Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến biến động của vật chủ và vector lây truyền bệnh dịch hạch tại một số ổ dịch cũ tại đaklak

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 57 trang )



LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Viện Công nghệ
sinh học và môi trường, trường Đại học Nha Trang đã luôn quan tâm, chỉ bảo và
giảng dạy nhiệt tình, giúp cho tôi có được những kiến thức quý báu trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc nhất đến GS.TS Đặng Tuấn Đạt - Viện
trưởng Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Tây Nguyên, Bác sĩ Phạm Công Tiến – Trưởng
Phòng Côn trùng và Kiểm dịch – Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Tây Nguyên và ThS.
Nguyễn Thị Hải Thanh - Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, trường Đại
học Nha Trang đã định hướng, dìu dắt và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian tôi thực hiện đồ án tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể các anh chị Phòng Côn trùng – Kiểm
dịch Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Tây Nguyên đã tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể cho tôi
thực hiện tốt đồ án tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, những người
luôn quan tâm giúp đỡ, động viên, đồng thời là chỗ dựa tinh thần rất lớn giúp tôi hoàn
thành tốt mọi công việc được giao trong suốt thời gian học tập và thực hiện đồ án vừa
qua.

Nha Trang, tháng 06 năm 2012
Sinh viên



Nguyễn Hoàng Hương Quỳnh


i



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Vài nét về bệnh dịch hạch 3
1.1.1 Mầm bệnh – vi khuẩn dịch hạch (Yesinia pestis) 3
1.1.2 Vật chủ 6
1.1.3 Vector 8
1.1.4 Điều kiện thuận lợi tồn tại mầm bệnh 11
1.2 Tình hình bệnh dịch hạch trên thế giới và Việt Nam 11
1.2.1 Tình hình dịch hạch trên thế giới 11
1.2.2 Tình hình bệnh dịch hạch trong nước: 16
1.2.3 Bệnh dịch hạch ở DakLak 17
1.3 Đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh DakLak 20
1.3.1 Khí hậu thời tiết 20
1.3.2 Khái quát về điểm nghiên cứu 21
1.3.3 Tình hình biến đổi khí hậu ở khu vực Tây Nguyên – tỉnh DakLak 22
Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 Thiết kế nghiên cứu 24
2.2 Vật liệu nghiên cứu 25
2.2.1 Vật liệu 25
2.2.2 Dụng cụ, hóa chất, thiết bị 25
2.3 Phương pháp nghiên cứu 25
2.3.1 Giám sát quần thể vật chủ - vector 25
2.3.2 Xác định thành phần loài vật chủ - vector 27
2.3.3 Xác định các chỉ số giám sát vật chủ - vector 29
2.3.4 Xét nghiệm vi sinh vật 29
2.4 Xử lý số liệu 30
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31



ii

3.1 Sự biến đổi các điều kiện khí hậu của DakLak từ năm 2009 – 2011 31
3.2 Kết quả giám sát thành phần loài vật chủ - vector truyền bệnh dịch hạch 35
3.3 Các chỉ số giám sát của vật chủ - vector 37
3.4 Tác động của điều kiện khí hậu đến biến động số lượng vật chủ và vector 42
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 46
4.1 Kết luận 46
4.2 Kiến nghị: 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
PHỤ LỤC 51




iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BC : Bọ chét
CSPP : Chỉ số phong phú
CSBC : Chỉ số bọ chét
TLN : Tỷ lệ nhiễm
DTTS : Dân tộc thiểu số
BHI : Môi trường Brain Heart Infusion
DOC : Môi trường Deoxycholate Natri
WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
VC : Vật chủ

VT : Vector
T⁰ : Nhiệt độ trung bình
A⁰ : Độ ẩm trung bình
M⁰ : Lượng mưa trung bình




iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Số bệnh nhân mắc - chết do bệnh dich hạch từ ngày 03.01 – 11.08.1965 tại
Buôn Ma Thuột. 18
Bảng 2: Số mắc – chết bệnh dịch hạch ở tỉnh DakLak 1964 – 2000 19
Bảng 3.1 Bảng số liệu theo dõi nhiệt độ trung bình (
0
C) năm 2009 – 2011 tại
DakLak 31
Bảng 3.2 Bảng số liệu theo dõi độ ẩm trung bình (%) năm 2009 – 2011 tại DakLak
32
Bảng 3.3 Bảng số liệu theo dõi tổng lượng mưa trung bình (mm) năm 2009 – 2011
tại DakLak 34
Bảng 3.4: Thành phần loài vật chủ 35
Bảng 3.5 Thành phần loài vector 36
Bảng 3.6: Các chỉ số giám sát vật chủ - vector năm 2009 37
Bảng 3.7: Các chỉ số giám sát vật chủ - vector năm 2010 39
Bảng 3.8: Các chỉ số giám sát vật chủ - vector năm 2011 40
Bảng 3.9: Các chỉ số giám sát vật chủ - vector năm 2012 41
Bảng 3.10: Kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ đến vật chủ vector 42

Bảng 3.11: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của độ ẩm đến vật chủ vector 43
Bảng 3.12: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tổng lượng mưa đến vật chủ vector 44




v


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
HÌNH:

Hình 1: Vi khuẩn Yesinia pestis bắt màu đậm 2 đầu khi nhuộm Wayson 4
Hình 2: Bọ chét Xenopsylla cheopis (con cái) 9
Hình 3: Vòng đời phát triển của bọ chét. 10
Hình 4: Bản đồ dịch tễ bệnh dịch hạch trên toàn thế giới năm 1998 13



BIỂU ĐỒ:
Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện nhiệt độ trung bình (
0
C) giữa các mùa từ năm 2009 –
2011 tại DakLak 31
Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện độ ẩm trung bình (%) giữa các mùa từ năm 2009 – 2011
tại DakLak 33
Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện tổng lượng mưa trung bình (mm) giữa các mùa từ năm
2009 – 2011 tại DakLak 34
Biểu đồ 4: Biểu đồ đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ đến vật chủ - vector 42
Biểu đồ 5: Biểu đồ đánh giá ảnh hưởng của độ ẩm đến vật chủ - vector 43

Biểu đồ 6: Biểu đồ đánh giá ảnh hưởng của tổng lượng mưa (mm) đến vật chủ -
vector 44


1

LỜI MỞ ĐẦU
Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm, xếp vào diện kiểm dịch và
khai báo quốc tế. Bệnh do trực khuẩn Yersinia pestis gây ra, lan truyền trong quần
thể gặm nhấm qua trung gian bọ chét Xenosylla cheopis, bệnh diễn biến phức tạp, tỷ
lệ tử vong cao, dễ phát thành dịch lớn với khả năng lây lan rộng làm ảnh hưởng đến
quan hệ và giao lưu quốc tế.
Ở nước ta, bệnh dịch hạch được phát hiện đầu tiên năm 1898 ở Nha Trang
sau đó bệnh phát triển mạnh ở miền Nam. Thời gian gần đây, dịch đã được khống
chế, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong giảm, phạm vi vùng dịch thu nhỏ. Từ năm 1999 dịch
chỉ còn ghi nhận tại hai tỉnh DakLak và GiaLai. Ở DakLak, dịch chỉ còn ghi nhận
tại huyện Ea H’leo với trọng điểm là xã EaWy và Ea’ Hiao. Tại xã EaWy, dịch hạch
có mặt liên tục trong các năm 1997 - 1998 - 1999 – 2000; năm 1999 xảy ra dịch lớn:
tại đây có 153 bệnh nhân mắc bệnh và 3 trường hợp tử vong trong tổng số 196 bệnh
nhân và 6 trường hợp tử vong của cả nước. EaWy và Ea’ Hiao là địa bàn có giao
lưu chặt chẽ về lương thực, thực phẩm không những với các xã khác trong huyện,
các huyện khác trong tỉnh mà còn với nhiều nơi khác trên cả nước. Nông sản ở đây
được vận chuyển đến các tỉnh ven biển miền Trung (Bình Định, Quảng Ngãi ), ra
phía Bắc và lên cả các tỉnh biên giới (Cao Bằng, Lạng Sơn ). Vì vậy, có thể bọ
chét, chuột nhiễm Yersinia pestis đã theo lương thực làm lây lan dịch đến các nơi
khác trên cả nước.
Biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến biến đổi quần thể vật chủ - vector, có
thể dẫn tới sự xuất hiện ngày càng nhiều ổ bệnh dịch hạch ở con người. Nhóm các
nhà nghiên cứu quốc tế tập trung nghiên cứu ở Kazakhstan, đã phát hiện vào mùa
xuân ấm áp và mùa hè ẩm ướt, vi khuẩn gây bệnh trở nên dễ lây lan hơn.

Vi khuẩn Yersinia pestis được cho là đã gây bệnh dịch hạch, giết chết hơn 20
triệu người vào thời Trung cổ. Theo các nhà nghiên cứu, căn bệnh này thường gặp ở
loài gặm nhấm trong đó bọ chét ký sinh là trung gian truyền bệnh. Bọ chét sinh sôi
nhanh khi nhiệt độ vượt quá 10 độ C, vào mùa xuân ấm áp là mùa lý tưởng để loài
động vật ký sinh này phát triển. Bệnh dịch hạch lây từ người sang người qua các vết
bọ chét đốt.


2

Sự thuận lợi của khí hậu nóng ẩm đã dẫn đến gia tăng số lượng loài côn
trùng này, hậu quả là nguy cơ lan truyền bệnh dịch hạch lớn hơn. Nghiên cứu cho
thấy nhiệt độ chỉ cần tăng 1
0
C vào mùa xuân cũng đủ dẫn đến tăng 59% căn bệnh
này. Quá trình nghiên cứu sự biến đổi khí hậu ở khu vực Tây Nguyên cho thấy
trong 30 năm qua (1980-2009) nhiệt độ trung bình năm tăng lên 0.5-0.7
0
C, lượng
mưa giảm khoảng 2% làm điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên thêm khắc nghiệt, tần
suất thiên tai ngày càng nhiều với cường độ mạnh và khó dự đoán. Sự biến đổi này
ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng/giảm số lượng cá thể trong quần thể vật chủ vector
truyền bệnh dịch hạch. Tại các ổ dịch cũ – nơi bệnh dịch hoành hành trong một thời
gian dài mới có thể khống chế và dập tắt thì mầm bệnh vẫn còn tồn tại dai dẳng và
tiềm ẩn trong tự nhiên, một khi có sự xuất hiện của mầm bệnh kết hợp với điều kiện
khí hậu thuận lợi làm gia tăng nhanh chóng số lượng loài vật chủ và vector truyền
bệnh, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng và khó kiểm soát gây hậu quả
nghiêm trọng và khó lường.
Những năm gần đây, tình hình bệnh dịch hạch biến động rất phức tạp và có
xu hướng lây lan qua các quốc gia. Dự báo trong những năm tới do biến động về

khí hậu thì bệnh dịch hạch có thể gia tăng ở các nước, cần sớm có các dự báo và
biện pháp phòng chống chủ động để hạn chế hậu quả sự nguy hiểm của bệnh dịch
hạch trong cộng đồng. Để phát hiện kịp thời bệnh dịch hạch, hàng năm các khu vực
trong tỉnh DakLak vẫn tiếp tục giám sát một số ổ dịch cũ nhằm phát hiện sớm khi
có mầm bệnh tồn tại trên gặm nhấm, vector và trên người.
Xuất phát từ những thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:”Đánh
giá tác động của biến đổi khí hậu đến biến động của vật chủ và vector lây
truyền bệnh dịch hạch tại một số ổ dịch cũ tại ĐakLak.”
Mục tiêu của đề tài
1. Xác định sự biến động của vật chủ, vector lây truyền dịch hạch tại
các ổ dịch cũ ở DakLak.
2. Xác định mối liên quan giữa biến động của vật chủ - vector và khí
hậu tại các vùng dịch hạch cũ ở DakLak.


3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Vài nét về bệnh dịch hạch
Dịch hạch là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính từ động vật lây sang người
(Zoonosis) qua trung gian bọ chét. Bọ chét hút máu chuột mắc bệnh, khi sang hút
máu chuột lành hoặc người thì truyền vi khuẩn dịch hạch sang làm dịch lưu hành và
lan rộng. Nguồn gốc của dịch là các ổ hoang dại (wild plague) tồn tại trong quần thể
gặm nhấm và các ổ dịch hạch gần người (domestic plague) do bệnh dịch lây lan
sang chuột sống gần người. Thông thường, người mắc dịch hạch sau khi có dịch
chuột do chuột bị dịch chết, máu đông lại, bọ chét mất nguồn thức ăn, do đó bỏ
chuột chết nhảy đi tìm ký chủ mới trong đó có cả con người. Người bị nhiễm trực
khuẩn dịch hạch do bọ chét đốt thông thường bị dịch hạch thể hạch, vị trí của hạch
viêm tương ứng vị trí bọ chét đốt. Có khi không có hạch viêm mà bệnh nhân bị

ngay dịch hạch thể phổi nguyên phát hay dịch hạch thể nhiễm khuẩn huyết nguyên
phát. Thể hạch cũng có thể diễn biến xấu qua thể phổi thứ phát hay thể nhiễm khuẩn
huyết thứ phát. Thể phổi nguyên phát hay thứ phát đều là nguồn truyền nhiễm nguy
hiểm lây lan qua những người tiếp xúc theo đường hô hấp. [Bộ Y Tế Tập san y học
dự phòng Tây Nguyên, 2011]
Bệnh dịch hạch tồn tại và lây lan trong tự nhiên được cấu thành bởi “bộ ba”
và thường gọi là “bộ ba” dịch hạch đó là: Vật chủ (các loài gặm nhấm, thú nhỏ),
Vector (bọ chét), mầm bệnh (Vi khuẩn Yersinia pestis).
1.1.1 Mầm bệnh – vi khuẩn dịch hạch (Yesinia pestis)
Mầm bệnh dịch hạch là vi khuẩn Yersinia pestis, thuộc họ vi khuẩn đường
ruột (Enterobacteriaceae)
Trực khuẩn dịch hạch được Alecxandre Yersin phân lập năm 1894 trong một
vụ dịch ở Hồng Kông. Năm 1896, Lahmann và Neumann đặt tên cho vi khuẩn này
là Bacterium pestis. Năm 1944, Van Loghen chuyển chúng sang giống Yesinia để
ghi công của A.Yesin.


4

1.1.1.1 Hình thái và tính chất bắt màu
Vi khuẩn dịch hạch là trực khuẩn ngắn, hình bầu dục nhỏ, kích thước 0,3 –
0,7x1-2µm, thuộc nhóm vi khuẩn gram âm, bắt màu đậm ở hai đầu khi nhuộm
Wayson hay xanh Methylen. Trong bệnh phẩm, vi khuẩn đứng riêng lẻ hoặc xếp đôi
có vỏ. Trong môi trường nuôi cấy ở 37
0
C Y.pestis có vỏ, nếu nuôi cấy ở 28
0
C thì
không có vỏ, không sinh bào tử và không di động.


Hình 1: Vi khuẩn Yesinia pestis bắt màu đậm 2 đầu khi nhuộm Wayson
1.1.1.2 Tính chất nuôi cấy
Vi khuẩn Yesinia pestis dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường,
nhưng chậm. Hiếu khí tùy tiện, nhiệt độ nuôi cấy thích hợp là 28
0
C


5

Trên canh thang Yesinia pestis lúc đầu làm đục đều nhẹ, dần dần sau 24 – 48
giờ vi khuẩn phát triển tạo một váng mỏng trên bề mặt và lắng dưới đáy, canh thang
trở nên tương đối trong.
Trên thạch thường: vi khuẩn mọc chậm tạo khuẩn lạc rất nhỏ (0,1mm) sau 24
giờ. Sau 48 – 72 giờ ở 28
0
C, đường kính mới đạt được 1- 1,5mm, bờ trải mỏng ra,
không đều, trung tâm lồi, hơi trong, màu xám nhạt.
1.1.1.3 Tính chất hóa sinh
Vi khuẩn Yesinia pestis không di động, phản ứng âm tính với oxydase,
dương tính với catalase. Khi lên men đường glucose Y. pestis không sinh hơi, phản
ứng dương tính với manitol, có enzyme Dnase, có khả năng khử nitrat thành nitrit,
không sinh H
2
S, phản ứng âm tính với lactose và indol. Vi khuẩn Yesinia pestis bị
ly giải bởi phage đặc hiệu.
1.1.1.4 Sức đề kháng
Vi khuẩn Yesinia pestis bị tiêu diệt ở 55
0
C/30 phút hoặc ở 100

0
C/1 phút. Các
yếu tố ngoại cảnh như ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao và các chất khử trùng sẽ diệt
được vi khuẩn nhanh chóng. Trong điều kiện khô hanh hoặc phơi nắng vài giờ vi
khuẩn có thể chết. Trong các tổ chức của xác chuột, ở đất ẩm, trong nước đá vi
khuẩn có thể tồn tại từ vài chục ngày đến vài tháng.
Trong điều kiện tự nhiên, chúng rất dễ bị tiêu diệt bởi các loại kháng sinh
thường dùng trong điều trị như Streptomycin, tetracycline, bactrim,
cloramphenicol
1.1.1.5 Kháng nguyên và các yếu tố gây bệnh
Bản thân vi khuẩn Y. pestis có các loại kháng nguyên sau:
- Kháng nguyên vỏ: còn gọi là kháng nguyên F1 (Fraction 1), có trong
điều kiện nuôi cấy vi khuẩn ở 37
0
C hoặc ở trong bệnh phẩm của cơ thể
đang bị bệnh. Bản chất là protein. Kháng nguyên vỏ giúp cho vi khuẩn
chống lại hiện tượng thực bào.
- Kháng nguyên V và W: Gồm một phức hợp gồm protein V và
lipoprotein W. Các kháng nguyên này liên quan đến khả năng chống lại
hiện tượng thực bào.


6

- Kháng nguyên thân: là kháng nguyên chung với các vi khuẩn họ đường
ruột.
- Độc tố: vi khuẩn Y. pestis có 2 loại độc tố:
+ Nội độc tố: bản chất là Lipopolysaccharide gắn liền với vách tế bào
vi khuẩn, gây ra các triệu chứng sốt trong bệnh dịch hạch.
+ Độc tố chuột (murine toxin) bản chất là protein như một ngoại độc

tố, có tác động làm tan hồng cầu, có hoạt tính trên hệ thống mạch máu gây ra ứ máu
và gây sốc.
1.1.2 Vật chủ
Bệnh dịch hạch là bệnh của loài gặm nhấm hoang dại. Nguồn lây bệnh cho
người chủ yếu là các loài gặm nhấm. Gặm nhấm là vật chủ chứa, duy trì và lan
truyền mầm bệnh trong tự nhiên. Theo Rall (1960) thì có đến 184 loài gặm nhấm
mang vi khuẩn dịch hạch trong tự nhiên. Nhưng tùy từng địa phương, từng giống,
loài gặm nhấm đóng vai trò chủ yếu: ví dụ như ở vùng đồng cỏ của châu Á, châu
Âu và Bắc Mỹ chủ yếu là loài chuột Vàng; Đông Nam châu Âu chủ yếu là giống
chuột Sa mạc.
Ở Vịêt Nam, từng vùng, từng khu vực cũng có sự khác nhau. Ở vùng đồng
bằng dân cư đông đúc (hải cảng, thành phố ) vật chủ mang mầm bệnh chủ yếu là
chuột Cống (Rattus novergicus), chuột Rừng (R. rattus), chuột Nhà (R. flavipectus).
Ở khu vực Tây Nguyên chủ yếu là chuột Lắt (R. exulans). [Nguyễn Thái, Nguyễn
Ái Phương, Đặng Tuấn Đạt và Cs, 1983-1985]
 Các loài chuột chính gây hại trực tiếp cho người
1.1.2.1 Chuột Lắt (Rattus exulans)
Chuột lắt là loài thuộc giống rattus, có kích thước nhỏ bé, chiều dài đuôi
khoảng từ 116 – 152mm và thường dài hơn thân. Màu lông lưng xám thẫm hơi phớt
nâu đến nâu, đôi khi có gai lông mảnh. Lông bụng màu nhạt, ngực hơi vàng hoe.
Đuôi màu nâu thẫm.
Chuột lắt sống bám vào khu dân cư, không gặp ở ngoài đồng, rừng. Đặc biệt
thích hợp cho loài chuột lắt là nhà tranh tre, vách nứa do chúng có nhiều nơi để làm


7

tổ và trú ẩn, thức ăn tinh bột (dạng hạt)/thực vật. Do kích thước nhỏ chuột có thể đi
qua được các khe rất nhỏ.[Đặng Tuấn Đạt, Phạm Văn Hậu và Cs, 2003]
1.1.2.2 Chuột khuy hay còn gọi chuột rừng (Rattus rattus)

Chuột khuy có kích thước tương đối lớn, trọng lượng dao động từ 140 – 300
gram. Chiều dài thân khoảng 160 - 210mm, chiều dài đuôi khoảng từ 176 – 250mm
và thường dài hơn thân. Màu lông lưng sẫm hung, màu trắng xám ở bụng và đuôi
màu nâu thẫm.
Chuột khuy phân bố mọi sinh cảnh. Trong rừng, chúng làm tổ trên cây.
Ngoài đồng, chúng đào hang làm tổ ở bờ ruộng, mô đất, rơm rạ…Trong nhà, Rattus
rattus thường làm tổ trong ống tre hoặc cắn tranh trong mái nhà…
Tùy vào môi trường đang sống mà chuột khuy chọn nguồn thức ăn thích hợp.
Chúng sống khá gần người nên cũng ăn thức ăn của người: thóc, ngô, củ, mì, rau,
cá, thịt…Thường mùa khô ở ngoài đồng thiếu thức ăn, nước uống chuột thường vào
trong nhà, mùa có lúa ngoài đồng chúng lại di chuyển ra ngoài đồng. [Đặng Tuấn
Đạt, Phạm Văn Hậu và Cs, 2003]
1.1.2.3 Chuột cống (Rattus norvegicus)
Chuột cống là loài có thân hình lớn, chiều dài từ mũi đến đuôi của con
trưởng thành khoảng 439 – 500mm, trong đó đuôi bao giờ cũng ngắn hơn thân,
khoảng 190 – 238mm. Màu lông lưng thay đổi từ nâu xám đến xám đen. Bộ lông có
nhiều lông cứng mọc dài hơn lông thường. Lông bụng trắng đục, gốc màu xám.
Chuột cống thường hoạt động dưới đất, cống rãnh ẩm ướt. Loài chuột này là
chỉ thị cho môi trường kém vệ sinh. Di chuyển phạm vi 50m, đào hang, ăn tạp (20 -
30g thịt/ ngày). [Đặng Tuấn Đạt, Phạm Văn Hậu và Cs, 2003]
1.1.2.4 Chuột chù hay còn gọi là chuột xạ (Suncus murinus)
Là loài thú ăn côn trùng, sâu bọ là chính, có mõm nhọn, mũi và mắt nhỏ, tai
có nhiều ngăn phức tạp, đuôi có lông mọc dài, màu lông xám tro đậm. Chuột có
chất tiết có mùi hôi đặc biệt.
Chúng sống trên mặt đất, không leo trèo. Mặc dù là loài ăn côn trùng nhưng
chúng sống bám vào nhà. Trong nhà ở, chúng sống, trú ẩn và làm tổ trong các hang


8


hốc tự nhiên nơi ẩm thấp nhất, tối tăm nhất, gần lu vại chứa nước, dưới đống cây,
gỗ mục, góc vườn nhà…[Đặng Tuấn Đạt, Phạm Văn Hậu và Cs, 2003]
=> Vật chủ là một trong ba mắt xích quan trọng trong việc duy trì và lưu hành
bệnh dịch. Người mắc bệnh dịch hạch cũng là nguồn lây nguy hiểm cho người khác
nhưng ở mức độ khác nhau và tùy vào thể bệnh, tùy theo đường nhiễm, đặc biệt
bệnh có thể truyền được trực tiếp từ người sang người qua các bệnh nhân mắc bệnh
dịch hạch thể phổi.
1.1.3 Vector
Trung gian truyền bệnh dịch hạch chủ yếu là các loài bọ chét. Hiện nay ở
một số ổ dịch trên thế giới và trong nước đã phát hiện trên 100 loài bọ chét ký sinh
trên các loài gặm nhấm từ hoang dại, bán hoang dại và gần người có khả năng
truyền được bệnh dịch hạch. Trong đó, quan trọng nhất là loài bọ chét ký sinh trên
các loài chuột Vàng, chuột Samạc, chuột Cống (Rattus novergicus), chuột Rừng (R.
rattus), chuột Nhà (R. flavipectus), chuột Lắt (R. exulans)…[Nguyễn Thái và Cs,
1999]
Bọ chét là loài côn trùng hút máu nhỏ, không có cánh thuộc bộ Aphanipera,
có lớp vỏ cứng, mình dẹt, sống ký sinh trên gặm nhấm, có cấu trúc hệ tiêu hóa đặc
biệt, dễ bị vi khuẩn dịch hạch làm tắc nghẽn. Vi khuẩn theo máu vào dạ dày bọ chét,
chúng sinh sản và phát triển thành những khuẩn lạc, lúc đầu nhỏ, sau lớn dần và liên
kết với nhau làm tắc nghẽn ở tiền dạ dày. Khi bị tắc nghẽn, máu hút không vào
được dạ dày, mỗi lần hút máu tiếp theo máu bị trào ngược trở ra và mang theo vi
khuẩn dịch hạch. Khi vật chủ chết, chúng rời bỏ vật chủ đó và nhảy sang tấn công
vật chủ khác và truyền bệnh, trong đó có con người.[Đặng Tuấn Đạt, Phạm Văn
Hậu và Cs, 2002-2003]
Ở Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng, qua các công trình nghiên
cứu đã xác định bọ chét Xenopsyla cheopis là vector quan trọng nhất trong việc lan
truyền bệnh dịch hạch.
Theo kết quả của một số nghiên cứu thì loài bọ chét Xenopsyla cheopis có
nguồn gốc từ Ai Cập, ký sinh trên chuột theo các tàu thuyền chở hàng hóa lan
truyền đi khắp thế giới trong thế kỷ thứ XIX. Bọ chét này thường sống ký sinh trên



9

các loài Rattus, nhưng cũng gặp trên các loài gặp nhấm khác sống trong và xung
quanh khu dân cư. Những nơi kín đáo có điều kiện vi khí hậu ổn định thích hợp cho
bọ chét Xenopsylla cheopis lưu giữ lâu dài Yersinia peptis trong điều kiện nhiệt độ
tối ưu như: nhiệt độ không khí vào khoảng gần 24
0
C và không quá 27
0
C. Trên 27
0
C sự lưu hành của của dịch ngưng lại do Yersinia peptis biến mất nhanh chóng
trong ống tiêu hóa của bọ chét Xenopsylla cheopis với cơ chế là sự gia tăng tính
thực bào của bạch cầu được hút vào cùng với Yersinia peptis trong máu của vật chủ
đang nhiễm bệnh [23]. Tìm hiểu của Macchiavello ở Peru cho thấy Xenopsylla
cheopis mang Yersinia pestis trong các hang ổ vật chủ bỏ không, lâu đến 6 tháng
[Tikhomirov E. và Cs, 1999]. Nghiên cứư tại labo dịch hạch Viện VSDT Tây
Nguyên cho thấy thời gian từ khi Xenopsylla cheopis nhiễm Yersinia pestis - truyền
bệnh cho đến khi chết là trên 50 ngày ở nhiệt độ 25
0
C – 28
0
C [Barnes A.M,
Karrtman L. và Cs, 1960]. Báo cáo lần thứ tư của ban chuyên viên dịch hạch của Tổ
Chức Y Thế Giới nói bọ chét nhiễm Yersinia pestis có thể sống và mang mầm bệnh
đến 1 năm trong điều kiện vi khí hậu thích hợp [Velimirovic B. và Cs, 1974].

Hình 2: Bọ chét Xenopsylla cheopis (con cái)



10

1.1.3.1 Vòng đời phát triển của bọ chét
Vòng đời của bọ chét trải qua 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn trứng: Trứng được bọ chét cái đẻ trong đất hoặc trong
các hang ổ trên cơ thể ký chủ. Tùy thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm của môi trường,
trứng sẽ nở từ 1- 10 ngày sau.
+ Giai đoạn ấu trùng: ấu trùng có bề ngoài khá giống sâu, dài 2mm,
không có chân, cơ thể phủ đầy lông cứng, bộ phận miệng kiểu nhai. Trong giai đoạn
này ấu trùng không hút máu mà dinh dưỡng bằng cách ăn các tế bào da rơi rụng của
ký chủ, phân bọ chét trưởng thành và các sinh vật ký sinh khác sống trong đất.
+ Giai đoạn nhộng: Khi ấu trùng trưởng thành sẽ hóa kén phát triển
thành nhộng và ẩn mình trong lớp đất xung quanh. Giai đoạn này kéo dài từ 1 tuần
cho đến 6 tháng được gọi là biến thái. Khi nhộng lột xác thành bọ chét nó bước vào
giai đoạn cuối là giai đoạn trưởng thành.
+ Giai đoạn trưởng thành: Bọ chét đi hút màu và giao phối với các
con bọ chét khác. Một con bọ chét cái có thể chỉ giao phối 1 lần và đẻ 50 trướng 1
ngày trong quãng đời còn lại.

Hình 3: Vòng đời phát triển của bọ chét.


11

1.1.4 Điều kiện thuận lợi tồn tại mầm bệnh
Sự lây lan và phát triển của bệnh dịch hạch có ảnh hưởng tới các yếu tố tự
nhiên và xã hội đó là:
Các yếu tố tự nhiên:

Các yếu tố tự nhiên gồm khí hậu nóng, ẩm, vị trí địa lý v.v cần thiết cho sự
sinh tồn và phát triển của mầm bệnh, vật chủ và vector là điều kiện có tính chất
quyết định cho sự lưu truyền và phát triển bệnh dịch hạch trong thiên nhiên. dịch
hạch ở các loài gặm nhấm phát triển được khi mật độ gặm nhấm tăng cao. Theo
thường quy giám sát và phòng chống dịch hạch của Bộ Y tế thì khi chỉ số phong
phú của chuột >7% được coi là báo động, trên 15% là nghiêm trọng. Ở vùng dịch
hạch nếu chỉ số bọ chét ký sinh trên chuột lớn hơn 1 được coi là nguy hiểm; lớn hơn
1,5 là báo động và trên 4 là nghiêm trọng. Đặc biệt, trong vùng dịch khi đã có mầm
bệnh thì tỷ lệ nhiễm bọ chét càng cao thì nguy cơ có thể bùng dịch càng lớn.
Các yếu tố xã hội:
Ảnh hưởng của một số nghề nghiệp có tiếp xúc với gặm nhấm hoặc với hang
ổ của chúng như các thủ kho lương thực, người săn bắn, các nhân viên y tế đặc biệt
là y tế cơ sở và khoa truyền nhiễm.
Điều kiện kinh tế, hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn, ở chen chúc nhau và
những nơi điều kiện vệ sinh hoàn cảnh yếu kém, còn những tập quán lạc hậu, không
cải thiện được điều kiện ăn ở, phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe đây là những điều
kiện thuận lợi cho vật chủ, vector dịch hạch tồn tại và phát triển khi có mầm bệnh
xuất hiện thì nguy cơ mắc bệnh là khó tránh khỏi.
1.2 Tình hình bệnh dịch hạch trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Tình hình dịch hạch trên thế giới
Bệnh dịch hạch đã được biết đến và là mối đe dọa lớn cho cho sự tồn tại và
phát triển của con người từ cổ xưa. Kinh thánh đã nói đến sự có mặt của dịch hạch
1320 năm trước công nguyên. Trong hai thiên niên kỷ vừa qua có lúc dịch hạch lây
lan rộng. Có ba vụ đại dịch được ghi nhận:
Đại dịch lần thứ nhất vào thế kỷ VI, 542 - 546, làm tử vong gần 100 triệu
người ở châu Á, châu Phi và châu Âu.


12



Đại dịch lần thứ hai vào thế kỷ XIV, 1347 - 1350, làm tử vong khoảng 50
triệu người, một nửa ở châu Á và châu Phi, một nửa ở châu Âu.
Đại dịch lần thứ ba xuất phát từ Hồng Kông 1894, theo tàu thuyền lây lan
rộng đến khắp các châu lục. Trong 10 năm: 1894 - 1903, có đến 77 thành phố cảng
ở châu Á: 31, châu Âu: 12, châu Phi: 8, Bắc Mỹ: 4, Nam Mỹ: 15 và châu Úc: 7. Tại
Ấn Độ dịch lây lan rộng, làm tử vong gần 13 triệu người.
Từ 1954-1997, Tổ chức y tế thế giới ghi nhận có 38 quốc gia trên thế giới
xảy ra bệnh dịch hạch, gồm 80.613 trường hợp mắc và 6.587 tử vong. Nhiều nhất là
6004 bệnh nhân xảy ra năm 1967 và thấp nhất là 200 trường hợp vào năm 1981.
Trong 44 năm qua, có 7 quốc gia trên thế giới bệnh xảy ra hàng năm là Brazil, Cộng
hoà dân chủ Công gô, Madagascar, Myanmar, Peru, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Nhìn chung, trên thế giới có ba thời kỳ bệnh dịch hạch gia tăng: thời kỳ thứ
nhất vào giữa thập niên 1960, thời kỳ thứ hai từ 1973-1978 và thời kỳ thứ ba từ giữa
1980 đến nay. Trong thập niên 1990 tỷ lệ mắc tiếp tục gia tăng trên toàn thế giới,
nhất là châu Phi.
Nửa cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 dịch hạch bùng phát mạnh
mẽ ở Việt Nam chiếm hầu hết số mắc ở châu Á và bắt đầu xảy ra thường xuyên hơn
ở châu Phi. Trong 20 năm qua, số bệnh nhân dịch hạch ở châu phi tăng dần và xu
hướng tiếp tục gia tăng.
Phân tích thống kê dịch tễ học bệnh dịch hạch trên 44 năm qua theo các châu
lục đã ghi nhận phần lớn số bệnh nhân được ghi nhận ở châu Á (58.4%), còn châu
Phi (27.8%) và châu Mỹ (13.8%). Tỷ lệ chết ở châu Á (54.6%), châu Phi (34.4%)
và châu Mỹ (11.0%). Có 47 094 bệnh nhân với 3595 trường hợp tử vong ở 10 nước
châu Á. Từ 1967-1971 là giai đọan có tỷ lệ mắc cao nhất trong suốt 44 năm qua, chỉ
riêng tại Việt Nam, đã có 21.716 bệnh nhân, chiếm 97.2% số mắc ở châu Á và
89.2% số mắc trên toàn thế giới.[Tikhomirov E. và Cs, 1999; WHO - Plague
Manual. Epidemiology, Distribution, Surveillance and Control, 1999]




13


Hình 4: Bản đồ dịch tễ bệnh dịch hạch trên toàn thế giới năm 1998
Châu Phi:
Bắt đầu thập niên 1980 có sự gia tăng dần số mắc dịch hạch ở châu lục này
và có xu hướng gia tăng.
Từ 1980-1997 có 19349 trường hợp mắc với 1781 tử vong (tỷ lệ tử vong
9.2%), chiếm 66.8% số mắc và 75.8% số tử vong thế giới. Thời kỳ này dịch hạch
ghi nhận ở 13 quốc gia là Angola, Botswana, Cộng hoà dân chủ Công gô, Keny,
libya, Madagascar, Malawi, Mozambique, Nam phi, Uganda, Tanzania, Zambia và
Zimbabwe. Trong đó, Cộng hoà dân chủ Công gô và Madagascar bệnh xảy ra liên
tục hàng năm. Trong 15 năm qua, chỉ 2 nước Madagascar và Tanzania chiếm 62.5%
số bệnh nhân dịch hạch toàn châu lục này.
Châu Á:
Từ 1954 đến đầu thập kỷ 1980, hầu hết số mắc dịch hạch trên toàn thế giới là
ở châu Á và riêng 2 quốc gia là Việt Nam và Myama, năm nào cũng ghi nhận bệnh
nhân dịch hạch.


14

Từ 1980 đến 1997, dịch ghi nhận ở 7 nước là: Trung Quốc, Ấn Độ,
Kazakhan, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Mônglia, Myama và Việt Nam. Giai
đoạn 1966 đến 1972, dịch lớn xảy ra ở Việt Nam chiếm hầu hết số mắc trên thế
giới. Những vụ dịch lớn khác như ở Ấn Độ trong thập niên 1950 đã ảnh hưởng lớn
đến tổng số mắc toàn cầu
Tại Ấn Độ, sau những vụ dịch lớn xảy ra vào nữa đầu thế kỷ 20 và sau đó lại
xảy ra vào năm 1954 và 1963. Sau đó gần 30 năm yên lặng, đến đầu tháng 8 năm

1994, xuất hiện bệnh nhân dịch hạch thể hạch đầu tiên (xác định bằng huyết thanh
học) ở huyện Beed, Bang Maharashtra. Các biện pháp diệt vector và sau đó là diệt
chuột, đồng thời hóa dự phòng đã được nhanh chóng thực hiện. Tuy nhiên, có 90
bệnh nhận khác được ghi nhận trong vòng 1 tháng ở 15 làng. 15 ngày sau, bùng lên
vụ dịch hạch thể phổi ở Surat, một thành phố lân cận cách 300km về phía Bắc
huyện Beed. Đầu tháng 10 năm 1994 có 425 bệnh nhân nghi ngờ và 54 trường hợp
tử vong được báo cáo trong 14 bang. Công tác điều trị dự phòng hóa học, diệt
vector diện rộng, diệt chuột và đốt rác đã ngăn chặn được dịch. Không trường hợp
dịch nào còn được ghi nhận sau ngày 11 tháng 10 năm 1994.
Có thể giải thích thế nào về sự bùng nổ dịch hạch ở Ấn Độ sau 30 năm yên
lặng ? Phải chăng nguyên nhân do sự thay đổi sinh thái học do một vụ động đất xảy
ra ở vùng Maharashtra vào tháng 9/1993 làm chết tới 10.000 người, động vật hoảng
loạn tìm nơi cư trú, cây cối, mùa màng bị tàn phá đã gây mất cân bằng sinh thái,
thuận tiện cho sự phát triển của gặm nhấm và bệnh từ vùng thiên nhiên vào trung
tâm thành phố. Mặt khác hàng chục ngàn người sau động đất rơi vào tình trạng
không nhà ở, được tập trung trong điều kiện kiến trúc hạ tầng không thích hợp, điều
kiện sinh hoạt và vệ sinh tạm bợ. Đồng thời việc thu gom rác không được tổ chức
tốt, vun đống trên đường nên thu hút chuột, làm tăng sự tiếp xúc giữa chuột và
người. Đó là những điều kiện hết sức thuận lợi cho sự bùng phát dịch ở đây. Hơn
nữa vài tuần trước khi xảy ra dịch mưa lớn và lụt lội cũng như một số lượng lớn dân
tập trung trong một kỳ nghỉ lớn có thể là điều kiện thuận lợi cho việc lan truyền
bệnh.


15

Châu Mỹ:
Dịch hạch xảy ra ở 5 nước: Bolivia, Brazil, Ecuador, Peru và Hoa Kỳ. Trong
đó, Brazil, Peru và Hoa Kỳ bệnh xảy ra hàng năm. Riêng Peru và Brazil tổng số
mắc trong thời kỳ 1980-1997 là 3137 với 194 trường hợp tử vong (tỷ lệ tử vong là

6.2%), chiếm 82% số mắc của toàn châu lục
Nghiên cứu chu kỳ dịch hạch xảy ra khác nhau, thời kỳ yên tĩnh có thể kéo
dài 10 năm hoặc hơn sau khi xuất hiện đột ngột dịch trên người và động vật. Dịch
hạch ở Tanzania bùng phát vào năm 1991 với 129 trường hợp; Peru từ cuối 1992
đến giữa 1994: 1.151 bệnh nhân và gần như đồng thời với Ấn Độ, Mozambic cũng
ghi nhận được dịch hạch thể hạch sau hơn 15 năm vắng lặng. dịch hạch ở những nơi
này có tỷ lệ chết cao nhưng không làm chấn động thế giới như Ấn Độ, điều đó có lẽ
do Ấn Độ các phương tiện truyền thông đại chúng phát triển và sự giao lưu với thế
giới rất mạnh mẽ. Vì vậy rất có thể chỉ một con chuột nhiễm dịch hạch hay một
người đang ủ bệnh sẽ gây ra hoặc mang đến một nơi khác một ổ dịch mới.
Theo thông báo dịch của Tổ chức y tế thế giới, trong những năm gần đây,
dịch vẫn xảy ra thường xuyên tại nhiều nơi trên thế giới. Năm 1999, dịch xảy ra ở
Ohangwena, Namibia từ ngày 6 tháng 4 đến ngày 5 tháng 5 có 39 người mắc (6
trường hợp trong số này được khẳng định bằng vi sinh vật) có 8 trường hợp tử
vong.
Bởi thế, không thể nói rằng sẽ loại trừ dịch hạch trong tương lai gần. Cũng
không thể buông lỏng sự giám sát dịch hạch. Năm 1995 ở Madagascar bắt đầu
nghiên cứu phòng chống dịch hạch toàn diện và tổ chức mạng lưới nghiên cứu vấn
đề này trong các Viện Pasteur (Acip Peste). Tại Trung Quốc mặc dù tình hình dịch
hạch đã được khống chế mạnh mẽ nhưng hệ thống giám sát phòng chống chủ động
bệnh dịch này vẫn được đẩy mạnh và giải quyết chặt chẽ. Những năm gần đây Hội
nghị quốc tế về nghiên cứu và phòng chống dịch hạch vẫn được Tổ chức y tế thế
giới tổ chức thu hút được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về lĩnh vực
này tham dự.


16

1.2.2 Tình hình bệnh dịch hạch trong nước:
Ở Việt Nam, dịch hạch xâm nhập vào từ 1898 tại Nha Trang. Dưới thời Pháp

thuộc, dịch hạch xãy ra gần như liên tục hàng năm. Sau này, ở một số vùng chiếm
đóng của Mỹ, Ngụy bệnh dịch hạch có chiều hướng phát triển mạnh. Từ năm 1906
đến năm 1958 ở Miền Nam có khoảng 29.000 trường hợp mắc bệnh dịch hạch. Từ
năm 1964, Miền Nam Việt Nam dẫn đầu thế giới về bệnh nhân mắc bệnh dịch hạch
(Cavanangh, 1968). Nơi xảy ra dịch hạch chủ yếu là một số tỉnh thuộc miền Nam
Việt nam đó là Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Biên Hòa, Bến Tre, Châu Đốc, Phan
Rang, Phan Thiết, Nha Trang, Quảng Nam. [Cavanaugh D.C etal; Delbove D. etal;
Gaide et Bodet; Marshall J.D, Gidson F.L, Cavanaugh D.C etal; Pollizer R. etal;
Tuong Chi Luong…]
Lịch sử dịch hạch ở Việt Nam có những thời kỳ bùng phát rầm rộ và liên tục,
lại có những thời kỳ lắng dịu, nhưng thực sự chưa bao giờ được loại trừ. Có thể chia
tiến trình của dịch hạch Việt Nam làm 4 thời kỳ dịch tễ học:
Thời kỳ xâm nhập và tạo lây lan nội địa 1898 – 1922:
Dịch ở Nha Trang 1898, Sài Gòn 1906, Lạng Sơn 1909, Hải phòng 1917,
đánh dấu sự xâm nhập của bệnh dịch hạch vào Việt Nam. Dịch xâm nhập chủ yếu
theo tàu thuyền của người Trung Hoa. Sau khi xâm nhập, dịch lây lan đến những
nơi khác: Hà Nội, Bắc Ninh, Hòn Gai, Phan Thiết, Phan Rang, Sóc Trăng Những
nơi dịch xâm nhập lây lan đến đều có tính chất tạm thời trừ Sài Gòn và Phan Thiết
có chiều hướng trở thành vùng dịch dai dẳng.
Thời kỳ lắng dịu và trở thành dịch lưu hành địa phương 1923-1960
Để phòng chống, người Pháp cho kiểm dịch tàu thuyền, đốt cháy hết các nhà
có dịch.
Thời kỳ này dịch giảm dần chỉ còn lưu hành ở Sài Gòn và Phan Thiết. Từ hai
nơi này có lúc dịch lan rộng, Đà Lạt vào các năm:1947, 1948, 1950, Bình Long:
năm 1955 - 1956. Tây Ninh: năm 1955 - 1956.
Thời kỳ bùng phát, lan tràn, lưu hành trên diện rộng 1961 – 1990:
Có thể chia làm hai thời kỳ nhỏ:

Từ 1961 đến 1975



17

Dịch bùng phát lan tràn ở miền Nam. Sau đó tiếp tục lưu hành trên diện rộng
ở các tỉnh ven biển miền Trung, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ. Chính quyền
miền Nam được Mỹ giúp đỡ để thực hiện chương trình quốc gia phòng chống dịch
hạch vào cuối thập niên 1960. Đầu thập niên 1970 đã khống chế được dịch một
bước, nhưng nhìn chung dịch vẫn nặng nề với quy mô lớn.

Từ 1975 đến 1990:
Sau 1975 dịch bùng phát, số mắc - chết tăng vọt, có năm dịch lan ra các tỉnh
thành phía Bắc:
 Hà Nội : 1977,1978,1986, 1987
 Hải Phòng : 1978, 1986.
 Bắc Thái : 1978.
 Hải Hưng : 1978, 1986.
 Hà Nam Ninh : 1986.
 Thanh Hóa : 1980.
 Nghệ Tĩnh : 1978, 1979.
Thời kỳ thu hẹp - chỉ còn lưu hành tại một số ổ dai dẳng 1991 - 2000
Số mắc - chết có chiều hướng giảm và phạm vi dịch thu hẹp dần. Cả nước
chỉ còn hai tỉnh DakLak và Gialai ghi nhận tại một số ổ dai dẳng
1.2.3 Bệnh dịch hạch ở DakLak
Bệnh dịch hạch xuất hiện ở ĐakLak vào thời kỳ dịch bùng phát lan tràn ở
miền Nam. Bệnh nhân dịch hạch đầu tiên ghi nhận vào tháng 11-1964 tại khu vực
Hoà Bình (xã Hòa Thắng - Tp Buôn Ma Thuột hiện nay). Tháng 12-1964 có 8 bệnh
nhân, tử vong 4 tại Lạc Thiện (Huyện Lak). Tháng 01-1965 có 1 trường hợp tử
vong, bệnh nhân là một thương gia người Hoa tại Ban Mê Thuột. Số liệu dịch hạch
ghi nhận từ tháng 1 đến tháng 8 năm 1965.



18


Bảng 1: Số bệnh nhân mắc - chết do bệnh dich hạch từ ngày 03.01 – 11.08.1965
tại Buôn Ma Thuột.
Thời gian Số mắc Số chết
03.01 - 31.01.1965 1 1
31.01 - 27.02.1965 235 4
28.02 - 27.02.1965 2 0
28.03 - 24.04.1965 86 0
25.04 - 22.05.1965 3 2
23.05 - 19.06.1965 33 0
20.06 - 17.07.1965 26 0
18.07 - 11.08.1965 15 0
Từ 03.01 - 11.08.1965 428 7
Trong 428 người mắc, chết 7 trên, có một số Viện Pasteur SàiGòn đã phân
lập được trực khuẩn dịch hạch. [23]
Thời gian 1986 - 1999 vùng dịch thu hẹp dần. Từ năm 1999 dịch chỉ còn ghi
nhận tại huyện EaH'leo với xã Ea Wy là trọng điểm.



19


Bảng 2: Số mắc – chết bệnh dịch hạch ở tỉnh DakLak 1964 – 2000
Năm

Số

người
mắc
bệnh
Số
người
tử
vong
(a)

(1) (2) (3) (1) (2) (3)
(1) (2) (3)
1964 9

1976

2640 113 1988 2171 27
1965 539

1977

2653 29 1989 427 29
1966 785

1978

1845 29 1990 799 23
1967 746

1979


1412 19 1991 344 1
1968 326

1980

946 25 1992 236 6
1969 541 23

1981

1375 45 1993 372 4
1970 398 14

1982

1130 25 1994 112 5
1971 266 8

1983

1056 14 1995 51 1
1972 194 3

1984

1557 23 1996 13 0
1973 50 0

1985


1597 26 1997 108 5
1974 176 0

1986

968 28 1998 47 1
1975
(b)
86 2

1987

1425 40 1999 157 3


2000 23 0
(a): Để trống là không có số liệu
(b): Số liệu không đầy đủ

×