Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

ý kiến phản hồi của sinh viên y3 năm học 2010-2011 về dạy-học tại cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.04 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯNG ĐẠI HC Y HÀ NỘI
NGUYỄN QUỐC ĐẠT
NGHI£N CøU ý KIÕN PH¶N HåI CñA SINH VI£N
Y3 N¡M HäC 2010-2011 VÒ D¹Y-HäC THùC §ÞA
KHA LUẬN TỐT NGHI!P BÁC SĨ ĐA KHOA
Niên Khóa 2006 - 2012
Hà Nội - 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
1
TRƯNG ĐẠI HC Y HÀ NỘI
NGUYỄN QUỐC ĐẠT
NGHI£N CøU ý KIÕN PH¶N HåI CñA SINH VI£N
Y3 N¡M HäC 2010-2011 VÒ D¹Y-HäC THùC §ÞA
KHA LUẬN TỐT NGHI!P BÁC SĨ ĐA KHOA
Niên Khóa 2006 - 2012
Ngưi hưng dn khoa hc:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN HIẾN
Hà Nội - 2012

2
LI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo
Đại học, Khoa Y tế Công cộng trường Đại học Y Hà Nội, bộ môn Giáo Dục
Sức Khỏe, phòng thư viện của trường và thư viện bộ môn đã tạo điều kiện để
tôi được học tập, nghiên cứu và bảo vệ thành công khóa luận này.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn
PGS.TS Nguyễn Văn Hiến đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, đóng
góp những ý kiến quý báu và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.


Xin chân thành cảm ơn những người bạn thân mến đã chia sẻ, giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu dưới mái trường thân yêu này.
Cuối cùng con xin cảm ơn cha mẹ cùng toàn thể gia đình đã là chỗ dựa
vững chắc, động viên an ủi, tạo mọi điều kiện tốt nhất để con học tập và hoàn
thành khóa luận này.
Hà Nội, Ngày tháng năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Quốc Đạt
3
LI CAM ĐOAN
Kính gửi :
• Phòng Đào tạo Đại học trường Đại học Y Hà Nội.
• Khoa Y tế Công cộng trường đại học Y Hà Nội.
• Bộ môn Giáo Dục Sức Khỏe
• Hội đồng chấm thi luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm luận văn tốt nghiệp một
cách khoa học, chính xác và trung thực.
Các kết quả, số liệu trong luận văn này là hoàn toàn có thật, thu được
trong quá trình thực hiện nghiên cứu của chúng tôi và chưa được đăng tải trên
tài liệu khoa học nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Quốc Đạt
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBYTX Cán bộ y tế xã
CĐ Cộng đồng
CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu
HD Hướng dẫn
GDSK Giáo dục sức khỏe

GĐ Gia đình
GV Giảng viên
SV Sinh viên
TĐ Thực địa
VSMT Vệ sinh môi trường
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bất kì thời đại hay quốc gia nào chất lượng giáo dục luôn là vấn
đề được quan tâm hàng đầu vì tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của
5
xã hội. Đất nước có phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng sản
phẩm của giáo dục, đó là nguồn nhân lực được đào tạo. Đối với các trường đại
học thì việc nâng cao chất lượng đào tạo luôn được xem là nhiệm vụ quan
trọng bậc nhất. Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong cả quá
trình đào tạo, trong đó có các yếu tố quan trọng như: số lượng và chất lượng
đội ngũ giáo viên; cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện, cơ sở thực hành
phục vụ đào tạo; tổ chức quản lí đảm bảo chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo.
Nhiều trường đại học trên cả nước đã và đang tiến hành đánh giá chất
lượng đào tạo qua thu nhận ý kiến phản hồi của sinh viên (SV). Chủ trương
lấy ý kiến “khách hàng” để góp phần điều chỉnh chương trình và thay đổi nội
dung đào tạo cho phù hợp hơn được sự đồng tình của các trường đào tạo, các
giảng viên và người học. Hoạt động này là một kênh thông tin quan trọng
giúp giảng viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy và nâng cao tinh thần trách
nhiệm của giảng viên trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo
dục đại học. Bên cạnh đó, hoạt động SV phản hồi về quá trình giảng dạy của
giảng viên cũng góp phần giúp tăng cường tinh thần trách nhiệm học tập và
để đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa vụ học tập của người học, tạo điều kiện
để người học được phản ảnh tâm tư, nguyện vọng, được thể hiện chính kiến
về hoạt động giảng dạy của giảng viên [2],[16].
Trường Đại học Y Hà Nội với 110 năm lịch sử đã và đang đào tạo hàng
ngàn bác sĩ cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Mục tiêu đào tạo bác

sĩ của trường đó chính là: đào tạo bác sĩ có y đức, có kiến thức cơ bản, kiến
thức y học cơ sở vững chắc, có kiến thức và kỹ năng cơ bản về y học lâm
sàng và y học cộng đồng, kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền, có khả
năng tự học vươn lên để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân [13].
Khi xây dựng mục tiêu đào tạo, Trường Đại học Y Hà Nội đã xác định
một bác sĩ được đào tạo cần đạt được các kỹ năng và kiến thức cơ bản về y
6
học lâm sàng và y học cộng đồng. Như vậy Nhà trường không chỉ quan tâm
đến đào tạo y học lâm sàng mà còn chú trọng đến đào tạo y học cộng đồng
cho sinh viên. Điều đó thể hiện đúng xu thế chung trong đào tạo cán bộ y tế
hiện nay, vì chúng ta biết rằng nếu hệ thống y tế chỉ để đáp ứng nhu cầu chăm
sóc cho các bệnh nhân thì vẫn chưa đủ, y học đã được khai triển thành một
bước cao hơn và qui mô hơn: đó là phòng bệnh và nhận dạng những nhóm
người có nguy cơ mắc bệnh cao. Nói cách khác, đây chính là những lĩnh vực
hoạt động của y học cộng đồng [15].
Nhận thức được tầm quan trọng của y học cộng đồng và vai trò của y
học cộng đồng với một bác sĩ nên hàng năm trường Đại học Y Hà Nội đã tổ
chức chương trình học tập tại thực địa cho sinh viên khối Y3 hệ đào tạo bác sĩ
đa khoa và khối Y2 cử nhân y tế công cộng và điều dưỡng. Cụ thể Nhà trường
đã chọn địa bàn hai huyện Bình Lục và Kim Bảng của tỉnh Hà Nam để đưa
sinh viên đến học tập. Việc đưa sinh viên đến học tập và thực hành tại cộng
đồng không ngoài mục đích giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về các yếu
tố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng nhau như: điều kiện địa lý, dân số, kinh
tế, văn hóa xã hội và đặc biệt là sinh viên có điều kiện trực tiếp tìm hiểu
những vấn đề sức khỏe bệnh tật thường gặp của cộng đồng, cũng như các hoạt
động chăm sóc sức khỏe của tuyến y tế cơ sở. Từ lý thuyết khoa học đến thực
hành thực tế có một khoảng cách nhất định, đi thực tế giúp sinh viên mắt thấy
tai nghe, và có thể tham gia vào những công việc chăm sóc sức khỏe cụ thể tại
cộng đồng, là cơ hội cho sinh viên thực hiện học đi đôi với hành, giúp sinh

viên gắn lý thuyết với thực hành, và sinh viên cũng có điều kiện bổ sung thêm
nội dung lý thuyết, qua đó có nhận thức sâu sắc và tổng hợp về tình hình sức
khỏe bệnh tật của cộng đồng.
Do vậy vấn đề nâng cao chất lượng học tập tại cộng đồng của sinh viên
là điều hết sức quan trọng, thiết thực và cần phải được quan tâm. Trường Đại
học Y Hà Nội đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về chất lượng đào tạo nói
7
chung, cũng như chất lượng đào tạo của các môn học riêng rẽ. Việc tổ chức
cho sinh viên học tại thực tế cộng đồng đã có những thay đổi, cải tiến trong
những năm gần đây. Vấn đề tiếp tục được đặt ra là làm thế nào để tổ chức
việc học tập của sinh viên tại cộng đồng hiệu quả, trong một thời gian ngắn?
Vì những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ý kiến phản hồi
của sinh viên Y3 năm hc 2010-2011 về Dạy-Hc tại cộng đồng”.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả ý kiến phản hồi về Dạy-Hc tại cộng đồng của sinh viên Y3
Trưng Đại hc Y Hà Nội năm hc 2010-2011.
2. So sánh ý kiến phản hồi về Dạy-Hc tại cộng đồng của sinh viên Y3
Trưngđại hc Y Hà Nội năm hc 2010-2011 và năm hc 2009-2010
8
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LI!U
1.1. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO TẠI CỘNG ĐỒNG
1.1.1. Giáo dục đào tạo dựa vào cộng đồng
Đào tạo dựa vào cộng đồng là một xu hướng trong đào tạo cán bộ y tế
hiện nay, với việc sử dụng cộng đồng như một môi trường đào tạo, không chỉ
sinh viên mà cả giáo viên và các thành phần của cộng đồng cũng tích cực
tham gia vào quá trình đào tạo, các hoạt động này bao gồm:
•Sinh viên được phân công tới các gia đình để thu thập thông tin, tìm
hiểu các vấn đề sức khỏe và thực hiện một số chăm sóc sức khỏe cho gia đình
trong một thời gian.

•Sinh viên có điều kiện được làm quen thực hiện các công việc chăm
sóc sức khỏe cho cộng đồng để họ hiểu mối liên quan giữa sức khỏe với các
yếu tố của môi trường tự nhiên, cũng như môi trường xã hội ở cộng đồng.
•Tham gia điều tra cộng đồng, chẩn đoán cộng đồng để xác định các vấn
đề sức khỏe cộng đồng và thực hành xây dựng kế hoạch can thiệp tại cộng
đồng như thực hiện các chương trình tiêm chủng mở rộng, truyền thông giáo
dục sức khỏe, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, vệ sinh môi
trường, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi…
•Tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Trung tâm y
tế huyện và các trạm y tế xã. [7]
Theo như mô hình đào tạo này, hoạt động giảng dạy của giảng viên và
các hoạt động học tập của sinh viên không chỉ tập trung tại trường, giảng
đường, phòng thí nghiệm và bệnh viện thực hành lớn với các phương tiện
hiện đại mà cả thầy và trò cùng gắn bó với cộng đồng, nơi người dân đang
sinh sống và làm việc. Xây dựng địa bàn thực địa để tiến hành việc dậy và
học là một yêu cầu thực tế quan trọng. Khu vực được chọn làm địa bàn thực
9
địa phải có đủ các yếu tố sau: đại diện cho các cộng đồng dân cư, có mạng
lưới y tế tương đối hoàn thiện, khoảng cách không quá xa để thuận lợi cho
việc đi lại và giám sát học tập lâu dài, được sự ủng hộ của lãnh đạo và người
dân trong cộng đồng.
1.1.2. Nhu cầu của việc tổ chức dạy-học tại cộng đồng
Giáo dục y khoa có xu hướng phát triển đào tạo dựa vào cộng đồng vì
nó có ưu điểm là đào tạo ra các cán bộ y tế đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc
sức khỏe của cộng đồng. Nhu cầu đào tạo các cán bộ y tế nói chung và bác sĩ
nói riêng về làm việc tại các tuyến tỉnh, tuyến huyện và xã là rất lớn. Do vậy
cần đào tạo các bác sĩ có kiến thức, thái độ, thực hành đáp ứng với nhu cầu
chăm sóc sức khỏe của nhân dân tại cộng đồng. Tại các cơ sở chăm sóc sức
khỏe ở cộng đồng, các bác sĩ không chỉ điều trị bệnh cho người dân mắc phải,
mà họ còn phải quan tâm và có cách nhìn rộng hơn về tạo ra môi trường hỗ

trợ cho phát triển sức khỏe, trong đó có việc thu hút người dân tham gia tích
cực trong việc phòng chống bệnh tật, thực hiện các chương trình chăm sóc
sức khỏe ban đầu nhằm nâng cao sức khỏe cho cả cộng đồng và nâng cao
nhận thức của người dân về công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Đào tạo ra một bác sĩ y khoa chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng như thế
nào là một câu hỏi được quan tâm; chúng ta không chỉ là đào tạo ra một bác sĩ
như một “ kỹ thuật viên cao cấp” – chỉ biết chữa trị bệnh tật cho từng cá thể,
không quan tâm đến sức khỏe cộng đồng. Y học ngày này cần những bác sĩ
có tầm suy nghĩ, có tư duy độc lập, có cái nhìn toàn diện về sức khỏe người
dân đang trong một xã hôi biến chuyện.
Ngày nay, một bác sĩ y khoa ra trường cần phải đạt được các tiêu chí:
- Chuyện gia y học (Medical expert)
- Nhà truyền thông (Communicator)
- Người phối hợp (Collaborator)
- Nhà quản lý (Manager)
- Người vận động chính sách y tế (Health Advocate)
10
- Một học giả (Scholar)
- Một người chuyên môn (Professional) [21].
Mô hình chuẩn đầu ra của một bác sĩ theo CANMEDS 2005[21]
Như vậy với yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay, để đào tạo một bác sĩ y
khoa có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng thì
rất cần tổ chức đưa sinh viên về học tập tại cộng đồng. Chương trình học tập
tại cộng đồng ngoài mục đích nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ y tế còn
giúp chúng ta giải quyết những mong đợi và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của
cộng đồng hiện nay. Đây cũng chính là phương pháp thiết thực nhất giúp cho
chúng ta thực hiện được mục tiêu đào tạo của nhà trường.
1.1.3. Một số khó khăn, thuận lợi khi dạy-học tại cộng đồng:
Học tập tại cộng đồng có nhiều tác động đến chất lượng đào tạo của các
trường y. Trong thời gian sinh viên thực tập tại cộng đồng có nhiều yếu tố

thuận lợi nhưng cũng gặp không ít những khó khăn về nguồn lực thời gian mà
thày trò trường Đại học Y đã nỗ lực vượt qua. Dưới đây là những khó khăn
thuận lợi khi học tại thực địa mà được các cán bộ, giảng viên ghi nhận lại.
 Thuận lợi:
11
- Lãnh đạo Nhà trường có sự chỉ đạo quan tâm đến việc tổ chức xây
dựng cơ sở thực địa và đưa sinh viên đi học tập tại thực địa.
- Đã có sự ủng hộ của địa phương và sự liên hệ chặt chẽ giữa Nhà trường
với cơ sở thực địa.
- Trung tâm y tế Bình Lục, Kim Bảng và các trạm y tế xã tích cực, nhiệt
tình giúp đỡ và tham gia tổ chức học tập tại cộng đồng cho học sinh, sinh viên.
- Giáo viên được cử có trách nhiệm trong việc tổ chức, hướng dẫn sinh
viên học tại cộng đồng và sinh viên có cố gắng nỗ lực trong học tập
 Khó khăn
- Khó khăn về phương tiện đi lại, nơi ăn chốn ở, đường đi liên xã.
- Sinh viên chưa được hướng dẫn về kiến thức cộng đồng nhiều, chưa có
kinh nghiệm đi cộng đồng và giao tiếp với người dân.
- Sinh viên chưa quen với phong tục tập quán địa phương.
- Một số sinh viên khó khăn về ăn uống và sinh hoạt.
- Nhận thức của sinh viên về đào tạo cộng đồng còn hạn chế
- Tập quán người dân còn lạc hậu, trình độ còn hạn chế , đôi khi khó
tiếp cận.
- Một số cán bộ tuyến huyện/ xã chưa có đủ năng lực làm nhiệm vụ đào
tạo và chưa quen với cách giảng dạy cho sinh viên tại cộng đồng.
Tuy nhiên để đánh giá một cách toàn diện về thuận lợi, khó khăn, quá
trình đào tạo tại cộng đồng, chúng ta cần phải khảo sát các ý kiến đánh giá
của chính sinh viên, trung tâm của chương trình học. Điều này cũng chính là
trọng tâm của đề tài này.
12
1.2. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HC TẬP TẠI THỰC ĐỊA Ở MỘT SỐ

MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VI!T NAM
1.2.1. Tình hình học tập cộng đồng của sinh viên một số nước thế giới
Từ những năm 1977, bang New Mexico, Mỹ đã phát triển chương trình
chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tất cả các sinh viên năm thứ nhất được yêu cầu
phải hoàn thành khóa học tự chọn tại cộng đồng trong 12 tuần. Với nửa ngày
mỗi tuần, sinh viên được thực hành các kỹ năng với bệnh nhân. Giáo viên từ
các khoa lâm sàng trong cả trường đại học và ngoài cộng đồng đều tình
nguyện giành thời gian để hướng dẫn 1 đến 2 sinh viên. Cũng suốt 4 tháng
cuối của năm thứ nhất, sinh viên được chuyển tới ngoại ô bang New Mexico,
làm việc nhóm với giáo viên lâm sàng để chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
người dân. Ở đây, sinh viên được học kiến thức lâm sàng và khoa học cơ bản
qua việc nghiên cứu vấn đề của bệnh nhân và theo dõi xử trí của giáo viên.
Ngoài ra, họ còn được học về môi trường kinh tế, văn hóa, chính trị nơi bệnh
nhân đang sống. Sinh viên năm thứ hai tiếp tục học khoa học cơ bản theo
nhóm nhỏ, tiếp tục thực hành lâm sàng khi hướng dẫn cho sinh viên năm nhất.
Năm thứ tư và năm cuối, sinh viên Y trở lại cộng đồng nông thôn trong 1
tháng để thực hành [18].
Cũng tại Mỹ, sau khi hoàn thành 5 năm học lý thuyết theo chương
trình: “Community Parnership for health profession Education Program,
2001” các sinh viên khi được phỏng vấn về những thành phần có giá trị nhất
tạo nên kinh nghiệm của họ sau khi thực hành chăm sóc sức khỏe tại cộng
đồng thì có: 46% đã trả lời có 3 yếu tố đó là: cách tiếp cận đa ngành kiến thức
trong học tập và chăm sóc sức khỏe, tiếp xúc với môi trường cộng đồng, cuối
cùng là hiểu về văn hóa của người dân trong cộng đồng.
Theo nghiên cứu của các tác giả Daniel và cộng sự, Atlant, Georgia tại
Mỹ, đánh giá sự hưởng ứng của sinh viên trong khóa học chăm sóc sức khỏe
(CSSK) tại cộng đồng theo nhóm nhỏ trong 3 năm (1994-1997), có tới 60-
13
70% sinh viên trả lời rằng họ thích cách tiếp cận kinh nghiệm từ các nhóm
nhỏ tại cộng đồng hơn là bài giảng lý thuyết trên lớp [19].

1.2.2. Tình hình học tập tại cộng đồng của sinh viên Y Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay, chương trình đào tạo hướng cộng đồng đang
được phát triển, quan tâm nhiều hơn đến sự tham gia tích cực của sinh viên,
đồng thời quan tâm đến cải tiến tổ chức nội quy, phương pháp học tập của
sinh viên tại cộng đồng . Một trong những hoạt động cốt lõi của Dự án Việt
Nam- Hà Lan trong giai đoạn II đó là “Tăng cường giảng dạy hướng cộng
đồng trong tám Trường đại học Y Việt Nam”, với sự hợp tác của các giảng
viên của tám trường đại học Y trong cả nước, đã đưa những mục tiêu mà sinh
viên cần phải học đó là những Kiến thức-Thái độ-Kỹ năng cần thiết mà sinh
viên cần phải đạt sau 6 năm học đại học [15]. Y học cộng đồng là một trong
những mảng mục tiêu quan trọng được đưa ra, đây cũng là xu hướng đổi mới
giáo dục y học chung của khu vực và thế giới, mà tất cả các trường đại học Y
ở nước ta đang hướng đến; theo đúng như mục tiêu đào tạo bác sĩ đa khoa đã
được xây dựng: “Đào tạo bác sĩ đa khoa có y đức, có kiến thức khoa học cơ
bản, kiến thức y học cơ sở vững chắc, có kiến thức và kỹ năng cơ bản về y
học lâm sàng và cộng đồng, kết hợp được y học hiện đại và y học cổ truyền,
có khả năng tự học vươn lên để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và bảo
vệ sức khỏe nhân dân”[1].
Để tăng cường chất lượng đào tạo và thực hiện đẩy mạnh công tác dạy
và học hướng cộng đồng. Đã từ lâu mạng lưới liên lạc và hợp tác giữa lãnh
đạo nhà trường với các địa bàn nơi sinh viên thực tập và sinh hoạt được thực
hiện tốt thông qua việc chia sẻ, trao đổi về chương trình học tập, giảng dạy và
các nội dung khác nhằm nâng cao công tác giảng dạy và học tập hướng cộng
đồng tại các trường Y Việt Nam.
Các trường đại học Y trong cả nước đã và đang cố gắng từng bước
không ngừng xây dựng chương trình đào tạo bác sĩ y khoa có đổi mới cả về
14
chất và lượng nhằm đáp ứng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong giai
đoạn hiện nay. Sinh viên y khoa cần được sớm tiếp cận, học và thực hành ở
môi trường thực tế của người dân sinh sống để sau này trở thành bác sĩ họ sẽ

cùng làm việc với những vùng dân cư có nhiều điểm tương đồng về đặc trưng
của người Việt Nam.
Theo khung chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa được Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Bộ Y tế ban hành năm 2001 thì việc thực tập tại cộng đồng đã được
quan tâm, cụ thể sinh viên y khoa trong cả nước cần thực hành tại cộng đồng
vào 2 đợt và việc học tại cộng đồng này chiếm 4/320 đơn vị học trình [1]:
- Đợt 1: Vào năm thứ 3 (2 tuần) sau khi sinh viên học xong các môn y
học cơ sở, y học tiền lâm sàng, môi trường học, dinh dưỡng- vệ sinh an toàn
thực phẩm, giáo dục và nâng cao sức khỏe
- Đợt 2: Vào năm thứ 5 ( 2 tuần) sau khi sinh viên đã học hết lượt thứ
2 của các môn y học lâm sàng chính là Nội, Ngoại.
Các trường đại học Y trong cả nước vẫn nhất quán thực hiện theo
khung chương trình nhưng cũng có những thay đổi riêng để phù hợp với điều
kiện từng trường. Như tại trường đại học Y Thái Nguyên: Sinh viên năm thứ
2 và 3 được học chương trình tư vấn sức khỏe. Cứ 3 tháng 1 lần xuống thăm
hộ gia đình tập dượt công tác tư vấn sức khỏe theo sự hướng dẫn của giáo
viên. Với đối tượng này, sinh viên cũng chỉ sử dụng quỹ thời gian ngoài giờ,
không ảnh hưởng tới quỹ thời gian chung của nhà trường. Bên cạnh đó sinh
viên năm thứ 5 có 4 tuần học tại cộng đồng (2 tuần ở xã, 2 tuần ở huyện). Với
2 tuần ở trung tâm y tế huyện chủ yếu rèn kỹ năng lâm sàng với mô hình bệnh
tật thường gặp ở tuyến y tế cơ sở. Với 2 tuần ở trạm y tế xã, sinh viên chủ yếu
học cách chẩn đoán cộng đồng và giáo dục sức khỏe [5].
Tại trường đại học Y Huế, dự án thí điểm về chương trình Chăm sóc
sức khỏe sinh sản tại Đại học Y khoa Huế (do tổ chức Quốc tế Pathfinder và
Quỹ Ford tài trợ) tập trung vào sáu bộ môn và các chủ đề liên quan đến chăm
15
sóc sức khỏe sinh sản, dự án cũng hỗ trợ phát tiển rèn luyện các kỹ năng và
giảng dạy tại thực địa cũng như cải thiện công tác giảng dạy lâm sàng tại các
tuyến tỉnh đến huyện cho các giáo viên các bộ môn liên quan [6].
Các trường đại học y khác như trường Đại học Y Hải Phòng, Đại học Y

Thái Bình, Đại học Y- Dược Cần Thơ, Đại học Y- Dược Thành phố Hồ Chí
Minh, Khoa Y- Dược Đại học Tây Nguyên đều tổ chức đưa sinh viên đi học
tại cộng đồng.
Điểm qua một số thông tin về các trường đại học Y trong nước, chúng
ta thấy rằng chương trình học tập hướng cộng đồng luôn có vị trí và tầm quan
trọng nhất định trong khung đào tạo của các trường y trong cả nước. Các
trường đã có quan điểm thống nhất trong giảng dạy định hướng cộng đồng mà
nổi bật là 8 Trường đại học Y trong cả nước đã tham gia dự án: “Tăng cường
giảng dạy hướng cộng đồng trong Tám trường đại học Y của Việt Nam”, giai
đoạn 2001-2006 và một sản phẩm quan trọng của dự án là cuốn “Sách Xanh”
về: Kiến thức-Thái độ-Kỹ năng cần đạt khi tốt nghiệp bác sĩ đa khoa đã được
xuất bản năm 2006 [3].
1.2.3.Tình hình tổ chức dạy- học tại cộng đồng của Trường
Đại học Y Hà Nội
Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức cho sinh viên năm thứ 3 học tại cộng
đồng trong thời gian 2 tuần. Tổ chức giảng dạy-học tại cộng đồng cho sinh
viên Y3 ở địa bàn thực tế được lựa chọn đáp ứng yêu cầu học tập, đảm bảo sự
hợp tác lâu dài giữa nhà trường và địa phương.
 Các chủ đề học tập từng năm được giáo viên Nhà trường kết hợp với
địa phương nơi đến học tập lựa chọn dựa trên cơ sở phù hợp với kiến thức cơ
sở và lâm sàng sinh viên đã được học, các chủ đề thường được trung tâm y tế,
trạm y tế theo dõi và nhận định là vấn đề sức khỏe ưu tiên và trong quá trình
học thực tế sinh viên có thể tham gia điều tra và thực hiện hoạt động truyền
thông giáo dục sức khỏe về vấn đề đó.
16
 Thời gian học tập môn thực hành cộng đồng: được tổ chức vào sau kì
nghỉ hè của sinh viên Y3 khoảng tuần cuối tháng 7 và đầu tháng 8. Đây là
thời điểm thuận lợi của địa phương, khi người dân đã thu hoạch và làm mùa
xong, có thời gian để tiếp nhận sinh viên về học tập.
 Địa điểm học tập môn thực hành cộng đồng là các xã, huyện mà Nhà

trường đã có mối quan hệ trong hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng từ
trước. Tuy nhiên để gắn liền với thực tiễn công tác chăm sóc sức khỏe cộng
đồng, Nhà trường có thể chọn thêm một số địa phương khác khi được yêu cầu
và thấy phù hợp với mục tiêu học tập của sinh viên.
 Giảng viên tham gia giảng dạy môn thực hành cộng đồng: môn học
có sự tham gia của các giảng viên từ các bộ môn, khoa trong toàn trường. Các
giảng viên này được lựa chọn phù hợp với chủ đề học tập. Các giảng viên
kiêm nhiệm là các cán bộ y tế ở các trung tâm y tế quận/huyện và trạm y tế
xã/phường được Nhà trường lựa chọn và đào tạo để tham gia giảng dạy thực
hành cộng đồng.
 Mục tiêu của việc học tập thực hành cộng đồng: Quá trình học tập
thực hành cộng đồng của sinh viên y khoa nhằm trang bị những kiến thức cần
thiết, phù hợp với yêu cầu phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tuyến cơ sở
sau khi tốt nghiệp. Sau khi học xong môn học thực hành cộng đồng sinh viên
có khả năng:
•Làm quen được với điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội của người dân
ở cộng đồng,
•Tìm hiểm được tình hình sức khỏe, bệnh tật của cộng đồng cũng như
hoạt động của mạng lưới y tế tuyến cơ sở.
•Bước đầu phát hiện những vấn đề sức khỏe và thực hành truyền thông
giáo dục sức khỏe, giáo dục môi trường phù hợp với tuyến chăm sóc sức khỏe
ban đầu.
 Nội dung học tập:
•Thu thập thông tin về điều kiện kinh tế văn hóa, xã hội và y tế
cộng đồng
17
•Thực hành các kĩ năng giao tiếp cộng đồng và phát hiện các vấn đề sức
khỏe cộng đồng
•Thực hành phân tích giải thích kết quả và phát hiện vấn đề sức khỏe
của cộng đồng

•Thực hành truyền thông giáo dục sức khỏe
•Tham gia, phối hợp tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong học tập ở
cộng đồng
•Báo cáo kết quả học tập thực hành cộng đồng
Hàng năm các cán bộ được của làm Điều phối học tập tại cộng đồng và
các cán bộ của các bộ môn của Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công
cộng của trường tiến hành các bước chuẩn bị cộng đồng, chuẩn bị phiếu điều
tra, chuẩn bị hậu cần, tập huấn cho sinh viên các kỹ năng cần thiết và đưa sinh
viên xuống cộng đồng. Việc tập huấn cho các giáo viên của tất cả các bộ môn
được cử tham gia giảng dạy tại cộng đồng được tổ chức nhằm mục đích thống
nhất về tổ chức, hướng dẫn sinh viên, nội dung dạy và học tại cộng đồng,
đánh giá sinh viên… Trong quá trình học tại cộng đồng các hoạt động chính
của sinh viên được các giáo viên của trường và các giảng viên kiêm nhiệm địa
phương (cán bộ y tế huyện, xã đã được đào tạo) phối hợp cùng hướng dẫn.
Sinh viên với sự hỗ trợ của cán bộ y tế xã, thôn thực hiện các hoạt động học
tập tại cộng đồng theo kế hoạch như: tiến hành điều tra, thu thập số liệu tại hộ
gia đình theo các chủ để, tiến hành xử lý số liệu, viết báo cáo, trình bày kết
quả với địa phương trước khi trở về trường. Việc đánh giá sinh viên học tập
tại cộng đồng sẽ thông qua báo cáo của sinh viên và ý kiến nhận xét từ cộng
đồng [14].
1.2.4. Những đóng góp của sinh viên về chăm sóc sức khỏe ban đầu và
họat động xã hội khi học tập tại thực địa
Trong quá trình học tập tại thực địa, ngoài việc thực hiện lịch trình học
tập để đạt được mục tiêu học tập do Nhà trường đề ra, sinh viên còn có một
số đóng góp thiết thực cho công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng và những
18
hoạt động ngoại khóa, giúp góp phần xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa Nhà
trường với cơ sở thực địa và tạo cho sinh viên tinh thần thoải mái.
Những hoạt động mà sinh viên có thể tham gia trong đợt học tập thực tế
tại cộng đồng như sau:

 Truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng:
- Thực hiện Truyền thông Giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) trên loa đài
về các chủ đề chăm sóc sức khỏe thông thường (cách chăm sóc trẻ, xây dựng
công trình vệ sinh, tiêm chủng…).
- Hướng dẫn, tư vấn cho các bà mẹ cách chăm sóc trẻ tiêu chảy, suy
dinh dưỡng và vận động các gia đình cho con đi tiêm chủng.
- Tuyên truyền tư vấn về kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), phòng
chống tệ nạn xã hội (ma túy, HIV…) vệ sinh môi trường (VSMT).
- Cung cấp thông tin về tình hình bệnh tật, sức khỏe cho cộng đồng.
- Cung cấp hiểu biết về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phòng
bệnh, người dân được nâng cao kiến thức về sức khỏe.
 Tham gia các hoạt động y tế, chăm sóc sức khỏe:
- Tham gia hoạt động vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch.
- Tham gia hoạt động các chương trình y tế như: Chương trình tiêm
chủng mở rộng, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống suy dinh dưỡng, khám
chữa bệnh tại nhà và tại trạm.
- Tham gia hoạt động xã hội: Văn hóa, thể dục thể thao…
Ở nơi sinh viên học tập, phong tục tập quán của nhân dân còn nhiều lạc hậu,
trình độ của bà con còn hạn chế, nên khi sinh viên về học tập tại thực địa, bà
con rất vui mừng. Theo một nghiên cứu về thái độ người dân với việc học tập
tại thực địa của sinh viên Y khoa ở 2 huyện Kim Bảng và Đồng Hỷ cho thấy
>81% người dân vui vẻ cộng tác, để sinh viên ở cùng gia đình khi sinh viên
tới học tập tại địa phương, >97% người dân quan tâm lắng nghe khi được sinh
viên cung cấp thông tin về sức khỏe và vệ sinh môi trường [10].
Dựa vào những con số đó ta có thể thấy rằng phương pháp giáo dục
dựa vào cộng đồng đã tạo ra được sự tham gia tích cực của nhân dân trong
việc phòng chống bệnh tật, chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tuy nhiên, để có cái
19
nhìn toàn diện về chất lượng của việc giảng dạy thực địa, chúng ta cần phải
ghi nhận ý kiển phản hồi trực tiếp của chính sinh viên, đối tượng trung tâm

của hoạt động.
1.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DẠY-HC TẠI THỰC ĐỊA QUA
PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN.
1.3.1. Tầm quan trọng của việc thu nhận phản hồi của sinh viên về dạy-
học tại cộng đồng.
Hoạt động dạy-học tại thực địa cũng như hoạt động giảng dạy đào tạo
nói chung đều cần phải lấy học viên làm trung tâm. Những phản hồi của sinh
viên về các hoạt động, mục tiêu, chương trình, bài giảng có thể giúp cho
giảng viên hoàn thiện nội dung chương trình, nâng cao chất lượng giảng dạy,
chất lượng đánh giá và quản lý học tập của sinh viên tại cộng đồng. Qua phản
hồi của sinh viên cũng giúp tìm hiểu xem những mục tiêu học tập mà hoạt
động đề ra đã đạt được hay chưa, giúp phát hiện ra những bất cập giữa mong
muốn của sinh viên, kế hoạch của giảng viên và yêu cầu của môn học.
Khi lập kế hoạch dạy-học tại thực địa cho sinh viên, giảng viên thường
căn cứ vào những nội dung học tập theo chương trình, nhưng thường không
thể bao quát hết những nội dung, vấn đề mà thực tế tại địa phương đang diễn
ra. Ghi nhận lại những thông tin về những nội dung học tập thực địa của sinh
viên là kênh tốt nhất mà giảng viên có thể nắm được về tình hình học tập của
các nhóm sinh viên ở các địa phương, để từ đó đưa ra được những điều chỉnh
về nội dung học tập cho phù hợp hơn.
Khi tổ chức dạy-học tại cộng đồng không chỉ đơn giản là xác định mục
tiêu, nội dung học tập cho sinh viên mà còn phải tổ chức nơi ăn chốn ở cho
sinh viên, bố trí giảng viên nhà trường đi giảng dạy, công tác liên hệ với địa
phương, sự hỗ trợ của giảng viên kiêm nhiệm…. Để nâng cao chất lượng dạy-
học tại cộng đồng, ngoài ý kiến của giảng viên nhà trường, giảng viên kiêm
nhiệm, y tế cơ sở, cần quan tâm đến chủ thể quan trọng của dạy học tại cộng
20
đồng là sinh viên. Chính vì thế những ý kiến phản hồi của sinh viên là kênh
rất quan trọng mà chúng ta có thể dễ dàng ghi nhận được, để qua đó có cái
nhìn, cách đánh giá tổng quan, toàn diện về các lĩnh vực liên quan tổ chức

dạy-học tại thực địa.
Chúng ta muốn đào tạo được các bác sĩ theo mục tiêu đào tạo định
hướng cộng đồng thì việc nâng cao chất lượng dạy-học cho sinh viên tại thực
địa là cần thiết vì thế thu nhận phản hồi của sinh viên về dạy-học tại thực địa
cần được đặt ra và thực hiện nghiêm túc.
1.3.2. Phương pháp thực hiện việc đánh giá chất lượng học
tập tại thực địa
Để thực hiện thu nhận phản hồi của sinh viên về công tác giảng dạy và
học tập tại thực địa, cần phải xây dựng một bộ câu hỏi thống để sinh viên trả
lời. Phiếu phản hồi của sinh viên về việc học tập thực địa là một công cụ đo
lường, do đó nó phải có giá trị và độ tin cậy. Trong đó tính giá trị là tính chất
có thể đo được cái chúng ta cần đo. Độ tin cậy cho biết mức độ chính xác hay
không chính xác đến đâu của công cụ đo lường [8].
Ngoài giá trị nội dung nghĩa là các câu hỏi trong phiếu phản hồi của
sinh viên phải phản ảnh những khía cạnh được cho là quan trọng nhất trong
công tác giảng dạy tại thực địa, cần phải chú ý đến một số yếu tố khác có thể
ảnh hưởng hay chi phối tính giá trị của bộ câu hỏi. Đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu trên thế giới, nhất là ở Hoa kỳ, về vấn đề này từ khi việc dùng
phiếu phản hồi để theo dõi giờ giảng dạy trong những năm 1960 (Marsh &
Roche, 1993; Abrami, d’Apollonia, & Rosenfield, 1997) [17],[22].
Theo DeFina (1996) [20], việc kết hợp ba phương pháp đánh giá (từ
phiếu phản hồi của sinh viên, học sinh, từ đồng nghiệp hay cấp quản lý giáo
dục, và tự đánh giá của giảng viên) sẽ cho một kết quả đánh giá có tính giá trị
cao hơn khi chỉ dung phiếu phản hồi của sinh viên, học sinh. Việc phản hồi
của học sinh, sinh viên qua phiếu câu hỏi cũng không thực sự phản ảnh tính
21
hiệu quả trong công tác giảng dạy (Stratton, Myers, & King, 1994) [23]. Kết
quả dùng phiếu phản hồi để đánh giá hoạt động giảng dạy có thể chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố, như ngành học của sinh viên, giới tính của người
điền phiếu câu hỏi, và sinh viên cấp cử nhân hay cao học (Lammers, Kiesler,

Curren, Cours, & Connett, 2005; Ulrich, 2005; Whitworth và đồng sự (2002)
[24],[25].
Bằng việc sử dụng các bộ câu hỏi giống nhau, việc đánh giá hoạt động
học tập bởi sinh viên có ưu điểm là đánh giá tất cả chương trình, giảng viên
theo một chuẩn chung và dễ dàng đưa ra được sự so sánh. Dữ liệu thu thập
được cũng dễ dàng cho chúng ta kiểm tra lại mục tiêu hoạt động học tập mà
chúng ta đề ra.
Tuy nhiên việc đánh giá hoạt động dựa vào sinh viên vẫn có những mặt
hạn chế của nó, một số mặt như mục tiêu, nội dung học đánh giá hoạt động
học tập của sinh viên thì sinh viên không thể hoàn toàn đánh giá chính xác
được vì vậy cần sử dụng nhiều loại thu thập ý kiến khác nhau ngoài phiếu
điều tra thông thường. Có một số yếu tố khó kiểm soát như động cơ học tập
của SV, tính phức tạp của tài liệu, mức độ khó dễ của môn học. Vì vậy, khi
phân tích kết quả thu được cần dựa trên nhiều nguồn dữ liệu khác nhau và có
sự so sánh [4].
Nói chung chúng ta có thể thấy rằng dù vẫn còn có những hạn chế,
nhưng việc đánh giá hoạt động dạy-học tại thực địa thông qua ý kiến phản hồi
của sinh viên vẫn là việc cần thiết. Học tập tại cộng đồng là cơ hội để sinh
viên Y đang ngồi trên ghế nhà trường có kỹ năng giao tiếp, làm quen với cộng
đồng, thực hành chẩn đoán cộng đồng để xác định vấn đề sức khỏe cộng
đồng, tham gia các hoạt động can thiệp để giải quyết vấn đề sức khỏe của
cộng đồng tại địa phương mình học tập, nhất là hoạt động truyền thông giáo
dục sức khỏe. Do vậy, cần phải xem xét các khía cạnh về suy nghĩ, cảm nhận,
và những đánh giá chủ quan của sinh viên về hoạt động dạy-học tại thực địa,
22
để từ đó có những biện pháp cải tiến phù hợp hơn trong việc tổ chức đưa sinh
viên đến học tập tại cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ
y tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân,
23
CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu được tiến hành tại cơ sở thực địa của 9 xã, 5 xã: Ba sao,
Kim Bình, Đại Cương, Tân Sơn và thị trấn Quế thuộc huyện Kim Bảng và
4 xã: An Nội, Hưng Công, Đôn Xá, Tiêu Động thuộc huyện Bình Lục, tỉnh
Hà Nam
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Sinh viên y3 của trường Đại học Y Hà Nội tham gia học tập thực địa tại
2 huyện Bình Lục và Kim bảng tỉnh Hà Nam theo chương trình năm học
2010-2011.
2.3. THI GIAN NGHIÊN CỨU:
Từ tháng 8/2011 đến tháng 4/2012
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang vào thời cuối đợt sinh viên y3 đi học tập
tại thực địa năm học 2010-2011.
2.4.2. Cỡ mẫu:
Gồm 221 sinh viên y3 năm học 2010-2011có mặt vào cuối đợt học thực
tế tại cộng đồng có thực hiện đưa ý kiến phản hồi.
2.4.3. Chọn mẫu
Chọn toàn thể 221 sinh viên của 10 tổ thuộc 4 lớp y3 tham gia học tập
thực địa năm học 2010-2011 tại huyện Bình Lục và Kim Bảng tỉnh Hà Nam
có đưa ý kiến phản hồi sau đợt học tại thực tế cộng đồng.
24
2.4.4. Nội dung và các ch• số nghiên cứu:
2.4.4.1 Các nội dung nghiên cứu chính:
Nghiên cứu các nội dung ý kiến phản hồi của sinh viên về:
- Mục tiêu học tập của sinh viên tại thực địa.
- Những nội dung mà sinh viên đã học và thực hiện được tại cộng đồng.
- Những hoạt động của giảng viên nhà trường khi giảng dạy cho sinh

viên tại cộng đồng.
- Những hoạt động giảng dạy của cán bộ y tế xã với sinh viên.
- Đánh giá về chất lượng của giảng viên kiêm nhiệm.
- Đánh giá mức độ đồng ý của sinh viên về quá trình học tập tại cộng đồng.
- Thu thập các ý kiến nhận xét của sinh viên về tổ chức và chương trình
học. vai trò của giảng viên nhà trường, vai trò của giảng viên địa phương.
- So sánh một số ý kiến phản hồi về Dạy-Học tại cộng đồng của sinh
viên Y3 trường đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011 và năm học 2009-2010
2.4.4.2 Các chỉ số nghiên cứu cụ thể:
 Nội dung 1: Mục tiêu hc tập của sinh viên tại thực địa
- Tỷ lệ SV trả lời có biết mục tiêu học tập
- Tỷ lệ SV trả lời cho rằng vấn đề dưới đây là mục tiêu học tập:
⋅ Làm quen với điều kiện kinh tế văn hóa xã hội của cộng đồng
⋅ Mô tả được thực trạng VSMT ở nông thôn hiện nay
⋅ Nhận định được tình hình sức khỏe bệnh tật chủ yếu của cộng đồng
⋅ Mô tả tổ chức chức năng nhiệm vụ hoạt động của trạm y tế
⋅ Nhận thức được vai trò của giáo dục sức khỏe môi trường
⋅ Thực hiện khám chữa bệnh thông thường cho người dân cộng đồng
⋅ Thực hành tốt phỏng vấn cá nhận
⋅ Thực hiện giao tiếp hộ gia đình
⋅ Thực hiện thảo luận nhóm để thu thập thông tin
⋅ Thực hiện được một số phương pháp đánh giá nhanh các vấn đề sức
khỏe của cộng đồng
⋅ Thực hiện được một số phương pháp giáo dục sức khỏe
⋅ Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người dân trong cộng đồng
⋅ Lập được kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho người dân trong cộng đồng.
25

×