Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan của cây bưởi phúc trạch trên địa bàn huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh bằng mô hình ales - gis

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.15 KB, 106 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế các ngành sản xuất của cả
nước nói chung và của Hà Tĩnh nói riêng đó cú những thay đổi quan trọng
chuyển dần sang nền sản xuất hàng hóa đặc biệt là sự phát triển cây ăn quả
tạo nên những bước tiến, khẳng định vị trí quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp, phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng theo hướng
hiệu quả cao.
Theo dự án của FAO, sản xuất cây ăn quả có xu hướng gia tăng và
ngày càng được chú trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của nhiều nước.
Diện tích trồng cây ăn quả trên thế giới đạt 12 triệu ha, sản lượng 430 – 450
triệu tấn, xu hướng tiêu thụ rau quả của thị trường thế giới tăng nhanh. Ở Việt
Nam, thị trường rau quả ngày càng sôi động với nhiều loại trái cây đặc sản
được đầu tư phát triển. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng, “đất nào cây ấy”, mỗi
loại hoa quả lại phù hợp với những điều kiện sinh thái khác nhau trong khi
đánh giá thích nghi sinh thái cây trồng, lựa chọn phân bố hợp lí cây trồng mới
chỉ là giai đoạn đầu, làm cơ sở cho các công trình nghiên cứu quy hoạch lãnh
thổ - một nội dung nghiên cứu của cảnh quan ứng dụng. Việc đánh giá thích
nghi sinh thái cây trồng trong quy hoạch sử dụng đất còn phụ thuộc nhiều vào
yếu tố kinh tế - xã hội khác như lợi ích cộng đồng cùng mục tiêu sử dụng đất
đai bền vững và bảo vệ môi sinh.
Hương Khê là một huyện nghèo của Hà Tĩnh với những khó khăn về tự
nhiên đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển kinh tế địa phương. Hiện nay trên
toàn huyện đã hình thành cỏc vựng trồng cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế
khá cao, đặc biệt là cây bưởi Phúc Trạch. Bưởi Phúc Trạch là một loại cây ăn
quả đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào danh mục giống
cây trồng có nguồn gen quý hiếm và cấm xuất khẩu. Đây cũng là một loại cây
Nguyễn Thị Thùy Linh - Lớp K57A - Địa Lý
1
Khóa luận tốt nghiệp


có hiệu quả kinh tế cao. Trong năm 2010, cây bưởi Phúc Trạch đã đưa lại hơn
60 tỷ đồng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, bưởi Phúc Trạch là một loài
cây khó thích nghi và thường xuyên bị mất mùa khiến cho người dân không
còn mặn mà với cây bưởi. Trước tình hình đó, việc đánh giá thích nghi sinh
thái cảnh quan cây bưởi Phúc Trạch ở Hương Khê Hà Tĩnh có ý nghĩa rất lớn
trong việc quy hoạch lại vùng trồng bưởi và thiết thực hơn đó là nâng cao thu
nhập cho người dân huyện miền núi còn nhiều khó khăn này.
Với những lí do đó, tôi thực hiện đề tài “ Đánh giá thích nghi sinh thải
cảnh quan của cây bưởi Phúc Trạch trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà
Tĩnh bằng mô hình ALES - GIS” với mong muốn giải quyết được một số vấn
đề đang đặt ra đối với huyện Hương Khê trong việc phát triển cây bưởi Phúc
Trạch để nâng cao đời sống nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu
2.1. Mục đích
Đề tài thực hiện nhằm đánh giá thích nghi sinh thái của cây bưởi Phúc
Trạch ở huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh để tìm ra mức độ thích nghi của cây
bưởi Phúc Trạch từ đó đưa ra bản đồ đánh giá giúp cho việc quy hoạch trồng
bưởi theo hướng hàng hóa ở địa bàn nghiên cứu góp phần sử dụng hợp lí đất
đai và phát triển kinh tế của huyện Hương Khê nói riêng và cả tỉnh nói chung.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Xác định cơ sở khoa học và công nghệ của việc đánh giá mức độ thích
nghi sinh thái cây trồng bằng mô hình tích hợp ALES – GIS và yêu cầu thực
tiễn của việc quy hoạch bưởi Phúc Trạch ở huyện Hương Khê, Hà Tĩnh
- Phân tích đặc điểm sinh thái cây bưởi và đặc điểm tự nhiên từ đó đánh giá
mức độ thích nghi của cây bưởi Phúc Trạch.
- Đưa ra đề xuất và kiến nghị một số giải pháp giúp cho việc quy hoạch cây
bưởi góp phần sử dụng hợp lí đất đai và phát triển kinh tế ở huyện nghèo
Hương Khê.
Nguyễn Thị Thùy Linh - Lớp K57A - Địa Lý

2
Khóa luận tốt nghiệp
2.3. Giới hạn nghiên cứu
- Về phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong
huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
- Về nội dung nghiên cứu:
Đề tài giới hạn ở việc đánh giá thích nghi sinh thái trong đó đánh giá
thích nghi đất đai và đánh giá thích nghi khí hậu là nội dung chính.
Từ việc đánh giá đó đưa ra mức độ thích nghi sinh thái của cây bưởi và
đề xuất phương án quy hoạch cây bưởi trong thời gian tới.
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
3.1 . Trên thế giới
Việc đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan trên thế giới đã được thực
hiện từ lâu. Tổng quan các công trình nghiên cứu, chúng ta thấy có hai trường
phái chính là: Trường phái Liờn Xụ cũ và các nước Đông Âu với Trường phái
Mỹ và các nước Tây Âu
- Ở Liờn Xụ và các nước Đông Âu, từ những năm 20 của thế kỉ XX đó
cú những công trình đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan phục vụ cho mục
đích nông nghiệp. Các công trình đánh giá chủ yếu dựa trên cơ sở cảnh quan
cùng với các đơn vị cấp cao hơn hay thấp hơn của nó. Các địa tổng thể được
phân chia theo các tiêu chí của phân vùng cảnh quan (hay phân vùng địa lý tự
nhiên) nói chung mà không phải riêng cho mục đích nông nghiệp. Đặc biệt
trong những thập kỉ 60 -70 của thế kỉ XX, các công trình đánh giá được tiến
hành mạnh mẽ, kể đến là các công trình của tập thể các tác giả trường Đại học
Sư phạm Quốc gia Matxcơva tiến hành ở Caluga, một số công trình của
KV.Passcan, G.Iu.Prila (1980), B.A.Maxcimop (1978), K.B.Z vozukin (1984)
…Ngoài ra, một số công trình đánh giá chất lượng tổng thế tự nhiên phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp như của Billwist, Schmidt (1975). Hầu hết những
công trình đánh giá của Liờn Xụ (cũ) và các nước Đông Âu đều sử dụng
phương pháp thang điểm. Các yếu tố địa tổng thể cho điểm theo 3 bậc (từ 1

đến 3) hoặc thang điểm 5 bậc (từ 1 đến 5). Các công trình này cũng sử dụng
Nguyễn Thị Thùy Linh - Lớp K57A - Địa Lý
3
Khóa luận tốt nghiệp
phương pháp đánh giá riêng và đánh giá chung cho các thành phần bằng cách
có hoặc không có trọng số và nhõn cỏc thang điểm đánh giá riêng.
- Ở Mỹ và các nước Tây Âu, việc đánh giá thích nghi sinh thái cảnh
quan lúc đầu cũng chủ yếu phục vụ lợi ích nông nghiệp. Ở đây, các công trình
nghiên cứu theo hướng đánh giá một số yếu tố tương tự như: độ dốc sườn,
loại đất, điều kiện dũng chảy…đỏnh giỏ cỏc kiểu sử dụng đất như: đất canh
tác, đất đồng cỏ, đất rừng…Tiờu biểu nhất là hệ thống bản đồ đất nông nghiệp
Hoa Kì do các nhà Địa Lý của trường Đại học Chicago tiến hành vào những
năm 20 – 30 của thế kỷ XX.
Tác giả D. Hudson đã sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp để vạch
quy hoạch vựng sụng Tenes và đưa vào một số bổ sung (cường độ xói mòn,
độ lẫn đá, độ dày tầng đất và độ phì nhiêu). Các khoanh vi mà tác giả vạch ra
được gọi là “Unit area”.
Năm 1938 ở Anh đã thực hiện công trình đánh giá đất đai theo phương
pháp của Stamp. Các công trình được tiến hành tổng hợp nhiều nguồn tài liệu
khác nhau mà không qua thực địa. Bản đồ xuất bản trong tập “planning maps”
(Grea Britatn…1944 -1945)
Việc đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan được tiến hành mạnh mẽ
nhất vào những năm 70 – 80 của thế kỉ XX, qua việc đánh giá đất nông
nghiệp ở châu Âu, Châu Á, Châu Phi… cùng thời điểm này việc đánh giá
mức độ thích nghi cây trồng được đẩy mạnh. Ví dụ, D.J. Radciffe đã nghiên
cứu thời vụ gieo trồng; D.J.Radcliffe và K.Rochette nghiên cứu về cây ngô ở
Mozambic và có nêu lên chỉ tiêu đánh giá đất đai.
Công trình tiêu biểu nhất cho việc đánh giá thích nghi sinh thái cảnh
quan là các công trình của FAO đã được thực hiện và được áp dụng ở nhiều
nơi. Các công trình này được tiến hành đánh giá đất đai trên cơ sở phân chia

lãnh thổ ra các “land unit” và đánh giá đất đai theo các kiểu sử dụng (land
ulitization types). Phương pháp đánh giá theo hai cách là đánh giá riờng cỏc
thành phần và đánh giá chung. Đánh giá riêng được thực hiện bằng hệ số (từ
Nguyễn Thị Thùy Linh - Lớp K57A - Địa Lý
4
Khóa luận tốt nghiệp
0,0 đến 1,0), còn đánh giá chung bằng cách nhõn cỏc hệ số đánh giá riêng và
cũng thực hiện bằng hệ số từ 0,0 đến 1,0 với 4 cấp là S
1,
S
2,
S
3
và N tương ứng
với rất thích hợp, thích hợp, thích hợp thấp và không thích hợp.
3.2 . Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan cũng đã được
thực hiện từ rất lâu với các công trình tiêu biểu mà khởi đầu là của
V.M.Pritland, Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập ở Tổ phân vùng Địa lý tự nhiên
thuộc Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước. Ngoài ra các công trình của
Nguyễn Trọng Điều, Trần Đỡnh Giỏn (chủ biên), Vũ Tự Lập (chủ biên), đặc
biệt là các công trình quản lí kết quả trồng rừng PAM 403 do Viện điều tra
quy hoạch rừng tiến hành. Công trình này đã tiến hành khảo sát một số yếu tố
về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế -xã hội ở 13 tỉnh Miền Trung.
Vào những năm 80 của thế kỉ XX, các công trình của các tác giả:
Nguyễn Thành Long và cộng sự (1984); Trương Thị Tùng (1986); Nguyễn
Văn Sơn (1988)… đã đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan ở Tõy Nguyên
và một số tỉnh đối với một số cây công nghiệp như chè, cao su, cà phờ…Tỏc
giả Nguyễn Đình Giang (1986, 1988) đã đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên
đối với cây khoai lang ở huyện Hoài Đức (Hà Tây) bằng cách phân chia các

thể tổng hợp tự nhiên.
Hầu hết các công trình đều dựa trên cơ sở phân chia lãnh thổ ra các cảnh
quan rộng hoặc các cấp nhỏ hơn. Đánh giá chung có được bằng cách cộng
điểm các đánh giá riêng. Năm 1994, Nguyễn Thế Thôn đã thực hiện công
trình: “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên đối với các đối tượng nuôi trồng
ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An)”, tác giả cũng dựa trên nghiên cứu cơ sở phân
chia lãnh thổ ra các cấp và đánh giá chung theo phương pháp tổng hợp.
Năm 1994 cú cỏc công trình: “Đánh giá đất đai vùng duyên hải Bắc
Trung Bộ trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền” và “Đỏnh giá hiện
trạng sử dụng đất đai theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững ở Tõy
Nguyờn” đều do Viện quy hoạch thiết kế nông nghiệp thực hiện. Các công
Nguyễn Thị Thùy Linh - Lớp K57A - Địa Lý
5
Khóa luận tốt nghiệp
trình này phân chia các đơn vị đất đai (Land mapping unit – LMU) và đánh
giá theo các cấp S
1,
S
2,
S
3
và N cho các hệ số sử dụng đất như lúa, rau màu và
cõy cụng nghiệp…
Năm 1997, tác giả Nguyễn Đình Giang thực hiện công trình “Đỏnh giá
tổng hợp điều kiện tự nhiên vùng đồi núi phía Đông tỉnh Thanh Hóa phục vụ
quy hoạch một số cây trồng cho năng suất cao”. Các chủ thể mà tác giả chọn
để đánh giá là các loại cây: vải thiều, lạc, dứa, mớa. Cỏc chỉ tiêu dùng để
đánh giá là khí hậu (nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình năm, số
giờ nắng…); đất (loại đất theo đá mẹ, độ dày tầng đất…), địa hình (độ dốc).
Tác giả cũng dùng thang điểm đánh giá riêng và liên kết các thang đánh giá

riêng và thang đánh giá chung có trọng số với 4 cấp S
1,
S
2,
S
3
và N.
Đánh giá vùng trồng cho một số loài cây lâm nghiệp theo hướng lập địa
có công trình: “Nghiờn cứu đánh giá tiềm năng sản xuất đất trống đồi núi
trọc và xác định phương hướng sử dụng hợp lý” của Viện khoa học Lâm
nghiệp do Hoàng Xuân Tý chủ biên. Đề tài đã đánh giá khái quát vùng thích
hợp cho một số loài cây trồng chủ yếu trên đồi núi trọc là bạch đàn trắng,
thông nhựa, thông mã vĩ, thông ba lá, keo lá tram, cây điều, cây tếch trên
phạm vi toàn quốc ở tỷ lệ bản đồ 1/1.000.000 và áp dụng cho Quảng Nam –
Đà Nẵng ở bản đồ tỷ lệ 1/50.000.
Gần gũi với hướng nghiên cứu của đề tài nghiên cứu cú cỏc công trình
đề tài, luận án Tiến sĩ của một số tác giả như: Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá
các điều kiện địa lý phục vụ phát triển cây công nghiệp dài ngày ở tỉnh Đắc
Lắc” của Nguyễn Xuân Độ, năm 2003. Đề tài này cũng thực hiện theo hướng
đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên đề tìm ra mức độ thích nghi của cây
công nghiệp dài ngày cà phê, cao su ở tỉnh Đắc Lắc.
Năm 2003, tác giả Phạm Hoàng Hải và Phạm Thị Trâm đã thực hiện đề
tài: “Ứng dụng phương pháp đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát
triển cây ăn quả (na, vải) huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn”. Các tác giả đã sử
dụng phương pháp đánh giá cảnh quan để tìm ra mức độ thích nghi của sinh
Nguyễn Thị Thùy Linh - Lớp K57A - Địa Lý
6
Khóa luận tốt nghiệp
thái của cây na, vải. Tác giả đã phân chia được 54 dạng cảnh quan tồn tại
trong khu vực nghiên cứu và phân cấp mức độ thích nghi của cây na, vải với 3

cấp: thích nghi ít, thích nghi và rất thích nghi. Tác giả chủ yếu dựa vào chỉ
tiêu sinh thái của nhóm cây na, vải để làm chỉ tiêu đánh giá.
Cũng trong năm 2003, tác giả Phạm Quang Tuấn đã thực hiện đề tài
“Nghiờn cứu, đánh giá điều kiện sinh thái cảnh quan phục vụ định hướng
phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả phục vụ khu vực Hữu
Lũng, tỉnh Lạng Sơn”. Tác giả đã phân chia được 66 dạng cảnh quan sinh thái
rồi đánh giá mức độ sinh thái, đánh giá hiệu quả kinh tế, bền vững môi
trường, bền vững xã hội. Tác giả đã phân cấp và cho điểm các chỉ tiêu đánh
giá tổng hợp: S1

(3 điểm), S2

(2 điểm), S3 (1 điểm) và N (0 điểm).
Năm 2005, tác giả Lê Cảnh Định (Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông
nghiệp miền Nam) đã công bố đề tài: “ Tích hợp phần mềm ALES – GIS trong
đánh giá thích nghi đất đai ở huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai”. Đề tài đã sử
dụng mô hình tích hợp ALES – GIS để đánh giá đất đai ở huyện Cẩm Mỹ, tác
giả đã xây dựng được mô hình tích hợp để đưa vào đánh giá các chỉ tiêu được
lựa chọn là: độ dốc, tầng dày, kết von, khả năng tưới, gley. Kết quả là tác giả
đã đưa ra các bản đồ đất và bản đồ đánh giá thích nghi đất đai của huyện Cẩm
Mỹ, từ đó đưa ra quy hoạch về sử dụng đất nông nghiệp của huyện.
Cũng với phương pháp đánh giá tương tự là sử dụng mô hình tích hợp
ALES-GIS, tác giả Lê Văn Trung và Nguyễn Trường Ngân (Đại học bách
khoa Thành phố Hồ Chí Minh) đã thực hiện đề tài: “Đánh giá biến động
thích nghi đất nông nghiệp lưu vực sông Bé”. Bài báo cáo giới thiệu ứng dụng
phần mềm ALES – GIS để xây dựng mô hình đánh giá biến động thích nghi
đất nông nghiệp theo phương pháp đánh giá đất đai của FAO, lấy địa bàn
nghiên cứu là lưu vực sông Bé. Tác giả đã tiến hành xây dựng lại bản đồ thích
nghi đất nông nghiệp cho tương lai, so sánh với kết quả đánh giá bản đồ thích
nghi trước đây từ đó đề xuất các hướng khai thác sử dụng đất thích hợp hơn

cho tương lai.
Nguyễn Thị Thùy Linh - Lớp K57A - Địa Lý
7
Khóa luận tốt nghiệp
3.3. Các công trình nghiên cứu ở Hà Tĩnh
Ở Hà Tĩnh các công trình nghiên cứu về đánh giá thích nghi sinh thái
cây trồng còn rất hạn chế và đánh giá thích nghi sinh thái bằng công nghệ
ALES – GIS chưa được quan tâm và chưa có báo cáo chính thức. Riêng về
cây bưởi Phúc Trạch, đã có nhiều dự án nghiên cứu nhằm bảo tồn và phát
triển cây bưởi như đề tài: “Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp phát triển
bưởi Phúc Trạch” của Đào Nghĩa Nhuận hay “Dự án bảo tồn nhân giống
khôi phục và phát triển cây bưởi Phúc Trạch theo hướng hàng húa” của
Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư Hà Tĩnh (Sở nông nghiệp và phát triển
nông thôn Hà Tĩnh) song các dự án chưa đi sâu vào đánh giá thích nghi sinh
thái cảnh quan cây bưởi mà chủ yếu còn đề ra các giải pháp trên cơ sở phân
tích các yếu tố kinh tế - xã hội và thị trường tiêu thụ cho cây bưởi Phúc Trạch.
4. Quan điểm nghiên cứu
4.1. Quan điểm hệ thống
Quan điểm hệ thống là quan điểm khoa học chung rất phổ biến. Sự tiếp
cận quan điểm hệ thống trong việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên không có gì xa lạ, bởi từ lâu, đối tượng nghiên cứu của khoa
học Địa Lí tự nhiên tổng hợp đã được xác định là một hệ thống hoàn chỉnh của
hàng loạt các hợp phần, các mối quan hệ có mối tác động qua lại trong việc tạo
nên các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên. Việc vận dụng quan điểm hệ thống sẽ
giúp cho việc giải thích các đối tượng cần đánh giá rõ ràng hơn, tạo ra những
hiểu biết mới và làm giàu thờm cỏc khái niệm về đối tượng nghiên cứu như tính
hoàn chỉnh, tính tổ chức, tính thang bậc, tính thích nghi, tính bền vững.
Quan điểm hệ thống có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá tổng hợp
điều kiện tự nhiên, bởi lẽ quan điểm này cho phép các nhà nghiên cứu có thể
xác định chính xác hơn tính cấu trúc không gian, từ đó phân tích được chức

năng của các hợp phần, các nhân tố tạo nên cấu trúc đứng, cấu trúc ngang và
cấu trúc chức năng của các địa tổng thể. Đề tài đánh giá thích nghi sinh thái
cảnh quan cây trồng có sử dụng quan điểm hệ thống vì cây trồng không chỉ
Nguyễn Thị Thùy Linh - Lớp K57A - Địa Lý
8
Khóa luận tốt nghiệp
phụ thuộc vào một nhân tố mà còn phụ thuộc vào hệ thống các nhân tố trong
quá trình sinh trưởng và phát triển . Các nhân tố ở đó có mối quan hệ tác động
qua lại và biến đổi không ngừng. Quan điểm hệ thống có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, bởi lẽ quan điểm
này cho phép các nhà nghiên cứu có thể xác định chính xác hơn tính cấu trúc
không gian, từ đó phân tích được chức năng của các hợp phần, các nhân tố tạo
nên cấu trúc đứng, cấu trúc ngang và cấu trúc chức năng của các địa tổng thể.
Đề tài đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan cây trồng có sử dụng quan
điểm hệ thống vì cây trồng không chỉ phụ thuộc vào một nhân tố mà còn phụ
thuộc vào hệ thống các nhân tố trong quá trình sinh trưởng và phát triển . Các
nhân tố ở đó có mối quan hệ tác động qua lại và biến đổi không ngừng.
4.2. Quan điểm lãnh thổ
Tư duy địa lí là tư duy gắn liền với lãnh thổ, vì bất cứ một đối tượng
địa lí nào cũng gắn với một lãnh thổ cụ thể. Quan điểm lãnh thổ cho rằng
các đối tượng nghiên cứu đều không tách khỏi lãnh thổ mà cũn cú mối quan
hệ với những lãnh thổ xung quanh cả trên phương diện tự nhiên cũng như
phương diện kinh tế xã hội. Vì vậy, phải đặt đối tượng nghiên cứu trong một
không gian lớn hơn mới có thể so sánh, cắt nghĩa chính xác và khoa học.
Đối với đề tài đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan, việc xác định sự
phân hóa không gian lãnh thổ của các đối tượng địa lí, tác giả đó dựng phương
pháp truyền thống là liên kết các bản đồ phân cấp các yếu tố liên quan để xây
dựng bản đồ tổng hợp. Các bản đồ tác giả sử dụng để phân tích liên hợp các yếu
tố là: bản đồ độ dốc, bản đồ độ cao, bản đồ thổ nhưỡn, bản đồ nhiệt độ và lượng
mưa…để tìm ra mức độ thích nghi của cây bưởi trên lãnh thổ nghiên cứu.

4.3. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp là quan điểm truyền thống trong nghiên cứu địa lí.
Quan điểm tổng hợp đòi hỏi khi xem xét, phân tích một số đối tượng, chúng
ta phải đặt chúng trong mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần cấu trúc
của mỗi lãnh thổ cụ thể.
Nguyễn Thị Thùy Linh - Lớp K57A - Địa Lý
9
Khóa luận tốt nghiệp
Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan, trước hết phải đánh giá đúng từng
thành phần (địa hình, khí hậu, đất đai…), sau đó đánh giá tổng hợp bằng cách
phân tích liên hợp các thành phần để tìm ra mức độ thích nghi sinh thái của
cây bưởi. Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan, trước hết phải đánh giá
đúng từng thành phần (địa hình, khí hậu, đất đai…), sau đó đánh giá tổng hợp
bằng cách phân tích liên hợp các thành phần để tìm ra mức độ thích nghi sinh
thái của cây bưởi.
4.4. Quan điểm thực tiễn
Bất cứ một công trình khoa học nào cũng được xuất phát từ thực tiễn
được thực hiện kiểm chứng. Quan điểm thực tiễn là quan điểm đúng đắn nhất,
và xác nhận giá trị và khả năng thực thi của kết quả nghiên cứu.
Quan điểm thực tiễn áp dụng trong đề tài là đánh giá mức độ thích nghi
sinh thái của cây bưởi với các điều kiện tự nhiên . Kết quả đánh giá giúp cho
việc định hướng quy hoạch, phát triển cỏc vựng chuyên canh cây ăn quả mà ở
đó cây bưởi là cây chủ yếu. Việc đề xuất quy hoạch còn được căn cứ trên việc
xem xét các yếu tố kinh tế, xã hội thực tế có liên quan.
4.5. Quan điểm sinh thái môi trường
Trong các công trình nghiên cứu về bất cứ lãnh thổ nào, đặc biệt là các công
trình nghiên cứu về nông – lâm nghiệp thì vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên và
bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng nhất. Trong các công trình
nghiên cứu về bất cứ lãnh thổ nào, đặc biệt là các công trình nghiên cứu về
nông – lâm nghiệp thì vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường

là nhiệm vụ quan trọng nhất.
Quan điểm sinh thái chỉ ra rằng, khi xem xét một cá thể sinh vật nào đó phải
đặt nó trong mối quan hệ với các nhân tố của môi trường xung quanh, giữa
các cá thể cùng loài và khác loài. Bởi vì, môi trường xung quanh ảnh hưởng
đến sinh trưởng, phát triển và tồn tại của sinh vật. Cho nên, thực hiện đề tài
này, tác giả đã xem xét toàn diện các nhân tố có liên quan đến sinh trưởng và
phát triển của chủ thể đánh giá, từ đó tìm ra các chỉ tiêu đánh giá cụ thể. Quan
Nguyễn Thị Thùy Linh - Lớp K57A - Địa Lý
10
Khóa luận tốt nghiệp
điểm sinh thái môi trường cũn giỳp cho việc quy hoạch hợp lí lãnh thổ nhằm
mục đích phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông – lâm nghiệp nói
riêng theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái – một trong ba mặt nội dung
của phát triển bền vững. Quan điểm sinh thái chỉ ra rằng, khi xem xét một cá
thể sinh vật nào đó phải đặt nó trong mối quan hệ với các nhân tố của môi
trường xung quanh, giữa các cá thể cùng loài và khác loài. Bởi vì, môi trường
xung quanh ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và tồn tại của sinh vật. Cho
nên, thực hiện đề tài này, tác giả đã xem xét toàn diện các nhân tố có liên
quan đến sinh trưởng và phát triển của chủ thể đánh giá, từ đó tìm ra các chỉ
tiêu đánh giá cụ thể. Quan điểm sinh thái môi trường còn giúp cho việc quy
hoạch hợp lí lãnh thổ nhằm mục đích phát triển kinh tế nói chung và phát
triển nông – lâm nghiệp nói riêng theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái –
một trong ba mặt nội dung của phát triển bền vững.
5. Các phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp xử lí số liệu
Thu thập và xử lí số liệu là giai đoạn đầu của quá trình đánh giá. Trên cơ
sở mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tác giả đã tiến hành thu thập các số liệu, tài
liệu tại khu vực nghiên cứu, các số liệu về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên của
vùng, từ đó lựa chọn các yếu tố cần thiết để đánh giá theo mục đích của đề tài.
Tác giả đã sắp xếp, hệ thống hóa các số liệu theo nội dung đánh giá.

5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
Từ các số liệu đã thu thập, tác giả đã hệ thống hóa các số liệu, xây dựng các
biểu đồ, phân tích các kết quả, so sánh, đối chiếu sự phân hóa đặc điểm tự
nhiên và đặc điểm sinh thái cây bưởi. Từ các số liệu đã thu thập, tác giả đã hệ
thống hóa các số liệu, xây dựng các biểu đồ, phân tích các kết quả, so sánh,
đối chiếu sự phân hóa đặc điểm tự nhiên và đặc điểm sinh thái cây bưởi.
5.3. Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp chủ đạo của khoa học Địa lý. Từ các bản đồ nền đã có
của khu vực nghiên cứu, trên cơ sở phương pháp của bản đồ học, tác giả đã
xây dựng các bản đồ phục vụ cho mục đích đánh giá, sau đó liên kết các bản
Nguyễn Thị Thùy Linh - Lớp K57A - Địa Lý
11
Khóa luận tốt nghiệp
đồ thành phần để đưa ra bản đồ đánh giá thích nghi sinh thái của cây bưởi trên
lãnh thổ nghiên cứu. Đây là phương pháp chủ đạo của khoa học Địa lý.
Từ các bản đồ nền đã có của khu vực nghiên cứu, trên cơ sở phương pháp của
bản đồ học, tác giả đã xây dựng các bản đồ phục vụ cho mục đích đánh giá,
sau đó liên kết các bản đồ thành phần để đưa ra bản đồ đánh giá thích nghi
sinh thái của cây bưởi trên lãnh thổ nghiên cứu.
5.4. Phương pháp đánh giá
Phương pháp đánh giá được áp dụng triệt để trong quá trình nghiên cứu,
mặc dù đề tài chỉ là bước đầu của công trình đánh giá – quy hoạch lãnh thổ, đó
là đánh giá mức độ nghiên cứu của cây bưởi đối với lãnh thổ nghiên cứu.
Phương pháp đánh giá được áp dụng trong đề tài dựa vào sự so sánh đặc điểm
sinh thái của cây vải với các yếu tố của điều kiện tự nhiên của vùng nghiên
cứu. Các bước của công trình nghiên cứu đánh giá được tiến hành với việc lựa
chọn chỉ tiêu đánh giá, phân cấp các chỉ tiêu và đánh giá tổng hợp. Kết quả
đánh giá là tìm ra mức độ thích nghi khác nhau trên địa bàn nghiên cứu.
5.5. Phương pháp hệ thống thông tin địa lý
Đây là phương pháp chính được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên

cứu đề tài. Việc sử dụng các phần mềm GIS giúp cho việc phân tích, xử lý trở
nên nhanh chóng và chính xác hơn.
Mô hình tích hợp ALES – GIS: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác
giả đã sử dụng mô hình tích hợp ALES – GIS. Cấu trúc mô hình đánh giá
thích nghi trên nền ALES- GIS bao gồm ba bộ phận: Thứ nhất là nhu cầu sinh
thái cây bưởi Phúc Trạch và bản đồ cảnh quan liên kết với ma trận thuộc tính
cảnh quan thuộc địa bàn huyện Hương Khê – Hà Tĩnh. Thứ hai là nhập, xử lý
và đánh giá, xuất dữ liệu nhờ ALES – GIS tương tác với chuyên gia đánh giá.
Thứ ba là dữ liệu đầu ra là ma trận thích nghi liên kết với bản đồ đánh giá
thích nghi của cây bưởi Phúc Trạch ở huyện Hương Khê. Sử dụng mô hình
tích hợp ALES- GIS đó giỳp cho việc đánh giá thích nghi sinh thái cây Phúc
Trạch một cách đầy đủ và chính xác.
Nguyễn Thị Thùy Linh - Lớp K57A - Địa Lý
12
Khóa luận tốt nghiệp
5.6. Phương pháp thực địa
Phương pháp thực địa rất quan trọng trong quá trình đánh giá, đặc biệt là
trong đề xuất quy hoạch. Tuy không phải là phương pháp chủ yếu được thực
hiện trong đề tài này, nhưng kết quả tìm hiểu khảo sát thực tế giúp tác giả
hiểu hơn tình hình thực tế trồng Phương pháp thực địa rất quan trọng trong
quá trình đánh giá, đặc biệt là trong đề xuất quy hoạch. Tuy không phải là
phương pháp chủ yếu được thực hiện trong đề tài này, nhưng kết quả tìm hiểu
khảo sát thực tế giúp tác giả hiểu hơn tình hình thực tế trồng bưởi ở địa
phương và là cơ sở tham khảo cho việc nêu ra các kiến nghị và đề xuất quy
hoạch.
6. Cấu trúc của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục bảng biểu, kết luận, phụ lục,
nội dung chính của khúa luận bao gồm:
Chương I: Cơ sở khoa học và công nghệ của việc đánh giá thớch nghi
sinh thái của cõy bưởi Phúc Trạch bằng mô hình ALES – GIS

Chương II: Đánh giá thích nghi sinh thái của cõy bưởi Phúc Trạch trên
địa bàn huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh
Chương III: Phương hướng, giải pháp để phát triển cây bưởi theo
hướng hàng hóa
Nguyễn Thị Thùy Linh - Lớp K57A - Địa Lý
13
Khóa luận tốt nghiệp
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ
THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA CÂY BƯỞI PHÚC TRẠCH
BẰNG MÔ HÌNH ALES – GIS
I.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI SINH THÁI
CẢNH QUAN
I.1.1. Khái niệm, nội dung, nguyên tắc và quy trình đánh giá thích nghi
sinh thái
I.1.1.1. Khái niệm về đánh giá thích nghi sinh thái
Đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan còn có tên gọi khác Đánh
giá thích nghi sinh thái các cảnh quan còn có tên gọi khác: đánh giá mức độ
thuận lợi, đánh giá kĩ thuật (Mukhina L.I., 1973), đánh giá mức độ thích nghi
(FAO, 1986), hoặc đánh giá tiềm năng sản xuất trong nông nghiệp. Đánh giá
thích nghi sinh thái là dạng đánh giá nhằm thể hiện mức độ thích hợp (hay
thuận lợi) theo khía cạnh tự nhiên của các cảnh quan và các hợp phần của
chúng đối với dạng hoạt động kinh tế nào đó. Đánh giá thích nghi sinh thái
các cảnh quan được hiểu là phân loại các địa tổng thể theo mức độ thích hợp
của chúng đối với một hay nhiều dạng sử dụng lãnh thổ. Ở đây, số dạng
thường giới hạn ở một số loại hình khai thác, sử sụng chính
I.1.1.2. Nội dung và nhiệm vụ của đánh giá thích nghi sinh thái
Đánh giá thích nghi sinh thái hay đánh giá mức độ thuận lợi là phương pháp
đánh giá truyền thống đặc trưng cho nghiên cứu địa lý ứng dụng: cảnh quan

ứng dụng, địa mạo ứng dụng …Đỏnh giỏ thích nghi sinh nghi sinh thái các
cảnh quan, đơn vị đất đai, sinh thái cảnh nói chung là các địa tổng thể các cấp
có nhiệm vụ xác định mức độ phù hợp của chúng đối với đối tượng quy hoạch
phát triển. Mức độ thuận lợi của các địa tổng thể thường được thể hiện ở điểm
Nguyễn Thị Thùy Linh - Lớp K57A - Địa Lý
14
Khóa luận tốt nghiệp
hoặc cấp. Đánh giá thích nghi sinh thái hay đánh giá mức độ thuận lợi là
phương pháp đánh giá truyền thống đặc trưng cho nghiên cứu địa lý ứng
dụng: cảnh quan ứng dụng, địa mạo ứng dụng …Đánh giá thích nghi sinh
nghi sinh thái các cảnh quan, đơn vị đất đai, sinh thái cảnh nói chung là các
địa tổng thể các cấp có nhiệm vụ xác định mức độ phù hợp của chúng đối với
đối tượng quy hoạch phát triển. Mức độ thuận lợi của các địa tổng thể thường
được thể hiện ở điểm hoặc cấp.
Tính thích nghi được đánh giá theo điểm dựa vào nhu cầu sinh thái của các
loại hình sử dụng và tiềm năng tự nhiên của địa tổng thể có thể được tính theo
một trong các phương pháp sau: Tính thích nghi được đánh giá theo
điểm dựa vào nhu cầu sinh thái của các loại hình sử dụng và tiềm năng tự
nhiên của địa tổng thể có thể được tính theo một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp tính tổng hoặc trung bình cộng các điểm thành phần
- Phương pháp tớnh tớch hoặc trung bình nhõn cỏc điểm thành phần
- Phương pháp phân tích các nhân tố
- Phương pháp tích hợp đánh giá đất đai tự động và các thông tin địa lý
(gọi tắt là phương pháp tích hợp ALES – GIS)
Các nhiệm vụ được đặt ra để giải quyết có dạng sau:
- Tỡm các cảnh quan có điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khai thác,
sử dụng đã xác định. Ví dụ: tỡm cỏc đơn vị cảnh quan (“A”) cho phát triển
cây cà phê vối (“X”) ở cao nguyên Buôn Ma Thuột. Nhiệm vụ này được viết
ngắn gọn dưới dạng “X” đã xác định, tìm “A”.
- Lựa chọn các loại hình sử dụng phù hợp với mục tiêu trong điều kiện

tự nhiên xác định. Ví dụ: đặc điểm các cảnh quan (A) huyện SaPa, tỉnh Lào
Cai được nghiên cứu, hãy xác định các loại hình phát triển cây trồng nào (X)
thích hợp với kiểu dạng cảnh quan đó. Nhiệm vụ này có thể viết gọn dưới
dạng: “A” đã xác định, tìm “X”.
- Khảo sát các cảnh quan lãnh thổ ít được nghiên cứu kỹ (A) và xác
định loại hình sử dụng (X) phù hợp với chúng. Rõ ràng về bản chất, nhiệm vụ
Nguyễn Thị Thùy Linh - Lớp K57A - Địa Lý
15
Khóa luận tốt nghiệp
này được thực hiện theo hai bước kế tiếp: thứ nhất là xác định (A), thứ hai khi
đã biết (A) thì cần xác định (X). Ví dụ dải cồn cát ven biển xã Mỹ Thắng,
huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định là vùng đất hoang, cần thiết xác định rõ sự
phân hóa, đặc điểm tự nhiên của cảnh quan (A), trên cơ sở đó khai thác loại
hình khai thác (X) thích hợp với dải cát này. Trong trường hợp này, nhiệm vụ
được viết dưới dạng: Tìm “A” và “X”.
- Tìm điều kiện (Y) tối ưu nhất cho hoạt động của hệ thống “tự nhiên- kĩ
thuật” hiện hữu. Chẳng hạn cảnh quan cây công nghiệp dài ngày (hệ thống A-
X) đang tồn tại ở cao nguyên Buôn Ma Thuột, hãy tìm hiểu các điều kiện tối
ưu nhất (chẳng hạn như tưới nước, bún phõn…) cho phát triển loại cây này
với năng suất cao. Ở đây có thể viết ngắn gọn nhiệm vụ dưới dạng: “A” và
“X” đã biết, tìm điều kiện “Y” tối ưu.
Trường hợp trên xảy ra khi cảnh quan nhân sinh đã được xây dựng, tìm
điều kiện “Y”tối ưu thường thuộc các lĩnh vực khoa học kĩ thuật mà không
phải là khoa học cơ bản.
I.1.1.3. Các nguyên tắc đánh giá thích nghi sinh thái
- Nguyên tắc khách quan
Nguyên tắc khách quan đảm bảo mức độ phù hợp của địa tổng thể theo
đặc tính tự nhiên của chúng đối với nhu cầu sinh thái của dạng sử dụng tài
nguyên. Theo nguyên tắc này, yêu cầu trước hết là các đặc tính của các đơn vị
tự nhiên (cảnh quan hay đơn vị đất đai, đơn vị sinh thái cảnh) và nhu cầu sinh

thái của các dạng khai thác cần được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng và được
thể hiện một cách chính xác. Kết quả đánh giá phải phản ánh đúng thực tế
trên cơ sở ứng dụng phương pháp đánh giá đơn giản hay hiện đại.
- Nguyên tắc tổng hợp
Nguyên tắc tổng hợp trong đánh giá cảnh quan đòi hỏi phải xem xét đánh giá
các thành phần theo nhiều yếu tố, chỉ tiêu và cuối cùng phải đánh giá tổng
hợp. Thực hiện theo nguyên tắc này sẽ chọn được phương án quy hoạch sử
dụng cảnh quan hợp lý, Nguyên tắc tổng hợp trong đánh giá cảnh quan đòi
Nguyễn Thị Thùy Linh - Lớp K57A - Địa Lý
16
Khóa luận tốt nghiệp
hỏi phải xem xét đánh giá các thành phần theo nhiều yếu tố, chỉ tiêu và cuối
cùng phải đánh giá tổng hợp. Thực hiện theo nguyên tắc này sẽ chọn được
phương án quy hoạch sử dụng cảnh quan hợp lý,
- Nguyên tắc thích nghi tương đối
Nguyên tắc thích nghi tương đối trong đánh giá cảnh quan thể hiện ở hai
điểm: Nguyên tắc thích nghi tương đối trong đánh giá cảnh quan thể hiện ở
hai điểm:
+ Trong thiên nhiên, không có địa tổng thể nào tốt và không có địa tổng thể
nào xấu một cách chung chung, chỉ tốt hoặc xấu với từng đối tượng cụ thể.
+ Đánh giá thích nghi sinh thái mang tính không gian và tính lịch sử. Kết quả
đánh giá cho cùng một đối tượng sẽ thay đổi phụ thuộc vào điều kiện kĩ thuật
và mức độ đầu tư kinh tế. Ví dụ: một vùng đất khô cằn không có nước tưới,
không thuận lợi với việc trồng lúa nước ở thời điểm hiện tại nhưng cũng vùng
đất ấy sau vài năm có hệ thống tưới tiêu thì mức độ thuận lợi tăng lên rõ rệt.
Điều này có thể quan sát thấy rõ ở vùng Phan Rang thuộc tỉnh Ninh Thuận.
I.1.1.4. Quy trình đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan
Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan thường được ứng dụng trong quy
hoạch sử dụng cảnh quan dựa vào đặc tính tự nhiên (được gọi là quy hoạch tự
nhiên – Physical planning). Kết quả đánh giá sinh thái cảnh quan là tư liệu

cần thiết để xây dựng và lựa chọn các phương án quy hoạch; đồng thời có vai
trò quan trọng đối với đánh giá kinh tế. Vì vậy, dạng đánh giá này cần được
thực hiện trước đánh giá kinh tế. Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan
thường được ứng dụng trong quy hoạch sử dụng cảnh quan dựa vào đặc tính
tự nhiên (được gọi là quy hoạch tự nhiên – Physical planning). Kết quả đánh
giá sinh thái cảnh quan là tư liệu cần thiết để xây dựng và lựa chọn các
phương án quy hoạch; đồng thời có vai trò quan trọng đối với đánh giá kinh
tế. Vì vậy, dạng đánh giá này cần được thực hiện trước đánh giá kinh tế.
Quy trình đánh giá thích nghi sinh thái gồm các bước sau:
- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng đánh giá
Nguyễn Thị Thùy Linh - Lớp K57A - Địa Lý
17
Khóa luận tốt nghiệp
- Xác định nhu cầu sinh thái của dạng sử dụng và lập bảng thống kê đặc
điểm tự nhiên của các địa tổng thể
- Lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu đánh giá
- Đánh giá thành phần
- Đánh giá chung và phân loại tổng thể
- Đánh giá tích hợp (đánh giá tổng hợp)
- Kiểm chứng với thực tế
- Kiến nghị các loại hình sử dụng lãnh thổ theo thích nghi sinh thái.
a. . Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng đánh giá
Mục tiêu đánh giá phải rõ ràng, đây là căn cứ xác định phạm vi, dạng nhiệm
vụ nghiên cứu, các cấp địa tổng thế và lựa chọn phương pháp nghiên cứu và
đánh giá thích hợp.
b. Xác định nhu cầu sinh thái của dạng sử dụng và lập bảng thống kê đặc
điểm tự nhiên của các địa tổng thể
Mỗi dạng sử dụng cảnh quan đòi hỏi một tập hợp các điều kiện sinh thái nhất
định. Các điều kiện này là cơ sở để lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá.
Nhu cầu sinh thái của dạng sử dụng có thể được rút ra từ các nghiên cứu, tuy

nhiên vẫn cần được điều chỉnh để bổ sung cho phù hợp với điều kiện tự nhiên
của khu vực. Tùy thuộc vào tỉ lệ nghiên cứu mà mức độ chi tiết về nhu cầu
sinh thái khác nhau: ở tỷ lệ càng lớn thì yêu cầu càng chi tiết. Tuy nhiên thực
tế không đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu này. Đây là một trong những
khó khăn mà đánh giá cảnh quan phải khắc phục. Mỗi dạng sử dụng cảnh
quan đòi hỏi một tập hợp các điều kiện sinh thái nhất định. Các điều kiện này
là cơ sở để lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá. Nhu cầu sinh thái của dạng
sử dụng có thể được rút ra từ các nghiên cứu, tuy nhiên vẫn cần được điều
chỉnh để bổ sung cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực. Tùy thuộc
vào tỉ lệ nghiên cứu mà mức độ chi tiết về nhu cầu sinh thái khác nhau: ở tỷ lệ
càng lớn thì yêu cầu càng chi tiết. Tuy nhiên thực tế không đáp ứng được đầy
Nguyễn Thị Thùy Linh - Lớp K57A - Địa Lý
18
Khóa luận tốt nghiệp
đủ những yêu cầu này. Đây là một trong những khó khăn mà đánh giá cảnh
quan phải khắc phục.
Sự phân hóa tổng hợp các điều kiện tự nhiên hay nói khác đi là các địa tổng thể
- cảnh quan của lãnh thổ nghiên cứu được thể hiện trên bản đồ. Dựa vào kết quả
nghiên cứu xây dựng bản đồ, tiến hành lập bảng thống kê các đặc tính đơn vị
cảnh quan. Khi lập bảng cần chú ý đến các đặc tính thể hiện mối liên quan với
nhu cầu sinh thái của dạng sử dụng. Các đặc tính của cảnh quan được thống kê
và thể hiện dưới dạng bảng, Kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng thuận lợi nhất là
sử dụng bảng ma trận với hàng ghi kí hiệu của các đơn vị cảnh quan (vì số lượng
các đơn vị cảnh quan thường lớn), cột ghi tên các tính chất, các hợp phần riêng
biệt của cảnh quan. Trong ô là giao điểm của hàng và cột ghi giá trị thực của
từng tính chất thuộc mỗi đơn vị cảnh quan. Sự phân hóa tổng hợp các điều
kiện tự nhiên hay nói khác đi là các địa tổng thể - cảnh quan của lãnh thổ nghiên
cứu được thể hiện trên bản đồ. Dựa vào kết quả nghiên cứu xây dựng bản đồ,
tiến hành lập bảng thống kê các đặc tính đơn vị cảnh quan. Khi lập bảng cần chú
ý đến các đặc tính thể hiện mối liên quan với nhu cầu sinh thái của dạng sử

dụng. Các đặc tính của cảnh quan được thống kê và thể hiện dưới dạng bảng,
Kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng thuận lợi nhất là sử dụng bảng ma trận với
hàng ghi kí hiệu của các đơn vị cảnh quan (vì số lượng các đơn vị cảnh quan
thường lớn), cột ghi tên các tính chất, các hợp phần riêng biệt của cảnh quan.
Trong ô là giao điểm của hàng và cột ghi giá trị thực của từng tính chất thuộc
mỗi đơn vị cảnh quan. (bảng 2.1).
Bảng 1.1: Bảng thống kê tính chất của các đơn vị cảnh quan
Cảnh quan a b c
1 1a 1b 1c
2 2a 2b 2c
3 3a 3b 3c
… … … …
c. Lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu đánh giá
Nguyễn Thị Thùy Linh - Lớp K57A - Địa Lý
19
Khóa luận tốt nghiệp
Trong các bước này chủ yếu là lựa chọn yếu tố và chỉ tiêu phản ánh những
tính chất của địa tổng thể thực sự cần thiết và quan trong đối với chủ thể của
đánh giá. Ở đây không đề cập đến các hợp phần chung mà tính chất cụ thể của
chúng. Đối với các chủ thể khác nhau thì thành phần và số lượng tính chất của
địa tổng thể được lựa chọn khác nhau. Số lượng các yếu tố và chỉ tiêu cần lựa
chọn tùy thuộc vào mục đích đánh giá, vào chủ thể và bậc địa tổng thể (khách
thể) hay tỷ lệ nghiên cứu.Trong các bước này chủ yếu là lựa chọn yếu tố và
chỉ tiêu phản ánh những tính chất của địa tổng thể thực sự cần thiết và quan
trong đối với chủ thể của đánh giá. Ở đây không đề cập đến các hợp phần
chung mà tính chất cụ thể của chúng. Đối với các chủ thể khác nhau thì thành
phần và số lượng tính chất của địa tổng thể được lựa chọn khác nhau. Số
lượng các yếu tố và chỉ tiêu cần lựa chọn tùy thuộc vào mục đích đánh giá,
vào chủ thể và bậc địa tổng thể (khách thể) hay tỷ lệ nghiên cứu.
Nguyên tắc lựa chọn

Lựa chọn các chỉ tiêu được tiến hành theo nguyên tắc:
- Các chỉ tiêu lựa chọn phải phản ánh mối quan hệ của chúng đối với chủ
thể (dạng sử dụng).
- Số lượng các yếu tố, chỉ tiêu được lựa chọn phải ít hơn hoặc bằng số
lượng tính chất của các cảnh quan đã biết và được liệt kê trong bảng.
- Ưu tiên lựa chọn các chỉ tiêu có sự phân hóa trong không gian.
Phương pháp lựa chọn
- Phương pháp so sánh: Dựa vào nhu cầu sinh thái của chủ thể (dạng sử
dụng) và tiềm năng sinh thái của khách thể (cảnh quan).
- Phương pháp ma trận tam giác: Là phương pháp so sánh các yếu tố
theo tầm quan trọng hay mức độ ảnh hưởng của chúng đối với yêu cầu sinh
thái của các dạng sử dụng. Quá trình so sánh được tiến hành theo từng cặp các
yếu tố dưới hình thức đặt câu hỏi: đối với dạng sử dụng X, yếu tố nào quan
trọng hơn? Yếu tố nào được xác định là quan trọng hơn thì ghi vào ô tương
ứng. Ví dụ: Trong bảng 2.2, C1 quan trọng hơn C2 nên được ghi vào ô giao
cắt của C1-C2 tiếp tục tiến hành tuần tự cho đến cặp C1 – Cm cuối cùng.
Nguyễn Thị Thùy Linh - Lớp K57A - Địa Lý
20
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng1.2:Ma trận tam giác lựa chọn yếu tố đánh giá (Nguyễn Cao
Huần, 1992 xây dựng theo theo Phân tích tương quan giá trị sử dụng
chi phớ…,1986)
Yếu
tố
C
1
C
2
C
3

C
4
… C
m-2
C
m-1
C
m
C
R
O
C
1
1 1 1 … 1 1 1 6 1
C
2
2 2 … m-2 2 2 4 3
C
3
4 … m-2 3 m 1 5
C
4
… m-2 4 m 2 4
… … … … … …
C
m-2
m-2 m-2 5 2
C
m-1
m-1 1 5

C
m
2 4
Trong đó: C
1…
C
2:
Các yếu tố, chỉ tiêu của địa tổng thể được thống kê
R: Mức độ lặp lại (tần suất gặp) của yếu tố
O: Thứ tự theo tần suất của yếu tố
Thống kê số lần lặp lại của từng yếu tố và ghi vào cột R. Tổng số lần lặp
lại của các yếu tố ghi ở cột R được kiểm tra theo công thức:
∑R = m(m-1)/2 (2.1)
Với m là số lượng yếu tố, chỉ tiêu (tính chất địa tổng thể) so sánh.
Dựa vào cột R, sắp xếp thứ tự các yếu tố ghi vào cột O và trên cơ sở
này lựa chọn được các yếu tố cần thiết cho đánh giá.
Tiếp theo là bước xác định các nhân tố giới hạn, nghĩa là các nhân tố
tạo nên điều kiện hoàn toàn bất lợi cho khai thác và sử dụng lãnh thổ hoặc địa
tổng thể. Việc xác định được các nhân tố giới hạn cho phép ta đơn giản hóa
quá trình đánh giá. Nếu địa tổng thể chứa đựng một yếu tố giới hạn nào đó thì
sẽ bị liệt vào hạng các địa tổng thể bất lợi mặc dù các yếu tố khác của nó có
thể tốt hoặc trung bình.
Nguyễn Thị Thùy Linh - Lớp K57A - Địa Lý
21
Khóa luận tốt nghiệp
Chẳng hạn, khi đánh giá các địa tổng thể cho trồng các cây công nghiệp
lâu năm như: chè, cao su, cà phê thì độ dốc địa hình trên 25
0
và đất lầy glõy
được coi là một nhân tố giới hạn. Các địa tổng thể có một trong những đặc

tính trên có thể không cần đánh giá và nó đó được xếp vào danh sách các địa
tổng thể không thuận lợi cho trồng chè, cà phê, cao su, điều,…
d. Đánh giá thành phần
Đánh giá thành phần, hay còn gọi là đánh giá riêng, bao gồm hai nhiệm
vụ: xây dựng bảng cơ sở đánh giá thành phần đối với từng yếu tố lựa chọn và
dựa vào đó tiến hành đánh giá thành phần cho từng cảnh quan.
• Xây dựng bảng cơ sở thành phần đối với các yếu tố lựa chọn
Việc xây dựng bảng cơ sở đánh giá thành phần cho các yếu tố được lựa
chọn dựa vào yêu cầu sinh thái của các dạng khai thác, sử dụng (X). Số lượng
bảng đánh giá thành phần phụ thuộc vào số lượng các chủ thể: có bao nhiêu
chủ thể thỡ cú bấy nhiêu bảng đánh giá. Đối với các dạng khai thác thì một
yếu tố có thể có các giá trị khác nhau về mức độ thích nghi.
Đánh giá thích nghi sinh thái có tính chất tương đối. Điểm đánh giá thành
phần thể hiện mức độ thích nghi hoặc thuận lợi của hợp phần, tính chất của
địa tổng thể đối với dạng sử dụng xỏc định:cú hai dạng thể hiện mức độ thích
nghi: bằng lời hay bằng số dưới dạng điểm hoặc cấp.
Về nguyên tắc, dạng thể hiện bằng lời được phản ánh qua các từ như: rất
thích nghi (rất thuận lợi), thích nghi trung bình (thuận lợi trung bình), ớt
thớch nghi(ớt thuận lợi), không thích nghi (không thuận lợi). Dạng thể hiện số
được ghi bằng điểm của đánh giá bằng lời. Như vậy hai dạng thể hiện bằng số
và bằng lời có thể thay thế lẫn nhau. Tuy nhiên, dạng thể hiện bằng số của
đánh giá thành phần thường được sử dụng nhiều hơn do những ưu thế riêng
như thể hiện kết quả ngắn gọn, dễ so sánh các đối tượng được đánh giá, đặc
biệt khi chúng có số lượng lớn. Tính tương đối của điểm không những cho
Nguyễn Thị Thùy Linh - Lớp K57A - Địa Lý
22
Khóa luận tốt nghiệp
phép so sánh các chỉ số đo được mà cũn cỏc chỉ số không thể đo được và các
yếu tố có tính chất khác nhau (ở đây liên quan đến các đơn vị đo khác nhau).
Thang điểm đánh giá lựa chọn cho các yếu tố có thể là thang 3 điểm, 4

điểm, 5 điểm, 10 điểm, 20 điểm 50 điểm hoặc 100 điểm. Trong đó, các thang
3-4-5 điểm thường được sử dụng nhiều hơn. Sau đây là ví dụ về thang điểm 3
(4 bậc):
- Điểm 0: không thích nghi (có thể không thích nghi tạm thời, có thể hoàn
toàn không thớch nghi).
- Điểm 1: ít thích nghi.
- Điểm 2: thích nghi trung bình
- Điểm 3: Rất thích nghi.
Nguyễn Thị Thùy Linh - Lớp K57A - Địa Lý
23
Khóa luận tốt nghiệp
Bảng 1.3: Bảng cơ sở đánh giá thành phần(trường hợp thang 3 điểm)
Điểm->
Yếu tố
0 1 2 3
Nhiệt độ trung bình năm (0
0
C)
Lượng mưa trung bình năm (mm/năm)
Tầng dày đất (cm)
Trong mỗi ô của bảng ghi khoảng trị giá đo được của các yếu tố đánh
giá lựa chọn tương ứng với từng mức độ thích nghi.
• Tiến hành đánh giá thành phần
Đánh giá thành phần được thực hiện theo hai cách. Cách thứ nhất dựa vào
bảng cơ sở đánh giá thành phần (bảng 2.3). So sánh giá trị của các tính chất
địa tổng thể và xác định điểm tương ứng của chúng. Điểm đánh giá được ghi
vào bảng. Trong ví dụ bảng 2.4, thang điểm đánh giá gồm 4 cấp: điểm 0
(không thích nghi), điểm 1(kém thích nghi), điểm 2 (thích nghi trung bình),
điểm 3(rất thích nghi). Điểm đánh giá cho nhiệt độ trung bình năm của địa
tổng thể A là 0, của B là 1 và của C là 3.

Bảng 1.4: Điềm đánh giá thành phần
Địa tổng thế
Yếu tố
A B C
Nhiệt độ trung bình năm
Lượng mưa trung bình năm
Tầng dày đất
Theo cách đánh giá thứ hai, có thể tính bằng các công thức khi dựa vào
số liệu kinh tế hoặc giữa yếu tố đánh giá với đặc tính của cảnh quan có mối
quan hệ tuyến tính.
e. Đánh giá chung
Đánh giá chung là đánh giá địa tổng thể theo từng dạng sử dụng. Đây là
bước đánh giá cho tổng thể các yếu tố của từng đơn vị cảnh quan và được
tiến hành như sau:
Nguyễn Thị Thùy Linh - Lớp K57A - Địa Lý
24
Khóa luận tốt nghiệp
- Xác định điểm của từng địa tổng thể theo từng dạng sử dụng (Ví dụ như
trồng cà phê, trồng điều,…);
- Xây dựng bảng cơ sở đánh giá chung;
- Tiến hành đánh giá chung cho từng địa tổng thể theo từng dạng sử dụng.
• Xác định điểm của từng địa tổng thể theo từng dạng sử dụng cảnh quan
Trong bước này, người ta có thể tính tổng, tích trung bình cộng hoặc trung
bình nhân của các điểm đánh giá thành phần. Tuy nhiên, nếu tính tổng hoặc
tớch thỡ khú so sánh bởi vì đối với mỗi chủ thể - dạng sử dụng, số lượng các
yếu tố lựa chọn đánh giá không bằng nhau. Chính vì vậy, trong đánh giá,
người ta thường sử dụng điểm trung bình nhân hoặc trung bình cộng. Mỗi
cỏch tớnh này đều có ưu, nhược điểm riêng, và tùy theo từng trường hợp cụ
thể mà chúng được lựa chọn để tính điểm chung cho các địa tổng thể.
- Xác định điểm trung bình cộng

Khi phân tích nhược điểm của phương pháp cộng và trung bình cộng trong
đánh giá chung, Armand D.L (1983,tr 124-129) đã chỉ rõ: đối với những
trường hợp có yếu tố được đánh giá nhận điểm 0 , nhưng tổng số điểm hoặc
điểm trung bình cộng vẫn cho một con số xác định nào đó thì ta sẽ không có
được kết quả đúng. Để khắc phục nhược điểm này trước khi tiến hành đánh
giá chung theo tổng điểm hoặc điểm trung bình cộng, cần loại trừ các địa tổng
thể có yếu tố giới hạn: ví dụ như khi đánh giá các điều kiện sinh thái cho phát
triển cà phê ở Đắc Lắc, đề tài Hệ sinh thái cà phê Đắc Lắc đã loại tất cả các
địa tổng thể có mực nước ngầm thấp dưới 1m hoặc bị úng nước vào mùa mưa
hoặc bị úng nước thường xuyên (Phạm Quang Anh và nnk, 1985; Nguyễn
Xuân Độ, 2003).
Điểm trung bình cộng được đánh giá theo công thức sau đây:
D
A
= 1/n∑
n
i=1
K
i
D
i
Trong đó:
D
A
: điểm đánh giá chung cho địa tổng thể A
D
i
: điểm đánh giá yếu tố thứ i
Nguyễn Thị Thùy Linh - Lớp K57A - Địa Lý
25

×