Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Luận văn thạc sĩ ðÁNH GIÁ MỘT SỐ DÒNG VÀ TUYỂN CHỌN CÁC TỔ HỢP LAI CÀ CHUA TỪ HỆ THỐNG LAI DIALEN TẠI GIA LỘC - HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 175 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



NGUYỄN VĂN TÂN



ðÁNH GIÁ MỘT SỐ DÒNG VÀ TUYỂN CHỌN
CÁC TỔ HỢP LAI CÀ CHUA TỪ HỆ THỐNG LAI DIALEN
TẠI GIA LỘC - HẢI DƯƠNG



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng
Mã số: 60.62.05



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG MINH



HÀ NỘI, 2011
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

i



LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.


Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Tân


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi ñã nhận
ñược sự quan tâm, giúp ñỡ nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân. Tôi xin chân
thành cảm ơn:
PGS.TS.Nguyễn Hồng Minh, trưởng bộ môn Di truyền Chọn giống cây
trồng, Khoa Nông học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, thầy ñã tận tình
giúp ñỡ, hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cán bộ, bộ môn Cây thực
phẩm- Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm ñã quan tâm, tạo mọi ñiều kiện

thuận lợi nhất trong thời gian tôi làm luận văn này.
Các thầy cô giáo trong bộ môn Di truyền Chọn giống cây trồng, Khoa
Nông học,Viện Sau ñại học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội cùng toàn
thể bạn bè và gia ñình ñã giúp ñỡ, tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
luận văn này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ quý báu của các tập
thể, cá nhân ñã dành cho tôi.



Tác giả

Nguyễn Văn Tân




Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt vi


Danh mục bảng vii

Danh mục hình ix

1 MỞ ðẦU 1

1.1

ðặt vấn ñề 1

1.2

Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 2

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

2.1

Nguồn gốc, phân loại, giá trị của cây cà chua 4

2.2

Chọn giống cà chua ưu thế lai ở Việt Nam 9

2.3

Tình hình nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất cà chua trong và
ngoài nước 14


3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

3.1

Vật liệu nghiên cứu 39

3.2

Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu 40

3.3

Nội dung nghiên cứu 40

3.4

Kỹ thuật trồng trọt 40

3.5

Các chỉ tiêu theo dõi 42

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC DÒNG CÀ CHUA VỤ ðÔNG
NĂM 2010 48

4.1

ðặc ñiểm nông học và khả năng sinh trưởng của các dòng cà chua 48


4.1.1

Các giai ñoạn sinh trưởng chủ yếu của các dòng cà chua 48

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

iv
4.1.2

ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây 51

4.1.3

ðộng thái tăng trưởng số lá 54

4.1.4

Một số ñặc ñiểm về cấu trúc cây của các dòng cà chua vụ ñông
năm 2010 57

4.1.5

Một số tính trạng hình thái và ñặc ñiểm nở hoa của các dòng cà
chua vụ ñông năm 2010 60

4.2

Tình hình nhiễm sâu bệnh trên ñồng ruộng của các dòng giống cà
chua vụ ñông năm 2010 61


4.2.1

Tình hình nhiễm virus trên ñồng ruộng 61

4.2.2

Một số sâu bệnh hại khác 63

4.3

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 64

4.3.1

Số chùm quả trên cây 64

4.3.2

Số quả trên cây 64

4.3.3

Khối lượng trung bình quả 65

4.3.4

Năng suất cá thể 67

4.4


Một số ñặc ñiểm hình thái và chỉ tiêu chất lượng quả 69

4.4.1

Một số chỉ tiêu ñặc ñiểm hình thái quả 69

4.4.2

Một số chỉ tiêu ñặc ñiểm chất lượng quả 71

4.5

Phân tích tương quan một số tính trạng chọn giống 73

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỤ XUÂN HÈ NĂM 2011 75

4.7

Sinh trưởng phát triển qua các giai ñoạn của các tổ hợp lai cà
chua vụ Xuân hè năm 2011 75

4.7.1

Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai ở giai ñoạn vườn ươm 75

4.7.2

Các giai ñoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai giai ñoạn vườn
sản xuất 75


4.8

ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây và ra lá của các tổ hợp lai cà
chua nghiên cứu 78

4.8.1

ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây 78

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

v

4.8.2

ðộng thái tăng số lá 81

4.9

Một số ñặc ñiểm hình thái và cấu trúc kiểu cây của các tổ hợp lai
cà chua vụ xuân hè năm 2011 84

4.10

ðặc ñiểm cấu trúc hoa và ñặc trưng hình thái quả của các tổ hợp
lai cà chua 88

4.10.1 Cấu trúc chùm hoa 88


4.10.2

Màu sắc vai quả xanh và màu sắc quả chín 89

4.10.3

Kích thước và hình dạng quả 89

4.11

Tình hình nhiễm sâu bệnh trên ñồng ruộng của các tổ hợp lai cà
chua vụ xuân hè năm 2011 91

4.12

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai cà
chua vụ xuân hè năm 2011 93

4.12.1

Các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai cà chua vụ
xuân hè năm 2011 93

4.12.2

Năng suất thực thu của các tổ hợp cà chua nghiên cứu 97

4.13

Một số chỉ tiêu xác ñịnh ưu thế lai về tính trạng năng suất thực

thu của các tổ hợp lai cà chua nghiên cứu 102

4.14

Khả năng kết hợp về tính trạng năng suất thực thu (tấn/ha) 105

4.15

Phân tích tương quan một số tính trạng chọn giống của các tổ
hợp lai cà chua vụ xuân hè năm 2011 106

5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 108

5.1

Kết luận 108

5.2.

ðề nghị 109

TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

PHỤ LỤC 116

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


FAO

AVRDC

GCA
SCA
STT
THL
UTL
KNKH
KLTBQTP
KLTBQPTP
TLðQ
TSQ/C
QTP/C
NSCT
NSÔTN
NS/ha
Tổ chức lương thực quốc tế (Food and agricalture
organization of the United Nation)
Trung Tâm nghiên cứu rau châu Á
(Asian vegetable research development center)
Khả năng kết hợp chung (General combining ability)
Khả năng kết hợp riêng (Specific combining ability)
Số thứ tự
Tổ hợp lai
Ưu thế lai
Khả năng kết hợp
Khối lượng trung bình quả thương phẩm
Khối lượng trung bình quả phi thương phẩm

Tỷ lệ ñậu quả
Tổng số quả trên cây
Quả thương phẩm trên cây
Năng suất cá thể
Năng suất ô thí nghiệm
Năng suất/ha

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

vii

DANH MỤC BẢNG

STT
Tên bảng
Trang

2.1 Thành phần dinh dưỡng trong 100g cà chua 7

2.2 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới 14

2.3 Sản lượng cà chua của thế giới và 10 nước ñứng ñầu 15

2.4 Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua ở Việt Nam từ 2004-2009 27

2.5 Sản xuất cà chua tại một số tỉnh năm 2009 28

3.1 Sơ ñồ lai dialen vụ ñông năm 2010 39

3.2 Vật liệu nghiên cứu vụ xuân hè 2011 39


4.1 Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng, phát triển của các dòng
cà chua vụ ñông năm 2010 49

4.2 ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng cà chua vụ
ñông năm 2010 52

4.3 ðộng thái tăng trưởng số lá của các dòng cà chua vụ ñông năm 2010 55

4.4 ðặc ñiểm cấu trúc cây của các dòng cà chua vụ ñông năm 2010 58

4.5 Tình hình nhiễm bệnh virus của các dòng cà chua trên ñồng ruộng
vụ ñông 2010 62

4.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng cà chua
vụ ñông 2010 66

4.7 Một số ñặc ñiểm cấu trúc hình thái và chỉ tiêu chất lượng quả của
các dòng cà chua vụ ñông năm 2010 70

4.8 Phân tích tương quan một số tính trạng của các dòng cà chua vụ
ðông năm 2010 73

4.9 Một số ñặc ñiểm nông sinh học của các dòng triển vọng trong vụ
ðông năm 2010 74

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

viii
4.10 Thời gian sinh trưởng, phát triển qua các giai ñoạn của các tổ hợp

lai cà chua vụ xuân hè năm 2011 77

4.11 ðộng thái tăng trưởng chiều cao của các tổ hợp lai cà chua vụ
xuân hè năm 2011 79

4.12 ðộng thái tăng trưởng số lá của các tổ hợp lai cà chua vụ xuân
hè 2011 82

4.13 Một số ñặc ñiểm cấu trúc hình thái kiểu cây của các tổ hợp lai cà
chua vụ xuân hè 2011 85

4.14 Một số ñặc ñiểm hình thái cấu trúc kiểu hoa, dạng quả và chất
lượng quả các tổ hợp lai cà chua vụ xuân hè năm 2011 90

4.15 Khả năng chống chịu một số bệnh chủ yếu của 15 tổ hợp lai cà
chua vụ xuân hè 2011 92

4.16 Tổng số quả trên cây và khối lượng trung bình quả của các tổ hợp
lai cà chua xuân hè năm 2011 94

4.17 Năng suất thực thu của các tổ hợp lai cà chua vụ xuân hè năm 2011 99

4.18 Một số chỉ tiêu xác ñịnh ưu thế lai về tính trạng năng suất thực thu
(tấn/ha) của các tổ hợp lai nghiên cứu. 103

4.19 Nghiên cứu tác ñộng KNKH chung (gi), riêng (sij) 105

4.20 Bảng hệ số tương quan của các tổ hợp lai cà chua vụ xuân hè
năm 2011 106


4.21 Một số ñặc ñiểm nông sinh học của các tổ hợp lai triển vọng trong
vụ xuân hè năm 2011 107



Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

ix

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

4.1 ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng cà chua vụ
ñông năm 2010 53

4.2 ðộng thái tăng trưởng số lá của các dòng cà chua vụ ñông năm 2010 56

4.3 Chiều cao ñóng quả và chiều cao cây của các dòng cà chua vụ
ñông năm 2010 59

4.4 Tổng số quả và quả thương phẩm trên cây của các dòng cà chua
vụ ñông năm 2010 68

4.5 ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai cà chua vụ
xuân hè năm 2011 80

4.6 ðộng thái tăng trưởng số lá của các tổ hợp lai cà chua vụ xuân hè
năm 2011 83


4.7 Chiều cao cây cuối cùng và chiều cao chùm quả ñầu của 15 tổ
hợp lai và 6 dòng bố mẹ ở vụ xuân hè năm 2011 86

4.8 Tổng số quả trên cây và số quả thương phẩm của 15 tổ hợp lai và
6 bố mẹ ở vụ xuân hè năm 2011 96

4.9 Năng suất thực thu và năng suất thương phẩm của 15 tổ hợp lai và
6 bố mẹ ở vụ xuân hè 2011 101



Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

1

1. MỞ ðẦU

1.1 ðặt vấn ñề
Cây cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) thuộc họ cà (Solanaceae)
có nguồn gốc từ Nam Mỹ, là loại rau phổ biến trên thế giới và ñược nhiều
người ưa chuộng. Cà chua có giá trị dinh dưỡng rất lớn. Trong quả chín có
nhiều ñường, vitamin như: A, B
1
, B
2
, E, C,…axit amin và chất khoáng quan
trọng: Ca, P, Fe,… (theo E.D War Tigchelarr), (1989). Quả cà chua ñược sử
dụng ở nhiều phương thức khác nhau: có thể dùng làm salat, chế biến các
món ăn, làm quả tươi ở các món tráng miệng, cà chua ñóng hộp nguyên quả,
tương cà chua,…

Chính vì vậy mà nhiều nước xếp cà chua là cây rau giữ vị trí hàng ñầu
trong ngành sản xuất rau. Năng suất, sản lượng và chất lượng cà chua trên thế
giới không ngừng ñược nâng lên. Mặt khác, cà chua còn là một mặt hàng rau
tươi có giá trị xuất khẩu vào loại lớn trên thị trường thế giới. Châu Á là thị
trường ñứng ñầu về diện tích trồng và sản lượng, trong ñó ñứng thứ nhất ở
Châu Á ñó là Trung Quốc.
Ở Việt Nam, cây cà chua ñã ñược trồng từ rất lâu và là cây rau chủ lực
của ngành sản xuất rau. Ở nước ta việc phát triển cà chua còn có ý nghĩa quan
trọng về mặt luân canh, tăng vụ và tăng năng suất trên ñơn vị diện tích, do ñó
cà chua là loại rau ñược khuyến khích phát triển. Phần lớn diện tích trồng cà
chua tập trung tại các tỉnh ðồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Hải Dương,
Thái Bình, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Tây, Nam ðịnh…
Tuy nhiên, việc sản xuất cà chua ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế. Diện
tích cà chua hàng năm tăng chậm, giao ñộng từ 15- 17 nghìn ha/năm, năng
suất 20 tấn/ha. Hầu hết sản phẩm cà chua hiện nay phục vụ cho tiêu dùng nội
ñịa. Công tác giống cà chua của ta còn yếu, cơ cấu giống còn nghèo, hầu hết
các giống cà chua hiện trồng là giống ñịa phương, giống thuần, năng suất
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

2

thấp, chủ yếu trồng chính vụ nên hiệu quả kinh tế không cao. Giống cà chua
lai ñược chọn tạo trong nước, giống có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ
tiêu dùng trong nước và chế biến xuất khẩu còn hạn chế.
Việc sử dụng ưu thế lai như là một phương pháp chọn tạo có hiệu quả
ñể chọn tạo ra ñược các giống cà chua lai mới có năng suất cao, chất lượng
tốt, khả năng thích ứng rộng phục vụ cho tiêu dùng trong nước và chế biến
xuất khẩu là hết sức cần thiết. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề
tài: “ðánh giá một số dòng và tuyển chọn các tổ hợp lai cà chua từ hệ
thống lai dialen tại Gia Lộc- Hải Dương"

1.2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1 Mục ñích
- ðánh giá ñược một số ñặc ñiểm nổi trội về khả năng sinh trưởng, phát
triển, các yếu tố cấu thành năng suất của một số dòng cà chua ñể tiến hành lai.
- Tuyển chọn ñược 2-3 tổ hợp lai ưu tú về khả năng sinh trưởng phát
triển, năng suất ñạt 35-40 tấn/ha, chất lượng tốt và khả năng chống chịu bệnh
héo xanh, virus khá trong ñiều kiện vụ xuân hè.
1.2.2 Yêu cầu
+ Vụ thu ñông năm 2010: ðánh giá một số dòng cà chua và tiến
hành lai
- ðánh giá một số ñặc ñiểm về hình thái, cấu trúc cây.
- ðánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
- ðánh giá mức ñộ nhiễm một số bệnh hại trên ñồng ruộng.
- ðánh giá một số chỉ tiêu về hình thái quả.
- ðánh giá một số chỉ tiêu về chất lượng quả.
- Tiến hành lai dialen theo mô hình Griffing 4.
+ Vụ xuân hè năm 2011: ðánh giá các tổ hợp lai
- ðánh giá một số ñặc ñiểm nông sinh học, các yếu tố cấu thành năng
suất của các tổ hợp lai.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

3

- ðánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và khả năng chống
chịu sâu bệnh hại.
- ðánh giá một số chỉ tiêu chất lượng quả chín.
- ðánh giá khả năng kết hợp chung, riêng và ưu thế lai trội, trung bình,
ưu thế lai chuẩn về tính trạng cấu thành năng suất.





















Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Nguồn gốc, phân loại, giá trị của cây cà chua
2.1.1 Nguồn gốc, phân bố của cây cà chua
Cà chua có nguồn gốc từ Nam Mỹ, dọc theo bờ biển Thái Bình Dương,
từ quần ñảo Galapagos tới Chi Lê (Nguyễn Văn Hiển, 2000) [11].
Dấu vết di truyền ở cà chua cho thấy nguồn gốc của cà chua là cây
thân thảo xanh nhỏ, với sự ña dạng về loài ở cao nguyên của Peru. Các nhà

nghiên cứu có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc của cây cà chua trồng.
Tuy nhiên nhiều tác giả khác nhận ñịnh L.esculentum var. cerasiforme (cà
chua anh ñào) là tổ tiên của loài cà chua trồng. Theo các nghiên cứu của
Jenkins (1948), có thể dạng này ñược chuyển từ Peru và Ecuado tới nam
Mehico [11].
Lịch sử phát triển và du nhập cà chua vào các nước và khu vực trên thế
giới là khác nhau. Nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng nhà thám hiểm Tây Ban
Nha, Cortez, có thể ñã là người ñầu tiên vận chuyển cà chua quả nhỏ màu
vàng ñến Châu Âu, sau khi ông bị bắt ở thành phố Aztec của Tenochititlan
vào năm 1521 (thuộc thành phố Mehico ngày nay).
Năm 1544, Andrea Mattioli nhà dược liệu học người Italia mới ñưa ra
những dẫn chứng xác ñáng về sự tồn tại của cây cà chua trên thế giới và ñược
ông gọi là "pomidoro", sau ñó ñược chuyển vào tiếng Italia với cái tên
"tomato". Người Pháp gọi cà chua là "pommedamour" (quả táo tình yêu). Ở
Anh, phải ñến ñầu những năm thập niên 1590, quả cà chua mới ñược công
nhận là không có ñộc dược.
Ở Trung ðông, cà chua ñược giới thiệu bởi John barker, lãnh sự Anh
tại Aleppo vào giai ñoạn từ 1799 ñến 1825. Ở Bắc Mỹ, cà chua ñược du nhập
vào từ năm 1710. Chúng ñược trồng và phát triển mạnh ở California và
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

5

Florida. Trường ðại học California ñã trở thành một trung tâm lớn về nghiên
cứu cà chua.
Theo tài liệu Kuo et và cs (1998) [49] cho rằng ở châu Á, cà chua ñược
trồng ñầu tiên ở Philippin, Indonesia, Malaysia vào thế kỷ 18 qua các thương
gia và thực dân Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ ðào Nha sau ñó ñược phát triển sang
các nước khác.
Theo Morrioson. G (1938) [53]. Tuy cà chua có lịch sử lâu ñời song

mãi ñến nửa ñầu thế kỷ thứ 20 cà chua trở thành cây trồng phổ biến trên
thế giới.
2.1.2 Phân loại
Cà chua (Lycopersicon esculentum. Mill) thuộc họ cà (Solanaceae), chi
Lycopersicon, có bộ nhiễm sắc thể (2n = 24). ðã có nhiều tác giả nghiên cứu về
phân loại của cà chua và lập thành các hệ thống phân loại theo quan ñiểm
riêng của mình như công trình của N.J. Muller (1940); Dakalov(1941); Bailey -
Dillinger (1956); Brezhnev(1955 - 1964) hay của I.B.Libner Non necke (1989).
Tuy nhiên hai hệ thống ñược sử dụng nhiều nhất là hệ thống phân loại của
Muller (người Mĩ hay dùng) và hệ thống phân loại của Brezhnev (1964).
Theo phân loại của Muller thì cà chua trồng hiện nay thuộc chi
Eulycopersicon C.H.Muller. Trong chi phụ này tác giả phân cà chua thành 7
loại và cà chua trồng hiện nay (Lycopersicon esculentum Miller) thuộc loại thứ
nhất [8].
Theo hệ thống phân loại của tác giả Brezhnev (1964), chi Lycopersicon
Tourn ñược phân làm 3 loài thuộc hai chi phụ:
Chi phụ 1: Eriopersicon: Dạng cây một năm hoặc nhiều năm, quả
không bao giờ chín ñỏ, luôn luôn có màu xanh, có sọc tía, quả có lông, hạt
nhỏ. Chi phụ này gồm 2 loài và các loài phụ:
1. Lycopersicon peruvianum Mill.
1
a
L.peruvianum var.Cheesmanii Riloey và Var Cheesmanii f.minor
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

6

C.H.Mill (L.esc.var.miror Hook).
1
b

L.peruvianum var. denta tum pun.
2. Lycopersicon hirsutum Humb. et. Bonpl.
2
a
. L. hirsutum var galabratum C.H.Mull.
2
b
. L. hirsutum var glandulosum C.H.Mull.
Chi phụ 2: Eulycopersicon: Dạng cây hàng năm, quả chín ñỏ hoặc vàng.
Chi phụ này gồm 1 loài là Lycopersicon esculentum Mill, loài này gồm 3 loài
phụ:
a. L.esculentum Mill. Ssp. Spontaneum Brezh - cà chua hoang dại, bao
gồm 2 dạng sau:
+ L- Esculentum var pimpine lliforlium Mill (Brezh)
+ L- Esculentum var.race migenum (lange) Brezh.
b. L. esculentum Mill.SSp. Subspontaneum - cà chua bán hoang dại,
gồm 5 dạng sau:
+ L- Esculentum var cersiforme (AGray) Brezh - cà chua Anh ðào.
+ L- Esculentum var.pyriforme (C.H Mull) Brezh - cà chua dạng lê.
+ L- Esculentum var.pruniforme Brezh - cà chua dạng mận.
+ L- Esculentum var.elonggetem Brezh - cà chua dạng quả dài.
+ L- Esculentum var.succenturiatem Brezh - cà chua dạng nhiều ô hạt.
c. L.esculentum Mill ssp cultum - cà chua trồng trọt, là loại lớn nhất, có
các biến chủng có khả năng thích ứng rộng, ñược trồng rộng khắp thế giới: Có
3 dạng:
+ L- Esculentum var. Vulgare Brezh.
+ L- Esculentum var. Validum (Bailey) Brezh: Cà chua anh ñào, thân
bụi, cây thấp, thân có lông tơ, lá trung bình, cuống ngắn, mép cong.
+ L- Esculentum var.grandiflium (bailey) Brezh: Cà chua lá to, cây
trung bình, mặt lá láng bóng, số lá trên cây từ ít ñến trung bình [11].

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

7

2.1.3 Giá trị dinh dưỡng và giá trị y học
Cà chua là loài rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả cà chua
chín chứa nhiều loại chất dinh dưỡng có giá trị cao như: Các dạng ñường dễ
tiêu, chủ yếu là glucoza và fructoza; các loại vitamin cơ bản cần thiết cho con
người như vitamin A, B
1
, B
2,
B
6,

Mặt khác trong quả cà chua còn chứa một hàm lượng axit như oxalic,
malic, nicotinic, citric, và nhiều chất khoáng như K, P, Na, Ca, Mg, S, Fe,
là những chất có trong thành phần của máu và xương. Quả tươi còn góp phần
làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa thức ăn và lông nhung trong ruột, qua ñó giúp
cho quá trình tiêu hoá, hấp thụ thức ăn ñược dễ dàng.
Bên cạnh ñó, cà chua còn rất có giá trị trong y học. Theo các nhà khoa
học thuộc ðại học Y khoa Jutendo Nhật Bản, cà chua có thể giúp bảo vệ
những người nghiện thuốc lá khỏi nguy cơ bị bệnh phổi. ðặc biệt lycopen
trong quả cà chua có tác ñộng mạnh ñến việc giảm sự phát triển nhiều loại
ung thư như ung thư tiền liệt tuyến, ung thư ruột kết, ung thư trực tràng và
nhồi máu cơ tim, [7].
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100g cà chua
Nguyên tố hóa học Thành phần Vitamin + khoáng Thành phần
Nước 90 g Natri 8 mg
Protein 0,8 g Kali 21 mg

Hydrat cacbon 4 g Vitamin A 17 - 38 mg
Chất béo 0,6 g Vitamin C 18 mg
Cholesterol 0 g Thiamin 0,05 mg
Xơ 0,6 g Riboflavin 0,05 mg

Niacin 0,6 mg

Sắt 0,05 mg

Axit Folic 0,01 mg
(Mai Phương Anh, rau và kỹ thuật trồng rau, 1996) [1]
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

8

Là một thành phần tạo nên màu ñỏ của quả cà chua, lycopen còn có tác
dụng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hàm lượng chất này nhiều hay
ít phụ thuộc vào ñộ chín của quả và chủng loại cà chua. ðây là một số chất
oxi hóa tự nhiên mạnh gấp 2 lần so với β-caroten và gấp 100 lần so với
vitamin E. Ngoài ra nếu sử dụng nhiều cà chua thì tỉ lệ oxi hóa làm hư các cấu
trúc sinh hóa của ADN giảm xuống thấp nhất [9].
Theo Võ Văn Chi (1997), cà chua có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tạo
năng lượng, tăng sức sống, làm cân bằng tế bào, giải nhiệt, chống hoại huyết,
kháng khuẩn, chống ñộc, kiềm hóa máu có dư axit, hòa tan ure, thải ure, ñiều
hòa bài tiết, giúp tiêu hóa dễ dàng các loại bột và tinh bột. Dùng ngoài ñể chữa
bệnh trứng cá, mụn nhọt, viêm tấy và dùng lá ñể trị vết ñốt của sâu bọ. Chất
tomarin chiết xuất từ lá cà chua khô có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, diệt
một số bệnh hại cây trồng [23].
2.1.4 Giá trị kinh tế
Cà chua có thể dùng ñể ăn tươi, nấu nướng, vừa là nguyên liệu cho

công nghiệp chế biến với các loại sản phẩm khác nhau.
Sản phẩm cà chua là một mặt hàng nông sản phục vụ trong nước và chế
biến xuất khẩu có giá trị cao hơn hẳn so với một số cây lương thực, thực
phẩm khác. Theo FAO (1999) ðài Loan hàng năm xuất khẩu cà chua tươi
với tổng trị giá là 952.000 USD và 48.000 USD cà chua chế biến. Lượng cà
chua trao ñổi trên thị trường thế giới năm 1999 là 36,7 tấn trong ñó cà chua
ñược dùng ở dạng ăn tươi chỉ 5 – 7%. Ở Mỹ (1997), tổng giá trị sản xuất 1 ha
cà chua cao hơn gấp 4 lần với lúa nước, 20 lần so với lúa mỳ (dẫn theo Tạ
Thu Cúc, 2000) [7].
Ở Việt Nam, mặc dù cà chua mới ñược trồng khoảng trên 100 năm nay
nhưng nó ñã trở thành một loại rau phổ biến và ñược sử dụng rộng rãi, diện
tích trồng hàng năm biến ñộng từ 12.000- 13.000 ha. Theo số liệu ñiều tra của
phòng nghiên cứu thị trường Viện nghiên cứu rau quả, sản xuất cà chua ở
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

9

ðồng bằng sông Hồng cho thu nhập bình quân 42,0 – 68,4 triệu ñồng/ha/vụ
với mức lãi thuần 15 – 25 triệu ñồng/ha, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.
Theo TS. ðào Xuân Thảng (2004) [26], trong báo cáo tổng kết khoa
học kỹ thuật dự án KC06.DA10NN "Sản xuất thử nghiệm giống cà chua Lai
Số 1, C95, dưa chuột lai Sao Xanh 1, PC1 phục vụ chế biến xuất khẩu", cho
biết: Giống cà chua Lai Số 1, C95 ñược sản xuất thử tại huyện Hải Hậu, tỉnh
Nam ðịnh cho thu nhập 35- 40 triệu ñồng/ha, lãi thuần 15-20 triệu ñồng.
2.2 Chọn giống cà chua ưu thế lai ở Việt Nam
2.2.1 Khái niệm về ưu thế lai và ưu thế lai ở cà chua
Giống cây trồng lai là sử dụng hiệu ứng ưu thế lai theo những tính trạng
giá trị thể hiện ở con lai F
1
, ñược tạo ra trên cơ sở phối hợp nguồn gen từ các

bố mẹ. Tạo giống ưu thế lai là con ñường nhanh và hiệu quả nhất, nhằm phối
hợp ñược nhiều ñặc ñiểm giá trị vào kiểu gen F
1
những giá trị này thể hiện ở 2
mặt: ñộ lớn của tính trạng vượt hơn bố mẹ và thu ñược nhiều tính trạng ưu
ñiểm (nhiều hơn các bố mẹ). Giống ưu thế lai (gọi tắt là giống lai) có khả
năng thích ứng rộng, sinh trưởng khỏe, tính kháng bệnh cao, năng suất cao,
chống chịu tốt Như vậy, giống lai có ưu thế hơn hẳn giống thuần, việc sử
dụng rộng rãi chúng trong thời gian qua có ý nghĩa lớn, mang tính cách mạng
trong sản xuất nông nghiệp.
Ý nghĩa lớn của giống lai trong phát triển nông nghiệp thể hiện ở 2
ñiểm sau: (1) Những ưu thế về mặt giá trị sử dụng của giống (thể hiện ở
những ưu thế nêu như trên), (2) Ý nghĩa lớn về mặt quản lý hạt giống và
thương mại. (Nguyễn Hồng Minh, 2006) [17].
2.2.2 Một số nghiên cứu về công nghệ sản xuất hạt giống cà chua lai F
1

Việt Nam
1, Kết quả nghiên cứu khả năng sử dụng dòng mẹ có tính trạng bất thụ
vòi nhụy cái vươn dài trong sản xuất hạt lai cà chua (Nguyễn Hồng Minh,
2006) [17].
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

10
- Dòng mẹ vòi nhụy vươn ra dài với dòng bố bình thường, ở lai F
1
ñộ
vươn dài của vòi nhụy thể hiện trung gian (và cũng biến ñộng dưới môi
trường bất thuận). Với biểu hiện vòi nhụy như vậy, khả năng tự thụ phấn của
con lai F

1
giảm hơn nhiều so với trường hợp bất thường, ảnh hưởng lớn tới
năng suất.
Trường hợp chuyển tính trạng vòi nhụy cái vươn dài vào một giống
trung tâm, ñã tiến hành lai và chọn lọc ở các thế hệ theo phương pháp truyền
thống. Vòi nhụy cái vươn dài ñược chọn từ các cá thể biểu hiện ở quần thể
phân ly. Tuy nhiên các công việc làm thuần tiếp theo rất nặng nề và tốn kém.
2, Kết quả nghiên cứu khả năng sử dụng dòng bất dục ñực do gen nhân
kiểm soát trong sản xuất hạt lai F
1
ở cà chua (Nguyễn Hồng Minh, 2006) [17].
- Khi lai với dòng bố hữu dục cây bất dục ñực có tỷ lệ ñậu quả giảm
hơn, số hạt trên quả củng giảm hơn (khoảng 25-30%) so với trường hợp lai
với dòng mẹ hữu dục bình thường (cần khử ñực thủ công).
- Khi ñể dòng bất dục ñực tự thụ ñã thu ñược số quả rất ít (4-6 quả/cây),
tuy nhiên trong quả rất ít hạt (3-6 hạt/quả), các hạt này nẩy mầm rất kém và
nhanh mất sức nảy mầm (so với bình thường). Trong thế hệ cây trồng từ hạt
này vẫn ñược chọn dạng thể hiện bất dục.
- Con lai F
1
thu ñược dòng lai bố với dòng mẹ bất dục ñực với một số
ñặc ñiểm sau: (1) Trồng ở chính vụ chúng sinh trưởng ở mức trung bình kém,
nhìn tổng thể chúng yếu hơn giống thuần ñối chứng và con lai bình thường.
Khi chăm sóc tốt, năng suất của các cây lai này vượt hơn giống thuần ñối
chứng không ñáng kể, và kém hơn hẳn so với con lai bình thường. (2) Không
ñáp ứng cho trồng trái vụ.
Tóm lại: Hạt giống lai sản xuất bằng công nghệ thông qua khử ñực thủ
công có ưu ñiểm vượt trội hơn cả về phương diện chất lượng hạt giống, ñặc
biệt là về phương diện giá trị sử dụng của giống.


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

11
2.2.3 Tạo giống ưu thế lai ở cây cà chua
Cà chua là cây tự thụ, ñặc ñiểm của nó là bộ phận ñực và cái cùng trên
một hoa, nên vấn ñề sản xuất hạt giống rất khó khăn trong ñó trở ngại lớn nhất
là diệt bộ phận ñực ñể ngăn chặn tự thụ và tăng cường khả năng nhận phấn
ngoài từ dòng bố.
Tạo giống ưu thế lai khá phức tạp và gồm các giai ñoạn:
1) Chọn bố mẹ
ðể tạo giống ưu thế lai cần phải tiến hành chọn bố mẹ tốt ñể lai nhằm
thu nạp ñược các tính trạng mới ưu ñiểm.
Dựa theo nguyên tắc chọn bố mẹ:
- Nguyên tắc khác nhau về kiểu sinh thái ñịa lý.
- Nguyên tắc khác nhau về các yếu tố cấu thành năng suất.
- Nguyên tắc khác nhau về thời gian các giai ñoạn sinh trưởng.
- Nguyên tắc khác nhau về tính chống chịu.
- Nguyên tắc bổ sung các tính trạng ñặc biệt.
2) Thử khả năng phối hợp
Chia bố mẹ thành các nhóm, mỗi nhóm 5-6 giống ñể thử khả năng phối
hợp giữa chúng với nhau. Tiến hành dialen theo sơ ñồ, con lai ñược trồng thử
nghiệm và tính khả năng phối hợp riêng theo mô hình của sơ ñồ. Mỗi sơ ñồ
lai chọn ra một tổ hợp có khả năng phối hợp riêng cao nhất.
2.2.4 Nghiên cứu khả năng kết hợp
Trong quá trình nghiên cứu ưu thế lai ở ngô ñã nảy sinh khái niệm khả
năng kết hợp của các dạng bố mẹ và những biểu hiện chính của chúng. Khả năng
kết hợp là một thuộc tính ñược chế ñịnh di truyền, ñược truyền lại qua tự phối và
qua lai. Khả năng kết hợp ñược biểu hiện bằng giá trị trung bình của ưu thế lai,
quan sát ở tất cả các cặp lai, và ñộ chênh lệch so với giá trị trung bình của cặp lai
cụ thể nào ñó.

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

12
Giá trị trung bình biểu thị bằng khả năng kết hợp chung (General
combining ability- GCA), còn ñộ chênh lệch biểu thị khả năng kết hợp riêng
(Specific combining ability - SCA). (Ngô Hữu Tình, Nguyễn ðình Hiền,
1996) [31].
Sprague và Tatum chia tác ñộng gen liên quan tới KNKH (khả năng kết
hợp) thành hai loại: khả năng kết hợp chung ñược xác ñịnh bởi yếu tố di
truyền cộng, còn khả năng kết hợp riêng ñược xác ñịnh bởi yếu tố ức chế, tính
trội, siêu trội và ñiều kiện môi trường.
Khả năng kết hợp chung là ñại lượng trung bình về ưu thế lai của tất cả
các tổ hợp lai mà dòng ñó tham gia, thể hiện khả năng cho ưu thế lai của dòng
ñó với các dòng khác. Nếu khả năng kết hợp chung của bố mẹ cao sẽ cho biết
khả năng cho con lai có tính trạng cao

khi sử dụng bố mẹ ñó ñể lai giống. Khả
năng kết hợp chung (GCA) ñặc trưng cho hiệu quả cộng tính, biểu hiện về số
lượng, trạng thái và hoạt tính của gen làm xuất hiện tác ñộng cộng tính, là hợp
phần di truyền cố ñịnh mà giống ñó có khả năng truyền lại cho thế hệ sau.
Kết quả ñánh giá khả năng kết hợp của các dòng bố mẹ thông qua các
tính trạng trên tổ hợp lai của chúng, giúp chúng ta có thể xác ñịnh về việc giữ
lại dòng có KNKH cao, loại ñi những dòng kém có KNKH thấp.
ðể xây dựng tập ñoàn các giống, dòng, chúng ñược nghiên cứu tốt về
ñặc trưng ñặc tính. Việc ñánh giá khả năng kết hợp chung, khả năng kết hợp
riêng của các giống, dòng là rất quan trọng và cần thiết trong việc tạo giống
ưu thế lai. ðể ñánh giá khả năng kết hợp, thường áp dụng các phương thức lai
như: lai dialen, lai ñỉnh với việc sử dụng bộ giống thử tốt. Từ ñó thiết lập các
chương trình ñể thu các F1 từ các tổ hợp lai (tập ñoàn giống lai F1) ñánh giá,
chọn lọc các tổ hợp lai triển vọng và chúng ñược ñưa vào thử nghiệm khác

nhau, từ ñó chọn ra giống lai phục vụ cho sản xuất theo các mục tiêu ñề ra.
* Phương pháp ñánh giá khả năng kết hợp:
+ ðánh giá khả năng kết hơp bằng phương pháp lai ñỉnh (Top Cross)
Lai ñỉnh là phương pháp thử chủ yếu ñể xác ñịnh KNKH chung do
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

13
Devis ñề xuất năm 1927, Jekins và Bruce [48], ñã sử dụng và phát triển các
dòng hoặc các giống cần xác ñịnh KNKH ñược lai cùng với một dạng chung
gọi là lai thử (Tester). Phương pháp này rất có ý nghĩa ở giai ñoạn ñầu của
quá trình chọn lọc, khi khối lượng dòng còn quá lớn, không thể ñánh giá ñược
bằng phương pháp lai luân giao. Việc chọn cây thử là yếu tố quan trọng quyết
ñịnh ñến thành công của phép lai ñỉnh công việc này tuỳ thuộc vào ý ñồ của
nhà chọn giống. Có tác giả chọn cây thử có năng suất thấp vì nó làm rõ sự
khác nhau giữa các dòng ñem thử. Một số tác giả ñặc biệt là các nhà chọn
giống thương mại thường chọn cây thử là dòng ưu tú có năng suất cao vì sẽ có
xác suất tạo ra ñược giống nhanh hơn.
ðể tăng ñộ tin cậy người ta thường dùng 2 hay nhiều cây thử có nền di
truyền rộng, hẹp khác nhau (theo Ngô Hữu Tình, Nguyễn ðình Hiền, 1996) [31].
Qua nghiên cứu cho thấy rằng cây thử tốt nhất là dòng thuần có lượng alen
trội và lặn bằng nhau. Việc chọn cây thử có ảnh hưởng lớn ñến kết quả ñánh
giá KNKH của các vật liệu trong lai ñỉnh, có thể nói rằng yếu tố thành công
trong lai ñỉnh là chọn ñúng cây thử.
Một giống mới ñưa ra phải có tiềm năng năng suất cao, chất lượng quả
ñáp ứng cho các nhu cầu sử dụng tươi hay các dạng chế biến. Bên cạnh ñó,
giống cần có khả năng thích ứng rộng. Năng suất của giống trong ñiều kiện môi
trường biến ñộng là kết quả của sự phối hợp giữa tiềm năng năng suất của chúng
với chống chịu sinh thái, ñó cũng là vấn ñề phức tạp nhất của chọn giống.
+ ðánh giá KNKH bằng phương pháp lai luân giao (Dialen Cross)
Phương pháp ñánh giá KNKH bằng lai luân giao ñược Sprague và

Tatum ñề xuất vào năm 1942, ñến năm 1947 thì East ñã sử dụng hệ thống lai
luân giao ñể xác ñịnh KNKH của các kiểu gen.
Luân giao là hệ thống lai thử, các dòng ñược lai với nhau theo tất cả
các tổ hợp có thể. Qua phân tích lai luân giao thu ñược:
- Bản chất và ước lượng các chỉ số di truyền
- KNKH chung và KNKH riêng của bố mẹ và con lai.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

14
2.3 Tình hình nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất cà chua trong và ngoài nước
2.3.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
2000 4020,120 27,0936 108919,744
2001 4010,508 26,6721 106968,784
2002 4147,368 27,7616 115137,624
2003 4188,111 28,1991 118101,131
2004 4494,277 28,0963 126272,827
2005 4554,099 27,8562 126859,933
2006 4683,942 27,7720 130082,781
2007 5121,977 26,0172 133259,909
2008 5227,883 24,7996 129649,883
2009 4980,424 28,3912 141400,629
Nguồn FAO,2010

Trên thế giới cà chua là cây rau quan trọng, xếp thứ 2 sau khoai tây.
Những năm gần ñây, tình hình sản xuất cà chua trên thế giới vẫn tiếp tục gia
tăng, tuy nhiên xuất hiện xu hướng không ổn ñịnh và chững lại. Mặc dù diện tích
trồng cà chua hàng năm trên thế giới tăng lên xong năng suất và sản lượng cà
chua lại giảm xuống rõ rệt.
Theo thống kê mới nhất của FAO (2010), diện tích cà chua trong những
năm gần ñây tăng lên rõ rệt. Từ 4.020.120 ha năm 2000 ñã tăng lên 5.227.883
ha năm 2008 nhưng lại giảm vào năm 2009, chỉ còn 4.980.424 ha. Trong khi ñó
năng suất và sản lượng cà chua lại không ổn ñịnh. Năng suất cà chua năm 2000
trên thế giới ñạt 27,09 tấn/ha, thì ñến năm 2008 năng suất cà chua chỉ ñạt 24,80
tấn/ha, ñến năm 2009 ñạt 28,39 tấn/ha. Do vậy sản lượng cà chua tăng lên ñạt
141.400.629 tấn năm 2009.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………………

15
Bảng 2.3: Sản lượng cà chua của thế giới và 10 nước ñứng ñầu
ðVT: 1000 tấn
Quốc gia 2000 2003 2005 2009
Thế giới 108339,598 116943,619 124426,995 141400,629
Trung Quốc 22324,767 28842,743 31644,040 34120,040
Mỹ 11558,800 10522,000 11043,300 14144,850
Thổ Nhĩ Kỳ 8890,000 9820,000 9700,000 10745,572
Ấn ðộ 7430,000 7600,000 7600,000 11149,000
Italy 7538,100 6651,505 7087,016 6382,700
Ai Cập 6785,640 7140,195 7600,000 10000,000
Tây Ban Nha 3766,328 3947,327 4651,000 4749,200
Iran 3190,999 4200,000 4200,000 5887,714
Braxin 2982,840 3708,600 3396,767 4204,638
Hy Lạp 2085,000 1830,000 1713,580 1350,000
(Nguồn FAO Database Static 2010)

Cà chua ñược sản xuất chủ yếu ở các nước ôn ñới và á nhiệt ñới. Qua
các năm 2000; 2003; 2005; 2009, sản lượng cà chua trên thế giới và mười
nước dẫn ñầu luôn tăng. Trung Quốc và Mỹ là 2 nước có sản lượng cà chua
cao nhất thế giới, chiếm từ 10,0% ñến 24,1%. Trong ñó, Trung Quốc ñạt sản
lượng cà chua cao nhất thế giới vào năm 2009, ñạt 34.120.040 tấn, chiếm
24,1% sản lượng cà chua trên toàn thế giới.
Trung Quốc không chỉ xuất khẩu các sản phẩm cà chua ñáng kể ñến
Italy, Nga, mà còn xuất khẩu ñến Châu phi, Trung Á và các nước khác. Năm
2009, sản phẩm cà chua của Trung Quốc ñã xuất khẩu trên 150 nước, ñặc biệt
là Italy, Nga và Nigeria chiếm 13%; 12,1% và 6,8%.
2.3.2 Tình hình nghiên cứu cà chua trên thế giới
Do giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao nên cây cà chua trở thành
cây trồng chính ñược nhiều nước trên thế giới quan tâm ñầu tư và nghiên cứu.

×