Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Đánh giá chỉ số tscore mật độ xương gót và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân nữ mãn kinh tại phòng khám bệnh đa khoa trường đại học Y khoa Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐÀO THỊ MINH HIỀN

ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ T-SCORE MẬT ĐỘ XƯƠNG GÓT
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN
NỮ MÃN KINH TẠI PHÒNG KHÁM BỆNH ĐA
KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC

Nghệ An – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐÀO THỊ MINH HIỀN

ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ T-SCORE MẬT ĐỘ XƯƠNG GÓT
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN
NỮ MÃN KINH TẠI PHÒNG KHÁM BỆNH ĐA
KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH

Chuyên ngành : Sinh học thực nghiệm
Mã số
: 60.42.30
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS.Trần Đình Quang



Nghệ An - 2013


i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
về mọi mặt của các cơ quan, đơn vị, các thầy cô giáo, các nhà
khoa học cũng như gia đình và bạn bè.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo
khoa Sinh học, phòng Đào tạo Sau Đại học, tổ bộ môn Động vậtSinh lí và các phòng ban khác của Trường Đại học Vinh, tập thể
y bác sĩ tại Phòng khám bệnh Đa khoa, Trường Đại học Y khoa
Vinh đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Trần
Đình Quang, người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động
viên trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tác giả


ii

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ


Trang
1

Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ LOÃNG XƯƠNG

4

1.1. Lược sử nghiên cứu về loãng xương

4

1.2. Khái quát về loãng xương

6

1.3. Cấu trúc, chức năng và quá trình chu chuyển xương

9

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới mật độ xương

12

1.5. Các phương pháp chẩn đoán loãng xương và đo mật độ xương

19

1.6. Hậu quả của loãng xương

22


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

24

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

24

2.1. Đối tượng nghiên cứu

24

2.3. Phương pháp nghiên cứu

25

2.4. Vấn đề đạo đức y sinh

28

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

29

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

29

3.2. Mật độ xương, triệu chứng lâm sàng của loãng xương


31

3.3. Các triệu chứng lâm sàng cơ xương khớp theo nhóm tuổi

35

3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số T-score

36

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO

50

PHỤ LỤC

vi


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Đặc điểm chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI của các nhóm tuổi


30

Bảng 3.2. Mật độ xương của các nhóm theo khu vực sống, nghề

34

nghiệp
Bảng 3.3. Các biểu hiện lâm sàng cơ xương khớp theo nhóm tuổi

36

Bảng 3.4. Mối liên quan giữa độ tuổi, chỉ số BMI và T-score

37

Bảng 3.5. Thời gian sau mãn kinh và chỉ số T-score

41

Bảng 3.6. Số lần sinh con và chỉ số T-score

43

Bảng 3.7. Biểu hiện lâm sàng và chỉ số T-score

45

Bảng 3.8. Nghể nghiệp, khu vực sống, luyện tập thể dục với chỉ số
T-score


46


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ chu kì đổi mới xương

Tran
g
11

Hình 1.2. Hình ảnh hậu quả do loãng xương

22

Hình 2.1. Máy Sonost 3000

26

Hình 2.2. Hình ảnh đo mật độ xương gót chân

27

Hình 3.1. Biểu đồ phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi

29

Hình 3.2. Biểu đồ tình trạng loãng xương chung


32

Hình 3.3. Biểu đồ mật độ xương theo nhóm tuổi

33


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT Chữ viết tắt Cụm từ viết đầy đủ
1

ĐC

Đối chứng

2

NC

Nhóm nghiên cứu

3

WHO

Tổ chức Y Tế Thế giới


4

BMI

Chỉ số khối cơ thể

5

BMD

Mật độ khoáng của xương

6

PBM

Khối lượng xương đỉnh

7

FAO

Tổ chức lương thực thế giới

8

SPA

Phương pháp đo hấp thụ Photon đơn


9

DPA

Phương pháp đo hấp thụ Photon kép

10

SXA

Đo hấp thụ tia X năng lượng đơn

11

DEXA

Đo hấp thụ tia X năng lượng kép

12

QCT

Đo tỉ trọng chất khoáng xương bằng chụp cắt lớp vi tính

13

QUS

Phương pháp siêu âm định lượng


14

SOS

Thông số tốc độ âm qua xương gót


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, loãng xương và hậu quả của loãng xương
đã trở thành vấn đề quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng được nhiều tác giả
trong nước và nước ngoài quan tâm nghiên cứu. Xu thế tuổi thọ ngày càng
tăng, số người cao tuổi ngày càng nhiều, tỉ lệ loãng xương ngày càng tăng
luôn là mối đe dọa không chỉ đối với bản thân, gia đình người bệnh mà còn
gánh nặng cho toàn xã hội.
Loãng xương làm giảm năng suất lao động, do đó gây ảnh hưởng gián
tiếp tới nền kinh tế. Ngày nay, nhờ một số phương pháp đo mật độ xương,
người ta có thể đánh giá chính xác khối lượng xương, chỉ ra mức độ loãng
xương, theo dõi tiến triển của bệnh và phát hiện sớm các đối tượng có nguy
cơ nhằm phòng ngừa, điều trị sớm tránh được các biến chứng của loãng
xương như gãy xương, biến dạng cột sống… làm giảm tỉ lệ tử vong do loãng
xương.
Loãng xương chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: tuổi, giới, hormon,
chế độ sinh hoạt, luyện tập, chiều cao, cân nặng của mỗi cá thể, một số loại
thuốc, đặc biệt phụ nữ thời kì mãn kinh. Loãng xương sau mãn kinh là mất
xương ở xương xốp, gãy lún các đốt sống, đầu dưới xương quay, xuất hiện
trong vòng 15-20 năm sau mãn kinh.
Trên thế giới, có khoảng 200 triệu người bị loãng xương, tại Châu Âu

cứ 30 giây lại có một người bị gẫy xương do loãng xương và tại Hoa Kỳ có
khoảng 1,3 triệu người gẫy cổ xương đùi do loãng xương [46]. Theo phân tích
của giới kinh tế, chưa tính đến thời gian và tổn phí mà bệnh nhân phải nằm
viện một thời gian thì số tiền mà xã hội bị mất đi vì gãy xương lên đến con số
14 tỉ đô-la Mỹ ở Mỹ [72] và 6 tỉ đô-la ở Úc [41]. Mức độ thiệt hại kinh tế này
còn lớn hơn cả chi phí cho các bệnh tim mạch, ung thư và bệnh hen.
Tại Việt Nam, ước tính số người gãy cổ xương đùi do loãng xương đến
năm 2010 là 26.000 và đến năm 2030 dự tính sẽ sẽ là 41.000 người [24], [65],


2

[44]. Theo Vũ Thanh Thủy (2007) thì mỗi ca gãy cổ xương đùi điều trị tại
bệnh viện, chi phí hết khoảng hơn 30 triệu đồng [35]. Tuy chi phí cho điều trị
biến chứng của loãng xương rất lớn nhưng hiệu quả điều trị lại không cao:
20% trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương có thể tử vong trong vòng
một năm sau đó, 30% bị tàn phế hoàn toàn, 40% phụ thuộc vào người khác và
80% không thể tái hòa nhập với cộng đồng [32], [37].
Gãy xương do loãng xương đang thực sự trở thành một gánh nặng cho
chương trình chăm sóc sức khỏe của mỗi quốc gia. Đây là một thách thức lớn
với sức khỏe cộng đồng, đặc biệt ở các nước Châu Á, nơi mà đa phần là các
nước đang phát triển, đông dân và còn nhiều khó khăn về kinh tế, trong đó có
nước ta.
Nghệ An là một tỉnh có diện tích lớn nhất và đông dân cư thứ tư trên cả
nước, thuộc vùng Bắc Trung bộ. Điều kiện tự nhiên khá khắc nhiệt thường
xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, gió lốc, dịch bệnh nên đời sống
của người dân ở các khu vực miền núi thường gặp khó khăn nên việc chăm
sóc sức khỏe chưa được chú trọng.
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng bệnh loãng xương ở tỉnh Nghệ An
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá chỉ số T-score mật độ xương

gót và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân nữ mãn kinh tại Phòng khám bệnh
Đa khoa Trường Đại học Y khoa Vinh”. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào
công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân tại khu vực này.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Khảo sát thực trạng bệnh loãng xương ở phụ nữ mãn kinh đến khám
tại Phòng khám bệnh Đa khoa, Trường Đại học Y khoa Vinh Nghệ An thông
qua việc đánh giá chỉ số T-score mật độ xương gót bằng máy đo loãng xương
siêu âm Sonost 3000 (Hàn Quốc).
- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mật độ xương ở phụ nữ sau mãn
kinh tại Phòng khám bệnh Đa khoa, Trường Đại học Y Khoa Vinh.


3

Nội dung nghiên cứu của đề tài
+ Điều tra và khảo sát bệnh nhân về mật độ xương:
- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo khu vực: Nông thôn- Thành thị.
- Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm nghề: Nghề ngồi nhiềuNghề hoạt động nhiều.
- Đo một số chỉ số nhân trắc của đối tượng nghiên cứu và phân loại chỉ
số BMI theo nhóm tuổi.
- Tình trạng mật độ xương của đối tượng nghiên cứu: Theo nhóm tuổi,
theo khu vực sống, theo nhóm nghề.
+ Phân tích ảnh hưởng của chỉ số T-score tới các yếu tố độ tuổi, BMI, số năm
mãn kinh, thói quen tập thể dục, nghề nghiệp, khu vực sống, số lần sinh con,
một số biểu hiện lâm sàng.


4

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU LOÃNG XƯƠNG

1.1. Lược sử nghiên cứu vấn đề loãng xương
1.1.1. Trên thế giới
Với mức độ phổ biến và nguy hiểm, trong những năm gần đây loãng
xương được xem là một vấn đề sức khỏe y tế công cộng toàn cầu có ảnh
hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Các nghiên cứu về loãng
xương được tiến hành rất sớm, đặc biệt ở các nước phát triển như Mỹ, Đức,
Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản… đã đạt được nhiều thành tựu. Xu hướng
nghiên cứu chủ yếu là đánh giá vai trò về các yếu tố liên quan trong dự phòng
và điều trị loãng xương. Chẳng hạn, nghiên cứu của Nordin và cộng sự
(1990), phụ nữ 55 tuổi có thời gian mãn kinh là 10 năm sẽ có mật độ xương
thấp hơn phụ nữ cùng độ tuổi có thời gian mãn kinh là 5 năm [69]. Tác giả
nhấn mạnh sự khác biệt này chỉ được coi là rõ ràng khi mật độ xương của
những bệnh nhân này tương đương nhau ở người trưởng thành. Năm 1995,
nghiên cứu của Riggs và Melton (1995) đã chỉ ra rằng chỉ số T-score mật độ
xương gót giảm theo lứa tuổi, tuổi càng cao T-score mật độ xương gót càng
giảm [73]. Những năm sau, Rodrigeuz và cộng sự (1999) cũng đã chứng minh
mật độ xương của 14 phụ nữ 73 tuổi có thời gian mãn kinh hơn 20 năm tương
đương với mật độ xương của 14 phụ nữ 54 tuổi có cùng thời gian mãn kinh
[74]. Đặc biệt, một nghiên cứu lớn nhất của các nhà khoa học đến từ Viện
Diamantina, Queensland, Autralia đã phát hiện ra gấp đôi số gen vốn là tác
nhân liên quan hoặc gây ra bệnh loãng xương ở người. Khám phá này đưa tới
những phương thức mới để xác định sớm nguy cơ gãy xương và từ đó phát
triển các loại thuốc để điều trị và cải thiện tình trạng này [5]. Các nghiên cứu
này đều có ý nghĩa lớn cho ngành y học trên toàn thế giới.
1.1.2. Ở Việt Nam
Trước đây vấn đề về loãng xương chưa được quan tâm đầy đủ và còn rất
ít nghiên cứu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, những năm gần đây loãng xương


5


đã được một số tác giả chú ý tìm hiểu và nghiên cứu.
Năm 1994, Vũ Đình Chính đã tiến hành điều tra tình trạng loãng xương
ở phụ nữ trong thời kì mãn kinh ở một số vùng nông thôn Hải Dương. Nghiên
cứu được tiến hành trên 200 phụ nữ sau mãn kinh làm nông nghiệp thuần tuý.
Tác giả đã tiến hành thăm khám lâm sàng, phát hiện các triệu chứng về xương
khớp và chụp X-quang xương bàn tay cho 30 phụ nữ sau mãn kinh. Kết quả
cho thấy những biểu hiện bệnh lí ở cơ quan vận động, trong đó bao gồm cả
triệu chứng lâm sàng gợi ý bệnh loãng xương là rất thường gặp ở tuổi mãn
kinh, kết quả cũng cho thấy tỉ lệ gãy xương do loãng xương ở người già và
phụ nữ tuổi mãn kinh là khá cao [11].
Vũ Thị Thanh Thủy (1996) nghiên cứu về một số nguy cơ xẹp đốt sống
do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh, khuyến cáo cần có một chế độ theo
dõi và dự phòng lún đôt sống do loãng xương ở những phụ nữ đã mãn kinh ,
đặc biệt là những đối tượng có các yếu tố sau: chiều cao ≤ 145cm, cân nặng <
45kg, mãn kinh >20 năm, có tiền sử gãy xương sau 45 tuổi [33].
Nguyễn Thị Thanh Phượng và cộng sự (2001) bước đầu nghiên cứu mật
độ xương ở phụ nữ bình thương trẻ từ 20-39 tuổi, khi mật độ xương đạt đỉnh
cao nhất bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép, từ đó rút ra
được giá trị trung bình của mật độ xương gót và xương cẳng tay ở phụ nữ
bình thường 20-39 tuổi. Đánh giá sự ảnh hưởng của một số yếu tố thể chất và
hoạt động sinh lí đến mật độ xương [30].
Năm 2003, Nguyễn Thị Hoài Châu đã tiến hành khảo sát mật độ xương
và tìm hiểu những yếu tố liên quan đến bệnh loãng xương của phụ nữ ở thành
phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Tây Nam bộ. Nghiên cứu được tiến
hành trên 305 phụ nữ gồm 161 người đã mãn kinh và 144 người chưa mãn
kinh, được đo mật độ xương gót và khảo sát các yếu tố liên quan đến bệnh
loãng xương. Kết quả cho thấy tỉ lệ loãng xương và giảm mật độ xương ở
nhóm phụ nữ mãn kinh cao hơn rõ rệt so với nhóm chưa mãn kinh, tuổi, BMI,



6

mức độ lao động thể chất, tình trạng dinh dưỡng có liên quan đến bệnh loãng
xương [8].
Trần Ngọc Ân (2004) đã quan tâm nhiều tới loãng xương tiên phát và
loãng xương trong một số bệnh lí [6].
Nghiên cứu của Nguyễn Vân Hồng (2005) cho biết tỉ lệ loãng xương và
giảm mật độ xương là 80,8%, trong đó loãng xương chiếm 45,9%. Tuổi càng
cao mật độ xương càng giảm, tỉ lệ loãng xương cũng tăng dần theo tuổi
(nhóm 60-79 tuổi chiếm 66,7%, nhóm 50-59 tuổi chiếm 26,3%), trong cùng 1
nhóm tuổi tỉ lệ loãng xương ở nữ có xu hướng cao hơn nam [18].
Như vậy, ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về
loãng xương, đối tượng chủ yếu là phụ nữ ở tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, trên
địa bàn tỉnh Nghệ An chưa thấy có một tác giả nào nghiên cứu về loãng
xương được công bố mặc dầu đây là một tỉnh có đông dân cư sinh sống, tỉ lệ
phụ nữ thời kì mãn kinh khá cao.
1.2. Khái quát về bệnh loãng xương
1.2.1. Khái niệm
Cũng như nhiều bệnh khác trong y văn, hiểu biết về loãng xương thay
đổi theo thời gian khi bằng chứng nghiên cứu được tích lũy trong vòng 30
năm qua.
Năm 1991, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chủ trì một hội nghị
chuyên đề về loãng xương tại Thụy Sĩ gồm các chuyên gia hàng đầu thế giới
đã đưa ra định nghĩa: loãng xương là một bệnh với đặc điểm khối lượng
xương suy giảm, vi cấu trúc xương bị hư hỏng dẫn đến tình trạng xương bị
yếu và hệ quả là tăng nguy cơ gãy xương [39]. Trong định nghĩa này có ba
khía cạnh: khối lượng xương, vi cấu trúc xương và hệ quả của loãng xương.
Khối lượng xương chính là khối lượng chất khoáng có trong xương, một
thành tố quan trọng có ảnh hưởng đến lực và sức bền của xương. Vi cấu trúc

xương là những đan xen của các tế bào và mô tạo nên xương, phản ánh chất


7

lượng của xương. Hệ quả của loãng xương đã đề cập ở đây là nguy cơ loãng
xương điều này được hiểu không phải ai mắc chứng loãng xương cũng đều bị
gãy xương và ngược lại không phải bất cứ ai không mắc chứng loãng xương
đều bị gãy xương. Sự thật ở đây là những người mắc hội chứng loãng xương
có nguy cơ gãy xương cao hơn những người không mắc chứng loãng xương.
Theo WHO (1993), loãng xương là một bệnh lí của xương, được đặc
trưng bởi sự giảm khối lượng xương kèm theo hư biến cấu trúc của xương,
dẫn đến tăng tính dễ gãy của xương, tức là có nguy cơ gãy xương. Để đánh
giá nguy cơ gãy xương cần đo mật độ chất khoáng của xương (BMD - Bone
Mineral Density) [62]. BMD biến chuyển theo độ tuổi: tăng nhanh trong thời
kì niên thiếu, đạt mức độ đỉnh (BMD peak) vào khoảng độ tuổi 20-30, sau
một thời gian ổn định, BMD bắt đầu suy giảm theo nồng độ estrogen (ở nữ)
hay sau độ tuổi 50 (ở nam). Do đó, BMD của một cá nhân thường được so
sánh với mức độ BMD đỉnh, đơn vị tính toán theo độ lệch chuẩn. Nếu gọi
BMD của một cá nhân i là BMDi, BMD đỉnh của một quần thể là pBMD, và
độ lệch chuẩn của pBMD trong quần thể đó là SD. T-score của một cá thể là
chỉ số mật độ xương (BMD) của cá thể đó so với BMD của nhóm người trẻ
tuổi làm chuẩn. Giá trị T-score được tính theo công thức sau:

T=

BMDi − pBMD
SD

[43]


Trên cơ sở đó, theo đề nghị WHO [62], các giá trị của BMD như sau:
- BMD bình thường: T-score ≥ -1: tức là BMD của đối tượng bằng và
trên -1 độ lệch chuẩn (écart-type) so với giá trị trung bình của người trưởng
thành trẻ tuổi.
- Giảm mật độ xương: -1> T-score> -2,5: khi BMD từ -1 đến -2,5 độ
lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người trưởng thành trẻ tuổi.
- Loãng xương: T-score ≤ -2,5 và có một hoặc nhiều gãy xương.


8

Năm 2001, WHO đã thống nhất đưa ra định nghĩa như sau: Loãng xương
được đặc trưng bởi sự thay đổi sức mạnh của xương. Sức mạnh này được đặc
trưng bởi mật độ xương và chất lượng của xương. Chất lượng xương được
đánh giá bởi các thông số: cấu trúc của xương, chu chuyển xương, độ khoáng
hóa, tổn thương tích lũy, tính chất của các chất cơ bản của xương [23].
Định nghĩa mới này đã mở ra một định hướng nghiên cứu loãng xương
trong vòng 10 năm qua là tập trung vào nghiên cứu chất lượng của xương.
Cho đến nay, hai chữ “chất lượng” xương vẫn chưa rõ ràng và chẳng ai biết
cách “đo lường” nó ra sao, vì mỗi người hiểu theo một cách khác nhau. Tuy
nhiên, các chuyên gia đồng ý rằng chất lượng xương chính là tổng hợp các
yếu tố liên quan đến cấu trúc xương, qui trình chu chuyển của chất khoáng
trong xương, độ khoáng hóa các chất keo.
Nói tóm lại, loãng xương là một bệnh nội tiết và hệ quả sau cùng là có
thể gây gãy xương. Đây là một căn bệnh có thể ngăn ngừa được vì các yếu tố
nguy cơ có liên quan đến lối sống và chế độ dinh dưỡng, tức là những yếu tố
mà mỗi cá nhân có thể tự mình kiểm soát.
1.2.2. Phân loại loãng xương
Theo nguyên nhân, loãng xương được chia thành hai loại là: Loãng

xương nguyên phát và loãng xương thứ phát.
Loãng xương nguyên phát gặp ở tuổi già, do quá trình lão hóa của tạo
cốt bào gây nên thiểu sản xương, tuổi càng cao thì tình trạng thiếu sản xương
càng tăng, cho đến khi trọng lượng riêng giảm trên 30% so với bình thường
thì có dấu hiệu lâm sàng và coi là bệnh lí vì vượt qua giới hạn sinh lí bình
thường. Ngoài ra loại này còn xuất hiện ở phụ nữ ở tuổi mãn kinh do rối loạn
và thiếu hụt kích tố nữ [7].
Loãng xương nguyên phát được chia thành hai thể: loãng xương type I
và loãng xương type II.
Loãng xương type I (hoặc sau mãn kinh): nguyên nhân do sự giảm
estrogen, thường gặp ở phụ nữ từ 50 đến 60 tuổi, đã mãn kinh. Tổn thương


9

chủ yếu là mất khoáng ở xương xốp (xương bè), biểu hiện bằng sự lún các đốt
sống, gù, còng. Loại này thường xuất hiện sau mãn kinh từ 6 đến 8 năm.
Ngoài sự thiếu hụt của estrogen người ta còn tìm thấy sự giảm tiết hormon
cận giáp trạng, tăng thải canxi qua nước tiểu, suy giảm hoạt động enzym 25OH-Vitamin D α hydroxylase làm giảm sự hấp thu canxi ở ruột non [7].
Loãng xương type II (hoặc loãng xương tuổi già): liên quan tuổi và sự
mất cân bằng tạo xương, có thể gặp ở cả nam và nữ trên 70. Mất chất khoáng
toàn thể cả xương xốp (xương bè) và xương đặc (xương vỏ). Biểu hiện chủ
yếu là gãy cổ xương đùi, xuất hiện muộn thường sau 75 tuổi. Loại type II này
liên quan đến tới hai yếu tố quan trọng là: giảm hấp thu canxi, giảm chức
năng tạo cốt bào dẫn tới cường cận giáp trạng thứ phát.
Loãng xương thứ phát thấy ở mọi lứa tuổi và do nhiều nguyên nhân khác
nhau: do bệnh tật, nghề nghiệp nên bất động trong thời gian dài, do thiếu dinh
dưỡng hoặc mắc một số bệnh như suy sinh dục, cường vỏ thượng thận, dùng
nội tiết tố vỏ thượng thận kéo dài, cường cận giáp, cường giáp hoặc lạm dụng
thuốc steroid, heparin trong trị bệnh kéo dài [7].

1.3. Cấu trúc, chức năng và quá trình chu chuyển xương
1.3.1. Cấu trúc xương
Khung xương con người có 206 xương. Những xương này đều có nhiều
chức năng quan trọng như góp phần tạo nên dáng dấp cơ thể, nâng đỡ trọng
lượng cơ thể, bảo vệ các bộ phận quan trọng của cơ thể và cùng với hệ thống
cơ giúp cho chúng ta di chuyển dễ dàng. Xương còn là một “kho” lưu trữ chất
khoáng như canxi và phospho. Xương còn có một chức năng quan trọng khác
là nơi cung cấp tế bào gốc từ tủy xương phục vụ cho sự tăng trưởng của nhiều
loại tế bào [39].
Dựa vào đặc tính sinh lí, xương có thể chia làm hai loại: xương xốp và
xương đặc. Tính chung, xương xốp chiếm 20% tổng khối lượng xương và
80% còn lại là xương đặc.


10

Xương xốp được cấu tạo bởi một mạng tế bào rất phức tạp và tinh vi nên
có độ chuyển hóa cao, có diện tích rộng hơn và dễ bị gãy hơn xương đặc. Lọai
này thường thấy ở hai phần đầu của những xương dài như xương đùi và
xương cánh tay.
Xương đặc có mật độ chất khoáng dày đặc hơn xương xốp, thường bao
quanh xương xốp, làm thành vòng đai bảo vệ xương xốp. Xương đặc thường
hay thấy ở phần giữa xương các xương dài, kể cả xương chày, xương mác,
xương đùi, xương quay, xương trụ và xương cánh tay. Ngoài việc cung cấp
lực, xương đặc còn là nơi mà gân và cơ bám vào.
Dựa vào cấu trúc và hình dạng, người ta chia xương thành hai loại là
xương trục và xương tứ chi. Xương trục là những xương như xương đốt sống,
có tỉ lệ xương xốp rất cao (khoảng 75- 80%). Xương tứ chi như xương tay,
xương chân, có tỉ lệ xương đặc rất cao.
Xương chúng ta được cấu thành ngay từ trong bụng mẹ. Xương dài của

bào thai đã được “mô hình hóa” để có hình dạng khi trưởng thành ngay từ
tuần thứ 26 sau khi thụ thai. Sau khi sinh, xương phát triển nhanh trong giai
đoạn dậy thì. Khoảng 90% mật độ và khối lượng xương đỉnh của một người
được lưu trữ trong thời gian trước dậy thì. Tốc độ tăng trưởng mật độ xương
trong thời kì trước nhanh hơn nam giới. Nhưng ở độ tuổi 20 thì mức độ khác
biệt về mật độ xương giữa nam và nữ không còn khác nhau đáng kể. Sau thời
kì tăng trưởng mật độ xương trải qua giai đoạn ổn định, kéo dài khoảng từ 5
đến 15 năm. Sau độ tuổi 35, mật độ xương bắt đầu suy giảm, nhất là sau mãn
kinh. Mức độ suy giảm mật độ xương ở nữ thường cao hơn nam. Chính vì sự
suy giảm mật độ xương mà xương bị yếu, dễ bị gãy [39].
1.3.2. Quá trình chu chuyển của xương
Xương không phải là mô chết, thực tế xương là một mô liên tục có
chuyển hóa (metabolism) và đổi mới (remodeling). Cả hai quá trình này được
điều hòa bởi các yếu tố tại chỗ và toàn thân. Một chu kì đổi mới xương bao
gồm 3 giai đoạn: giai đoạn hủy xương (resorption), giai đoạn chuyển đổi


11

(reversal) và giai đoạn tạo xương mới (formation). Để hoàn thành quá trình tái
tạo xương cần mất 3-4 tháng, sau đó là giai đoạn nghỉ dài trước khi bắt đầu một
chu kì đổi mới xương tiếp theo [38].
Trong suốt cuộc đời của một người, xương cũ bị loại bỏ (tiêu xương)
và xương mới được thêm vào bộ xương (hình thành). Trong những năm thời
thơ ấu và thiếu niên, xương mới được thêm vào nhanh hơn so với xương cũ bị
loại bỏ. Kết quả là, xương trở nên lớn hơn, nặng hơn và dày đặc hơn.

Hình 1.1. Sơ đồ chu kì đổi mới xương [38].
Quá trình phát triển cơ thể, khối lượng xương trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Khối lượng xương tăng dần để đạt đến giá trị tối đa

(gọi là khối lượng xương đỉnh), Peak Bone Mass – PBM. PBM được định
nghĩa là khối lượng mô xương lúc kết thúc giai đoạn trưởng thành. Thời điểm
đạt được PBM khác nhau giữa nam và nữ. Tuy nhiên, đạt mức cao nhất ở tuổi
trưởng thành vào khoảng 25 tuổi và duy trì khoảng 10 năm sau đó [6]. Đỉnh


12

của khối xương chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có yếu tố dinh
dưỡng [46].
- Giai đoạn hai là giai đoạn mất xương chậm: giai đoạn này phụ thuộc
vào tuổi và giới, nữ thường ở tuổi mãn kinh và nam khoảng 52 tuổi.
- Giai đoạn ba là giai đoạn mất xương nhanh: giai đoạn này xuất hiện
ở nữ sau mãn kinh. Theo Riggs (1995), trong toàn bộ cuộc đời một phụ nữ sẽ
mất khoảng 35% xương đặc và 50% xương xốp, nam giới mất khoảng 2/3 số
này [31], [46].
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới mật độ xương
1.4.1. Độ tuổi
Nhiều tác giả cho rằng sự mất xương bắt đầu vào khoảng tuổi 30 – 35 ở
vị trí bè xương và tuổi 40 ở vị trí vỏ xương. Cho đến nay đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu chứng tỏ rằng có một sự giảm rõ rệt mật độ xương theo tuổi.
Tuổi càng cao mật độ xương càng giảm. Ở người già có sự mất cân bằng giữa
tạo xương và hủy xương. Chức năng của tạo cốt bào bị suy giảm là một
nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất xương ở tuổi già. Một nguyên nhân thứ
hai dẫn tới sự mất xương ở người già là sự suy giảm hấp thu canxi ở ruột và
sự giảm tái hấp thu canxi ở ống thận. Tham gia vào quá trình hấp thu canxi ở
ruột có vai trò của 1-25 dihydroxy cholecalciferol trong máu cũng giảm do
chế độ dinh dưỡng, do giảm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời [73].
Các nhóm nghiên cứu của Brahm (1998), Cheng (1999), Vũ Thị Thu
Hiền (2005) đều cho thấy có mối liên quan giữa tuổi với tỉ lệ loãng xương

[52], [51], [78]. Boyanov và cộng sự (2002) trong nghiên cứu ở 8869 phụ nữ
Bulgary từ 20-87 tuổi cũng cho thấy mật độ xương cẳng tay giảm theo tuổi
với tỉ lệ là 20,5% với nhóm tuổi dưới 50 và 32,5% với nhóm tuổi từ 50 tuổi
trở lên [51].
Trần Thị Tô Châu và Vũ Thị Thanh Thủy (2006) cũng cho thấy tỉ lệ
loãng xương tăng dần theo tuổi đặc biệt là tăng nhanh sau tuổi 50 [10]. Thời


13

gian sống càng lâu, khối lượng xương mất càng lớn đồng thời sự hấp thu
canxi cũng giảm và do đó dễ có khả năng loãng xương [34].
Trong nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thu Hiền (2009) cũng cho thấy tỉ
lệ loãng xương của phụ nữ tăng dần theo tuổi, đặc biệt là tăng nhanh sau tuổi
50 với 8,4% ở nhóm 50-60 tuổi so với 3,7% ở nhóm 40-49 tuổi (p<0,05) [17].
1.4.2. Estrogen
Năm 1940, Albright là người đầu tiên đã tìm thấy được mối liên hệ giữa
loãng xương và giảm chức năng của buồng trứng ở phụ nữ. Sau đó nhiều kết
quả nghiên cứu đã khẳng định kết luận của Albright. Mặc dù mất xương là
hiện tượng sinh lí xuất hiện sau tuổi 40 ở cả hai giới, song rõ ràng tốc độ mất
xương ở cả nam và nữ là hoàn toàn khác nhau. Ở tuổi 70 có tới 50% phụ nữ
sau mãn kinh có biểu hiện mất xương trong khi ở nam giới chỉ có 25% có
biểu hiện mất xương ở độ tuổi 80 [24]. Sự mất xương ở nữ xuất hiện sớm hơn
từ 15-20 năm so với nam giới là hậu quả của sự suy giảm chức năng buồng
trứng một cách nhanh chóng [38].
Ở nữ giới, hormon Estrogen có vai trò quan trọng trong việc duy trì
khối lượng xương. Estrogen tăng hoạt động của các tế bào tạo xương, tăng
vận chuyển calci vào xương, tăng hấp thu canxi ở ruột.
Sự thiếu hụt estrogen là nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng nguy cơ
loãng xương ở phụ nữ. Người ta nhận thấy, khối lượng xương thấp và tốc độ

mất xương xảy ra nhanh ở những phụ nữ bị cắt bỏ buồng trứng. Nhiều nghiên
cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp hormon thay thế sẽ làm giảm sự mất xương. Liệu
pháp hormon thay thế được áp dụng trong vòng 5 – 10 năm sau mãn kinh sẽ
làm giảm tới 50% nguy cơ gãy xương do loãng xương [4].
Như vậy, mãn kinh chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự khác biệt
giữa nguy cơ loãng xương ở nam và nữ. Có thể nói estrogen có vai trò quan
trọng trong việc duy trì khối lượng xương.
1.4.3. Yếu tố dinh dưỡng
Dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng của bộ xương. Sự thiếu hụt


14

khẩu phần canxi và vitamin D cho cơ thể trong một thời gian dài cũng như sự
mất cân đối về dinh dưỡng và tỉ lệ canxi/phospho trong khẩu phần ăn hàng
ngày là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất góp phần gây ra bệnh
loãng xương của con người do ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng xương
đỉnh và tốc độ mất xương [27]. Ở những phụ nữ sau mãn kinh có chế độ dinh
dưỡng thiếu canxi, khối lượng xương có thể giảm tới 15% do thiếu estrogen
và 16% do thiếu canxi và vitamin D [22]. Chế độ ăn không đầy đủ canxi sẽ
ảnh hưởng đến sự đạt được đỉnh cao của khối xương và sự mất xương sau
này. Một nghiên cứu được tiến hành trên 200 phụ nữ Trung Quốc 57 tuổi và
được bổ sung 2 li sữa giàu canxi mỗi ngày, kết quả cho thấy ở nhóm nghiên
cứu uống sữa có tốc độ mất xương chậm hơn rõ rệt so với nhóm không uống
sữa [64].
Theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam năm
2007, nhu cầu canxi của phụ nữ trên 60 tuổi là 500mg/ngày [3]. Người cao
tuổi, do năng lượng khẩu phần giảm nên dễ bị thiếu các vitamin và khoáng
chất, đặc biệt là canxi và vitamin D. Canxi tuy không phải là yếu tố giải quyết
hoàn toàn chứng loãng xương nhưng chúng có vai trò tác động lên hệ xương

trên 2 phương diện: Cung cấp cho cơ thể các chất cần thiết để tạo xương, duy
trì hồi phục xương suốt cuộc đời. Nếu chế độ ăn không đủ canxi, cơ thể buộc
phải điều động canxi từ xương, điều này lâu dần sẽ dẫn đến loãng xương.
Theo khuyến cáo của WHO, nhu cầu canxi của người trên 50 tuổi tối thiểu là
1.200mg/ngày, vitamin D là 400 – 800 IV/ngày [5].
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung (2005) cũng cho
thấy tần suất sử dụng hàng ngày các thực phẩm giàu canxi làm giảm tình
trạng loãng xương. Những người ăn đậu phụ, rau muống chỉ 1-4 lần/tháng có
nguy cơ bị loãng xương và giảm mật độ xương cao hơn 76 và 27 lần so với
những người ăn đậu phụ và rau muống hàng ngày [14]. Nghiên cứu của Phạm
Thị Thu Hương (2004), cũng thấy việc sử dụng ít các thực phẩm giàu canxi
hoặc các thực phẩm tăng cường canxi là một yếu tố nguy cơ đối với tình trạng


15

loãng xương của phụ nữ [21]. Trên thực tế phần lớn khẩu phần ăn của người
Việt Nam thường không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết [27]. Đây chính là
nguyên nhân khiến cho thanh niên nước ta luôn có chiều cao khiêm tốn so với
thanh niên các nước trong khu vực kèm theo đó là tỉ lệ loãng xương khi về già
cũng cao hơn, đặc biệt là phụ nữ nông thôn [22].
Vitamin D là một chất dinh dưỡng quan trọng trong việc duy trì sức
khỏe của xương. Các chức năng chính của vitamin D là qui định của sự hấp
thụ canxi ở ruột và sự kích thích tiêu xương dẫn đến việc duy trì nồng độ
canxi huyết thanh. Kết quả nghiên cứu của Sunyecz (2008) chỉ ra rằng sự
thiếu hụt vitamin D làm giảm sự hấp thu canxi của cơ thể từ ruột từ đó là làm
gia tăng sản xuất tế bào hủy xương, cơ thể không được cung cấp đủ vitamin D
có thể dẫn đến nguy cơ cao loãng xương. Ánh sáng mặt trời là nguồn phổ biến
nhất của vitamin D. Một đề nghị cho đủ lượng vitamin D từ ánh sáng mặt trời
là sự tiếp xúc trực tiếp của da trên khuôn mặt, cánh tay, bàn tay hoặc lưng với

ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút từ trước 10 giờ sáng hoặc sau 3 giờ
chiều vào mùa xuân, mùa hè, và mùa thu ít nhất hai lần mỗi tuần. Người cao
tuổi đặc biệt dễ bị thiếu vitamin D vì họ thường ít ra khỏi nhà, ít tiếp xúc với
ánh nắng mặt trời, bởi vì từ 60 tuổi trở đi khả năng tổng hợp vitamin D trong
da của họ giảm [77].
Theo một nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 95 bệnh nhân
loãng xương từ 60 tuổi trở lên, được điều trị tại khoa Nội Cơ Xương Khớp
Bệnh viện Chợ Rẫy của tác giả Trần Văn Đức và Lê Anh Thư (2010), kết quả
đo mật độ xương tại cổ xương đùi và cột sống thắt lưng cho thấy loãng xương
nặng chiếm 52,36% (ở cả 2 vị trí), loãng xương 42,11% và 40%, nồng độ
vitamin D trung bình là 56.34 ± 38.11 nmol/L. Tỉ lệ thiếu hụt vitamin D là
56,84% [15]. Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Thu Hương và cộng
sự (2012) trên 269 phụ nữ và 222 nam giới từ 13-83 tuổi, được chọn ngẫu
nhiên từ các khu vực đô thị và nông thôn ở miền Bắc Việt Nam. Kết quả cho
thấy tỷ lệ thiếu vitamin D ở phụ nữ là 30%, gần hai lần cao hơn ở nam giới


16

(16%) [60].
Qua những dữ liệu này cho thấy rằng tỉ lệ thiếu dinh dưỡng đặc biệt là
canxi và vitamin D ở Việt Nam tương đối cao vì vậy cần phải nâng cao nhận
thức về các vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe đặc biệt là bệnh loãng xương.
1.4.4. Yếu tố chiều cao
Những người có tầm vóc nhỏ có khối lượng xương thấp hơn nên dễ có
nguy cơ loãng xương. Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy chiều cao thấp
là yếu tố nguy cơ đối với giảm mật độ xương và loãng xương. Ở Việt Nam,
nghiên cứu của tác giả Vũ Đình Chính (1994) cho thấy số người có triệu
chứng gợi ý loãng xương chiếm 40% ở nhóm có chiều cao <140 cm [11].
Theo Vũ Thị Thanh Thủy và cộng sự (2010) cho rằng những phụ nữ có chiều

cao từ 145 cm trở xuống có nguy cơ giảm mật độ xương nhanh hơn so với
những phụ nữ có chiều cao trên 145cm [36]. Kết quả nghiên cứu của các tác
giả Dequeker (1980), Vũ Thị Thu Hiền (2009) cũng cho thấy những người có
tầm vóc nhỏ có khối xương thấp dễ có nguy cơ loãng xương [55], [17].
1.4.5. Yếu tố cân nặng
Ở những phụ nữ nhẹ cân sự mất xương xảy ra nhanh hơn và tần suất gãy
cổ xương đùi và xẹp đốt sống do loãng xương cao hơn [11]. Ngược lại, cân
nặng cao là một yếu tố bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng mất xương thông qua
việc tăng tạo xương và tăng chuyển hóa androgen của tuyến thượng thận
thành estron ở mô mỡ. Yếu tố cân nặng có ảnh hưởng tốt trên khối xương,
những người béo có mật độ xương cao hơn so với những người gầy.
Năm 1986, Viện quốc gia về sức khỏe của Đan Mạch đã thông báo rằng
trọng lượng cơ thể thấp là một yếu tố nguy cơ đối với sự phát triển của loãng
xương [42]. Năm 2003, theo báo cáo của nhóm chuyên gia tư vấn phối hợp
WHO/FAO cũng cho thấy rằng cân nặng cơ thể thấp làm tăng nguy cơ gãy
xương do loãng xương cho nam và nữ trên 50 tuổi [46].
Nghiên cứu của tác giả Ninh Thị Nhung và Phạm Ngọc Khái [27] cho
thấy những phụ nữ có cân nặng <40kg có mật độ xương thấp hơn so với


17

những phụ nữ thừa cân béo phì. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Thủy và
Trần Thị Tô Châu (2006) cân nặng dưới 42kg là yếu tố nguy cơ gây lún đốt
sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh [10]. Ngoài ra khi nghiên cứu
bệnh chứng của Mai Thị Công Danh và cộng sự (2008) ở thành phố Hồ Chí
Minh cũng chỉ ra rằng cân nặng dưới 44kg là yếu tố nguy cơ gây loãng xương
với tỉ số nguy cơ (OR) là 3,6; với khoảng tin cậy 95% (CI) là 1,1-15,4 [13].
1.4.5. Chỉ số khối cơ thể (BMI)
Nhiều nghiên cứu cho rằng, cùng với cân nặng thì chỉ số khối của cơ

thể cũng có ảnh hưởng đến mật độ xương. Boyanov và Popivanov (2002)
trong nghiên cứu của mình đã nhận thấy BMI ≥ 25 dường như là yếu tố bảo
vệ đối với mật độ xương trong khi ở những người gầy hơn với BMI ≤ 22 thì
lại tăng nguy cơ loãng xương [51]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Châu
(2003) cũng cho thấy chỉ số BMI có ảnh hưởng đến mật độ xương của phụ nữ
mãn kinh. Những phụ nữ béo và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì tỉ lệ bị
loãng xương thấp (23,3%). Ngược lại, đối với những phụ nữ gầy thì tỉ lệ bị
loãng xương cao (43,3%) [8].
1.4.6. Yếu tố vận động
Các hoạt động thể lực tác động đến xương bởi vì các hoạt động này
giúp cho mật độ xương đạt đỉnh ở tuổi trưởng thành [23]. Tình trạng giảm vận
động ở những người lớn tuổi cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến sự mất xương.
Sự vận động của các cơ kích thích sự tạo xương và tăng khối lượng xương.
Ngược lại, sự giảm vận động dẫn tới mất xương nhanh [8]. Sức bền của
xương phản ánh sự kết hợp của mật độ khoáng trong xương và chất lượng
xương [38].
Theo một nghiên cứu ở 256 phụ nữ tiền mãn kinh và 585 phụ nữ mãn
kinh ở Nhật của tác giả Fukuharu và cộng sự (2001) cho thấy những người có
thói quen tập thể dục là cách hiệu quả để duy trì sức khỏe của xương [57].
Nghiên cứu của Adami Silvano và cộng sự (2008) tiến hành trên 6.811
phụ nữ tuổi 40-80 và 4981 nam giới tuổi 60-80 ở các vùng khác nhau của


18

Italy cũng cho thấy những người đi bộ hoặc đạp xe mỗi ngày trên 30 phút sẽ
làm tăng mật độ xương so với nhóm không tập [47].
Đặc biệt, nghiên cứu mới đây của tác giả Lưu Ngọc Giang và Nguyễn
Thị Trúc (2011) việc không vận động thể lực là một yếu tố nguy cơ của loãng
xương và gãy xương, chẩn đoán theo T-score với p<0,05. Tiêu chuẩn vận

động trong nghiên cứu là đi bộ khoảng 30 phút, 2-3 lần mỗi tuần, liên tục ≥ 1
năm [16]. Dalsky và Stock (1988) đã ghi nhận rằng một chương trình luyện
tập 40 tuần làm tăng đáng kể mật độ xương ở cột sống thắt lưng của những
người luyện tập so với những người không luyện tập [54]. Trong một nghiên
cứu dài 4 năm, Smith và cộng sự (1996) đã so sánh 2 nhóm đối tượng, một
nhóm có luyện tập aerobic có chịu tải 45 phút/lần, 3 lần/tuần và một nhóm
không luyện tập [76]. Kết quả cho thấy tỉ lệ mất xương ở nhóm luyện tập
giảm hơn so với nhóm không luyện tập.
Ở Việt Nam, nghiên cứu của các tác giản Vũ Thị Thanh Thủy (1996),
Vũ Thị Thu Hiền (2005), Nguyễn Thị Kim Dung (2005) cho thấy rằng những
phụ nữ tập thể dục đều đặn ít nhất 3 lần/tuần sẽ giảm được nguy cơ loãng
xương so với nhóm không tập thể dục [33], [78], [14].
1.4.7. Thời gian mãn kinh
Mối liên quan giữa mãn kinh và loãng xương cũng đã được biết đến từ
lâu. Vào năm 1940-1941, cùng với Bloomberg, Smith và Richardson,
Albright đã trình bày một nghiên cứu trên 42 trường hợp loãng xương, trong
đó 40 ca là phụ nữ sau mãn kinh; tìm hiểu những ảnh hưởng của estrogen trên
cân bằng canxi ở những phụ nữ này cùng có nhận xét rằng: Sau mãn kinh
người phụ nữ có xu hướng bị mất xương của cột sống và xương chậu nên ông
gọi tình trạng này là loãng xương sau mãn kinh [48]. Nghiên cứu của Ho
(1997) cho thấy số năm mãn kinh đóng góp vào nguy cơ mật độ xương giảm
ở cột sống thắt lưng và cổ xương đùi [59]. Nghiên cứu của Phạm Thị Thu
Hương và cộng sự (2004) cũng cho thấy tỉ lệ loãng xương tăng dần theo thời


×