Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CAO HỌC MÔN LÝ THUYẾT ÔTÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.19 KB, 2 trang )

___________________________________________________________________________________________________
Phòng Đào tạo - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM – 37225.766
1



BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CAO HỌC
MÔN LÝ THUYẾT ÔTÔ
(Dùng cho thí sinh dự thi cao học nghành khai thác và bảo trì ô tô – máy kéo)

Chương I: Các nguồn năng lượng dùng trên ô tô: bàn về các đặc tính của động cơ theo quan
điểm coi động cơ là nguồn sức kéo trên ô tô. Những phân tích chủ yếu tập trung vào lọai
động cơ đốt trong kiểu piston.
- Những yêu cầu đối với động cơ
- Các đặc tính của động cơ xăng và Diesel: các đặc tính công suất, đặc tính tiêu hao
nhiên liệu và hiệu suất
- Đặc tính lý tưởng của động cơ dùng trên ô tô – so sánh với các động cơ thực tế
Chương II: Sự truyền năng lượng trên xe: Đề cập tới quá trình truyền công suất (moment
xoắn, tốc độ góc) từ động cơ tới bánh xe chủ động. Những phân tích chủ yếu tập trung vào
trường hợp chuyển động ổn định.
- Sơ đồ động học hệ thống truyền lực các lọai ô tô
- Sự truyền năng lượng trong hệ thống truyền lực thuần cơ khí
- Một số đặc điểm của hệ thống truyền lực ly hợp và mô biến biến thủy lực.
Chương III: Cơ học của lăn bánh xe: mô tả các quan hệ động học và lực của bánh xe ( cứng
tuyệt đối và đàn hồi ) khi lăn trên đường cứng. trình bày các khái niệm về sự trượt, sự bám,
đặc tính trượt, các khái niệm về biến dạng bánh ce đàn hồi và đặc tính hướng của bánh xe.
- Các loại bán kính bánh xe, bán kính lăn
- Động học lăn của bánh xe không biến dạng: khái niệm về tốc độ lý thuyết, tốc độ thực


tế, tốc độ trượt và độ trượt khi kéo, khi phanh.
- Động lực học chuyển động của bánh xe: các lực và moment cản lăn
- Sự truyền năng lượng từ bánh xe tới mặt đường.
- Sự trượt của bánh xe, khái niệm về khả năng bám, quan hệ giữa bán kính lăn và lực
kéo (hoặc lực phanh) tác dụng trên bánh xe.
- Đặc tính trượt của bánh xe khi kéo và khi phanh.
- Biến dạng của bánh xe đàn hồi khi chịu lực tác dụng của lực ngang – góc lệch hướng.
Chương IV: Chuyền động thẳng của ôtô: khảo sát bài tóan cơ học chuyển động của ôtô
nhằm xác định các thông số động lực học chuyển động cơ bản như tốc độ cực đại, khả năng
leo dốc cực đại, khả năng tăng tốc.
- Các lực tác dụng lên ôtô trong trường hợp chuyển động tổng quát. Khái niệm về các
lực riêng và các công suất.
- Phương trình cân bằng lực kéo, phương trình cân bằng công suất và phương trình
động lực học chuyển động của ôtô.
- Đồ thị cân bằng lực kéo, đồ thị cân bằng công suất và đồ thị đặc tính động lực học
của ôtô - ứng dụng để xác định các thông số động lực học chuyển động.
- Xác định các thông số động lực học chuyển động bằng cách tính tóan.
___________________________________________________________________________________________________
Phòng Đào tạo - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM – 37225.766
2
- Đồ thị đặc tính tăng tốc của ôtô.
Chương V: Xác định các thông số cơ bản của hệ thống động lực ôtô: trình bày các phương
pháp xác định công suất danh định của động cơ, tỷ số truyền của hệ thống truyền lực, của
hộp số và truyền lực chính xuất phát từ những yêu cầu về động học của ôtô.
- Xác định công suất danh định của động cơ theo phương pháp dựa vào các thông số
thực nghiệm và bằng cách tính tóan.
- Xác định các tỷ số truyền cực đại và cực tiểu của hệ thống truyền lực.
- Phận phối tỷ số truyền trong hộp số.
- Lựa chọn tỷ số truyền của truyền lực chính.
Chương VI: Tính kinh tế nhiên liệu của ôtô: trình bày phương pháp đánh giá tính kinh tế

nhiên liệu của ôtô.
- Các chỉ tiêu kinh tế nhiên liệu của ôtô.
- Đặc tính tiêu hao nhiên liệu của ôtô khi chuyển động ổn định.
- Đặc tính tiêu hao nhiên liệu khi chuyển động không ổn định.
Chương VII: Phân bố tải trọng pháp tuyến – khả năng bám và tính ổn định của ôtô. Phân bố
tải trọng và khả năng bám của ôtô đối với các lọai xe 4x2, 4x4, 6x4
- ổn định ôtô trong trường hợp chuyển động lên và xuống dốc.
Chương VIII: Tính năng động của ôtô: phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng chuyền
động trên đường xấu của ôtô.
- Ành hưởng của các thông số hình học.
- Khả năng động cơ của xe có cầu trước điều khiển.
- Ành hưởng của hiệu suất riêng vi-sai tới tính động cơ của xe.
Chương IX: Phanh ôtô: nghiên cứu quá trình phanh và các chỉ tiêu đáng giá chất lượng
phanh của ôtô.
- Lực phanh và moment phanh cần thiết trên ôtô.
- Xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phanh.
- Ổn định khi phanh
- Phanh chống hãm cứng(ABS) khả năng nâng cao hiệu quả và ổn định khi phanh.
Chương X: Quay vòng ôtô: nghiên cứu động học và động lực học chuyển động của ôtô khi
quay vòng. Khái niệm về ổn định chuyển động của ôtô khi quay vòng và các yếu tố ảnh
hưởng.
- Động học và động lực học của ôtô khi quay vòng.
- Đặc tính quay vòng thiếu-thừa-trung tính và các yếu tố ảnh hưởng.
- ổn định chuyển động của ôtô khi quay vòng.
Chương XI: Dao động ôtô: thông qua bài tóan dao động của ôtô phân tích các yếu tố ảnh
hưởng tới độ êm dịu chuyển động của ôtô.
- Các chỉ tiêu về độ êm dịu chuyển động của ôtô.
- Sơ đồ dao động tương ứng của ôtô – giải bài toán dao động theo moment một vết dao
động tự do có và không có lực cản.


×