Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

thực trạng sức khỏe tâm trí học sinh trường thpt nguyễn trãi – huyện vũ thư – tỉnh thái bình năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.95 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
PHẠM THỊ HƯƠNG
THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM TRÍ CỦA
HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
HUYỆN VŨ THƯ – TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2012
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN YTCC
KHÓA 2009 – 2013
HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
PHẠM THỊ HƯƠNG
THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM TRÍ CỦA
HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
HUYỆN VŨ THƯ – TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2012
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN YTCC
KHÓA 2009 – 2013
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Hoàn
HÀ NỘI - 2013
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân
thành tới: Đảng ủy, Ban Giám Hiệu, Phòng đào tạo trường Đại học Y Hà Nội
đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được học tập, rèn luyện và phấn đấu trong
suốt bốn năm qua.
Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm khoa
và toàn thể các thầy cô giáo trong Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công
cộng – Trường Đại học Y Hà Nội đã giảng dạy và tạo điều kiện cho em hoàn
thành luận văn này
Đặc biệt em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Thị Hoàn
giảng viên bộ môn Sức khỏe môi trường – Trường Đại học Y Hà Nội, cô đã
hết lòng dìu dắt, hướng dẫn và giúp đỡ em thực hiện luận văn này.


Tự đáy lòng mình em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cha mẹ và những
người thân trong gia đình luôn tạo điều kiện tốt nhất, luôn động viên, khuyến
khích và là chỗ dựa tinh thần lớn nhất của em trong suốt hơn 20 năm qua.
Cuối cùng em xin cảm ơn tới các anh, các chị, các bạn luôn giúp đỡ,
động viên, khuyến khích để em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Phạm Thị Hương
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***********
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
− Phòng Đào Tạo – Trường Đại học Y Hà Nội.
− Viện Đào Tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng
− Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Em xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm luận văn một cách khoa
học, chính xác, trung thực, các kết quả, số liệu trong luận văn này đều là sự
thật và chưa được đăng tải trên tài liệu khoa học nào. Nếu có bất kì sai sót nào
em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Phạm Thị Hương
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CSSK : Chăm sóc sức khỏe
SKTT : Sức khỏe tâm trí
THPT : Trung học phổ thông
VTN : Vị thành niên
WHO : Tổ chức Y tế thế giới

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, các rối loạn sức khỏe tâm trí
(SKTT) hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong gánh nặng bệnh tật hiện tại. Theo
báo cáo năm 2001 của Tổ chức Y tế Thế giới, những rối loạn này chiếm
khoảng 12% trên tổng số gánh nặng bệnh tật [8].
Một số nghiên cứu tại Việt Nam cũng chỉ ra tỷ lệ học sinh có vấn đề
về SKTT dao động từ 8- 21% [12], [16].
Đặc biệt ở tuổi vị thành niên, khi tâm sinh lý đang phát triển mạnh mẽ,
trẻ em rất dễ bị tác động bởi môi trường, gia đình và xã hội, phát sinh các rối
loạn như: rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc quá mức với cấp độ khác nhau
như sự chống đối, gây rối trong gia đình và ngoài xã hội, trốn học, bỏ học,
bỏ nhà, trộm cắp, ma túy, mại dâm, bạo lực [20].
Thực tế những năm gần đây, rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe
tâm trí học sinh trường học đã và đang nổi lên cần có sự quan tâm thích đáng
và các giải pháp hành động của toàn xã hội, đó là do cuộc sống có nhiều biến
động sinh ra các stress, tâm trí con người dễ bị rối loạn, đặc biệt là ở lứa tuổi
học sinh trung học phổ thông (THPT), các em có nhiều thay đổi về sinh lý
cũng như tâm lý, đó là giai đoạn có nhiều biến đổi nhất trong cuộc đời (các
em buộc phải chọn ngành nghề cho tương lai, các em có những tình cảm mới
lớn), hơn nữa bên cạnh những tác động từ chính nội tâm của các em cộng
thêm những tác động từ bên ngoài ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của các
em, ví dụ như các mối quan hệ, những yêu cầu của gia đình, thầy cô, nhà
trường, xã hội. Đó là những nguyên nhân gây ra nhiều thay đổi trong tâm tư,
tình cảm của các em, nếu những sự thay đổi đó không kiểm soát được sẽ sinh
ra những rối loạn về mặt tâm lý cho các em.
2
Trong nhà trường cũng luôn luôn có một tỷ lệ học sinh có vấn đề về
sức khỏe tâm trí, có 19,46% học sinh có rối nhiễu về tâm lý trong tổng số
học sinh các cấp học, lam dụng chất gây nghiện đang tăng nhanh chóng,

trong số các ca tự sát, 10% ở độ tuổi 10- 17 [8]. Theo nghiên cứu của Hoàng
Cẩm Tú và Đặng Hoàng Minh nghiên cứu trên học sinh ở hai trường THPT
Nguyễn Trãi (Hà Nội) và Vân Tảo (Hà Nội) cho thấy trẻ mắc các vấn đề về
sức khỏe tâm trí chiếm 22,55% [13].
Tình hình sức khỏe tâm trí ngày càng phổ biến và đáng báo động, đòi
hỏi Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và các cấp chính quyền có sự quan tâm chặt chẽ.
Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc khu vực sông Hồng hiện nay
chưa có nghiên cứu nào về vấn đề SKTT học sinh. Vì vậy chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: "Thực trạng sức khỏe tâm trí học sinh trường
THPT Nguyễn Trãi – Huyện Vũ Thư – Tỉnh Thái Bình năm 2012” với
mục tiêu sau:
1. Mô tả tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm trí tại trường THPT
Nguyễn Trãi – Huyện Vũ Thư –Tỉnh Thái Bình năm 2012
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến vấn đề sức khỏe tâm trí của học
sinh tại trường THPT Nguyễn Trãi – Huyện Vũ Thư – Tỉnh Thái Bình
năm 2012.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Sức khỏe
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) “sức khỏe là một trạng thái hoàn
toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ bao gồm
trạng thái không có bệnh hoặc thương tật” [5].
1.1.2. Sức khỏe tâm trí
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩaTheo từ điển tâm lý học, sức
khỏe tâm trí “là một trạng thái thoải mái, dễ chịu về tinh thần, không có các
biểu hiện rối loạn về tâm trí, một trạng thái đảm bảo cho sự điều khiển hành
vi, hoạt động phù hợp với môi trường” [26].
Ở Việt Nam, khái niệm sức khỏe tâm trí, sức khỏe tinh thần và sức

khỏe tâm thần thường được dùng lẫn lộn với nhau nhưng với ý nghĩa như
nhau. Trong tiếng Việt từ tâm thần mang rất nhiều định kiến vì nó gắn liền với
những bệnh tâm thần nặng như tâm thần phân liệt, động kinh (điên, cuồng, lên
cơn giật) nên những nhà tâm lý thường sử dụng từ sức khỏe tâm trí nhằm làm
giảm nhẹ những định kiến xã hội với sức khỏe tâm thần [11]
Quan niệm về SKTT trẻ em ngày nay được xem là một thể liên tục từ
phát triển tâm lý bình thường về các mặt đến bất thường bệnh lý, từ nhẹ đến
nặng, có tính chất nhất thời hoặc kéo dài, bao gồm các trạng thái:
− SKTT tốt: đạt các mốc phát triển tâm lý trong giai đoạn của lứa tuổi
mình và không có biểu hiện lệch lạc.
− SKTT bị tổn thương: không chỉ bó hẹp ở một tỷ lệ nhỏ các rối loạn
tâm thần (10- 20%) như những bệnh tâm thần nặng, mạn tính hoặc các khuyết tật
về tâm thần, mà còn bao gồm các trạng thái không thoải mái về tâm lý do căng
4
thẳng bởi các stress tâm lý từ phía môi trường sống gia đình, trường học, cộng
đồng xã hội
Như vậy, SKTT của một người được đánh giá tốt bao gồm:
 Có cảm giác sống thực sự thoải mái, tin vào giá trị bản thân và phẩm
chất- giá trị của người khác.
 Có khả năng kiểm soát được cảm xúc tình cảm, nhận thức hành vi, ứng
xử để vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.
 Có khả năng tạo dựng, phát triển và duy trì các mối quan hệ thích hợp
 Có khả năng tự hàn gắn sau các choáng tâm lý hay stress.
Hiện nay xã hội phát triển quá nhanh, tạo cho con người nhiều áp lực
cần giải tỏa, nhiều điều xã hội đòi hỏi con người không thể đáp ứng [4].
1.1.3. Khái niệm rối loạn sức khỏe tâm trí
Tổ chức Y tế thế giới cho rằng các vấn đề sức khỏe tâm trí bao gồm rất
nhiều các vấn đề khác nhau từ nhẹ đến nặng với nhiều triệu chứng phong phú.
Tuy nhiên, một cách khái quát, những triệu chứng này là sự kết hợp của
những suy nghĩ cảm xúc, hành vi lệch lạc và mối quan hệ với người khác lệch

lạc, ví dụ như trầm cảm, lo âu, stress đến chậm phát triển và những rối loạn
liên quan đến lạm dụng chất gây nghiện [28]. Rối loạn SKTT là một tình trạng
sức khỏe do bị rối loạn các chức năng nhận thức, cảm xúc, xã hội. Một người
được coi là có vấn đề về SKTT khi được những người có chuyên môn y tế
công nhận như bác sĩ tâm thần, cán bộ tâm lý lâm sàng [11].
1.1.4. Đặc điểm tâm sinh lý giai đoạn vị thành niên (10- 19 tuổi)
Lứa tuổi vị thành niên là một giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển từ
tuổi ấu thơ sang người lớn [18]
Đây là giai đoạn đặc biệt duy nhất của con người, nó được đánh dấu
bằng những thay đổi đồng loạt và xen lẫn nhau từ giản đơn sang phức tạp bao
gồm: sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh tâm lý và các quan hệ
xã hội nhằm đáp ứng các nhiệm vụ phát triển.
5
Nhưng đây cũng là giai đoạn nảy sinh nhiều rối nhiễu tâm lý nhất so
với các lứa tuổi khác. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vị thành niên nằm
trong độ tuổi từ 10- 19 tuổi [18]
Các nhà sinh lý, tâm lý chia lứa tuổi vị thành niên thành 3 giai đoạn:
− Giai đoạn vị thành niên sớm tương đương với tuổi thiếu niên:
˖ Nam 12- 13 tuổi
˖ Nữ 10- 12 tuổi
− Giai đoạn vị thành niên giữa, tương đương với tuổi thiếu niên
lớn:
˖ Nam 14- 16 tuổi
˖ Nữ 13- 16 tuổi
− Giai đoạn cuối vị thành niên, tương đương với lứa tuổi đầu thanh
niên:
˖ Nam 17- 19 tuổi
˖ Nữ 17- 18 tuổi [18]
Giai đoạn 10- 19 tuổi của trẻ em thuộc vào giai đoạn vị thành niên
được thừa nhận về văn hóa – xã hội là giai đoạn chuyển tiếp giữa tuổi ấu thơ

và tuổi trưởng thành, ở tuổi này các em có nhiều biến động, chịu nhiều ảnh
hưởng của môi trường, kinh tế, văn hóa, xã hội. Về mặt tâm lý, sinh lý, tuổi vị
thành niên là thời kỳ phát triển chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ của con người
và là thời kì phát triển diễn ra những thay đổi cơ bản về thể chất, cũng như
tinh thần, nhân cách
Thời kì vị thành niên được đặc trưng bởi sự phát triển nhanh cả về trí
tuệ lẫn thể lực. Giai đoạn phát triển thể lực này chỉ kém tốc độ phát triển của
bào thai và những năm đầu của trẻ. Thời kì vị thành niên cũng đánh dấu sự
phát triển lớn về mặt xã hội các em có xu hướng thoát ly gia đình, ham muốn
tìm hiểu khám phá xã hội để hòa nhập vào [4].
6
Bảng 1.1. Đặc điểm các giai đoạn của tuổi vị thành niên [18]
Đặc điểm Giai đoạn đầu
VTN (10- 13
tuổi)
Giai đoạn giữa
VTN (14- 16
tuổi)
Giai đoạn cuối
VTN (17- 19
tuổi)
Phát triển sớm
˖Tính sinh dục
thứ yếu phát sinh,
phát triển
˖Độ lớn tăng
nhanh đến điểm
cao nhất
˖Hành kinh và
sinh tinh

˖Tính sinh dục
thứ yếu phát triển
˖Độ lớn giảm dần
vì đã đạt khoảng
95% mức người
˖Hành kinh và
sinh tinh
˖Xuất hiện các
rung động tình
dục
˖Cơ thể đã trưởng
thành
˖Nữ giới hầu hết
đều có kinh
˖Nam giới “chín”
về sinh dục.
Nhận thức
˖Suy nghĩ những
việc cụ thể
˖Có định hướng
về việc tồn tại
˖Chưa nhận thức
được các việc lâu
dài
˖ Suy nghĩ trìu
tượng hơn
˖ Cân nhắc việc
lâu dài
˖ Quay lại tư duy
trìu tượng khi bị

sức ép.
˖ Đã hình thành
tư duy trìu tượng
˖ Hướng tới
tương lai
˖ Nhận thức định
hướng lâu dài
˖ Chủ quan và
chống đối
Tâm lý xã hội
˖Vấn vương bận
bịu vì thân hình
phát triển nhanh
quá
˖Quan tâm nhiều
đến cơ thể
˖Hình ảnh đẹp đẽ
của con người
˖Mơ mộng và lý
tưởng hóa
˖Cảm giác toàn
năng
˖Xác định việc
hình thành trí tuệ
và các chức năng
tư duy
7
Gia đình
˖Xác định ranh
giới của sự độc

lập và phụ thuộc
˖Xung khắc,
xung đột và kiềm
chế, nhẫn nhịn
˖Tách dần ra khỏi
vòng tay cha mẹ
˖Chuyển đổi quan
hệ cha mẹ, con
cái
˖Hình thành quan
hệ người lớn
Nhóm đồng đẳng
˖So sánh mình
với các bạn cùng
lứa
˖Tìm kiếm tính
ổn định
˖Xác định nhu
cầu để khẳng
định bản thân
mình
˖Nhóm cùng tuổi
xác định cách cư
xử
˖Nhóm cùng tuổi
thoát ly dần để
nhường chỗ cho
tình bạn
Tình dục
˖Tự tiến tới và tự

đánh giá
˖Tò mò muốn
biết rõ
˖Tự tìm hiểu
˖Vấn vương
những chuyện mơ
tưởng lãng mạn,
khả năng hấp dẫn
người khác giới
˖Hình thành quan
hệ bền vững giúp
đỡ lẫn nhau: quan
hệ hai chiều và kế
hoạch cho tương
lai
Tác động
˖Gia đình thương
yêu, gần gũi
˖Giáo viên, cha
mẹ gần gũi
˖Học đường (thầy
cô gương mẫu)
˖Bạn bè
˖Gia đình
˖Thuyết
phục/thông cảm
˖Tránh áp đặt
˖Hướng về lý
tưởng sống
Đối với trẻ em lứa tuổi vị thành niên đang trong giai đoạn hình thành

nhân cách, cá tính, do đó tính sĩ diện, háo thắng của trẻ rất lớn nhưng cũng rất
dễ bị tổn thương. Ở giai đoạn này các em phải đối diện với rất nhiều vấn đề
mới mẻ, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên nhu cầu giao tiếp với bạn bè được
8
thể hiện ở mức độ lớn nhất so với những giai đoạn khác trong cuộc đời con
người [25]. Ở giai đoạn này các em bắt đầu có những hành động, những biểu
hiện nhằm thỏa mãn các nhu cầu như: nhu cầu hiểu biết về những thay đổi
trong cơ thể bản thân, nhu cầu đánh giá người khác về mình, nhu cầu được
thông cảm và chia sẻ, nhu cầu khẳng định chính mình. Chính vì vậy, ở lứa
tuổi này các em hay có những suy nghĩ và hành động cực đoan, những vấp
ngã chết người, hoặc phát sinh rối nhiễu tâm lý, dưới con mắt của người lớn,
đây là tuổi “khó bảo”, tuổi “chống đối”, hay “nổi loạn”, vì vậy các em thường
thử những hành vi nguy hại và những hoạt động ảnh hưởng đến sức khỏe [4].
Tuổi vị thành niên thường xảy ra những khủng hoảng về tâm lý. Mức độ
thể hiện cũng như giải quyết khủng hoảng của mỗi thiếu niên phụ thuộc một
phần tố chất của người đó và phần lớn vào các giá trị mà người đó có được từ
môi trường xã hội, nhóm xã hội đầu tiên- gia đình, trực tiếp nhất là bố mẹ. Bố
mẹ thường đóng vai trò như những nhân vật lý tưởng. Trong giai đoạn này nếu
thiếu niên phát hiện những giá trị mình có mâu thuẫn với giá trị chuẩn mực của
xã hội, đương nhiên sẽ kéo theo cuộc khủng hoảng trầm trọng [4].
Nhóm bạn bè không chính thức cũng ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và
nhân cách của người chưa thành niên. Giới trẻ chịu tác động của bạn bè cùng
trang lứa là mạnh nhất, thích dành sự nể trọng của nhóm hơn là của gia đình,
xã hội [4].
Vị thành niên rất cần sự cảm thông chia sẻ, sự hiểu biết đồng cảm của
người lớn, cha mẹ, bạn bè. Đây là giai đoạn mà các em thường tò mò và hay
thử những hành vi tương đối nguy hại. Do bản tính tò mò, ham hiểu biết, các
em tiếp nhận thông tin qua mạng, qua sách báo, phim ảnh một cách ồ ạt, thiếu
chọn lọc, không phân biệt tốt xấu. Thêm vào đó, việc thiếu khả năng điều
chỉnh thông tin dẫn đến việc các em hành xử tự phát, vô ý thức, không phù

hợp với những quy tắc, chuẩn mực của xã hội và trái với phát luật. Tuy hầu
9
hết vị thành niên bước qua giai đoạn chuyển đổi mà không gặp trở ngại khó
khăn gì nhưng cũng có một số vị thành niên tham dự vào những hành vi và
hoạt động gây tổn hại đến sức khỏe. Chúng ta cần nỗ lực phòng ngừa những
hành vi nguy hiểm của các em bằng cách nỗ lực phòng ngừa các vấn đề
SKTT cho vị thành niên [4].
1.2. Tình hình sức khỏe tâm trí trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sức khỏe tâm trí trên thế giới
Rối loạn SKTT là một trong những gánh nặng bệnh tật cho các xã hội.
Những năm gần đây các quốc gia trên thế giới đều lo ngại tỷ lệ này gia
tăng, đặc biệt là số lượng những trẻ em và vị thành niên trải nghiệm những
khó khăn, có những biểu hiện có vấn đề SKTT trong quá trình phát triển,
trong quá trình học tập và trong cuộc sống nói chung.
Theo ước tính của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, trên 25% dân số thế giới bị
rối loạn tâm trí và hành vi tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời [27].
Ở Trung Quốc, các nhà nghiên cứu thấy rằng áp lực từ kì thi chuyển
cấp và gánh nặng học tập có liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm trí kém ở
các học sinh Trung Quốc [22], không những thế áp lực học tập cao cũng có
thể dẫn đến bạo lực và các vấn đề phát triển [23].
Chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại, luôn biến động và phát
triển không ngừng. Những tiến bộ khoa học- kĩ thuật đem lại cho con người
nhiều thành tựu trong sản xuất, lao động, nâng cao đời sống vật chất – tinh
thần, đáp ứng nhu cầu của con người. Con người không phải lao động cơ bắp
vất vả, nặng nhọc, có nhiều thời gian để vui chơi giải trí, tuổi thọ của con
người cũng gia tăng. Công việc lao động trí óc cũng được thay thế bằng máy
tính, công nghệ thông tin phát triển, có thể sử dụng các dịch vụ hết sức thuận
tiện qua internet.
10
Hiện nay, tình trạng học sinh sử dụng máy tính cho mục đích chơi

game ngày càng tăng. Nghiện game online ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
tâm trí, kết quả học tập cũng như toàn bộ sinh hoạt trong cuộc sống của các
em [4].
Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại cũng đặt con người trước những thách
thức lớn. Cuộc sống gấp gáp, công việc bận rộn, luôn phải cạnh tranh kiếm vị
trí trong xã hội làm cho tinh thần con người luôn trong trạng thái căng thẳng.
Ngoài ra dân cư tập trung đông đúc trong các đô thị lớn – nơi được coi là dễ
sống hơn nông thôn – làm cho đô thị bị quá tải, công trình đô thị và các dịch
vụ xã hội không đáp ứng kịp, kèm theo môi trường ô nhiễm, điều này cũng
gây ra những ảnh hưởng xấu đến SKTT của học sinh.
Vì vậy, trên thế giới có tới 7- 10% trẻ em và thanh thiếu niên mắc phải
các rối loạn về SKTT cần điều trị. Tỷ lệ này cao hơn ở các vùng đô thị đông
dân có nhiều yếu tố xã hội không thuận lợi, đặc biệt ở tuổi dậy thì. Những
trạng thái tâm lý bệnh học trẻ em thường gặp là: Hành vi gây rối và chống đối
xã hội (những rối loạn bên ngoài) có tỷ lệ mắc là 3- 5%, rối loạn cảm xúc
(những rối loạn bên trong) có tỷ lệ gặp 2- 5%, những trở ngại tâm lý và rối
loạn dạng cơ thể chiếm 1- 3%. Hiếm gặp hơn là các rối loạn tâm thần trẻ em và
rối loạn sự phát triển nói chung (bệnh tự kỉ) gặp 0,1% [24]
Những rối loạn về hành vi gây rối và chống đối xã hội thường gặp ở trẻ
trai nhiều gấp 2 đến 3 lần trẻ gái. Tỷ lệ giữa nam và nữ tương đồng hơn với các
rối loạn cảm xúc.
11
1.2.2. Tình hình sức khỏe tâm trí ở Việt Nam
Ở các nước phát triển, mặc dù có hệ thống cơ sở hỗ trợ tâm lý và chăm
sóc sức khỏe thể chất và tinh thần lâu đời và phong phú, nhưng hầu hết các trẻ
em có nhu cầu hỗ trợ SKTT đều không được đáp ứng thỏa đáng [12]
Ở Việt Nam vấn đề sức khỏe tâm trí trẻ em mới bước đầu được dư luận
chú ý qua các nghiên cứu và các hội thảo từ năm 2004 trở về sau. Một số các
nghiên cứu cũng đã bước đầu đánh giá tỉ lệ học sinh có vấn đề về SKTT và
thử nghiệm can thiệp (Ngô Thanh Hồi và cộng sự [9]; Hoàng Cẩm Tú và cộng

sự, 2004 [13]; Lê Thị Kim Dung, Lã Thị Bưởi 2007 [3]; Văn Thị Kim Cúc
[1], Hoàng Cẩm Tú [19]). Tuy nhiên vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm trí trẻ em
trong nhà trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Một số trường học đã
có trung tâm tư vấn, hỗ trợ tâm lý như: một số trường phổ thông như trường
dân lập Đinh Tiên Hoàng, trường THPT Trần Hưng Đạo, trường THPT
Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), Khánh Hội A (TP. HCM). Tuy nhiên, trung tâm
tư vấn hoạt động còn đơn lẻ, chưa có tính hệ thống và chưa được pháp luật và
thể chế giáo dục, y tế, xã hội quy định [12]. Nghiên cứu tại Hà Nội, trong
21.960 thanh niên đã phát hiện 3,7% các em có rối loạn hành vi [7].
Theo một khảo sát cắt ngang tại Việt Nam tỷ lệ học sinh có vấn đề về
SKTT ở trường học là 15,94%, khảo sát cắt dọc trong một năm học là 1,6%
các em có rối nhiễu về tâm lý trong tổng số học sinh các cấp học [14]. Khảo
sát sức khỏe tâm trí học sinh trường trung học thành phố Hà Nội bằng công
cụ SDQ của Tổ chức Y tế thế giới chuẩn hóa Việt Nam cho thấy trên mẫu
nghiên cứu gồm 1.202 học sinh tiểu học và trung học cơ sở trong độ tuổi 10-
16 tuổi, tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm trí chung là 19,46%. Tỷ lệ
này đối với nam, nữ không có gì khác biệt, những khó khăn về ứng xử trong
nghiên cứu chiếm 9,23% [8].
12
Đặng Hoàng Minh, Hoàng cẩm tú, năm 2009 sử dụng công cụ YSR
thực hiện khảo sát trên 1727 học sinh lứa tuổi 11- 15 tuổi ở hai trường trung
học cơ sở ở Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần là
10,94% [13].
Gần đây, bộ GD – ĐT đã có hướng dẫn các trường triển khai tư vấn
việc làm và các vấn đề tâm lý xã hội trong các trường. Tuy vậy, vấn đề nhân
sự cho công tác này cũng chưa được quy định và công nhận hợp pháp, các
trường cũng chưa có biên chế cho các chuyên gia tâm lý để thực hiện nhiệm
vụ này. Như vậy, để xây dựng một mô hình chăm sóc SKTT trong nhà trường
một cách đồng bộ, cần có sự đầu tư về thời gian, tài chính, công sức, bao gồm
các yếu tố như đội ngũ cán bộ và tập huấn cán bộ, nâng cao nhận thức về

SKTT, phối hợp liên ngành.
Trong sự phát triển sức khỏe toàn diện của trẻ em, việc chăm sóc sức
khỏe (CSSK) thể chất tạo điều kiện cho trẻ em phát triển thể lực cường tráng,
giảm khả năng mắc bệnh, tránh được nguy cơ tử vong do bệnh tật. Việc
CSSK tâm trí đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển năng lực trí tuệ, tạo
ra sự cân bằng về cảm xúc tình cảm, tính tự lập, tự tin, niềm tin yêu cuộc
sống, tin yêu con người của mỗi đứa trẻ. Đó là nền tảng để mỗi đứa trẻ có thể
phát huy được tiềm năng của chúng, xây dựng được một nhân cách lành
mạnh, làm việc có sáng tạo. Đó cũng là động lực để tăng sức đề kháng với các
yếu tố xã hội bất lợi. Công cuộc CSSK tâm trí cho trẻ em là một lĩnh vực
khoa học liên ngành, kết hợp y học, tâm lý học, giáo dục học, xã hội học [12].
Một dẫn chứng cụ thể của việc trẻ vị thành niên bị rối nhiễu tâm lý dẫn
đến hành vi tự tử đó là trường hợp tự tử tập thể của năm nữ sinh còn đang
trong độ tuổi vị thành niên ở tỉnh Hải Dương vào ngày 24/5/2007 [17].
Sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với tốc độ nhanh chóng đã làm
nảy sinh nhiều tác động lớn và làm tổn thương SKTT trẻ em, dẫn đến các rối
13
loạn stress, trầm cảm, tự tử, hành vi chống đối. Các hiện tượng trên ngày một
gia tăng, thậm chí còn lên mức báo động và trở thành mối lo ngại chung cho
từng gia đình, tổ chức, nhà nước của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt
Nam, với sự biến đổi của nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa, mở rộng
giao lưu văn hóa liên quốc gia, mỗi người dân nói chung và trẻ em nói riêng
đòi hỏi phải theo kịp sự phát triển của xã hội. Nảy sinh mâu thuẫn quan điểm
giữa các thế hệ, mâu thuẫn giữa nhu cầu bản thân và sự đáp ứng của xã hội,
gia đình; cấu trúc gia đình bị phá vỡ, chuẩn mực xã hội thay đổi. Đây là
những stress tâm lý xã hội tác động không nhỏ đến tâm lý và gây tổn thương
SKTT của trẻ em vị thành niên [4].
Hiện nay ở nước ta đã bắt đầu có những công trình nghiên cứu về rối
nhiễu tâm trí ở tuổi vị thành niên. Kết quả cho thấy tình trạng đã ở mức đáng
lo ngại. Các rối loạn tâm trí thường biểu hiện dưới dạng: trầm cảm, lo âu,

hoảng loạn, rối loạn hành vi. Vụ việc các nữ sinh tự tử ở tỉnh Hải Dương một
phần là do rối loạn hành vi, thường xảy ra với lứa tuổi từ 12- 17. Trong một
thời điểm nào đấy, các em không đánh giá được hậu quả thực sự hành vi của
mình. Những điều này không mới với các bậc cha mẹ và thầy cô giáo, có điều
người lớn chưa chú ý đến những biểu hiện nguy cơ ở mức độ cần thiết, khi tai
họa xảy ra thì đã muộn dù có cố gắng đi tìm nguyên nhân, tìm người chịu
trách nhiệm [4].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Viết Thêm cho thấy tỷ lệ người dân
mắc rối loạn tầm thần loại này hay loại khác chiếm khoảng 15- 20% dân số
[15]. Nghiên cứu dịch tễ học bệnh tâm thần của Trần Văn Cường cho kết quả
2,8% dân số có biểu hiện trầm cảm, 2,6% dân số có biểu hiện lo âu, và rối
loạn hành vi ở thanh niên chiếm 0,9% dân số [2].
Các vấn đề sức khỏe tâm thần ở tuổi trẻ nếu không được quan tâm phòng
ngừa và can thiệp phù hợp sẽ để lại nhiều hậu quả cho cá nhân, gia đình và xã
14
hội. Một trong những hậu quả nghiêm trọng của vấn đề là trẻ có thể có ý định
tự tử và thực hiện hành vi tự tử. Vấn đề sức khỏe tâm thần cũng có ảnh hưởng
lớn tới mối quan hệ của cá nhân với cá thành viên trong gia đình, với bạn bè,
ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập tại trường, năng suất lao động cũng như sự
phát triển cá nhân. Vì vậy, việc phòng ngừa, chăm sóc, điều trị sức khỏe tâm
thần cho lứa tuổi học sinh có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn.
1.3. Các phương pháp/công cụ đo lường/đánh giá sức khỏe tâm trí
Hiện nay có rất nhiều công cụ khác nhau được sử dụng trong nghiên
cứu dịch tễ học tâm trí. Có thể chia chúng ra làm hai loại:
− Các bảng hỏi có cấu trúc dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD
10 hoặc DSM IV với hai bảng hỏi có cấu trúc nổi tiếng nhất là DIS và CIDI
− Các bảng hỏi sàng lọc dựa trên thực chứng.
Ba bộ công cụ được sử dụng nhiều nhất hiện nay là Bản tự thuật dành
cho trẻ tù 11- 18 tuổi (YSR), Bảng kiểm kê hành vi dành cho cha mẹ (CBCL)
và Bảng hỏi về những điểm mạnh và khó khăn (SDQ). Nếu chỉ tính đến

những bảng hỏi điều tra trực tiếp trên trẻ em thì hai bộ công cụ được sử dụng
nhiều nhất là YSR và SDQ [11].
Tuy nhiên, để phù hợp với mục đích nghiên cứu thì chúng tôi sử dụng
bộ công cụ SDQ để đánh giá tình trạng SKTT học sinh.
Đây là bộ công cụ sử dụng để đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần nói
chung và vấn đề sức khỏe tâm thần về cảm xúc, hành vi, quá hiếu động, quan
hệ bạn bè, giao tiếp xã hội. Bộ công cụ SDQ 25 được sử dụng trên 40 quốc
gia trên thế giới cũng như một số nghiên cứu dịch tễ về SKTT ở lứa tuổi trẻ
em 4- 16 tuổi tại Việt Nam. Bộ câu hỏi bao gồm các thước đo để đo lường
tình trạng sức khỏe tâm trí của trẻ về năm khía cạnh: biểu hiện cảm xúc, hành
vi, quá hiếu động, quan hệ bạn bè, quan hệ xã hội. Cách cho điểm dựa vào
từng câu hỏi, điểm cao nhất trẻ đạt được là 40 điểm, thấp nhất là 0 điểm [6].
15
Xác định vấn đề SKTT dựa trên tổng điểm chung của thang SDQ và
tổng điểm các mục như sau:
Bảng 1.1. Tính điểm bộ công cụ SDQ 25
Không
đúng
Đúng
một
phần
Rất
đúng
Mô tả Điểm số Tổng
điểm
Vấn đề cảm xúc 0-10
3 Hay than phiền là bị đau đầu, đau
bụng hoặc bị ốm
0 1 2
8 Có nhiều điều lo lắng, thường tỏ ra

lo lắng
0 1 2
13 Hay không vui, buồn bã hoặc mau
nước mắt
0 1 2
16 Hồi hộp hoặc sợ sệt trong những
tình huống mới, dễ bị mất tự tin
0 1 2
24 Hay sợ hãi, dễ bị hoảng sợ 0 1 2
Vấn đề hành vi 0-10
5 Hay có những cơn nổi cáu hoặc tức
giận
0 1 2
7 Nhìn chung là ngoan ngoãn, luôn
làm điều người lớn sai bảo
2 1 0
12 Thường đánh nhau với những học
sinh khác hoặc la hét chúng
0 1 2
18 Hay nói dối, nói điêu 0 1 2
22 Lấy đồ của nhà, trường học hoặc nơi
khác
0 1 2
Quá hiếu động 0-10
2 Bồn chồn, quá hiếu động, không ở
yên một chỗ được lâu
0 1 2
10 Liên tục bồn chồn hay lúc nào cũng 0 1 2
16
bứt rứt

15 Dễ bị sao nhãng, thiếu tập trung 0 1 2
21 Đắn đo hoặc suy nghĩ trước khi
làm một việc gì
2 1 0
25 Làm những việc được giao từ đầu
đến cuối, thời gian chú ý cao
2 1 0
Quan hệ bạn bè 0-10
6 Hay lủi thủi một mình hoặc có xu
hướng chơi một mình
0 1 2
11 Có ít nhất một người bạn tốt 2 1 0
14 Nói chung được các học sinh khác
thích
2 1 0
19 Bị những học sinh khác chọc ghẹo 0 1 2
23 Dễ hòa đồng với người lớn hơn và
với học sinh khác
0 1 2
Quan hệ xã hội 0-10
1 Quan tâm tới cảm xúc người khác 0 1 2
4 Sẵn sàng chia sẻ với những học sinh
khác (nhường đồ dùng học tập, bút
chì).
0 1 2
9 Giúp đỡ khi ai đó bị đau, buồn bực
hay bị bệnh
0 1 2
17 Tử tế với những học sinh nhỏ tuổi
hơn

0 1 2
20 Hay tự nguyện giúp đỡ những người
khác (bố, mẹ, thầy cô giáo, những
học sinh khác)
0 1 2
Sức khỏe tâm trí chung = tổng điểm sau đây 0-40
Vấn đề cảm xúc 0-10
Vấn đề hành vi 0-10
Quá hiếu động 0-10
Quan hệ bạn bè 0-10
17
Bảng 2.2. Thang điểm đánh giá SKTT của học sinh do giáo viên điền trên
bộ câu hỏi SDQ:
Bình thường Nghi ngờ Có vấn đề SKTT
Sức khỏe tâm thần
chung
0- 11 điểm 12- 15 điểm 16- 40 điểm
Vấn đề cảm xúc
0- 4 điểm
5 điểm 6- 10 điểm
Vấn đề hành vi 0- 2 điểm 3 điểm 4- 10 điểm
Quá hiếu động 0- 5 điểm 6 điểm 7- 10 điểm
Quan hệ bạn bè 0- 3 điểm 4 điểm 5- 10 điểm
Quan hệ xã hội 6- 10 điểm 5 điểm 0- 4 điểm
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại trường THPT Nguyễn Trãi– Huyện Vũ
Thư – Tỉnh Thái Bình.

2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11/2012 đến tháng 5/2013.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
 Học sinh trường THPT Nguyễn Trãi – Huyện Vũ Thư – Tỉnh Thái
Bình.
 Giáo viên chủ nhiệm các lớp được chọn vào nghiên cứu
18
2.3. Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ
 Tiêu chuẩn lựa chọn học sinh:
− Học sinh đang đi học tại trường
− Đồng ý tham gia vào nghiên cứu
 Tiêu chuẩn loại trừ học sinh không tham gia vào nghiên cứu:
− Những học sinh đã được xác định có mắc bệnh tâm thần hoặc
thiểu năng trí tuệ.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp với nghiên cứu định lượng
2.4.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
2.4.2.1. Cỡ mẫu:
Đây là một phần của đề tài nghiên cứu cấp bộ: “Nghiên cứu sức khỏe
tâm trí của học sinh trung học phổ thông và các yếu tố liên quan” với công
thức tính cỡ mẫu là:
p(1-p)
n= Z
2
(1-
α
/2)

(εp)

2
Trong đó:
n: là cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu
p: là tỷ lệ học sinh có vấn đề về SKTT (p=0,15 lấy từ nghiên cứu của Nguyễn
Viết Thêm).
ε: sai số tương đối.
19
α: mức ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05 (tương ứng với độ tin cậy 95%)
Z
1-α/2
: giá trị Z thu được từ bảng Z ứng với giá trị α được chọn như trên
Với độ tin cậy 95%: Z=1,96
Chọn p = 0,15; ε=0,25 ta có:
1,96
2
x0,15x0,85
n=

= 349 học sinh
(0,25x0,15)
2
Như vậy theo công thức trên thì số học sinh tối thiểu của 1 trường cần
nghiên cứu là 349 học sinh. Trên thực tế điều tra được 414 học sinh tại trường
THPT Nguyễn Trãi.
2.4.2.2. Cách chọn mẫu
− Chọn khối: ba khối 10, 11, 12
− Chọn lớp: mỗi khối chọn ngẫu nhiên ba lớp
− Chọn học sinh: là chọn tất cả các học sinh của mỗi lớp được chọn
− Chọn tất cả giáo viên chủ nhiệm các lớp tại trường vào nghiên cứu trả
lời phiếu SDQ về tình hình sức khỏe tâm trí học sinh.

2.4.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu
Mục tiêu Biến số Chỉ số/Phân loại/địnhnghĩa
Thông tin chung Tuổi Tính theo năm sinh dương
lịch.
Giới Tỷ lệ nam/số học sinh
20
Tỷ lệ nữ/số học sinh
Học lực Phân loại học lực học sinh của
nhà trường làm 3 loại: Giỏi,
khá, trung bình và yếu theo
quy định phân loại học lực
học sinh của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
Hạnh kiểm Phân loại hạnh kiểm học sinh
của nhà trường làm 3 loại:
Tốt, khá, trung bình và yếu
theo phân loại hạnh kiểm học
sinh của Bộ Giáo dục và Đào
tạo.
Dân tộc Chia hai nhóm dân tộc kinh và
khác.
Anh/chị em ruột Số anh/chị em ruột.
Mục tiêu 1: thực
trạng SKTT của
học sinh
Có vấn đề về SKTT Tỷ lệ % học sinh có vấn đề
SKTT theo tổng điểm bộ câu
hỏi SDQ.
Có vấn đề về cảm xúc Tỷ lệ % học sinh có vấn đề về
cảm xúc theo thang điểm bộ

câu hỏi SDQ về cảm xúc.
Có vấn đề về hành vi Tỷ lệ % học sinh có vấn đề về
hành vi theo thang điểm bộ
câu hỏi SDQ về hành vi.
Có vấn đề về quá hiếu
động
Tỷ lệ % học sinh có vấn đề về
quá hiếu động theo thang
điểm bộ câu hỏi SDQ về sự

×