Đề cương ôn tập môn lịch sử 8 - HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2013-2014
Câu 1. Tại sao TDP xâm lược nước ta?
.Thực dân Pháp xâm lược nước ta do:
- Bản chất hiếu chiến tàn bạo của CNTB: vơ vét tài nguyên thiên nhiên, sức lao
động.
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô=> Pháp xâm lược Việt Nam.
Câu 2. Trình bày cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế
* Nguyên nhân:
- Phái chủ chiến vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.
- Thực dân Pháp lo sợ tìm cách tiêu diệt phái chủ chiến.
* Diễn biến:
- Đêm 4 rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa
Khâm sứ và đồn Mang Cá.
- Quân Páp nhất thời rối loạn.
- Sau khi củng cố tinh thần chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành .
- Trên đường đi chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người
dân vô tội đã bị thất bại.
* Kết quả:- Cuộc phản công của phái chủ chiến thất bại.
* Ý nghĩa: Phản ánh ý chí giữ nước của phái chủ chiến.
Câu 3. phong trào Cần Vương bùng nổ và phát triển như thế nào?
Ngày 13-7-1885, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra chiếu Cần Vương
kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó, phong trào yêu
nước chống Pháp xâm lược đã dâng lên sôi nổi. Nhân dân các địa phương và dân tộc
thiểu số vùng biên giới Việt-Lào đã ủng hộ và giúp đở mọi mặt cho phong trào.
Câu 4. Vì sao “Chiếu Cần vương” được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng
ứng?
Chiếu cần vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân ta hưởng ứng vì đó lời kêu
gọi tâm huyết của một ông vua trẻ tuổi, có tinh thần yêu nước và khẳng khái. Ông đã
đứng về phía nhân dân và ủng hộ phái chủ chiến chống thực dân Pháp mong muốn
dành lại được độc lập cho dân tộc trong khi triều đình Huế nhu nhược, cam tâm làm
tay sai cho giặc. Chiếu Cần vương phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và truyền thống
yêu nước của quảng đại quần chúng nhân dân Việt Nam.
Câu 5. Vì sao vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lại nghĩ rằng việc ra chiếu Cần
Vương là hành động yêu nước?
- Tinh thần cơ bản của chiếu “Cần Vương” cố gắng gán quyền lợi của triều đình với
quyền lợi của dân tộc. Do đó đã thúc đẩy cổ vũ nhân dân tham gia kháng chiến trong
những năm tiếp theo.
Câu 6: Khởi nghĩa Hương Khê?
* Lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng.
*Căn cứ: Ngàn Trươi ( xã Vụ Quang, Huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh).
* Hoạt động trên địa bàn rộng gồm 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình.
* Diễn biến: Hai giai đoạn
+ Từ năm 1885-1888 nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc
vũ khí và tích trữ lương thảo. Lực lượng nghĩa quân được chia thành 15 quân thứ .
Mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người. Họ đã tự chế tạo được súng trường theo mẫu
súng của Pháp.
+ Từ năm 1888 đến 1895 là thời kì chiến đấu của nghĩa quân . Dựa vào vùng rừng
núi hiểm trở có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã
đẩy lui nhiều cuộc
Hánh quân và càn quét của giặc.
Để đối phó TDP tập trung binh lực và xây dựng 1 hệ thống đồn, bốt dày đặc nhằm
bao vây , cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấ công quy mô vào
Ngàn Trươi.
Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy
yếu dần.
Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm
một thời gian dài rồi tan rã.
•
Kết quả:Cuộc khởi nghĩa thất bại.
Câu 7. Khởi nghĩa Yên Thế
* Nguyên nhân.
Nhiều nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ rời quê hương lên Yên Bái lập làng, tổ
chức sản xuất. Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kì, Yên Thế trở
thành mục tiêu bình định của chúng. Để bảo vệ cuộc sống của mình nông dân Yên
Thế đã đứng lên đấu tranh.
* Diên biến: 3 giai đoạn
+ Trong giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự
chỉ huy thống nhất. thủ lĩnh có uy tín nhất lúc này là Đề Nắm.
+ Trong giai đoạn 1893-1908, người lãnh đạo là Đề Thám
Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở. Nhận thấy tương quan
lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch Đề thám phải giảng hòa với quân
Pháp.Thời gian giảng hòa không kéo dài vì ngay từ đầu địch đã ráo riết lập đồn bốt
mở cuộc tấn công trở lại.
Lực lượng của Đề Thám bị tổn thất suy yếu nhanh chóng.
Đề Thám phải chủ động xin giảng hòa lần thứ hai. Thực dân Pháp chấp nhận nhưng
đưa ra điều kiện ngặt nghèo, buộc nghĩa quân phải thực hiện.
Từ năm 1897-1908 tranh thủ thời gian hòa hoãn , Đề Thám cho khi khẩn đồn điền
Phồn Xương, tích lũy lương thực xây dựng quân đôị tinh nhuệ sãn sàng chiến đấu.
+ Giai đoạn 1909-1913: sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hienj thấy có sự
dính líu của Đề Thám, TDP đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên
Yên Thế. Trải qua nhiều trận càn liên tiếp của địch , lực lượng nghĩa quân hao mòn
dần . Đến ngày 10/2/1913khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã.
Câu 8. So sánh khởi nghĩa Yên Thế với phong trào Cần Vương.
- Giống nhau:
+ Đều thể hiện tinh thần yêu quý của nhân dân ta.
+ Hình thức: Đều là khởi nghĩa vũ trang.
+ Kết quả: Đều bị thực dân Pháp đàn áp.
- Khác nhau:
Những khác biệt Cần Vương Yên Thế
Thời gian 1885-1896 1884-1913
Mục tiêu Giúp vua cứu nước Chống Pháp bảo vệ cuộc
sống tự do.
Lãnh đạo Văn thân, sĩ phu yêu nước Những nông dân kiệt xuất
tài năng có uy tín.
Câu 8: Kể tên các phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ 19?
Em có nhận xét gì?
* Các phong trào
-Ở Nam Kì người Thượng, Khơ-me, Xtieng đã sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp
ngay từ giữa thế kỉ 19.
-Ở miền trung tiêu biểu có cuộc đấu tranh do Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước cầm đầu.
- Ở Tây Nguyên các tù trưởng như Nơ-trang Gư, Ama Con, Ama Giơ-hao đã kêu gọi
nhân dân rào làng chiến đấu từ 1889-1905.
-Ở Tây Bắc đồng bào dân tộc Thái, Mường , Mông đã tợp hợp dưới ngọn cờ của
Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp lập căn cứ kháng Pháp ở Lai Châu, Sơn La
và hoạt động mạnh mẽ trên lưu vực sông Đà.
-Trong các năm từ 1884-1896, xuấ hiện các toán quân người Thái dưới sự chỉ huy
của Đèo Văn Trì, Nông văn Quang, Cầm Văn Thanh, Cầm Văn Hoan.
- Đồng bào Thái ở Sơn La, Yên Bái do Đèo Chính lục, Đặng Phúc Thành cầm đầu
đã phục kích quân Pháp ở nhiều nơi.
- Đồng bào Mông ở Hà Giang do Hà QuốcThượng đứng đầu đã nổi dậy chống Pháp
từ 1894-1896.
-Tại vùng Đông Bắc Kì, bùng nổ phong trào của người Dao, người Hoa tiêu biểu
nhất là đội quân của Lưu Kì.
* Nhận xét:
Vùng Trung Du và Miền Núi là nơi TDP tiến hành bình định muộn nên phong trào
kháng Pháp cũng nổ ra cũng bùng nổ muộn hơn so với đồng bằng nhưng lại tồn tại
bền bỉ và kéo dài.
Phong trào chống Pháp ở Miền núi nổ ra kịp thời, phát triển mạnh mẽ đã trực tiếp
góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
Câu 9. Nhận xét phong trào khởi nghĩa vũ trang chống Pháp cuối TK XIX.
Diễn ra sôi nổi ở nhiều vùng miền trên cả nước, song chưa có đường lối rõ ràng, lực
lượng chênh lệch khâu tổ chức bộ máy lãnh đạo chưa thực sự chặt chẽ, hình thức
đấu tranh mới chỉ dừng lại ở việc tấn công nhỏ lẻ chưa có sự lien kết giữa các tổ
chức đấu tranh với nhau, thiếu lực lượng đầy đủnăng lực, khủng hoảng đường lối,
ngọn cờ Cần Vương lạc hậu.
Câu 10: Thực dân Pháp đã thực hiện Chính sách về kinh tế như thế nào trong
cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914)?
*Nông nghiệp:
- thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền
- Bóc lột nông dân theo kiểu pháp canh thu tô.
* Công nghiệp:
- Tập trung vào khai thác than và kim loại
- Xây dựng một số cơ sở công nghiệp như xi măng, gạch, ngói, điện, nước
* Giao thông vận tải:
- Xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ đường sắt để tăng cường bóc lột
kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
*Thương nghiệp
- Nắm giữ độc quyền về thị trường.
- Tăng thêm các loại thuế và đánh thuế nặng.
+Mục đích:
Vơ vét, bóc lột sức người, sức của của nhân dân Việt Nam để làm giàu cho tư bản
Pháp.
Nhận xét:
Giai cấp nông dân: bị thực dân phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị phá
sản. Cuộc sống của họ cơ cực trăm bề, 11 bộ phận nhỏ bị cướp đoạt
ruộng đất phải vào làm việc trong các hầm mỏ, nhà máy xí nghiệp…
Họ căm ghét chế độ bóc lột của thưc dân Pháp nên có ý thức dân tộc. Họ sẵn sàng
hưởng ứng tham gia phong trào đấu tranh dành độc lập dân tộc.
Giai cấp công nhân: là giai cấp mới xuất hiện. Đa số họ xuất thân từ nông
dân, cuộc sống khổ cực vì bị ba tầng lớp áp bức bóc lột: thực dân, phong
kiến và giai cấp tư sản…
Họ có tinh thần đấu tranh cách mạng mạnh mẽ kiên quyết chống đế quốc và
phong kiến. Họ là lực lượng lãnh đạo cách mạng.
Câu 11. Thực chất của các chính sách về kinh tế của thực dân Pháp ở Việt Nam
là gì?
Thực chất các chính sách về kinh tế thực dân Pháp ở Việt Nam là một cuộc ăn cướp
có quy mô lớn với những thủ đoạn trắng trợn:
- Cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền trồng lúa, Pháp canh thu tô, chiếm nhiều lợi
nhuận
- Khai mỏ và mở một số nhà máy chế biến để vơ vét tài nguyên phong phú của
Việt Nam về làm giàu cho nước Pháp.
- Tăng thuế cũ và đặt nhiều thứ thuế mới nhằm vơ vét, bóc lột nhân dân ta.
- Cưỡng đoạt sức lao động của nhân dân ta bằng cách bắt phu đi mở đường, đào
song, xây cầu, làm đường sắt để phục vụ việc khai thác thuộc địa và bóc lột của
chúng.
Câu 12. Vì sao xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc vào đầu thế
kỉ XX ở Việt Nam?
- Vì XH Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc, xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới do
có địa vị kinh tế, chính trị mới nên có suy nghĩ mới về con đường giải phóng dân
tộc; do các tư tưởng dân chủ tư sản của châu Âu được truyền bá vào Việt Nam, tấm
gương tự cường của Nhật Bản.
Câu 13. Tác hại của chính sách khai thác của thực dân Pháp đối với kinh tế Việt
Nam như thế nào?
Các chính sách kinh tế của Pháp ở Việt Nam đã làm cho nền kinh tế nước ta phụ
thuộc vào kinh tế Pháp; công thương nghiệp không phát triển lên được; đời sống
nhân dân, đặc biệt là công nhân và nông dân cực khổ và bị bần cùng hóa.
Câu 14. Nêu tác động của các chính sách khai thác thuộc địa đối với kinh tế, xã
hội Việt Nam.
Lợi ích:
• Đem lại lợi ích về đường bộ, đường sắt, phát triển giao thông dễ dàng.
• Phát triển đô thị, xuất hiện tầng lớp mới.
Khó khăn:
• Làm cho cuộc sống vô cùng cực khổ, mà tiêu biểu là tầng lớp nông dân:
gánh chịu nhiều thứ thuế và khoáng thu.
• Tầng lớp tá điền, lớp ở độ, cực khổ trăm bề.
• Tài nguyên khoáng sản bị khai thác triệt để.
Câu 15.Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt
Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX ?
Tầng lớp, giai cấp Nghề nghiệp Thái độ đối với độc lập dân tộc
Giai cấp phong
kiến
Chủ đồn điền - Đầu hang làm tay sai cho Pháp.
- 1 bộ phận vừa và nhỏ có tinh
thần yêu nước.
Giai cấp nông dân Làm ruộng - sẳn sang hưởng ứng, tham gia đấu
tranh giành độc lập.
Giai cấp công
nhân
Làm việc trong các đồn
điền nhà máy
- có tinh thần các mạng triệt để
Tầng lớp tư sản Thầu khoáng, đại lý,
chủ xí nghiệp, chủ
hãng buôn
- Chưa tỏ thái độ hưởng ứng hay
tham gia các cuộc vận động cách
mạng.
Tầng lớp tiểu lư
sản thành thị
Chủ các xưởng thủ công
nhỏ, trí thức, học sinh,
sinh viên, giáo viên
- Tích cực tham gia vào các cuộc
vận động cứu nước.
Giai cấp công
nhân
Làm việc trong các
hầm mỏ, xí nghiệp nhà
máy
- Có tinh thần cách mạng triệt để
Câu 16: Bộ máy chính quyền từ trung ưng đến cơ sở do người Pháp chi phối?
Toàn quyền Đông Dương
(người Pháp)
Lào
Nam kì
(chế độ
thuộc địa)
Bắc kì (xứ
nữa bảo
hộ)
Trung kì
(bảo hộ)
Cam-pu-
chia
Bộ máy hành chính cấp kì (người
Pháp)
Bộ máy hành chính cấp tỉnh (người
Pháp)
Bộ máy hành chính cấp huyện, xã,
thôn (người bản xứ)
Nhận xét:Được thiết lập rất chặt chẽ, từ trung ương đến địa phương đều do người
Pháp chi phối, được thưc hiên bằng biện pháp chia để trị
Câu 17: Nêu điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX?
Câu 18: Tầng lớp nào trở thành lực lượng đi đầu trong đấu tranh cách mạng ở
nước ta đầu thế kỉ XX?
- Lực lượng đi đầu trong đấu tranh cách mạng ở nước ta đầu thế kỉ XX là những trí
thức Nho học tiến bộ trong cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản,
vì họ có long yêu nước nồng nàn và có sự hiểu biết sâu rộng.
Câu 19: Vì sao đầu thế kỉ XX, ở nước ta xuất hiện xu hướng cứu nước mới?
- Đầu thế kỉ XX, cuộc vận động cứu nước ở nước ta đã đi theo con đường dân chủ tư
sản vì xã hội Việt Nam lúc này có thể tiếp nhận được xu hướng mới (do xã hội đã có
cơ sở kinh tế và cơ sở giai cấp mới). hiện tượng này khác với tình hình Việt Nam
nữa cuối thế kỉ XIX khi các tư tưởng cải cách tiến bộ đã không thực hiện được do
chưa có cơ sở kinh tế và xã hội.
Câu 20: * Kết cục, hạn chế, ý nghĩa của những đề nghị cải cách.
- Các đề nghị cải cách không thực hiện được
* Nguyên nhân ( hạn chế)
- các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở
bên trong , chưa giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam lúc đó.
- Triều đình bất lực , bảo thủ từ chối thực hiện các đề nghị, cải cách.
* Ý nghĩa
- Gây được tiếng vang lớn, tấn công vào những tư tưởng bảo thủ
- Phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời
- Chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy Tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.
Câu 21: Xu hướng mới của cuộc vận động giải phóng dân tộc.
* Bối cảnh:
- Các tư tưởng dân chủ tư sản ở Châu Âu được truyền bá vào nước ta.
- Nhiều nhà yêu nước muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản.
=.> Cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản
Câu 22: Tại sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước?
-Vì: + xuất phát từ lòng yêu nước thương dân.
+ sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan bị Pháp đô hộ trong khi các phong trào yêu
nước chống Pháp nổ ra liên tiếp nhưng đều thất bại.
+ khâm phục nhưng ko tán thành những con đường cứu nước của các nhà yêu nước
trước đó.
ngày 5/6/1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Nhà Rồng
sang phương tây để “ tìm hiểu xem họ làm như thế nào để giúp đồng bào mình”.
Câu 23: So sánh chủ trương của Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu có những
điểm gì giống và khác nhau?
- Giống: đều là phong trào yêu nước theo hướng dân chủ tư sản do các sĩ phu trẻ
lãnh đạo.
- Khác:
Phan Bội Châu Phan Châu Trinh
- Dùng bạo lực kết hợp với cải cách xã
hội để dành độc lập.
- Chủ trương tiến hành vận động cải cách
mang tính ôn hòa.
Câu 24: Hãy cho biết quy mô và mức độ của phong trào chống thuế ở Trung Kì?
- Năm 1918, dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy Tân, phong trào chống đi
phu, chống sưu thuế diễn ra ở Quảng Nam, Quảng Ngãi rồi lan ra các tỉnh Trung Kì.
Thực ân Pháp đã thẳng tay đàn áp bắt bớ, tuyên án, sử tử nhiều nhà yêu nước. Phan
Châu Trinh bị chúng đày ra Côn Đảo.
Câu 25: Thực dân Pháp đã thi hành chính sách gì đối với Việt Nam trong chiến
tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
Ngày 1-8-1914, chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Việt Nam trở thành đối tượng
để thực dân Pháp vơ vét sức người, sức của để phục vụ chiến tranh. Chúng ráo riết
bắt nhiều lính thợ đẩy ra chiến trường, phá cây lương thực, trồng cây công nghiệp và
đẩy mạnh khai thác mỏ lấy kim loại phục vụ cho chiến tranh; lừa gạt nhân dân, mua
công trái để bòn rút về tài chính và chi phí cho chiến tranh.
Câu 26: ảnh hưởng của những chính sách trên đối với tình hình kinh tế - xã hội
Việt Nam như thế nào?
-ảnh hưởng của chính sách trên là: việc bắt nông dân đi lính và thu hẹp diện tích
trồng lúa làm cho sản xuất ở nông thôn giảm sút, đời sống nhân dân càng thêm khốn
khổ; giai cấp công nhân tăng thêm về số lượng do thực dân Pháp tập trung vào việc
phát triển một số ngành công nghiệp phục vụ chiến tranh như khai mỏ và mở các
đồn điền trồng cây công nghiệp như thầu dầu, cao su.
Câu 27: Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với những nhà
yêu nước trước đó?
- Hướng đi của Nguyễn Tất Thành khác hẳn với những nhà yêu nước trước đó và là
sự tiếp cận với chân lí cứu nước. Xuất phát từ lòng yêu nước và trên cơ sở rút ra
kinh nghiệm về những thất bại của các thế hệ cách mạng tiền bối, năm 1911,
Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới hữu hiệu hơn.
Nhưng khác với thế hệ thanh niên đầu thế kỉ XX hướng về Nhật Bản, Nguyễn Tất
Thành quyết định sang phương tây, đến nước Pháp để tìm hiểu xem “ nước Pháp và
các nước khác làm thế nào, rồi sẽ về giúp đồng bào mình”. Nguyễn Tất Thành đi qua
nhiều nước Á-Âu, Phi, Mĩ; làm nhiều nghề để kiếm sống để học tập.Nhờ đó,
Nguyễn Tất Thành hiểu rằng ở đâu, bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác và ở
đâu, người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
Câu 28: Hãy so sánh hai xu hướng cứu nước : bạo động của Phan Bội Châu và
cải cách của Phan Châu Trinh?
Các điểm chính Phan Bội Châu Phan Châu Trinh
Chủ trương Đánh đuổi giặc Pháp, khôi
phục Việt Nam bằng phương
pháp dựa vào Nhật Bản giúp
đở về vật chất để tiến hành
bạo động
Ôn hòa và công khai, mở cuộc
vận động Duy Tân (theo cái
mới) để chống lại Pháp.
Biện pháp Lập hội Duy Tân, đưa học Cải cách để cứu nước với nhiều
sinh sang Nhật học để sau
này về cứu nước.
hình thức đấu tranh như mở
trường diễn thuyết.
ảnh hưởng Phong trào được nhiều người
hưởng ứng.
Rất mạnh, dẫn đến phong trào
chống đi phu, chống thuế rầm rộ
ở Trung Kì.
Kết quả Pháp-Nhật câu kết phá hoại
phong trào Đông Du tan rã.
Pháp đàn áp, bắt bớ, tù đày,
tuyên án, sử tử nhiều người.
Phan Châu Trinh bị đày ra Côn
Đảo.
Hạn chế Chưa có đường lối cách mạng
đúng đắn, chưa nhận rõ kẻ
thù nên dụa vào Nhật để
chống Pháp.
Chua có đường lối cách mạng
đúng đắn, chống Pháp bằng
cách hô hào Duy Tân cải cách.
Câu 29: Dựa vào đâu hội Duy Tân chủ trương bạo động vũ trang để giành độc
lập ? Em nghĩ gì về chủ trương ấy?
-Dựa vào Nhật Bản là người anh cả da vàng đồng cam đồng khổ giúp đỡ chủ trương
này chưa có chính xác còn ấu trĩ vì cách mạng muốn thành công ko chỉ do cầu viện
từ nước ngoài mà phải do những nhân tố bên trong quyết định(đó là nhân dân).