Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

đánh giá chất lượng nước qua các công đoạn xử lý để sản xuất nước cất pha tiêm tại viện vacxin nha trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.22 KB, 41 trang )

Đề tài tốt nghiệp 2005
- 1 -

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước là cơ sở sự sống của mọi sinh vật. Đối với con người và các hoạt động
sản xuất, nước là nguồn nguyên liệu chiếm tỉ trọng lớn. Sự bùng nổ dân số; tốc độ đô
thị hóa càng tăng; sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp, nông nghiệp càng cao
thì nhu cầu nước càng cấp thiết và gay go. Vì thế công nghệ xử lý nước nhằm loại bỏ
các thành phần tạp chất không phù hợp với mục đích sử dụng hoặc đưa các tạp chất về
dạng chấp nhận được trong phạm vi cho phép cũng ngày càng phát triển. Tuy nhiên để
chọn được các biện pháp xử lý nước cho phù hợp, cần phải căn cứ vào các chỉ tiêu
đánh giá chất lượng nước nguồn và yêu cầu chất lượng của nước sử dụng.
Trong việc sản xuất vacxin và các chế phẩm sinh học, nước đóng một vai trò
quan trọng quyết định chất lượng của mọi sinh phẩm. Nước là một nguyên liệu đầu
thiết yếu của mọi nguyên liệu nên việc đánh giá chất lượng nước và sử dụng các
phương pháp xử lý làm sạch nước theo yêu cầu tiêu chuẩn của sản xuất là rất cần thiết.
Để góp phần nâng cao chất lượng nước và đánh giá các biện pháp xử lý nước tại viện
Vacxin Nha Trang, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá chất lượng nước
qua các công đoạn xử lý để sản xuất nước cất pha tiêm tại Viện Vacxin Nha
Trang”
Đề tài tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích sau:
- Khảo sát hồi cứu kết quả kiểm tra chất lượng nước từ năm 2004 đến năm 2005
- Xác định các chỉ tiêu đặc trưng chất lượng nước qua từng công đoạn xử lý đạt
ở mức nào, liên hệ các phương pháp xử lý hiện nay để nâng cao chất lượng nước cho
sản xuất nước cất, văcxin và sinh phẩm.







PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đề tài tốt nghiệp 2005
- 2 -


PHẦN I

TỔNG QUAN







1.1. VAI TRÒ CỦA NƯỚC
1.1.1. Vai trò của nước nói chung
Nước trong thiên nhiên được dùng làm các nguồn nước cung cấp cho ăn uống,
sinh hoạt và công nghiệp. Tuỳ vào mục đích sử dụng mà chất lượng yêu cầu rất khác
nhau
Đối với nước được dùng trong ăn uống sinh hoạt, nước phải được xử lý đáp ứng
những quy định hiện hành để đảm bảo sức khoẻ con người
Đối với nước dùng trong sản xuất, chất lượng nước cấp đòi hỏi rất khác nhau,
tuỳ thuộc vào mỗi ngành công nghiệp, có thể chia ra các loại như sau:
+ Nước dùng cho ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dêt, giấy, phim
ảnh…yêu cầu chất lượng đạt như nước ăn uống sinh hoạt.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đề tài tốt nghiệp 2005
- 3 -
+ Nước để làm nguội gần như là nhu cầu chung của các ngành công nghiệp và

chiếm một số lượng rất lớn (ví dụ: làm nguội các thiết bị hoá chất, các lò đúc gang,
thiết bị làm nguội không khí…) nước làm nguội yêu cầu chất lượng cặn và độ cứng
tạm thời nhỏ và nhiệt độ càng thấp càng tốt.
+ nước cấp cho nồi hơi yêu cầu chất lượng cao. Nước không được có cặn, độ
cứng toàn phần phải rất nhỏ. Ngoài ra phải hạn chế tới mức thấp nhất sự có mặt của
các hợp chất axit silic
1.1.2. Vai trò của nước trong sản xuất tại Viện Văcxin Nha Trang

Đối với nước dùng trong sản xuất dược phẩm nói chung và trong sản xuất
văcxin và các chế phẩm sinh học nói riêng nước đóng một vai trò quan trọng. Nước
dùng để tráng rửa ampoule, lọ đựng văcxin, súc rửa dụng cụ trong sản xuất cũng như
trong kiểm nghiệm mọi sinh phẩm. Nước dùng để làm nguội và làm mát các thiết bị.
Sản xuất nước cất pha tiêm. Chất lượng của nước cất do Viện sản xuất phải đạt tiêu
chuẩn Dược điển Việt Nam, USP và EP.


1.2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC
1.2.1. PHƯƠNG PHÁPXỬ LÝ NƯỚC BẰNG HẠT LỌC
∗ Nguyên lý: Quá trình lọc là cho nước đi qua lớp vật liêu lọc một chiều dày
nhất định đủ để giữ lại trên bề mặt hoặc giữa các khe hở của lớp vật liệu lọc các
hạt cặn và vi trùng trong nước ( hàm lượng cặn còn lại trong nước sau khi qua bể
lọc phải đạt tiêu chuẩn cho phép).
∗ Nguyên lý hoạt động của một số bể lọc: Để thực hiện quá trình lọc nước có
thể sử dụng một số loại bể lọc có nguyên tắc làm việc, cấu tạo lớp vật liệu lọc và thông
số vận hành khác nhau. Sau đây là nguyên lý hoạt động của một số loại bể lọc
- Bể lọc chậm: Nước chảy từ máng phân phối đi vào bể qua lớp cát lọc. Lớp cát
lọc được đổ trên lớp sỏi đỡ, dưới lớp sỏi đỡ là hệ thống thu nước đã lọc đưa sang bể
chứa. Lớp cát lọc thường là cát thạch anh có chiều dày, kích thước cỡ hạt tương ứng.
Khi cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với vận tốc nhỏ (0,1 ÷ 0,3 m/h) thì trên bề
mặt cát sẽ dần dần hình thành màng lọc. Nhờ có màng lọc cát mà hiệu quả xử lý đạt

được rất cao, 95 -99% cặn bẩn có trong nước bị giữ lại trên lớp màng lọc. Ngoài ra
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đề tài tốt nghiệp 2005
- 4 -
bể lọc chậm dùng để xử lý nước không dùng phèn, không đòi hỏi sử dụng nhiều máy
móc, thiết bị phức tạp, quản lí và vận hành đơn giản. Nhược điểm là diện tích lớn do
vận tốc lọc nhỏ nên khó cơ khí hóa và tự động hóa quá trình rửa lọc.
- Bể lọc nhanh: Theo nguyên tắc cấu tạo và hoạt động, bể lọc nhanh bao
gồm bể lọc 1 chiều và bể lọc 2 chiều. Trong bể lọc một chiều gồm một lớp vật liệu
lọc hoặc hai hay nhiều lớp vật liệu lọc. Khi lọc nước được dẫn từ bể lắng sang, qua
máng phân phối vào bể lọc, qua lớp vật liệu lọc, lớp sỏi đỡ và hệ thống thu nước trong
và được đưa về bể chứa nước sạch.
Hiệu quả làm việc của bể phụ thuộc vào chu kỳ công tác của bể lọc, tức là phụ
thuộc vào khoảng thời gian giữa hai lần rửa bể.
- Bể lọc áp lực: Là một loại bể lọc nhanh kín, thường được chế tạo bằng thép
có dạng hình trụ đứng (cho công suất nhỏ ) và hình trụ ngang (cho công suất lớn).
Bể lọc áp lực được sử dụng trong dây chuyền xử lý nước mặt khi hàm lượng
cặn của nước nguồn đến 50 mg/l, độ màu đến 80 độ với công suất trạm xử lý đến 3000
m
3
/ngày và dùng máy nén khí cho công suất bất kỳ.
Nguyên tắc làm việc tương tự bể lọc nhanh.
- Bể lọc tiếp xúc: Bể lọc tiếp xúc được sử dụng trong dây chuyền công nghệ xử
lý nước mặt có dùng chất phản ứng đối với nguồn nước có hàm lượng cặn đến 150
mg/l, độ màu đến 150 độ (thường là nước hồ) với công suất bất kỳ hoặc khử sắt trong
nước ngầm cho trạm xử lý có công suất đến 10000 m
3
/ngđêm
Trong bể lọc tiếp xúc quá trình lọc xảy ra theo chiều từ dưới lên trên. Nước đã
pha phèn theo ống dẫn nước vào bể qua hệ thống phân phối nước lọc, qua lớp cát lọc

rồi tràn vào máng thu nước theo đường ống dẫn nước sạch sang bể chứa.
Vật liệu lọc dùng cho bể lọc tiếp xúc phải là cát thạch anh và sỏi hoặc các vật
liệu khác đáp ứng được yêu cầu sử dụng phèn không bị lơ lửng trong quá trình lọc
nước.
Ưu điểm của bể lọc tiếp xúc là khả năng chứa cặn cao, chu kỳ làm việc
kéo dài. Đơn giản hóa dây chuyền công nghệ xử lý nước.
Nhược điềm là tốc độ lọc bị hạn chế nên diện tích bể lọc lớn. Hệ thống phân
phối hay bị tắc
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đề tài tốt nghiệp 2005
- 5 -
- Bể lọc hai chiều: Nước khi vào bể theo cả hai chiều từ trên xuống và
dưới lên. Nước đã lọc sạch được thu vào ống rút nước trong ở giữa lớp cát lọc.
Khi lọc nước đi theo đường ống chính vào bể chia làm hai phần. Một
phần nước sẽ đi vào hệ thống phân phối ở phía dưới rồi đi qua lớp cát lọc và cả hai
phần nước này sẽ được đưa vào ống rút nước trong ở giữa bể và được dẫn sang bể
chứa .
Nước lọc đi vào bể phần lớn là nước từ dưới lên qua lớp vật liệu lọc cỡ lớn hơn,
do đó độ bẩn đều hơn trong toàn chiều dày lớp vật liệu lọc ở dưới. Mức tăng độ bẩn và
tăng tổn thất áp lực chậm hơn, nên chu kì làm việc của bể lọc được kéo dài.
- Bể lọc hạt lớn: Bể lọc hạt lớn được dùng để làm trong một phần nước cung
cấp cho sản xuất có sử dụng hoặc không sử dụng chất phản ứng .
Lượng cặn giữ lại trong bể lọc hạt lớn là 50 ÷ 70% hàm lượng cặn trong nước
nguồn khi không dùng phèn và 3 ÷5 mg/l khi có dùng phèn. Bể lọc hạt lớn có thể là bể
lọc hở hoặc áp lực.
- Lưới lọc: Trong những năm gần đây, người ta thường dùng lưới lọc để làm
trong sơ bộ nước mặt chứa các màng thủy sinh rất có hiệu quả đặc biệt là với nước hồ
trong thời kì có độ màu cao.
Trong dây chuyền công nghệ xử lí nước, lưới lọc thường đặt trước bể trộn, sau
đó mới qua các quá trình xử lí để làm trong nước hoàn toàn.

Lưới lọc làm bằng kim loại không gỉ hay bằng nilông có sườn thép hình trụ
quay xung quanh trục nằm ngang. Mắt lưới rất nhỏ khoảng 0,02 ÷ 0,06 mm. Cường
độ lưới lọc đạt tới 10 ÷ 25 l/s.m
2
, vòng quay là 1,25 ÷ 5 vòng/phút tương ứng với tốc
độ 0,3 m/s.
1.2.2. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC BẰNG MÀNG LỌC:
Kỹ thuật màng là một trong những qui trình khá mới được phát triển và ứng
dụng trong công nghệ xử lí nước trong khoảng 20 năm trở lại đây. Phạm vi áp dụng
của kỹ thuật màng khá rộng, bao quát gần như tất cả các khả năng loại bỏ tạp chất:
chất huyền phù, chất keo, chất hữu cơ nhũ, chất hữu cơ tan, các ion có kích thước nhỏ
(Na
+
chẳng hạn ).
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đề tài tốt nghiệp 2005
- 6 -
Mục đích của phương pháp xử lý bằng màng là nhằm tách các tạp chất ra khỏi
môi trường nước. Màng có tính thấm chọn lọc khác nhau đối với các cấu tử khác nhau.
Các hạt vật chất có kích thước khác nhau được phân chia sơ bộ như sau:
+ Hạt mịn:10 ÷ 100 µm
+ Hạt cỡ micron: 1÷ 10µm
+ Cao phân tử: 10
-2
÷ 1µm
+ Ion: 10
-4
÷ 10
-2
µm

Với các hạt vật chất có kích thước khá lớn như hạt thô, hạt mịn có thể tách theo
phương pháp sa lắng hay lọc qua lớp hạt (lọc nhanh, lọc chậm ). Với các hạt vật chất
có kích thước nhỏ hơn ( Ví dụ đến 0,4 ) có thể tách bằng biện pháp vi lọc. Biện pháp
siêu lọc ly tâm có thể tách được các hạt keo, các phân tử chất tan nhỏ. Các ion chỉ có
thể tách được bằng phương pháp thẩm tích, điện thẩm tích, thẩm thấu ngược và trao
đổi ion
Kích thước lỗ xốp của màng sẽ quyết định tính thấm qua của các cấu tử. Trừ
trường hợp điện thẩm tích, thẩm tích, thẩm thấu ngược trao đổi ion, các trường hợp
khác đều có đặc trưng là các chất tan có kích thước lớn hơn lỗ xốp của màng sẽ bị giữ
lại không vận chuyển qua màng.
Trong phương pháp xử lý bằng màng luôn cần đến áp suất động lực nhằm thúc
đẩy tốc độ quá trình. Vì khi tiết diện chảy càng nhỏ thì trở lực càng cao.
Một số kỹ thuật xử lý bằng màng thường gặp trong công nghệ xử lý nước.
∗ Màng vi lọc
- Loại màng: xốp, đối xứng
- Kích thước lỗ: 0,05- 10 µm
- Ap suất động lực nhỏ hơn 0,1- 2,0 bar (1bar =14,502PSI).
- Vật liệu chế tạo màng: polime, sỏi, gốm, sứ
-Vùng ứng dụng: phân tích, khử trùng, nước siêu sạch, làm trong đồ
uống.

Màng siêu lọc
_Loại màng: xốp và đối xứng
_Độ dày xấp xỉ 150 µm
_ Kích thước lỗ xốp: 10- 100nm
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đề tài tốt nghiệp 2005
- 7 -
_Ap suất động lực: 1 – 10 bar.
_Vật liệu chế tạo màng: Polime, sợi, gốm sứ.

_ Vùng ứng dụng: Sữa, thực phẩm, luyện kim, dệt, dược phẩm. Tách hệ
keo, cao phân tử.
∗ Màng lọc nano hay lưới siêu lọc:
Là loại màng có kích thước lỗ nhỏ hơn lọai màng siêu lọc nhưng lớn hơn loại
màng thẩm thấu ngược. Từ nano chỉ độ lớn của kích thước (10
-7
cm = 10A
0
tức 10
-9
m).
Loại màng này thích hợp cho quá trình làm mềm nước, loại bỏ một số chất hữu cơ tan,
áp suất động lực thấp hơn so với màng thẩm thấu ngược.
+ Loại màng: bất đối xứng, tổ hợp composit.
+ Độ dày của màng: lớp đỡ 150µm, lớp da màng 1mm
+ Kích thước lỗ xốp: < 2nm
+ Ap suất động lực:15 - 25bar.
+ Cơ chế hoạt động: hòa tan, khuếch tán
+ Vật liệu chế tạo màng: polyne
+ Vùng ứng dụng: nước lợ, làm mềm nước, loại bỏ các chất hữu cơ, nước siêu
tinh khiết, cô dặc, đồ uống, đường sữa
∗ Màng thẩm thấu ngược
Là loại màng ngăn cản sự dịch chuyển của tất cả các hợp chất trừ nước. Ap suất động
lực hải caohơn áp suất thẩm thấu. Cácn tính năng khác tương tự như màng lưới siêu
lcọ (nano). Thiết bị thường hoạt động ở áp suất 40 – 80 bar.
∗ Điện thẩm tích
Là phương pháp kết hợp phương pháp điện và màng trao đổi ion, trong đó các
ion được vận chuyển qua màng trao đổi ion từ vùng có nồng độ thấp đến nơi có nồng
độ cao dưới tác dụng của dòng điện 1 chiều. Các ion âm được vận chuyển về vùng
dương cực, các ion dương về vùng âm cực. Động lực của quá trình vận chuyển chất

qua màng là điện năng, thực chất là quá trình điện hóa. Điện thẩm tích đảo chiều chính
là hệ điện thẩm tích có bộ phận đảo chiều điện tích sau một chu kì nhất định nhằm
tăng cường hiệu suất của quá trình.
1.2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC BẰNG TRAO ĐỔI ION
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đề tài tốt nghiệp 2005
- 8 -
Trao đổi ion có ứng dụng rộng rãi, quan trọng nhất trong quá trình làm mềm
nước. Trao đổi ion theo nghĩa hẹp là sự thay thế của một ion ( cation hay anion ) từ
một dung dịch với ion cùng dấu được cố định bởi lực tĩnh điện trên một chất rắn không
tan. Sự trao đổi giữa các ion ngoài dung dịch và chất rắn tuân theo quy luật cân bằng
điện tích.
Cationit là một chất trao đổi cation, nó trao đổi được với các ion dương ngoài
dung dịch, bởi trên chất rắn(chất trao đổi) có chứa các nhóm chức Sylfon R-SO
3
H,
carboxylic R-COOH, R-OH, phosphon R-PO
3
H
2
(R là mạng chất rắn mà các nhóm
chức gắn trên đó). Các ion H
+
trong nhóm chức có khả năng trao đổi với cation ngoài
dung dịch. Theo quan điểm của Bronsted thì các nhóm đó là axit có khả năng nhường
proton, nếu nó là axit mạnh khả năng phân li cao không phụ thuộc vào pH của môi
trường thì các chất trao đổi ion gọi là loại cationit mạnh (loại chứa nhóm R-SO
3
H, R-
SO

3
Na). Nếu các nhóm thuộc loại axit yếu (R-COOH, R-OH, R-PO
3
H) thì cationit
chứa nó gọi là cationit yếu, khả năng phân ly yếu và phụ thuộc vào pH của môi trường.
Cationit yếu thường chỉ ở dạng H
+
và được sử dụng cho những mục đích tương đối
đặc thù ( công nghệ dược, y, thực phẩm ).
Anionit là chất trao đổi ion có chứa các nhóm chứa amin bậc nhất R-NH
2
, amin
bậc hai, bậc ba, bậc bốn. Anionit mạnh là loại chứa nhóm chức có khả năng phân ly
yếu.
Chất trao đổi ion có nguồn gốc vô cơ hay hữu cơ. Chất trao đổi vô cơ thường là
dạng cationit trên nền alumosilicat: benzoit, vermiculit, một số loại sét, zeolit tự nhiên,
zeolit tổng hợp. Một vài dạng anionit vô cơ có thể kể ra là dolomit, apatit,
[Ca
5
(PO
4
)
3
]OH và silicat của kim loại nặng. Chất trao đổi ion hưũ cơ phong phú hơn,
chúng có nguồn gốc từ tự nhiên như than bùn, tanin, loại tổng hợp gồm hai họ chính là
loại than sulfon hóa và nhựa trao đổi ion. Tất cả các loại nhựa trao đổi ion đều là
polymer có cấu trúc không gian ba chiều nên nó không bị tan trong điều kiện bình
thường. Chất trao đổi ion có độ xốp khá lớn, chứa một lượng nước 40 ÷ 60% tính theo
khối lượng.


1.3. ĐẶC TRƯNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC
Chất lượng nước được đánh giá thông qua một loạt các chỉ tiêu, tùy thuộc vào
mục đích sử dụng, các chỉ tiêu đó được quy định cụ thể cho từng quốc gia, từng vùng,
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đề tài tốt nghiệp 2005
- 9 -
từng ngành. Sau đây là một số chỉ tiêu chính thường thấy trong qui định tiêu chuẩn
chất lượng nước. Trong các chỉ tiêu bao gồm chỉ tiêu về mặt hoá học, vi sinh vật, vật
lý.
1.3.1. Các chỉ tiêu vật lý
∗ Màu sắc: Màu sắc của nước bị gây bởi các hợp chất hữu cơ, các hợp chất sắt, nước
thải công nghiệp hoặc do sự phát triển của rong rêu tảo. Độ màu được xác định theo
phương pháp so sánh với thang màu côban

Mùi và vị: Mùi vị của nước được coi là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nước, nhất là
nước sử dụng cho sinh hoạt và một số ngành công nghiệp: thực phẩm, đồ uống, dược phẩm.
Rất nhiều hợp chất hữu cơ và một số chất vô cơ gây mùi và vị cho nước.
Một số hợp chất vô cơ gây mùi điển hình là: sắt (mùi tanh), H
2
S(mùi trứng
thối), amoniac (mùi khai), clo dư và cloramin do quá trình khử trùng (mùi hắc). Một số
muối vô cơ tan của đồng, sắt, kẽm, mangan, kali, natri gây ra vị khác nhau trong vùng
nồng độ cỡ từ 1/10 tới 1/vài trăm mg/l. Mùi và vị có thể không đi kèm với nhau.
Chủng loại hợp chất hưũ cơ gây mùi phong phú hơn, đặc biệt là họ chất phenol và dẫn
xuất clo của chúng như clophenol. Một số chất hữu cơ gây mùi có nguồn gốc từ quá
trình phân hủy động vật, thực vật, hay từ nước thải công nghiệp.
Cách thức tiến hành là lấy mẫu nước pha loãng với nước không có mùi ở một tỷ
lệ nhất định, ở một nhiệt độ xác định và cho xác định bằng phương pháp ngửi. Ở tỷ lệ
pha loãng, ví dụ 1/100 mà không ngửi thấy mùi nữa thì giá trị đó gọi là trị số mùi, giá
trị này phải đi kèm với nhiệt độ xác định nó.

Vị cũng được đánh giá tương tự nhưng rất cần được chú ý do khả năng gây độc
trực tiếp cho cơ thể của người thử.

∗ Độ đục: Độ đục của nước gây ra bởi sự có mặt của các chất không tan. Các chất
không tan có nguồn gốc hữu cơ, vô cơ và thực vật, vi sinh, có kích thước thông thường
từ 0,1-10 µm. Có ba phương pháp để xác định độ đục: quan sát, đo quang, và khối
lượng.
∗ Độ dẫn điện: Độ dẫn điện là giá trị nghịch đảo của điện trở có đơn vị thường dùng
là µS/cm. Đây là một đại lượng đặc trưng cho tổng chất rắn hòa tan khi muối này phân
ly thành các ion. Phương pháp xác định nhanh gọn, thuận lợi và được tính theo tỷ lệ
gần đúng sau: 1000 µs/cm hay 100mS/m xấp xỉ 1000 mg/l chất hòa tan. Các catrion
chính hòa tan trong nước tự nhiên (dòng chảy) bao gồm: Na
+
, Ca
2+
, Mg
2+
, K
+
và các
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đề tài tốt nghiệp 2005
- 10 -
anion: Cl
-
, SO
4
2-
, HCO
3

-
, CO
3
2-
, NO
3
-
. Đối với cơ thể động vật và con người nước có
nhiều muối vô cơ hay ít muối vô cơ đều có tác động bất lợi. Nước dùng cho sinh hoạt
có độ muối cao gây ra hiện tượng ăn mòn hoặc gây cản trở sự hình thành lớp bảo vệ
chống ăn mòn. Nước sinh hoạt có độ dẫn điện không được vượt quá 500 µS/cm (tương
ứng với 1200 mg/l TDS)
1.3.2. Các chỉ tiêu hóa học
∗ pH: pH là một chỉ tiêu quan trọng được lưu ý trong nhiều đối tượng khác nhau do
sự cân bằng ion trong dung dịch phụ thuộc vào chỉ số này.
Khi pH nhỏ hơn 5,5 nước có tính ăn mòn, không được dùng làm nước cấp cho
lò hơi. Nước có tính kiềm mạnh làm cho nước lò sủi bọt và gây hiện tượng sôi bồng
(hơi, nước cùng sôi). Phần lớn trị số pH của nước thiên nhiên từ 6,8 – 7,6
Có nhiều phương pháp xác định pH, tuy nhiên hiện nay thường dùng nhất là
phương pháp đo trực tiếp pH trên máyđo pH ở điều kiện nhiệt độ phòng.

Nitrit: Nitrit là sản phẩm trung gian của quá trình ôxi hóa vi sinh vật.
Nitrosomonas Nitrobacter
NH
3
NO
2
-
NO
3

-
O
2

Nitrit cũng có thể có nguồn gốc từ nước thải công nghiệp: chất ăn mòn, chất
chống ăn mòn.
Nitrit là hợp chất không bền, nó sẽ tiếp tục bị ôxy hóa thành nitrat trong điều
kiện không bị ức chế bởi các hợp chất khác hay quá trình khác. Ở trạng thái cân bằng,
thông thường trong môi trường nước nó có nồng độ rất thấp. Nitrit không độc trực tiếp
đối với người, nhưng các dẫn xuất của nó: nitroso, nitroamin là chất có nguy cơ gây
ung thư. Dược điển Châu Âu quy định tiêu chuẩn nitrit là 0,1mg/l, Dược điển Mỹ là
1mg/l tính theo nitơ, WHO là 3mg/l.
Có thể xác định nitrit bằng các phương pháp: định lượng bằng thuốc thử Griess
A,B; máy phân tích nước tự động; phương pháp dùng máy so màu.
∗ Nitrat: Nitrat là dạng hợp chất vô cơ của nitơ ở dạng hóa trị cao nhất, nó khá bền
trong môi trường nước. Nitrat trong nước có hai nguồn gốc chính: do quá trình phân
hủy vi sinh các hợp chất hữu cơ chứa nitơ trong đất và do nguồn phân bón nhân tạo dư
thừa.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đề tài tốt nghiệp 2005
- 11 -
Nước có nồng độ nitrat cao gây bệnh xanh xao ở trẻ em do tăng hàm lượng
methaemoglobin. Nitrit kết hợp với haemoglobin của hồng cầu tạo ra methaemoglobin
một chất không có khả năng tiếp nhận oxy và vì vậy làm giảm khả năng hấp thụ oxy
của phổi. Dược điển Châu Âu quy định nồng độ nitrat cho nước sinh hoạt có thể tính
theo mg NO
3
-
/l là. Năm 1984 WHO quy định nồng độ nitrat cho phép là 45 mg NO
3

-

/l ứng với 10 mg/l tính theo nitơ.
Có thể xác định nitrat bằng các phương pháp sau: định lượng bằng thuốc thử
sunfophenic, dùng máy phân tích nước tự động, dùng máy so màu…
∗ Photpho: Trong nước, photpho tồn tại ở 4 dạng: hợp chất vô cơ không tan, hợp
chất vô cơ tan, hợp chất hữu cơ tan, hợp chất hữu cơ không tan. Hợp chất photpho vô
cơ không tan là một số dạng muối của axit photphoric và một số khoáng vật chứa
photpho như photphoric, apatit và muối photphat của canxi, sắt, nhôm. Trong cơ thể
photpho tồn tại ở dạng hữu cơ. Photpho là thành phần của nhiều loại phức chất hay
chất hữu cơ hấp thụ trên bề mặt các hạt rắn. Hợp chất photpho tự nhiên không độc hại,
chỉ một số loại tổng hợp dạng este trung tính của axit photphoric dùng làm chất bảo vệ
thực vật là có tính độc cao. Tiêu chuẩn quy định của dược điển Châu Âu đối với nước
sinh hoạt là 2,18mg/l
Có thể xác định photpho bằng các phương pháp sau: dùng máy so màu, dùng
máy đo quang với modipdat, dùng thuốc thử sunfomolybdic…

∗ Sunfat: Trong tự nhiên sunfat tồn tại trong rất nhiều khoáng vật, là nguyên liệu của
nhiều thương phẩm trong công nghệ hóa chất. Sunfat thâm nhập vào nước từ nguồn
nước thải, từ quá trình lắng đọng từ khí quyển. Sunfat thâm nhập vào trong cơ thể chủ
yếu do thức ăn, tuy nhiên có một số vùng do nước uống, nguồn sa lắng từ không khí
với lượng nhỏ.
Sunfat là hợp chất ít độc hại nhất trong nước. Tuy vậy, khi hàm lượng cao có
thể gây ra bệnh tiêu chảy, mất nước, gây vị khó chịu cho đồ ăn, uống. Do ảnh hưởng
đến vị thức ăn nên nồng độ quy định đối với sunfat là 400 - 500mg/l.
Có thể xác định sunfat bằng các phương pháp sau: bằng máy đo nước tự động,
bằng BaCl
2



Amoniac: Amoniac trong nước tồn tại ở hai dạng: NH
3
và NH
4
+
tùy thuộc vào pH
của môi trường. Amoniac trong nước tự nhiên có nguồn gốc từ sự phân hủy sinh hóa
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đề tài tốt nghiệp 2005
- 12 -
các hợp chất hữu cơ chứa nitơ hay sự giải phóng tự nhiên của sinh khối. Nồng độ của
chúng thường không cao. NH
3
được coi là độc tố đối với cá ở nồng độ rất nhỏ. NH
3

mặt cùng với photphat thúc đẩy quá trình phú dưỡng của nước và sự phát triển của vi
sinh Nitrosomonas.
Các phương pháp xác định amoniac: bằng thuốc thử Nessler, máy phân tích
nước tự động……
∗ Độ cứng của nước: Các ion kim loại gây ra độ cứng của nước, chủ yếu là các ion
kim loại hóa trị 2: Ca
2+
, Mg
2+
, Fe
2+
, Mn
2+
. Chúng phản ứng với một số anion nhất định

tạo ra dạng kết tủa. Các ion kim loại hóa trị một không gây độ cứng của nước. Hàm
lượng Sr
2+
, Fe
2+
, Mn
2+
trong nước rất nhỏ so với Ca
2+
và Mg
2+
nên sự đóng góp của nó
không đáng kể. Các ion hóa trị 3 do bị thủy phân mạnh và độ tan của hydroxit thấp nên
cũng có thể bỏ qua. Độ cứng của nước vì thế được gây ra bởi chủ yếu do Ca
2+
, Mg
2+
.
Nước có độ cứng cao (500mg/l CaCO
3
) tạo ra vị khó chịu.
Các phương pháp xác định độ cứng: bằng máy phân tích nước tự động
∗ Độ kiềm: Độ kiềm của nước là đại lượng thể hiện khả năng đệm của nước. Độ
kiềm trong nước thường được biểu hiện bằng các hydrocacbonat kim loại kiềm và
kiềm thổ. Thành phần chủ yếu gây nên độ kiềm của nước là các ion bicarbonat. Độ
kiềm của nước là một đại lượng rất quan trọng thể hiện khả năng thu nhận proton H
+

của dung dịch. Nước có độ kiềm thấp chịu sự biến động lớn về pH khi gặp các axit.
Các phương pháp xác định độ kiềm: chuẩn độ bằng HCl chỉ thị metyldacam,

máy phân tích nước tự động…
∗ Hợp chất hữu cơ: Trong những năm gần đây, với sự tiến bộ của các phương tiện
phân tích, ví dụ sắc kí khí, sắc kí lỏng cao áp, sắc kí khí - khối phổ, người ta có khả
năng định lượng được rất nhiều các hợp chất hữu cơ với hàm lượng thấp trong nước.
Mặc dù nồng độ của các chất hữu cơ chỉ ở dạng vết nhưng tính năng độc hại của nó rất
lớn và chưa có khả năng đánh giá chính xác
Khả năng nhận dạng và định lượng từng chất hữu cơ trong nước rất khó khăn
nên người ta xếp chúng thành từng nhóm chất, mỗi nhóm có thể có những tác dụng
độc hại hay tính chất hóa học gần giống nhau, ví dụ nhóm các chất hữu cơ trong môi
trường kiềm, nhóm các chất hữu cơ trong môi trường axit; nhóm hợp chất chứa clo;
hợp chất bảo vệ thực vật; hydrocacbon thơm đa vòng; chất hoạt động bề mặt
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đề tài tốt nghiệp 2005
- 13 -
Một số phương pháp xác định chất hữu cơ: định lượng bằng thuốc tím, máy
phân tích nước tự động…

Clorua trong nước: Clorua tồn tại trong nước thiên nhiên dưới dạng các muối
natri, canxi, magiê, axit HCl.
Hàm lượng ion Cl
-
có trong nước lớn (> 250 mg/l) làm cho nước có vị mặn.
Các nguồn nước ngầm có hàm lượng clorua lên tới 500-1000 mg/l có thể gây bệnh
thận.
Có thể xác định Cl
-
bằng các phương pháp: xác định bằng máy đo nước tự
động, chuẩn độ bằng bạc nitrat…
∗ Chất độc kim loại: Cadimi, Crôm, chì, thủy ngân, xêlen, arxen, thực tế có thể lấy
ra từ nước. nói chung, chúng bị hấp thụ bởi các hợp chất huyền phù có mặt trong nước

tự nhiên. Việc loại bỏ các hợp chất này trong huyền phù đủ bảo đảm việc loại bỏ
chúng. Trong một số trường hợp, các kim loại có thể là phức hoặc dưới dạng chất hữu
cơ tự nhiên ( ví dụ thủy ngân) hoặc ở thành phần hóa học của chất thải công nghiệp.
Việc xử lý cần phải phá hủy các hợp chất này để đảm bảo loại trừ chúng.
1.3.3. Chỉ tiêu vi sinh và hóa sinh
Các nguồn nước thiên nhiên có một số loại vi khuẩn thường xuyên sống trong
nước hoặc một số vi khuẩn của đất nhiễm vào. Điều quan trọng hơn cả là nguồn nước
có thể bị nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp các mầm bệnh đường ruột và một số bệnh
truyền nhiễm khác cho người. Nước là một môi giới lan truyền các bệnh đường ruột và
một số bệnh truyền nhiễm khác. Vi sinh vật trong nước là nguồn gốc của endotoxin,
một loại nội độc tố không dễ bị khử loại khi đã bị nhiễm
Trong kiểm nghiệm thông thường vi khuẩn trong nước người ta tiến hành
những xét nghiệm: tổng số vi khuẩn hiếu khí, E. coli, Clostridium welchii. Đây là
những chỉ số vi sinh nói lên nước có bị tạp nhiễm hay không.

∗ Tổng số vi khuẩn hiếu khí trong nước: Trong các loại nước thường có nhiều loại
vi khuẩn hiếu khí bao gồm vi khuẩn không gây bệnh và vi khuẩn gây bệnh. Xét
nghiệm tìm tổng số vi khuẩn hiếu khí nhằm tìm hiểu độ nhiễm khuẩn nói chung của
nước qua đó có thể đánh giá sơ bộ chất lượng của nguồn nước. Kiểm tra tổng số vi
khuẩn để có hướng xử lý nước phù hợp. Qua mỗi giai đoạn xử lý, số lượng vi sinh vật
phải giảm đáng kể.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đề tài tốt nghiệp 2005
- 14 -
Về mặt vệ sinh học người ta không dựa vào tổng số vi khuẩn hiếu khí trong
nước để kết luận nguồn nước có dùng được hay không dùng được.
Có thể xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí bằng các phương pháp như: phương
pháp kiểm tra trực tiếp bằng cách pha loãng đếm số lượng khuẩn lạc, phương pháp
màng lọc,…
∗ E. coli: E. coli

là một loại vi khuẩn hiếu khí có nhiều trong phân người, động vật.
E. coli trong nước là một chỉ điểm chứng tỏ nước đã bị nhiễm phân người và động vật.
E. coli là vi khuẩn Gram âm, dài 2-3 µm và đường kính 0,5 µm. sống phát triển được ở
môi trường có pH axit và ở nhiệt độ cao 42 – 43
0
C. Lên men đường lactose và sinh hơi
nhiều, nhanh, sinh indol. Phương pháp xác định E.coli trong nước và phương pháp lọai
bỏ E.coli trong quá trình xử lý nước cũng tương tự như đối với xác định tổng số vi
khuẩn hiếu khí.
∗ Endotoxin: Endotoxin là nội độc tố của vi sinh vật Gram âm. Nó là thành phần đại
diện cho các nội độc tố của vi sinh vật. Nội độc tố của vi sinh vật thường rất bền với
nhiệt. Sau xử lý nước các vi sinh vật có thể bị tiêu diệt nhưng nội độc tố của vi sinh
vật thì có thể vẫn còn tồn tại. Endotoxin có thể gây sốt và nếu ở nồng độ cao có thể
gây sốc nội độc tố khi chúng được đưa vào trong cơ thể. Vì vậy yêu cầu trong nước cất
pha tiêm không được có loại độc tố này. Dược điển Châu Âu và Mỹ quy định hàm
lượng endotoxin trong nước <0,25 EU/ml








1.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝNƯỚC TẠI VIỆN VĂCXIN NHA TRANG
1.4.1. Sơ đồ quy trình xử lý nước và sơ đồ hệ thống

M1
Bể chứa nước máy thành phố
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đề tài tốt nghiệp 2005
- 15 -






M2



M3



M4




M5



1.4.2. Thuyết minh quy trình
Nước máy thành phố được coi là nước nguồn trong dây chuyền sản xuất nước
cất tại viện. Nước được đưa vào bể chứa nước số 1 sau đó được đưa qua hệ thống khử
sắt và mangan (lọc cát greensand).
Nước sau khi được khử sắt và mangan sẽ được đưa vào bể chứa số 2. Sau đó

nước được bơm qua cột lọc 10 µm, tiếp theo qua cột lọc 5 µm để lọc tiếp các thành
phần tạp chất có kích thước nhỏ hơn. Các tạp chất này chủ yếu là các tạp chất vô cơ và
một phần các tạp chất hữu cơ, các hạt keo, nhũ tương.
Máy cất nước
Tank chứa nước cất
Lọc cartridge 1µm
Lọc cartridge 10µm
Lọc cartridge 5µm

Tank chứa nước cao áp

Thẩm thấu ngược RO
Bể nước đã khử sắt và mangan
Kiểm tra các chỉ tiê
u
hóa học, vi sinh
Kiểm tra các
chỉ tiêu hóa lý
Kiểm tra một số chỉ
tiêu hóa lý
Kiểm tra một số chỉ
tiêu hóa lý và vi sinh
Kiểm tra một số chỉ tiêu hóa
học, vi sinh, endotoxin
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đề tài tốt nghiệp 2005
- 16 -
Nước sau khi qua cột lọc 5 µm sẽ được đưa về tank chứa nước cao áp, từ đó
được lọc qua cột lọc 1 µm. Tại đây các tạp chất vô cơ và hữu cơ có kích thước nhỏ hơn
được giữ lại.

Sau đó nước được đưa qua hệ thống thẩm thấu ngược để loại bỏ các tạp chất ở
dạng anion, cation và các tạp chất rắn hòa tan.
Nước sau khi qua hệ thống thẩm thấu ngược sẽ được đưa vào hệ thống cất nước
sản xuất ra nước cất. Nước cất phải đạt chất lượng theo tiêu chuẩn Dược điển Việt
Nam, Dược điển Mỹ USP, Dược điển Anh BP, Dược điển Châu Au EP.






















PHẦN II

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

Đề tài tốt nghiệp 2005
- 17 -
VẬT LIỆU

PHƯƠNG PHÁP












2.1. VẬT LIỆU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các mẫu nước được lấy theo sơ đồ trong khoảng thời
gian từ tháng 1/2004 đến tháng 10/2005
Theo sơ đồ lấy mẫu nước gồm các mẫu thử sau:
+ Nước máy thành phố (M1): 21 mẫu
+ Nước qua lọc 5µm (M2): 21 mẫu
+ Nước qua lọc 1µm (M3): 21 mẫu
+ Nước qua thẩm thấu ngược (M4): 54 mẫu
+ Nước cất (M5): 54 mẫu
2.1.2. Nguyên vật liệu:
∗ Thiết bị và dụng cụ
+ Máy đo pH điện cực thuỷ tinh WTW PH 539 – GmbH – Đức

+ Máy phân tích nước tự động Photometer PC 22 – Lovibond – Đức
+ Máy đo độ dẫn điện ORION model 162 - Đức
+ Máy hút chân không
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đề tài tốt nghiệp 2005
- 18 -
+ Tủ nuôi cấy vi sinh vật
+ Máy lắc IKA
+ Tủ ấm ASSAB
+ Các dụng cụ thuỷ tinh phòng thí nghiệm
+ Bộ Micropipet, cốc thuỷ tinh, ống Dienert
∗ Hoá chất:
+ Các dung dịch đệm: Buffer solution
+ Cáct thuốc thử Griess A, B; thuốc thử sunfomolybdic; sunfophenic
+ Các dung dịch khác: HCl, BaCl
2
, Na
2
CO
3
, CaCO
3
; AgNO
3
, KMnO
4

+ Các chất chỉ thị màu: metyldacam; eriocrom T…
+ Các dung dịch chuẩn độ: Dung dịch Trylon B



Sinh vật phẩm chuẩn và môi trường
+ Bộ kit LAL test
+ Môi trường thạch máu
+ Môi trường Caso
+ Môi trường Cetrimid
+ Môi trường Endo
2.2. PHƯƠNG PHÁP
2.2.1 PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU
Phương pháp lấy mẫu nước phải được tuân thủ theo đúng quy định hiện hành.
Vị trí, tần suất và lịch lấy mẫu được thể hiện trong bảng sau.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đề tài tốt nghiệp 2005
- 19 -
2 2.2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CÁC CHỈ TIÊU HÓA LÝ
1) Xác định độ dẫn điện ( phương pháp dùng máy đo độ dẫn điện ORION model
162)
Dùng điện cực nhúng vào cốc nước cất cần đo và đọc kết quả trên máy.
2) Xác định pH (phương pháp dùng máy đo pH điện cực thủy tinh )
- Nguyên lý hoạt động : Điện cực thủy tinh là loại điện cực màng chọn lọc
ion H
+
,với màng chọn lọc là loại màng thủy tinh. pH của một dung dịch là logarit của
nghịch đảo hoạt độ ion hydro tính bằng gam /lít. Đối với dung dịch loãng hoạt độ xấp
xỉ bằng nồng độ. pH = -Lg C
H
+

- Tiến hành:

Chuẩn hóa máy: Chuẩn hoá máy để đọc phù hợp với nhiệt độ của
dung dịch đệm chuẩn khi đo. Sau đó đo pH dung dịch chuẩn. Đo pH dung dịch thử
nghiệm và đọc kết quả trên máy đo
3) Định lượng NO
3
-
( phương pháp dùng thuốc thử sunfophenic )
- Nguyên lý: Axit Nitrit (do muối nitrat) kết hợp với thuốc thử sunfophenic cho
axit nitrophenoldiunfonic có màu vàng.
- Tiến hành: Cho vào cốc sứ nhỏ 25 ml nước kiểm nghiệm đun đến cạn, để
nguội rồi cho vào cốc 1 ml dung dịch sunfophenic. Hòa tan cặn trong bát rồi cho thêm
5 – 6 ml nước cất, khuấy đều, cho thêm 5 – 6 ml NH
3
. Nếu thấy xuất hiện màu vàng là
có NO
3
-
. Cho vào ống nghiệm rồi thêm nước cất cho đủ 25 ml rồi so với thang màu
mẫu.
4) Xác định SO
4
2-
(phương pháp dùng BaCl
2
)
- Nguyên lý: Trong môi trường axit, các muối sunfat có thể kết hợp với BaCl
2

tạo BaSO
4

kết tủa trắng. Sunfat càng cao thì kết tủa càng nhiều.
Loại
mẫu
Vị trí lấy mẫu Tần suất Thời gian Chỉ tiêu kiểm tra
M1 Tại bể chứa nươc
máy thành phố
1 lần / tháng Thứ 2, tuần 1 Các chỉ tiêu hóa học và
vi sinh
M2 Sau cột lọc 5µm 1 lần / tháng Thứ 2 Một số chỉ tiêu hóa lý
M3 Sau cột lọc 1µm 1 lần / tháng Thứ 2 Một số chỉ tiêu hóa lý
M4 Sau tank RO 1 lần / tuần Thứ 2 Một số chỉ tiêu hóa học
và vi sinh
M5 Sau tank chứa
nước cất
1 lần / tuần Thứ 2 Chỉ tiêu hóa học , vi
sinh, endotoxin
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đề tài tốt nghiệp 2005
- 20 -
- Tiến hành: Trong ống nghiệm cho 10 ml nước kiểm nghiệm, 5 giọt HCl tinh
khiết, 10 giọt BaCl
2
10%. Đốt nhẹ ống trên đèn cồn rồi để nguội. Nếu thấy nước không
có vẩn đục trắng là nước không có sunfat ghi (-). Nếu thấy có đục mờ là có một ít
sunfat ghi (+). Nếu thấy đục trắng nhiều ghi(++).
- Định lượng: Đong 500 ml nước kiểm nghiệm. Cho và 2 ml HCl đặt trên bếp
đun sôi, cô lại còn 1/2. Lúc đun sôi cho vào nước dung dịch BaCl
2
10%, cho đến khi
có kết tủa BaSO

4
xuất hiện. Tiếp tục đun thêm 30 phút nữa, vừa đun vừa khuấy. Đem
ra để nguội vài giờ nhỏ BaCl
2
10% vào nước, nếu không thấy đục là nước không còn
sunfat. Đem lọc trên giấy lọc không tro. Rửa tủa nhiều lần bằng nước đun sôi đến khi
hết clorua của axit HCl. Cho giấy lọc cùng tủa vào chén nung đã khô và cân bì. Cho
vào lò nung đến khi thành tro trắng, lấy chén ra để nguội trong chậu hút ẩm rồi cân.
Cách tính: lượng sunfat có trong một lít nước tính theo (P-P
/
)x2x0,4115.
- P: khối lượng chén nung và BaSO
4
trong 500 ml nước kiểm nghiệm
- P
/
: khối lượng của chén nung.
5) Xác định độ cứng của nước.
- Nguyên lý: Trylon B có tính chất tạo thành những hỗn hợp vững chắc và
phức tạp với các ion hóa trị 2, đặc biệt là với Ca
2+
, Mg
2+
Trong môi trường kiềm( pH >= 10) chỉ thị màu đen eriocrom T, kếp hợp với
Ca
2+
, Mg
2+
cho phức màu hồng vàng. Nhưng khi cho trylon B vào phức hợp đó, thì
trilon B sẽ phá phức hợp, cướp ion Ca

2+
, Mg
2+
thành một phứ hợp bền vững hơn có
màu xanh lơ.
- Tiến hành: Trong bình thủy tinh cho 50 ml nước kiểm nghiệm; 5 ml dung
dịch đệm NH
3
; 0,2 ml dung dịch chỉ thị màu đen eriocrom T. Nhỏ Trylon B từ buret
lắc đều bình thủy tinh cho đến khi màu hồng vàng chuyển sang màu xanh lơ. Ghi n
(ml)
Cách tính: 1 ml dung dịch Trylon B N/10 =0,28 dH. Nếu Trylon B N/50, kết
quả tính theo: dHn
n
12,1
50
5
100028,0
×=
×
×
°
×

6) Xác định độ kiềm (phương pháp dùng HCl chỉ thị metyl da cam)
- Nguyên lý: Hydrocacbonat trong nước, ví dụ canci hydrocacbonat bị phân ly
bởi axit HCl cho anhydrit cacbonic, CaCl
2
và nước. Sự có mặt của chỉ thị màu cam
metyl cho ta biết phản ứng khi nào kết thúc.

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đề tài tốt nghiệp 2005
- 21 -
- Tiến hành: Cho vào bình thủy tinh (250 ml) 100 ml nước kiểm nghiệm, 2
giọt chỉ thị metyl da cam. Nhỏ từ buret dung dịch HCl N/10 vào bình đến khi màu của
dung dịch chuyển từ vàng sang hồng vàng là được. Ghi n (ml)
Cách tính: độ kiềm tính ra canxicacbonat. 1 ml HCl N/10 = 5 mg canxicacbonat
X mg CaCO
3
/lít =
100
10005
×
×
n

7) Xác đinh chất hữu cơ trong nước
- Nguyên lý: Thuốc tím KMnO
4
có tính chất oxi hóa các chất hữu cơ. Tùy
lượng hữu cơ có trong nước có nhiều hay ít mà lượng oxi trong chất oxi hóa sẽ oxi hóa
các chất hữu cơ đó. Trong môi trường kiềm thuốc tím oxi hóa được các chất hữu cơ
đông vật. Trong môi trường axit thuốc tím oxi hóa được các chất hữu cơ thực vật
- Tiến hành định lượng:
+ Định lượng chất hữu cơ trong môi trường axit.
Cho vào bình thủy tinh 100 ml nước kiểm nghiệm, 2 ml axit sunfuric đặc, 10 ml
thuốc tím N/50 ( thật chính xác). Đun sôi 10 phút. Sau đó cho 10 ml Natrioxalat N/50
chuẩn độ bằng thuốc tím N/50 đến khi cómàu hồng. Ghi n ( ml) dung dịch thuốc tím
đã dùng.
+ Định lượng chất hữu cơ trong môi trường kiềm.

Cho vào bình thủy tinh 100 ml nước kiểm nghiệm, 10 ml dung dịch
natrihydrocacbonat 12%, 10 ml thuốc tím N/50. Đun sôi 10 phút sau đó cho 5 ml axit
sunfuric 1/5. Rồi chuẩn độ bằng thuốc tím N/50 tới màu hồng. Ghi n
/
( ml) thuốc tím
đã dùng
- Tính kết quả:
Chất hữu cơ trong môi trường axit
16)(
100
100016,0)(
×−=
×
×

nN
nN
mg oxi/l
Chất hữu cơ trong môi trường kiềm
16)''(
100
100016,0)''(
×−=
×
×

nN
nN
mg oxi/l
n và n’ là số ml thuốc tím nhỏ xuống ở mẫu đương lượngnước cất. Thường

n=0,5; n’=0,4
8) Xác định NaCl (phương pháp Mohr )
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đề tài tốt nghiệp 2005
- 22 -
- Nguyên lý: Clorua bị kết tủa bởi AgNO
3
. Dùng AgNO
3
để kết tủa hết clorua.
Sau đó AgNO
3
dư sẽ phản ứng với KCrO
3
có trong môi trường cho AgCrO
3
màu đỏ.
- Tiến hành: Cho vào bình thủy tinh 50 ml nước kiểm nghiệm; 3 đến 4 giọt
kalicromat. Nhỏ AgNO
3
N/10 vào bình cho đến khi xuất hiện màu vàng đỏ. Ghi
n (ml) AgNO
3
đã dùng.
Cách tính 1 ml dung dịch AgNO
3
N/10 tương ứng với 5,85 mg AgCl hay 5,55
mg Cl
-


50
100085,5
×
×
n
mg NaCl/lít
50
100055,5
×
×
n
mg Cl
-
/lít
9) Định lượng Fe
2
O
3
toàn phần (phương pháp dùng Trylon B)
- Nguyên lý:
Trylon B có thể kết hợp với sắt III cho một phức chất bền. Ơ pH
từ 2-3 trong môi trường axit sunfosalixylic trylon B sẽ chuyển màu của dung dịch từ
tím sang vàng da cam.
- Tiến hành định lượng: Cho 50 ml nước kiểm nghiệm; 3 ml kalipesunfat; 2
ml sunfosalixylic 10%. Nhỏ axit HCl đến khi pH dung dịch bằng 2-3. Đun nóng hỗn
hợp đến 50
0
C. Nhỏ trylonB N/50 từ buret đến khi màu tím của dung dich chuyển sang
màu vàng da cam thì dừng. Ghi n (ml).
1 ml dung dịch trylon B N/50 = 0,789 mg Fe

2
O
3

Lượng Fe
2
O
3
có trong một lít nước thử
/
50
1000789,0
mg
n
=
×
×
‰ Fe
2
O
3

10) Kiểm nghiệm hóa học nước thường dùng máy phân tích nước tự động
Photometer PC 22
Máy này dùng để xác định các chỉ tiêu hóa học nước thường dùng trong sản
xuất các sinh phẩm khác và sản xuất nước cất
Các chỉ tiêu được kiểm tra ở đây: Nitrat, Nitrit, Sunfat, amoniac, độ cứng, độ
kiềm, cloride, sắt, phosphate, axit cyanuric.

Cách tiến hành:

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đề tài tốt nghiệp 2005
- 23 -
1. Khởi động máy bằng cách nhấn ON. Khi xuất hiện dòng LOVIBOND, select
method No
2. Nhấn mã số của chỉ tiêu cần đo
3. Điền mã số thứ tự của test vào. Khi xuất hiện ZERO OK!
4. Đặt cóng đựng mẫu vào ngăn để cóng đo sau khi đã dùng giấy thấm lau sạch
bên ngoài cóng. Nhấn ZERO. Khi máy xuất hiện dòng chữ START TEST. Lấy cóng
đựng mẫu ra khỏi ngăn đựng cóng, cho viên thuốc vào cóng đựng mẫu nghiền trộn kĩ
bằng que khuấy thủy tinh sạch. Đậy cóng bằng nắp sạch. Phải đảm bảo viên thuốc đã
hòa tan hoàn toàn. Cho cóng vào ngăn cóng đo, đậy nắp. Nhấn nút TEST. Dòng chữ
kếtquả TEST…xuất hiện trên màn hình máy. In kết quả ra máy in.
2.2.3. KIỂM TRA CÁC CHỈ TIÊU VI SINH VÀ HOÁ SINH
1) Kiểm tra Endotoxin (phương pháp LAL)

Nguyên lý: Endotoxin có khả năng tạo gel với hợp chất lysate. Gel tạo thành
này sẽ nhuộm màu xanh khi cho thuốc thử bromthymol blue.
∗ Tiến hành:
- Pha endotoxin thành dung dịch chuẩn có nồng độ chuẩn 1 EU/1ml.
- Dùng phiến nhựa 96 giếng để thực hiện phản ứng với hợp chất lysate.
- Dùng băng keo dán phiến và ủ trong thời gian 45 phút ở nhiệt độ 37
0
C
∗ Đọc kết quả:
- Dùng micropipete cho vào tất cả các giếng 10 µl dung dịch nhuộm màu
Bromthymol blue 0,25%
- Nhuộm gel ở nhiệt độ phòng trong thời gian 2 phút. Đọc kết quả
- Phản ứng dương tính: Lysate tạo thành gel, khi nhuộm màu tạo thành hình
tròn màu xanh dính trên đáy phiến. Mẫu thử có Endotoxin vàdựa vào mẫu chuẩn ta

tính được nồng độ Endotoxin
-
Phản ứng âm tính: Lysate không tạo thành gel, dung dịch nhuộm sẽ chảy
xuống dưới. Mẫu thử không có Endotoxin.
2) Kiểm tra vi sinh (phương pháp màng lọc)
∗ Nguyên lý
: Đặt màng lọc sau khi đã lọc một thể tích nước nhất định lên trên
đĩa môi trường có chứa Lactose, nuôi cấy ở 35 ÷ 37
0
C để xác định vi sinh vật tổng số,
E.coli, Pseudomonas
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đề tài tốt nghiệp 2005
- 24 -
 Tiến hành:
- Các vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn E.coli có thể mọc trên các môi trường dinh
dưỡng chọn lọc. Sử dụng màng lọc, lọc 100 ml nước cất , sau đó đặt màng lọc
lên đĩa môi trường
- Đếm số khuẩn lạc trên các đĩa môi trường sau khi nuôi cấy.






















PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Đề tài tốt nghiệp 2005
- 25 -
PHẦN III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

THẢO LUẬN







3.1. Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu hoá học và vi sinh nước máy thành phố (M1)
Tiến hành lấy mẫu nước máy thành phố Nha Trang trực tiếp tại các vòi nước
máy và tại bể chứa ở Viện Văcxin Nha Trang, lịch lấy mẫu 1 lần / 1 tháng. Kết quả là
trung bình chung giữa các vị trí lẫy mẫu được thể hiện ở bảng 1
3.2. Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu hoá học mẫu nước qua cột lọc 5 µm (M2)

Tiến hành lấy mẫu nước (M2) tại van lấy mẫu sau cột lọc 5 µm với tần suất 1
lần / 1 tháng. Kết quả được thể hiện ở bảng 2
3.3. Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu hoá học mẫu nước sau cột lọc 1
µ
m (M3)
Tiến hành lấy mẫu nước (M3) tại van lấy mẫu sau cột lọc 1
µ
m với tần suất lấy
mẫu là 1 lần / 1 tháng. Kết quả được thể hiện ở bảng 3
3.4. Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu lý hoá và vi sinh mẫu nước sau hệ thống thẩm
thấu ngược RO (M4)
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

×