Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

nghiên cứu đặc điểm tinh dịch đồ theo tiêu chuẩn tổ chức y tế thế giới 2010 của nam giới đến khám tại trung tâm hỗ trợ sinh sản bệnh viện phụ sản trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.88 KB, 66 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vô sinh là một trong những vấn đề chính của chiến lược sức khỏe sinh
sản của Tổ chức y tế thế giới (WHO). Theo định nghĩa của WHO, vô sinh là
tình trạng mà các cặp vợ chồng mong muốn có thai, sinh hoạt tình dục đều
đặn không sử dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai nào nhưng không có thai
trong vòng 12 tháng trước khi nghiên cứu. Tỷ lệ vô sinh chung (bao gồm
nguyên phát, thứ phát) trên thế giới dao động khoảng 6-12%. Ở Việt Nam, tỷ
lệ vô sinh trên toàn quốc khoảng 7,7%, tỷ lệ này thay đổi theo từng vùng và
có xu hướng ngày càng tăng [1]
Vô sinh là vấn đề của một cặp vợ chồng. Theo ghi nhận của hầu hết y
văn và tài liệu trên thế giới, vấn đề vô sinh do nam giới đóng một vai trò khá
lớn trong nguyên nhân gây vô sinh. Nó chiếm tỷ lệ gần bằng hoặc tương
đương với các nguyên nhân gây vô sinh do nữ, cụ thể 40% nguyên nhân do
chồng, 40% nguyên nhân do vợ, do cả hai vợ chồng là 20% [2]. Suy giảm tinh
trùng là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra vô sinh nam. Các yếu
tố nội sinh và ngoại sinh đã và đang tác động một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp tới quá trình sinh sản và trưởng thành của tinh trùng. Sự phát triển công
nghiệp hóa xã hội làm môi trường ô nhiễm, cộng thêm lối sống và những loại
bệnh ảnh hưởng đến quá trình sinh sản bảo tồn nòi giống của con người đang
là những yếu tố ảnh hưởng xấu tới chất lượng tinh trùng [3].
Cho đến nay, phương pháp chính để chẩn đoán vô sinh nam thường dựa
trên kết quả của tinh dịch đồ theo tiêu chuẩn của WHO bao gồm các chỉ số về
thể tích tinh dịch, mật độ tinh trùng, tỉ lệ tinh trùng di động, tỉ lệ tinh trùng
hình dạng bình thường Năm 1980, lần đầu tiên WHO đưa ra những tiêu
chuẩn cho việc đánh giá xét nghiệm tinh dịch người. Hơn 30 năm trôi qua, với
những sự chỉnh sửa phù hợp, phiên bản V của Cẩm nang hướng dẫn về xét
2
nghiệm chẩn đoán và xử trí tinh dịch người được xuất bản vào năm 2010 đã
hình thành những tiêu chuẩn đánh giá chung cho các bệnh viện, các phòng xét
nghiệm nam khoa trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, lĩnh vực vô sinh gần đây


đã phát triển và nam học đã được quan tâm tới, những tiêu chuẩn đánh giá và
xử lý tinh dịch người theo WHO 2010 đã bắt đầu được áp dụng vào giữa năm
2010 và ngày càng được phổ biến ra các trung tâm trên toàn quốc. Tuy nhiên
cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về việc áp dụng tiêu chuẩn WHO
2010 để đánh giá chất lượng tinh trùng ở cặp vợ chồng đến khám vô sinh [4].
Với mong muốn góp phần nhỏ vào công tác chăm sóc sức khỏe nói chung và
cho nam giới nói riêng, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm
tinh dịch đồ theo tiêu chuẩn Tổ chức Y tế thế giới 2010 của nam giới đến
khám tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Phụ sản Trung ương” với
hai mục tiêu:
1. Đánh giá chất lượng tinh trùng nam giới đến khám tại trung tâm hỗ
trợ sinh sản Bệnh viện Phụ sản Trung ương theo tiêu chuẩn của Tổ
chức Y tế thế giới năm 2010.
2. Nghiên cứu một vài yếu tố liên quan tới chất lượng tinh trùng.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm giải phẫu – sinh lý cơ quan sinh dục nam
1.1.1. Cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh dục nam
Cơ quan sinh dục nam bao gồm: dương vật và tinh hoàn
Tinh hoàn: ở nam giới trưởng thành, thể tích của tinh hoàn trung bình
là 18,6 ±4,3 cm
3
.
Nhu mô tinh hoàn được chia làm khoảng 100 – 250 thùy bởi
các vách xơ. Mỗi thùy có 1 đến 3 ống sinh tinh, là nơi sản sinh tinh trùng và
hormon nam testosteron [5]. Tinh hoàn bao gồm các ống dẫn tinh nằm trong tổ
chức liên kết chứa các tế bào kẽ. Ống dẫn tinh có nhiệm vụ sản xuất ra giao tử
trong khi đó các tế bào kẽ chịu trách nhiệm sản xuất ra hormon. Thành ống sinh
tinh được cấu tạo bởi màng đáy bao bọc lấy một khung tạo nên bởi những tế bào

Sertoli đang che chở cho các tế bào dòng tinh đang phát triển ở các giai đoạn
khác nhau. Các tế bào Sertoli nối với nhau nhờ các thể liên kết, làm thành hàng
rào máu - tinh hoàn, tránh cho tinh trùng tiếp xúc với tế bào miễn dịch trong cơ
thể, bảo vệ cho tinh trùng không bị hoạt hóa sinh ra kháng thể kháng tinh trùng
[6],[7], [8]. Xen kẽ giữa các ống sinh tinh là các mô liên kết: mạch máu, thần
kinh và những tế bào leydig – tế bào này đảm nhiệm chức năng nội tiết là sản
xuất ra hormon sinh dục nam: testosteron [9], [7], [10]
1.1.2. Quá trình sản sinh tinh trùng
Sinh tinh là một quá trình xảy ra liên tục có thể chia thành 3 giai đoạn:
giai đoạn tế bào mầm, giai đoạn biệt hóa chức năng để thụ tinh (phân bào
giảm nhiễm) giai đoạn biệt hóa về cấu trúc để có khả năng tự di chuyển [11],
[10]. Quá trình này xảy ra ở tất cả các ống sinh tinh của nam giới từ khi dậy
thì cho tới cuối cuộc đời [12].
4
1.1.2.1. Giai đoạn tế bào mầm:
Giai đoạn đầu của bào thai, các tế bào mầm nguyên thủy di chuyển tới
tuyến sinh dục đang phát triển. Những tế bào mầm này chưa trưởng thành gọi
là tinh nguyên bào (spermatogonia) sẽ phát triển bằng cách phân bào nguyên
nhiễm. Nguyên bào tinh nằm dọc bờ ngoài của ống tinh gần với tế bào Sertoli
và tế bào đệm [13]. Trước tuổi dậy thì nguyên bào tinh không hoạt động. Từ
tuổi dậy thì trở đi nguyên bào tinh phân chia liên tục bằng quá trình phân bào
nguyên nhiễm tạo thành nhiều tế bào và cung cấp liên tục các tế bào mới. Các
biểu mô mầm ban đầu dưới ảnh hưởng của testosteron phải mất khoảng 64
ngày mới biệt hóa để trở thành tinh trùng [6],[14].
1.1.2.2. Giai đoạn biệt hóa về cấu trúc
Các tiền tinh trùng biệt hóa thành tinh trùng trưởng thành (spermatozoa).
Quá trình biệt hóa này gọi là hiện tượng sinh tinh: các tiền tinh trùng dài ra phát
triển thành đuôi nối bào tương. Điểm cơ bản của quá trình biệt hóa là các tiền
tinh trùng vẫn được cung cấp đầy đủ bộ gien lưỡng bội của tế bào mẹ [11]
1.1.2.3. Giai đoạn biệt hóa về chức năng

Mỗi tế bào tinh trùng nguyên thủy trải qua quá trình 2 lần phân bào
giảm nhiễm, phân bào giảm nhiễm đầu tiên tạo ra 2 tinh trùng thứ cấp, quá
trình này kéo dài 24 ngày để từ một tế bào tinh bào I đang có 23 đôi nhiễm
sắc thể được phân chia thành 2 tế bào tinh bào II, mỗi tế bào chỉ còn 23 nhiễm
sắc thể. Giai đoạn này dễ bị các tác nhân vật lý hay hóa học tác động nhất làm
cho quá trình tạo tinh trùng dừng lại ở giai đoạn tinh bào I [13].
Sự sinh tinh nhạy cảm với môi trường, đặc biệt là thay đổi về nhiệt độ. Nhiệt
độ thích hợp là khoảng 2 độ dưới nhiệt độ cơ thể. Nếu tinh hoàn chưa di
chuyển đến bìu thì quá trình sinh tinh sẽ bị rối loạn vì nhiệt độ tinh hoàn lúc
này quá cao [11].
5
1.1.3. Quá trình trưởng thành của tinh trùng
Tinh trùng được sinh ra trong các ống sinh tinh của tinh hoàn. Tinh
trùng ở trong ống sinh tinh chưa có khả năng tự di chuyển và cũng chưa có
khả năng thụ tinh cho noãn. Trong giai đoạn đầu của đường dẫn tinh sự di
chuyển của tinh trùng là do các luồng dịch và lông chuyển trên bề mặt biểu
mô. Những tế bào chế tiết ở biểu mô ống mào tinh đã tiết ra một số chất
làm tinh trùng có những biến đổi về cấu tạo hình thái và hóa học. Sau 3-5
ngày được vận chuyển qua ống mào tinh, tinh trùng đã có thể tự chuyển
động được [15], [10].
1.1.4. Cấu tạo tinh trùng
Tinh trùng dài khoảng 50µm gồm hai vùng có hình thái và chức năng
riêng biệt: đầu và đuôi bao quanh bởi một màng huyết tương. Trong tinh
trùng không có các bộ phận như: ribosom, lưới nội mô, thể golgi. Tinh trùng
có một lượng lớn ti lạp thể cung cấp năng lượng cho hoạt động của đuôi [11].
1.1.4.1. Đầu
Đầu là một khối AND không hoạt động và khá đặc để giúp cho thể tích đầu
càng nhỏ càng tốt. Phía trước là cực đầu (acrosome) có cấu trúc là một túi chứa
đầy men thủy phân (enzym hydrolytic) men này mà phản ứng cực đầu xảy ra
giúp cho tinh trùng xâm nhập vào vùng trong suốt của noãn bào và thụ tinh [11]

1.1.4.2. Đuôi
Đuôi có hình roi gồm những ống nhỏ phù hợp để chuyển động. Ở phần
trên và đoạn giữa của đuôi tinh trùng, các ống được các ty lạp thể khá đặc biệt
bao xung quanh. Các ty lạp thể này nhu nhập dinh dưỡng và chuyển thành
ATP là nguồn năng lượng cho hoạt động của đuôi [11].
1.2. Hormon tham gia điều hòa quá trình tạo tinh trùng
Quá trình tạo tinh trùng ở các ống sinh tinh được kích thích bởi
testosteron do tế bào leydig của tinh hoàn sản xuất, dưới sự điều khiển phức
6
tạp bởi các hormon GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone) của vùng dưới
đồi và FSH (Follicle Stimulating Hormone), LH (Luteinizing hormon) của
tuyến yên [7].
1.2.1. FSH
FSH tác động lên tế bào đích là tế bào Sertoli, thông qua trung gian của
tế bào này tác động lên một số giai đoạn của quá trình sinh tinh. Tế bào
Sertoli chế tiết ra một loại protein ức chế FSH của tuyến yên. Mọi tổn thương
tế bào Sertoli hay tổn thương quá trình sinh tinh đều làm tăng nồng độ FSH
trong máu. Vùng dưới đồi có vai trò quan trọng vì chế tiết LH-RH một chất
điều khiển chế tiết FSH và LH của tuyến yên [16].
Vùng dưới đồi đảm nhận chức năng lồng ghép trục thần kinh-nội tiết sinh
sản, chế tiết hormon GnRH để phòng thích từng nhịp vào thùy trước tuyến yên.
Tuyến yên gắn với vùng dưới đồi bởi cuống yên, GnRH tác động lên tế
bào hướng sinh dục nằm rải rác trong thùy trước tuyến yên để tổng hợp các
hormon hướng sinh dục (Gonadotropin hormones) như FSH và LH [7]
Hormon FSH từ tuyến yên tác động lên các tế bào Sertoli, kích thích
enzym adenycyclase, làm tăng AMP vòng (adenosin monophosphat cyclic)
và thúc đẩy quá trình tổng hợp protein gắn androgen là ABP (androgen
binding protein). Protein này liên kết với testosteron rồi được tiết vào lòng
ống sinh tinh, nơi mà testosteron rất cần cho quá trình sinh tinh bằng cách
kích thích phát triển các tế bào mầm nguyên thủy ở gần màng đáy của các

ống sinh tinh thành tinh trùng [17].
1.2.2. LH
LH tác động quyết định nhưng gián tiếp đến quá trình sinh tinh bằng
cách tăng cường tổng hợp testosterone trong các tế bào Leydig nằm kề ống
sinh tinh trong tinh hoàn. Tế bào Leydig tổng hợp testosterone từ cholesteron,
thông qua nhiều giai đoạn dưới tác động của enzyme thích ứng. Đầu tiên là
7
chuyển cholesteron vào màng ngoài ty thể nhờ một protein StAR (Steroidogenic
acute regulatory protein). Bước thứ hai là biến đổi Pregnenolon thành
testosterone trong lưới nội bào tương nhòa một enzyme duy nhất là cytocrom
P450 C17 (CYP17). CYP 17 làm một lúc hai chức năng: 17 hydroxylase và 17 –
20 desmolase. Protein STAR và enzyme CYP 17 đều chịu sự chỉ huy của LH
thông qua các thụ thể mang bào tương [18], [13], [19].
1.2.3. Testosterone
Testosterone xâm nhập tế bào đích một cách thụ động và có thể biến
đổi thành dihydrotestosteron nhờ enzyme 5α reductase. Trong bào tương,
testosterone và dihydrotestosteron đều gắn với các thụ thể giống nhau, nhưng
chức năng lại khác nhau. Phức hợp testosterone – thụ thể có chức năng điều
hòa chế tiết các hormone hướng sinh dục, thúc đẩy sự phát triển của các ống
Wolff trong giai đoạn biệt hóa sinh dục, đồng thời kích thích quá trình sinh
tinh. Phức hợp dihydrotestosteron – thụ thể lại có chức năng nam hóa thể hình
trong giai đoạn phôi thai, thúc đẩy hoạt động các androgen lúc trưởng thành,
duy trì quá trình sinh sản tinh trùng [19], [20].
1.2.4. Điều hòa sản xuất các hormone hướng sinh dục trục
dưới đồi – tuyến yên
FSH điều hòa sản xuất testosterone bằng cách điều chỉnh số lượng thụ
thể trên các tế bào Leydig.
LH điều chỉnh tổng hợp testosterone bằng cách tự giảm các thụ thể ở bề
mặt tế bào Leydig.
Ngoài ra beta endorphin sản xuất từ tế bào Leydig có vai trò ức chế

testosterone – vai trò cận tiết (paracrin).
Testosteron tự điều chỉnh bằng cách điều chỉnh CYP 17 ở ty thể.
8
Inhibin ức chế tuyến yên sản xuất FSH: dưới ảnh hưởng của FSH, các
tế bào Sertoli sản xuất hormone inhibin A và B, ở người chỉ có inhibin B có
tác dụng ức chế FSH.
Prolactin được sản xuất bởi các tế bào hướng sữa nằm ở phần bên thùy
trước tuyến yên. Prolactin có khả năng ức chế cả FSH, LH và testosterone.
Estradiol là sản phẩm chuyển hóa từ testosterone tại tế bào Leydig,
Sertoli cũng như các mô đích khác như tuyến yên hay vùng dưới đồi … nhờ
enzym aromatase. Các hormon GnRH, LH và FSH bị ức chế chủ yếu bởi
estradiol. Khi testosterone không chuyển hóa được thành estradiol do khuyết
tật enzym aromatase hoặc khi estraiol kém tác dụng do khuyết tật thụ thể thì
testosterone ở nồng độ cao cũng không ức chế được LH [20], [21], [22].
β – endorphin có vai trò điều hòa các hormon sinh dục và ngược lại, các
hormon sinh dục có khả năng điều hòa sản xuất β – endorphin. Các nghiên cứu
cho thấy khi tiêm naloxon (một chất đối kháng thuốc phiện) vào cơ thể, người ta
thấy nhịp giải phóng LH tăng lên rõ rệt về tần số cũng như về biên độ.
Nồng độ LH, FSH, ACTH (adenocorticotropic hormon) đều tăng lên
trong máu, trong khi prolactin do stress gây nên lại giảm xuống. Kết quả này
cho thấy vai trò ức chế của endorphin đối với gonadotropin [13].
1.3. Các bệnh lý rối loạn quá trình tạo tinh trùng
Khả năng sinh sản của nam giới phụ thuộc vào số lượng, chất lượng của
tinh trùng và các yếu tố đảm bảo sự di chuyển của tinh trùng từ nơi nó được sinh
ra vào đường sinh dục nữ và kết thúc là gặp được noãn bào [6], [23].
Các bệnh lý rối loạn quá trình tạo tinh trùng chia làm hai nhóm:
- Rối loạn quá trình tạo tinh trùng do rối loạn các hormon hướng sinh
dục (nguyên nhân trước tinh hoàn).
- Rối loạn tinh trùng do bệnh lý của tinh hoàn (nguyên nhân tại tinh hoàn).
9

1.3.1. Rối loạn quá trình tạo tinh trùng do rối loạn các
hormon hướng sinh dục
Suy giảm hormon hướng sinh dục nguyên phát: Thiếu hụt hormon vùng
dưới đồi, những rối loạn chức năng hoặc bất thường về hình thái của vùng
dưới đồi dẫn đến suy giảm GnRH, điều này dẫn đến thay đổi quá trình sinh
tổng hợp và chế tiết hormon hướng sinh dục, giảm nồng độ LH, FSH trong
máu. Hậu quả là quá trình sinh tinh bị giảm một phần hoặc hoàn toàn.
Suy giảm hormon hướng sinh dục do tăng quá mức các hormon khác:
Sản xuất quá nhiều androgen: androgen không chỉ được tổng hợp ở riêng tế
bào Leydig mà còn được tổng hợp ở tuyến thượng thận.
1.3.2. Rối loạn quá trình tạo tinh trùng do các bệnh lý của tinh hoàn
* Các bệnh lý của tinh hoàn do rối loạn gen:
Gồm các rối loạn nhiễm sắc thể giới tính trong quá trình biệt hóa tinh hoàn:
Hội chứng Klinefelter: là bệnh rối loạn số lượng nhiễm sắc thể [24]. Tổn
thương tinh hoàn diễn ra một cách từ từ.
* Rối loạn quá trình tạo tinh trùng tại tinh hoàn do một số nguyên nhân
khác: Tổn thương tế bào dòng tinh do ngoại môi: các tế bào dòng tinh trong
ống sinh tinh phân chia với tốc độ cao để tạo ra tinh trùng. Vì vậy nhiều tác
động ngoại cảnh có thể ảnh hưởng tới quá trình tạo tinh trùng [25].
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng
Gần đây theo nhiều nghiên cứu trên thế giới người ta nhận thấy mật độ
tinh trùng có xu hướng giảm đi. Ở Đan Mạch, Bostofte nghiên cứu 1000 mẫu
tinh dịch thấy giá trị trung bình về mật độ tinh trùng năm 1952 là 73 triệu/ml,
nhưng 20 năm sau chỉ còn là 54.5 triệu/ml. Ở Thụy Điển, vẫn tác giả này
nghiên cứu 185 mẫu thấy mật độ tinh trùng giảm rõ rệt từ mức 109 triệu/ml
vào năm 1960 xuống 65 triệu/ml vào năm 1980. Ở Mỹ, sự suy giảm mật độ
tinh trùng là 1.5 triệu/ml/năm, ở châu Âu 3.13 triệu/ml/năm [26].
10
Câu hỏi được đặt ra: điều gì làm thay đổi quá trình suy giảm khả năng
sinh tinh và chất lượng tinh trùng. Qua các nghiên cứu người ta đã nhận thấy

sự giảm sút chất lượng tinh trùng. Qua các nghiên cứu người ta đã nhận thấy
sự giảm sút chất lượng tinh trùng liên quan tới các tác nhân vật lý, hóa học,
các bệnh lý nhiễm trùng cấp và mãn tính, các bệnh lây truyền qua đường tình
dục, tiền sử dùng thuốc, tiền sử phẫu thuật hoặc chấn thương sinh dục [27],
[28], [29], [30].
1.4.1. Tuổi
Liệu khi người nam giới có tuổi, sự sản sinh tinh trùng có ít đi không
và chất lượng tinh trùng có ảnh hưởng không?
Vào năm 1951, Macleod đã tiến hành nghiên cứu và nhận ra rằng có xu
hướng giảm khả năng di động tinh trùng ở nam giới trên 40 tuổi [31].
Tới năm 1996 một nghiên cứu của Hollanders và cộng sự thực hiện ở
Luân Đôn nhận thấy cùng với sự tăng lên của tuổi tác, khả năng di động
của tinh trùng và mật độ tinh trùng giảm đi rõ rệt. Các thông số khác như
thể tích, hình thái ít thay đổi. Có sự liên quan chặt chẽ giữa tuổi với các bất
thường về cấu trúc nhiễm sắc thể ở tinh trùng, chỉ có 2.8% ở tuổi 20 tăng
lên đến 13.6% ở tuổi 45 [29].
Tuy nhiên vào năm 2000 trong nghiên cứu ở Đức của Krause thực hiện
trên 253 người lại đưa ra kết quả trái ngược hoàn toàn: thể tích tinh dịch, số
lượng và độ di động của tinh trùng không thay đổi theo tuổi [32].
Gần đây năm 2005 một báo của Baird DT và cộng sự khi tiến hành
nghiên cứu và thấy có sự tăng lên đáng kể sự bất thường chromosomes trong
tinh trùng của các nam giới lớn tuổi [33].
Theo thời gian, khi người đàn ông có tuổi khối lượng cơ sẽ giảm, khối
lượng mỡ trong cơ thể tăng vậy liệu khi chỉ số IBM cao (high body mas
11
index) thì khả năng sản sinh tinh trùng có ảnh hưởng không? Đó là một câu
hỏi mà các nhà khoa học quan tâm.
Một nghiên cứu được thực hiện gần đây ở trung tâm hỗ trợ sinh sản
Atlanta Mỹ báo cáo kết quả nghiên cứu từ 117 nam giới trong đó 66 người có
chỉ số IBM cao. Người ta nhận thấy có mối liên hệ giữa những người đàn ông

có chỉ số IBM cao và sự suy giảm nồng độ testosterone ở những người này.
Nồng độ testosterone trong máu ở những người này giảm 24% so với những
người trong nhóm chứng. Hơn thế nữa cũng trong nghiên cứu này đã lưu ý
rằng những người đàn ông có chỉ số IBM cao thì có tuýp tinh trùng không
bình thường [34].
1.4.2. Ảnh hưởng của bệnh tật, các thuốc điều trị bệnh tới
chất lượng tinh trùng
Một số bệnh tật ảnh hưởng tới khả năng sinh sản ở nam giới, quai bị là
một trong số đó. Nếu mắc quai bị trước tuổi dậy thì, ít xảy ra biến chứng nhưng
nếu xảy ra sau dậy thì, tỷ lệ biến chứng từ 10-35%, dẫn đến viêm 1 hoặc 2 bên
tinh hoàn, hậu quả là sự giảm sút về số lượng và chất lượng tinh trùng [27].
Trong nghiên cứu của Trần Văn Hanh và cộng sự tiến hành trên 44
bệnh nhân không có tinh trùng trong tinh dịch điều trị tại trung tâm Công
nghệ phôi- Học viện Quân y nhận thấy: Các tế bào cấu tạo nên thành ống sinh
tinh bị thoái hóa ở mức độ khác nhau, mức độ thoái hóa trầm trọng. Các hình
ảnh tổn thương thường thấy: cấu trúc ống sinh tinh bị phá hủy hay vào đó là mô
liên kết không thấy sự hiện diện của tế bào dòng tinh. Thành ống sinh tinh bao
gồm một lớp tế bào nằm trên màng đáy, không thấy tinh nguyên bào, tinh bào I,
tinh bào II, tinh tử và tinh trùng, đường kính ống sinh tinh teo nhỏ lại. Trong một
số ít trường hợp ở những ống sinh tinh có mức độ thoái hóa nhẹ hơn thì thấy sự
hiện diện của tinh tử, thậm chí có trường hợp có thể thấy tinh trùng trong long
ống sinh tinh tuy vậy mật độ các tế bào này rất ít. Tuyến kẽ bị tổn thương hoặc
12
thoái hóa hoàn toàn. Ở các trường hợp khác tác giả thấy mô liên kết xung quanh
của ống sinh tinh xâm lấn với sự tăng sinh rất mạnh của các mạch máu [35].
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh được đề cập nhiều tới như là một
nguyên nhân gây giảm chất lượng và số lượng tinh trùng. Ở Pháp người ta
thấy rằng: giãn tĩnh mạch thừng tinh gây tinh trùng ít, dị dạng với nguy cơ 3,3
ở người bị vô sinh nguyên phát và 4,1 ở người bị vô sinh thứ phát [36] .
Sự bất toàn của hệ thống van tĩnh mạch trong tĩnh mạch tinh là nguyên

nhân gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch tinh. Sự suy yếu của van khiến cho sự
thoát lưu máu về tĩnh mạch trung ương sẽ không hiệu quả, dẫn đến sự hồi lưu
của dòng máu và kết quả là các tĩnh mạch tinh phình trướng. Khối tĩnh mạch
tinh giãn quanh tinh hoàn giống như một hồ máu nóng làm gia tăng nhiệt độ
tinh hoàn hơn 0,6-0,8 độ C so với bình thường và người ta tin rằng chính sự
gia tăng nhiệt độ tinh hoàn lâu ngày làm hư hại cấu trúc tinh hoàn [37], [38].
Các nghiên cứu cho thấy giãn tĩnh mạch tinh lâu ngày có thể dẫn đến
chậm phát triển tinh hoàn, ảnh hưởng xấu lên khả năng sinh tinh và sự sản
sinh androgens của tinh hoàn, ngoài ra dòng máu hồi lưu đem đến tinh hoàn
các nội tiết tố của thận, của thượng thận, và chuyển hóa chất khác
(corticosteroids, epinephine, renin ) cũng là những yếu tố có thể ảnh hưởng
đến hoạt động chức năng tinh hoàn [39].
Phần lớn giãn tinh mạch tinh không có triệu chứng. Nhiều trường hợp
chỉ phát hiện khi đi khám sức khỏe. Những triệu chứng khiến cho bệnh nhân
đến khám thầy thuốc là:
- Cảm giác khó chịu, nặng tức hoặc đau ở tinh hoàn.
- Nhìn thấy hay sờ thấy các tĩnh mạch giãn nở ở bìu.
- Teo tinh hoàn
- Vô sinh
13
- Tình trạng khó chịu hoặc đau tức bìu thường thuyên giảm khi nằm và
không bao giờ xuất hiện khi mới thức giấc, ngược lại thường gia tăng khi ngồi
lâu, đứng lâu hay khi hoạt động gắng sức trong thời gian dài [37].
Có nhiều nghiên cứu đã ghi nhận sự giảm nồng độ testosterone trong
các trường hợp vô sinh nam do giãn tĩnh mạch tinh [40].
Các bất thường có thể gặp trong xét nghiệm tinh dịch của bệnh nhân
giãn tĩnh mạch tinh là: giảm mật độ tinh trùng, giảm khả năng di động của
tinh trùng, tăng tỷ lệ tinh trùng có hình dạng bất thường. Ở nam giới bị giãn
tĩnh mạch tinh thì 90% các mẫu tinh dịch có tình trạng giảm di động tinh
trùng, và 65% có đậm độ tinh trùng <20 triệu/ 1 ml.

Tổn thương tế bào dòng tinh còn do dung các loại thuốc. Đa số các
tế bào dòng tinh bị hoát chất chống ung thư ức chế ở pha tổng hợp tế bào
và phân bào [41].
Trong nghiên cứu của Wei Yee Wong và cộng sự về yếu tố bệnh tật
ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng thực hiện ở Hà Lan nhận thấy trong nhóm
người có tiền sử bệnh tật, có tiền sử dung thuốc thì yếu tốt gây nguy cơ cho
tinh trùng nhất là dung kháng sinh (p=0,002), những người có bệnh về dạ dày
và dùng thuốc điều trị dạ dày (p=0,02), kế đến mới là những người bị bệnh
quai bị (p=0,04).[42]
Kháng sinh có thể tác động lên các ty thể của đa bào vì mang ribosom
70S. Sự tác động này có thể ảnh hưởng đến hoạt động tế bào và đặc biệt đối
với tinh trùng sẽ ảnh hưởng đến khả năng di động của chúng [25].
Một số thuốc có thể gây rối loạn hormone hương sinh dục, phần lớn là
kháng lại androgen làm ảnh hưởng tới quá trình sinh tinh trùng:
Halothan có thể gây viêm gan nhiễm độc hoặc một số thuốc như
ketoconazol, Cimeditin, Quinin, Phenytoin có khả năng ức chế Cytocrom P450
C17(CYP 19), Vì vậy các thuốc này có thể làm giảm quá trình sinh tinh [43].
14
- Cyproteron acetat: ngoài việc tranh chấp với dihydrotestosteron để
gắn vào receptor của mô đích, nó còn có tác dụng như progesterone làm ức
chế tăng tiết LH và FSH theo cơ chế điều hòa nược dẫn đến kháng
androgen rất mạnh [43].
- Spironolacton (Aldacton): là thuốc lợi niệu giữ kali có công thức gần
giống aldosteron. Vì vậy, khi dùng lâu sẽ làm ức chế sinh tổng hợp
testosterone từ tế bào Leydig [43].
- Finasterid: có khả năng ức chế 5α-redutase, là enzyme chuyển
testosterone thành dihydrotestosteron có hoạt tính sinh học cao để tác động tại
các tế bào đích như tế bào Sertoli. Vì vậy, Finasterid có thể làm quá trình sinh
tinh trùng nhưng không làm giảm nồng độ testosterone và LH trong huyết
tương [44], [45], [46].

- Nếu xạ trị liệu 18rad/ kg, khả năng sinh tinh hồi phục sau 12 tháng, liều
5- rad/kg hoặc lớn hơn sẽ gây hậu quả không tinh trùng trong tinh dịch [25].
Các nhà khoa học ở Viện quốc gia về sức khỏe trẻ em và phát triển con
người cùng với trung tâm y khoa Walter Reed Army ở Bethesda nhận thấy tác
động xấu của ibuprofen lên quá trình sản sinh tinh trùng qua các nghiên cứu của
họ trên động vật thí nghiệm là chuột và bò họ nhận thấy ibuprofen có thể làm
giảm khả năng sản xuất prostaglandins một chất hữu ích có trong tinh dịch.
Bệnh lây truyền đường tình dục như giang mai có thể ảnh hưởng đến quá
trình sinh tinh bởi nó tác động trực tiếp đến tinh hoàn và mào tinh gây viêm lan
tỏa mô kẽ, kết hợp với viêm nội mạc và hình thành các gôm giang mai [47].
Bệnh lậu và bệnh phong không được điều trị cũng là nguyên nhân gây
viêm tinh hoàn làm giảm khả năng sinh tinh [47].
Những người viêm nhiễm tinh dịch do E. coli cũng làm cho tinh trùng
bất động [39].
1.4.3. Ảnh hưởng của môi trường tới chất lượng tinh trùng
15
Năm 1986 Schill W. B. báo cáo nghiên cứu ở Đức của ông về tác động
của môi trường độc hại tới tinh trùng ông nhận thấy có mối liên quan giữa sự suy
giảm tinh trùng với những người tiếp xúc với hoát chất và kim loại nặng [48].
Các tác giả Whorton Meyer và cộng sự (1984); Berger (1998) qua nghiên
cứu nhận thấy các yếu tố hóa học có ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng.
Trong một nghiên cứu của Zorn B. và cộng sự thực hiện năm 1999 trên
2343 người đàn ông bình thường ở Slovenia để đánh giá sự thay đổi của tinh
trùng trong thời gian từ 1983 đến năm 1996. Nghiên cứu này cho thấy số
lượng tinh trùng thấp nhất tìm thấy ở những người sinh những năm từ 1950
đến 1960. Độ di động của tinh trùng giảm một cách đáng kể theo thời gian từ
1983 đến 1996. Đó là những năm có chất lượng có cuộc sống giảm. Môi
trường sống ô nhiễm và cuộc sống đầy rẫy stress [49].
Vào những năm 2004, Stoy J và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu
Cohort trên 1747 người đàn ông trong độ dưới 18 đến 39 làm công việc nặng

nhọc trên 30 giờ trong tuần thấy rằng mật độ tinh trùng trong nhóm này giảm
đi đăng kể so với nhóm chứng [50] .
Cũng trong thời gian này một nghiên cứu khác Wu JQ trên 562 người
đàn ông khỏe mạnh ở 7 tỉnh khác nhau của Trung Quốc nhận thấy rằng có sự
khác nhau rõ rệt về chất lượng tinh trùng ở các vùng khác nhau và yếu tố môi
trường có ảnh hưởng tới sự giảm sút chất lượng tinh trùng [51].
Tới năm 2006, Stefankiewics J báo cáo về nghiên cứu của mình được
thực hiện những người nam giới độ tuổi từ 15 đến 44 tuổi ở Ba Lan, ông nhận
thấy nguyên nhân gây suy giảm tinh trùng dẫn đến vô sinh thường thấy ở
những người đàn ông bị stress [52].
Ở việt Nam tác nhân xấu của môi trường tới suy giảm tinh trùng cũng
được các nhà khoa học quan tâm.
16
Năm 1993 Trịnh Văn Bảo và cộng sự đã báo cáo về nhận xét khi
nghiên cứu tinh dịch của 362 cựu chiến binh Việt Nam thấy mật độ tinh trùng
giảm, tỷ lệ tinh trùng dị dạng tăng ở nhóm đã từng tiếp xúc với chất độc màu
da cam trong chiến tranh hóa học ở miền Nam [53] .
Năm 1995, một nghiên cứu của Trần Thị Chính về ảnh hưởng của chất
độc Dioxin được thực hiện trên 26 cựu chiến binh có tiếp xúc với chất độc
này từ 5-10 năm ở chiến trường miền nam Việt Nam tuổi từ 45-65 nhận thấy
có tự kháng thể chống tinh trùng trong số họ chiếm tỉ lệ 2.7% [54].
Năm 2001, tác giả Trần Đức Phấn đưa ra nhận xét: nhóm có tiếp xúc
với nhiệt độ cao, tỷ lệ không có tinh trùng trong tinh dịch cao hơn so với các
nhóm khác [55].
Cũng trong năm 2001, tác giả Lê Minh Chính trong nghiên cứu của
mình đã báo cáo hóa chất sử dụng trong nông nghiệp tác động xấu tới tinh
trùng chiếm 16.5%.[56]
Năm 2004, Nguyễn Liêu cùng cộng sự ở bệnh viện 103 nghiên cứu trên
79 nam công nhân tiếp xúc nghề nghiệp và 32 người chứng đã kết luận số
lượng tinh trùng, thể tích tinh dịch, chất lượng tinh trùng ở nhóm này thấp

hơn rõ rệt với nhóm chứng. Thời gian tiếp xúc với TNT càng kéo dài thì số
lượng tinh trùng, thể tích tinh dịch và chất lượng tinh trùng càng giảm. Người
ta nhận thấy rằng TNT là loại thuốc nổ có khả năng thâm nhập vào cơ thể qua
đường da, hô hấp và tiêu hóa nhất là trong khí hậu nóng ẩm. Một đặc tính của
TNT là dễ tích lũy ở tổ chức giàu lipid. Vì vậy nó có thể tích lũy ở tinh hoàn,
từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển của tinh trùng.
1.4.4. Ảnh hưởng của thuốc lá và rượu hoặc các chất kích thích tới chất
lượng tinh trùng
Hút thuốc lá có phải là yếu tố gây suy giảm chất lượng tinh trùng
hay không?
17
Các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu và thực nghiệm
trên động vật.
Năm 1990, Patterson thực hiện nghiên cứu về sự thay đổi nồng độ
testosterone trên những con chuột (mice) có tác động của thuốc lá [57].
Cho tới năm 1997, Yardimici lại lặp lại thực nghiệm này trên những
con chuột cống [58].
Vào năm 1998, Meikle và cộng sự đã nghiên cứu về tác động của khói
thuốc tới nồng độ testosteron trong máu trên chó [59].
Tới năm 1996 Wine đã hồi cứu trên đối tượng là nam giới bị vô sinh
nghiện thuốc lá và nhận ra rằng: ở những người nghiện thuốc nồng độ
testosteron thay đổi [45].
Năm 1998, một nghiên cứu khác được thực hiện ở Saudi Arabia bởi
Adelusi B và cộng sự cũng nhận thấy rằng những người có thói quen hút
thuốc lá và thường xuyên uống cà phê thì độ di động của tinh trùng giảm [60].
Qua rất nhiều nghiên cứu và thực nghiệm người ta nhận ra rằng: hút
thuốc lá và uống rượu nhiều có thể ảnh hưởng có hại tới khả năng sinh sản
của nam giới. Cả hai tính chất: số lượng và độ di động của tinh trùng đều có
thể bị ảnh hưởng bởi hút thuốc lá, mặc dù uống nhiều rượu có thể làm giảm
số lượng tinh trùng, nhưng ảnh hưởng chính của nó là làm tổn thương tới sự

chế tiết testosteron, rượu làm tăng quá trình phân hủy hormon này, cũng như
biến đổi ngược lại thành estrogen, điều này làm giảm ham muốn tình dục.
Nghiện rượu còn là một nguyên nhân lớn gây liệt dương [10].
Năm 2003, Wai Yee Wong và cộng sự thực hiện một nghiên cứu case –
control giữa 92 người vô sinh và 73 người bình thường ở Hà Lan cũng khẳng
định hút thuốc lá thực sự ảnh hưởng tới tinh trùng [42].
18
Ở Ba Lan năm 2006 có báo cáo nghiên cứu của Stefankiewicz J. Ông
nhận thấy có mối liên quan giữa những người hút thuốc lá và tình trạng ít tinh
trùng ở những người này [52].
Gần đây nhất tháng giêng năm 2007 Ramlau-Hansen CH, Thulstrup
AM, Aggerholm AS, có một nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 2562 người
đàn ông làm các nghề khác nhau. Kết luận của nghiên cứu là những người
nghiện thuốc lá nặng có số lượng tinh trùng giảm 19% so với những người
không nghiện thuốc lá. Người ta tìm thấy có sự liên quan giữa thuốc lá và suy
giảm nồng độ testosterone cũng như nồng độ LH [61].
Nghiện cần sa nặng sẽ làm giảm nồng độ testosteron trong máu, giảm
mật độ tinh trùng trong tinh dịch [62].
Rõ ràng, vô sinh nói chung và vô sinh nam giới nói riêng thực sự là một
vấn đề sức khỏe. Một yếu tố làm cho vô sinh nam có chiều hướng tăng lên là
do những yếu tố nội sinh hoặc ngoại sinh tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm
suy giảm chất lượng tinh trùng. Các yếu tố này đã và đang thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới. Hy vọng việc nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng của chúng tôi sẽ giúp cho
ngành nam học trong nước phát triển.
1.5. Các chỉ số tinh dịch đồ trong cuốn cẩm nang về xét nghiệm và xử trí
tinh trùng của Tổ chức y tế thế giới 2010 [63]
1.5.1. Đánh giá về đại thể
- Ly giải: Sau khi xuất tinh mẫu tinh dịch được để trong tủ ấm hoặc
nhiệt độ môi trường, mẫu tinh dịch sẽ ly giải hoàn toàn trong thời gian 15

phút đầu, cá biệt có trường hợp kéo dài tới 60 phút.
- Độ quánh và màu sắc: Sau khi tinh dịch ly giải hoàn toàn, quan sát độ
quánh mẫu tinh dịch bằng cách hút vào pipette đường kính khoảng 1,5mm,
sau đó để tự nhỏ xuống. Bình thường tinh dịch sẽ nhỏ thành từng giọt nhỏ.
Nếu độ quánh tăng khi giọt nhỏ kéo dài thành sợi dài > 2 cm. Bình thường
19
màu sắc của tinh dịch có màu trắng đục, cũng có thể hơi trong hơn nếu mật độ
tinh trùng ít. Một số trường hợp bệnh lý có thể gặp như lẫn máu hoặc có mủ.
- Thể tích tinh dịch: Thể tích tinh dịch được đo bằng ống nghiệm có chia
vạch hoặc đo bằng xy lanh loại 5 ml. Giới hạn dưới của thể tích tinh dịch là 1,5 ml.
- pH: Chỉ số đánh giá độ a xít của tinh dịch. Dịch tiết của túi tinh có
tính chất kiềm còn của tuyến tiền liệt có tính chất a xít. Đo pH bằng giấy đo
pH có độ giao động từ 6 đến 10 và đo khi tinh dịch đã ly giải hoàn toàn.
Trong lần tái bản này WHO mới chỉ đưa ra được giới hạn dưới của pH là 7,2
còn giới hạn trên còn cần phải thêm số liệu.
1.5.2. Đánh giá về vi thể
- Kết đám tinh trùng: Là ngưng kết không đặc hiệu, gồm cả tinh trùng sống,
chết, di động và không di động và cả các tế bào không phải tinh trùng như bạch
cầu, tế bào biểu mô. Sự kết đám là biểu hiện không bình thường cần ghi lại.
- Kết dính tinh trùng: Là ngưng kết đặc hiệu, các tinh trùng di động kết
dính với nhau, các tinh trùng có thể kết dinh đầu với đầu, đầu với đuôi hoặc
đuôi với đuôi. Kết dính tinh trùng chia ra làm 4 mức độ khác nhau tuỳ vào
tinh trùng kết dính nhiều hay ít.
- Độ di động: Độ di động của tinh trùng được phân ra làm ba loại là:
+ Di động tiến tới (PR - progressive motility) khi tinh trùng di động nhanh,
thành đường thẳng hoặc vòng tròn lớn mà không tính đến tốc độ di chuyển.
+ Di động không tiến tới hoặc di động tại chỗ (NP - non-progressive
motility): bao gồm tất cả các di động khác còn lại bao gồm di chuyển thành
vòng tròn nhỏ, đuôi di động rất khó khăn đầu mới nhúc nhích hoặc chỉ quan
sát thấy đuôi nhúc nhích

+ Không di động (immotility): tất cả các trường hợp tinh trùng
không di động
20
Theo tiêu chuẩn lần xuất bản này thì giới hạn dưới của tổng số tinh trùng
di động (PR+NP) là 40%, trong khi giới hạn dưới của tinh trùng di động tiến
tới (PR) là 32%.
- Số lượng tinh trùng: Số lượng tinh trùng được đếm bằng buồng
đếm Makler hoặc buồng đếm Neubauer sau khi ly giải hoàn toàn. Buồng
đếm này cho phép đếm tinh trùng mà không cần phải pha loãng mẫu tinh
dịch nên rất dễ thực hiện. Lấy khoảng 10µl tinh dịch nhỏ vào buồng đếm
và đếm 10 ô vuông tất cả, số lượng tinh trùng đếm được nhân với 10
6
/ml.
Nếu mật độ tinh trùng ít sẽ tiến hành đếm cả 100 ô vuông, số lượng tinh
trùng đếm 18 được nhân với 10
5
/ml. Theo tiêu chuẩn của WHO năm 2010
thì giới hạn dưới mật độ tinh trùng là 15.10
6
/ml và tổng số tinh trùng của
một lần xuất tinh tối thiểu là 39.10
6
.
Hình thái học: hình thái của tinh trùng thay đổi rất nhiều, từ đầu, cổ đến
đuôi của tinh trùng.
- Chuẩn bị lam kính tiêu bản: ghi tên bệnh nhân trên phía đầu mờ của
tiêu bản, nhỏ giọt tinh dịch lên tiêu bản dàn mỏng bằng cạnh lam kính và để
khô trong môi trường không khí.
- Nếu mật độ tinh trùng trên 40.10
6

/ml thì có thể pha loãng với môi
trường, còn mật độ tinh trùng dưới 5.10
6
/ml thì pha loãng với môi trường sau
đó ly tâm lấy cặn để đánh giá hình thái học tinh trùng. Tuy nhiên để tinh trùng
dàn đều và mỏng trên tiêu bản cho dễ đọc thường chỉ nhỏ 1 giọt 10 µl tinh
dịch lên lam kính, sau đó dùng cạnh của một lam kính khác kéo dài giọt tinh
dịch tạo phết mỏng (tương tự như phết mỏng tìm ký sinh trùng sốt rét), sau đó
để khô và nhuộm tiêu bản. Mẫu tiêu bản có thể nhuộm bằng một trong các
phương pháp Papanicolaou, Shorr hoặc Diff-Quik. Bằng phương pháp nhuộm
này đầu tinh trùng phía acrosome có màu xanh nhạt và phía sau acrosome có
21
màu xanh đậm, cổ bắt màu đỏ hoặc không bắt màu, đuôi bắt màu xanh hoặc
đỏ. Giọt bào tương nằm phía sau đầu vào bao quanh cổ bắt màu xanh.
- Đánh giá hình thái: đánh giá hình thái tinh trùng dưới vật kính dầu
x100, cần đánh giá từ 100 đến 200 tinh trùng và phân loại hình thái tinh trùng.
Một số tiêu chuẩn đánh giá về hình thái tinh trùng như sau:
- Tinh trùng bình thường: đầu tinh trùng hình bầu dục, bờ đều, chiều
dài của đầu khoảng 4-5 µm, chiều rộng khoảng 2,5-3,5 µm, tỷ lệ chiều dài
đầu/chiều rộng đầu bằng 1,5-1,75. Acrosome rõ nét và chiếm khoảng 40-70%
thể tích đầu, không có không bào lớn trong acrosome và không có quá hai
không bào nhỏ. Thân tinh trùng phải mảnh mai và rộng khoảng 1µm, dài gấp
1,5 lần chiều dài đầu, đính vào trục của đầu. Giọt bào tương nhỏ hơn một nửa
thể tích của đầu. Đuôi dài khoảng 45µm, thẳng và nhỏ hơn cổ. Đánh giá một
tinh trùng bình thường thì tất cả các thành phần của tinh trùng phải bình
thường. Theo tiêu chuẩn của WHO 2010 thì giới hạn dưới tỷ lệ tinh trùng
bình thường là 4%.
Bất thường hình thái tinh trùng: đánh giá bất thường hình thái tinh trùng
theo tiêu chí sau:
- Bất thường đầu: đầu nhỏ, đầu to, đầu hình búp măng, đầu tù, đầu tròn,

đầu vô định hình, có nhiều không bào nhỏ hoặc trên 2 không bào lớn,
acrosome quá nhỏ (< 40% thể tích đầu) hoặc quá lớn (> 70%), hai đầu hoặc
bất cứ phối hợp bất thường trên.
- Bất thường cổ và thân: cổ, thân đính lệch vào đầu, thân to, gấp khúc,
mảnh nhỏ hoặc bất thường phối hợp
- Bất thường đuôi: ngắn, nhiều đuôi, gãy, cuộn lại
- Dư thừa bào tương ở phần thân hoặc cổ, kích thước khoảng 1/3 đầu.
Phân loại bất thường tinh trùng (nguồn Laboratory manual for the
Examination and processing of human semen)
Tỷ lệ sống: Có nhiều phương pháp đánh giá tinh trùng sống hay chết.
Phương pháp nhuộm Eosin-nigrosin, nhuộm eosin đơn thuần cho phép phân
22
biệt tinh trùng sống hay chết, ngoài ra còn phương pháp làm trương phù tế
bào do áp lực thẩm thấu thấp, tuy nhiên hiện nay chủ yếu áp dụng phương
pháp nhuộm eosin – nigrosin.Phương pháp nhuộm Eosin – nigrosin: eosin có
màu đỏ còn nigrosin có màu đen cho phép phân biệt tinh trùng sống hay chết.
Nếu tinh trùng bị chết, eosin sẽ ngấm vào tinh trùng và có màu đỏ, còn nếu
tinh trùng còn sống thì eosin không thể ngấm được vào bên trong tinh trùng
nên tinh trùng sẽ không bắt màu, còn nigrosin có tác dụng làm màu nền để dễ
phân biệt tinh trùng sống hay chết.Trộn khoảng 10µl eosin 1% với 10 µl tinh
dịch, sau khoảng 30 giây thì trộn thêm 30 µl nigrosin 10%. Sau khoảng 30
giây thì nhỏ khoảng 10 µl dịch này lên lam kính và để khô tự nhiên trong
không khí trong khoảng 15-20 phút, sau đó đánh giá dưới kinh hiển vi. Cần
đếm ít nhất 200 tinh trùng. Theo chuẩn của WHO năm 2010 thì giới hạn dưới
của tỷ lệ tinh trùng sống theo phương pháp nhuộm eosin-nigrosin là 58%
Bạch cầu và các tinh trùng non: Quan sát dưới kính hiển vi mẫu tinh
dịch còn thấy các tế bào tròn có nhân, các tế bào này có thể là bạch cầu hoặc
các tinh trùng còn non. Nếu mẫu tinh dịch có quá nhiều bạch cầu thì có thể do
viêm nhiễm tuyến sinh dục phụ, viêm đường dẫn tinh hoặc đường tiết niệu.
Còn nhiều tinh trùng non có thể là do stress hoặc tổn thương ống sinh tinh.

Thông thường thì không cần phải phân biệt đâu là tinh trùng non, đâu là bạch
cầu chỉ trừ trong trường hợp thật cần thiết bằng cách các bạch cầu có chứa men
myeloperoxidase, khi phản ứng với hydrogen peroxide (H
2
O
2
) sẽ giải phóng ra
oxy. Các tế bào này sẽ chuyển sang màu nâu khi có mặt của H
2
O
2
. Giới hạn
trên của số lượng tế bào tròn không thay đổi so với lần trước là 1.10
6
tế bào/ml.
1.5.3. Phân loại mẫu tinh dịch đồ theo tiêu chuẩn WHO 2010 [4], [64]
- Nhóm Oligospermia: chỉ có mật độ tinh trùng thấp hơn giới hạn tối thiểu.
- Nhóm Athesnozoospermia: chỉ có độ di động của tinh trùng thấp hơn
giới hạn tối thiểu.
- Nhóm Teratospermia: chỉ có hình dạng tinh trùng bình thường thấp hơn
giới hạn tối thiểu.
23
- Nhóm Oligo – Athesnozoospermia: có đồng thời mật độ và độ di động
của tinh trùng thấp hơn giới hạn tối thiểu.
- Nhóm Oligo – Teratospermia: có đồng thời mật độ và hình dạng tinh
trùng bình thường thấp hơn giới hạn tối thiểu
- Nhóm Athesno – Teratospermia: có đồng thời độ di động và hình dạng
bình thường của tinh trùng thấp hơn giới hạn tối thiểu.
- Nhóm OAT (Oligo-Athesno-Teratospermia): nhóm tinh trùng ít, yếu và dị dạng
- Nhóm Cryptozoospermia: có rất ít tinh trùng trong mẫu

- Nhóm Azoospermia: không tìm thấy tinh trùng trong cặn của mẫu xuất tinh
- Nhóm bình thường: các chỉ số về độ di động, mật độ và hình dạng bình
thường của tinh trùng đều trên ngưỡng giới hạn tối thiểu.
24
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các mẫu tinh dịch của nam giới đến khám và làm xét nghiệm tại
trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Những bệnh nhân nam đến xét nghiệm tinh dịch đồ tại labo trung tâm
hỗ trợ sinh sản Bệnh viện phụ sản trung ương.
- Những bệnh nhân này không sinh hoạt tình dục ít nhất 2 ngày và không
quá 7 ngày khi đến làm xét nghiệm. Mẫu tinh dịch được lấy bằng phương
pháp thủ dâm tại phòng khám hoặc tại nhà (nếu lấy tại nhà cần mang đến viện
trong thời gian 30 phút và được giữ ấm).
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu
- Mẫu tinh dịch không đạt tiêu chuẩn theo các hướng dẫn nêu trên.
2.1.3. Số lượng đối tượng nghiên cứu
2.1.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.
2.1.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
).(
)1(
2
2
2
1
ε

α
p
pp
n
Z

=

Trong đó:
n: cỡ mẫu tối thiểu
α: mức ý nghĩa thống kê, lấy giá trị α = 0,05.
25
z: giá trị tới hạn của phân bố chuẩn với mức ý nghĩa 2 phía của sai lầm
α đã ấn định. Với α = 0,05  Z = 1,96.
p: dựa vào nghiên cứu phân tích kết quả tinh dịch đồ theo tiêu chuẩn
WHO 2010 của tác giả Hồ Mạnh Tường năm 2012, các chỉ số tinh dịch
đồ bình thường trên giới hạn tối thiểu chiếm tỷ lệ 14,56%. Lấy p= 0,146
q = 1- p =0,854
ε = 0,3
Thay các giá trị vào công thức:
n= 1,96
2
x
0,146 x 0,854
= 249
(0,146x0,3)
2
Chọn n = 250
2.1.3.3. Cách chọn mẫu
Theo thống kê của Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Phụ sản trung

ương, trung bình hàng ngày có khoảng 10 đến 15 trường hợp đến làm tinh
dịch đồ, như vậy chúng tôi lấy tiến hành lấy toàn bộ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn
trong thời gian 2 tháng từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 5 năm 2014.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Các thông số cần thu thập
Thông tin hành chính:
Tổng số bệnh án nghiên cứu
Nhóm tuổi
Nghề nghiệp
Học vấn
Nơi cư trú: nông thôn hay thành thị
Hỏi về tiền sử:
Dậy thì từ năm bao nhiêu tuổi?
Có tiền sử phẫu thuật vùng bìu, tổn thương tinh hoàn chưa? Năm nào?
Có tiền sử mắc quai bị không? Năm nào?
Có tiền sử mắc bệnh đường tiết niệu?

×