Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

PHÁP LUẬT VIỆT NAM về QUẢN lý CHẤT THẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.62 KB, 3 trang )

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG
THƯỜNG
1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và đồng thời thực hiện công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước trên tất cả lĩnh vực trong đó nỗi bật là lĩnh vực kinh tế đã mang lại
nhiều thành tựu to lớn “Trong giai đoạn 2000-2012, GDP của ngành Nông nghiệp liên tục
tăng với tốc độ tăng bình quân 3,5%/năm”,
1
bình quân thời kỳ 2006-2010, tăng trưởng kinh tế
đạt 7,01%/năm, với những thành tựu đạt được đã góp phần giải quyết các vấn đề xã hội như
xóa đói gảm nghèo, tạo việc làm cho lao động thất nghiệp. Tuy nhiên cùng với sự phát triển
đó luôn tồn tại những khó khăn và hiện nay môi trường là vấn đề được quan tâm hàng của tất
cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Với sự phát triển kinh tế như hiện nay số
lượng chất thải ngày càng nhiều, số lượng hành vi vi phạm pháp luật đến môi trường ngày
càng tăng do đó đòi hỏi công tác quản lý chất thải ngày càng phải chặt chẽ hơn. Theo Luật
Bảo vệ Môi trường năm 2005, chất thải bao gồm chất thải nguy hại (CTNH) và chất thải rắn
thông thường, xét về tính chất chất thải nguy hại là loại chất thải gây ô nhiễm hàng đầu tuy
nhiên đối với chất thải rắn thông thường nếu không thu gom và vận chuyển một cách hợp lý
sẽ dẫn dến quá trình tiêu hủy gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến môi trường đôi khi hơn
cả chất thải nguy hại. Do đó trong phạm vi bài viết này sẽ đề cập đến những quy định của
pháp luật Việt nam về quản lý chất thải rắn thông thường trong khâu thu gom, lưu giữ, vận
chuyển chất thải rắn thông thường, nhằm hiểu rõ hơn về những quy định của pháp luật cũng
như tầm quan trọng của việc quản lý chất thải rắn thông thường.
2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG
THƯỜNG TRONG KHÂU THU GOM, LƯU GIỮ, VẬN CHUYỂN
2.1 Khái niệm chất thải, chất thải rắn thông thường
Theo cách hiểu thông thường chất thải là những gì con người loại bỏ trong quá trình sinh
hoạt, sản xuất, tuy nhiên để hiểu rõ hơn một cách toàn diên về chất thải ta tìm hiểu dưới góc
độ pháp lý “ Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,
sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.
2


Về khái niệm chất thải rắn thông thường chưa có một cách
định nghĩa cụ thể nhưng dựa vào những đặc trưng có thể định nghĩa như sau: Chất thải rắn
1
Ngọc Thúy, TỔNG CỤC THỦY SẢN, Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngành
NN&PTNT (04/11/2013), />kinh-te-quoc-te-nganh-nn-ptnt, [ truy cập ngày 1-1-2014].
2
Luật bảo vệ môi trường năm 2005, điểu 3, khoản 10.
thông thường là một dạng vật chất ở thể rắn và không phải là chất thải nguy hại được phát sinh
trong đời sống hằng ngày của con người.
2.2 Phân loại chất thải rắn thông thường
Tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP Về quản lý chất thải rắn quy định, chất thải rắn thông
thường từ tất cả các nguồn thải khác nhau phải được chia làm 2 nhóm chính:
Thứ nhất nhóm các chất có thể thu hồi tái sử dụng, đối với nhóm này thường phát sinh nhiều
trong hoạt động kinh doanh sản xuất của con người như các thiết bị điện tử dân dụng và công
nghiệp, bao bì, giấy, thủy tinh…
Thứ hai nhóm các chất thải cần xử lý chôn lấp, ở nhóm thứ hai đây là các loại chất thải phát
sinh nhiều từ sinh hoạt hằng ngày của con người như các chất thải hữu cơ, các chất thải tiêu
dùng, và tất cả các loại chất rắn khác không thể tái sử dụng.
2.3 Những quy định của pháp luật về thu gom lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn thông thường
Khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển, ý thức về môi trường của người dân ngày càng nâng
cao việc thu gom chất thải rắn thông thường được các cấp chính quyền ngày càng quan tâm
tuy nhiên tỉ lệ thu gom vẫn chưa đạt yêu cầu “ tỷ lệ thu gom ở các đô thị tăng từ 72% năm
2004 lên 80% - 82% năm 2008 và đạt khoảng 83 - 85% năm 2010 nhưng vẫn còn khoảng 15 -
17% CTR đô thị bị thải bỏ bừa bãi gây ô nhiễm môi trường”
3
do đó việc thu gom là vấn đề
cần thiết.Thu gom chất thải rắn đó là các hoạt động tập hợp, phân loại và lưu giữ từ nhiều nơi
đến một hoặc nhiều địa điểm được các cơ quan có thẩm quyền cho phép và phải theo quy
định của pháp luật. Việc thu gom phải do các công ty dịch vụ, hợp tác xã hoặc hộ gia đình
thực hiện bằng hình thức thông qua hợp đồng thực hiện dịch vụ. Tại các khu đô thị chất thải

rắn thông thường phải được thu gom theo các tuyến đường và theo các phương thức như theo
thời gian, địa điểm, phương tiện dùng để thu gom… đồng thời phải phù hợp với quy hoạch
quản lý chất thải rắn đã được phê duyệt.
Đối với việc lưu giữ chất thải rắn thông thường tại điều 3 khoản 6 Nghị định số 59/2007/NĐ-
CP Về quản lý chất thải rắn định nghĩa “Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong
một khoảng thời gian nhất định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận
chuyển đến cơ sở xử lý”. Như vậy chất thải rắn trước khi được xử lý cần có một khoảng thời
gian để giữ để các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận để xử lý và khoảng thời gian này là
không được quá 2 ngày, các thùng lưu giữ tại các khu vực công cộng phải phù hợp với tiêu
chuẩn kỹ thuật và bảo đảm tính mỹ quan, riêng các thùng lưu giữ chất thải bên trong công
3
Tổng Cục Môi Trường, Tổng Cục Môi Trường, Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các đô thị ở Việt
Nam và giải pháp, />%A1ng-qu%E1%BA%A3n-l%C3%BD-ch%E1%BA%A5t-th%E1%BA%A3i-r%E1%BA%AFn-sinh-ho%E1%BA
%A1t-c%E1%BB%A7a-c%C3%A1c-%C4%91%C3%B4-th%E1%BB%8B-%E1%BB%9F-Vi%E1%BB%87t-
Nam-v%C3%A0-gi%E1%BA%A3i-ph%C3%A1p.aspx, [ngày truy cập 2-1-2014].
trình dung tích phải được bảo đảm kích cỡ phù hợp với thời gian lưu giữ. Trên các tuyến
đường các khu thương mại các điểm khu dân cư, các đầu mối giao thông, quảng trường và
các khu vực công cộng khác phải bố trí các phương tiện lưu giữ chất thải rắn cho phù hợp .
Vận chuyển chất thải rắn thông thường, đây là giai đoạn được quan tâm nhiều nhất, giữ vai
trò quan trọng trong hoạt động quản lý chất thải góp phần giảm thiểu sự ứ đọng rác thải nếu
như thực hiện tốt ở khâu vận chuyển, cũng giống như việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn
thông thường cùng được thực hiện do các công ty dịch vụ, hợp tác xã dịch vụ hay các hộ gia
đình thông qua các hợp đồng thực hiện dịch vụ, qua đó các phương tiện vận chuyển chất thải
rắn phải là các phương tiện chuyên dụng được thiết kế cho việc vận chuyển chất thải và phải
đảm bảo các yêu cầu về kĩ thuât, phải được kiểm định được các cơ quan chức năng cấp phép
lưu hành, trong lúc vận chuyển không để chất thải rắn rò rỉ, rơi vãi chất thải, gây phát tán
bụi, mùi và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
3. KẾT LUẬN
Qua những quy định của pháp luật ta thấy việc quản lý chất thải vô cùng quan trọng, nó
không phải được thực hiện ở một giai đoạn mà phải qua nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó

chất thải rắn thông thường là một trong những chất thải tương đối dễ quản lý hơn một số loại
chất thải khác, tuy nhiên nếu như không có một quy trình quản lý phù hợp sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến môi trường do đó việc quản lý chất thải rắn thông thường cũng đóng một vai trò hết
sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường hiện nay. Ở giai đoạn thu gom, lưu giữ vận
chuyển chất thải rắn thông thường đây là một giai đoạn quan trọng góp phần vào việc bảo vệ
môi trường, cảnh quan thiên nhiên đồng thời đó là giai đoạn quyết định cho việc thực hiện
các khâu tái chế, tiêu hủy và chôn lấp.

×