản xuất
nông nghiệp và chúng được biết đến như những tác nhân cơ hội gây ra bệnh nấm
17
Zygomycosis trên người và động vật [28], [31]. Đó là bệnh truyền nhiễm nhanh,
thường xuyên xuất hiện trong những vật chủ bị suy yếu hệ thống miễn dịch [20],
[11].
Zygomycetes ký sinh và gây bệnh thuộc bộ Mucorales và Entomophthorales.
Theo Wolf, J. C. và Smith, S. A. (1999), những giống thuộc bộ Mucorales thường
gặp bao gồm: Absidia, Mortierella, Rhizopus, Mucor và Rhizomucor [31].
Entomophthorales bao gồm các Basidiobolus và Conidiobolus sp [15], [31].
Tuy nhiên, hiện nay những nghiên cứu về bệnh Zygomycosis hầu hết trên
người. Theo Dannaoui. E. và CTV (2003) trên cơ thể người bệnh có tìm thấy các
giống Rhizomucor, Cunninghamella, Apophysomyces và Saksenaea thuộc
Zygomycetes nhưng tác nhân chủ yếu gây bệnh Zygomycois mà phân lập từ bất kỳ
bệnh nhân nào bị bệnh đều có là nấm thuộc về các giống Rhizopus, Absidia và
Mortierella.Trong đó, Rhizopus là loài chiếm hơn 70% trong sự gây cảm nhiễm
Zygomycetes trên người [11].
Bệnh Zygomycosis gây ra hậu quả nghiêm trọng do việc phát hiện, chẩn đoán
bệnh rất chậm cùng với khả năng kháng cố hữu của nấm Zygomycetes với những
chất kháng nấm truyền thống [11]. Do đó, song song với các nghiên cứu tìm tác
nhân gây bệnh, là những nghiên cứu tìm ra hóa chất có tính kháng nấm được thực
hiện. Theo nghiên cứu của Dannaoui, E. và CTV (2003) về độ nhạy của
Zygomycetes với một số chất kháng nấm truyền thống và chất kháng nấm mới, cho
kết quả: trong điều kiện thí nghiệm, Zygomycetes là nhóm không đồng nhất về khả
năng nhạy cảm với các chất kháng nấm và cũng chỉ có một số chất kháng nấm có
hiệu quả , trong đó Amphotericin B là chất có hiệu quả nhất đối với các chủng
Zygomycetes được nghiên cứu [15]. Chamilos, G. và ctv (2006) đã nghiên cứu hiệu
quả kháng nấm của lovastatin (LOV) và đã kết luận Lovastatin là chất có hiệu quả
kháng nấm Zygomycetes rất tốt ở nồng độ tối thiểu là 48 µg/mL, do Lovastatin có
hoạt chất với tên khoa học là 3-hydroxy-3-methyglutaryl-coenzymA có tác dụng
chống lại nấm Zygomycetes, nhưng mới chỉ bước đầu được nghiên cứu [11].
18
Trên động vật, bệnh do zygomycetes rất ít được nghiên cứu. Các zygomycetes
thường được tìm thấy trên da, lông của chó, mèo khỏe nhưng ít khi gây bệnh. Chỉ
những năm gần đây mới có báo cáo về bệnh Zygomycosis trên bò với tác nhân là
Absidia corymbifera, Rhizopus oryzae và Rhizopus pusillus (Jensen và CTV, 1994)
[17], [31].
Trên động vật thủy sản, theo Tonguthai nấm gây bệnh trên động vật thuộc
hai lớp nấm Oomycota và Zygomycetes, nhưng nghiên cứu về Zygomycetes rất ít
và nghiên cứu của J.C. Wolf & S.A. Smith trên cá rô phi (Tilapia) năm 1999 được
xem là báo cáo đầu tiên về bệnh Zygomycosis trên cá. Bệnh do nấm thuộc bộ
Mucorales gây ra. Chúng thường xâm nhập vào mạch máu và lan dần ra. Theo báo
cáo, quan sát trong mẫu máu lấy cá bị nhiễm nấm Zygomycetes thấy: nhiều sợi nấm
không vách ngăn, phân nhánh và những bào tử màng dày. Do số mẫu nhỏ nên chưa
kết luận được bệnh Zygomycosis có phải là nguyên nhân gây chết cá rô phi trong bể
hay không, nhưng đây cũng là báo cáo đầu tiên trên cá [31], cho đến nay cũng rất ít
thấy có báo cáo mới về nấm Zygomycetes trên động vật thủy sản trên cả thế giới và
ở Việt Nam.