LỜI NÓI ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh của công cuộc đổi mới đất nước, bên cạnh những biến
đổi sâu sắc và lớn lao của nền kinh tế cũng như chính tri, văn hoá xã hội thì giáo
dục đào tạo cũng đang trên đà phát triển và đổi mới . bởi vậy Đảng và nhà nước
ta đã nêu cao vai trò: Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, bậc tiểu học là nền
tảng. Cho nên mục tiêu giáo dục cũng nhấn mạnh: hình thành cho học sinh những
cơ sở ban đầu cho sự nghiệp phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ,
thể chất và các kĩ năng cơ bản ban đầu để các em học tiếp các cấp tiếp theo hoặc
đi vào cuộc sống lao động vững vàng hơn.
Trong quá trình đổi mới phương pháp và nội dung dạy học của bậc tiểu
học với mục tiêu giáo dục toàn diện các em được học 9 các môn học trong đó
môn Tiếng Việt là môn học hết sức quan trọng. Nhất là đối với lớp 1, là lớp đầu
cấp . người ta thường nói “ cấp 1 là nền, lớp 1 là móng” móng có chắc thì nền
mới vững.
Ơ lứa tuổi này các em bắt đầu làm quen với nghe, nói, đọc,viết. Và kĩ năng
đọc mỗi khi được hình thành ở các em, nó sẽ theo các em suốt cả cuộc đời không
những thế mà để các em phát triển tư duy,cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi
bài học,hiểu được nghĩa của tiếng, từ mình vừa đọc và các em có thể nắm được
kho tàng tri thức của loài người. Mặt khác ở lớp 1 các em đọc đúng, đọc thành
thạo thì khi lên các lớp trên các em học mới vững vàng và khi biết đọc các em sẽ
cóđiều kiện học các môn học khác có trong chương trình được tốt hơn. Để làm
được điều đó điều đầu tiên người giáo viên phải làm là nắm được tâm lí của học
sinh, dạy học phải mang tính chuẩn xác, khoa học. Mục đích của việc rèn kĩ năng
đọc cho học sinh lớp 1 là giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp, nhận thức
về thế giới xung quanh, về cuộc sống của con người và xã hội. Qua đó giáo dục
cho các em tình yêu dân tộc, yêu quê hương đất nước. Chính vì thế mà tôi lựa
chọn đề tài này.
II. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu qua tình hình thực tế đối với học sinh trên địa bàn trường tiểu
học Phú
Lộc trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp rèn Kĩ năng đọc đúng -đọc
nhanh - đọc thành thạo cho học sinh lớp 1.
III.Thời gian và phạm vi nghiên cứu:
NĂM HỌC 2008-2009 : lớp 1E5 - trường tiểu học Phú Lộc- huyện
Krông Năng.
B. NỘI DUNG
I. Thực trạng nghiên cứu:
Năm học 2008-2009 lớp 1E5 có 25 em. vào học đúng độ tuổi là 92%, Đa
số các em đã qua mẫu giáo, song thực tế trước khi vào lớp 1tỷ lệ học sinh nắm được
29 chữ cái chỉ đạt 40%.đặc biệt đa số học sinh trong lớp là con gia đình gặp khó
khăn về kinh tế, hạn chế về trình độ văn hoá. Với tình hình và thực tế như vậy tôi đã
đưa ra các giải pháp nhằm rèn kĩ năng đọc đúng - đọc thành thạo cho học sinh lớp 1
như sau:
II.Các giải pháp thực hiện:
Dựa vào kết quả khảo sát vừa qua tại trường kết hợp với những kiến thức
đã học và những tài liệu mà tôi đã nghiên cứu tôi xin nêu lên một số biện pháp rèn kĩ
năng đọc cho học sinh lớp 1 như sau:
- Hiểu và nắm chắc phương pháp đổi mới của phân môn.
- Tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của bạn bè đồng
nghiệp.
- Nắm vững mục tiêu, yêu cầu của bài dạy.
- Thường xuyên kiểm tra và phân loại đối tượng học sinh.
- Tập trung nhiều vào đối tượng học sinh đọc yếu,kém
III.Các biện pháp thực hiện:
1. Rèn kĩ năng đọc:
Ơ học kì 1 rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 cần chú ý đến 2 hai hình thức
đó là đọc đánh vần và đọc thành tiếng.
- Đọc đánh vần là: cho học sinh ghép âm với vần và tạo thành
tiếng(đối với học sinh yếu)
- Đọc thành tiếng là cho học sinh nhẩm đánh vần sau đó phát âm
tiếng cần đọc với thời gian nhanh nhất(đối với học sinh khá, giỏi)
- Trong khi hướng dẫn học sinh đọc giáo viên kết hợp với tranh
ảnh,vật thật để giới thiệu tiếng, từ nhằm giúp cho học sinh cảm nhận được cái
hay, cái đẹp của ngôn ngữ, giúp các em đọc đúng ,đọc nhanh và đễ khắc sâu
kiến thức hơn và góp phần phát triển tư duy trừu tượng cho các em.
2. tình hình thực tiễn và phương pháp rèn kĩ năng đọc:
+ tình hình thực tiễn: Đối với học sinh tiểu học giáo viên là người đóng vai
trò tổ chức cả quá trình học tập của trẻ. Chính vì thế người thầy phải là người có tấm
gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, có năng lực sư phạm, vững về chuyên môn
nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục.
+ phương pháp: trong từng tiết dạy giáo viên cần lựa chon các phương pháp
dạy học hợp lí như: phương pháp trực quan, đàm thoại, luyện tập thực hành, hoạt
động theo nhóm. Ngoài ra cần tăng thời gian cho phần luyện đọc,nhắc nhở học sinh
cần luyện đọc ở nhà, tổ chức trò chơi trong từng tiết học. Đặc biệt là tăng cường
kiểm tra học sinh yếu kém.
3. khảo sát:
Yêu cầu của rèn kĩ năng đọc cho học sinh đó là đọc đúng, đọc nhanh, đọc
thành thạo. Nhưng qua thực tế kiểm tra khảo sát thường xuyên đói với học sinh điểm
trường thì tôi thấy rõ học sinh thường mắc một số lỗi như:
- Đối với âm: học sinh thường đọc âm s thành x, tr thành t...
- Đối với vần: học sinh thường đọc an thành ang, at thành ac...
* Nguyên nhân của việc đọc sai:
- Đa số học sinh tại điểm trường là người Huế nên ảnh hưởng của tiếng địa
phương đối với việc đọc của các em là rất lớn.
- Do các em không hiểu nghĩa của từ mình đang đọc.
- Ngoài ra do các em không phát huy được tính tự giác luyện đọc ở nhà.
+ Tiêu chí khảo sát:
- Đối với tiếng, từ: đọc trơn
- Đối với câu ứng dụng: đọc nhanh, ngắt nghỉ đúng chỗ.
* Tóm lại: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 quan trọng nhất là đọc đúng,
đọc nhanh, đọc thành thạo. Đánh vần và đọc trơn là chiếc cầu nối để các em đọc tốt
vì vậy người giáo viên phải xác định được mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể phải nắm
được mặt mạnh, mặt yếu và có biện pháp phù hợp để kịp thời khắc phục thì chắc
chắn kết quả đạt được sẽ cao hơn.
4. Nghiên cứu và thiết kế một bài dạy khi lên lớp:
Trước khi thiết kế một bài dạy cụ thể đièu đầu tiên người giáo viên cần
là:
- Nắm vững mục tiêu và yêu cầu của bài dạy.
- Đưa ra các phương pháp dạy học hợp lí.
- Nắm bắt được phương pháp dạy học theo hướng đổi mới.