Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Bồi dưỡng ngữ văn: Nguyễn Du và Truyện Kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 20 trang )

Dương Văn Dũng – Trường THCS Thiệu Dương
Bài giảng:
GIỚI THIỆU NGUYỄN DU VÀ TRUYỆN KIỀU
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp các em:
- Có được những hiểu biết cơ bản về đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác
Truyện Kiều.
- Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung, nghệ thuật của
Truyện Kiều.
- Từ đó vận dụng kiến thức đã học để tự làm các bài tập
A/ GIỚI THIỆU TÁC GIẢ - TÁC PHẨM :
Nguyễn Du là một tác giả tiêu biểu của nền văn học Việt Nam cuối thế kỉ XVIII
đầu thế kỉ XIX.
Ông sinh năm 1765 mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê
ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh ra ở Thăng Long.
1/ Gia đình – quê hương:
- Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình thuộc dòng dõi đại quý tộc phong
kiến, nhiều đời làm quan, giàu truyền thống văn học. Thân sinh ông là Hoàng Giáp
Nguyễn Nghiễm (1708 – 1776), làm quan đến chức tể tướng ở triều Lê. Mẹ ông là bà
Di động: 0976 192 579 Email:
1
Dương Văn Dũng – Trường THCS Thiệu Dương
Trần Thị Tần (1740 – 1778), vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm người xứ Kinh Bắc, đẹp
nổi tiếng, giỏi dân ca hát xướng. Ngay từ ấu thơ, tâm hồn Nguyễn Du được nuôi
dưỡng một phần do ảnh hưởng trực tiếp từ mẹ. Nguyễn Khản ( anh cùng cha khác mẹ
) làm quan thượng thư dưới triều Lê – Trịnh, là người giỏi thơ phú. Duy sản quý báu
nhất của dòng tộc, gia đình để lại cho Nguyễn Du là nền học vấn uyên bác và khuynh
hướng đi vào sáng tạo nghệ thuật.
- Hà Tĩnh và Thăng Long đều là những vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn
hoá đã nuôi dưỡng tâm hồn nghệ thuật của Nguyễn Du.
2/ Thời đại:


Nguyễn Du sống trong một thời đại lịch sử đầy biến động.
- Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến khủng hoảng trầm
trọng, giai cấp thống trị thối nát, tham lam, tàn bạo, các tập đoàn phong kiến ( Lê –
Trịnh; Trịnh – Nguyễn ) chém giết lẫn nhau. Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt.
- Các phong trào khởi nghĩa nông dân nổ ra rộng khắp, đỉnh cao là phong trào
Tây Sơn.
=> Những biến động lịch sử đó đã tác động tới tư tưởng, tình cảm, nhận thức
của Nguyễn Du. Vì vậy, ông đã hướng ngòi bút vào hiện thực để phản ánh, để thể
hiện và bộc lộ cảm xúc cũng như thái độ của mình. Những điều ông viết ra là những
điều ông trông thấy, ông cảm thấy và xúc động, đau đớn trước những hiện thực đó:
“ Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
3/ Cuộc đời:
Cuộc đời Nguyễn Du chìm nổi sóng gió, đầy mâu thuẫn và bi kịch.
* Nguyễn Du mồ côi cha lẫn mẹ từ sớm. Ông ở với người anh là Nguyễn Khản.
Đời sống của người anh tài hoa phong nhã, lớn hơn ông 31 tuổi này cũng đã ảnh
hưởng tới nhà thơ.
* Lúc trưởng thành:
- Khi Nguyễn Khản gặp nạn (Sau vụ án Canh Tý năm 1780 Nguyễn Khản bị
cắt chức và bị giam; Khi Trịnh Tông lên ngôi Chúa, Nguyễn Khản được giữ chức Lại
bộ thượng thư, nhưng kiêu binh lại nổi loạn chống lại…; tư dinh của Nguyễn Khản bị
cháy…), Nguyễn Du đã phải lưu lạc nơi đất Bắc ( ở quê vợ Thái Bình ) suốt 10 năm
trời ( 1786 – 1796 ). Mười năm ấy, tâm trạng của ông vừa ngơ ngác vừa buồn chán,
hoang mang bi phẫn.
- Khi Tây Sơn tấn công ra Bắc (1786), ông phò Lê chống lại Tây Sơn
nhưng không thành. Năm 1796, định vào Gia Định theo Nguyễn Ánh chống lại Tây
Sơn nhưng bị bắt giam 3 tháng rồi được thả.
- Từ năm 1797 đến năm 1802, ông ở ẩn tại quê nhà, làm “ dân chài biển
nước Nam”, “ phường săn núi Hồng”. Năm 1802, sau khi lật đổ triều Tây Sơn,
Nguyễn Ánh lên ngôi vua, trọng Nguyễn Du có tài đã mời ông ra làm quan. Từ chối

không được, bất đắc dĩ ông làm quan cho triều Nguyễn.
* Năm 1820, chuẩn bị đi sứ sang Trung Quốc lần 2 thì ông bị nhiễm bệnh, ốm rồi
mất.
Di động: 0976 192 579 Email:
2
Dương Văn Dũng – Trường THCS Thiệu Dương
(lăng mộ Nguyễn Du ở Hà Tĩnh)
Cuộc đời chìm nổi, gian truân, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều hạng người đã giúp
ông có một vốn sống rất phong phú, có nhận thức sâu rộng, đồng cảm với nỗi thống
khổ của nhân dân. Điều này thể hiện rất rõ qua Truyện Kiều. Mộng Liên Đường khi
viết lời tựa cho Truyện Kiều đã nhận định: Lời văn tả ra hình như có máu chảy đầu
ngọn bút, nước mắt thấm ở trên trang giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía,
ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột. Tố Như dụng tâm đã khổ , tự sự đã khéo, tả cảnh
cũng hệt, đàm tình đã thiết. Nếu không phải con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng
nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có bút lực ấy.
=> Chính gia đình, thời đại, cuộc đời đã kết tinh ở Nguyễ Du một thiên tài kiệt
xuất. Nhân kỉ niệm 200 năm ngày sinh của ông (năm 1965), ông đã được Tổ chức
văn hoá-giáo dục thế giới ( Unesco) công nhận là danh nhân văn hoá thế giới.
• Tác phẩm chính:
- Tác phẩm chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp
lục.
Ba tập thơ chữ Hán thì "Thanh hiên thi tập" gồm 78 bài, là lời trăn trở chốn
long đong, là tâm sự, là thái độ của nhà thơ trước cảnh đời loạn lạc. Sau năm 1805,
những sáng tác thơ của ông tập hợp trong tập “Nam Trung tạp ngâm” gồm 40 bài đầy
cảm hứng của tâm sự, nỗi niềm u uất. Bắc hành tạp lục là tập hợp những sáng tác từ
những năm 1813-1814, trong dịp nhà thơ đi xứ Trung Quốc.
- Tác phẩm chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn…. -> Qua các tác phẩm
này, ông ngợi ca vẻ đẹp và trí tuệ của con người, đồng cảm với bi kịch, đồng tình với
những ước mơ, khát vọng của của con người, lên án chế độ bạo tàn. Bút pháp của ông
chịu ảnh hưởng của thi pháp văn chương cổ điển.

B/ TRUYỆN KIỀU:
Di động: 0976 192 579 Email:
3
Dương Văn Dũng – Trường THCS Thiệu Dương
Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyện thơ Nôm, là đỉnh cao của tư
tưởng nhân văn chủ nghĩa.
1/ Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện Kiều được sáng tác trong thời kì đầu Nguyễn Du ra làm quan triều
Nguyễn ( khoảng những năm 1805 – 1809 ), sau khi phải trải qua 15 năm gió bụi với
bao cay đắng đoạn trường. Ban đầu, tác phẩm được đặt tên là: Đoạn trường tân thanh
( Tiếng kêu mới đau đứt ruột). Về sau, nhân nhân ta gọi là: Truyện kiều. Tác giả đặt
nhan đề là Đoạn trường tân thanh là dựa vào chủ đề của tác phẩm, còn Truyện Kiều
là nhan đề đặt theo tên nhân vật trung tâm của truyện.
2/ Nguồn gốc:
Truyện Kiều được Nguyễn Du sáng tác dựa theo cốt truyện “Kim Vân Kiều
truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân ( Trung Quốc) . Văn học trung đại có tính sùng cổ
nên việc vay mượn cốt truyện không có gì là đặc biệt, mà đây là biểu hiện của sự coi
trọng quá khứ, coi trọng cái khởi nguồn. Tuy nhiên, Nguyễn Du không bê nguyên mà
ông đã tiếp thu với sự sáng tạo rất lớn.
Đặc điểm Kim Vân Kiều truyện Truyện Kiều
Ngôn ngữ Hán
Nôm
( Đỉnh cao của ngôn ngữ
Tiếng Việt)
Thể loại Tiểu thuyết chương hồi, gồm
20 hồi
Truyện thơ Nôm, gồm 3254
câu thơ lục bát
Phương thức
biểu đạt chính

Tự sự Trữ tình
Sự kiện, chi
tiết
- Có quá nhiều sự kiện rườm
rà, thậm chí thô kệch.
- Ít đi sâu miêu tả nội tâm, chỉ
chú trọng cốt truyện, nhân vật,
sự kiện
- Lược bỏ nhiều chi tiết rắc
rối, tác phẩm coi trọng hàm
xúc.
- Thêm vào nhiều chi tiết tả
cảnh, tả tình, đi sâu khai thác
thể hiện nội tâm làm rõ những
biểu hiện tâm trạng, khắc sâu
tính cách nhân vật
Di động: 0976 192 579 Email:
4
Dương Văn Dũng – Trường THCS Thiệu Dương
3/ Bố cục:
Truyện Kiều gồm 3254 câu thơ lục bát được chia làm ba phần. Kết cấu về hình
thức giống cổ tích và Kim Vân Kiều truyện: Gặp gỡ - tai biến – đoàn tụ. Đây là kết
thúc có hậu, nhưng nhìn sâu vào kết thúc của Truyện Kiều thì đó lại là một kết thúc
bi kịch. Vì Kiều gặp lại người yêu nhưng không gặp lại tình yêu, chuyển từ tình vợ
chồng thành tình bạn bè. Kiều thực chất vẫn cô đơn…Điều này càng làm tăng giá trị
tố cáo xã hội của tác phẩm.
4/ Tóm tắt tác phẩm:
• Phần 1: Gặp gỡ và đính ước:
Dưới thời Gia Tĩnh, triều Minh, ông bà Vương viên ngoại ở Bắc Kinh
sinh được 3 người con, hai gái , một trai.

Hai chị em Kiều có nhan sắc “ mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười” và đã đến
“tuần cập kê”.
Vào dịp tết thanh minh, ba chị em đi chơi xuân, gặp mộ Đạm Tiên, Thuý Kiều
thắp hương và khóc thương. Lúc ra về khi bóng chiều đã ngả, họ gặp Kim Trọng –
một chàng văn nhân “ vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”.
Đêm về Kiều mơ thấy Đạm Tiên đến và báo trước cuộc đời sóng gió mà nàng sẽ gặp
phải.
Về phần Kim Trọng , chàng đã tìm cách dọn đến ở gần nhà Thuý Kiều. Một
lần, chàng Kim bắt được chiếc thoa rơi . Chàng mang trả cho thuý Kiều và nhân đó
bày tỏ tình cảm với nàng. Hai người đã ước hẹn, thề nguyền sẽ gắn bó với nhau “
trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”. Sau đó, Kim Trọng nhận được thư nhà,
chàng phải vội vàng về Liễu Dương “ hộ tang” chú.
• Phần 2: Gia biến và lưu lạc:
Di động: 0976 192 579 Email:
5
Dương Văn Dũng – Trường THCS Thiệu Dương
Thằng bán tơ vu oan, gia đình Kiều gặp gia biến.Cha và em trai Kiều bị bắt, bị
tra tấn. Bọn sai nha - đầu trâu mặt ngựa ập đến đập phá nhà cửa tan hoang, “ Sạch
sành sanh vét cho đầy túi tham”. Để cứu cha và em trai,Thuý Kiều phải bán mình cho
Mã Giám Sinh lấy tiền lo lót. Trong đêm trước khi ra đi Kiều đã trao duyên cho Thuý
Vân.
Trên đường đi, Kiều bị Mã Giám Sinh làm nhục. Sau đó, hắn đưa nàng vào lầu xanh
của mụ Tú Bà. Kiều tự vẫn nhưng không chết. Nàng được Đạm Tiên báo mộng là
phải đến sông Tiền Đường sau này mới hết kiếp đoạn trường. Mụ Tú Bà dỗ dành
Kiều ra ở Lầu Ngưng Bích để đợi gả chồng nhưng thực chất là để bày mưu, tính kế
lừa gạt nàng.
Di động: 0976 192 579 Email:
6
Dương Văn Dũng – Trường THCS Thiệu Dương
Mụ thuê Sở Khanh lừa Kiều, rủ Kiều đi chốn. Trên đường chạy chốn, nàng bị Tú Bà

bắt về và đánh đập rã man. Mụ ép nàng phải sống kiếp đời ô nhục.
Tại lầu xanh, Thuý kiều được Thúc Sinh, một khách làng chơi ngất ngây trước
vẻ đẹp của nàng, chuộc ra và lấy làm vợ lẽ. Hoạn Thư- vợ cả Thúc Sinh - ghen tuông
lập mưu bắt nàng về Vô Tích, bắt nàng về gãy đàn hầu rượu vợ chồng ả… Thuý Kiều
đau đớn xót xa. Trương Sinh cũng vậy nhưng không làm gì được. Kiều xin ra ở Quan
Âm Các. Sau đó, Kiều bỏ chốn, náu nhờ ở chùa Giác Duyên. Giác Duyên sợ liên luỵ,
gửi Kiều ở nhà Bạc Bà. Bạc Bà ép gả nàng cho cháu là Bạc Hạnh. Bạc Hạnh là tay
buôn người. Kiều lại rơi vào lầu xanh lần 2.
Ở lầu xanh, Kiều lại phải tiếp khách làng chơi. Nhưng lúc nào, nàng cũng có ý
thức giữ gìn phẩm giá của mình. Từ Hải là người anh hùng nổi dậy chống lại triều
đình, nghe tiếng nàng, đã đến lầu xanh và chuộc kiều ra khỏi chốn này. Sau khi chuộc
Kiều ra, Từ Hải đã cưới nàng làm vợ “Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cỡi rồng”.
Di động: 0976 192 579 Email:
7
Dương Văn Dũng – Trường THCS Thiệu Dương
(Kiều gặp Từ Hải)
Một năm sau, Từ Hải đã có mười vạn tinh binh, rạch đôi sơn hà, lập nên một triều
đình: “ Năm năm hùng cứ một phương hải tần”. Từ Hải đã giúp Kiều báo ân báo
oán.
Triều đình cử Hồ Tôn Hiến đi đánh dẹp Từ Hải. Do mắc mưu hắn nên Từ Hải
bị giết. Kiều bị Hồ Hồ Tôn Hiến ép hầu đàn, hầu rượu…nhưng nghĩ về trọng trách
của mình nên hắn ép gả nàng cho thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều trẫm mình
xuống sông Tiền Đường. Nhưng nàng được sư Giác Duyên cứu và lần thứ 2 nương
nhờ cửa Phật.
• Phần 3: Đoàn tụ:
Lại nói về Kim Trọng, sau nửa năm về Liễu Dương hộ tang chú, chàng trở
lại Bắc Kinh, tìm đến vườn Thuý. Kim Trọng kết duyên với Thuý Vân. Tuy vậy, lòng
chàng vẫn luôn hướng về Kiều. Kim Trọng và Vương Quan thi đỗ, được bổ đi làm
quan. Kim Trọng luôn đi tìm, hỏi thăm tin tức về Kiều. Nghe tin Kiều đã trẫm mình
xuống sông Tiền Đường, cả gia đình đến đó lập đàn giải oan cho Kiều. Bất ngờ vãi

Giác Duyên đi qua và cho biết Kiều còn sống, đang tu ở chùa.
Kiều gặp lại gia đình và chàng Kim sau 15 năm trời lưu lạc. Trong bữa tiệc
đoàn viên, cả nhà khuyên nàng nối lại duyên xưa. Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối
lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai người cùng nguyện ước “ duyên đôi lứa cũng
là duyên bạn bầy”.
5/ Đề tài:
Truyện Kiều viết về đề tài “ hồng nhan bạc mệnh”. Đây là đề tài lớn vì các văn sĩ
thường dành nhiều tình cảm cho họ.
6/ Đại ý:
Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo; là tiếng nói
thương cảm trước số phận bi kịch của con người, tiếng nói lên án những thế lực xấu
xa và khẳng định tài năng, phẩm chất, thể hiện khát vọng chân chính của con người.
Di động: 0976 192 579 Email:
8
Dương Văn Dũng – Trường THCS Thiệu Dương
7/ Giá trị của của Truyện Kiều:
a/ Giá trị nội dung:
a1/ Giá trị tố cáo hiện thực:
Truyện Kiều lấy bối cảnh xã hội Trung Quốc, thời Minh nhưng những gì mà tác
phẩm phản ánh lại giúp chúng ta thấy trọn vẹn bức tranh hiện thực thu
nhỏ về xã hội phong kiến Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX đầy rẫy
những bất công, vô lí, thối nát và tàn bạo. Ở đó, số phận con người rất bi thảm bởi
thế lực cường quyền và thế lực đồng tiền.
* Về tầng lớp quan lại phong kiến: Truyện Kiều đã phản ánh rất chân thực bộ mặt
thật của nó. Từ quan lớn đến quan bé, từ quan ông đến quan bà đều có chung một bản
chất: bất tài, Tham lam, tàn ác, vô lương tâm…
+ Thằng bán tơ vu oan cho gia đình Thuý Kiều, quan lại chẳng truy xét sự
tình, “ sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao”, người nách trước, kẻ tay dao, “đầu trâu
mặt ngựa” xông vào nhà nàng bắt đánh, trói cha và em trai, rồi :
“ Đồ tế nhuyễn, của riêng tây

Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham”
Sai nha như lũ cướp ô hợp thừa dịp cướp bóc dân lành.
+ Quan xử kiện Vương Ông cũng chẳng khác bọn sai nha nhiều lắm. Việc
đầu tiên, hắn làm là tra hình tàn bạo:
“Rường cao rút ngược dây oan
Dẫu là đá, cũng nát gan, lọ người”
Công lý mà hắn xử không phải là lẽ phải, lẽ công bằng mà chỉ duy nhất vì đồng tiền.
Ai có tiền thì hắn xử công lí cho người đó. Muốn cứu Vương Ông và Vương Quan ra
khỏi chốn ngục tù thì phải “ có ba trăm lạng việc này mới xuôi”. Với con dân của
quan phụ mẫu thì lấy đâu ra chừng ấy tiền để mà lo lót. Họ chỉ còn cách bán mình mà
thôi.
+ Còn tên quan xử vụ Thúc Ông thì xử hết sức vô lí và vô trách nhiệm:
“ Một là cứ phép ra hình
Hai là lại cứ lầu xanh phó về”
+ Mẹ con Hoạn Thư, đại diện cho tầng lớp quan bà trong xã hội lại gian
ngoan, xảo quyệt:
“ Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nhan hiểm giết người không dao”
Trong nhà còn nuôi một bầy đầy tớ sẵn sàng làm những việc sai khiến, bất chấp cả
đạo lí.
+ Hồ Tôn Hiến, tên quan cao nhất trong Truyện Kiều, được giới thiệu “ kinh
luân gồm tài” nhưng thực chất lại bất tài, tráo trở, độc ác, dâm ô, vô liêm sỉ nhất.
* Bên cạnh phê phán tầng lớp quan lại, sai nha, tác phẩm còn phản ánh gay gắt
thế lực đồng tiền. Nó tác oai tác quái trong xã hội. “Quan lại vì tiền mà bất chấp công
lí; sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông; Tú Bà, Mã Giám Sinh vì tiền mà
làm nghề buôn thịt bán người; Khuyển Ưng vì tiền mà lao vào tội ác. Cả xã hội chạy
theo tiền” (Hoài Thanh). Đồng tiền, nó có một sức mạnh ghê gớm:
“Trong tay sẵn có đồng tiền
Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì”
Di động: 0976 192 579 Email:

9
Dương Văn Dũng – Trường THCS Thiệu Dương
Đồng tiền huỷ hoại nhân phẩm con người, len lỏi vào mọi tầng lớp trong xã hội.
Nguyễn Du đã phê phán gay gắt thế lực đồng tiền, chủ yếu là đồng tiền trong tay bọn
quan lại, sai nha, bọn buôn thịt bán người…chuyên làm việc xấu để kiếm tiền bất
chính. Dường như chúng coi việc kiếm tiền là mục đích sống chứ không phải là
phương tiện để sống nữa.
* Một góc hiện thực khác của xã hội nữa cũng khiến chúng ta đau lòng, đó là các nhà
chứa mọc khắp nơi, mà điển hình là lầu xanh của mụ Tú Bà.
* Sống trong một xã hội như thế, những người dân lương thiện luôn gặp những bất
công, vô lí, bị chà đạp, bị vùi dập đến bước đường cùng. Số phận của họ luôn đau
khổ, bất hạnh, tiêu biểu cho kiếp người đó là Thuý Kiều. Thuý Kiều là người tài sắc
vẹn toàn. Vậy mà cuộc đời nàng lại lênh đênh, chìm nổi kiếp đoạn trường suốt mười
lăm năm trời, chịu biết bao cay đắng, tủi nhục, “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”;
cuối cùng, phải trẫm mình xuống sông Tiền Đường.
=> Đó là một hiện thực đen tối, ngột ngạt…

a2/ Giá trị nhân đạo:
Cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Du qua Truyện Kiều là tinh thần nhân đạo cao
cả. Giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện ở một số phương diện sau:
* Lên án các thế lực xã hội phong kiến chà đạp lên quyền sống, lên nhân phẩm …
của con người. Đó chính là đồng tiền, là bọn quan lại bất nhân, tàn bạo đã đẩy Kiều
rơi vào số phận bi kịch.
* Nguyễn Du cảm thương cho số phận bi kịch của con người mà cụ thể là nhân vật
Thuý kiều. Ông đau đớn, xót xa trước nỗi khổ của nàng:
“Đau đớn thay, phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
* Giá trị nhân đạo, nhân văn của Truyện Kiều còn thể hiện ở chỗ: Tác phẩm đã ca
ngợi vẻ đẹp hình thức, phẩm chất và tài năng của con người:
- Trước hết là ca ngợi vẻ đẹp hình thức: Nguyễn Du đã dành những tình cảm

tốt đẹp với những lời văn tuyệt mĩ cho những nhân vật mà ông yêu quý:
+ Tả Thuý Vân:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”
+ Tả Thuý Kiều:
“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
+ Tả Kim Trọng:
“ Tuyết in sắc ngựa câu giòn
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời”
+ Tả Từ Hải:
“ Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”
- Qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã ngợi ca vẻ đẹp nhân phẩm của con người:
+ ngợi ca sự hiếu thảo của Kiều: Nàng đã hi sinh mối tình đầu trong sáng,
đẹp đẽ để bán mình chuộc cha. Sau này rơi vào chốn lầu xanh, Kiều vẫn luôn nhớ về
Di động: 0976 192 579 Email:
10
Dương Văn Dũng – Trường THCS Thiệu Dương
cha mẹ, lo lắng không biết ai thay mình chăm sóc cha mẹ… Đó không phải là do xuất
phát từ chữ hiếu hay sao?
+ Tình nghĩa thuỷ chung của Thuý kiều cũng là một nét đẹp truyền thống.
Cuộc đời của nàng sau này cho dù tan nát với bao cay đắng, đau đớn, xót xa, tủi nhục
ê chề, nhưng trái tim nàng lúc nào cũng hướng về Kim Trọng: “ Dẫu lìa ngó ý còn
vương tơ lòng”
+ Dù rơi vào hoàn cảnh nào, Kiều vẫn có ý thức sâu sắc về nhân phẩm của
mình:
“ Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa
Khi sao phong gấm rủ là

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân”
Kiều đã tự vẫn hai lần chính là vì Kiều là người trọng nhân phẩm, không
chịu sống cuộc đời ô nhục. Kiều luôn khao khát sống nhưng sống là để làm người,
nếu không sống đúng kiếp người thì đành phải chết cho trong sạch, giữ trọn phẩm giá
trước sau như một.
+ nhân hậu, bao dung: Hoạn Thư đã gây cha nàng bao tủi hổ, đau đớn. Vậy
mà trước toà công lý, Kiều vẫn tha bổng Hoạn Thư ; nàng vẫn lo lắng cho người khác
trong khi cuộc đời mình đang trong hoàn cảnh đáng thương
- Nguyễn Du còn hết lòng ca ngợi tài năng của con người:
+ Thuý Kiều không chỉ là một người phụ nữ “nghiêng nước nghiêng
thành” mà còn là người có nhiều tài năng:
“ Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”
+ Từ Hải có tài năng của một người anh hùng:
“Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”,
Hay: “ Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”
- Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều còn thể hiện ở việc khẳng định, đề cao những
khát vọng chân chính của con người:
+ Thông qua nhân vật Kim Trọng và Thuý Kiều, Nguyễn Du đã khẳng định, đề
cao tình yêu tự do của con người:
Thuý Kiều và Kim Trọng tự do đến với nhau, đặc biệt bước chân “xăm
xăm băng lối vườn khuya một mình” của Kiều không chỉ làm cho người xưa mà còn
làm cho chúng ta ngày nay phải ngơ ngác. Dù tình yêu Kim-Kiều có thể tan vỡ nhưng
khát vọng tình yêu không bao giờ tan vỡ. -> Nguyễn Du đã dũng cảm vượt qua bức

tường lễ giáo phong kiến để xây dựng một mối tình Kim – Kiều thật trong sáng, đẹp
đẽ và thuỷ chung biết bao.
+ Khát vọng công lí chính nghĩa:
Di động: 0976 192 579 Email:
11
Dương Văn Dũng – Trường THCS Thiệu Dương
“ Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha”
Tiếng gọi ấy là tiếng gọi của công lí chính nghĩa. Nguyễn Du đã xây dựng hình
tượng người anh hùng Từ Hải có tài cao, chí lớn có sức mạnh để đạp bằng mọi bất
công, ngang trái trong xã hội là để thể hiện khát vọng ngàn đời của nhân dân. Xã hội
trong Truyện Kiều là một xã hội bất công , tàn nhẫn mà ở đó biết bao thế lực đen tối
chà đạp lên quyền sống hạnh phúc của con người. Những người lương thiện như Kiều
luôn phải chịu kiếp đời cay đắng. Từ Hải đã làm được cái điều mà trước đây không ai
làm được, đó là đưa Thuý Kiều từ thân phận của một gái lầu xanh trở thành một bậc
mệnh phụ phu nhân, từ một nạn nhân lên cầm cán cân công lí để đền ơn người lương
thiện sống nhân nghĩa và trừng trị những kẻ bạo tàn, gian ác giữa thanh thiên bạch
nhật.
b/ Giá trị nghệ thuật:
* Thể loại:
- Truyện Kiều là một thành tựu đặc sắc nhất của thể loại thơ Nôm bác học.
Đây là thể loại đặc biệt có sự kết hợp giữa yếu tố truyện và thơ, tự sự và trữ tình.
- Ở tác phẩm này, Nguyễn Du đã rất thành công trong việc sử dụng thể thơ dân
tộc: thể thơ lục bát. Thể lục bát của Truyện Kiều vừa mang yếu tố bình dị dân dã
(mộc mạc chân chất như ca dao), vừa uyển chuyển, nhịp nhàng cân đối, vừa chau
chuốt, điêu luyện, giàu tính biểu cảm, biểu nghĩa của văn học bác học. Đến Truyện
kiều thể thơ lục bát đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ.
* Ngôn gữ: Ngôn ngữ Truyện Kiều là ngôn ngữ thơ ca, vừa giàu hình tượng, giàu
âm hưởng nhạc điệu, vừa có khả năng gợi cảm đặc biệt. Nó có sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học. Nguyễn Du đã vận dụng rất

thành công lời ăn tiếng nói của nhân dân (ca dao, dân ca, thành ngữ…) kết hợp với
việc sử sử dụng các điển tích, điển cố của văn học Trung Quốc. Chính sự kết hợp này
đã giúp tác giả tả cảnh, tả tình, khắc hoạ tính cách nhân vật làm cho lời thơ thêm
mượt mà, giản dị nhưng tinh tế, sâu sắc.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
Truyện Kiều có hai tuyến nhân vật: thiện – ác. Mỗi tuyến nhân vật, Thi hào
Nguyễn Du lại dùng một bút pháp riêng để khắc hoạ.
Di động: 0976 192 579 Email:
12
Dương Văn Dũng – Trường THCS Thiệu Dương
Với nhân vật phản diện: Ông sử dụng bút pháp tả thực sắc sảo để làm nổi bật
bản chất xấu xa của chúng:
+ Mã Giám Sinh:
“ Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”
+ Mụ Tú bà thì:
“ Thoáng trông nhờn nhợt màu da
Ăn chi cao lớn đẫy đà làm sao”
Cách sử dụng ngôn ngữ tả để thể hiện loại nhân vật này cũng rất chân thực. Ông chỉ
cần dùng một từ ngữ đã có thể lột tả cả tính cách của nhân vật. Với một từ “lẻn” , tác
giả đã lột được tính cách của Sở Khanh; hay với từ “tót”, ông đã tả được tính cách
nhân vật Mã Giám Sinh.
Với nhân vật chính diện: Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng, lí
tưởng hoá nhân vật:
+ Tả Thuý Vân:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”
+ Tả Thuý Kiều:

“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
+ Tả Kim Trọng:
“ Tuyết in sắc ngựa câu giòn
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời”
và :
Phong tư tài mạo tót vời
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”
+ Tả Từ Hải:
“ Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao”
Mỗi nhân vật đều được khắc hoạ với những đặc điểm, tính cách riêng rất
sinh động.
Nghệ thuật miêu tả tả tâm lí nhân vật cũng rất tinh diệu. Nhà nghiên cứu
Phan Ngọc cho rằng: Truyện Kiều là cuốn tiểu thuyết của hàng ngàn tâm trạng. Thầy
Lê Quốc Lập nhận định: “Những diễn biến tâm lý nhân vật được khai thác triệt để,
làm cho nhân vật trở nên có sức sống, chân thực, sinh động như bản thân đời sống:
Kiều dịu dàng kín đáo, xông xáo quyết liệt, bâng khuâng rạo rực, lưu luyến thiết tha,
băn khoăn lo lắng, khắc khoải chờ mong, buồn thương da diết, bi quan thất vọng,
phẫn uất căm hờn…”.
* Nghệ thuật tả cảnh thiên:
Trong lịch sử văn học trung đại, Nguyễn Trãi và Nguyễn Du là hai tác giả
viết nhiều về thiên nhiên. Mỗi người đều có cách cảm nhận riêng. Nhưng nhìn
Di động: 0976 192 579 Email:
13
Dương Văn Dũng – Trường THCS Thiệu Dương
chung, cảnh nào cũng đẹp, cảnh nào cũng thơ. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du
đã để lại cho đời những bức tranh phong cảnh tuyệt tác:
Cảnh mùa xuân:
“ Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Cảnh mùa hạ:
“Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông”
Cảnh mùa thu:
“ Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”
* Thông qua việc miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Du gợi lên tâm trạng, tình cảm
con người (chỉ dùng với nhân vật chính diện). Khi tâm trạng nhân vật có diễn
biến phức tạp, khó diễn thành lời thì thi nhân mượn thiên nhiên trữ tình làm
ngôn ngữ để diễn tả chính xác, sinh động và tinh tế trạng thái tâm hồn của họ:
Khi diễn tả tâm trạng của nhân vật trong buổi chia tay giữa Thuý Kiều
và Kim Trọng, Nguyễn Du viết:
Bóng tà như giục cơn buồn
Khách đà lên ngựa, người còn ghé theo
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
Còn đây là cảnh ở lầu Ngưng Bích được tái hiện qua cái nhìn đầy tâm trạng
của Kiều:
“ Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Bao trùm lên bức tranh ấy là tâm trạng buồn-lo, buồn lo cho số phận của mình
không biết sẽ trôi dạt về đâu…
Rõ ràng, những bức tranh ấy không chỉ đơn thuần là cảnh, mà nó được vẽ

bằng tấm lòng người nghệ sĩ, tả cảnh mà ngụ tình. Nó chứa trong đó cả những tư
tưởng nhân văn sâu sắc.
C/ LUYỆN TẬP:
Di động: 0976 192 579 Email:
14
Dng Vn Dng Trng THCS Thiu Dng

1/Tên chữ của Nguyễn Du 5/Họ tên nhân vật chính trong truyện?
2/Một ngời anh hùng cái thế? 6/Tác giả của Kim Vân Kiều truyện?
3/Một văn nhân hào hoa phong nhã? 7/Nơi TK bị Tú bà giam lỏng?
4/Ngời đã 2 lần cứu Kiều? 8/Tên làng quê hơng của Nguyễn Du?
D/ BI TP VN DNG:
1: Em hóy vit mt bi vn ngn gii thiu Nguyn Du v Truyn Kiu.
2: Hóy túm tt v nờu giỏ tr ni dung, ngh thut ca tỏc phm Truyn Kiu
(Nguyn Du).
3: Bng nhng hiu bit ca em v Truyn Kiu, hóy trỡnh by v ngh thut
miờu t v khc ho tớnh cỏch nhõn vt ca Nguyn Du.
4: Qua vic tỡm hiu ct truyn v cỏc on trớch trong SGK Ng vn 9, tp 1,
em hóy phõn tớch nhõn vt Thuý Kiu lm ni bt giỏ tr nhõn o ca Truyn
kiu.

Quý thy cụ v bn no ti bi ging ny hóy dnh thờm mt
chỳt thi gian c bi gii thiu sau ca tụi v hóy tri õn ngi ng ti liu
ny bng cỏch dựng Email v mó s ngi gii thiu ca tụi theo hng dn sau.
Nú s mang li li ớch cho chớnh thy cụ v cỏc bn, ng thi tri õn c vi
ngi gii thiu mỡnh:
Di ng: 0976 192 579 Email:
15
Dương Văn Dũng – Trường THCS Thiệu Dương
Kính chào quý thầy cô và các bạn.

Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi tới quý thầy cô và các bạn lời chúc tốt đẹp
nhất. Khi thầy cô và các bạn đọc bài viết này nghĩa là thầy cô và các bạn đã có thiên
hướng làm kinh doanh
Nghề giáo là một nghề cao quý, được xã hội coi trọng và tôn vinh. Tuy nhiên,
có lẽ cũng như tôi thấy rằng đồng lương của mình quá hạn hẹp. Nếu không phải môn
học chính, và nếu không có dạy thêm, liệu rằng tiền lương có đủ cho những nhu cầu
của thầy cô. Còn các bạn sinh viên…với bao nhiêu thứ phải trang trải, tiền gia đình
gửi, hay đi gia sư kiếm tiền thêm liệu có đủ?
Bản thân tôi cũng là một giáo viên dạy môn Ngữ Văn. vì vậy thầy cô sẽ hiểu
tiền lương mỗi tháng thu về sẽ được bao nhiêu. Vậy làm cách nào để kiếm thêm cho
mình 4, 5 triệu mỗi tháng ngoài tiền lương.
Thực tế tôi thấy rằng thời gian thầy cô và các bạn lướt web trong một ngày cũng
tương đối nhiều. Ngoài mục đích kiếm tìm thông tin phục vụ chuyên môn, các thầy
cô và các bạn còn sưu tầm, tìm hiểu thêm rất nhiều lĩnh vực khác. Vậy tại sao chúng
ta không bỏ ra mỗi ngày 5 đến 10 phút lướt web để kiếm cho mình 4, 5 triệu mỗi
tháng.
Điều này là có thể?. Thầy cô và các bạn hãy tin vào điều đó. Tất nhiên mọi thứ đều
có giá của nó. Để quý thầy cô và các bạn nhận được 4, 5 triệu mỗi tháng, cần đòi hỏi
ở thầy cô và các bạn sự kiên trì, chịu khó và biết sử dụng máy tính một chút. Vậy
thực chất của việc này là việc gì và làm như thế nào? Quý thầy cô và các bạn hãy đọc
bài viết của tôi, và nếu có hứng thú thì hãy bắt tay vào công việc ngay thôi.
Thầy cô chắc đã nghe nghiều đến việc kiếm tiền qua mạng. Chắc chắn là có.
Tuy nhiên trên internet hiện nay có nhiều trang Web kiếm tiền không uy tín
( đó là những trang web nước ngoài, những trang web trả thù lao rất cao ). Nếu là
web nước ngoài thì chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn về mặt ngôn ngữ, những web
trả thù lao rất cao đều không uy tín, chúng ta hãy nhận những gì tương xứng với công
lao của chúng ta, đó là sự thật.
Ở Việt Nam trang web thật sự uy tín đó là : .Lúc đầu bản
thân tôi cũng thấy không chắc chắn lắm về cách kiếm tiền này. Nhưng giờ tôi đã
hoàn toàn tin tưởng, đơn giản vì tôi đã được nhận tiền từ công ty.( thầy cô và các bạn

cứ tích lũy được 50.000 thôi và yêu cầu satavina thanh toán bằng cách nạp thẻ điện
thoại là sẽ tin ngay).Tất nhiên thời gian đầu số tiền kiếm được chẳng bao nhiêu,
nhưng sau đó số tiền kiếm được sẽ tăng lên. Có thể thầy cô và các bạn sẽ nói: đó là
vớ vẩn, chẳng ai tự nhiên mang tiền cho mình. Đúng chẳng ai cho không thầy cô và
các bạn tiền đâu, chúng ta phải làm việc, chúng ta phải mang về lợi nhuận cho họ.
Khi chúng ta đọc quảng cáo, xem video quảng cáo nghĩa là mang về doanh thu cho
Satavina, đương nhiên họ ăn cơm thì chúng ta cũng phải có cháo mà ăn chứ, không
thì ai dại gì mà làm việc cho họ.
Vậy chúng ta sẽ làm như thế nào đây. Thầy cô và các bạn làm như này nhé:
1/ Satavina.com là công ty như thế nào:
Di động: 0976 192 579 Email:
16
Dương Văn Dũng – Trường THCS Thiệu Dương
Đó là công ty cổ phần hoạt động trong nhiều lĩnh vực, trụ sở tại tòa nhà Femixco,
Tầng 6, 231-233 Lê Thánh Tôn, P.Bến Thành, Q.1, TP. Hồ Chí Minh.
GPKD số 0310332710 - do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP.HCM cấp. Giấy phép ICP
số 13/GP-STTTT do Sở Thông Tin & Truyền Thông TP.HCM cấp.quận 1 Thành Phố
HCM.
Khi thầy cô là thành viên của công ty, thầy cô sẽ được hưởng tiền hoa hồng từ
việc đọc quảng cáo và xem video quảng cáo( tiền này được trích ra từ tiền thuê quảng
cáo của các công ty quảng cáo thuê trên satavina)
2/ Các bước đăng kí là thành viên và cách kiếm tiền:
Để đăng kí làm thành viên satavina thầy cô làm như sau:
Bước 1:
Nhập địa chỉ web: vào trình duyệt web( Dùng trình duyệt
firefox, không nên dùng trình duyệt explorer)
Giao diện như sau:

Để nhanh chóng quý thầy cô và các bạn có thể coppy đường linh sau:
/>hrYmail=&hrID=22077

( Thầy cô và các bạn chỉ điền thông tin của mình là được. Tuy nhiên, chức năng
đăng kí thành viên mới chỉ được mở vài lần trong ngày. Mục đích là để thầy cô và
các bạn tìm hiểu kĩ về công ty trước khi giới thiệu bạn bè )

Bước 2:
Click chuột vào mục Đăng kí, góc trên bên phải( có thể sẽ không có giao diện ở
bước 3 vì thời gian đăng kí không liên tục trong cả ngày, thầy cô và các bạn phải thật
kiên trì).
Bước 3:
Di động: 0976 192 579 Email:
17
Dương Văn Dũng – Trường THCS Thiệu Dương
Nếu có giao diện hiện ra. thầy cô khai báo các thông tin:
Thầy cô khai báo cụ thể các mục như sau:
+ Mail người giới thiệu( là mail của tôi, tôi đã là thành viên chính thức):

+ Mã số người giới thiệu( Nhập chính xác) : 00022077
Hoặc quý thầy cô và các bạn có thể coppy Link giới thiệu trực tiếp:
/>hrYmail=&hrID=22077

+ Địa chỉ mail: đây là địa chỉ mail của thầy cô và các bạn. Khai báo địa chỉ thật để
còn vào đó kích hoạt tài khoản nếu sai thầy cô và các bạn không thể là thành viên
chính thức.
+ Nhập lại địa chỉ mail:
+ Mật khẩu đăng nhập: nhập mật khẩu khi đăng nhập trang web satavina.com
+ Các thông tin ở mục:
Thông tin chủ tài khoản: thầy cô và các bạn phải nhập chính xác tuyệt đối, vì thông
tin này chỉ được nhập 1 lần duy nhất, không sửa được. Thông tin này liên quan đến
việc giao dịch sau này. Sai sẽ không giao dịch được.
+ Nhập mã xác nhận: nhập các chữ, số có bên cạnh vào ô trống

+ Click vào mục: tôi đã đọc kĩ hướng dẫn
+ Click vào: ĐĂNG KÍ
Sau khi đăng kí web sẽ thông báo thành công hay không. Nếu thành công thầy cô và
các bạn vào hòm thư đã khai báo để kích hoạt tài khoản. Khi thành công quý thầy cô
và các bạn vào web sẽ có đầy đủ thông tin về công ty satavina và cách thức kiếm tiền.
Hãy tin vào lợi nhuận mà satavina sẽ mang lại cho thầy cô. Hãy bắt tay vào việc đăng
kí, chúng ta không mất gì, chỉ mất một chút thời gian trong ngày mà thôi.
Kính chúc quý thầy cô và các bạn thành công.
Di động: 0976 192 579 Email:
18
Dương Văn Dũng – Trường THCS Thiệu Dương
Nếu quý thầy cô có thắc mắc gì trong quá trình tích lũy tiền của mình hãy gọi
trực tiếp hoặc mail cho tôi:
Người giới thiệu: Dương Văn Dũng
Email người giới thiệu:
Mã số người giới thiệu: 00022077
Quý thầy cô và các bạn có thể coppy Link giới thiệu trực tiếp:

Di động: 0976 192 579
Website:
2/ Cách thức satavina tính điểm quy ra tiền cho thầy cô và các bạn:
+ Điểm của thầy cô và các bạn được tích lũy nhờ vào đọc quảng cáo và xem video
quảng cáo.
Nếu chỉ tích lũy điểm từ chính chỉ các thầy cô và các bạn thì 1 tháng chỉ được
khoảng 1tr.Nhưng để tăng điểm thầy cô cần phát triển mạng lưới bạn bè của thầy cô
và các bạn.
3/ Cách thức phát triển mạng lưới:
- Xem 1 quảng cáo video: 10 điểm/giây. (có hơn 10 video quảng cáo, mỗi video trung
bình 1 phút)
- Đọc 1 tin quảng cáo: 10 điểm/giây. (hơn 5 tin quảng cáo)

_Trả lời 1 phiếu khảo sát.:100,000 điểm / 1 bài.
_Viết bài
Trong 1 ngày bạn chỉ cần dành ít nhất 5 phút xem quảng cáo, bạn có thể kiếm được:
10x60x5= 3000 điểm, như vậy bạn sẽ kiếm được 300đồng .
- Bạn giới thiệu 10 người bạn xem quảng cáo (gọi là Mức 1 của bạn), 10 người này
cũng dành 5 phút xem quảng cáo mỗi ngày, công ty cũng chi trả cho bạn
300đồng/người.ngày.
- Cũng tương tự như vậy 10 Mức 1 của bạn giới thiệu mỗi người 10 người thì bạn có
100 người (gọi là mức 2 của bạn), công ty cũng chi trả cho bạn 300đồng/người.ngày.
- Tương tự như vậy, công ty chi trả đến Mức 5 của bạn theo sơ đồ sau :
- Nếu bạn xây dựng đến Mức 1, bạn được 3.000đồng/ngày
→ 90.000 đồng/tháng.
- Nếu bạn xây dựng đến Mức 2, bạn được 30.000đồng/ngày
→ 900.000 đồng/tháng.
- Nếu bạn xây dựng đến Mức 3, bạn được 300.000đồng/ngày
→ 9.000.000 đồng/tháng.
- Nếu bạn xây dựng đến Mức 4, bạn được 3.000.000đồng/ngày
→ 90.000.000 đồng/tháng.
- Nếu bạn xây dựng đến Mức 5, bạn được 30.000.000đồng/ngày
→ 900.000.000 đồng/tháng.
Tuy nhiên thầy cô và các bạn không nên mơ đạt đến mức 5. Chỉ cần cố gắng để
1tháng được 1=>10 triệu là quá ổn rồi.
Di động: 0976 192 579 Email:
19
Dương Văn Dũng – Trường THCS Thiệu Dương
Như vậy thầy cô và các bạn thấy satavina không cho không thầy cô và các bạn tiền
đúng không. Vậy hãy đăng kí và giới thiệu mạng lưới của mình ngay đi.
Lưu ý: Chỉ khi thầy cô và các bạn là thành viên chính thức thì thầy cô và các bạn mới
được phép giới thiệu người khác.
Hãy giới thiệu đến người khác là bạn bè thầy cô và các bạn như tôi đã giới thiệu

và hãy quan tâm đến những người mà bạn đã giới thiệu và chăm sóc họ( khi là thành
viên thầy cô và các bạn sẽ có mã số riêng).Khi giới thiệu bạn bè hãy thay nội dung ở
mục thông tin người giới thiệu là thông tin của thầy cô và các bạn. Chúc quý thầy cô
và các bạn thành công và có thể kiếm được 1 khoản tiền cho riêng mình.
Người giới thiệu: Dương Văn Dũng
Email người giới thiệu:
Mã số người giới thiệu: 00022077
Quý thầy cô và các bạn có thể coppy Link giới thiệu trực tiếp:

Di động: 0976 192 579
Website:
Di động: 0976 192 579 Email:
20

×