Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học vườn Quốc gia Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
--------------------------------------

PHẠM VĂN BẢO

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
NHẰM HỖ TRỢ CHO CÔNG TÁC BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG, HUYỆN VŨ QUANG, TỈNH HÀ TĨNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Hà Nội - 2010


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 4
Kết quả mong đợi của đề tài..................................................................................... 4
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................... 4
Cấu trúc luận văn ..................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 6
1.1.Khái niệm DLST ................................................................................................ 6
1.2. Nguyên tắc cơ bản phát triển DLST ................................................................. 10
1.3. Đặc trƣng cơ bản của du lịch sinh thái .............................................................. 10


1.4 Những yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái ................................................. 12
1.5. Phát triển du lịch sinh thái ở các Vƣờn Quốc gia ............................................. 12
1.6. Thực trạng phát triển Du lịch sinh thái ............................................................. 13
1.6.1 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái thế giới ............................................... 13
1.6.2. Các bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra từ những mơ hình DLST ở các VQG
trên thế giới .............................................................................................................. 17
1.6.3. Thực trạng DLST ở các VQG của Việt Nam ................................................. 18
1.6.4. Thực trạng du lịch sinh thái ở VQG Vũ Quang ............................................. 21

iii


CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNG, QUAN ĐIỂM
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 23
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 23
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu..................................................................................... 23
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu..................................................... 23
2.2. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 24
2.3. Quan điểm nghiên cứu ...................................................................................... 24
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 25
2.4.1. Phƣơng pháp luận........................................................................................... 25
2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 30
CHƢƠNG 3. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DLST
Ở VQG VŨ QUANG ............................................................................................... 34
3.1. Điều kiện tự nhiên VQG Vũ Quang .................................................................. 34
3.1.1. Vị trí địa lí ...................................................................................................... 34
3.1.2. Đặc điểm địa chất, khí hậu thủy văn .............................................................. 36
3.1.3 Tài nguyên đa dạng sinh học ........................................................................... 44
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên nhân văn phục vụ DLST. .................... 51
3.2.1. Dân cƣ, nguồn lao động và điều kiện kinh tế................................................. 51

3.2.2. Các yếu tố lịch sử - nhân văn ......................................................................... 52
3.3. Hiện trạng cơ sở phục vụ DLST tại VQG Vũ Quang ....................................... 57
3.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của VQG Vũ Quang ................................................... 59
3.5. Cơ chế chính sách hiện hành phát triển DLST ................................................. 59
3.6. Tình hình phát triển Du lịch ở tỉnh Hà Tĩnh và cơ hội của VQG Vũ Quang .... 61
3.7. Sự cần thiết về việc đề xuất phát triển DLST ở VQG Vũ Quang ..................... 63
CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DLST
iv


VQG VŨ QUANG ................................................................................................... 66
4.1. Nguyên tắc chung phát triển DLST ở VQG Vũ Quang .................................... 66
4.2. Định hƣớng phát triển DLST ở VQG Vũ Quang .............................................. 67
4.2.1. Định hƣớng phát triển các sản phẩm DLST ................................................... 68
4.2.2. Định hƣớng về thị trƣờng ............................................................................... 68
4.2.3. Đề xuất các tuyến DLST ở VQG Vũ Quang.................................................. 70
4.2.4. Đề xuất các hoạt động tuyên truyền GDMT, nâng cao nhận thức BTTN .... 79
4.2.5. Định hƣớng các hoạt động khuyến kích ngƣời dân tham gia ........................ 82
4.3. Ảnh hƣởng qua lại giữa DLST, cộng đồng dân cƣ và bảo tồn ......................... 83
4.3.1. Những tác động tích cực của DLST đên cộng đồng địa phƣơng ................... 83
4.3.2. Những nguy cơ và biện pháp giảm thiểu ....................................................... 84
4.3.3. Dự báo nguy cơ đối với công tác bảo tồn. ..................................................... 86
4.4. Đề xuất giải pháp thực hiện .............................................................................. 87
4.4.1. Giải pháp nhằm bảo vệ môi trƣờng cảnh quan .............................................. 87
4.4.2. Giải pháp phát triển DLST ở VQG Vũ Quang .............................................. 87
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 92
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 95

v



DẠNH MỤC BẢNG
Tên bảng

Stt

Trang

Bảng 2.1

Phân tích SWOT

33

Bảng 3.1

Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con ngƣời.

42

Bảng 3.2

Một số trung tâm đa dạng sinh học ở Việt Nam

47

Bảng 3.3

Tổng hợp thành phần loài động thực vật ở VQG

Vũ Quang

50

Bảng 3.4

Lƣợng khách đến Hà Tĩnh

61

Bảng 3.5

Phân tích điểm mạnh - yếu - cơ hội - thách thức

63

DANH MỤC HÌNH
Stt

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Sơ đồ cấu trúc Du lịch Sinh thái

9

Hình 3.1


Biểu đồ độ ẩm và nhiệt độ

41

Hình 3.2

Biểu đồ lƣợng mƣa hàng tháng và độ bốc hơi

44

Hình 3.3

Biểu đồ lƣợng khách du lịch đến Hà Tĩnh

62

DANH MỤC BẢN ĐỒ
STT

Tên bản đồ

Trang

Bản đồ 1.

Bản đồ tài vị trí VQG Vũ Quang

35


Bản đồ 2.

Bản đồ tài nguyên DLST VQG Vũ Quang

56

Bản đồ 3.

Bản đồ đề xuất phát triển DLST VQG Vũ Quang

78

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN

Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

CRES

Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng

ĐDSH


Đa dạng Sinh học

DLST

Du lịch Sinh thái

GDMT

Giáo dục Môi trƣờng

HTS

Hệ sinh thái

IUCN

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

JICA

Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc tế Nhật Bản

KBTTN

Khu Bảo tồn Thiên nhiên

NGO

Tổ chức phi chính phủ


SWOT

Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức

UBND

Ủy ban Nhân dân

VCF

Quỹ Bảo tồn Việt Nam

VQG

Vƣờn Quốc gia

WWF

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên

vii


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Giá trị Đa dạng sinh học là không thể thay thế đƣợc đối với sự tồn tại và phát
triển của Thế giới sinh học trong đó đặc biệt là con ngƣời. Bảo tồn đa dạng sinh học
đang ngày càng trở nên cấp thiết và đã trở thành một trong những vấn đề quan tâm
của toàn xã hội và đặc biệt đối với các VQG và KBTTN.

Việt Nam là một quốc gia đƣợc các nhà khoa học đánh giá có tính đa dạng
sinh học cao. Nhƣng hiện nay với tốc độ phát triển của mọi ngành nghề, cùng với
nền kinh tế thị trƣờng đang làm cho đất nƣớc ngày một giàu mạnh, mức sống ngày
đƣợc nâng cao và nhu cầu của con ngƣời ngày càng cao. Tuy nhiên, các hoạt động
phát triển này đã ảnh hƣởng khơng nhỏ đến tính đa dạng sinh học của Việt Nam nói
chung và các vùng sinh thái trọng điểm nói riêng.
Du lịch sinh thái đƣợc xem là một trong những cách thức vừa hỗ trợ bảo tồn
đồng thời phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Tại đại hội các Vƣờn Quốc
gia thế giới lần thứ V do IUCN tổ chức năm 2002 đã khẳng định “Du lịch Sinh thái
ở trong và ngoài khu bảo tồn là một phƣơng pháp bảo tồn: hỗ trợ, tăng cƣờng nhận
thức về các giá trị quan trọng của Khu bảo tồn nhƣ giá trị sinh thái, văn hóa, tinh
thần, thẩm mỹ, giải trí và kinh tế; đồng thời tạo thu nhập phục vụ bảo tồn và bảo vệ
đa dạng sinh học, hệ sinh thái và di sản văn hóa. Du lịch sinh thái cũng góp phần
nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho cộng đồng bản địa...” [5].
Trong những năm gần đây trong cuộc phát triển chung của xã hội, lĩnh vực
DLST và bảo tồn trên thế giới cũng đã có nhƣng bƣớc phát triển mạnh mẽ. Quan
trọng nhất là việc du lịch sinh thái khơng cịn chỉ tồn tại nhƣ một khái niệm hay một
đề tài để suy ngẫm. Ngƣợc lại, nó đó trở thành hƣớng phát triển mang tính thời sự
trên toàn cầu. Hơn lúc nào hết khi vấn đề phát triển kinh tế xã hội hiện nay đang
đƣợc đặt ra trên quan điểm phát triển bền vững, thì việc phát triển DLST đƣợc xem
là một công cụ hiệu quả đáp ứng đƣợc mục tiêu là phát triển kinh tế và bảo tồn đa
dạng sinh học, bảo vệ môi trƣờng.
1


Du lịch sinh thái đã mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và
phát triển bền vững. Ở Cốxta Rica và Nê Pan, Thái Lan… một số chủ trang trại
chăn nuôi đã bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng, và do bảo vệ rừng
mà họ đã biến những nơi đó thành điểm DLST hoạt động tốt, giúp bảo vệ các HST
tự nhiên đồng thời tạo ra công ăn việc làm mới cho dân địa phƣơng. Equađo sử

dụng khoản thu nhập từ du lịch sinh thái tại đảo Galapze để giúp duy trì tồn bộ
mạng lƣới vƣờn quốc gia. Tại Nam Phi, du lịch sinh thái trở thành một biện pháp
hiệu quả để nâng cao mức sống của ngƣời da đen ở nông thôn, những ngƣời da đen
này ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động DLST; Chính phủ Nhật Bản cũng
tích cực khuyến khích phát triển du lịch sinh thái với những chính sách rõ ràng,
thành lập các đơn vị chuyên trách và các quỹ nhằm duy trì và phát triển nghành du
lịch hƣớng tới thiên nhiên để tăng cƣờng công tác bảo vệ thiên nhiên và phát triển
du lịch quốc gia. Theo Báo cáo về xu hƣớng du lịch của khách du lịch Nhật Bản do
Công ty Giao thông Nhật Bản thực hiện vào năm 2004, loại hình du lịch đƣợc
khách du lịch Nhật Bản ƣa thích nhất là du lịch tắm suối nƣớc nóng (chiếm 57,9 %
số ngƣời đƣợc hỏi). Xếp thứ 2 là du lịch hƣớng tới thiên nhiên (45,7%). Nhận thức
về du lịch sinh thái của ngƣời dân cũng cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây
[14].
Tại Úc và Newzeland, phần lớn các hoạt động du lịch đều có thể xếp vào
hạng DLST. Đây là ngành cơng nghiệp đƣợc xếp hạng cao trong nền kinh tế của cả
hai nƣớc nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi có các hoạt động du lịch sơi động. Việt
Nam có những lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế và giao lƣu quốc tế cho sự phát triển
du lịch phù hợp với xu thế của thế giới và khu vực. Tại Việt Nam, du lịch đang dần
dần trở thành ngành kinh tế quan trọng và trong tƣơng lai gần hoạt động du lịch
đƣợc coi nhƣ là con đƣờng hiệu quả nhất để thu ngoại tệ và tăng thu nhập cho đất
nƣớc. Việt Nam là đất nƣớc có nhiều tiềm năng về nguồn lực du lịch cả về tự nhiên
lẫn nhân văn. Khách nƣớc ngoài đến Việt Nam đều đánh giá cao vẻ đẹp đất nƣớc ta.
Hàng loạt các địa danh có thể sử dụng phục vụ khách du lịch nhƣ Hạ long, Sa pa,
Bạch Mã, Bà Nà, Lang Bieng, Cố Đô Huế, Mỹ Sơn, Cát Tiên, Đồng Tháp Mƣời...
2


bên cạnh đó nhiều điểm vẫn cịn chƣa đƣợc khai thác. Cùng với sự phát triển của du
lịch nói chung, trong những năm gần đây DLST Việt Nam cũng đã phát triển nhanh
chóng. Bên cạnh những tiềm năng và triển vọng, sự phát triển của du lịch sinh thái ở

Việt Nam cũng đang đứng trƣớc những thách thức to lớn.
Vƣờn Quốc gia Vũ Quang đƣợc thành lập vào năm 2002, với diện tích 55058
ha và đƣợc các nhà khoa học đánh giá là có tính đa dạng sinh học cao, với thành
phần loài nhƣ sau: Thực vật 1023 loài, động vật 575 lồi trong đó: Lớp thú 87 lồi
bị sát ếch nhái 65 loài, cá 88 loài, chim 311 loài, bƣớm 316 loài.. Đặc biệt ở đây
vào những năm 1992, 1993 đã phát hiện ra hai loài thú mới cho khoa học thế giới
là; Sao la, Mang lớn và ngoài ra ở đây cịn có rất nhiều lồi đƣợc xếp vào sách đỏ
Việt Nam và thể giới nhƣ; Bị tót, Voi, Hổ, ... về Thực vật có các lồi nhƣ; Pơ mu,
Du sam, Hoàng đàn, Lim xanh, Dổi.... Mặt khác, cũng theo các nhà khoa học lão
luyện trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học thì ở đây cịn có nhiều tiềm năng hấp
dẫn chƣa đƣợc nghiên cứu đến và tính đa dạng sinh học của Vƣờn Quốc gia Vũ
Quang không dừng lại ở những con số trên. Bên cạnh đó, Vũ Quang cịn có di tích
lịch sử đƣợc xếp hạng quốc gia – căn cứ Vũ Quang của cuộc khởi nghĩa Hƣơng Khê
do nhà chí sĩ yêu nƣớc Phan Đình Phùng lãnh đạo. Đây chính là những tài nguyên
Du lịch Sinh thái tiềm tàng, nếu có sự nghiên cứu và triển khai phù hợp sẽ là một
trong những biện pháp quan trọng nhằm bảo tồn đa dạng sinh học ở Vũ Quang đồng
thời phù hợp với xu thế phát triển bền vững. Mặc dù có nguồn tài nguyên DLST
tiềm tàng song cho đến nay, việc đánh giá một cách khoa học các tiềm năng du lịch
sinh thái cũng nhƣ xây dựng các hoạt động/ kế hoạch phát triển du lịch sinh thái
nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn của VQG Vũ Quang vẫn còn chƣa đƣợc triển khai
một cách hệ thống. Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên
cứu đề xuất phát triển Du lịch Sinh thái nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn Đa
dạng sinh học Vƣờn Quốc gia Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh”.

3


Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng thể: Nghiên cứu, đề xuất kế hoạch phát triển du lịch sinh
thái nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý tài

nguyên thiên nhiên và phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phƣơng tại
khu vực VQG Vũ Quang.
* Mục tiêu cụ thể:
- Tổng quan một số vấn đề về DLST Thế giới và Việt Nam.
- Đánh giá tài nguyên DLST Vƣờn Quốc gia Vũ Quang.
- Xây dựng và đề xuất định hƣớng phát triển DLST Vƣờn Quốc gia Vũ
Quang.
- Xác định đƣợc một số ảnh hƣởng qua lại giữa DLST, bảo tồn ĐDSH ở
Vƣờn Quốc gia Vũ Quang.
Kết quả mong đợi của đề tài
- Đánh giá đƣợc tài nguyên DLST của VQG Vũ Quang.
- Đề xuất đƣợc định hƣớng phát triển DLST nhằm hỗ trợ cho hoạt động bảo
tồn đa dạng sinh học ở VQG Vũ Quang.
- Xác định đƣợc một số ảnh hƣởng qua lại giữa DLST, bảo tồn đa dạng sinh
học và cộng đồng ở VQG Vũ Quang, từ đó nêu lên các vấn đề cần quan tâm khi
phát triển DLST ở VQG Vũ Quang.
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
+ Đây là nghiên cứu đầu tiên về DLST ở VQG Vũ Quang.
+ Kết quả của đề tài là đƣa ra đƣợc đề xuất về phát triển DLST ở VQG Vũ
Quang.

4


+ Đƣa ra giải pháp, kiến nghị dung hòa giữa nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hôi của cộng đồng và công tác bảo tồn.
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài là một sản phẩm có giá trị thực tiễn có khả năng
áp dụng triển khai phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn ĐDSH ở VQG Vũ Quang.
Cấu trúc luận văn

Luận văn đƣợc trình bày gồm có các phần; Mở đầu, 4 chƣơng chính, kết luận
- kiến nghị và phần phụ lục, cụ thể nhƣ sau:
Mở đầu.
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu.
Chƣơng 2: Đối tƣợng, phạm vi, cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3: Tiềm năng và hiên trạng phát triển DLST ở VQG Vũ Quang.
Chƣơng 4: Đề xuất định hƣớng phát triển DLST ở Vƣờn Quốc gia Vũ
Quang.
Kết luận - Kiến nghị.
Phụ lục.

5


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Khái niệm DLST
Ngày nay sự hiểu biết về du lịch sinh thái đã phần nào đƣợc cải thiện, thực
sự đã có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến
lƣợc và chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc
gia và thế giới. Trong những năm qua đã có nhiều nhà khoa học danh tiếng tiên
phong nghiên cứu lĩnh vực này, điển hình nhƣ:
Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh
thái, định nghĩa DLST lần đầu tiên đƣợc ông đƣa ra vào năm 1987 nhƣ sau: "Du
lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ơ nhiễm hoặc ít bị xáo trộn
với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thƣởng ngoạn phong cảnh và
giới động-thực vật hoang dã, cũng nhƣ những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện
tại) đƣợc khám phá trong những khu vực này" trích trong bài giảng Du lịch sinh thái
của Nguyễn Thị Sơn [23].
Năm 1994, nƣớc Úc đã đƣa ra khái niệm “DLST là Du lịch dựa vào thiên
nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trƣờng thiên nhiên đƣợc

quản lý bền vững về mặt sinh thái” [16].
Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ (năm 1998) “DLST là du lịch có mục đích với
các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của mơi trƣờng,
khơng làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển
kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa
phƣơng” [23].
Honey (1999) thì cho rằng “DLST là du lịch hƣớng tới những khu vực nhạy
cảm và nguyên sinh thƣờng đƣợc bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với
quy mơ nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ mơi trƣờng, nó trực
tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho ngƣời dân địa phƣơng và nó
khuyến khích tơn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con ngƣời” [5].

6


Ở Việt Nam vào năm 1999, trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lƣợc
quốc gia về phát triển du lịch sinh thái đã đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: “Du lịch sinh
thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và mơi
trƣờng có tác động tích cực đến việc bảo vệ mơi trƣờng và văn hóa, đảm bảo mang
lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phƣơng và có đóng góp cho các nỗ lực
bảo tồn” [5].
Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đƣa ra khái niệm “DLST là một loại hình du lịch
lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tƣợng để phục vụ cho những khách du
lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thƣởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các
hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế
du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng nhƣ giáo dục tuyên
truyền và bảo vệ, phát triền môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên một cách bền
vững” [11].
Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch sinh
thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phƣơng

với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [14]. Theo quy chế quản
lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, do
bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2007, thì Du lịch Sinh thái đƣợc hiểu là
“Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phƣơng với
sự tham gia của cộng đồng dân cƣ ở địa phƣơng nhằm phát triển bền vững” [18].
Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism society) thì
“DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trƣờng
và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phƣơng” [5].
Qua tìm hiểu các khái niệm trên ta có thể thấy rằng các khu bảo tồn và vƣờn
quốc gia là nơi phù hợp nhất, bởi đây chính là nơi có nhiều yếu tố hấp dẫn khách du
lịch sinh thái.
Những yếu tố này có thể là một hoặc nhiều lồi động thực vật quý hiếm và
đặc hữu, cuộc sống hoang dã, phong tục tập quán, tính đa dạng sinh học cao, địa
7


hình hùng vĩ, các khu di tích lịch sử hoặc văn hóa, mang tính đặc thù trong điều
kiện tự nhiên. Những yếu tố này sẽ làm lợi cho các đơn vị tổ chức du lịch sinh thái
và cộng đồng địa phƣơng do vậy các yếu tố này sẽ đƣợc bảo vệ tốt, chính đây là
mối quan hệ giữa du lịch và các khu bảo tồn và vƣờn quốc gia [24].
Ở Việt Nam nói chung và ở vƣờn quốc gia nói riêng, yếu tố gây hấp dẫn cho
khách du lich đó là những thông tin về ĐDSH, những phát hiện mới về các loài
động thực vật và những cảnh đẹp thiên nhiên. Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng
các khách đến với các khu bảo tồn và vƣờn quốc gia không hẳn là khách du lịch
sinh thái, mà họ chỉ có những sở thích về muốn khám phá cảnh đẹp, do vậy họ chỉ
lựu lại những khu vực này với thời gian rất ngắn, họ khơng muốn có những trải
nghiệm thực sự với thiên nhiên. Tuy vậy, đây cũng là những đối tƣợng du lịch góp
phần tăng nguồn thu hiệu quả vào cho việc bảo tồn và cải thiện sinh kế cho ngƣời
dân ở đây, nhƣ một giải pháp trƣớc mắt. Các hoạt động du lịch sinh thái ở đây phải
đƣợc xây dựng bám sát định nghĩa về du lịch sinh thái. Nhằm đảm bảo rằng phát

triển du lịch sinh thái không làm tổn hại đến vƣờn quốc gia và tăng nguồn thu nhập
một cách bền vững cho cộng đồng địa phƣơng bằng các hoạt động du lịch sinh thái
[21].
Hiện nay, DLST đang đóng một vai trị quan trọng trong nhiều dự án bảo tồn
thiên nhiên và phát triển cảnh quan, các mục tiêu của DLST có liên quan đến các
khu BTTN và VQG là [5]:
- Sự tƣơng thích về mặt sinh thái và văn hóa của phát triển du lịch là một
điều kiện quan trọng;
- Phát triển du lịch phải hỗ trợ tài chính cho cơng tác bảo tồn ở các khu
BTTN và VQG;
- Tạo thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng;

8


- Góp phần quan trọng nhằm thuyết phục mọi ngƣời chấp nhận bảo tồn thiên
nhiên là một kết quả gián tiếp của các tác động kinh tế.
Phát triển du lịch sinh thái là một trong những cách tốt nhất nhằm giúp cả
cộng đồng địa phƣơng và các khu BTTN & VQG. Đó cũng là một hợp phần lý
tƣởng của chiến lƣợc phát triển bền vững trong đó tài nguyên thiên nhiên đƣợc sử
dụng nhƣ một yếu tố thu hút khách du lịch mà không gây tác hại tới thiên nhiên của
khu vực; là một công cụ quan trọng trong quản lý các khu BTTN & VQG. Tuy vậy
phát triển DLST phải đảm bảo đƣợc phát triển phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của
các Khu BTTN và VQG.
DLST đƣợc biểu diễn bằng sơ đồ sau:
DU LỊCH HỖ TRỢ BẢO
TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG

DU LỊCH


TỰ NHIÊN

DU LỊCH

DLST

DU LỊCH ĐƢỢC
QUẢN LÝ BỀN VỮNG

DU LỊCH CĨ
GIÁO DỤC MƠI
TRƢỜNG

Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc du lịch sinh thái [23].
Nhƣ vậy, DLST là loại hình du lịch dựa vào tài nguyên thiên nhiên và văn hóa
của cộng đồng địa phƣơng, đƣợc thiết kế mang tính giáo dục môi trƣờng cao. DLST
nhằm mang lại nguồn lợi kinh tế cho cộng đồng địa phƣơng và công tác bảo tồn,
trong đó phát huy sự tham gia của cộng đồng địa phƣơng.
9


1.2. Nguyên tắc cơ bản phát triển DLST
Những nguyên tắc đảm bảo trong du lịch sinh thái không chỉ cho các
nhà quy hoạch, quản lý tổ chức, điều hành du lịch mà cho cả các hƣớng dẫn
viên, cộng đồng dân địa phƣơng [5,21,23]. Các nguyên tắc này bao gồm:
- Phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan giải trí, khám phá tìm hiểu tự
nhiên và con ngƣời. Đây chính là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động DLST.
- Hỗ trợ công tác bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái nói riêng và tài
nguyên ở các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn nói chung. Cụ thể là DLST phải

đƣợc tổ chức có tính khoa học, có tính giáo dục mơi trƣờng cao, đồng thời
đem lại lợi nhuận tái phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
- Hỗ trợ kinh tế địa phƣơng, tạo thêm những lợi ích kinh tế lâu dài cho
cộng đồng dân địa phƣơng, những ngƣời có quyền làm chủ cho sự phát triển
và trong công tác hoạch định du lịch.
Xuất phát từ những khái niệm về DLST ở trên chúng ta có thể thấy để
phát triển DLST cần phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản trên. Nếu các
hoạt động du lịch mà không đáp ứng đƣợc các tiêu chí trên thì khơng thể
đƣợc xem là DLST.
1.3. Đặc trƣng cơ bản của du lịch sinh thái
Các hoạt động DLST khác với các loại hình du lịch khác ở các đặc
trƣng chủ yếu sau [21, 23]:
- Dựa trên địa bàn hấp dẫn về tự nhiên: Đối tƣợng của DLST là những khu
vực hấp dẫn với các đặc điểm phong phú về tự nhiên, đa dạng về sinh học và kể cả
những nét văn hoá bản địa đặc sắc. Đặc biệt, những khu tự nhiên còn tƣơng đối
nguyên sơ, ít bị tác động lớn bởi các hoạt động của con ngƣời. Chính vì vậy, hoạt
động DLST thƣờng diễn ra và thích hợp tại lãnh thổ các vƣờn quốc gia và các khu
bảo tồn thiên nhiên.
10


- Hỗ trợ bảo tồn, đảm bảo bền vững về sinh thái: Thách thức đối với DLST
trong bất kỳ một quốc gia hay một khu vực nào là khai thác hợp lý tiềm năng cho
du lịch, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm mà lại khơng gây tác động có hại ngƣợc trở
lại mơi trƣờng. DLST có thể tạo ra nguồn thu cho việc quản lý bảo tồn nguồn tài
nguyên ngoài những lợi ích về văn hố-xã hội. Sự đóng góp về tài chính với một
phần chi phí trong chuyến đi của du khách có thể giúp chi trả cho các dự án bảo tồn
đa dạng sinh học.
- DLST gắn liền với giáo dục môi trƣờng: Đặc điểm GDMT trong DLST là
một yếu tố cơ bản thứ hai phân biệt nó với loại du lịch tự nhiên khác. Giải thích và

GDMT là những công cụ quan trọng trong việc tăng thêm những kinh nghiệm du
lịch thú vị và nâng cao kiến thức và sự trân trọng môi trƣờng cho du khách, dẫn đến
hành động tích cực đối với bảo tồn, góp phần tạo nên sự bền vững lâu dài của hoạt
động DLST trong những khu tự nhiên.
- Mang lại lợi ích cho địa phƣơng: DLST cải thiện đời sống, tăng thêm lợi
ích cho cộng đồng địa phƣơng và mơi trƣờng của khu vực. Cộng đồng địa phƣơng
chỉ có thể tham gia vào những công việc vận hành DLST, trên phƣơng diện cung
cấp về kiến thức, những kinh nghiệm thực tế, các dịch vụ, các trang thiết bị và các
sản phẩm phục vụ khách. Những lợi ích này nhất thiết phải "nặng ký" hơn sự trả giá
về mơi trƣờng và văn hố-xã hội nảy sinh từ du lịch mà cộng đồng địa phƣơng phải
gánh chịu.
- Thoả mãn nhu cầu về kinh nghiệm du lịch cho du khách: Việc thoả mãn
những mong muốn của khách tham quan với những kinh nghiệm du lịch lý thú là
cần thiết đối với sự tồn tại sống cịn lâu dài của ngành DLST, trong đó có một phần
quan trọng là sự an toàn cho du khách và phải thoả mãn hoặc vƣợt quá sự mong đợi
của du khách.

11


1.4 Những yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái
Theo Drumm (2002), đƣợc trích trong Cẩm nang quản lý và phát triển DLST
cục kiểm lâm năm 2004, thì những yếu tố dƣới đây có vai trị quyết định đối với
việc tổ chức thành công hoạt động DLST [5]:
- Ít gây ảnh hƣởng tới tài nguyên thiên nhiên của KBTTN và VQG.
- Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, khách DLST, các nhà điều
hành tour và các cơ quan tổ chức phi chính phủ.
- Tơn trọng văn hóa truyền thống địa phƣơng.
- Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phƣơng và cho các bên
tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành tour tƣ nhân.

- Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của KBTTN.
- Giáo dục những ngƣời tham gia về vai trị của họ trong cơng tác bảo tồn.
1.5. Phát triển du lịch sinh thái ở các Vƣờn Quốc gia
Khái niệm Vƣờn Quốc gia
Vƣờn quốc gia là một khái niệm đã rất phổ biến trong hoạt động bảo tồn đa
dạng sinh học, hiện nay đang có nhiều khái niện khác nhau: Tổ chức IUCN đã đƣa
ra một định nghĩa về VQG nhƣ là một lãnh thổ tƣơng đối rộng trên đất liền hay trên
biển mà [25]:
- Ở đó có một hay nhiều hệ sinh thái khơng bị thay đổi lớn do sự khai khác
hay chiến lĩnh của con ngƣời. Các loài thực vật, động vật, các đặc điểm sinh thái,
địa mạo và nơi cƣ trú của các loài, hoặc các cảnh quan thiên nhiên đẹp trong đó là
mối quan tâm cho nghiên cứu khoa học, giáo dục và giải trí.
- Ở đó ban quản lý thực hiện các biện pháp ngăn chặn hoặc loại bỏ càng
nhanh càng tốt sự khai thác hoặc chiếm lĩnh và tăng cƣờng sự tơn trọng những đặc
trƣng về sinh thái, hình thái học và cảnh quan.
12


- Ở đó cho phép các hoạt động khách du lịch đến thăm, dƣới những điều kiện
đặc biệt, cho các mục đích nghiên cứu, giáo dục, giải trí và lịng ngƣỡng mộ.
Ở Việt Nam vƣờn quốc gia đƣợc hiểu theo khoản 1 điều 13 quy chế quản lý
rừng ban hành theo quyết định 186/2006 của thủ tƣớng chính phủ [7].
Vƣờn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nƣớc,
hải đảo, có diện tích đủ lớn đƣợc xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc
trƣng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo
tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.
Vƣờn quốc gia đƣợc quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng
và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trƣờng và du lịch sinh thái.
Các vƣờn quốc gia chính là những đối tƣợng lý tƣởng cho các hoạt động du lịch
sinh thái phát triển, đồng thời DLST cũng là một trong những cách thức phát triển nhằm

bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế cho cộng đồng địa phƣơng.
1.6. Thực trạng phát triển Du lịch sinh thái
1.6.1 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái thế giới
Du lịch sinh thái đang dấy lên trong giới lữ hành và bảo tồn ngày một tăng,
nguồn gốc của nó giống nhƣ sự tiến hóa hơn là một cuộc cách mạng. Những du
khách lũ lƣợt kéo đến Vƣờn quốc gia Yellowstone và Yasemite cách đây hàng mấy
thế kỷ chính là những khách du lịch sinh thái đấu tiên. Đến thế kỷ 20 đã chứng kiến
sự thay đổi đầy kịch tính và liên tục của lữ hành thiên nhiên; với những trò chơi gây
đƣợc sự quan tâm nhƣ: săn thú, câu cá... cho đến thời đoạn ngày nay, khách du lịch
sinh thái thực sự đã có những hiểu biết hơn và phát triển ở mức cao hơn [17]. Hiện
nay, nhiều quốc gia phát triển du lịch sinh thái trở thành một nghành cơng nghiệp
chính đem lại nguồn thu quan trọng cho đất nƣớc điển hình nhƣ: Nam Phi,
Tanzania,...ở châu Phi và một số quốc gia khác nhƣ Nê Pan, Úc, Thái Lan, ...
Kinh nghiệm hoạt động DLST ở các Vƣờn Quốc gia.
13


* DLST ở VQG Galapagos [17].
Vƣờn Quốc gia Galapagos ở Equado khơng chỉ là một VQG mà cịn là một
di sản thế giới, một khu dự trữ sinh quyển, và giời đây còn là một khu dự trữ sinh
thái biển. Về mặt vị trí thì VQG Galapagos nằm tách khỏi lục địa, có mơi trƣờng
phù hợp cho các lồi sinh vật thích nghi nhƣ Rùa, Kỳ đà, Chim sẻ, Xƣơng rồng
khổng lồ và họ hàng hƣớng dƣơng, Chim cốc không bay, Chim bói cá và rất nhiều
giống động thực, vật khác... Những lồi này mang những thơng tin khơng gì sánh
đƣợc trên thế giới về quá khứ và tƣơng lai.
Galapagos có lẽ là một trong những nơi thuận lợi nhất trên thế giới để nghiên
cứu về tiến hóa của hệ sinh thái; đƣợc thƣởng thức những quang cảnh đại dƣơng,
ven biển và đất liền; nơi động vật hoang dã đã tiến hóa và nhƣ khơng có chút sợ hãi
nào đối với con ngƣời đây chính là một cảm giác thật khó so sánh.
Khác với các VQG khác ở Equado và các nƣớc Châu Mỹ la tinh khác, nơi có

thể có ngƣời sống hợp pháp hoặc không hợp pháp trong phạm vi đƣợc bảo vệ,
ngƣời dân ở Galapagos không đƣợc phép sống trong VQG. Họ tập trung ở khoảng
4% diện tích của quần đảo trên đất thuộc sở hữu tƣ nhân. Hầu hết khách tham quan
từ đất liền đi bằng máy bay đến các đảo, sau đó đi thăm thú bằng các tua du lịch
đƣợc thiết kế sẵn.
Sau mƣời năm đầu kể từ khi đón khách, chiến lƣợc quản lý và hỗ trợ quản lý
đầu tiên của VQG đƣợc thực hiện tƣơng đối suôn sẻ với một số lƣợng nhỏ du khách
và phát triển liên tục trong nhƣng năm 1970. Từ ban đầu có 7000 khách tham quan
đến năm 1973 là 12000 khách, năm 1981 là 25000 khách và năm 1989 đã thu hút
gần 42000 khách. Sau đó, sự sa sút của nền kinh tế khu vực đã dẫn đến việc giảm
ngân sách của dịch vụ DLST ở VQG Galapagos. Nhƣng với những biện pháp hữu
hiệu cộng với sự hỗ trợ nỗ lực của các tổ chức quốc tế nhƣ Ngân hàng thế giới, Quỹ
mơi trƣờng tồn cầu.. đã làm vực dậy sự phát triển DLST ở đây.

14



×