Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tại sao phải giáo dục dân số và môi trường cho học sinh sinh viên mới nhất 2023 - Dân số và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.46 KB, 19 trang )

1. MỞ BÀI
Môi trường và dân số cũng như các hoạt động phát triển của nhân loại
trong những năm gần đây đã trở thành mối quan tâm của nhiều quốc gia
và các tổ chức quốc tế. Gia tăng dân số đang gây sức ép nặng nề tới môi
trường toàn cầu. Quá trình hoạt động công nghiệp đã ngày làm cạn kiệt tài
nguyên, ô nhiễm môi trường và hậu quả cuối cùng là làm suy thoái chất
lượng cuộc sống cộng đồng.
Dân số, môi trường và phát triển có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần cho phát triển nhưng không đồng
nghĩa với phát triển. Phát triển chỉ dựa trên tăng trưởng đơn thuần thì sự
tăng trưởng đó không lâu bền. Nhiều bài học kinh nghiệm cho thấy nếu sự
phát triển không tương ứng hoặc chỉ đáp ứng nhu cầu cho dân số hiện đại
nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của dân số tương lai, phát
triển dựa vào khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên không dựa trên cơ
sơ bảo vệ môi trường thì sự phát triển đó không thể gọi là bền vững.
Tăng trưởng kinh tế mục đích là để phát triển con người, tạo diều kiện
để nâng cao đời sống con người, bảo vệ môi trường là cách tốt nhất. Bảo vệ
môi trường kết hợp đảm bảo hài hòa những mục tiêu khác của con người
là cần thiết để dạt sự phát triển bền vững.
Dân số và môi trường là nền tảng cho sự phát triển bền vững, không
thể có phát triển bền vững nếu môi trường bị hủy hoại, suy thoái, chất
lượng cuộc sống và sức khỏe người dân bị giảm sút. Sự phát triển bền
vững tùy thuộc rất lớn vào công tác dân số và bảo vệ môi trường. Nhiều khi
giá phải trả cho chi phí môi trường nhiều hơn những cái mà con người thu
về từ thiên nhiên. Như vậy dân số, môi trường và phát triển tạo thành một
vòng tuần hoàn khép kín, anh hưởng và chi phối lẫn nhau. Khi các nhân tố
này không tạo ra được sự phát triển hợp lí thì vòng quay đó sẽ bị hỗn loạn,
1
gây tác động tiêu cực ngược trở lại, phá vỡ cấu trúc và làm tổn hại đến
nhau. Thực tế cho thấy cách thức phát triển của loài người trong mấy chục
năm qua đã tạo ra áp lực làm kiệt quệ tài nguyên thiên nhiên phá vỡ cân


bằng sinh thái, tổn hại đến môi trường, con người luôn bị đặt vào tình
huống không lường trước được. Các nước công nghiệp đã mất hàng chục
năm để nhận ra sự phát triển theo kiêu truyền thống đã đến giới hạn của
vạch cấm. Do đó cần có sự thay đổi điều chỉnh để có thể phát triển lâu bền.
Những vấn để toàn cầu bức thiết này đòi hỏi phải xem xét lại toàn bộ
hoạt động của con người đối với tài nguyên môi trường, từ nhận thức hành
động cho đến cách thức phát triển bằng cách thay đổi lối sống ít phụ thuộc
hơn vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn trên Trái Đất. Nếu không
có những biên pháp hữu hiệu cứ giữ nguyên phương thức sản xuất và lối
tiêu thụ như hiên nay mà không có sự thay đổi tích cực nào thì loài người
sẽ tiêu hủy ngày càng nhanh chóng những nguồn tài nguyên đã mất hang
thiên niên kỷ mới có được. Và điều này đồng nghĩa với viêc chúng ta có lỗi
và mắc nợ thế hệ tương lai… Tuyên ngôn Ma – ni - la nêu rõ: “ Ngày nay
cần có một mô thức phát triển. Một mô thức phát triển thực sự phải nâng
cao được tính bền vững của cộng đồng. Mô thức ấy phải được hiểu như là
một quá trình thay đổi về kinh tế xã hội và không nhất thiết phải bao gồm
tăng trưởng. Chỉ có thể có được những cộng đồng nhân loại bền vững
bằng con đường phát triển lấy con người làm trung tâm.
Môi trường và dân số đang trở thành một trong những vấn đề cấp
bách toàn cầu, một nhiệm vụ quan trọng trong định hướng chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
2
2. NỘI DUNG
Với quan điểm lấy con người làm trung tâm của phát triển bền vững,
cần tập trung thực hiện xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, đáp ứng nhu
cầu cơ bản cuộc sống, nâng cao mức sống và chất lượng sống của mỗi
người và của cộng đồng, phát triển con người một cách bền vững trên cơ
sở nâng cao năng lực thể chất trí tuệ tinh thần, nhân cách. Nâng cao chất
lượng giáo dục để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp, tuyên truyền
giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và nghĩa vụ tự giáo dục của

người dân. Về ý thức bảo vệ môi trường, coi đó như là bảo vệ cuộc sống của
chính họ. Tổ chức vận động tham gia các phong trào bảo vệ môi trường. Từ
đó thay đổi hành vi nếp nghĩ trong ứng xử với các vấn đề bảo vệ môi
trường, nâng cao nhận thức, quan điểm đó thành triết lý hành động.
Để cụ thể hóa nhiệm vụ chính phủ đã phê duyệt đồ án “Đưa hệ thống
giáo dục dân số và môi trường ” thưc hiện vào năm 2001-2005. Trên tinh
thần đó, hiện nay chương trình: “ Đưa hệ thống giáo dục dân số và môi
trường ” trong trường học là vấn đề căn bản hình thành nhân cách và hành
động đúng trong tương lai với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền
vững. Do vậy nó là bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục của nước
ta nhằm đạo tạo ra những thế hệ có nhân cách cho xã hội.
2.1. Tại sao phải giáo dục dân số và môi trường cho học sinh sinh
viên
2.1.1. Giáo dục dân số
Dân số và nguồn nhân lực - mà tựu trung lại là con người, vừa là mục
tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc bảo đảm dân số
ổn định, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, chất lượng cuộc sống của cộng
đồng và của mỗi thành viên trong xã hội không ngừng được cải thiện là
3
mục tiêu và yêu cầu đặt ra đối với mọi dân tộc, mọi đất nước, nhất là trong
thời điểm hiện nay. Đảng ta luôn luôn đề cao nhân tố con người, Nghị quyết
Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng
định vai trò của chiến lược con người, của việc phát huy nguồn lực con
người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững mọi mặt của xã
hội. Đồng thời Đảng ta cũng đặc biệt đề cao vai trò của giáo dục - đào tạo
trong việc xây dựng những con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Giáo dục dân số là một lĩnh vựa khoa học và giáo dục rất mới mẻ
trong hệ thống những kiến thức và kỹ năng, thái độ và hành vi cần thiết
cho mọi người và xã hội. Do đó được dạy và học trong các trường học của

hệ thống giáo dục quốc dân. Lĩnh vực khoa học và giáo dục này hình thành
và phát triển đáp ứng sự đòi hỏi cấp bách trong thực tế cuộc sống xã hội và
loài người. Mặt khác nhằm tích cực góp phần khắc phục hiện tượng dân số
tăng nhanh, hiện tượng “ bùng nổ dân số” và giảm sút chất lượng cuộc
sống của xã hội, gia đình và cá nhân.
Chúng ta đã kịp thời bắt đầu đưa giáo dục dân số vào nhà trường. Đối
với ngành giáo dục đây là một trong những đổi mới quan trọng đúng mục
tiêu của cải cách giáo dục, nhằm làm cho nhà trường gắn chặt hơn nữa với
cuộc sống xã hội. Đưa giáo dục dân số vào nhà trường là một trong những
yêu cầu cấp bách của việc điều chỉnh cải cách giáo dục, đồng thời là một
biểu hiện cụ thể của sự đổi mới tư duy giáo dục.
Như vậy, không phải tự nhiên mà giáo dục dân số có vai trò và vị trí
quan trọng trong xã hội cũng như trong quá trình giáo dục và đòa tạo thế
hệ trẻ. Vai trò và vị trí này được Đảng và Nhà nước ta xác định trong quá
trình xây dựng chiến lược dân số theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng
VI. Đại hội đã khẳng định và nhấn mạnh : Phải ra sức khắc phục những tâm
4
lý cũ, những tập quán cũ đang gây trở ngại cho việc thực hiện chính sách
dân số. Đương nhiên muốn làm tốt việc đó cần phải tiến hành công tác giáo
dục dân số cùng công tác thông tin và truyền thông dân số trên phạm vi
toàn xã hội.
Trong nhà trường phổ thông, nội dung giáo dục dân số được đưa vào
chủ yếu bằng con đường tích hợp, lồng ghép với những môn học sẵn có
trong chương trình giáo dục phổ thông một cách hợp lý ( chủ yếu là các
môn : địa lý, sinh học, giáo dục công dân ). Đặc biệt là môn địa lý thì nội
dung giáo dục dân số thể hiện rõ nét và mang tính đặc trưng hơn cả.
Là sinh viên Địa lý, tôi nhận thức được vai trò và vị trí giáo dục dân số
cho học sinh, sinh viên trong nhà trường tất yếu mang ý nghĩa chiến lược
và cần được tiến hành thật tốt để cho học sinh, sinh viên hiểu và biết đánh
giá đúng đắn tình hình dân số ở nước ta và trên thế giới hiện nay, nhận

thức rõ ràng mối quan hệ giữa dân số với phát triển kinh tế, xã hội và gia
đình hiện tại và trong cả tương lai.
Hiện nay, để giáo dục dân số cho học sinh, sinh viên có hiệu quả,trong
chương trình giáo dục dân số nhà trường đã dặt ra những mục tiêu cụ thể,
phù hợp với từng cấp học và phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của các
em.
 Đối với cấp mầm non : Giáo dục toàn diện, chuẩn bị cho các cháu tiếp thu
tốt sự giáo dục ở phổ thông, trong đó có phần tiếp thu chương trình giáo
dục dân số. Nội dung được tích hợp lồng ghép trong hoạt động vui chơi,
làm quen với môi trường xung quanh và trong môn học hình thành các
biểu tượng toán học sơ đẳng.
 Trong nhà trường trung học cơ sở : Phát triển hiểu biết của học sinh về
những khái niệm dân số, chính sách dân số quốc gia, tình trạng dân số quốc
gia, khu vực. Phát triển sự hiểu biết của học sinh về mối quan hệ giữa dân
5
số, môi trường và phát triển bền vững, về quan niệm nhu cầu và phương
pháp kế hoạch hóa gia đình nhằm đạt được quy mô gia đình theo ý
muốn… .
 Trong nhà trường phổ thông : Ở cấp học này do các em có sự phát triển
cao hơn về nhận thức và tư duy nên giáo dục dân số không mang tính lý
thuyết như cấp trung học cơ sở nữa mà phát triển sự hiểu biết của học sinh
tốt hơn về vai trò trách nhiệm của giới cũng như những giá trị, niềm tin có
liên quan đến dấn số, đặc biệt là vấn đề hôn nhân, mang thai, giới của trẻ.
Đặc biệt giúp cho các em có những kỹ năng, thái độ, hành vi cần thiết để có
tác dụng như một tuyên truyền viền trong gia đình về kế hoạch hóa gia
đình và các chương trình có liên quan.
 Trong trường đại học : Đây là nơi quy tụ thanh niên có học vấn ở trình độ
cao, vì vậy hiệu quả tác động và tầm ảnh hưởng sẽ vượt ra ngoài nhận thức
của cá nhân mỗi người. Việc giáo dục dân số cho sinh viên, nhất là sinh viên
sư phạm một mặt giúp họ có cái nhìn khả quan hơn về dân số và chính sách

dân số, có khả năng xử lý mọi tình huống có thể xảy ra với họ trong vấn đề
dân số. Mặt khác giáo dục dân số cho sinh viên là đào tạo đội ngũ cán bộ,
giáo viên có trình độ năng lực giáo dục dân số.
Tựu chung việc giáo dục dân số cho học sinh, sinh viên là nhằm hình
thành cho thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước những kiến
thức, thái độ, hành vi đúng đắn đối với vấn đề dân số thấm nhuần tư tưởng
rằng hạnh phúc và sự giàu có nằm trong việc giới hạn quy mô gia đình và
chính đối tượng này sau này sẽ quyết định quy mô gia đình của mình.
2.1.2. Giáo dục môi trường
"Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo
dục chính quy và không chính quy nhằm giúp con người có được sự hiểu
biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã
hội bền vững về sinh thái".
6
Mục đích của Giáo dục môi trường nhằm vận dụng những kiến thức và
kỹ năng vào gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững
cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách
sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm
hoạ môi trường, xoá nghèo đói, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết
định khôn khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả việc đạt
được những kỹ năng, có những động lực và cam kết hành động, dù với tư
cách cá nhân hay tập thể, để giải quyết những vấn đề môi trường hiện tại
và phòng ngừa những vấn đề mới nảy sinh.
Như ta đã biết, môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời
sống của con người. Nếu môi trường sống bị hủy hoại thì loài người có
nguy cơ bị hủy diệt. Cuộc sống của con người luôn gắn bó mật thiết với môi
trường: Môi trường tạo không gian sinh sống cho con người, là nơi cung
cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho sự sống và hoạt động sản xuất của con
người, là nơi chứa đựng, hấp thụ và trung hòa các chất thải ra từ quá trình
sinh sống và sản xuất của con người. Tuy vậy, quá trình hoạt động của con

người đã vi phạm nghiêm trọng các yếu tố cân bằng của tự nhiên một cách
liên tục và ngày càng lớn, đã và đang làm cho thế giới ngày càng biến đổi:
Đó là sự ô nhiễm của môi trường, sự cạn kiệt của tài nguyên, sự mất đi của
rừng, sự biến đổi của khí hậu, sự biến mất hay tuyệt chủng của nhiều loài,…
.
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề không chỉ của riêng một vùng nào,
mà ở khắp nơi, cả nông thôn, thành thị, miền núi, miền biển, cả các nguồn
nước và không khí…. Theo nghiên cứu của các tổ chức bảo vệ môi trường, ở
nước ta, 70% các dòng sông, 45% vùng ngập nước, 40% các bãi biển đã bị
ô nhiễm, hủy hoại về môi trường; 70% các làng nghề ở nông thôn đang
đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Cùng với đó, tình trạng nước
biển xâm nhập vào đất liền; đất trống, đồi núi trọc và sự suy thoái các
7
nguồn gien động thực vật đang có chiều hướng gia tăng là hệ quả của việc
hủy hoại môi trường. Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành
nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội.
Để khắc phục những hậu quả trên phải cần một thời gian dài, liên tục,
ngay từ bây giờ và tốn kém nhiều công sức và tiền của. Do đó, bảo vệ môi
trường nên bắt đầu bằng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, nhất là
cho học sinh, sinh viên trong nhà trường. Vì đây là nơi thu hút toàn bộ thế
hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Giáo dục cho các em không những
đạt kết quả trước mắt mà còn đạt được những lợi ích lâu dài. Hơn nữa,
trường học là môi trường thuận lợi nhất để tiến hành giáo dục môi trường
cho các em, nó có khả năng tiếp cận với từng cá nhân thông qua chương
trình, kế hoạch học tập một cách khuôn khổ và chi tiết vì thế hiệu quả mang
lại rất cao.
Các vấn đề môi trường tự nhiên, các vấn đề môi trường xung quanh,
bản chất và hiện trạng môi trường đã được lồng ghép vào các môn học
trong nhà trường. Do vậy, học sinh có cơ hội bám sát và tìm hiểu các vấn đề
đó hơn bất kỳ tầng lớp nào trong xã hội. Các em sẽ có cái nhìn rõ nét nhất

về môi trường xung quanh nơi các em đang sống và trên toàn thế giới, giúp
các em nhìn ra bản chất của vấn đề môi trường hiện nay và từ đó có những
hành động, thái độ tích cực trong bảo vệ môi trường.
Ở nước ta, giáo dục môi trường có vai trò sống còn đối với tương
lai của đất nước, đặc biệt là nguyên tắc “ Vì môi trường ” phải trở thành
đạo lý của thời đại. Giáo dục môi trường là quá trình giáo dục, không phải
là môn học nên phải được tiến hành ở tất cả các môn học, cấp học, bậc học
và là quá trình giáo dục suốt đời.
Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề giáo dục ý thức, trang bị kiến thức về bảo
vệ môi trường trong các nhà trường chưa được chú trọng đúng mức, bảo
8
vệ môi trường chưa được xem là một môn học ở các cấp học phổ thông,
ngoại trừ một số trường đại học, cao đẳng có môn học chuyên ngành về
môi trường. Bộ môn này mới chỉ được lồng ghép trong các môn sinh học,
giáo dục công dân, địa lý và một số tiết học ngoại khóa. Một số cuộc thi bảo
vệ môi trường đã được tổ chức trong trường học, song nhìn chung, vẫn còn
mang nặng tính hình thức. Do vậy, ý thức bảo vệ môi trường vì thế chưa
hình thành rõ nét trong tầng lớp học sinh, sinh viên.
Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường
mang lại hiệu quả, khi giáo dục bảo vệ môi trường chưa thể là một môn
học thì cần giáo dục cho học sinh bắt đầu từ những việc làm, hành động
nhỏ nhất như trồng và chăm sóc cây xanh; vệ sinh trường lớp; tổ chức các
diễn đàn về môi trường để học sinh tham gia một cách dân chủ; giáo dục
học sinh có ý thức tiết kiệm năng lượng như điện và nước, khuyến khích
học sinh có các ý tưởng sáng tạo tái chế rác…
Cùng với việc lồng ghép kiến thức bảo vệ môi trường trong các bài
giảng, giáo viên cần làm gương cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường,
khuyến khích học sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau, từ đó
nhắc nhở, tuyên dương kịp thời các hành vi, hoạt động thân thiện với môi
trường. Nhà trường cũng cần ban hành những quy định cụ thể về việc bảo

vệ cảnh quan môi trường lớp học, nhà trường, đường phố, nơi cư trú đưa
ý thức bảo vệ môi trường thành một tiêu chí để đánh giá, xếp loại giáo viên,
học sinh, sinh viên.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường là một trong
những biện pháp quan trọng, giúp học sinh, sinh viên biết yêu thiên nhiên,
hiểu được tầm quan trọng của môi trường với cuộc sống và hơn nữa biết
cách chăm sóc, giữ gìn hành tinh xanh. Xây dựng cho học sinh, sinh viên
tình yêu quê hương đất nước và thể hiện tình cảm đó qua việc tôn trọng
các thành quả kinh tế, van hóa của người lao động. Giúp các em tham gia
9
tích cực vào các hoạt động sử dụng hợp lý, bảo vệ, cải tạo môi trường, nâng
cao chất lượng cuộc sống gia đình và cộng đồng. Có tinh thần tham gia xây
dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
Tóm lại giáo dục dân số và môi trường trong nhà trường là một việc
làm hết sức quan trọng và cần thiết, thường xuyên. Giáo dục dân số và môi
trường nhằm hình thành ở mỗi cá nhân, mỗi con người các chuẩn mực
hành vi, thái độ ứng xử tích cực đối với các vấn đề dân số và môi trường cụ
thể; xây dựng tình yêu thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường thiên
nhiên, bồi dưỡng lòng yêu thương con người, đảm bảo sự hài hoà giữa
quyền lợi của chính mình với quyền lợi của người khác và cộng đồng.
2.2. Những điều kiện cần thiết để giáo dục dân số và môi trường có
hiệu quả cao.
Hiện nay, trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển thực trạng về dân số
và môi trường là những vấn đề nóng bỏng của toàn nhân loại. Con người
đã và đang phải đối mặt với những vấn đề như già hóa dân số, bùng nổ dân
số và ô nhiễm môi trường sâu sắc. Tất cả những vấn đề đó đã đặt ra cho
nhân loại nhiều nỗi băn khoăn lo lắng về trách nhiệm của thế hệ này đối với
thế hệ mai sau. Cho nên ngay từ bây giờ con người phải có sự thay đổi
mạnh về thái độ và hành vi đối với vấn đề dân số và vấn đề môi trường,
phải có các chương trình giáo dục cho thế hệ trẻ và phải có các biện pháp

thông tin tuyên truyền rộng rãi về những nội dung này. Để đạt được hiệu
quả cao nhất của việc giáo dục dân số và môi trường thì nhà trường, giáo
viên và học sinh đều phải cần thiết có những điều kiện cụ thể.
2.2.1. Đối với nhà trường
Giáo dục dân số, môi trường có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, không chỉ vì cuộc sống hiện tại , mà hơn
hết là vì sự phát triển của xã hội tương lai. Chính vì vậy, người cán bộ quản
10
lý nhà trường cần phải nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này,
nhất là vai trò của nó đối với sự hình thành, phát triển nhân cách, ý thức
công dân của người lao động trong tương lai đối với học sinh, sinh viên.
Hoạt động giáo dục dân số và môi trường phải được hoạch định và thực
hiện có kế hoạch, có tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá có nề nếp như
các hoạt động chuyên môn khác trong nhà trường. Cùng với các hình thức
dạy học thông thường, cần đưa vào chương trình các hình thức giáo dục
dân số và môi trường có đặc trưng sư phạm. Những hình thức này phải
vừa sinh động, gây hứng thú được sự tham gia của nhiều thành viên, bồi
dưỡng cho họ những kỹ năng tổ chức giáo dục dân số và giáo dục môi
trường trong trường học. Cần phải tăng cường công tác giáo dục dân số,
môi trường trong xã hội nói chung và nhà trường nói riêng. Các trường
nên có chuyên đề bắt buộc về giáo dục dân số thời lượng tùy theo cấp học,
lớp học. Ngành Giáo dục xây dựng các chuẩn kiến thức và kỹ năng cho môn
học có chú ý về giáo dục dân số, làm cho môn học, bài học trở nên sinh
động hơn, hấp dẫn, lôi cuốn hơn, khắc phục được tình trạng khô cứng của
các số liệu, giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, nhớ lâu và nắm vững kiến thức,
những kỹ năng tương ứng, tích cực tuyên truyền về bình đẳng giới, xóa bỏ
mọi hình thức phân biệt đối xử về giới tính, thành lập Ban Giáo dục dân số -
kế hoạch hóa gia đình của nhà trường, phối hợp các lực lượng giáo dục
dân số, môi trường trong và ngoài nhà trường, hàng tháng tổ chức báo cáo
chuyên đề, hội thảo, câu lạc bộ, sân khấu, tổ chức lồng ghép với các cuộc

vận động trong ngành để kịp thời thông tin, tuyên truyền những kiến thức,
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân số cũng như
môi trường đến toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh .
Đặc biệt, cần nêu rõ hậu quả của sự gia tăng dân số quá mức, suy
thoái và ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm, lao động,
kinh tế, đời sống, dẫn tới đói nghèo, kinh tế chậm phát triển, xã hội kém văn
11
minh. Về lâu dài, cần xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục
dân số (tủ sách, tài liệu, đồ dùng, phương tiện dạy học, truyền thông) bố trí
và huy động các nguồn kinh phí cho hoạt động giáo dục dân số. Triển khai
đồng bộ, thường xuyên công tác giáo dục dân số trong nhà trường sẽ góp
phần quan trọng đảm bảo kiểm soát về số lượng và nâng cao chất lượng
dân số nước ta trong tương lai.
Nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch giáo dục dân số và giáo dục
môi trường cho toàn khóa học, từng năm học, học kỳ, bao gồm kế hoạch
chung của nhà trường, kế học chuyên môn của ngành học, môn học, giáo
dục chuyên đề, ngoại khóa, kế hoạch của ban giáo dục dân số và môi
trường.
Tổ chức các lực lượng thực hiện: Thành lập Ban GDDS-KHHGĐ của
nhà trường; phối hợp các lực lượng GDDS trong và ngoài nhà trường
(Phòng, ban chức năng, khoa, tổ bộ môn, giảng viên, các tổ chức Đảng,
Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Y tế; Ban, hội, chính quyền,
đoàn thể địa phương, các cơ quan, tổ chức truyền thông, tư vấn về DS -
KHHGĐ).
Các trường, các khoa đều phân công cán bộ chuyên môn trong hệ
thống quản lý đào tạo trực tiếp triển khai, theo dõi thực hiện công tác
GDDS.
Đồng thời tổ chức các hoạt động thu hút học sinh, sinh viên như thi hỏi
đáp về các chủ đề dân số và môi trường, trình diễn thời trang, thi vẽ tranh
hay truyền thông dân số, hoạt động về giáo dục dân số và giáo dục môi

trường.
2.2.2. Đối với giáo viên
12
Trong quá trình giáo dục, giáo viên là người đóng vai trò là người
hướng dẫn, lấy học sinh làm trung tâm thông qua các phương pháp, các
hình thức dạy học thích hợp nhằm cung cấp cho các em những hiểu biết sơ
đẵng về vấn đề dân số và bảo vệ môi trường, từ đó hình thành thái độ, hành
vi đúng đắn. Vai trò của người giáo viên đặc biệt quan trọng, họ không
những là một nhà giáo mà còn là nhà giáo dục dân số và môi trường trong
lĩnh vực chuyên môn của mình. Khi đề cập đến vai trò và nhiệm vụ của
người giáo viên trong cuốn “ Hướng dẫn chung về giáo dục môi trường
dành cho người đào tạo giáo viên” có nêu: “ Có thể hình dung người giáo
viên như một nhạc trưởng trong dàn nhạc, mỗi một loại đàn hay kèn, hay
sáo đều thổi một nốt nhạc theo cách riêng đặc trưng của mỗi nhạc cụ, song
tất cả vẫn hòa đồng để tạo ta được một bản nhạc. Bản nhạc đó là chuẩn
mực, trong đó mỗi nhạc cụ phản ánh nó bằng cách riêng của mình”. Để
thực hiện nội dung tích hợp giáo dục dân số và môi trường, giáo viên cần
phải có trách nhiệm xây dựng bài giảng có chất lượng, giúp học sinh nhận
thức đúng về các vấn đề môi trường, dân số trong thời đại mới. Bởi vì, đạo
đức được hình thành theo những chuẩn mực sống tùy theo lứa tuổi, văn
hóa, gia đình. Thông qua những bài học tích hợp nội dung dân số, môi
trường, học sinh sẽ nhận thức được vai trò của môi trường cũng như sự tác
động tiêu cực của con người đối với môi trường và chắc chắn các em sẽ
quyết định được những hành vi của mình đối với môi trường sống của
chính mình. Vì vậy, muốn làm được hai nhiệm vụ quan trọng vừa là nhà
giáo vừa là nhà giáo dục dân số và môi trường cùng một lúc, người giáo
viên cần có những năng lực sau đây:
1. Hiểu biết và nắm vững không chỉ kiến thức về chuyên môn mà cần
phải có hiểu biết sâu, rộng những kiến thức về dân số, môi trường.
13

2. Sự thuần thục về phương pháp dạy học và nắm vững các phương
pháp giáo dục dân số và môi trường, đặc biệt là các phương pháp lấy
học sinh làm trung tâm.
3. Có đầu óc và kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục dân số và
giáo dục môi trường để có thể lựa chọn được các hoạt động phù hợp
với tâm lí lứa tuổi và phát huy được năng lực độc lập sáng tạo của
học sinh.
4. Có tâm huyết, lòng say mê nghề nghiệp và tình yêu (yêu nghề, yêu học
sinh, yêu quê hương đất nước).
5. Giáo viên cần làm tốt nhiệm vụ giảng dạy, tạo cho học sinh biết yêu
quý, bảo vệ và sử dụng, làm phong phú thêm tài nguyên thiên nhiên
từ những việc nhỏ như không phá rừng mà phải biết trồng cây,
không phá hoại mà phải biết chăm cây non, các loài vật có ích, biết
tạo khung cảnh sống gắn bó hài hòa với thiên nhiên.
6. Biết phát huy các kiến thức và kinh nghiệm sống sẵn có của học sinh,
dẫn dắt cho học sinh đến những khái niệm đúng đắn, kịp thời điều
chỉnh các ý tưởng lệch lạch và khuông sáo.
7. Luôn khuyến khích, giúp đỡ và tạo điều kiện cho học sinh phán xét và
quyết định.
8. Cần phải thường xuyên hỗ trợ học sinh làm nhiệm vụ, không làm
thay nhiệm vụ của học sinh.
9. Không độc đoán đưa ra khái niệm đúng. Không gạt bỏ một thông tin
hoặc ý kiến của học sinh cho dù là thiếu chuẩn xác
Muốn cho hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục dân số
và môi trường nói riêng mang lại hiệu quả đích thực cho người học, thì
người giáo viên nên làm đúng vai trò của “nhạc trưởng”, tức là làm nhiệm
vụ “thiết kế hoạt động” và hướng dẫn học sinh “thi công”. Khi học sinh là
nhân vật trung tâm của nhà trường thì toàn bộ cấu, cơ chế của nhà trường
trở thành một môi trường nâng đỡ. Các hoạt động của nhà trường được
thiết kế thành một quy trình, sao cho khi học sinh tiếp cận với các nhiệm vụ

học tập sẽ thể hiện được phản ứng của mình và trung thành với chính nó.
14
Cho dù phản ứng đó đúng hay không, thì giáo viên cũng chỉ làm công việc
hướng dẫn cho quyết định chọn lựa cuối của học sinh một cách khoa học. Vì
vậy, giáo viên cần hiểu rõ tâm lý lứa tuổi học sinh lớp mình phụ trách, nắm
vững kỹ thuật dạy học ở mức độ có khả năng triển khai thành quy trình,
kiên nhẫn lắng nghe sự trình bày của học sinh và tạo được không khí thảo
luận dân chủ trong mọi tình huống.
2.2.3. Đối với học sinh
Đây là những đối tượng trực tiếp tiếp thu những giảng dạy, giáo dục
dân số và môi trường. Là những chủ nhân của tương lai đất nước học sinh
và sinh viên có nghĩa vụ xây đất nước phát triển bền vững vì vậy mà giáo
dục dân số và môi trường cho những thành phần này có ý nghĩa hơn cả. Để
đạt được hiểu quả tốt nhất của việc giáo dục dân số và môi trường, học
sinh và sinh viên phải có điều kiện cần thiết cơ bản. Trước hết, học sinh cần
trang bị cho bản thân các kiến thức có liên quan đến dân số và môi trường
bằng cách tham gia các chương trình giáo dục dân số và bảo vệ môi
trường. Bên cạnh đó, học sinh cần nhận thức được tình hình dân số của thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng, tác động của dân số đến tình hình
phát triển kinh tế - xã hội – tài nguyên- môi trường – chất lượng cuộc sống
của gia đình và xã hội trong hiện tại cũng như tương lai. Ngoài ra, học sinh
cần có thái độ tôn trọng, yêu quý thiên nhiên, có ý thức giữ gìn và bảo vệ
các thành phần của môi trường tự nhiên như đất, rừng, nước, biển…Ủng hộ
các hoạt động, các chính sách dân số và bảo vệ môi trường, phê phán các
hoạt động, các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.
15
3. KẾT LUẬN
Giáo dục dân số và môi trường có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, không chỉ vì cuộc sống hiện tại, mà hơn
hết là vì sự phát triển của xã hội tương lai. Nó có vai trò rất quan trọng ,

nhất là vai trò của nó đối với sự hình thành, phát triển nhân cách, ý thức
công dân của người lao động trong tương lai đối với học sinh, sinh viên.
Do vậy cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục dân số và môi
trường cho học sinh sinh viên. Để hoạt động này đạt hiệu quả cao cầnphải
được hoạch định và thực hiện có kế hoạch, có tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra,
đánh giá có nề nếp như các hoạt động chuyên môn khác trong nhà trường.
Đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhân tố tham như nhà
trường, giáo viên, học sinh.
16
Giáo dục dân số và môi trường trong những năm qua đã đạt được
những thành công nhất định. Hy vọng trong tương lai hoạt động này sẽ có
những chuyển biến tích cực và hiệu quả hơn nữa góp phần xây dựng một
đất nước giàu đẹp và phát triển bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Lê (2006), “Quản lý và tổ chức công tác Giáo dục dân số
trong nhà trường” , Đại học Đà Nẵng.
2. PGS.TS. Đậu Thị Hòa, “ Giáo dục dân số và môi trường trong trường
phổ thông ”, Đại học Đà Nẵng.
3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22.3.2005 về việc
tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số và Kế hoạch hóa gia
đình, Hà Nội.
4. TS. Lê Quang Sơn, “Đổi mới công tác giáo dục dân số ở các trường
đại học nước ta trong tình hình hiện nay”, Đại học Đà Nẵng.
5. Một số tạp chí, báo và các trang wed.
17
18

×