Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.37 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam.....3
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch.......................4
1.3. Chức năng, nhiệm vụ chung của Sở giao dịch...................................5
1.4. Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, Ban.........................................7
1.5. Huy động vốn......................................................................................10
1.6. Hoạt động tín dụng.............................................................................11
1.7. Kết quả dịch vụ khác.........................................................................12
1.8. Về số lượng lao động..........................................................................15
1.9. Về chất lượng lao động......................................................................17
1.10. Hoạt động huy động vốn..................................................................19
1.11. Hoạt động tín dụng...........................................................................19
1
LỜI MỞ ĐẦU
Để phục vụ cho quá trình hoàn thiện kiến thức của sinh viên trường Đại
học Kinh tế Quốc dân. Sau khi hoàn thành phần lý thuyết, sinh viên được tổ
chức một kỳ thực tập tại các doanh nghiệp để tiếp cận thực tế và tự hoàn thiện
kiến thức cho bản thân, sau đó tiếp thu, đánh giá và nhận xét thực tế về cơ sở
thực tập.
Là một sinh viên sắp tốt nghiệp chuyên nghành kinh tế lao động. Để
phục vụ cho chuyên nghành mình theo học nên em đã xin vào thực tập tai
Phòng Tổ chức Cán bộ - Sở giao dịch - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
nam.
Trong thời gian thực tập tổng hợp tại Sở giao dịch, em đã phần nào tìm
hiểu tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch, cơ cấu
tổ chức, chức năng nhiệm vụ cơ bản của Sở giao dịch và các phòng ban, Đặc
điểm nguồn nhân lực và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do thời gian và kiến thức tích luỹ còn nhiều hạn chế nên trong báo cáo
tổng hợp không tránh khỏi những thiếu xót, vậy em kính mong Thầy giáo
hướng dẫn Võ Nhất Trí và Anh Nguyễn Xuân Dũng- cán bộ hướng dẫn tại
Phòng Tổ chức Cán bộ- Sở giao dịch- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt


nam hướng dẫn, chỉ bảo để bài báo cáo tổng hợp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch – Ngân hàng
Đầu tư & Phát triển Việt Nam.
1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo nghị định
số 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ. Qua hơn 51
năm hình thành và phát triển ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam đã có
những tên gọi gắn liền với hoàn cảnh lịch sử nhất định như sau:
Ngân hàng Kiến thiết Việt nam từ ngày 26/4/1957.
Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt nam từ ngày 24/6/1981. Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt nam từ ngày 14/11/1990.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam là một doanh nghiệp hạng đặc
biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty nhà nước (Tập đoàn) mang tính
hệ thống nhất bao gồm hơn 112 chi nhánh và các công ty trong toàn quốc, có
3 đơn vị liên doanh với nước ngoài (2 ngân hàng và 1 công ty), hùn vốn với 5
tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam là một ngân hàng chủ lực thực
hiện chính sách quốc gia và phục vụ đầu tư phát triển. Qua quá trình 51 năm
hình thành và phát triển luôn gắn với từng giai đoạn lịch sử của đất nước, đó
là:
Giai đoạn 1957-1975: Thời kỳ khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5
năm lần thứ nhất, thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Giai đoạn 1976-1989: Thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau khi
đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Giai đoạn 1990-1999: Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà
nước.
Giai đoạn 2000 đến nay, đẩy mạnh hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phát triển
an toàn, hiệu quả, hiện đại hoá.

3
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch.
Sở giao dịch - Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt nam được thành lập
ngày 28/3/1991 theo quyết định số 76 QĐ/TCCB của Tổng giám đốc Ngân
hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. Thực nghiệm thành công mô hình mới là
đơn vị trực tiếp kinh doanh của Hội sở chính, thực thi có hiệu quả các nhiệm
vụ chiến lược của hệ thống BIDV. Là đơn vị chủ lực thực hiện trong việc xây
dựng và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng là Tập đoàn, Tổng công ty.
Phục vụ đầu tư phát triển các dự án lớn và trọng điểm và là đơn vị đi đầu triển
khai hệ thống công nghệ thông tin của đất nước. Thực hiện nhiệm vụ phục vụ
các khách hàng đặc biệt là môi trường đào tạo cán bộ nghiệp vụ, cán bộ quản
lý cho Hội sở chính. Sự hình thành và phát triển của Sở giao dịch thể hiện
qua các giai đoạn cụ thể sau:
Giai đoạn đầu tiên (1991-1995): Là bước đi chập chững, Sở giao dịch
chỉ có 2 phòng và 1 tổ nghiệp vụ làm nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát vốn ngân
sách cho các dự án đầu tư của các Bộ, Nghành. Đó là các dự án trải dài theo
tuyến như Bưu điện, Điện lực, Đường sắt, Đường bộ. Những dự án trải rộng
như nghành lâm nghiệp, caffe, chè…với số vốn cấp phát lên đến hàng trăm tỷ
đồng, theo đó Sở giao dịch đã phát huy vai trò kiểm tra, giám sát sử dụng vốn
ngân sách của chủ đầu tư, thực hiện phương châm cấp phát đúng địa chỉ, đúng
đối tượng, đúng với thiết kế và khối lượng thi công, góp phần chống lãng phí
trong xây dựng cơ bản.
Giai đoạn khởi động (1996-2000): Chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt
động kinh doanh, hạch toán kinh tế chủ động tự trang trải. Thông qua việc mở
rộng mạng lưới các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm và thực hiện tất cả các
nghiệp vụ ngân hàng thương mại, mở rộng khách hàng. Với tổng số 167 cán
bộ nhân viên Sở giao dịch đã có 12 phòng nghiệp vụ,1 chi nhánh khu vực, 2
phòng giao dịch và 7 quỹ tiết kiệm. Sở giao dịch đã đạt những kết quả quan
trọng, xác lập được vị thế hình ảnh trong hệ thống ngành ngân hàng trên địa
bàn TP.Hà Nội.

4
Từ năm 2001 đến nay: Sở giao dịch đã thực hiện tách nâng cấp 4 chi
nhánh cấp I trên địa bàn TP.Hà Nội. Cụ thể: Chi nhánh Bắc Hà Nội
(10/2002).
Chi nhánh Hà Thành (9/2003).
Chi nhánh Đông Đô (7/2004).
Chi nhánh Quang Trung (5/2005).
Cơ cấu lại sở giao dịch theo mô hình phục vụ giao dịch một cửa thuận
lợi cho khách hàng và quản lý thông tin, thanh toán trực tuyến. Đến nay Sở
giao dịch đã có 20 phòng nghệp vụ, 14 phòng giao dịch với gần 300 cán bộ
nhân viên. Hệ thống máy rút tiền tự động ATM hoạt động kết nối với các
điểm giao dịch của BIDV trong phạm vi toàn quốc hợp thành mạng lưới rộng
khắp phục vụ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng. Mô hình tổ chức của Sở
giao dịch đang được tiếp tục hoàn thiện theo hướng các ngân hàng hiện đại
trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin để hình thành các kênh phân phối sản
phẩm tín dụng, huy động vốn và dịch vụ.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Sở giao dịch – Ngân hàng Đầu tư &
Phát triển Việt Nam.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ chung của Sở giao dịch.
Sở giao dịch có chức năng nhiệm vụ cơ bản là: Tín dụng, Huy động vốn
và Dịch vụ khách hàng. Cụ thể:
Tín dụng: Bảo lãnh: Dự thầu
Thực hiện hợp đồng
Hoàn trả tiền ứng trước
Bảo hành chất lượng sản phẩm
Nộp thuế
Mua thiết bị trả chậm
Vay vốn nước ngoài
Thanh toán
Đối ứng

5
Tín dụng ngắn hạn
Tín dụng trung, dài hạn
Cho vay cán bộ công nhân viên
Cho vay mua nhà, mua ô tô
Cho vay cầm cố chứng từ có giá
Huy động vốn: Tiết kiệm thông thường
Tiết kiệm dự thưởng
Tiết kiệm bậc thang
Dịch vụ: Thanh toán quốc tế: LC nhập
LC xuất
Nhờ thu: Nhờ thu đến
Nhờ thu đi
Nhờ thu séc
Chuyển tiền
Chiết khấu
Ký hậu vận đơn hoặc bảo lãnh nhận hàng
Dịch vụ khác:ATM
Home Banking
Thanh toán trong nước
Trả lương tự động
Thấu chi (Thẻ ATM Power)
Dịch vụ thu chi hộ
Thu đổi ngoại tệ, tiền mặt
Giữ hộ tài sản
Dịch vụ ngân quỹ, tiền mặt
Chuyển tiền kiều hối
BIDV Smart@ccount
6
1.4. Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, Ban.

• P. Tín dụng.
-Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi được phân công
theo đúng quy định.
-Thực hiện Marketing tín dụng, tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản
phẩm tín dụng, dịch vụ khách hàng.
-Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định, tổng hợp, phân tích, quản lý
thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng.
• P. Thẩm định.
-Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về công tác thẩm định, tái thẩm
định.
-Chịu trách nhiệm quản lý thông tin phục vụ công tác thẩm định, đầu tư,
thẩm định tín dụng.
-Lập báo cáo về công tác thẩm định theo đúng quyền hạn.
• P. Quản lý Tín dụng.
-Thực hiện công tác quản lý thông tin, quản lý rủi ro của sở giao dịch,
theo dõi tổng hợp hoạt động tín dụng, xác định giới hạn tín dụng cho từng
khách hàng, xếp loại khách hàng và phân loại nợ theo mức độ rủi ro tín dụng.
-Là thư ký của Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý nợ.
-Thực hiện các báo cáo về hoạt động tín dụng.
• P. Dịch vụ Khách hàng.
-Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch, xử lý, tác nghiệp và hạch toán
kế toán các giao dịch với khách hàng là các nhân hay doanh nghiệp.
-Thực hiện chiết khấu cho vay, cầm cố các chứng từ có giá.
-Quản lý thông tin khách hàng thuộc phòng quản lý và lập báo cáo
nghiệp vụ theo quy định.
• P. Tiền tệ - Kho quỹ.
-Thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ.
-Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quỹ.
7
-Theo dõi tổng hợp, lập báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định.

• P. Thanh toán quốc tế.
-Thực hiện giao dịch với khách hàng theo đúng quá trình tài trợ thương
mại và hạch toán các nghiệp vụ có liên quan.
-Phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của sở
giao dịch.
• P. Kế hoạch - Nguồn vốn.
-Quản lý và cân đối nguồn vốn, quản lý tài sản nợ, tài sản có.
-Đầu mối tham mưu, giúp việc cho giám đốc tổng hợp, xây dựng kế
hoạch kinh doanh của sở giao dịch.
• P. Tài chính - Kế toán.
-Thực hiện kiểm tra công tác hạch toán kế toán.
-Thực hiện công tác hậu kiểm đối với các giao dịch của sở giao dịch.
-Quản lý tài chính thông qua công tác lập kế hoạchtài chính, phân tích,
đánh giá tình hình tài chính.
-Lập và chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời, trung thực của số
liệu kế toán, của báo cáo tài chính.
-Quản lý chứng từ kế toán bằng giấy, bảo mật, cung cấp thông tin tài
chính.
• P. Tổ chức cán bộ.
-Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao
động, theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể, theo dõi
tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực
đảm bảo nhu cầu phát triển Sở giao dịch theo quy định.
-Đầu mối đề xuất, tham mưu với giám đốc Sở giao dịch về xây dựng và
thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều
kiện cụ thểcủa Sở giao dịch (Tuyển dụng bố trí sắp xếp, quy hoạch, bồi dưỡng
đào tạo, luân chuyển, bổ nhiệm…) và các văn bản hướng dẫn quy trình về tổ
8

×