Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Luận văn thạc sĩ ðIỀU TRA VÀ NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH LÙN SỌC ðEN HẠI LÚA VỤ MÙA NĂM 2010 TẠI TỈNH NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.34 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




NGUYỄN THỊ NHUNG


ðIỀU TRA VÀ NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỪ BỆNH LÙN SỌC ðEN HẠI LÚA
VỤ MÙA NĂM 2010 TẠI TỈNH NINH BÌNH



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật
Mã số : 60.62.10


Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ VIẾT CƯỜNG


HÀ NỘI - 2011
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


i


LỜI CAM ðOAN

- Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu hoàn toàn của tôi,
công trình chưa từng ñược sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ tài liệu nào
khác.
- Số liệu trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực theo kết
quả nghiên cứu của tôi.
- Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc.
- Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn ñối với bản báo cáo.

Ninh Bình, ngày 30 tháng 8 năm 2011

Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Nhung
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


ii
LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này, trong thời gian vừa qua ngoài sự nỗ lực cố
gắng của bản thân tôi còn nhận ñược sự giúp ñỡ nhiệt tình từ phía gia ñình,
nhà trường, các thầy cô giáo, cơ quan và bạn bè ñồng nghiệp.
ðể có ñược thành quả của ngày hôm nay, trước hết cho phép tôi ñược bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hà Viết Cường - Giám ñốc Trung tâm Bệnh cây

nhiệt ñới - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã quan tâm, dìu dắt, tận tình
hướng dẫn và ñịnh hướng khoa học ñể tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo, cán bộ trong Khoa Nông
học, Trung tâm Bệnh cây nhiệt ñới, Bộ môn Bệnh cây và Viện ñào tạo sau
ðại học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã quan tâm và tạo ñiều kiện
giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện ñề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Chi cục Bảo vệ thực vật Ninh Bình, Trạm
Bảo vệ thực vật Kim Sơn, các ñơn vị có liên quan, các ñịa phương triển khai
làm thí nghiệm, bạn bè, ñồng nghiệp ñã ủng hộ và tạo ñiều kiện về mọi mặt
ñể tôi thực hiện tốt các nội dung của ñề tài trong suốt thời gian nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình ñến tất cả các bạn bè,
người thân và gia ñình ñã luôn ñộng viên và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi
hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Nhung

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục viết tắt vi
Danh mục bảng viii

Danh mục hình x
1 MỞ ðẦU i
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục ñích - yêu cầu 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở khoa học của ñề tài 4
2.2 Bệnh virus hại lúa trên thế giới và Việt Nam 4
2.3 Virus lùn sọc ñen (Rice black-streaked dwarf virus) và bệnh lúa
lùn sọc ñen 10
2.4 Virus lùn sọc ñen phương Nam (Southern rice black streaked
dwarf virus) và bệnh lùn sọc ñen 11
2.5 ðặc ñiểm phân tử các fijivirus (họ Reoviridae) 13
2.6 Xuất hiện dịch bệnh virus trên lúa tại miền Bắc vụ mùa năm 2009 15
2.7 Xác ñịnh tác nhân gây bệnh LSð tại Việt Nam 16
2.8 Tình hình bệnh LSð tại miền Bắc trong năm 2010 19
2.9 Môi giới truyền bệnh 20
2.10 Các biện pháp phòng chống bệnh LSð ở Việt Nam 24
3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1 ðối tượng nghiên cứu 29
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


iv
3.2 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu
29
3.3 Vật liệu, dụng cụ nghiên cứu 29
3.4 Phương pháp thu thập, xử lý mẫu và giám ñịnh virus 30
3.5 Nội dung nghiên cứu 31
3.6 Phương pháp ñiều tra 31

3.7 Phương pháp triển khai thực hiện mô hình và các thí nghiệm
quản lý rầy và bệnh virus do rầy làm môi giới lây truyền 32
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
4.1 Triệu chứng và chẩn ñoán bệnh lùn sọc ñen vụ mùa 2010 tại tỉnh
Ninh Bình 38
4.1.1 Triệu chứng bệnh trên ñồng ruộng 38
4.1.2 Giám ñịnh bệnh 41
4.2 ðiều tra tình hình bệnh và rầy vụ mùa 2010 tại tỉnh Ninh Bình 42
4.2.1 Tần suất xuất hiện của bệnh Lùn sọc ñen 42
4.2.2 Diện tích nhiễm bệnh LSð 43
4.2.3 Diễn biến bệnh LSð và rầy lưng trắng 45
4.2.4 Mức ñộ nhiễm bệnh LSð trên một số giống lúa 49
4.2.5 ðiều tra rầy vào bẫy ñèn 50
4.2.6 Thành phần rầy trên ruộng 53
4.2.7 Diễn biến mật ñộ rầy trên ruộng 54
4.3 Nghiên cứu biện pháp phòng chống bệnh LSð 55
4.3.1 Kết quả thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của biện pháp che màn cho mạ
ñến mật ñộ rầy và tỷ lệ bệnh LSð 56
4.3.2 Kết quả thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của biện pháp phòng trừ rầy
lứa 5 bằng thuốc tiếp xúc và thuốc chống lột xác ñến diễn biến
mật ñộ rầy, tỷ lệ bệnh LSð và mật ñộ thiên ñịch trên ñồng ruộng 60
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


v

4.3.3 Kết quả thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của biện pháp xử lý hạt giống
bằng thuốc Cruiser plus 312.5 FS ñến sinh trưởng và phát triển
của cây mạ, diễn biến mật ñộ rầy và tỷ lệ bệnh lùn sọc ñen 63
4.3.4 ðánh giá hiệu lực của một số loại thuốc xử lý hạt giống ñến rầy

nâu, rầy lưng trắng ở vụ mùa 2010 tại Ninh Bình 67
4.3.5 ðánh giá hiệu lực trừ rầy của một số loại thuốc hóa học ở vụ mùa
2010 tại Ninh Bình 67
4.3.6 Kết quả thử nghiệm mô hình phòng chống bệnh LSð vụ mùa
2010 tại Ninh Bình 69
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 74
5.1 Kết luận 74
5.2.ðề nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 83

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1. BVTV Bảo vệ thực vật
2. HTX Hợp tác xã
3.CT Công thức
4. NSP Ngày sau phun
5. TP Trước phun
6. RT-PCR (Reverse Transcriptional – Polymerase Chain Reaction)
7.RBSDV Rice black- streaked dawrf virus
8. SRBSDV Southem rice black- streaked dawrf virus
9. RBSDV2 Rice black- streaked dawrf virus 2
10. RRSV Rice ragged stunt virus
11.PAGE Polyacrylamide gel electrophoresis
12.RDV Rice dwarf virus
13.TCN Tiêu chuẩn ngành

14. MH Mô hình
15. ND Nông dân
16. SRI Thâm canh lúa cải tiến
17. IPM Phòng trừ dịch hại tổng hợp
18. KD 18 Khang dân 18
19. NSC Ngày sau cấy
21. NSG Ngày sau gieo
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


vii

22. NPK Phân bón tổng hợp ñạm-lân-kali
23. Báo NNVN Báo Nông nghiệp Việt Nam
24. VL Vàng lùn
25. LXL Lùn xoắn lá
26. LSðPN Lùn sọc ñen phương Nam
27. TTBVTV Trung tâm bảo vệ thực vật
28. NN Nông nghiệp
29. NC Nghiên cứu
30. PTNT Phát triển nông thôn
31. KDTV Kiểm dịch thực vật
32. ðHNN ðại học nông nghiệp


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


viii
DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang
2.1 Thành phần virus hại lúa 6
2.2 Các loài và nhóm thuộc chi Fijivirus 15
4.1 triệu chứng của bệnh lùn sọc ñen ở các giai ñạn sinh trưởng của
cây lúa. 40
4.2 Kết quả chẩn ñoán bệnh lùn sọc ñen, vàng lùn, lùn xoắn lá hại
lúa vụ mùa năm 2010 tại tỉnh Ninh Bình 41
4.3 Tần suất xuất hiện của bệnh lùn sọc ñen hại lúa vụ mùa 2010 tại
tỉnh Ninh Bình 43
4.4 Thống kê diện tích nhiễm của bệnh lùn sọc ñen hại lúa vụ mùa
2010 tại tỉnh Ninh Bình 44
4.5 Diện tích bị thiệt hại do bệnh lùn sọc ñen ở vụ mùa 2010 tại tỉnh
Ninh Bình 45
4.6 Diễn biến của bệnh lùn sọc ñen và rầy lưng trắng trên một số
giống lúa vụ mùa 2010 tại tỉnh Ninh Bình 47
4.7 Tỷ lệ bệnh lùn sọc ñen trên một số giống lúa vụ mùa 2010 tại
tỉnh Ninh Bình 50
4.8 Tỷ lệ rầy nâu, rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ ở các giai ñoạn sinh
trưởng của cây lúa tại Ninh Bình vụ mùa năm 2010 53
4.9 Diễn biến mật ñộ của rầy nâu, rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ vụ
mùa 2010 tại Ninh Bình 54
4.10 Ảnh hưởng của biện pháp che màn cho mạ ñến mật ñộ rầy và tỷ
lệ bệnh LSð ở các công thức thí nghiệm 57
4.11 Ảnh hưởng của biện pháp che màn cho mạ ñến các yếu tố cấu
thành năng suất lúa và hiệu quả kinh tế 59
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


ix


4.12 Ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc trừ rầy lứa 5 ở giai ñoạn
lúa ñẻ nhánh ñến mật ñộ rầy và thiên ñịch 62
4.13 Ảnh hưởng của biện pháp phun thuốc trừ rầy lứa 5 ở giai ñoạn
lúa ñẻ nhánh ñến diễn biến của bệnh lùn sọc ñen 63
4.14 Ảnh hưởng của biện pháp xử lý hạt giống bằng thuốc Cruiser
plus 312.5 FS ñến sinh trưởng phát triển của mạ 65
4.15 Ảnh hưởng của biện pháp xử lý hạt giống bằng thuốc Cruiser
plus 312.5 FS ñến mật ñộ rầy và tỷ lệ bệnh lùn sọc ñen 65
4.16 Hiệu lực trừ rầy của một số loại thuốc xử lý hạt giống ở vụ mùa
2010 tại Ninh Bình 67
4.17 Hiệu lực trừ rầy của một số loại thuốc hóa học ở vụ mùa 2010 tại
Ninh Bình 68
4.18 Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong mô hình 70
4.19 Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật của mô hình ñến các ñối
tượng dịch hại chính vụ mùa 2010 71
4.20 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa của ruộng mô
hình và ruộng nông dân so với nông dân 72
4.21 Hạch toán kinh tế của ruộng mô hình và ruộng nông dân 73


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


x

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang
2.1 Cấu trúc phân tử các Fijivirus 13

2.2 Tổ chức bộ gen của các Fijivirus 14
2.3 Triệu chứng bệnh LSð tại miền Bắc 17
2.4 Ảnh hiển vi ñiện tử cho thấy phân tử virus và thể vùi virus trong
mô bệnh LSð 18
4.1 Một số triệu chứng bệnh lùn sọc ñen trên lúa vụ mùa 2010 tại
Ninh Bình 39
4.2 Diễn biến tỷ lệ bệnh lùn sọc ñen và mật ñộ rầy lưng trắng trên
giống Bắc thơm số 7 vụ mùa 2010 tại Ninh Bình 47
4.3 Diễn biến tỷ lệ bệnh lùn sọc ñen và mật ñộ rầy lưng trắng trên
giống Khang dân 18 vụ mùa 2010 tại Ninh Bình 48
4.4 Diễn biến tỷ lệ bệnh lùn sọc ñen và mật ñộ rầy lưng trắng trên
giống Thục hưng 6 vụ mùa 2010 tại Ninh Bình 48
4.5 Tình hình rầy vào bẫy ñèn tháng 7 vụ mùa năm 2010 tại tỉnh
Ninh Bình 51
4.6 Tình hình rầy vào bẫy ñèn tháng 8 vụ mùa năm 2010 tại tỉnh
Ninh Bình 51
4.7 Thu thập và phân loại mẫu rầy vào ñèn vụ mùa năm 2010 tại
tỉnh Ninh Bình 51
4.8 Tình hình rầy vào bẫy ñèn tháng 7 tại HTX Thượng Kiệm -
huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình 53
4.9 Tình hình rầy vào bẫy ñèn tháng 8 tại HTX Thượng Kiệm -
huyện Kim Sơn - tỉnh Ninh Bình 53
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


xi

4.10 Diễn biến mật ñộ rầy nâu, rầy lưng trắng và rầy nâu ở vụ mùa
2010 tại tỉnh Ninh Bình 55
4.11 Một số hình ảnh hoạt ñộng của mô hình phòng chống vector vụ

mùa 2010 tại huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình so với nông dân 72


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


1

1. MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Kể từ khi thực hiện công cuộc ñổi mới ñến nay, nông nghiệp Việt Nam
ñã ñạt ñược nhiều thành tựu to lớn, nổi bật là sản xuất lương thực. Trong hơn
20 năm qua, năng suất và sản lượng lúa của Việt Nam ñã tăng gấp khoảng 2
lần, hiện nay năng suất bình quân ñạt 5,3 tấn/ha một vụ, sản lượng cả năm ñạt
gần 39 triệu tấn. Sản xuất lúa gạo phát triển ñã ñưa Việt Nam từ một nước
nhiều năm triền miên thiếu lương thực trở thành một nước không những có ñủ
lương thực cho nhân dân, mà còn xuất khẩu với số lượng trên 70 triệu tấn gạo
mang về cho ñất nước gần 20 tỷ USD, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2
thế giới. Cây lúa ñã trở thành cây lương thực chủ lực, liên quan ñến việc làm và
thu nhập của khoảng 80% số hộ nông dân Việt Nam. Bên cạnh những thành
công thì còn không ít những bất cập yếu kém, hiệu quả sản xuất kinh doanh
chưa cao, phải ñối mặt với nhiều khó khăn thách thức, nhất là thiên tai, biến ñổi
khí hậu ñặc biệt là dịch bệnh xảy ra thường xuyên, ñã ảnh hưởng nghiêm trọng
ñến sản xuất lúa gạo.
Vụ mùa 2009 hiện tượng lúa “lùn lụi” ñã xuất hiện trên lúa mùa ở Nghệ An
trên diện rộng với tổng diện tích nhiễm bệnh lên tới 5.506 ha, trong ñó gần
3.510 ha bị mất trắng. Cây bệnh bị lùn mạnh, lá xanh ñậm, nhiều lá bị xoắn
vặn, trỗ không thoát. Triệu chứng cây bệnh khá giống với bệnh lùn xoắn lá
(LXL) tại miền Nam. Tất cả các giống gieo trồng tại Nghệ An (TH3-3, Nhị

ưu 838, Bio404, Bắc thơm số 7, Khang dân 18 và Hương thơm ) ñều bị
nhiễm bệnh. Cho tới giữa tháng 9 năm 2009, một số ñịa phương tại miền Bắc
như Nam ðịnh, Thái Bình, Sơn La cũng thông báo dịch bệnh tương tự (Báo
NNVN, ngày 14/9/2009).
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


2

Dựa trên ñánh giá triệu chứng cũng như phân tích phân tử, tác nhân gây
bệnh lùn lụi ñã ñược xác ñịnh là do virus lúa lùn sọc ñen phương Nam (LSðPN)
với tên tiếng Anh là Southern rice black streaked dwarf virus, SRBSDV) và
bệnh ñã ñược thống nhất gọi là bệnh lúa lùn sọc ñen (LSð) (Hà Viết Cường et
al., 2009). LSðPN là một virus mới ñược phát hiện lần ñầu năm 2008 tại phía
Nam Trung Quốc. Virus thuộc chi Fijivirus (họ Reoviridae) và lan truyền bằng
rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ (Zhu et al., 2008).
Tại Ninh Bình vụ mùa năm 2009, bệnh LSð bắt ñầu xuất hiện từ ngày
10/8 vào lúc lúa ñang ở giai ñoạn phân hoá ñòng trên các giống nhiễm rầy
nâu, rầy lưng trắng nặng như: Bắc thơm số 7, LT
2
, Hương thơm số 1, Nếp,
Bắc ưu 903, Bắc ưu 253 Sau ñó bệnh phát triển nhanh và thể hiện rõ từ ñầu
tháng 9 ñến trung tuần tháng 9 ở giai ñoạn ñòng già ñến trỗ bông. Những ruộng
bị bệnh nặng ở giai ñoạn này ñòng nhỏ, khó trỗ và trỗ không thoát hoặc bông lúa
trỗ hạt bị ñen giống như bị bệnh lép ñen hạt, có những ruộng không cho thu
hoạch (Chi cục BVTV Ninh bình, Báo cáo tổng kết công tác BVTV, 2010).
Vì là một virus mới nên hầu hết các ñặc ñiểm, kể cả dịch tễ học, sinh học
của virus cũng như biện pháp phòng chống vẫn chưa ñược nghiên cứu. Năm
2010, bệnh LSð ñã xuất hiện và gây hại trên lúa ñông xuân. Khả năng gây
thành dịch của virus trong vụ mùa năm 2010 tại miền Bắc nói chung và Ninh

Bình nói riêng khó có thể dự báo trước. Xuất phát từ tình hình thực tế tại tỉnh
Ninh Bình chúng tôi thực hiện ñề tài: “ðiều tra và nghiên cứu biện pháp
phòng trừ bệnh lùn sọc ñen hại lúa vụ mùa năm 2010 tại tỉnh Ninh Bình”.
1.2. Mục ñích - yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
ðánh giá tình hình và nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc ñen
hại lúa vụ mùa 2010 tại tỉnh Ninh Bình.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


3

1.2.2. Yêu cầu

- ðiều tra tình hình bệnh bao gồm:
+ Mức ñộ phổ biến của bệnh;
+ Tỷ lệ bệnh trên một số giống lúa trồng phổ biến tại tỉnh Ninh Bình.

- ðiều tra tình hình vector truyền bệnh là rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ
bằng ñiều tra ñồng ruộng và bẫy ñèn.
- Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh thông qua kiểm soát vector truyền
bệnh dùng các biện pháp:
+ Vật lý;
+ Hóa học;
+ Tổng hợp.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ góp phần bổ sung vào ñối tượng dịch hại
chính trên cây lúa, phục vụ cho công tác ñiều tra phát hiện dự tính, dự báo và
chỉ ñạo phòng trừ tại tỉnh Ninh Bình.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- ðánh giá ñược diễn biến và mức ñộ gây hại của bệnh lùn sọc ñen
cũng như vector truyền bệnh trên ñồng ruộng tại tỉnh Ninh Bình.
- Bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng quy trình phòng
trừ bệnh lùn sọc ñen tại tỉnh Ninh Bình.





Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
Cây lúa là một cây trồng quan trọng của tỉnh Ninh Bình. Giống như
nhiều tỉnh miền Bắc, sản xuất lúa của Ninh Bình ñang phải ñương ñầu với
một dịch hại quan trọng là bệnh LSð. Do bệnh mới ñược phát hiện và xác
ñịnh vào cuối vụ mùa năm 2009 nên nhiều vấn ñề về bệnh vẫn chưa ñược
hiểu rõ, ñặc biệt là khi triệu chứng của bệnh trong nhiều trường hợp khá giống
với nhiễm ñộc thuốc trừ cỏ.
ðể làm cơ sở cho việc xây dựng biện pháp quản lý bệnh LSð của tỉnh
trong vụ mùa 2010 và các năm tiếp theo, nhiều vấn ñề cần phải ñược giải
quyết như mức ñộ và diễn biến của bệnh trên cơ cấu giống lúa của ñịa
phương, phân bố của bệnh trên toàn tỉnh và quan trọng hơn cả là biện pháp
quản lý vector truyền bệnh. Chính vì vậy, ñiều tra và xác ñịnh bệnh LSð
cũng như thực hiện các thí nghiệm, thử nghiệm mô hình quản lý rầy tại tỉnh

Ninh Bình là rất cần thiết.
2.2. Bệnh virus hại lúa trên thế giới và Việt Nam
Các nghiên cứu về bệnh virus hại lúa trên thế giới ñược các nhà khoa
học Nhật Bản phát hiện sớm nhất. Bệnh lúa lùn phát hiện ở quận Shiga, Nhật
Bản năm 1883, bệnh lúa sọc cũng phát hiện ñầu tiên ở Nhật Bản vào năm
1890. Theo Ou (1985) thì ñến năm 1985 ñã tìm thấy 12 bệnh virus chính hại
lúa trên thế giới. Tương tự, Mathews (1991) cũng liệt kê 12 bệnh virus hại lúa
chủ yếu trên thế giới.
Hiện nay, có ít nhất 16 virus hại lúa ñã ñược công bố trên toàn thế giới.
Trong số các virus này, ngoài Rice hoja blanca virus (một ternuivirus, phân bố
tại Nam Mỹ), Rice giallume virus (một luteovirus, phân bố tại châu Âu), Rice
stripe necrosis virus (một furovirus, phân bố tại châu Phi), thì 13 virus còn lại
ñều phát hiện thấy tại các nước trồng lúa châu Á bao gồm Rice black-streaked
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


5

dwarf virus, Rice bunchy stunt virus, Rice dwarf virus, Rice gall dwarf virus,
Rice grassy stunt virus, Rice necrosis mosaic virus, Rice ragged stunt virus, Rice
stripe necrosis virus, Rice stripe virus, Rice transitory yellowing virus, Rice
tungro bacilliform virus, Rice tungro spherical virus Rice yellow mottle viruses
và SRBSDV (Hibino, 1996, Zhou et al., 2008) (bảng 2.1).
Thiệt hại kinh tế do các bệnh virus lúa là vô cùng lớn, chỉ ñứng sau
thiệt hại của các bệnh do nấm gây ra. Trong số các bệnh virus, bệnh tungro
ñược xem là bệnh nguy hiểm nhất, thường xuyên gây hại trên các cánh ñồng
trồng lúa tại Nam và ðông Nam Á. Ước tính thiệt hại do bệnh Tungro lúa gây
ra là gần 1,5 tỷ USD. Nếu có thể ngăn chặn ñược sự xuất hiện và gây hại của
loài virus này thì năng suất sẽ ñược tăng lên 5 – 10%
().

Bệnh virus hại lúa ñã và ñang ñược nhiều nhà khoa học trên thế giới
quan tâm nghiên cứu chi tiết về sinh học và sinh thái học cũng như phương
thức lan truyền ñể từ ñó ñưa ra biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất ñối với
từng loại bệnh.
Tại Việt Nam, bệnh virus hại lúa ở nước ta ñã ñược phát hiện từ rất lâu.
ðầu thế kỷ 20 ñã có những ghi nhận về hiện tượng lúa bị bệnh ở vùng Tây Bắc
và vùng núi phía Bắc với các tên gọi như “Tai lụn” (ở Lai Châu), “Thai han
vay, Thai lao dooc, Phan phầy” (ở Cao Bằng). Ở các vùng trung du, bán sơn
ñịa và vùng ñồng bằng các bệnh virus lúa còn ñược gọi là Thối rễ Hà ðông,
Khô lá Vĩnh Phúc, Khô ñỏ Thanh Hóa hay còn gọi là lúa thụt ở Tây Bắc
(ðường Hồng Dật, 1968).
Một trong các bệnh virus nguy hiểm nhất trên lúa từng ñược nghiên cứu nhiều
ở miền Bắc là bệnh vàng lụi. Các trận dịch bệnh virus lúa do bệnh lúa vàng lụi gây ra
ở phía Bắc xảy ra vào các năm 1910, 1926-1927, 1940-1941, 1952-1954, 1957-1959,
1963-1969. Theo tác giả Lê Khôi, Lê Trường, ðường Hồng Dật (1968), qua thí
nghiệm xác ñịnh nguyên nhân lúa vàng lụi truyền qua rầy xanh ñuôi ñen.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


6

Bảng 2.1. Thành phần virus hại lúa (Hibino, 1996)
TT
Virus Bộ Chi Vector
Ký chủ tự
nhiên
Phân bố
1
Rice black-
streaked dwarf

virus (RBSDV)
Reoviridae Fijivirus
Lan truyền theo kiểu bền
vững nhờ rầy Laodelphax
striatellus.
Lúa, ngô, lúa
mỳ, lúa miến, và
một số loài cỏ.
Trung Quốc, Nhật
Bản và Triều Tiên

2
Rice bunchy stunt
virus (RBSV)

Reoviridae Phytoreovirus
Lan truyền theo kiểu bền
vững nhờ rầy Nephotettix
cincticeps và N. virescens.
Lúa Trung Quốc
3
Rice dwarf virus
(RDV)

Reoviridae Phytoreovirus
Lan truyền theo kiểu bền
vững nhờ rầy Nephotettix spp.

Lúa và một vài
loài cỏ dại.

Trung Quốc, Nhật
Bản, Triều Tiên, Nê-
Pan, và Philippin
4
Rice gall dwarf
virus (RGDV)
Reoviridae Phytoreovirus
Lan truyền theo kiểu bền
vững nhờ rầy Nephotettix spp.
Lúa và cỏ
Alopecurus
aequalis
Trung Quốc,
Malaysia và Thái Lan
5
Rice giallume
virus (RGV)
Luteoviridae

Luteovirus

Lan truyền theo kiểu bền vững
nhờ rệp Rhopalosiphum padi và
một số loài rệp muội khác.
Lúa, một số cây
ngũ cốc và cỏ
dại
Ý (miền Bắc) và Tây
Ban Nha
6 Rice grassy stunt - Tenuivirus Lan truyền theo kiểu bền vững Lúa Trung Quốc, Nhật

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


7

TT
Virus Bộ Chi Vector
Ký chủ tự
nhiên
Phân bố
virus (RGSV) nhờ rầy Nilaparvata spp. Bản và ðài Loan
7
Rice hoja blanca
virus (RHBV)
- Tenuivirus
Lan truyền theo kiểu bền
vững nhờ Sogatodes orizicola
Lúa
Châu Mỹ (cả Trung
Mỹ, Nam Mỹ và Hoa
Kỳ)
8
Rice necrosis
mosaic virus
(RNMV)
Potyviridae Bymovirus Nấm ñất Polymyxa graminis Lúa Nhật Bản, Ấn ðộ
9
Rice ragged stunt
virus (RRSV)


Reoviridae
Oryzavirus

Lan truyền theo kiểu bền
vững nhờ rầy Nilaparvata
spp.
Lúa

Indonesia, Malaysia,
Philippin, Thái Lan,
Trung Quốc, Ấn ðộ,
Sri Lanka, ðài Loan
và Nhật Bản
10
Rice stripe
necrosis virus
RSNV

Furovirus

Nấm ñất Polymyxa graminis
và có thể lây nhiễm cơ học

Lúa

Bở Biển Ngà,
Liberia, Nigeria và
Sierra Leone
11
Rice stripe virus

(RSV)
- Tenuivirus
Lan truyền theo kiểu bền
vững nhờ rầy Laodelphax
Lúa, lúa mỳ,
lúa miến, ñại
Trung Quốc, Nhật
Bản, Triều Tiên, Nga
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


8

TT
Virus Bộ Chi Vector
Ký chủ tự
nhiên
Phân bố
striatellus mạch, và một
số cỏ dại
(Siberi) và ðài Loan.
12
Rice transitory
yellowing virus
(RTYV)
Rhabdoviridae
Nucleorhabdo
-virus

Lan truyền theo kiểu bền

vững nhờ rầy Nephotettix spp.
Lúa

Trung Quốc, Nhật Bản,
ðài Loan, Thái Lan,
Lào và Việt Nam?
13
Rice tungro
bacilliform virus
(RTBV)
Caulimoviriadae
Tungrovirus
Lan truyền theo kiểu bán bền
vững nhờ rầy Nephotettix spp.
Lúa
Các nước trồng lúa
châu Á
14
Rice tungro
spherical virus
(RTSV)
Sequiviridae Waikavirus
Lan truyền theo kiểu bán bền
vững nhờ rầy Nephotettix spp.
Lúa
Các nước trồng lúa
châu Á
15
Rice yellow
mottle virus

(RYMV)
-
Sobemovirus

Lan truyền theo kiểu bán bền
vững nhờ một số loài bọ cánh
cứng họ Chrysomelidae.
Lúa dại Oryza
longistaminata

Các nước trồng lúa
Châu Phi

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


9

Năm 1979, Hà Minh Trung và CTV, ñã phát hiện bệnh do virus gây
xoăn lùn lúa ở các tỉnh Nam Trung Bộ, bệnh do rầy nâu Nilaparvata lugens
truyền bệnh, cùng thời gian này các tác giả Nguyễn Văn Mẫn, Hà Minh Trung
và Vũ Khắc Nhượng ñã chụp ảnh virus trên kinh hiển vi ñiện tử (1979). Năm
1980, tác giả Hà Minh Trung cùng nhóm nghiên cứu của Viện BVTV gồm
Nguyễn Văn Doãn, ðặng Vũ Thị Thanh, Trần Thị Thuần và Ngô Vĩnh Viễn
ñã công bố “Kết quả nghiên cứu bệnh lùn xoắn lá ở các tỉnh phía Nam” trong
báo cáo kết quả NCKHKT 1969-1979 (NXB Nông nghiệp). Năm 1980, tác
giả Hà Minh Trung ñã viết cuốn “Bệnh xoăn lùn lúa (NXB Nông nghiệp,
1981). Nhóm nghiên cứu tiếp tục quan tâm tới bệnh virus lúa ở các tỉnh miền
núi Tây Bắc. Tác giả Hà Minh Trung ñã trình bày báo cáo về “Các bệnh virus
hại lúa ở vùng núi và biện pháp phòng trừ” tại Hội nghị Khoa học sản xuất và

bảo vệ thực vật ở Lai Châu năm 1982. Như vậy trong những năm ñầu của thập
niên 80 thế kỷ 20, nhóm nghiên cứu của Viện BVTV ñã xác ñịnh 3 bệnh khác
với bệnh vàng lụi lúa: Bệnh xoăn lùn lúa ở phía Nam là do rầy nâu truyền, bệnh
vàng lá lúa ở Tây Bắc là do rầy xanh truyền, bệnh vàng lá lúa ở Lạng Sơn là do
một dạng Mycoplasma gây bệnh. Năm 1990, Nguyễn Văn Hạ công bố kết quả
ñiều tra bệnh vàng lá lúa ở Quảng Nam, ðà Nẵng. Năm 1991, Hà Minh Trung,
Nguyễn Văn Tuất và CTV, tiếp tục công bố các kết quả nghiên cứu về bệnh
virus lúa. Năm 1992, các tác giả Ngô Vĩnh Viễn, Lê Văn Thuyết và Nguyễn
Văn Hạ cũng công bố kết quả ñiều tra về bệnh virus lúa. Tháng 5 năm 1993,
nhóm nghiên cứu do GS. Hà Minh Trung ñứng ñầu ñã hợp tác với chuyên gia
Nhật Bản H.Koganezawa còn phát hiện nguyên nhân bệnh vàng lá ở các tỉnh
Nam Trung Bộ là do virus Tungo gây ra bằng kỹ thuật ELISA.
Bắt ñầu từ năm 2006, 2 bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá ñã tái xuất
hiện và gây thành dịch nghiêm trọng tại miền Nam Việt Nam (Roger,
2006). Các kỹ thuật chẩn ñoán dùng ELISA và giải trình tự ñã xác ñịnh
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


10
bệnh vàng lùn là do RGSV và lùn xoắn lá là do RRSV gây ra (Roger,
2006; Hà Viết Cường et al., 2009a).
2.3. Virus lùn sọc ñen (Rice black-streaked dwarf virus) và bệnh lúa
lùn sọc ñen
Bệnh lúa lùn sọc ñen (Rice black streaked dwarf disease), viết tắt LSð,
là bệnh do virus lùn sọc ñen (Rice black streaked dwarf virus, RBSDV) gây ra
và ñược phát hiện ñầu tiên ở Nhật Bản năm 1952 (Shikata, 1974). Bệnh ñược
ghi nhận ñã xuất hiện và gây thành dịch ở Nhật Bản, Trung Quốc và Triều
Tiên (Hibino, 1996; Lee et al., 2005). Cây bệnh bị lùn, lá có màu xanh ñậm,
cứng và thường biến dạng (xoắn vặn). Trên lá và ñặc biệt ở thân có các nốt
phồng chạy dọc gân màu trắng sáp sau chuyển màu nâu hoặc ñen.

Ngoài tự nhiên, RBSDV có thể nhiễm trên lúa, ngô, kê, lúa mỳ và một
số cây cỏ dại họ hòa thảo (Ou, 1985; Hibino, 1996). Virus LSð thuộc chi
Fijivirus nhóm 2 (họ Reoviridae) (Milne et al., 2005).
RBSDV ñược truyền bởi 3 loài rầy nâu nhỏ theo kiểu bền vững tái sinh
Laodelphax striatellus, Unkanodes sapporonus và U. albifascia. Thời gian
chích nạp ngắn nhất là 5 phút và dài nhất là 30 phút.Thời kỳ ủ bệnh của virus
trong cơ thể côn trùng là 7 - 12 ngày, ñôi khi kéo dài tới 35 ngày. Sau khi
mang virus, rầy có thể duy trì khả năng nhiễm bệnh cả ñời (Shikata, 1974).
Khoảng một nửa số cá thể côn trùng môi giới có khả năng lây nhiễm
bệnh trên lúa sau khi chích hút 1 - 3 giờ (Shinkai, 1962).
Các loài côn trùng môi giới này có khả năng thay ñổi khả năng truyền
virus của chúng (Shinkai, 1962; 1966; 1967). Rầy nâu nhỏ L. striatellus thích
trích hút trên cây lúa hơn cây ngô kể cả ở ngoài ñồng ruộng cũng như ở trong
lồng thí nghiệm, tuy nhiên tỷ lệ phần trăm truyền bệnh trên ngô cao hơn trên
lúa (Lee and Kim, 1985). Trên cây ngô, rầy nâu nhỏ L. striatellus mang virus
chết sau 2-3 ngày, không bao giờ ñẻ trứng nhưng có tỷ lệ nhiễm bệnh cho cây
tới 80 - 100 % (Shikata, 1974).
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


11
Trưởng thành qua ñông và ấu trùng thế hệ ñầu tiên của rầy nâu nhỏ L.
striatellus ñóng vai trò quan trọng trong việc truyền virus (Kajino, 1997). Hầu
hết các loài côn trùng môi giới ñều giữ virus trong cơ thể chúng trong một thời
gian dài. Thời kỳ tiềm dục trên cây lúa là 14 - 24 ngày (Shinkai, 1962).
RBSDV không ñược truyền bởi các tác nhân cơ giới và qua hạt giống
(Shikata, 1974).
2.4. Virus lùn sọc ñen phương Nam (Southern rice black streaked dwarf
virus) và bệnh lùn sọc ñen
Gần ñây, một dịch bệnh virus với triệu chứng tương tự bệnh lùn sọc

ñen gây hại trên lúa, ñặc biệt là lúa lai và ngô tại một số tỉnh phía nam
Trung Quốc như Quảng ðông, Hải Nam. Theo báo cáo của Viện Bảo vệ thực
vật, thuộc Học viện Khoa học Nông Nghiệp Hải Nam tháng 8 năm 2009, bệnh
ñã gây hại nặng ở nhiều tỉnh phía Nam Trung Quốc với tổng diện tích bị gây
hại khoảng 17.000 ha. Những khu vực này bị thiệt hại năng suất ñến 70%.
Thiệt hại về kinh tế dự tính là khoảng 30 triệu Tệ (khoảng 4,9 triệu USD). Tại
một số vùng của tỉnh Quảng ðông và tỉnh Hải Nam, hơn 80% cây trồng bị
nhiễm bệnh, gây thiệt hại nghiêm trọng ñến năng suất (Zhang et al., 2008).
Tuy nhiên, các kết quả phân tích trình tự gien cho thấy virus gây bệnh
không phải là RBSDV mà là một virus mới. Zhou et al., (2008), dựa trên giải
trình tự toàn bộ phân ñoạn S9 và S10 của một mẫu virus thu tại ñảo Hải Nam
cũng như phân tích hiển vi ñiện tử ñã xác ñịnh ñây là một fijivirus mới trong
họ Reoviridae. Các tác giả ñã ñặt tên cho virus này là virus lùn sọc ñen
phương Nam (Southern rice black-streaked dwarf virus, SRBSDV) với ám chỉ
rằng virus này chỉ xuất hiện ở phía Nam Trung Quốc.
Gần như ñồng thời nhưng ñộc lập, Zhang et al., (2008) cũng giải trình tự toàn
bộ 3 phân ñoạn S8, S9 và S10 của một mẫu virus gây bệnh thu ở tỉnh Quảng ðông.
Mặc dù biết trình tự mẫu virus phân lập gần như ñồng nhất với virus lùn sọc
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


12
ñen phương Nam do nhóm nghiên cứu của Zhu công bố nhưng cho rằng vẫn
chưa ñủ cơ sở về phân bố của virus, nhóm của Zhang ñã ñặt tên virus là virus
lùn sọc ñen dòng 2 (Rice black-streaked virus 2, RBSDV2) với ám chỉ rằng
virus gây bệnh có quan hệ gần gũi nhất với virus lùn sọc ñen RBSDV truyền
thống cũng như tạo triệu chứng tương tự với bệnh do virus lùn sọc ñen truyền
thống gây ra.
Zhou et al., (2008) cũng ñã thực hiện một thí nghiệm nhằm ñánh giá khả
năng lan truyền virus qua vector bằng 3 loài rầy là rầy lưng trắng (Sogatella

furcifera), rầy nâu (Nilaparavata lugens) và rầy nâu nhỏ (Laodelphax
striatellus). Kết quả cho thấy cả rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ ñều có khả năng
truyền SRBSDV từ lúa sang lúa với hiệu quả truyền rất cao (100 % cây nhiễm
bệnh với chỉ 3 - 4 rầy/cây). Tuy nhiên, chỉ có rầy lưng trắng mới có khả năng
truyền SRBSDV từ lúa sang ngô. Nghiên cứu này cũng cho thấy rầy nâu không
thể truyền ñược SRBSDV. Ngoài ra, các tác giả cũng phát hiện thấy virus
SRBSDV có thể nhiễm tự nhiên trên 3 loài cỏ dại là cỏ lồng vực (Echinochloa
crusgalli), cỏ ñuôi voi (Pennisetum flaccidum) và Juncellus serotinus.
Rầy lưng trắng có phổ ký chủ rộng bao gồm hầu hết cây trồng nông nghiệp
quan trọng thuộc họ hòa thảo. Miền Nam Trung Quốc không chỉ là vùng di trú
của rầy lưng trắng mà còn là khu vực chúng qua ñông (Shen et al., 2003; Wang &
Zhai, 2004). Sự bùng phát quần thể rầy lưng trắng có thể kéo theo sự bùng phát
dịch bệnh LSð ở miền Nam Trung Quốc và các nước lân cận khu vực châu Á.
Mới ñây hơn, Wang et al., (2010) ñã giải trình tự toàn bộ các phân
ñoạn còn lại của 2 mẫu virus thu tại Quảng ðông và Hải Nam ở trên. Các
phân tích phân tử dựa trên toàn bộ bộ gen của 2 virus này ñã xác nhận lần
nữa rằng virus gây bệnh là loài mới thuộc chi Fijivirus và tên thích hợp
cho virus gây bệnh là virus lùn sọc ñen phương Nam SRBSDV như ñề
xuất của Zhou et al., (2008).
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ………………………


13
2.5. ðặc ñiểm phân tử các fijivirus (họ Reoviridae)
2.5.1. Họ Reoviridae
Các virus thuộc họ Reoviridae (ñược gọi chung là các reovirus) ñược ñặc
trưng bởi có bộ gen RNA sợi kép (dsRNA), phân ñoạn bao gồm 10 đến 12
phân tử RNA sợi kép mạch thẳng. Tất cả các phân tử RNA đều ñược lắp ráp
trong cùng một phân tử virus hình cầu. Họ Reoviridae là một họ ña dạng về
ký chủ. Trong số 12 chi của họ, có tới 8 chi hại người và ñộng vật, một chi hại

nấm và 3 chi gây hại thực vật là (Merten et al., 2005).
Phytoreovirus (ví dụ virus lúa lùn RDV (Rice dwarf virus));
Oryzavirus (ví dụ virus lúa lùn xoắn lá RRSV (Rice ragged stunt virus));
Fijivirus (ví dụ virus lúa lùn sọc ñen RBSDV).
2.5.2. Chi Fijivirus
Phân tử virus (virion). Các virus thuộc chi Fijivirus ñược ñặc trưng bởi có
phân tử virus hình khối ña diện ñối xứng 20 mặt (icosahedral) và nhìn dưới
kính hiển vi ñiện tử có dạng hình cầu, kích thước 65-70 nm. Phân tử virus có
cấu trúc phức tạp gồm 2 lớp vỏ (với lớp vỏ trong có số tam giác T = 13 còn
lớp vỏ ngoài có T = 2). Trên bề mặt phân tử, ở mỗi lớp vỏ ñều có 12 gai vỏ
(Milne et al., 2005) (hình 2.1).

Hình 2.1. Cấu trúc phân tử các Fijivirus (Viralzone, 2009)

×