Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

nghiên cứu công tác quản trị sản xuất tại công ty cổ phần xây dựng việt á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.79 KB, 106 trang )

1
MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
MỤC LỤC BẢNG 4
MỤC LỤC VỀ SƠ ĐỒ 5
LỜI CẢM ƠN 6
LỜI NÓI ĐẦU 7
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. 7
2. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
3. Đối tượng nghiên cứu. 8
CHƯƠNG 1. 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 9
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN. 9
1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ SẢN XUẤT . 9
1.1.2. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TÁC NGHIỆP . 9
1.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ĐỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT: 11
1.3. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT: 12
1.3.1. HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP 12
1.3.1.1. Khái niệm: 12
1.3.1.2. Các chiến lược trong hoạch định tổng hợp 13
1.3.2. CÔNG TÁC RA QUYẾT ĐỊNH VỀ CÔNG NGHỆ 14
1.3.2.1 Các loại quá trình công nghệ: 14
1.3.2.3 Ra quyết định về công suất, lựa chọn máy móc, thiết bị. 15
1.3.3 CÔNG TÁC RA QUYẾT ĐỊNH VỀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG 16
1.3.3.1 Khái niệm về bố trí mặt bằng: 16
1.3.3.2 Tiêu chuẩn một mặt bằng được bố trí tốt 17
1.3.4. CÔNG TÁC RA QUYẾT ĐỊNH VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU 18
1.3.4.1 Nguyên tắc và những căn cứ để xây dựng kế hoạch: 18
1.3.4.2 Nội dung của kế hoạch tiến độ mua nguyên vật liệu: 19
1.3.4.3 Cấu trúc của hệ thống hoạch định nhu cầu vật liệu 19


1.3.5 LẬP LỊCH TRÌNH SẢN XUẤT 20
1.3.5.1 Sắp xếp thứ tự ưu tiên trong sản xuất. 20
1.3.5.2 Nguyên tắc phân công công việc cho các nhà máy. 21
1.3.6. TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 21
1.3.6.1 Tổ chức sản xuất về mặt không gian và thời gian. 22
1.3.6.2 Các phương pháp tổ chức sản xuất: 23
1.3.7. QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG 26
1.3.7.1 Một số khái niệm. 26
1.3.7.2 Mục tiêu của quản trị chất lượng. 27
1.3.7.3 Các nguyên tắc của quản trị chất lượng 27
1.3.7.4 Nhiệm vụ của công tác quản trị chất lượng 27
CHƯƠNG II: 29
2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG VIỆT Á 29
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY. 29
2.1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 29
2.1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG 30
2.1.2.1. Chức năng 30
2.1.2.2. Nhiệm vụ. 30
2.1.2.3. Nguyên tắc hoạt động 30
2.1.3. CỞ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 31
2.2.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý. 31
2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 31
2.1.4. ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO TRONG QUÁ TRÌNH
SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY 35
2.1.4.1. Tình hình lao động: 35
2.1.4.2. Tình hình máy móc thiết bị: 37
2.1.4.3 Tình hình vật tư 40
2.1.4.4. Tình hình vốn: 44

2.1.5 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 45
2.1.5. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG
TRONG THỜI GIAN TỚI 48
2.1.5.1 Thuận lợi: 48
2.1.5.2 Khó khăn: 49
2.1.5.3 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới: 49
2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TAC SQUẢN TRỊ SẢN
XUẤT 50
2.2.1. Nhân tố bên ngoài 50
2.2.2. Nhân tố bên trong 51
2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY CỔ PẦN XÂY DỰNG VIỆT Á: 53
2.3.1ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH 53
2.3.2 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ 57
2.3.2.1 Công tác thu mua vật tư. 57
2.3.1.2. Hoạt động cấp phát vật tư trong Công ty. 60
2.3.1.3 Đánh giá công tác quản lý vật tư tại công ty 61
2.3.1.4 Đánh giá công tác thanh quyết toán nguyên vật liệu. 61
2.3.1.5. Đánh giá công tác quản trị vật tư tồn kho. 61
2.3.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÁY MÓC THIẾT BỊ 62
2.3.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC BỐ TRÍ MẶT BẰNG 65
2.3.4.1 Nội dung của công tác bố trí mặt bằng: 65
2.3.5 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP LỊCH TRÌNH VÀ TỔ CHỨC SẢN
XUẤT: 68
2.3.5.1 Quy trình tổ chức thi công công trình 68
2.3.6. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG: 91
3
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG 93
2.4.1. Về công tác lập kết hoạch sản xuất, công tác đấu thầu để nhận công trình
93

2.4.2. Về công tác quản lý vật tư. 94
2.4.5. Về công tác bố trí mặt bằng. 96
2.4.6. Về công tác tổ chức sản xuất và lập trình sản xuất. 96
2.4.7. Về công tác quản trị chất lượng 97
2.5. NHẬN ĐỊNH CHUNG. 98
CHƯƠNG 3 100
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SẢN
XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VIỆT Á 100
BIỆN PHÁP 1: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG, ĐÀO TẠO NÂNG
CAO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN VÀ TAY NGHỀ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG.
100
BIỆN PHÁP 2: NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU CỦA CÔNG TY.102
BIỆN PHÁP 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU MUA VẬT TƯ. 103
BIỆN PHÁP 4: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CỦA
CÔNGTY. 104
KẾT LUẬN 106


















4

MỤC LỤC BẢNG
Bảng Nội dung bảng Số
trang
Bảng 2.1 Tình hình số lượng và chất lượng lao động tại Công ty
36
Bảng 2.2 Tình hình tài sản cố định tại Công ty năm 2006, 2007
38
Bảng 2.3 Danh sách máy móc thiết bị thi công đang sử dụng tại
Công ty
39
Bảng 2.4 Danh mục vật tư chủ yếu tại Công ty
40
Bảng 2.5 Danh sách một số nhà cung cấp của Công Ty.
41
Bảng 2.6 Gía một số loại vật tư.
43
Bảng 2.7 Tình hình tồn kho.
43
Bảng 2.8 Tình hình vốn của Công ty qua hai năm 2006, 2007
44
Bảng 2.9 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
45
Bảng 2.10 Kế hoạch 5 năm 2008-2013
55
Bảng 2.11 Gía một số loại vật tư.

59
Bảng 2.12 Tình hình sử dụng một số loại vật tư chính của CT
62
Bảng 2.13 Phân công lao động ở hạng mục thi công phần móng tại
công trình xâydựng trung tâm thương mại Marximark.
71
Bảng 2.14 Chiều sâu hố móng.
72
Bảng 2.15 Độ dốc lớn nhất của mái dốc hào.
73
Bảng 2.16 Độ dốc lớn nhất của mái dốc hào.
74
Bảng 2.17 Chiều dài nối buộc cốt thép.
76
Bảng 2.18 Nối chống cốt thép khi nối buộc khung và lưới
78
Bảng 2.19 Sai lệch cho phép khi cân đong thành phần của bê tông.
80
Bảng 2.20 Thời gian trộn bê tông (phút)
81
Bảng 2.21 Thời gian lưu hổn hợp bê tông trong khi vận chuyển
81
Bảng 2.22 Chiều dài lớp đổ bê tông.
82
Bảng 2.23 Cường đổ bê tông tối thiểu.
87
5

MỤC LỤC VỀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ Nội dung sơ đồ Số trang

Sơ đồ 1.1 Quá trình sản xuất
9
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ chiến lược bố trí mặt bằng
17
Sơ đồ 1.3 Hoạch định nhu cầu vật tư
20
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Việt
Á.
31
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất tại mỗi công trình
33
Sơ đồ 2.3 Quy trình mua vật tư.
57
Sơ đồ 2.4 Cấp phát vật tư.
60
Sở đồ 2.5 Sơ đồ quản lý thiết bị thi công
64
Sơ đồ 2.6 Bố trí mặt bằng tại của dự án xây dựng Trung
Tâm Thương Mại Maximark
66
Sơ đồ 2.7 Quy trình thực hiện thầu và hợp đồng
69
Sơ đồ 2.8 Cơ cấu tổ chức thi công sản xuất
67

Sơ đồ 2.9

Qui trình thực hiện các bước thi công
70














6

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Kinh Tế đã
dìu dắt, giúp đỡ, trang bị cho em những kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội
trong suốt hơn 4 năm học tại trường Đại học Nha Trang. Tất cả những điều đó sẽ là
nền tảng để em tự tin bước vào đời. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
đến cô Võ Hải Thủy cùng các cô chú tại công ty Cổ Phần Xây Dựng Việt Á đã
hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em để hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp.
Cuối cùng, để có được kết quả như ngày hôm nay em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và người thân đã luôn động viên, giúp đỡ em trong
suốt thời gian vừa qua.

Nha Trang, tháng 11 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Sim














7

LỜI NÓI ĐẦU

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, để tồn tại và phát triển trong nền
kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì mỗi doanh nghiệp đều
phải tìm cho mình một hướng đi riêng phù hợp nhất. Điều này giúp doanh nghiệp
phát huy nội lực để khai thác điểm mạnh, khắc phục điểm yếu và tận dụng cơ hội
cũng như né tránh những nguy cơ sẽ gặp phải trong thương trường. Để làm được
điều này doanh nghiệp cần phải có những kế hoạch, chiến lược, sách lược cụ thể để
sử dụng có hiệu quả nhất các yếu tố như: nguyên liệu, vật liệu, máy móc thiết bị và
sức lao động… Từ đó doanh nghiệp mới nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,
thực hiện mục tiêu kinh doanh tổng hợp của mình là làm ăn có lãi. Từ lý do trên, bất
cứ doanh nghiệp nhỏ hay lớn cũng phải có công tác tổ chức sản xuất kinh doanh
hợp lý.
Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Việt Á là một trong những đơn vị sản xuất, đi
vào xây dựng những công trình cho các chủ đầu tư. Đứng trước sự cạnh tranh khốc

liệt về giá, trước những sản phẩm xây dựng của các đối thủ cạnh tranh hiện hữu như
Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Khánh Hòa, Công Ty Kinh Doanh Và Phát Triển Nhà,
Công Ty TNHH Và Đầu Tư, Công Ty Xây Dựng Số 17_ VINACOOEX…, Do đó,
để sản phẩm của Công ty có thể cạnh tranh được trên thị trường thì việc hoàn thiện
công tác quản trị sản xuất là rất cần thiết và vô cùng cấp bách vì nó ảnh hưởng
không nhỏ đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Xuất phát từ tầm qaun trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài cho đồ án tốt nghiệp là
“Nghiên cứu công tác quản trị sản xuất tại Công ty Cổ Phần Xây Dựng Việt Á.”
2. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Mục đích của việc nghiên cứu là đánh giá thực trạng của công tác quản trị sản
xuất tại Công ty để từ đó có thể đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện công
tác quản trị sản xuất phục vụ cho mục tiêu phát triển của Công ty trong tương lai.
8
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu bằng thống kê, phân tích, tổng hợp,
so sánh.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Công tác quản trị sản xuất tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Việt Á. Dựa
trên số liệu thu thập tại Công ty Cổ Phần Xây Dựng Việt Á từ năm 2005 đến năm
2007.
Nội dung đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1:Cơ sở lý luận về công tác quản trị sản xuất.
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị sản xuất tại Công ty Cổ Phần Xây Dựng
Việt Á.
Chương 3: Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị sản xuất tại
Công ty Cổ Phần Xây Dựng Việt Á.
Do hạn chế về vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên báo cáo của em
không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các thầy cô và các cô chú, anh chị tại
Công ty Cổ Phần Xây Dựng Việt Á có những ý kiến nhận xét, góp ý để báo cáo của
em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô Võ Hải Thủy và các cô chú, anh

chị tại Công y Cổ Phần Xây Dựng Việt Á đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho em được thực tập và hoàn thành cuốn đồ án này.
Nha trang, tháng 11 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Sim







9
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.
1.1.1. Khái niệm về sản xuất.
Sản xuất được hiểu là quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Hay nói cách
khác sản xuất là quá trình chuyển hóa đầu vào thành các yếu tố đầu ra dưới dạng
sản phẩm hoặc dịch vụ.














Cung cấp trở lại
Sơ đồ 1.1: Quá trình sản xuất
1.1.2. Khái niệm về quản trị sản xuất và tác nghiệp.
Quản trị sản xuất chính là quá trình thiết kế, hoạch định, tổ chức điều hành
và kiểm tra theo dõi hệ thống sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu sản xuất đã
đề ra.
Cũng giống như các phân hệ khác, hệ thống sản xuất bao gồm nhiều yếu tố
cấu thành, có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ với nhau. Toàn bộ phân hệ sản xuất
được biểu diễn bằng sơ đồ sau:




Đầu vào


- Đất đai
- Lao động
- Vốn
- Thiết bị
- Nguyên vật liệu
- Năng lượng
- Khoa học công nghệ.


Quá trình chuyển
hóa



Doanh nghiệp chuyển
hóa đầu vào thành đầu
ra thông qua sản suất,
hoạt động tài chính và
Marketting
Đầu ra


Máy móc thiết bị, sản
phẩm, công trình xây
dựng, dịch vụ.
Khách hàng
10
Biến đổi ngẫu nhiên

Đầu vào Đầu ra





Thông tin phản hồi
Yếu tố trung tâm của quản trị sản xuất là quá trình biến đổi. Đó là quá trình
chế biến, chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành hàng hóa hoặc dịch vụ mong muốn,
đáp ứng nhu cầu của xã hội. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn
vào việc thiết kế, tổ chức và quản lý quá trình biến đổi này.
Các yếu tố đầu vào rất đa dạng gồm có nguồn tài nguyên thiên nhiên, con
người, công nghệ, kỹ năng quản lý và nguồn thông tin. Chúng là điều kiện cần thiết

cho bất kỳ quá tình sản xuất hoặc dịch vụ nào. Muốn quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp có hiệu quả cần phải tổ chức, khai thác sử dụng các yếu tố đầu
vào hợp lý, tiết kiệm.
Đầu ra chủ yếu gồm hai loại sản phẩm và dịch vụ. Đối với hoạt động cung
ứng dịch vụ, đầu ra được thể hiện dưới dạng khó nhận biết một cách cụ thể như
trong sản xuất. Ngoài những sản phẩm và dịch vụ được tạo ra sau mỗi quá trình sản
xuất, dịch vụ còn có các loại phụ phẩm khác có thể có lợi hoặc không có lợi cho
hoạt động sản xuất kinh doanh, đôi khi đòi hỏi phải có chi phí rất lớn cho việc xử
lý, giải quyết chúng. Chẳng hạn: phế phẩm, chất thải.
Thông tin phản hồi là một bộ phận không thể thiếu trong hệ sản xuất của
doanh nghiệp. Đó là những thông tin ngược cho biết tình hình thực hiện kế hoạch
sản xuất trong thực tế của doanh nghiệp.
Quá trình biến đổi
11
Các đột biến ngẫu nhiên làm rối loạn hoạt động của toàn bộ hệ thống sản
xuất dẫn đến không thực hiện được những mục tiêu dự kiến ban đầu. Chẳng hạn
thiên tai, hạn hán, lũ lụt, chiến tranh….
Nhiệm vụ của quản trị sản xuất và dịch vụ là thiết kế và tổ chức hệ thống
sản xuất nhằm biến đổi đầu vào thành các yếu tố đầu ra mỗi quá trình biến đổi,
nhưng với một lượng lớn hơn số lượng đầu tư ban đầu. Gía trị tăng là yếu tố quan
trọng nhất, là động cơ hoạt động của doanh nghiệp và mọi tổ chức, cá nhân có liên
quan trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh cảu doanh nghiệp. Gía tị gia tăng
klà nguồn gốc tăng của cải và mức sống của toàn xã hội: tao ra nguồn thu nhập cho
tất cả các đối tượng có tham gia đóng góp vào hoạt động của doanh nghiệp như
những người lao động, chủ sở hữu, cán bộ quản lý và là nguồn tái đầu tư sản xuất
mở rộng, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
1.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ĐỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm dịch vụ, các doanh
nghiệp đều phải thực hiện 3 chức năng cơ bản sau:
- Marketing.

- Tiến hành sản xuất, thực hiện dịch vụ.
- Tài chính kế toán.
Theo kinh nghiệm đã được tổng kết thì chi phí khâu sản xuất, dịch vụ bao giờ
cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của một doanh nghiệp. Mặt khác các giải
pháp tạo khả năng sinh lợi trong lĩnh vực quản trị sản xuất dịch vụ lớn hơn rất nhiều
so với các biện pháp giảm phí tổn trong tài chính và tăng doanh số thông qua hoạt
động tiếp thị.
Do đó có thể nói rằng quản trị sản xuất và dịch vụ có tầm quan trọng đặc biệt
trong hoạt động của một doanh nghiệp. Nếu quản trị tốt, ứng dụng được các phương
pháp quản trị khoa học thì sẽ tạo ra khả năng sinh lợi lớn cho doanh nghiệp , góp
phần nâng cao hiệu quả quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại,
nếu quản trị xấu sẽ làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản. Vì
vậy,các doanh nghiệp cần phải tăng cường thực hiện công tác quản trị sản xuất.
12
Hoàn thiện công tác quản trị sản xuất có một ý nghĩa rất to lớn đối với mọi
doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn hiện nay- nền kinh tế thị trường với sự cạnh
tranh gay gắt về mọi mặt, hiệu quả kinh tế được đưa lên hàng đầu thì việc hoàn
thiện công tác quản trị sản xuất là sự “ sống còn” của các doanh nghiệp, là điều kiện
tiên quyết để hoàn thiện phương thức quản lý, kiện toàn bộ máy quản lý doanh
nghiệp, là biện pháp đảm bảo cho các doanh nghiệp phát huy đến mức cao nhất mọi
năng lực sản xuất, đẩy mạnh tiến bộ kỹ thuật, nâng cao trình độ kỹ thuật và cải tiến
điều kiện lao động cho cán bộ công nhân, của máy móc thiết bị cũng như khai thác
sử dụng hợp lý có hiệu quả nguyên vật liệu, góp phần tăng hiệu quả của sản xuất và
hoàn thành vượt mức kế hoạch đồng thời góp phần giúp cho các doanh nghệp “ làm
ăn một cách nhạy bén” trước sự biến đổi của thị trường, biến đổi trong mối quan hệ
kinh tế, giúp cho doanh nghiệp luôn ở thế chủ động trong sản xuất và đạt hiệu quả
cao.
Việc thường xuyên hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như
lợi ích mà nó mang lại sẽ tạo cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp có ý
thức học hỏi, tìm tòi, quan tâm đến công việc của mình, từ đó mà đề xuất những ý

kiến, biện pháp về kỹ thuật, kinh tế làm cho sản xuất của doanh nghiệp được tốt
hơn.
1.3. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT:
1.3.1. Hoạch định tổ tổng hợp
1.3.1.1. Khái niệm:
Hoạch định tổng hợp là lập kế hoạch sản xuất cho một tương lai trung hạn
từ 2 đến 12 tháng. Mục đích của nó là sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả vào
quá trình sản xuất nhằm cực tiểu hóa các chi phí trong toàn bộ các quá trình giao
động của công việc và mức tồn kho. Các nhà hoạch định định cần phải ra quyết
định căn cứ vào năng lực sản xuất của doanh nghiệp, số lượng nhân viên, chính
sách nhân sự, mức độ tồn kho, đơn hàng của khách hàng và hợp đồng phụ với các
doanh nghiệp khác.

13
1.3.1.2. Các chiến lược trong hoạch định tổng hợp.
a, Thay đổi nhân lực theo mức cầu:
- Nội dung: thuê thêm hoặc sa thải công nhân theo mức độ sản xuất của
từng giai đoạn.
- Ưu điểm: Tránh được chi phí của các cách lựa chọn khác.
- Nhược điểm:
+ Chi phí sa thải công nhân lớn.
+ Ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
+ Chi phí đào tạo cho công nhân mới.
+ Sa thải công nhân ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
- Phạm vi áp dụng: Thích hợp ở những nơi mà lao động không cần có kĩ
xảo chuyên môn hoặc ở khu vực mà nhiều người muốn có thêm thu nhập.
b, Thay đổi tốc độ sản xuất:
- Nội dung: Tổ chức làm tăng giờ trong giới hạn cho phép khi cầu tăng.
Khi cầu giảm Công ty phải tìm cách khắc phục thời gian nhàn rỗi.
- Ưu điểm: Cho phép đối phó với những biến đổi thời vụ hoặc xu hướng

thay đổi đột xuất mà không tốn chi phí thuê mướn và đào tạo thêm.
- Nhược điểm: Tốn chi phí trả trội, năng suất biên tế thấp công nhân mệt
mỏi có thể không đáp ứng được nhu cầu.
- Phạm vi áp dụng: Phương pháp này giúp tăng cao độ linh hoạt trong
hoạch định tổng hợp.
c, Sử dụng công nhân làm việc bán thời gian:
- Nội dung: Người ta dùng công nhân làm việc bán thời gian đối với các
công việc không đòi hỏi kỹ năng.
- Ưu điểm: Giảm chi phí và linh hoạt hơn khi sử dụng công nhân biên tế.
- Nhược điểm: Biến động về lao động cao, chi phí đào tạo cao, chất lượng
sản phẩm có thể bị giảm sút.
- Phạm vi áp dụng: Thích hợp đối với những công việc không đòi hỏi kỹ
năng, có thể chọn các nguồn lao động tạm thời.
14
d, Hợp đồng phụ:
- Nội dung: Trong giai đoạn cầu cao hoặc cực điểm Công ty có thể ký các
hợp đồng phụ ( gia công ngoài).
- Ưu điểm: Tạo độ linh hoạt và nhịp nhàng cao trong giai đoạn có nhu cầu
cao.
- Nhựơc điểm: Không kiểm soát được chất lượng và thời gian
- Phạm vi áp dụng: Trong lĩnh vực sản xuất hoặc một số dịch vụ như sửa
chữa.
1.3.2. Công tác ra quyết định về công nghệ.
Công nghệ được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả những phương thức, những quá
trình được sử dụng để chuyển hóa các nguồn lực thành sản phẩm, dịch vụ.
Mục tiêu của việc ra quyết định công nghệ là tìm ra phương thức, một quá
trình tốt nhất để sản xuất đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh
tranh của doanh nghiệp, giảm mức tiêu hao lao động sống và do đó làm giảm chi
phí kinh doanh về lao động, giảm mức hao phí sử dụng nguyên vật liệu, nâng cao hệ
số sử dụng máy móc thiết bị. Quyết định về công nghệ có tác dụng lâu dài, mang

tính chiến lược nên phải thật thận trọng ngay từ đầu. Nếu ra quyết định sai lầm về
công nghệ sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất và việc sửa chữa sai lầm vô cùng
khó khăn.
1.3.2.1 Các loại quá trình công nghệ:
- Công nghệ được sử dụng khi sản lượng thấp và sản phẩm biến đổi lớn,
còn gọi là công nghệ gián đoạn: Đây là công nghệ dùng khi sản xuất nhiều loại sản
phẩm, sản lượng mỗi loại rất nhỏ. Do đó thời gian gián đoạn thường kéo dài.
- Công nghệ sử dụng khi sản lượng cao, sản phẩm ít biến động. Còn gọi là
công nghệ liên tục. Công nghệ này mang đặc tính lâu dài, cố định và liên tục trong
hoạt động của các doanh nghiệp chuyên môn hóa. Để thực hiện công nghệ này cần
tăng cường công tác chuẩn hóa và kiểm tra chất lượng. Lợi ích của công nghệ này
là:
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát chất lượng.
15
+ Giảm số chi tiết , bộ phận của sản phẩm.
+ Hoạch định và lên lịch sản xuất, điều hành đơn giản.
+ Lao động được chuyên môn hóa.
+ Kiểm soát tồn kho dễ dàng.
+ Công nghệ sử dụng khi chế tạo loại sản phẩm còn gọi là công nghệ lập
lại. Đây là công nghệ trung gian giữa hai loại trên, mức độ biến đổi sản phẩm vừa
phải, sản lượng mỗi loại sản phẩm trung bình.
1.3.2.3 Ra quyết định về công suất, lựa chọn máy móc, thiết bị.
Công suất là lượng sản phẩm tối đa do công nghệ mang lại trong thời gian
nhất định. Sau khi xác định được quá trình công nghệ ta cần xác định công suất
thích hợp là xác định năng lực của công nghệ được lựa chọn. Để xác định công suất
thích hợp cho doanh nghiêp ta cần dựa vào các căn cứ sau:
- Mức độ yêu cầu của thị trường hiện tại và tương lai đối với sản phẩm đang
xét.
- Khả năng chiếm lĩnh thị trường thị phần dự kiến.
- Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào.

- Khả năng đặt mua thiết bị công nghệ phù hợp.
- Khả năng về tổ chức điều hành sản xuất.
- Khả năng về vốn.
Trong trường hợp lớn chưa đủ, các điều kiện chủ quan là chưa đủ vốn thì ta
có thể phân kì đầu tư bỏ vốn ra dần dần, đưa công suất tăng lên dần dần cho đến khi
đạt được công suất cần thiết.
Trên thực tế, trong quá trình sản xuất kinh doanh thường xảy ra các tình huống
mà phải điều chỉnh công suất cho phù hợp. Lúc này xảy ra hiện tượng không cân
đối giữa nhu cầu và công suất sẵn có trong doanh nghiệp.
- Trường hợp nhu cầu lớn hơn khả năng về công suất. Doanh nghiệp có thể
giảm bớt nhu cầu bằng cách tăng giá bán nhưng điều này có thể làm giảm khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp.
16
- Trường hợp công suất vượt nhu cầu, Doanh nghiệp có thể khuyến khích sức
mua bằng cách giảm giá, tăng cường tiếp thị, thay đổi mẫu mã, kiểu dáng…cho phù
hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng.
- Trường hợp mất cân đối giữa nhu cầu và công suất chỉ xảy ra trong một thời
gian ngắn thì nên giải quyết bằng cách thay đổi nội bộ trong doanh nghiệp. Giải
pháp thường dùng là:
+ Bố trí lại nhân sự cho phù hợp với mối quan hệ giữa nhu cầu và máy móc
thiết bị.
+ Mua thêm, bán bớt, hoặc cho thuê các thiết bị chưa dùng đến.
+ Cải tiến công nghệ cho phù hợp.
+ Thiết kế lại sản phẩm cho phù hợp.
- Trường hợp sản phẩm có tính thời vụ, để tận dụng tối đa năng lực thiết bị ta
nên cho sản xuất hai hay nhiều loại sản phẩm có tính chất đối nghịch nhau theo mùa
và phải tương tự nhau về công nghệ, hoặc không khác nhau nhiều lắm, việc điều
chỉnh công nghệ không quá phức tạp.
Sau khi đã đưa ra quyết định về công nghệ, ta cần đưa ra quyết định đúng đắn
về việc lựa chọn thiết bị, đặt mua thiết bị sao cho có lợi nhất.

Nguyên tắc lựa chọn thiết bị:
- Phải phù hợp với công nghệ và công suất đã lựa chọn.
- Phải đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu.
- Phải phù hợp với xu hướng phát triển kỹ thuật.
- Gỉa cả phải chăng có tuổi thọ kinh tế.
- Nên kiểm tra tận gốc, nhát là các thiết bị chủ yếu.
- Phải tính toán kinh tế so sánh lựa chọn phương án tối ưu.
1.3.3 Công tác ra quyết định về bố trí mặt bằng.
1.3.3.1 Khái niệm về bố trí mặt bằng:
Bố trí mặt bằng trong doanh nghiệp là một trong những chiến lược có tác
dụng lâu dài đến hiệu quả sản xuất. Việc bố trí mặt bằng chính là việc sắp xếp công
nghệ, thiết bị có liên quan và các khu vực làm việc, bao gồm cả khu vực phục vụ
17
khách hàng cũng như khu vực tồn trữ, tồn kho. Một cách bố trí mặt bằng có hiệu
quả đòi hỏi việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của luồng vật tư nguyên
liệu, con người.
1.3.3.2 Tiêu chuẩn một mặt bằng được bố trí tốt.
Việc bố trí mặt bằng là công việc đòi hỏi cả tính khoa học và nghệ thuật.
Các nhân tố ảnh hưởng đến viêc bố trí mặt bằng được thể hiện qua sơ đồ sau:












Sơ đồ 1.2: Sơ đồ chiến lược bố trí mặt bằng.
Một chiến lược bố trí mặt bằng tốt phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Công suất và không gian: Những quyết định về công suất là điều kiện quan
trọng để bố trí mặt bằng tốt. Chỉ khi xác định đầy đủ về con người, máy móc thiết bị
dụng cụ cần thiết là bao nhiêu, xác định không gian cần thiết thì mới tiến hành bố trí
mặt bằng.
- Công cụ điều khiển, vận chuyển vật liệu phải được xác định đầy đủ.
- Môi trường và điều kiện lao động: Việc bố trí mặt bằng luôn đòi hỏi việc
thông thoáng gió, giảm tiếng ồn tạo vùng thao tác thuận lợi cho nguời lao động.
- Bố trí các vùng sản xuất theo quá trình công nghệ nhằm đảm bảo tính liên tục
của sản xuất, rút ngắn thời gian vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm.
Chiến lược bố trí
mặt bằng
Khu vực dịch vụ
Dòng vật liệu
Định hướng theo
công nghệ
Định hướng theo
sản phẩm
Sự an toàn
Đặc điểm vật liệu
Truyền thông Nơi làm việc
18
- Dòng thông tin: Yêu cầu của dòng thông tin là đúng lúc kịp thời… Do đó
việc bố trí mặt bằng tạo được một khoảng không gian hở, tránh bố trí quá nhiều văn
phòng riêng không cần thiết.
- Triệt để tiết kiệm đất đai xây dựng, tận dụng địa hình sẵn, mặt khác cần chú ý
đến khả năng mở rộng kinh doanh trong quá trình phát triển doanh nghiệp, tránh
tình trạng khi mở rộng phải đập phá các công trình đã xây dựng.
1.3.4. Công tác ra quết định về quyết về nguyên vật liệu.

Nguyên vật liệu là một bộ phận trọng yếu của tư liệu sản xuất. Một trong
những điều kiện chủ yếu để thành công trong công tác sản xuất kinh doanh là việc
cung cấp nguyên vật liệu phải được thực hiện đủ số lượng, kịp thời, đúng mặt hàng,
đúng phẩm chất. Cung cấp nguyên vật liệu phải theo các yêu cầu sau:
- Bảo đảm sản xuất được tiến hành bình thường, không ngừng sản xuất vì thiếu
nguyên liệu.
- Thúc đẩy nhanh vật tư, sử dụng hợp lý có hiệu quả và tiết kiệm.
Toàn bộ nguyên vật liệu cần mua trong năm để phục vụ cho sản xuất được thể
hiện thông qua kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu. Nội dung của kế hoạch này được
thể hiện qua 3 chỉ tiêu sau:
- Lượng nguyên vật liệu cần dùng.
- Lượng nguyên vật liệu cần dự trữ.
- Lượng nguyên vật liệu cần mua sắm.
1.3.4.1 Nguyên tắc và những căn cứ để xây dựng kế hoạch:
Kế hoạch tiến độ mua sắm nguyên vật liệu có vị trí quan trọng trong quá
trình sản xuất kinh doanh. Do đó khi xây dựng phải xuất phát từ các nguyên tắc sau:
- Không bị ứ đọng vốn ở khâu dự trữ.
- Luôn luôn đảm bảo lượng dự trữ hợp lý về số lượng, chất lượng, quy cách.
- Góp phần nâng cao các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn.
- Khi tính toán phải tính riêng cho từng loại, mỗi loại phải tính riêng cho từng
thứ.
19
Xuất phát từ những nguyên tắc trên khi xây dựng kế hoạch tiến độ mua phải
dựa vào các căn cứ sau:
- Kế hoạch tiến độ sản xuất nội bộ.
- Hệ thống định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm.
- Các hợp đồng mua bán vật tư và giao nộp sản phẩm cho khách hàng.
- Mức độ thuận lợi và khó khăn của thị trường mua bán vật tư.
- Các chỉ tiêu kế hoạch mua nguyên vật liệu trong năm.
- Phương tiện vận chuyển và phương thức thanh toán.

- Hệ thống kho tàng hiện có của đơn vị.
1.3.4.2 Nội dung của kế hoạch tiến độ mua nguyên vật liệu:
Mua nguyên vật liệu để phục vụ cho sản xuất là một công tác vô cùng phức
tạp trong điều kiện vốn có hạn phải mau nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau ở
những thị trường khác nhau. Các vấn đề đặt ra trong điều kiện sản xuất tiến hành
liên tục và đạt hiệu quả cao. Do đó về mặt nội dung kế hoạch tiến độ phải phản ánh
rõ các vấn đề sau:
- Nêu rõ chủng loại quy cách các loại nguyên vật liệu cần mua trong từng thời
điểm.
- Xác định chính xác số lượng từng loại nguyên vật liệu cần mua trong thời
gian ngắn ( 10 hoặc 20 ngày).
- Xác định rõ thời gian đi mua, thời gian giao hàng, thời gian sử dụng nguyên
vật liệu đó.
1.3.4.3 Cấu trúc của hệ thống hoạch định nhu cầu vật liệu.
a, Lợi ích của việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu:
- Làm tăng mức độ đáp ứng và thỏa mãn các yêu cầu cảu khách hàng.
- Nâng cao khả năng sử dụng một cách tối ưu các phương tiện vật chất và lao
động.
- Làm cho việc hoạch định tồn kho và lên tiến độ tồn kho một cách tốt hơn.
- Đáp ứng nhanh hơn phù hợp với những nhu cầu luôn thay đổi của thị trường.
20
- Giảm được mức độ tồn kho, nhưng không hề làm suy giảm mức độ đáp ứng
và phục vụ khách hàng.
b, Cấu trúc của hệ thống hoạch định nhu cầu vật liệu:
Việc hoạch định nhu cầu vật liệu không phải là phương pháp cố định mà nó
luôn thay đổi, bởi vì dù là đơn đặt hàng vật liệu và kế hoạch nhu cầu vật liệu được
thiết lập nhưng nếu có sự thay đổi trong thiết kế, trong lịch sản xuất, và quy tình sản
xuất thì nhu cầu vật liệu phải được điều chỉnh cho phù hợp.





















Sơ đồ 1.3: Hoạch định nhu cầu vật tư
1.3.5 Lập lịch trình sản xuất.
1.3.5.1 Sắp xếp thứ tự ưu tiên trong sản xuất.
Trong quá trình sản xuất ta tiến hành nhiều công việc khác nhau. Những
công việc này cần sắp xếp thành một lịch trình chặt chẽ và khoa học nhất là khi có
nhiều công việc chồng chéo trong thời kì cao điểm. Các nguyên tắc sắp xếp thứ tự
trong công việc:
- Nguyên tắc 1: Công việc nào đặt trước thì làm trước.
- Nguyên tắc 2: Công việc nào hoàn thành trước thì làm trước.
Lịch tiến độ sản xuất
Thời gian thực hiện


Hóa đơn vật liệu
Số liệu vật tư tồn
kho

Số liệu về vật tư
mua

Báo cáo nhu cầu
v
ật liệu định kỳ.

Báo cáo nhu cầu
v
ật h
àng ngày.

Báo cáo về đơn
hàng th
ực hiện.

Khuyến cáo mua
hàng.

Chương trình hoạch
định “ Nhu cầu vật
tư”
Khuyến cáo đặc biệt
(1) Đơn hàng trễ hoặc
không cần thiết.
(2) Số lượng quá nhỏ

ho
ặc quá lớn

21
- Nguyên tắc 3: Công vệc nào có thời gian ngắn thì làm trước.
- Nguyên tắc 4: Công việc nào có thời gian dài làm trước áp dụng cho những
công việc có khối lượng lớn và quan trọng.
Để biết được nên áp dụng nguyên tắc nào ta có một số chỉ tiêu hiệu quả sau:
Thời gian trung bình 1 công việc= Tổng dòng thời gian/ Số công việc.
Số công việc nằm trong hệ thống= Tổng dòng thời gian/ Tổng thời gian sản
xuất.
Thời gian chậm trễ trung bình= Tổng thời gian chậm trễ/ Số công việc.
Sau khi tính toán tùy từng trường hợp trong điều kiện cụ thẻ ta lựa chọn
nguyen tắc nào thích hợp nhất để sắp xếp công việc lập trình. Thực tế cho thấy:
- Nguyên tắc 1 tuy hiệu quả không cao nhưng không phải là xấu nhất vì nó làm
hài lòng khách hàng, công bằng, được xem là yếu quan trọng trong dịch vụ.
- Nguyên tắc 3 thường cho kết quả tốt nhất, điểm bất lợi của nguyên tắc này là
đẩy công việc dài hạn xuống dưới dễ làm mất lòng khách hàng quan trọng, có thể
gây ra những thay đổi, biến động đối với những công việc dài hạn.
1.3.5.2 Nguyên tắc phân công công việc cho các nhà máy.
Trong trường hợp ta có nhiều công việc, nhiều máy, các máy đều có tính
năng thay thế lẫn nhau.
Chi phí cho các máy làm các công việc khác nhau thì khác nhau vì khối
lượng công việc khác nhau và đơn giá một ca máy của các máy cũng khác nhau. Do
đó ta cần bố trí mỗi công việc trên máy sao cho tổng thực hiện tất cả các công việc
trên tất cả các máy là nhỏ nhất.
1.3.6. Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp.
Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là sự phối hợp chặt chẽ giữa sức lao
động và tư liệu sản xuất cho phù hợp yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, quy mô sản
xuất và công nghệ sản xuất đã xác định nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội với

hiệu quả kinh tế cao, trên cơ sở quán triệt vấn đề cơ bản của kinh tế thị trường: “ sản
xuất cái gì, sản xuất bằng cách nào và sản xuất cho ai.”
Tổ chức sản xuất hợp lý mang lại ý nghĩa to lớn cho doanh nghiệp:
22
- Cho phép sử dụng hoặc góp phần quan trọng vào việc sử dụng có hiệu quả
nguồn nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và sức lao động của doanh nghiệp.
- Góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thực hiện
được mục tiêu kinh tế tổng hợp của doanh nghiệp.
- Có tác dụng đối với việc môi trường của doanh nghiệp không gây ô nhiễm
độc hại
1.3.6.1 Tổ chức sản xuất về mặt không gian và thời gian.
Nếu xét về mặt không gian thì nội dung của công tác tổ chức sản xuất bao
gồm: Việc lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất theo công nghệ, theo đối tượng hay
tổ chức theo hình thức hỗn hợp trên cơ sở đảm bảo sự cân đối giữa các bộ phận sản
xuất và bố trí mật bằng của doanh nghiệp.
Trong quá trình phải đảm bảo sự cân đối giữa sản xuất chính và sản xuất phụ
trợ và phục vụ sản xuất hiệu quả cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường về
hàng hóa dịch vụ cần phải chú ý đến các vấn đề sau:
- Xu hướng chung là tăng tỷ trọng của sản xuất chính về mặt năng lực sản xuất
so với toàn bộ năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
- Nâng cao trình độ cơ giới hóa của sản xuất phù trợ và phục vụ sản xuất, nhờ
đó mà có tác động tích cực đến năng suất, hiệu quả sử dụng công suất máy móc
thiết bị và nâng cao chất lượng cảu sản xuất chính.
- Đế đảm bảo sự cân đối giữa các bộ phận trong tình hình có sự thay đổi cơ
cấu mặt hàng sản phẩm thì phải hết sức coi trọng việc cải tiến, hoàn thiện các hình
thức tổ chức ( bố trí) các bộ phạn sản xuất.
Nếu xét về mặt thời gian thì nội dung của công tác tổ chức sản xuất bao gồm
việc tính toán, quy định độ dài của chu kỳ sản xuất và lựa chọn phương thức phối
hợp các bước công việc của quá trình sản xuất.
Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian kể từ lúc đưa nguyên vật liệu vào sản xuất

cho đến lúc chế tạo xong, kiểm tra và nhập kho thành phẩm. Chu kỳ sản xuất được
coi là một trong các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá trình độ tổ chức sản xuất và trình
độ kỹ thuật của doanh nghiệp.
23
Chu kỳ sản xuất bao gồm các loại thời gian sau:
- Thời gian hoàn thành các bước công việc.
- Thời gian kiểm tra kỹ thuật.
- Thời gian gián đoạn do sản phẩm dở dang ngừng vận động, dừng lại tại nơi
làm việc, kho trung gian trong những ngày và ca không làm việc.
- Thời gian quá trình tự nhiên tác động vào đối tượng lao động.
Rút ngắn chu kỳ sản xuất là một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức
sản xuất bởi vì độ dài của chu kỳ sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến lượng sản phẩm
dở dang, đến việc sử dụng công suất máy móc thiết bị, diện tích sản xuất đến tình
hình luân chuyển vốn lưu động và đến việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất theo hợp
đồng đã ký.
Để rút ngắn chu kỳ sản xuất có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện quy trình hay phương pháp công nghệ, áp dụng
kỹ thuật tiên tiến nhằm giảm thời gian quá trình công nghệ và thay thế quá trình tự
nhiên bằng quá trình nhân tạo có thời gian ngắn hơn. Việc giảm thời gian quá trình
công nghệ còn được thực hiện bằng nhiều biện pháp như thực hiện chuyên môn hóa
các bộ phận sản xuất và các nơi làm việc, tăng cường công tác tiêu chuẩn hóa và
trang bị các máy móc có năng suất cao, áp dụng loại công nghệ hiện đại và phương
pháp sản xuất tiên tiến.
- Nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, hạn chế và xóa bỏ thời gian gián đoạn,
tăng cường công tác kiểm tra, tiến hành sửa chữa máy móc thiết bị trong những ca
không sản xuất, tăng cường công tác điều độ sản xuất nhằm xóa bỏ thời gian ngừng
việc do thiếu nguyên liệu hoặc do thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận sản
xuất. Biện pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là lựa chọn hợp lý phương thức phối
hợp các bước công việc nhằm rút ngắn thời gian công nghệ.
1.3.6.2 Các phương pháp tổ chức sản xuất:

Thực trong các doanh nghiệp có nhiều phương pháp tổ chức sản xuất khác
nhau. Mỗi phương pháp thích ứng với những đặc điểm trình độ tổ chức và kỹ thuật
ứng với từng loại hình sản xuất của doanh nghiệp.
24
a, Phương pháp sản xuất dây truyền:
sản xuất dây chuyền được coi là phương thức sản xuất tiên tiến, đem lại
hiệu quả kinh tế về nhiều mặt như: Tăng sản lượng của một đơn vị máy móc và diện
tích sản xuất, rút ngắn quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động …theo
phương pháp này, quá trình công nghệ được phân ra thành nhiều bước công việc có
số lượng lao động bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số với bước công việc nhỏ
nhất và được xác định theo trình tự hợp lý tức là theo quy trình công nghệ. Các nơi
làm việc được sắp xếp theo đối tượng, được chuyên môn hóa và được tổ chức thành
dây chuyền. Đối tượng lao động được vận chuyển theo một hướng nhất định và
trong một thời điểm nào đó được đồng thời chế biến trên tất cả các nơi làm việc trên
dây chuyền, nó thường áp dụng cho loại hình sản xuất khối lượng lớn và hàng loạt
lớn.
Một số đặc điểm của sản xuất dây chuyền:
- Qúa trình công nghệ chia thành nhiều bước công việc theo một trình tự hợp
lý nhất, thời gian chế biến bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số với công việc
ngắn nhất. Đặc điểm quan trọng nhất của dây chuyền là liên tục, mà muốn đảm bảo
liên tục thì phải chia quá trình công nghệ ra những bước công việc theo trình tự hợp
lý và có quan hệ chặt chẽ về thời gian sản xuất.
- Nơi làm việc chuyên môn hóa rất cao, được tổ chức theo hình thức đối tượng.
Mỗi nơi làm việc được phân công chuyên trách một đối tượng nhất định. Do vậy sử
dụng máy móc thiết bị chuyên dùng, trình độ tổ chức lao động rất cao. Đối tượng
lao động được chuyển từ nơi làm việc này đến nơi làm việc khác bằng những
phương tiện vận chuyển đặc biệt. Đây là đặc điểm nhằm đảm bảo tốt nguyên tắc tổ
chức sản xuất và cũng là đặc điểm tiêu biểu cho loại hình sản xuất dây chuyền hoàn
chỉnh nhất.
- Đối tượng lao động được chế biến đồng thời trên tất cả cac nơi làm việc của

dây chuyền và được chuyển từ nơi làm việc này đến nơi làm việc khác bằng những
phương tiện vận chuyển đặc biệt. Đây là đặc điểm nhằm đảm bảo tốt nguyên tắc tổ
25
chức sản xuất và cũng là đặc điểm tiêu biểu cho lọai hình sản xuất dây chuyền hoàn
chỉnh nhất.
Hiệu quả kinh tế của sản xuất dây chuyền:
- Tăng số lượng của đơn vị máy móc và đơn vị diện tích sản xuất, giảm được
thời gian gián đoạn trong sản xuất.
- Rút ngắn chu kỳ sản xuất, sản phẩm dở dang ít, do đó làm tăng tốc độ luân
chuyển vốn lưu động.
- Nâng cao năng suất lao động nhờ chuyên môn hóa.
- Chất lượng sản phẩm nâng cao do quá trình công nghệ được chuẩn bị chu
đáo, sản phẩm khó biến chất trong quá trình sản xuất.
- Hạ giá thành sản phẩm do tổ chức sản xuất hựop lý, tiết kiệm được nguyên
vật liệu, giảm tiền lương trong đơn vị sản phẩm, giảm chi phí quản lý.
Tuy vậy sản xuất dây chuyền cũng có nhược điểm: Phân công lao động quá
sâu, công nhân chỉ thực hiện vài động tác đơn giản, trạng thái lao động buồn tẻ, đơn
điệu. Sản xuất dây chuyền cũng đòi hỏi một số điều kiện sau; Sản xuất tương đối ổn
định, số lượng lớn, sản phẩm phải có kết cấu hợp lý, bảo đảm tính công nghệ cao,
các chi tiết bảo đảm độ dung sai quy định.
Công tác quản lý dây chuyền: Công tác quản lý dây chuyền muốn đạt được
hiệu quả cao cần phải giải quyết một số vấn đề sau;
- Cung cấp nguyên vật liệu, dụng cụ đúng quy cách, số lượng, tuân thủ theo
chế độ quy định.
- Giữ gìn, bảo quản và sửa chữa tốt cac smáy móc thiết bị, phương tiện vận
chuyển, đảm bảo nơi làm việc sạch sẽ, trật tự, coi trọng vệ sinh công nghệ và môi
trường.
- Bố trí công nhân đúng tiêu chuẩn nghề nghiệp, bảo đảm an toàn lao đônggj.
b, Phương pháp sản xuất theo nhóm:
Đặc điểm: Không thiết kế quy trình sản xuất công nghệ, bố trí máy móc

thiết bị dụng cụ để sản xuất từng loại chi tiết cá biệt mà làm chung cho cả nhóm dựa
trên chi tiết tổng hợp đã lựa chọn, các chi tiết trong cùng một nhóm được đánh giá

×