Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

nghiên cứu căn nguyên, các yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng của viêm kẽ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.07 KB, 93 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nguyễn Thị Mỹ Hà
NGHIÊN CỨU CĂN NGUYÊN
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM
SÀNG CỦA VIÊM KẼ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
HÀ NỘI - 2012
1
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nguyễn Thị Mỹ Hà
NGHIÊN CỨU CĂN NGUYÊN
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
CỦA VIÊM KẼ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
HÀ NỘI - 2012
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nguyễn Thị Mỹ Hà
NGHIÊN CỨU CĂN NGUYÊN
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
CỦA VIÊM KẼ

Chuyên ngành: Da Liễu
Mã số: CK 62723501
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. BSCKII. TRẦN VĂN TIẾN
HÀ NỘI - 2012
2


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nguyễn Thị Mỹ Hà
NGHIÊN CỨU CĂN NGUYÊN
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
CỦA VIÊM KẼ

Chuyên ngành: Da Liễu
Mã số: CK 62723501
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. BSCKII. TRẦN VĂN TIẾN
HÀ NỘI - 2012
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành luận
văn tốt nghiệp và chương trình đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp II.
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Y Hà Nội;
Ban giám đốc Bệnh viện Da Liễu Trung ương; Ban Giám đốc Bệnh Viện
Bạch Mai; các thầy cô Bộ môn Da Liễu, các bác sỹ, nhân viên của bệnh viện
Da Liễu Trung ương; các bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên của khoa Da Liễu
bệnh viện Bạch Mai, khoa Vi sinhbệnh viện Bạch Mai, khoa Hoá sinh bệnh
viện Bạch Mai đã hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắctới tiến sỹ Trần Văn
Tiến, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin được bày tỏlời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Trần Hậu
Khang, PGS.TS. Trần Lan Anh, PGS.TS. Nguyễn Hữu Sáu - Những người
thày luôn tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá

trình học tập.
Xin cảm ơn những bệnh nhân đã đồng ý tham gia nghiên cứu và cho tôi
những bài học lâm sàng.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi trong
học tập, công việc và cuộc sống.
Cuối cùng là lòng biết ơn vô hạn xin gửi tới cha mẹ, người đã sinh
thành, dưỡng dục và luôn là chỗ dựa tinh thần khi tôi gặp khó khăn. Cảm ơn
những người thân yêu trong gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong
cuộc sống và trongsuốt quá trình học tập.
Hà Nội, tháng 12 năm 2012
Nguyễn Thị Mỹ Hà
3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Mỹ Hà
4
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm kẽ (Intertrigo) là tình trạng viêm ở vùng nếp gấp da, nơi có hai bề
mặt tiếp xúc nhau, một chứng bệnh hay gặp và có thể ảnh hưởng tới suốt cuộc
đời người bệnh. Trong điều kiện thời tiết nóng, độ ẩm cao, ngâm trong nước
lâu, quá trình cọ xát tại các nếp gấp da và sự thiếu lưu thông không khí sẽ tạo
cơ hội tốt cho các nhiễm trùng. Nguyên nhân viêm kẽ hay gặp là do nấm,
ngoài ra còn do các loại vi khuẩn và các nguyên nhân khác. Vị trí thường gặp
ở các vùng da như nếp lằn cổ, nách, bẹn, kẽ ngón tay, kẽ ngón chân, khoeo
chân, kẽ liên mông. Nhiều bệnh da có thương tổn viêm kẽ, trong những
trường hợp này, điều trị viêm kẽ phụ thuộc vào điều trị bệnh da chính.

Viêm kẽ được hình thành và phát triển từ hai yếu tố cơ học và nhiễm
trùng. Những thành phần khác như mồ hôi, phân, nước tiểu khiến cho bệnh
nặng hơn.
Viêm kẽ là bệnh thường gặp, xảy ra ở mọi lứa tuổi, gặp nhiều hơn ở
những người sống trong vùng khí hậu nóng ẩm, làm việc trong môi trường
nóng và ra nhiều mồ hôi, bệnh nhân tiểu đường, người có thể trạng béo và gặp
ở trẻ nhỏ biểu hiện bằng bệnh viêm da tã lót.
Triệu chứng của viêm kẽ là dát đỏ, ẩm, có thể trợt hoặc nứt da, đôi khi
có mủ. Bệnh nhân có triệu chứng cơ năng là ngứa, rát, đau.
Chẩn đoán viêm kẽ tương đối dễ, dựa vào triệu chứng lâm sàng, vị trí
thương tổn. Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân gây viêm kẽ còn ít được
quan tâm nên kết quả điều trị viêm kẽ còn hạn chế.
Trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu về những khía cạnh
khác nhau của bệnh viêm kẽ như: các bệnh có biểu hiện viêm kẽ, các loại vi
khuẩn, nấm gây bệnh [37] và các loại thuốc được sử dụng để điều trị [54],
[56]. Hiện nay, người ta sử dụng nhiều phương pháp để điều trị viêm kẽ như
sử dụng thuốc bôi có corticoit, mỡ kháng sinh, dung dịch màu, sát khuẩn và
kháng sinh toàn thân. Nhiều trường hợp điều trị kém hiệu quả, phải thay đổi
5
các phương pháp điều trị khác gây tốn kém và kéo dài thời gian điều trị. Xác
định được nguyên nhân cũng như đặc điểm lâm sàng của các loại viêm kẽ sẽ
giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả cao.
Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu căn nguyên, các yếu tố
liên quan và đặc điểm lâm sàng của viêm kẽ” với các mục tiêu:
1. Khảo sát căn nguyên và các yếu tố liên quan của viêm kẽ.
2. Xác định các đặc điểm lâm sàng của viêm kẽ.
3. Đánh giá hiệu quả điều trị viêm kẽ do vi khuẩn bằng kháng sinh.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Quan niệm về viêm kẽ
Viêm kẽ là tình trạng viêm xảy ra ở những vùng có nếp gấp của da, nơi
có hai bề mặt da tiếp xúc nhau. Viêm kẽ còn là một danh từ để gọi chung cho
các bệnh da có thương tổn viêm ở các nếp gấp của cơ thể. Trong điều kiện
thuận lợi có thể bị nhiễm trùng, hay gặp nhất là nhiễm nấm Candida, ngoài ra
còn nhiễm các loại vi khuẩn, virus khác [17], [21], [55].
Viêm kẽ thường xuất hiện ở các vùng kẽ nách, bẹn, nếp dưới vú, nếp gấp
ở da bụng, khoeo chân, khuỷu tay, kẽ ngón chân, v.v Đặc biệt, viêm kẽ
thường gặp ở những bệnh nhân có thể trạng béo, người bị tiểu đường, trẻ em
bụ bẫm [31], [35].
Viêm kẽ là một căn bệnh được biết tới từ thời cổ đại, được gọi là bệnh
trợt da do cọ xát (Chafing). Về sau được gọi là viêm kẽ (Intertrigo), theo ngôn
ngữ Lating có nghĩa:
Inter = ở giữa
Tri(trus) = hành động cọ xát
Igo = là hậu tố cho động từ Tri để tạo thành danh từ: sự cọ xát
Trước kia, người ta cố gắng hạn chế và điều trị bệnh viêm kẽ bằng cách
sử dụng các loại bột làm từ thảo dược. Ngày nay, người ta đã sử dụng kết hợp
các chất hóa học trong điều trị bệnh viêm kẽ [23].
1.2. Tình hình bệnh viêm kẽ
Địa lý: viêm kẽ là một bệnh phổ biến, có thể gặp ở bất cứ quốc gia nào
nhưng hay gặp hơn ở những khu vực có thời tiết nóng và độ ẩm cao [49].
Tuổi: bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, ở trẻ em biểu hiện bằng viêm da tã lót
[33], [61].
7
Chủng tộc: viêm kẽ không có sự khác nhau về chủng tộc, không có sự
khác nhau về giới hoặc khác nhau về giải phẫu [28].
Nghề nghiệp: viêm kẽ thường xuất hiện ở những người làm ruộng, nội
trợ, người giúp việc gia đình, làm công việc giặt giũ và những công việc khác
mà người bệnh phải thường xuyên tiếp xúc với nước và tình trạng vệ sinh

kém.
Tiến triển: viêm kẽ có thể khởi phát tại các nếp gấp da, biểu hiện của
nhiễm trùng thứ phát hoặc được phát hiện là triệu chứng của một bệnh da.
Kết quả nghiên cứu viêm kẽ trong nước và trên thế giới:
Công trình của Patriek Mistiaen và Meike van Halm-Walters đã tổng
hợp từ 63 nghiên cứu từ năm 1954 đến năm 2008 của 27 quốc gia khác nhau
(chủ yếu là tại Mỹ) cho thấy tỉ lệ viêm kẽ ở người lớn khác nhau từ 6% số
bệnh nhân trong bệnh viện đến 17% trong nhà dưỡng lão và 20% số bệnh
nhân điều trị ngoại trú, nhưng chưa có số liệu về tỉ lệ viêm kẽ trong dân số
nói chung [55].
Smith, Water Worth năm 1962 đã nghiên cứu trên 25 bệnh nhân viêm
kẽ (19 bệnh nhân nam và 6 bệnh nhân nữ), độ tuổi dao động từ 5 đến 70 tuổi.
Bệnh thường xuất hiện trong khoảng thời gian trên một tuần tới vài năm. Có 3
bệnh nhân viêm kẽ do vi khuẩn, 11 bệnh nhân viêm kẽ do viêm da dầu, 6
bệnh nhân viêm kẽ do chàm , 4 bệnh nhân viêm kẽ do vảy nến và 1 bệnh nhân
viêm kẽ do pemphigus. Thương tổn xuất hiện ở những vị trí khác nhau gồm 9
bệnh nhân bị ở bẹn, 5 bệnh nhân ở bị kẽ sau tai, 2 bệnh nhân bị ở nách, 2 bệnh
nhân bị ở nếp gấp cổ, 2 bệnh nhân bị ở kẽ mép, 2 bệnh nhân bị ở kẽ mông, hai
bệnh nhân bị ở nếp lằn trên xương mu và 1 bệnh nhân bị ở vùng nếp gấp
khuỷu tay. Các vi khuẩn gây bệnh là: Streptococci, Staph. albus, Staphy.
Pyogenes, Proteus [58].
Viêm kẽ do nhiễm khuẩn Gr (-) được mô tả vào năm 1973 bởi
Amonnette và Rosenburg. Nghiên cứu 12 trường hợp bệnh nhân có hiện
tượng trợt da ở kẽ chân và phát hiện được vi khuẩn Gr (-). Tác giả nhận xét
8
viêm kẽ chân do vi khuẩn Gr (-) là một căn bệnh phổ biến và khá phức tạp, sự
nhiễm khuẩn làm tổn thương vùng kẽ ngón chân và lan lên phía mu bàn chân.
Triệu chứng lâm sàng gồm dát đỏ, mụn mủ, trợt da, có mùi hôi, bệnh nhân có
cảm giác ngứa, rát. Trong một vài trường hợp nặng, bệnh nhân không thể đi
lại được. Tỷ lệ bệnh nhân nam bị bệnh nhiều hơn bệnh nhân nữ. Những yếu tố

làm bệnh phát triển là thời tiết nóng, ẩm, các ngón chân khít vào nhau hoặc
người bệnh hay đi những đôi giày chật. Tập thể dục thể thao quá mức và sử
dụng xà phòng chứa chất tẩy mạnh. Có hai căn nguyên gây bệnh phổ biến là
Preudomonas aeruginosa và Proteus mirabilis. Nghiên cứu này cũng nêu ra
những khó khăn trong điều trị viêm kẽ do vi khuẩn. Hai dòng kháng sinh
Cephalosporin thế hệ 3 và Ciprofloxacin đã mang lại hịệu quả tốt hơn trong
điều trị viêm kẽ do vi khuẩn Gr (-).
Tác giả Jing-Yi Lin , Yi-Ling Shih và Hsin-Chun Ho đã nghiên cứu 17
trường hợp viêm kẽ ngón chân trong vòng 5 năm từ 2004 - 2009, những
trường hợp này điều trị bằng thuốc kháng nấm hay thuốc chữa chàm đều
không có kết quả . Nhóm tác giả đã thực hiện nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng
sinh đồ. Kết quả nuôi cấy phát hiện thấy vi khuẩn Gram âm: Pseudomonas
aeruginosa, Enterococcus facealis, Enterococcus faecalis. Sau 1-2 tuần điều
trị bằng kháng sinh và thuốc bôi tại chỗ, tất cả các bệnh nhân đều giảm triệu
chứng đau, ngứa rõ rệt, tình trạng viêm giảm rõ và hết trợt da. Thuốc bôi được
sử dụng trong điều trị là: kem Gentamycin, dung dịch Povidone iodine.
Kháng sinh uống được sử dụng là Penixillin, Oxacillin, Ampixillin,
Sunfamethoxazole-Trimethoprin, Cephalosporin, Ciprofloxacin và
Gentamycin [37].
Nghiên cứu của Divia Monnappa và cộng sự năm 2009 tiến hành trên
100 bệnh nhân bị viêm kẽ tại Ấn Độ cho thấy đa số các trường hợp xảy ra ở
nhóm tuổi từ 21-30 tuổi, tỉ lệ nam, nữ không có sự khác biệt, gặp nhiều hơn ở
người làm công việc nội trợ. Nghiên cứu này cũng chỉ ra căn nguyên phổ biến
nhất là do nấm sợi chiếm tỷ lệ 31%, do viêm da tiếp xúc chiếm 25%, do vi
9
khuẩn là 13%, ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như Pemphigus
Vegetant, bệnh Bowen Tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường trong các
trường hợp viêm kẽ là 13% [26].
Việt Nam là nước khí hậu nhiệt đới nóng, ẩm nên bệnh viêm kẽ khá phổ
biến. Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về tỷ lệ bệnh viêm kẽ

trong cộng đồng.
1.3. Sinh bệnh học
Các vùng nếp gấp da có những đặc điểm riêng không giống với những
vùng da khác trên cơ thể:
Da ở những vùng này liên tục chà xát với nhau và luôn trong tình trạng
ẩm ướt nên ảnh hưởng đến sự ổn định của da. Chính những sự khác biệt này
là điều kiện thuận lợi gây viêm nhiễm tại chỗ. Do thường xuyên thiếu lưu
thông không khí nên tạo điều kiện cho sự phát triển của các loại vi khuẩn và
nấm [18], [24].
Nếp gấp da mà đặc biệt là ở vùng bẹn, vùng kẽ sinh dục và nách là
những vùng tăng tiết mồ hôi nên quá trình viêm hay xảy ra ở khu vực này.
Viêm kẽ được hình thành và phát triển từ những yếu tố cơ học và nhiễm
trùng. Nhiệt độ cao và độ ẩm cơ thể là điều kiện thuận lợi để phát sinh bệnh.
Việc cọ xát giữa các bề mặt da ở vùng nếp gấp làm da bị tổn thương gây giảm
hoặc mất chức năng màng chắn tạo điều kiện cho nhiễm trùng tại chỗ [36].
Ngoài ra những yếu tố khác tác động vào quá trình viêm kẽ như: ra mồ hôi,
đại tiểu tiện không tự chủ, dịch sinh dục làm bệnh viêm kẽ trở nên nặng hơn
cả ở trẻ em và người lớn [33].
Tình trạng bệnh phụ thuộc vào cấu trúc vùng da có liên quan và thời gian
bị viêm. Những vùng ban đỏ, ẩm tiến triển dần thành vết trợt và có thể đóng
vảy, những vết nứt có thể bị loét. Bất kỳ nếp gấp da nào cũng có thể xuất hiện
viêm kẽ. Những trường hợp người lớn và trẻ em có thể trạng béo, những nếp
gấp da thường sâu và sự nhiễm trùng dễ xảy ra ở nếp gấp của da bụng, nếp
10
gấp da cổ, bẹn, khoeo chân. Đối với những người có cằm và cổ béo thì dễ bị
viêm kẽ cằm - cổ do vùng da này thường xuyên ẩm ướt và chà xát với nhau
liên tục [22].
Bệnh viêm kẽ ngón chân có liên quan trực tiếp tới việc sử dụng những
đôi giày dép quá chật, bệnh thường xuất hiện ở những người luôn đi giày chật
và ẩm [38]. Một số bệnh da hay bệnh toàn thân không trực tiếp gây viêm kẽ,

nhưng lại có mối liên quan làm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, các yếu tố nguy cơ
thường thấy là:
Thể trạng béo: một người trở nên béo hơn, tức là người đó xuất hiện
nhiều vùng có nếp da trên cơ thể hơn, các nếp gấp cũng sâu hơn, tăng sự cọ
sát giữa các vùng da như vùng dưới vú, cằm và những vùng da bụng bị gập
nếp.
Bệnh nhân tiểu đường: tỷ lệ bị viêm kẽ cao hơn ở những người bị bệnh
tiểu đường.
Môi trường sống nóng và độ ẩm cao dẫn tới hậu quả là người bệnh ra
nhiều mồ hôi làm độ ẩm của cơ thể cao.
Điều kiện làm việc vất vả, mất vệ sinh, hoạt động thể thao quá mức.
Sự kích ứng da do mồ hôi, nước tiểu, phân, dịch sinh dục.
Người bệnh nằm lâu tại chỗ, người mang những thiết bị y tế trên người
như, bó bột, đóng bỉm thường xuyên.
Đi giày dép và mặc quần áo quá chật [46].
1.4. Triệu chứng lâm sàng
Da ở các kẽ bị tổn thương có màu đỏ, mức độ khác nhau phụ thuộc vào
giai đoạn tiến triển của bệnh, ranh giới rõ, ẩm, có thể trợt, có vảy hoặc có mủ.
Khởi đầu dát đỏ có hình bán nguyệt, ranh giới rõ, sau lan rộng dần ra
xung quanh.
Vị trí: kẽ nách, bẹn, nếp gấp cổ, kẽ dưới vú (phụ nữ), kheo chân, mặt
trước khuỷu tay, nếp lằn bụng (ở người béo), kẽ mông, kẽ ngón chân, kẽ sau
tai…[45], [60].
Triệu chứng cơ năng: ngứa, rát, đau.
11
Viêm da tã lót ở trẻ em: triệu chứng viêm xảy ra sau khi trẻ mang tã
giấy (đóng bỉm hàng ngày). Thường xuất hiện ở bẹn, kẽ mông, mông và vùng
sinh dục. Biểu hiện lâm sàng là: da đỏ, ướt, trợt, trẻ ngứa đau, quấy khóc [52],
[59].
1.5. Chẩn đoán nguyên nhân viêm kẽ

Việc chẩn đoán bệnh viêm kẽ và các biến chứng của bệnh này thường
rất rõ ràng thông qua các biểu hiện lâm sàng. Việc sinh thiết da để phát hiện
bệnh là không cần thiết vì mô bệnh học của viêm kẽ không cho thấy yếu tố
đặc trưng nào. Tuy nhiên, mô bệnh học lại cần thiết khi điều trị không có kết
quả với các phương pháp trước đó. Do vậy việc sinh thiết sẽ giúp phát hiện
những nguyên nhân là bệnh da dẫn tới viêm kẽ.
Nhiễm trùng có thể là nguyên nhân gây viêm kẽ hoặc cũng có thể chỉ là
thứ phát sau những trường hợp viêm kẽ do các nguyên nhân khác [30].
Nhiều trường hợp các bệnh da là nguyên nhân gây viêm kẽ.
1.5.1. Do nấm
1.5.1.1. Nấm Candida (nấm men)
Canidida là loại nấm men rất phổ biến trong thiên nhiên, có thể gây
bệnh ở da, niêm mạc hay móng [20].
Canidida albicans ký sinh ở miệng, âm đạo, khi gặp điều kiện thuận lợi
như dùng kháng sinh lâu ngày, dùng các thuốc ức chế miễn dịch sẽ phát triển
và gây bệnh.
Các yếu tố nguy cơ và bệnh học:
Môi trường nóng ẩm tại các nếp gấp da rất thuận lợi cho sự phát triển
của Candida. Nguy cơ nhiễm nấm tăng cao do tăng sự cọ sát, tăng độ ẩm
trong các nếp gấp da.
Các yếu tố làm tăng sự cọ sát da bao gồm:
+ Thể trạng béo.
12
+ Mặc quần áo thô ráp chà xát lên da.
+ Các hoạt động làm tăng sự cọ xát da - da.
Các yếu tố có thể làm tăng độ ẩm bao gồm:
+ Thể trạng béo.
+ Mặc quần áo bí, kín.
+ Tăng tiết mồ hôi.
+ Làm các công việc gây tăng độ ẩm như đeo găng tay cao su, đi ủng.

Viêm kẽ do Candida hay gặp ở trẻ em, người béo, ra mồ hôi nhiều. Vị
trí ở bẹn, kẽ mông, nếp dưới vú, rốn Thương tổn là đám dát đỏ, trợt, láng
bóng, ranh giới rõ, có viền róc da ở ngoại vi, ngứa nhiều, có thể có cảm giác
rát bỏng. Có khi bên cạnh thấy những mụn mủ nhỏ mầu trắng đục [4].
Candida có thể gây viêm kẽ ở các vị trí sau:
+ Tại các kẽ ngón chân: người hay đi ủng, giày ,dép chật.
+ Kẽ ngón tay: thường xuất hiện do thời tiết nóng ở những người tay
thường xuyên bị ẩm như người làm ruộng, vườn hoặc nội trợ. Biểu hiện: da
ẩm, trắng, bong vảy và ngứa.
+ Nếp da dưới vú, nách hoặc kẽ liên mông thường khởi đầu với biểu
hiện tấy đỏ, khó chịu và có thể kèm bong da. Các nếp da ẩm bị nứt và loét.
Thường có kèm theo các dát đỏ tươi, có kích thước khoảng 2-3 mm ở vùng da
xung quanh.
+ Viêm da tã lót: có thể bị nhiễm khuẩn thứ phát do Candida, nhất là ở
bệnh nhân đang điều trị bằng kháng sinh phổ rộng hoặc corticoid.
+ Viêm âm hộ, âm đạo do Candida: khám lâm sàng thấy đỏ ở vùng
niêm mạc âm hộ và âm đạo với các mảng trắng vón cục trong khí hư. Ban đỏ
có thể lan tới vùng đáy chậu và bẹn, kèm theo các nốt đỏ tại các vùng da xung
quanh.
+ Kẽ mép: hay gặp ở những bệnh nhân cao tuổi từ các các viết loét và
nứt tại khóe miệng bị nhiễm Candida thứ phát.
Xét nghiệm:
Soi tươi với KOH là phương pháp đơn giản và hiệu quả trong chẩn
đoán.
Nuôi cấy bệnh phẩm lấy từ thương tổn giúp chẩn đoán.
13
1.5.1.2. Nấm sợi (dermatophytosis)
Bệnh nấm sợi bao gồm các bệnh nấm ở lông, tóc, móng và da người.
Có 3 giống thường gây bệnh là Trichophyton, Microsporum và
Epidermophyton [11], [32].

Hiện nay bệnh nấm này xuất hiện nhiều hơn, tăng ở cả nam và nữ,
thường gặp ở người đi giày cao cổ, hay tắm bể bơi công cộng [9].
Danh từ Tinea dùng để chỉ các bệnh nấm nông. Tùy theo vị trí mà có
tên gọi khác nhau [2], [39]:
Tinea capitic: nấm tóc, chỉ tổn thương ở da đầu và kết hợp với thương
tổn tóc.
Tinea barbae: nấm ở râu.
Tinea corporis: nấm da thân hay da nhẵn (gọi là nấm da).
Tinea cruris: nấm vùng đùi, bẹn và sinh dục.
Tinea pedis: nấm ở chân.
Tinea manum: nấm ở tay.
Tinea unguium: nấm móng.
Đường lây:
Lây gián tiếp: từ các vật dụng bị nhiễm bẩn (đồ chơi, thảm, áo quần,
gối, chăn ), thường bị nhiễm các bào tử nấm.
Lây trực tiếp: do tiếp xúc trực tiếp ở da người lành với những người
mắc bệnh, với những súc vật nuôi trong nhà như chó, mèo bị nấm [53].
*Nấm bẹn (Tinea crusis):
Bệnh hay gặp ở các khu tập thể, do dùng chung chăn, màn, giường,
chiếu…
Biểu hiện ban đầu là dát đỏ có kích thước nhỏ hoặc thành mảng, ranh
giới rõ với da lành, có vảy, bờ có mụn nước, hình tròn, bầu dục hoặc hình đa
cung, lan từ giữa ra xung quanh [7]. Vị trí hay gặp ở kẽ bẹn, một hoặc hai
bên. Các thương tổn có thể lan rộng xuống vùng đùi và lan ra phía sau tới
quanh hậu môn. Hiếm khi có thương tổn vùng da bìu. Thường gặp ở nam
giới, đặc biệt là vào mùa hè khi độ ẩm cao [2].
Cơ năng: thường biểu hiện ngứa, rát và có thể có mùi hôi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình gây bệnh:
Độ pH da ảnh hưởng rất nhiều đến sự xâm nhập của nấm vào cơ thể.
Trên cơ thể độ pH thay đổi tùy từng vùng da khác nhau như ở vùng da đầu,

14
ngực, tay thì độ pH dao động từ 4,5-5,9. Vùng bẹn, nách có pH từ 6,0-6,8.
Trong khi đó nấm phát triển thuận lợi ở độ pH 5,9 - 7,2. Do vậy, nấm dễ dàng
phát triển ở vùng bẹn, nách. Ngoài ra, pH da còn thay đổi theo độ tuổi, tuổi
nhỏ thì pH da acid hơn, còn tuổi thanh thiếu niên thì pH kiềm hơn, dao động
trong khoảng 6,1 - 6,4 [10].
Nhiệt độ và độ ẩm: hầu hết các nấm gây bệnh đều phát triển tốt trong
điều kiện nhiệt độ từ 25-30
o
C và độ ẩm trên 70%.
*Nấm kẽ ngón chân:
Nấm kẽ ngón chân là một dạng của nấm bàn chân (tinea pedis). Ba
chủng nấm có thể gây bệnh ở bàn chân là Trichophyton, Epidermophyton và
Microsporum.
Nấm kẽ chân là dạng hay gặp nhất và thường gây thương tổn ở kẽ ngón
3 và 4, có thể lan ra mặt dưới ngón chân. Bệnh nhân thường có cảm giác
ngứa, nóng rát và có mùi hôi [41]. Có hai thể lâm sàng khác nhau:
+ Thể không triệu chứng với biểu hiện da vùng kẽ ngón khô, ít bong
vảy. Bệnh nhân thường không có triệu chứng gì đặc biệt ngoài triệu chứng
ngứa.
+ Thể có triệu chứng với biểu hiện kẽ ngón chân ẩm ướt, nứt kẽ, có thể
có tiết dịch, da mủn, trắng, ngứa, dày sừng hoặc trợt.
Nấm kẽ ngón chân cần phải phân biệt với Erythrasma, chốc, viêm kẽ do
Candida và nhiễm trực khuẩn mủ xanh, chẩn đoán phân biệt căn cứ vào đặc
điểm lâm sàng, nhuộm gram và nuôi cấy.
Cận lâm sàng:
Soi tươi: Dùng dao cùn lấy vảy da từ rìa thương tổn đặt lên lam kính.
Nhỏ một đến hai giọt dung dịch KOH 10% lên lam, hơ nóng nhẹ qua ngọn lửa
đèn cồn. Quan sát dưới kính hiển vi ở vật kính 10 và 40, thấy hình ảnh sợi
nấm hay đoạn sợi nấm có thành tế bào đậm, bào tương đục, dày, mềm mại.

Ngoài ra còn có thể thấy bào tử nấm.
Nuôi cấy: Lấy vảy da ở tổn thương sau khi đã sát trùng, cho vào môi
trường Sabouraud. Sau 2-3 tuần, nấm mọc. Căn cứ vào hình dạng, cấu tạo,
màu sắc khuẩn lạc, hình ảnh vi thể và sự thay đổi màu sắc trong môi trường
ure để định chủng loại nấm.
15
Chẩn đoán:
Triệu chứng lâm sàng.
Cận lâm sàng: Soi tươi dưới kính hiển vi và nuôi cấy.
Điều trị
Thông thường nếu mới bị bệnh và diện tích thương tổn nhỏ thì chỉ cần
điều trị tại chỗ bằng các thuốc bôi thuốc chống nấm. Tuy nhiên, nếu thương
tổn mạn tính, tái phát, thương tổn lan rộng, trên cơ địa suy giảm miễn dịch thì
phải kết hợp bôi tại chỗ và uống kháng sinh chống nấm [20], [27], [48].
Thuốc bôi tại chỗ:
Các thuốc có tác dụng làm bong sừng, diệt nấm: dung dịch BSI 1-3%
(acid Benzoic, acid Salicylic, Iod), dung dịch ASA (Aspirin, Salicylat natri,
Alcohol), mỡ Salicylic 5%, mỡ Whitfield, mỡ lưu huỳnh 10%, dung dịch
Castellani.
Các thuốc bôi nhóm azole và nhóm allylamine: clotrimazol, econazol,
miconazol, ketoconazol, itraconazol, terbinafine (Lamisil) [25].
1.5.2. Vi khuẩn
Da vùng nếp gấp bị tổn thương và tăng độ ẩm tạo điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển của nhiều loại vi sinh vật dẫn tới nhiễm khuẩn tại các khu
vực này. Nhiễm khuẩn có thể là một loại hay phối hợp nhiều loại vi khuẩn:
liên cầu, tụ cầu, trực khuẩn [41].
Triệu chứng viêm kẽ do vi khuẩn là ban đỏ có ranh giới rõ, trợt da, tiết
dịch, hay gặp tại các nếp gấp cổ, nách hoặc vùng bẹn. Biểu hiện đặc trưng là
có mùi hôi và không có thương tổn tại các vùng xung quanh.
*Tụ cầu (Staphylococcus):

Tụ cầu gồm 13 loài, trong đó có 3 loài có vai trò quan trọng trong y học
là:
S. aureus (tụ cầu vàng).
S. epidermidis (tụ cầu da).
S. saprophyticus.
Tụ cầu là những cầu khuẩn có đường kính 0,8-1,0 µm và đứng thành
hình chùm nho, bắt màu Gram dương, không có lông, không có nha bào,
thường không có vỏ.
16
Tụ cầu vàng xâm nhập qua lỗ chân lông, chân tóc hoặc các tuyến dưới
da gây viêm da. Phản ứng của cơ thể với tụ cầu sinh mủ gây mụn nhọt, áp xe,
hậu bối… Nhiễm tụ cầu ngoài da thường gặp ở trẻ em và người suy giảm
miễn dịch.
Tụ cầu da (S. epidermidis) ký sinh trên da và lỗ mũi của người bình
thường, khoẻ mạnh. Khi cơ thể suy giảm miễn dịch sẽ gây nhiễm khuẩn da.
Sự kháng kháng sinh của tụ cầu vàng là đặc điểm rất đáng chú ý. Nó
kháng lại penicillin G, một số kháng lại methicillin, một số rất ít còn đề kháng
được với cephalosporin các thế hệ. Kháng sinh được dùng trong các trường
hợp này là vancomycin [5].
*Liên cầu (Streptococci):
Liên cầu là những cầu khuẩn bắt màu Gram dương, xếp thành chuỗi dài
ngắn khác nhau, không di động, đôi khi có vỏ, đường kính 0,6-1,0 µm. Liên
cầu nhóm A là nhóm liên cầu gây bệnh quan trọng nhất ở người. Tùy từng týp
huyết thanh mà gây nên các thể lâm sàng khác nhau như chốc, viêm quầng,
nhiễm khuẩn các vết thương…
Hiện nay kháng sinh nhóm Betalactamin vẫn là nhóm được lựa chọn để
điều trị nhiễm liên cầu.
*Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa)
Trực khuẩn mủ xanh là trực khuẩn Gram âm, thẳng hoặc hơi cong
nhưng không xoắn, hai đầu tròn. Kích thước từ 0,5-1,0 µm và 1,5-5,0 µm.

Trực khuẩn mủ xanh không sinh nha bào.
Trực khuẩn mủ xanh gây bệnh khi cơ thể suy giảm miễn dịch, cơ thể
mắc bệnh mãn tính, dùng corticoit hoặc kháng sinh kéo dài. Trực khuẩn mủ
xanh gặp ở khắp nơi trong bệnh viện, là vi khuẩn thường gặp trong nhiễm
trùng bệnh viện.
17
Trực khuẩn mủ xanh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể qua vết thương
hở. Tại chỗ xâm nhập chúng gây viêm có mủ (trường hợp điển hình mủ có
màu xanh) [44], [57].
Trực khuẩn mủ xanh kháng lại nhiều loại kháng sinh. Thường dùng
cephalosporin thế hệ thứ 3 để điều trị [5].
*Trực khuẩn proteus
Là trực khuẩn Gram âm, kích thước 1-3 µm, có lông di động, không có
nha bào.
Khả năng gây bệnh: vi khuẩn có trọng hệ vi khuẩn đường ruột ở người
và động vật có thể gây áp xe, hoại tử.
Proteus kháng nhiều loại kháng sinh như penixilin, Amoxilin. Cần làm
kháng sinh đồ để điều trị.
Chẩn đoán xác định viêm kẽ do vi khuẩn:
- Lâm sàng:
Thương tổn cơ bản: Dát đỏ, ẩm, ranh giới rõ. Có thể nứt da, trợt da, mủ.
Cơ năng: ngứa, rát, đau, mùi hôi.
- Xét nghiệm:
Nhuộm soi thấy vi khuẩn.
Soi tươi nấm âm tính.
1.5.3. Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa (atopic dermatitis) là một bệnh da hay gặp. Bệnh xuất
hiện ở mọi lứa tuổi, tiến triển dai dẳng. Hình ảnh lâm sàng của viêm da cơ địa
thay đổi theo từng giai đoạn bệnh, từng thời kỳ, lứa tuổi. Thương tổn cơ bản
của viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ là các đám mụn nước ở trán, má đối xứng. Ở trẻ

lớn và người lớn là các sẩn, mảng da dày, lichen hoá, rất ngứa. Đặc biệt là
bệnh thường liên quan đến yếu tố cơ địa, tiền sử bị các bệnh dị ứng [9], [29].
Triệu chứng lâm sàng
- Viêm da cơ địa ở trẻ < 2 tuổi: thương tổn là các mụn nước tập trung
thành từng đám tiến triển qua các giai đoạn: giai đoạn tấy đỏ, giai đoạn mụn
nước, giai đoạn xuất tiết, giai đoạn đóng vảy, giai đoạn bong vảy da.
18
Vị trí hay gặp ở má, trán, cằm. Có thể lan ra tay, chân, lưng, bụng.
Thương tổn có tính chất đối xứng.
- Viêm da cơ địa ở trẻ em từ 2-12 tuổi: thương tổn là các sẩn nổi cao
hơn mặt da tập trung thành mảng hoặc rải rác. Da dày, lichen hoá. Có thể gặp
các mụn nước tập trung thành đám.
Vị trí: ở mặt duỗi hay nếp gấp như khuỷu tay, khoeo chân, cổ tay, mi
mắt, thương tổn ở 2 bên hoặc đối xứng.
- Viêm da cơ địa ở thanh thiếu niên và người lớn: thương tổn là sẩn nổi
cao hơn mặt da, rải rác hoặc tập trung thành đám có thể có một số mụn nước,
kèm theo những vết xước do gãi.
Vị trí hay gặp ở các nếp gấp như khoeo chân, khuỷu tay, cổ tay, vùng
hậu môn sinh dục…
Triệu chứng cơ năng: rất ngứa.
Tiến triển
Bệnh tiến triển dai dẳng thành từng đợt cấp tính, mạn tính và có liên
quan tới nhiều yếu tố như thức ăn, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tại
chỗ, khí hậu. Có thể gây biến chứng như bội nhiễm, chàm chốc hoá, có thể
dẫn tới viêm cầu thận cấp.
Chẩn đoán
Dựa theo bộ tiêu chuẩn chẩn đoán của các nhà da liễu Anh hoặc bộ tiêu
chuẩn chẩn đoán của Mỹ. Các tiêu chuẩn chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu
chứng lâm sàng.
Điều trị

Nguyên tắc điều trị: phối hợp điều trị tại chỗ và toàn thân. Chú ý điều
trị các bệnh cơ địa nếu có. Điều trị đúng theo từng giai đoạn. Chế độ ăn uống
hợp lý.
Điều trị tại chỗ:
Giai đoạn cấp tính: đắp dung dịch Jarish.
19
Giai đoạn bán cấp: dùng các loại hồ nước, hồ Brocq.
Giai đoạn mãn tính: dùng các loại mỡ: salicyle, gaudron, kem có
corticoid, tacrolimus. Các thuốc làm mềm da, ẩm da.
Toàn thân: kháng histamin tổng hợp, vitamin C, nếu có bội nhiễm thì
dùng kháng sinh.
1.5.4. Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là phản ứng viêm cấp hoặc mãn tính của da với một
số yếu tố trong môi trường khi tiếp xúc với da. Viêm da tiếp xúc có thể do
tiếp xúc trực tiếp với các chất hoá học làm tổn thương da như trong viêm da
tiếp xúc tiếp xúc kích ứng, có thể là những phản ứng nhạy cảm đặc hiệu như
trong viêm da tiếp xúc dị ứng [13].
Các nguyên nhân gây tiếp xúc
Quần áo: sợi tự nhiên thường không gây viêm da tiếp xúc nhưng các
sản phẩm để xử lý vải như chất hồ vải, chất nhuộm, chất chống nhầu, chất in
vải có chứa sắt có thể là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc ở những người sử
dụng, người công nhân tiếp xúc do nghề nghiệp. Formol là chất hồ vải làm
cho vải không nhầu. Vì vậy, focmol trong quần áo, nhất là quần áo mới có thể
gây ra viêm da tiếp xúc, đặc biệt ở những vùng kẽ da do cọ xát hoặc ra nhiều
mồ hôi.
Chất tẩy và chất sát khuẩn: lạm dụng bột giặt hoặc giặt không kỹ có thể
dẫn đến viêm da tiếp xúc nhất là ở vùng da mỏng, ở trẻ em, người có cơ địa dị
ứng.
Các chất nhuộm gây viêm da tiếp xúc như ở phụ nữ mang tất mầu có
chất nhuộm aroique. Những bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do tất hoặc quần

tất xuất hiện thương tổn ở mu chân, ở đùi và kheo chân.
Da: găng tay, giầy, dép, mũ, dây đồng hồ (chẩt thuộc da, keo dán, chất
nhuộm cũng gây viêm da tiếp xúc).
20
Cao su: dây chun quần áo, quần áo lót, găng nội trợ, găng nghề nghiệp,
ủng, mặt nạ,… đều có thể gây viêm da tiếp xúc do có cao su.
Kim loại: vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, nhẫn, khoá, thắt lưng, khuy
kim loại, móc quần áo, đồng hồ, gọng kính, có chứa các kim loại crom, nikel,
cobal. Trong đó viêm da tiếp xúc do nikel là hay gặp nhất .
Mỹ phẩm gây viêm da tiếp xúc tại vùng được bôi .
Thuốc: một số thuốc bôi ngoài da gây viêm da tiếp xúc như thuốc điều
trị bạch biến Meladdinin…
Viêm da tiếp xúc do xi măng, vôi, keo dán, xăng dầu gặp ở những
người công nhân xây dựng, công nhân ngành xăng dầu, thợ mộc.
Do côn trùng: kiến khoang là loại côn trùng gây viêm da tiếp xúc.
Triệu chứng
Thương tổn chủ yếu là đỏ da, bong vảy, đôi khi mụn nước, bọng nước,
sẩn hay mụn mủ, xuất hiện vài giờ sau khi tiếp xúc.
Triệu chứng cơ năng: ngứa, rát. Khác với viêm kẽ do vi khuẩn, trong
viêm da tiếp xúc mức độ ngứa nặng hơn [6].
Vị trí hay gặp đối với một số yếu tố gây viêm da tiếp xúc:
Ở nách hay gặp do chất khử mùi, chất tẩy, chất liệu vải.
Quanh hậu môn thường do dị ứng với viên đặt, băng vệ sinh, bỉm…
Cổ có thể do nước hoa, dây chuyền, vòng cổ, khăn quàng, kem dưỡng
da …
Kẽ sau tai do gọng kính.
Kẽ bẹn: do quần lót, băng vệ sinh
Điều trị
Tại chỗ: hồ nước, cream corticoid. Nếu có mủ dùng dung dịch Milian,
Toàn thân: kháng histamin tổng hợp, vitamin C.

1.5.5. Viêm da dầu
Viêm da dầu là tình trạng viêm da mãn tính thường xuất hiện ở vùng da
giầu tuyến bã. Viêm da dầu thuộc nhóm chàm nội sinh. Bệnh thường xuất
21
hiện ở người tăng tiết chất bã và ở những vị trí tuyến bã hoạt động mạnh như
da đầu, ống tai ngoài, vùng trước xương ức, bả vai và các vùng nếp gấp như
nách, kẽ dưới vú, rốn, kẽ sau tai. Tác nhân gây bệnh viêm da dầu còn đang
được nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu nói đến vai trò của Malassezia tham gia
vào cơ chế sinh bệnh.
Bệnh viêm da dầu có thể gặp ở trẻ sơ sinh và thường mất đi khi trẻ 6-12
tháng tuổi, điều này gợi ý đến vai trò của hormon do mẹ truyền sang con.
Viêm da dầu giai đoạn này chính là sự đáp ứng của các tế bào tuyến bã với sự
kích thích hormon từ mẹ truyền sang. Điều này được chứng tỏ khi bệnh
thường khởi phát ở tuổi dậy thì khi các tuyến bã hoạt động mạnh do sự kích
thích của hormon androgen của người bệnh [3], [15].
Thói quen không thường xuyên gội đầu , sử dụng thuốc và mỹ phẩm có
chứa cồn gây khô da. Thời tiết nóng ẩm hay lạnh khô có thể ảnh hưởng tới sự
phát sinh bệnh. Bệnh cũng hay gặp ở người béo, có chế độ ăn nhiều chất béo,
uống nhiều rượu bia.
Các hình thái lâm sàng:
Trẻ sơ sinh bị viêm da dầu có thể xuất hiện ở da đầu (hình thái như nôi
úp), thân mình (bao gồm cả thương tổn nếp gấp và vùng quấn tã).
Người lớn thương tổn gặp ở đầu (biểu hiện là gầu hoặc viêm da dầu),
kẽ sau tai (da đỏ, vảy ẩm, tiết bã nhờn, có thể có vết nứt đóng vảy tiết), ở mặt
(tổn thương vùng lông mày, điểm giữa trên gốc mũi và rãnh mũi má). Ở thân
mình thương tổn thường gặp ở vùng trước xương ức, vùng liên bả vai ở nam
giới. Thương tổn bắt đầu bằng những sẩn nhỏ ở nang lông màu đỏ nâu, phía
trên có vảy, lan rộng dần ra xung quanh và liên kết với nhau thành đám.
Viêm da dầu ở các nếp gấp như nách, bẹn, sinh dục, kẽ dưới vú và rốn
biểu hiện là các dát đỏ ranh giới rõ, vảy da có chất bã nhờn. Vùng sinh dục ở

cả nam và nữ đều có thể bị tổn thương.
Triệu cứng cơ năng: ngứa, rát.
22
Viêm da dầu có thể biến chứng dẫn đến đỏ da toàn thân. Mức độ và tiến
triển của bệnh có thể khác nhau, hầu hết tiến triển mãn tính và hay tái phát.
Chẩn đoán viêm da dầu chủ yếu dựa vào lâm sàng: thương tổn cơ bản
là dát đỏ ranh giới không rõ, trên có vảy da bóng mỡ mầu vàng. Vị trí chủ yếu
ở da đầu, sau tai, ống tai ngoài, rãnh mũi má, bờ mi, vùng trước xương ức,
vùng liên bả, các vùng kẽ như: nách, dưới vú, rốn, bẹn, liên mông.
Điều trị:
Dựa vào các kết quả nghiên cứu bệnh sinh của viêm da dầu người ta đã
sử dụng một hay nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị. Tuy nhiên, cho đến
nay chưa có một thuốc nào điều trị thực sự đặc hiệu cho bệnh viêm da dầu.
Trên cơ sở xét nghiệm thấy tại thương tổn viêm da dầu có Malassezia, người
ta cho rằng chúng có vai trò trong cơ chế sinh bệnh. Vì vậy, đã dùng các
thuốc chống nấm bôi tại vùng thương tổn hoặc dùng đường uống, corticoid
dạng bôi.
1.5.6. Vảy nến
Vảy nến là bệnh mãn tính, tiến triển từng đợt, dai dẳng suốt đời. Bệnh
thường gặp ở Việt Nam và các nước trên thể giới. Căn nguyên của bệnh vảy
nến chưa rõ, nhiều tác giả cho rằng vảy nến là bệnh do rối loạn miễn dịch và có
yếu tố di truyền [14].
Triệu chứng lâm sàng:
Vảy nến là một bệnh da có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, ngoài thương
tổn da còn có thương tổn niêm mạc, móng, khớp. Có nhiều thể lâm sàng khác
nhau. Phổ biến nhất là vảy nến thể thông thường. Ngoài ra còn một số thể vảy
nến khác ít gặp hơn.
Thương tổn da đặc trưng của bệnh có đặc điểm: dát đỏ ranh giới rõ với
da lành, bề mặt có nhiều vảy trắng dễ bong, khi cạo vảy theo phương pháp
Brocq thì thấy các dấu hiệu vết nến, màng bong, hạt sương máu.

23
Kích thước của thương tổn rất thay đổi, có khi chỉ là những chấm nhỏ
vài milimet, có khi chiếm diện tích lớn. Dựa vào kích thước của thương tổn,
có thể chia vảy nến thành các thể sau: thể giọt, thể đồng tiền, thể mảng.
Khoảng 80% bệnh nhân có tổn thương móng tay, móng lõm xuống, dày, vàng
đục, loạn dưỡng móng. Ngoài ra còn có thể mụn mủ, thể khớp, thể đỏ da toàn
thân.
Yếu tố làm vượng bệnh: sang chấn cơ học, nhiễm trùng, stress, thuốc,
rượu, thuốc lá.
Vị trí thường gặp của thương tổn là những vùng da tỳ đè, chịu áp lực,
sang chấn (khuỷu tay, đầu gối, mặt duỗi chi…). Một số ít trường hợp thương
tổn vảy nến gặp ở vùng nếp gấp gọi là vảy nến đảo ngược [50].
Chẩn đoán:
Thương tổn da: dát đỏ giới hạn rõ với da lành, trên phủ vảy trắng,
mỏng, dễ bong. Cạo theo phương pháp Brocq dương tính.
Mô bệnh học: hình ảnh á sừng, mất lớp hạt, tăng gai và thâm nhiễm
viêm.
Điều trị:
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu để chữa khỏi bệnh vảy
nến.
Mục đích của điều trị: bong vảy, làm mềm da, giảm ngứa, giảm đỏ da,
kéo dài thời gian ổn định bệnh, tránh tái phát, tránh biến chứng và cải thiện
chất lượng cuộc sống. Có nhiều phương pháp đang được sử dụng để điều trị
bệnh vảy nến bao gồm tại chỗ và toàn thân [16], [47].
- Tại chỗ:
Các thuốc bạt sừng, bong vảy, khử oxy và chống viêm: mỡ salicylic,
calcipotriol, kẽm oxyt, mỡ corticoid.
Quang trị liệu: UVB, UVA, PUVA (Psoralen kết hợp Ultraviolet A).
24
- Toàn thân: các thuốc điều trị vảy nến đang được sử dụng đều tác động vào

một hoặc nhiều khâu trong cơ chế bệnh sinh của vảy nến:
Ức chế miễn dịch: methotrexat, cyclosporin .
Điều hoà quá trình phân bào và biệt hoá của tế bào Keratin: retinoid,
calcipotriol .
Chế phẩm sinh học có khả năng ức chế miễn dịch có chọn lọc như
Secukinumab, Remicade.
1.5.7. Viêm da tã lót
Viêm da tã lót là bệnh gây ra do tiếp xúc trực tiếp với tã lót (thường là tã
giấy) với các triệu chứng xuất hiện trong vùng da tiếp xúc với tã lót. Bệnh do
trẻ mặc tã giấy thường xuyên, nhất là những trẻ mặc tã giấy 24/24 giờ. Mặc tã
giấy khiến cho các vùng da ở kẽ bẹn, kẽ mông trở nên không khô thoáng,
thêm vào đó do nước tiểu ứ đọng là nguyên nhân gây tổn thương bề mặt da.
Đây cũng là điều kiện giúp cho vi khuẩn và nấm xâm nhập gây bệnh [34].
Viêm da tã lót thường phổ biến ở trẻ sơ sinh, một nghiên cứu đã chỉ ra
rằng bệnh viêm da tã lót ảnh hưởng tới 7-35% tổng số trẻ sơ sinh nhưng viêm
da tã lót cũng có thể ảnh hưởng tới những trẻ em khác có sử dụng tã lót,
những người cao tuổi bị bệnh phải mặc những tã lót đặc thù cho người già.
Sự có mặt của nấm Candida albicans cũng là một trong các yếu tố gây
nên viêm da tã lót. Bệnh thường được phát hiện bởi ban đỏ tại vùng tiếp xúc
xung quanh vùng hậu môn ở hầu hết trẻ em.
Cơ địa dị ứng hay thiếu dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch cũng làm phát
triển bệnh.
Triệu chứng lâm sàng:
Bệnh biểu hiện ban đỏ, trợt da, nứt da, có thể có mụn nước. Vùng
thương tổn có thể dày đặc, thành mảng rộng từ khu vực rốn xuống vùng sinh
dục, đáy chậu và mông. Trẻ xuất hiện những triệu chứng như quấy khóc, ngủ
không yên giấc, ngứa, đau do vùng da bị viêm.
25

×