BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
–––––––––––––––––
TRẦN PHAN QUỐC BẢO
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊU CHẢY
CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN HƯƠNG THUỶ
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2009
Chun ngành: Y tế cơng cộng
Mã số: 60 72 76
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. VÕ VĂN THẮNG
HUẾ - 2010
Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành luận văn này , tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến:
Để hoàn thành luận văn này , tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến:
- Đảng ủy, ban giám hiệu trường Đại Học Y Dược Huế, các thầy cô giáo, thư viện
- Đảng ủy, ban giám hiệu trường Đại Học Y Dược Huế, các thầy cô giáo, thư viện
trường Đại Học Y Dược Huế đã giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và
trường Đại Học Y Dược Huế đã giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và
thực hiện luận văn này.
thực hiện luận văn này.
- Tiến só Võ Văn Thắng người hướng dẫn khoa học, đã giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình
- Tiến só Võ Văn Thắng người hướng dẫn khoa học, đã giúp đỡ và chỉ dẫn tận tình
trong quá trình nghiên cứu giúp tôi hoàn thành luận văn này.
trong quá trình nghiên cứu giúp tôi hoàn thành luận văn này.
- Các thầy cô giáo ở khoa Y Tế Công Cộng trường Đại Học Y Dược Huế đã
- Các thầy cô giáo ở khoa Y Tế Công Cộng trường Đại Học Y Dược Huế đã
trang bò cho tôi kiến thức về chuyên môn và phương pháp nghiên cứu khoa học.
trang bò cho tôi kiến thức về chuyên môn và phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Đảng ủy, ban giám đốc, các phòng ban Sở Y Tế đã tạo điều kiện cho tôi theo
- Đảng ủy, ban giám đốc, các phòng ban Sở Y Tế đã tạo điều kiện cho tôi theo
học khóa học này.
học khóa học này.
- Đảng ủy, ban giám đốc Trung tâm Y Tế Huyện Hương Thủy, cán bộ Y Tế các xã,
- Đảng ủy, ban giám đốc Trung tâm Y Tế Huyện Hương Thủy, cán bộ Y Tế các xã,
thò trấn đã giúp tôi điều tra để hoàn thành luận văn.
thò trấn đã giúp tôi điều tra để hoàn thành luận văn.
- Các học viên khóa 13 chuyên nghành Y Tế Công Cộng trường Đại Học Y
- Các học viên khóa 13 chuyên nghành Y Tế Công Cộng trường Đại Học Y
Dược Huế.
Dược Huế.
- Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi vượt qua các khó khăn
- Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi vượt qua các khó khăn
để hoàn thành khóa học này.
để hoàn thành khóa học này.
Hương Thủy, tháng 10 năm 2010
Hương Thủy, tháng 10 năm 2010
Trần Phan Quốc Bảo
Trần Phan Quốc Bảo
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả trong luận văn là trung thực, chưa
từng được ai công bố và được thực hiện tại Huyện Hương
Thủy Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Người cam đoan
Trần Phan Quốc Bảo
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 4
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1.TIÊU CHẢY TRẺ EM 3
1.2. DỊCH TỄ HỌC VÀ CĂN NGUYÊN CỦA BỆNH TIÊU CHẢY 5
1.3. CĂN NGUYÊN CỦA BỆNH TIÊU CHẢY 6
1.4. LIỆU PHÁP BÙ DỊCH 12
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NGUY CƠ MẮC TIÊU CHẢY 15
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 33
2.4 MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 33
2.5. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 34
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. TỶ LỆ HIỆN MẮC TIÊU CHẢY TRONG HAI TUẦN 35
3.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊU CHẢY 37
Chương 4 BÀN LUẬN 46
4.1. TỶ LỆ HIỆN MẮC TIÊU CHẢY TRONG HAI TUẦN 46
4.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊU CHẢY 48
KẾT LUẬN 56
KIẾN NGHỊ 58
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêu chảy là bệnh rất phổ biến của trẻ em dưới 5 tuổi , đặc biệt là lứa
tuổi 6 – 24 tháng tuổi[5],[6],[58]. Tiêu chảy làm cho trẻ mất nước nhanh
chóng nếu không bù nước kịp thời dễ dẫn tới tử vong.
Bệnh khá phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong rất cao, nhất là ở
các nước đang phát triển. Ở các nước này hàng năm người ta ước tính có tới
1.300 triệu lượt trẻ em dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy và hơn 3,2 triệu trẻ em chết
vì bệnh này[6]. Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế giới , hàng năm trên thế
giới có 750 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì bệnh tiêu chảy, 80% tử vong do
tiêu chảy xảy ra ở lứa tuổi dưới 2 tuổi, tính trung bình mỗi phút có hơn 1000
trường hợp mắc và 10 trường hợp chết. Một trẻ em có thẻ mắc bệnh từ 5 – 15
lần trong một năm. Theo James P. Grant (Giám đốc UNICEF) năm 1986 trên
thế giới có 5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết vì bệnh tiêu chảy, chiếm 35,4%
tổng số chết vì các bệnh khác nhau[2]. Tỷ số chết do tiêu chảy thay đổi theo
quốc gia từ 17% đến 70%. Năm 1995, theo báo cáo nhận định của WHO về
sức khoẻ thế giới, nguyên nhân gây bệnh cao nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi là tiêu
chảy kể cả lị, tỷ lệ mắc là 1,8 tỷ trường hợp hàng năm.
Ở Việt nam theo thống kê của Bộ y tế năm 1996, mười bệnh chết nhiều
nhất tại các bệnh viện chủ yếu là bệnh nhiễm trùng trong đó tiêu chảy đứng hàng
thứ 2 với tỷ lệ chết 3,92/100000 dân. Theo thông báo dịch năm 2006, tiêu chảy
vẫn là một trong năm bệnh truyền nhiễm có số người mắc cao nhất.
Các phương pháp điều trị tiêu chảy đơn giản và có hiệu quả có thể làm
giảm số lượng tử vong do tiêu chảy, giảm sự nhập viện không cần thiết. Các
phương pháp này càng phổ biến rộng rải trong cộng đồng đóng góp thành
công đáng kể vào việc khống chế các bệnh tiêu chảy, làm giảm tỷ lệ mắc,
giảm tỷ lệ tử vong do tiêu chảy.
2
Tìm hiểu nguyên nhân vì sao tỷ lệ mắc tiêu chảy không giảm, nhiều tác giả
trong và ngoài nước đã tiến hành nghiên cứu đưa ra một số yếu tố làm tăng nguy
cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em như: tập quán uống nước lã, sử dụng nước ao hồ,
giếng khơi không đạt vệ sinh, yếu tố bú mẹ không đầy đủ, sử dụng nước không
đạt tiêu chuẩn vệ sinh, trình độ văn hoá của mẹ thấp, không rửa tay sau khi đi vệ
sinh và trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, vệ sinh gia đinh không đảm bảo, hố xí
không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.Trong những năm gần đây vấn đề an toàn vệ
sinh thực phẩm trở nên vấn đề cấp bách đòi hỏi phải giải quyết, các ca ngộ độc
thực phẩm ngày càng gia tăng mà triệu chứng hay gặp là tiêu chảy nhiều lần.
Huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế là Huyện nằm ở phía nam
Thành phố Huế gồm 12 xã, thị trấn cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thu
nhập còn thấp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong những
năm gần đây, chương trình phòng chống bệnh tiêu chảy đã được triển khai
Tại Huyện, theo thông báo của TTYT Huyện Hương Thuỷ trong năm 2008
không có trường hợp nào trẻ dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy. Tuy nhiên số
liệu này chỉ phản ảnh được một phần tỷ lệ mắc của cộng đồng, thực tế tỷ lệ
này còn lớn hơn do các bà mẹ chọn dịch vụ y tế rất đa dạng nên còn nhiều
trường hợp trẻ bị mắc tiêu chảy không được báo cáo.
Hành vi sức khoẻ có giá trị rất lớn đến việc giảm tỷ lệ mắc và chết của
một bệnh, việc điều trị chỉ được giải quyết triệt để khi cá nhân đó nhận ra
những gì cần phải làm để thay đổi hành vi sức khoẻ có hại do chính mình gây
ra. Vấn đề đặt ra là liệu yếu tố nào đã và đang ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh
tiêu chảy và mức độ tác động ra sao, yếu tố nào là đặc thù riêng cho Huyện
Hương Thuỷ và trong 5 năm gần đây, không có một nghiên cứu nào về bệnh
tiêu chảy trên địa bàn huyện Hương Thuỷ. Vì vậy, Tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến tiêu chảy của trẻ dưới 5 tuổi tại Huyện
Hương Thuỷ Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009”. Với hai mục tiêu:
- Xác định tỷ lệ hiện mắc tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện
Hương Thuỷ.
- Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tiêu chảy ở trẻ dưới 5 tuổi.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.TIÊU CHẢY TRẺ EM
1.1.1. Phân loại bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy thường được định nghĩa là đi cầu phân lỏng hoặc tóe nước
trên 3 lần trong 24 giờ. Phân lỏng là phân không thành khuôn. Trừ những trẻ
bú mẹ thường đi mỗi ngày một vài lần phân nhão, đối với những trẻ này xác
định tiêu chảy thực tế phải dựa vào tăng số lần hoặc tăng mức độ lỏng của
phân mà các bà mẹ cho là bất thường[5],[6],[7].
Người ta xác định ba hội chứng lâm sàng khác nhau của tiêu chảy thể
hiện ở ba cơ chế bệnh:
- Tiêu chảy phân lỏng cấp tính
- Hội chứng lỵ
- Tiêu chảy kéo dài
1.1.1.1. Tiêu chảy phân lỏng cấp tính
Tiêu chảy phân lỏng cấp tính là tiêu chảy phân lỏng hoặc tóe nước,
không có máu và thường kéo dài dưới 14 ngày. Tiêu chảy cấp gây nên tình
trạng mất nước là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong. Thức ăn đưa vào cơ
thể giảm cũng góp phần gây suy dinh dưỡng. Tử vong xảy ra là do mất nước.
Các tác nhân quang trọng gây bệnh ở trẻ em tại các nước đang phát
triển là: Rotavirus, ETEC, Shigella, Campylobacter jejuni, Cryptosporidia và
một số nơi còn gặpVibrio cholerae 01, Salmonella và Enterpathogenic
Escherichia Coli (EPEC).
1.1.1.2. Hội chứng lỵ
Đây là bệnh tiêu chảy thấy có máu trong phân. Tác hại chính của lỵ
gồm: bệnh nhân chán ăn, sút cân nhanh, niêm mạc bị tổn thương do sự xâm
4
nhập của vi khuẩn. Bệnh còn gây ra các biến chứng khác nữa. Nguyên nhân
quan trọng nhất của lỵ cấp là Shigella các vi khuẩn khác như Campylobacter
jejuni và ít gặp hơn là E.coli xâm nhập (ETEC) hoặc Salmonella. E.Histolitica
có thể gây ra hội chứng lỵ nặng ở người lớn nhưng ít gặp ở trẻ em.
1.1.1.3. Tiêu chảy kéo dài
Là bệnh tiêu chảy cấp khởi đầu cấp tính nhưng kéo dài bất thường (ít
nhất là 14 ngày). Bắt đầu mỗi đợt có thể là tiêu chảy phân lỏng cấp hoặc là
hội chứng lỵ. Bệnh nhân thường bị sút cân rõ rệt. Lượng phân đào thải cũng
có thể nhiều gây nguy cơ mất nước. Không có tác nhân riêng biệt nào gây tiêu
chảy kéo dài. E.Coli bám dính (ETEC) hoặc Shigella và Cryptosporidia có thể
có vai trò quan trọng hơn so với các tác nhân khác. Yếu tố nguy cơ của tiêu
chảy kéo dài: suy dinh dưỡng, cho ăn sữa động vật hoặc các loại sữa công
nghiệp[5],[6].
1.1.2. Sinh lý bệnh tiêu chảy
1.1.2.1. Nhắc lại sinh lý ruột
Bình thường nước và điện giải được hấp thu ở nhung mao và được bài
tiết ở các hẻm tuyến của liên bào ruột điều đó tạo ra luồng trao đổi hai chiều
của nước và điện giải giữa lòng ruột và máu. Bất kỳ sự thay đổi nào của luồng
trao đổi này đều gây ra giảm hấp thu hoặc tăng bài tiết của ruột già thì tiêu
chảy sẽ xảy ra. Khi tiêu chảy xảy ra, sự hấp thu muối natri bị cản trở. Nhiều
công trình nghiên cứu cho thấy rằng sự hấp thu của natri nếu có sự hiện diện
của glucose sẽ tăng gấp 3 lần. Dựa trên đặc điểm này mà các loại dịch bù
trong tiêu chảy cần phải có hai chất muối natri và đường glucose. Các chất
điện giải quan trọng khác như bicacbonate, citrate và kali được hấp thu độc
lập với glucose trong tiêu chảy. Hấp thu bicacbonate hay citrate làm gia tăng
hấp thu natri và clo [5],[6].
5
1.1.2.2. Cơ chế tiêu chảy phân nước
- Tiêu chảy xuất tiết: khi bài tiết dịch (muối và nước) vào lòng ruột không
bình thường sẽ gây ra tiêu chảy xuất tiết. Việc này xảy ra khi hấp thu Na
+
ở
nhung mao ruột bị rối loạn khi xuất tiết Cl
-
ở vùng hẻm tuyến vẫn tiếp tục tăng
lên. Sự tăng tiết này gây nên mất nước và muối của cơ thể qua phân lỏng.
- Tiêu chảy thẩm thấu: niêm mạc ruột non được lót bởi lớp liên bào bị
“rò rỉ”, nước và muối vận chuyển qua lại rất nhanh để duy trì cân bằng thẩm
thấu giữa lòng ruột và dịch ngoại bào. Vì vậy tiêu chảy thẩm thấu xảy ra khi
ăn một chất có độ hấp thu kém và độ thẩm thấu cao [5],[6].
1.1.2.3. Hậu quả tiêu chảy phân nước
Phân khi bị tiêu chảy chứa một số lượng lớn Na
+
,Cl
-
, K
+
và
bicacbonate. Mọi hậu quả cấp tính do tiêu chảy phân nước là do mất nước,
điện giải, càng tăng thêm nếu nôn và sốt. Tất cả sự mất mát này gây ra mất
nước (do mất nước và NaCl), gây toan chuyển hóa (do mất bicacbonate) và
thiếu kali. Tuy nhiên đều nguy hiểm nhất vẫn là mất nước vì gây giảm lưu
lượng tuần hoàn, trụy tim mạch, tử vong nếu không được điều trị ngày[6].
1.2. DỊCH TỄ HỌC VÀ CĂN NGUYÊN CỦA BỆNH TIÊU CHẢY
1.2.1. Tầm quang trọng của bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em ở các nước
đang phát triển. Ước tính hàng năm có tới 1,3 ngàn triệu lượt trẻ em dưới 5
tuổi mắc tiêu chảy và 4 triệu trẻ em chết vì bệnh này. Trên toàn thế giới, hàng
năm mỗi trẻ mắc 3,3 lượt tiêu chảy. Có khoảng 80% trường hợp tử vong do
tiêu chảy xảy ra ở nhóm trẻ dưới 2 tuổi, đỉnh cao nhất là 6-24 tháng tuổi.
Nguyên nhân chính gây tử vong của tiêu chảy cấp tính là do cơ thể bị mất
nước và điện giải.
6
1.2.2. Dịch tễ học
1.2.2.1. Sự lây lan các mầm bệnh của tiêu chảy
Các tác nhân gây bệnh thường truyền bằng đường phân - miệng thông
qua thức ăn hoặc nước uống ô nhiễm, hoặc tiếp xúc trực tiếp với phân đã nhiễm
khuẩn gây bệnh. Có một số tập quán tạo điều kiện thuận lợi cho sự lan truyền
tác nhân gây bệnh như: không rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến
thức ăn, để trẻ bò chơi ở vùng đất bẩn có dính phân người hoặc phân gia súc.
1.2.2.2. Những tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy
- Không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 - 6 tháng đầu, tập
quán cai sữa trước 1 tuổi.
- Cho trẻ bú bình, để thức ăn đã nấu ở nhiệt độ trong phòng. Dùng nước
uống đã bị nhiễm các vi khuẩn đường ruột. Không rửa tay sau khi đi vệ sinh,
sau khi dọn phân hoặc trước khi chế biến thức ăn. Không xử lý phân một cách
hợp vệ sinh[5],[6],[7].
1.3. CĂN NGUYÊN CỦA BỆNH TIÊU CHẢY
1.3.1. Cơ chế bệnh sinh
Các virus nhân lên trong liên bào nhung mao ruột non phá hủy cấu trúc
liên bào và làm cùn nhung mao gây bài tiết và điện giải ở ruột.
- Vi khuẩn: gây bệnh theo nhiều cơ chế
+ Bám dính niêm mạc: Eterotoxigenic Echerichia coli (ETEC),
V.Cholerea
+ Các độc tố gây tiết dịch: V.Cholerea
+ Xâm nhập niêm mạc: Shigella, C.jejuni, ETEC
- Đơn bào:
+ Bám dính niêm mạc: Glardia, Cryptosporidium
+ Xâm nhập niêm mạc: E.histolitica
7
1.3.3. Các tác nhân gây bệnh tiêu chảy cấp
1.3.3.1. Rotavirus
Tiêu chảy cấp do nhiều nguyên nhân như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng
nhưng tiêu chảy do virus đóng vai trò quan trọng. Trong số các virus gây tiêu
chảy, Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu chiếm 20% tổng số trường hợp tử
vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới [13].
Hàng năm trên thế giới có 2275,4 triệu trẻ nhỏ mắc tiêu chảy cấp (theo
tổ chức y tế thế giới - WHO), trong đó 90% những ca này xảy ra ở các nước
đang phát triển. Tại Việt nam trung bình một trẻ dưới 5 tuổi mắc 2,2 đợt tiêu
chảy cấp mỗi năm. Các số liệu thống kê tình hình tiêu chảy cấp do vius Rota
tại các bệnh viện nhi Việt nam cho tỷ lệ bệnh nhi vẫn ở mức cao gần như
không có dấu hiệu thuyên giảm (ở mức 55%-56% trong hai giai đoạn 1998-
2000 và 2000-2003) [46].
Theo bản tin của WHO ở khu vực Tây Thái Bình Dương trên toàn cầu
hàng năm có khoảng 530.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do mắc tiêu chảy
cấp do Rotavirus và gần 40.000 ca tử vong ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
Đặc biệt, là trẻ em từ 6 tháng đến 2 năm[58].
Theo thống kê của Tổ Chức Y tế thế giới, bệnh xảy ra nhiều nhất ở trẻ
dưới 5 tuổi. Ở các nước đang phát triển hàng năm có khoảng trên 125 triệu ca
tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ càng có nguy cơ
nhiễm bệnh, thường gặp là trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là dưới 12 tháng[10].
Tại Việt Nam đến năm 1980 mới nghiên cứu và xác định virus Rota là
nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Đó là một bệnh phổ biến
đứng thứ hai sau nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em. Ở miền Bắc bệnh
thường xảy ra vào mùa thu đông kéo dài tới mùa xuân. Ở miền Nam bệnh xảy
ra quanh năm, nhiều nhất là vào tháng ba và tháng chín. Tại Việt Nam 56% số
trẻ nhập viện là do nhiễm virus Rota. Hàng năm số trẻ chết do virus Rota
chiếm 4 – 8% trong tổng số trẻ dươi 5 tuổi bị chết vì mọi nguyên nhân[10].
8
Tại Mỹ, hàng năm có khoảng 55.000-70.000 trẻ em dưới 5 tuổi phải
nằm viện do mắc tiêu chảy cấp do Rotavirus và có khoảng 20-60 ca tử vong
mỗi năm. Hay gặp ở trẻ 6-24 tháng: trong 6 tháng đầu tiên có 17% trẻ phải
nhập viện, 40% ở độ tuổi 1 năm và 75% ở độ tuổi 2 năm [50].
Theo báo cáo của Tổ Chức Y tế thế giới trong năm 2004, Rotavirus là
nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu,
với ước tính trên 25 triệu bệnh nhân ngoại trú và trên 2.000.000 trẻ em nhập
viện. Tại các nước đang phát triển, ba phần tư trẻ em mắc Rotavirus trước 12
tháng, tiêu chảy nặng do Rotavirus thường gặp ở trẻ em từ 6-24 tháng, ước
tính khoảng 527.000 trường hợp tử vong [53].
Nghiên cứu của Lê Huy Chính tại Hà Nội từ tháng 3/2001 – 4/2002 cho
thấy, 45% trẻ em bị tiêu chảy và 3,5% trẻ em lành nhiễm Rotavirus trong
phân. Trong nhóm trẻ bị tiêu chảy, nhóm trẻ dưới 2 tuổi có tỷ lệ nhiễm 49,3%
khác biệt có ý nghĩa so vơi nhóm trẻ trên 2 tuổi (p < 0,01), các trẻ từ 13-24
tháng chiếm với tỷ lệ cao nhất 55,8%, tỷ lệ nhiễm giảm dần đối với các nhóm
trẻ trên 12 tháng, 25-36 tháng, 37-48 tháng, 49-60 tháng (p < 0,05) [13].
1.3.3.2 Shigella
Do đặc tính lây lan và biểu hiện hệ thống của bệnh, do tác động xấu về
dinh dưỡng và do xu hướng kéo dài tình trạng bệnh cùng với sự xuất hiện các
chủng vi khuẩn đa kháng thuốc, lỵ do Shigella là thể bệnh nặng nhất so với
bệnh tiêu chảy do các nguyên nhân khác.
Lỵ do Shigella là một nguyên nhân quan trọng gây tử vong trong số trẻ
bị chết vì tiêu chảy. Theo ước tính trong nghiên cứu tổng quan các y văn gần
đây nhất của Tổ Chức Y tế Thế giới[52], hàng năm có khoảng 165 triệu lượt
người mắc lỵ do Shigella, trong đó 99% xuất hiện ở các nước đang phát triển
và cũng tại các nước này 69% lượt mắc bệnh là ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trong
1,1 triệu người bị tử vong do nhiễm vi khuẩn Shigella ở các nước đang phát
triển thì 61% số ca tử vong là trẻ dưới 5 tuổi. Bức tranh này phù hợp với gánh
9
nặng rộng lớn về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 3 tuổi ở các nước
đang phát triển[52].
Kết quả nghiên cứu của Lưu Thị Mỹ Thục tại viện Nhi Trung ương
trong khoảng thời gian 4 năm từ tháng 6/1998 - tháng 6/2000 cho thấy số
bệnh nhân bị lỵ do Shigella được điều trị tại bệnh viện cao hơn, 132/4.849 đợt
tiêu chảy chiếm tỷ lệ 2% trong đó tuổi bị mắc nhiều nhất là từ 1-3 tuổi là
78/132 chiếm 59,20%; 0-11 tháng là 21/132 bệnh nhân chiếm 15,90%; 3-5
tuổi là 21/132 chiếm tỷ lệ 15,90% và trên 5 tuổi là 12/132 chiếm 9%[37].
Kết quả giám sát lỵ do Shigella tại Nha Trang trong thời gian từ tháng
1/2000 đến tháng 12/2003 cho thấy số trường hợp trẻ dưới 5 tuổi bi tiêu chảy
là 4.820, số trường hợp tiêu chảy phân lập được Shigella là 207 với tỷ lệ hiện
mắc là 4,9%[ 48]. Một nghiên cứu khác tại bệnh viện trẻ em Hải phòng trong
3 năm 2005-2007 cho thấy trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi mắc tiêu chảy do Shigella
chiếm 14,91%, trong đó nhóm tuổi từ 7 đến 12 tháng chiếm tỷ lệ 33,8% và
nhóm từ 13 đến 24 tháng chiếm tỷ lệ 38,685%[39].
Nghiên cứu của Cao Minh Nga, tình hình nhiễm Shigella 7,6% trong đó
nhóm trẻ dưới 1 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn 34,4% [30].
Hoàng Hữu Nam và cộng sự năm 1995 đã công bố kết quả đánh giá
tình hình dịch tễ của bệnh lỵ trực trùng tại Thừa Thiên Huế với tỷ lệ mắc 4,5
đến 12,61/10.000 dân, tử vong 0,05%-2,315% nhóm từ 0-4 tuổi mắc cao nhất
với 55,3% [28].
1.3.3.3. Vibrio cholrae
Tả là một bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa nguy hiểm thuộc nhóm
bệnh kiểm dịch quốc tế. Khi mắc tả bệnh nhân bị tiêu chảy và nôn dữ dội,
nhanh chóng gây nên tình trạng mất nước nặng. Nếu không bù dịch kịp thời
bệnh nhân sẽ trụy tim mạch, hạ huyết áp, suy tim và rất dễ tử vong.
Tác nhân gây bệnh là phẩy khuẩn tả gồm hai typ sinh học cổ điển
Comma và Eltor, ba typ huyết thanh là Ogawa, Inaba, Hicojima thuộc nhóm
10
huyết thanh O
1
và mới đây xuất hiện nhóm O
139
. Phẩy khuẩn tả có khả năng
tồn tại lâu trong môi trường và ngoại cảnh, đặc biệt là nước, từ đó dễ dàng lây
lan qua đường phân miệng theo thức ăn và nước uống. Tả dễ dàng lây qua
tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp bởi ruồi nhặng hay tay, vật dụng ô nhiễm.
Tả từng gây nên nhiều vụ đại dịch trong lịch sử trên thế giới và được
coi như là một thảm họa của nhân loại do tỷ lệ mắc, chết cao, tính lây lan
nhanh, khó kiểm soát , phạm vi ảnh hưởng rộng. Dịch tả còn tác động xấu đến
xã hội và kinh tế ngăn cản sự phát triển ở những nơi bị ảnh hưởng.
Năm 2004, có 56 nước trên thế giới ghi nhận có dịch tả với tổng số
101.383 trường hợp mắc, 2.345 tử vong báo cáo cho Tổ Chức Y tế thế giới,
trong đó 95.560 trường hợp là từ các nước Châu phi. Năm 2005 trừ các nước
Burkina Faco và Mauritania, còn tất cả các nước khác của Châu phi đều có
dịch tả. Vào đầu năm 2006, thống kê chỉ trong tuần (27/1-2/2) cũng cho thấy
các nước Châu phi cũng bị dịch trầm trọng. Số mắc / chết bệnh tả tại một số
nước như sau: tại Malawi: 446/9, tại Mozambique: 642/1, Ruwanda: 364/3,
tại Sao Tome và Principe: 440/4, tại Cộng hòa Tanzania: 527/11 và tại
Xambia: 1.337/8[54].
Theo kết quả nghiên cứu của Đinh Sĩ Hiển tại Tỉnh Quảng Trị từ năm
1992-2005 thì dịch tả xảy ra ở 9 huyện, thị với 61/164 xã chiếm tỷ lệ 37,2%.
Số bệnh tả ghi nhận được là 461, trong đó có 18 bệnh tử vong, với tỷ lệ tử
vong chung là 3,9%. Tổng kinh phí cho công tác phòng chống dịch trong 6
năm gần 3,3 tỷ đồng gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và nhân lực[22].
Tại Việt nam trong những năm gần đây tiêu chảy cấp do tả lại tiếp tục
bùng phát và gây dịch tiêu chảy cấp tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước với
tổng số 4.131 ca mắc tả được ghi nhận trong 3 năm 2007-2009. Trong năm
2009 tại Tỉnh Bắc ninh xuất hiện một vụ dịch với tống số 362 ca tiêu chảy
cấp, 103 trường hợp dương tính với phẩy khuẩn tả chiếm tỷ lệ 9,5/100.000
dân[3].
11
1.3.3.4. Campylobacter jejuni
Campylobacter jejuni chiếm từ 10%-15% các trường hợp tiêu chảy[5],
[6]. Có thể gây tiêu chảy tóe nước chiếm 2/3 các trường hợp hoặc hội chứng
lỵ chiếm 1/3 các trường hợp. Thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi chiếm tỷ lệ
khoảng 3% [5].
1.3.3.5. Samonella
Salmonella chiếm từ 1%-5% các trường hợp tiêu chảy. Hầu hết nhiễm
Salmonella không gây thương hàn là do lây từ súc vật nhiễm trùng hoặc các
thức ăn động vật đã bị ô nhiễm. Tiêu chảy do Salmonella thường là tiêu chảy
phân tóe nước nhưng đôi khi có biểu hiện như hội chứng lỵ[5],[6].
1.3.3.6. Cryptosporidia
Cryptosporidia chiếm từ 5%-10% các trường hợp tiêu chảy là một kí
sinh trùng thuộc họ Cocidian gây bệnh ở trẻ em, ở những bệnh nhân bị suy
giảm miễn dịch và nhiều loại gia súc. Ở các nước đang phát triển, nhiễm trùng
do Cryptosporidia thường gặp và hầu hết các đợt bệnh xảy ra ở trẻ dưới 1
tuổi, nên thường không có triệu chứng. Tiêu chảy không nặng và thường
không kéo dài, trừ những bệnh nhân có suy giảm miễn dịch do suy dinh
dưỡng hay mắc phải[5],[6].
1.3.3.7. Entorotoxigeni Eeschrichiacoli
Cho đến nay người ta phân lập được 5 typ: ETEC, EPEC, EIEC,
EAEC, EHEC. Trong đó ETEC gây tiêu chảy do độc tố hay gặp ở trẻ dưới 5
tuổi vào mùa hè, do thức ăn và nước uống bị nhiễm, vi trùng bị thải theo
phân, nên bệnh nhanh chóng khỏi không cần điều trị kháng sinh. Tiêu chảy do
ETEC ở trẻ em dưới 5 tuổi chiếm khoảng 10%-20% các trường hợp, trong đó
trẻ dưới 2 tuổi chiếm 5% [2],[5].
Ở tại miền Bắc tỷ lệ do vi khuẩn này gây ra khoảng 8,2%-8,6% [10].
Nghiên cứu ở tại bệnh viện trẻ em Hải phòng từ năm 2005-2007 tiêu chảy do
E.coli gây bệnh chiếm 39,91% ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi[39].
12
1.3.3.8. Không tìm thấy nguyên nhân
Không tìm thấy nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy chiếm khoảng 20%-
30% [5],[6]. Hiện nay một căn nguyên gây tiêu chảy mới được công bố là
Cyclospra, là một kí sinh trùng hình cầu giông như Crytospridium nhưng kích
thước nhỏ hơn. Cycclospra gây nên tiêu chảy kéo dài, tỷ lệ mắc bệnh là 0,2%
trên tổng số dân nghiên cứu [11].
1.4. LIỆU PHÁP BÙ DỊCH
Hiện nay WHO và UNICEF vừa khuyến cáo liệu điều trị tiêu chảy mới
cho trẻ em dựa trên nền của liệu trình cũ có cải tiến thu được kết quả cao hơn.
Nước ta có đủ điều kiện thực hiện liệu trình này.
Có ba vấn đề trong liệu trình điều trị tiêu chảy mới ở trẻ em theo WHO
và UNICEF. Đó là:
- Dùng ORS (mới) có tỷ trọng thấp.
- Kết hợp việc bổ sung kẽm.
- Dùng các thuốc chữa tiêu chảy.
1.4.1. Sử dụng dung dịch ORS
Thành phần ORS rất phù hợp với bệnh nhân bị tiêu chảy do tả hay các
loại tiêu chảy khác. Công thức ORS phù hợp để bù dịch mà không sợ ảnh
hưởng đến chức năng thận chưa hoàn chỉnh ở trẻ nhỏ, ngoài ra ORS còn hiệu
quả trong trường hợp mất nước ưu trương hay nhược trương. Do đặc điểm
này mà ORS được sử dụng điều trị có hiệu quả hàng triệu trường hợp tiêu
chảy do nhiều nguyên nhân và lứa tuổi khác nhau [5],[6].
Lợi ích bù dịch bằng đường uống so với truyền dịch: ORS đơn thuần
bằng đường uống có thể phục hồi được 95% các trường hợp tiêu chảy mất
nước trung bình, ORS có thể sử dụng rộng rãi, rẻ tiền, không cần các phương
tiện vô trùng, bà mẹ tham gia tích cực vào điều trị.
Tuy nhiên ORS không làm giảm số lần đi tiêu chảy, khối lượng phân và
thời gian tiêu chảy. Bù dịch bằng đường uống có những hạn chế sau:
13
- Đi tiêu phân xối xã.
- Nôn nhiều trên 3 lần/1 giờ.
- Mất nước nặng trong khi chờ đợi dịch truyền phải cho uống bằng ống
thông mũi dạ dày.
- Không uống được hay từ chối uống.
- Chướng bụng hay liệt ruột: do sử dụng thuốc cầm tiêu chảy, thiếu kali.
- Pha và cho uống không đúng cách: pha đậm đặc hay cho uống nhanh
có thể gây nôn.
Dung dịch ORS (mới) có tỷ trọng thấp có nồng độ natrichlorid 2,6g/l;
glucose 13,5g/l và có tổng độ thẩm thấu 245mOsm/l, trong khi đó dung dịch
ORS (cũ) có nồng độ natrichloeid 3,5g/l; glucose 20g/l và tổng độ thẩm thấu
là 311mOms/l. Như vậy, dung dịch ORS mới có tỷ trọng thấp hoặc có nồng
độ thảm thấu thấp hơn dung dịch ORS cũ[55].
Các nghiên cứu cho thấy nhóm trẻ dùng dung dịch ORS co tỷ trọng
thấp làm giảm tới 33% số trẻ phải truyền dịch, làm giảm 20% số lượng phân
bài tiết và làm giảm 30% số trẻ bị nôn so với nhóm trẻ dùng dung dịch ORS
có tỷ trọng cao[55].
1.4.2. Bổ sung kẽm
Kẽm có vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng miễm dịch
và hồi phục biểu mô ruột. Trong khi đó tại các nước đang phát triển bình
thường đã có tới 30% - 40% trẻ em thiếu kẽm. Vì vậy, việc bổ sung kẽm
trong tiêu chảy cho trẻ em rất cần thiết. Trong các thử nghiệm, trẻ em nhận
được kẽm phục hồi nhanh hơn đáng kể so với trẻ em nhận giả dược: giảm
20% thời gian tiêu chảy, giảm 20% nguy cơ kéo dài trên 7 ngày, giảm số
lượng phân khoảng 18%-59%[56].
Một nghiên cứu được tiến hành tại Ấn Độ, để đánh giá hiệu quả bổ
sung kẽm đối với bệnh tiêu chảy: trong nhóm bổ sung kẽm có ngắn thời gian
đáng kể về tiêu chảy (70
±
10 giờ) so với nhóm không bổ sung (103
±
17 giờ),
14
với p=0,0001 và giảm lượng phân mỗi ngày, nhóm bổ sung kẽm 1,5
±
0,7kg,
nhóm không bổ sung kẽm 2,4
±
0,7kg với p=0,0001 [49].
Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Tâm về hiệu quả bổ sung kẽm cho các
trẻ tiêu chảy kéo dài tại bệnh viện Nhi đồng 2 cho thấy: ở những trẻ có kẽm
huyết thanh giảm rõ, hiệu quả của việc bổ sung kẽm làm cải thiện hai chỉ số
lâm sàng rõ rệt là rút ngắn thời gian tiêu chảy và tăng trọng đáng kể [35].
Ngoài việc dùng kẽm trong điều trị, dự phòng, nhóm trẻ bổ sung kẽm
cũng làm giảm tỷ lệ tiêu chảy khoảng 18% so với nhóm trẻ không bổ sung
kẽm[35].
1.4.3. Dùng các thuốc chữa tiêu chảy
Thuốc chế từ vi khuẩn lành tính: mục tiêu dùng các thuốc này là chống loạn
khuẩn, kích thích tăng sản xuất IgA, phục hồi khả năng hấp thu của niêm mạc
ruột. Thường dùng các loại thuốc: antibio, bolactyl, bacillus claussi,
saccharomyces boulardii. Việc dùng Biolac trong điều trị tiêu chảy và rối loạn tiêu
hóa do sử dụng kháng sinh ở trẻ em đã làm rút ngắn thời gian ngừng tiêu chảy
trung bình 0,8 ngày và thời gian điều trị trung bình 0,4 ngày trên nhóm bệnh nhân
tiêu chảy cấp; giúp cải thiện triệu chứng tiêu chảy sau 3 ngày điều trị [44].
Theo nghiên cứu của Hoàng Tích Huyền, Racecadoril (biệt dược
Hidrasec) một thuốc mới trong điều trị tiêu chảy trẻ em là một biện pháp điều
trị kết hợp tốt, ức chế sự tăng tiết, phục hồi sự cân bằng bình thường về nước
và điện giải, làm giảm thể tích phân rút ngắn thời gian tiêu chảy[24].
Cũng theo nghiên cứu của Eduardo Salazar-Lindo thì việc dung nạp
Racecadoril trung bình sau 48 giờ lượng phân đào thải là 92
±
12gam/kg đối
với nhóm dùng Racecadoril và 170
±
15gam/kg đối với nhóm giả dược (p<
0,001) và giảm 46% với Racecadoril. Thời gian tiêu chảy ít hơn (p<0,001),
đối với nhóm dùng Racecadoril là 28 giờ kể cả mắc Rotavirus dương tính hay
âm tính thấp hơn so với nhóm dùng giã dược 72 giờ với mắc Rotavirus dương
tính và 52 giờ đối với mắc Rotavirus âm tính [51].
15
Ngoài ra, theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tuấn hiệu quả của việc
bổ sung sữa chua đậu nành trong dự phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ em 6-24
tháng tuổi làm giảm 58% nguy cơ mắc tiêu chảy[42].
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NGUY CƠ MẮC TIÊU CHẢY
1.5.1. Yếu tố bú mẹ
Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất đối với trẻ em, nhất là trong 6 tháng
đầu. Trong thời gian này ruột trẻ chỉ tiêu hóa tốt sữa mẹ. Nếu chúng ta nuôi
trẻ bằng thức ăn khác trẻ rất dễ bị rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy.
Nuôi con bằng sữa mẹ là một biện pháp tự nhiên nhưng kinh tế và hiệu
quả để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay nhiều bà mẹ
chọn giải pháp nuôi con bằng sữa công thức, nguyên nhân có thể do hay phải
đi công tác, hoặc bận biệu với công việc, thiếu sữa Cũng phải kể đến một
nguyên nhân khác nữa là sự thiếu hiểu biết của các bà mẹ trong việc nuôi con
bằng sữa mẹ.
Trong mục tiêu thiên niên kỷ 4 – Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ cũng nhấn mạnh:
- Cho trẻ bú mẹ ngay trong vòng một giờ đầu sau khi sinh là bước đầu
tiên và quan trọng nhất để giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi vì
nó góp phần giảm 22% tổng số ca tử vong sơ sinh.
- Cho trẻ bú mẹ trong một giờ đầu sau sinh, cho bú sớm và nuôi con
hoàn toàn bằng sữa mẹ có thể cứu được tính mạng của trên một triệu trẻ em
mỗi năm. Bú sữa mẹ là một trong những cách thức có hiệu quả nhất để đảm
bảo tính mạng của trẻ sơ sinh, góp phần ngăn ngừa 13% số ca tử vong ở trẻ
dưới 5 tuổi.
- Ước tính việc cho bú sữa mẹ hoàn toàn cho tới sáu tháng tuổi có thể
ngăn ngừa con số 1,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm [9].
Tại hội nghị nhi khoa thế giới lần thứ 17 tại Manila 1983, khi so sánh 2
lô trẻ (mỗi lô 35 trẻ) nuôi bằng sữa mẹ và sữa bò, theo dõi liền trong 12 năm
16
thì số trẻ ở nhóm nuôi bằng sữa bò bị tiêu chảy cao hơn gấp 3 lần nhóm trẻ
được nuôi bằng sữa mẹ [4].
Nghiên cứu của Clemens J và cộng sự về sự khởi đầu cho con bú và
nguy cơ tiêu chảy cho trẻ sơ sinh ở nông thôn Ai cập cho thấy: trẻ được bú mẹ
trong vòng 3 ngày đầu sau sinh có tỷ lệ tiêu chảy thấp hơn 26% so với những
trẻ được bú mẹ sau 3 ngày [57].
Nghiên cứu của Nacify AB tại vùng nông thôn Ai cập cho thấy nuôi
con bằng sữa mẹ có ý nghĩa liên quan đến tỷ lệ mắc tiêu chảy do Rotavirus ở
trẻ em dưới 1 tuổi với tỷ lệ 0,30 (95%:0,11-0,80) [57].
Theo đánh giá của Viện dinh dưỡng trong năm 2004 về nuôi con bằng
sữa mẹ tỷ lệ cho con bú trong vòng nửa giờ đầu sau sinh 75,2%, tỷ lệ trẻ bú
mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu là 18,9%, hoàn toàn trong 6 tháng đầu là
12,4% [25].
Theo tổ chức Save the Children đề cập thông tin về Việt nam thì thực
hành nuôi con bằng sữa mẹ kém, chỉ có 17% trẻ sơ sinh ở Việt nam được bú
mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và 23% được bú mẹ cho đến khi được 20-23
tháng tuổi [34].
Nghiên cứu của Dương Thị Hồng Cương về lợi ích nuôi con bằng sữa
mẹ tại khoa sơ sinh bệnh viện nhi đồng 2 năm 2008 cho thấy kiến thức của bà
mẹ về thời gian cho con bú không đúng là 55,71% và có đến 95% bà mẹ có
kiến thức không đúng về lợi ích của sữa mẹ. Còn một vấn đề không đúng
80% bà mẹ ngoài sữa mẹ còn cho con uống thêm nước sôi để nguội [14].
Cũng theo nghiên cứu của Lê Thế Thự, đánh giá tình trạng dinh dưỡng
và các yếu tố liên quan ở trẻ dưới 5 tuổi tại 2 xã thuộc Tỉnh Tiền Giang năm
2003 cho thấy thời gian cho ăn bổ sung ở trẻ dưới 4 tháng 9,5% và từ 4-6
tháng 71,0% chiếm một tỷ lệ khá cao [40].
17
1.5.2. Chế độ ăn dặm và nuôi dưỡng trẻ
Ăn dặm là quá trình ăn uống của trẻ chuyển tiếp dần từ sữa mẹ đến thức
ăn của gia đình. Sữa mẹ tuy giàu năng lượng, nhưng từ tháng thứ 6, không
cung cấp đủ các chất cần thiết cho sự phát triển bình thường của trẻ nên
không thể nuôi trẻ bằng sữa mẹ đơn thuần từ lúc đẻ đến khi cai sữa. Vì vậy
cần cho trẻ ăn bổ sung để trẻ phát triển tốt, phòng ngừa bệnh tật[4].
Nguyên tắc cho trẻ ăn bổ sung:
- Thời gian cho ăn bổ sung bắt đầu từ 5 tháng tuổi, ăn quá sớm hoặc
quá muộn đều ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của trẻ.
- Số lượng và số bữa ăn tăng dần theo tuổi.
- Sử dụng thức ăn hổn hợp, giàu dinh dưỡng và sẵn có tại địa phương.
Thực hiện tô màu bát bột.
- Cách chế biến thức ăn mềm, dể nhai, dể nuốt và hợp khẩu vị.
- Các bữa ăn bố sung xen kẽ vào các bữa bú.
- Cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với
thức ăn mới để tránh rối loạn tiêu hóa.
- Ngoài ra phải chú ý vệ sinh ăn uống, an toàn thực phẩm tránh ngộ độc
do thức ăn [7].
Nghiên cứu của Mandal SK và cộng sự về sự xuất hiện tiêu chảy liên
quan đến thực hành nuôi trẻ sơ sinh tại Ấn Độ cho thấy nếu cho trẻ ăn dặm
trước 3 tháng tăng nguy cơ tiêu chảy gấp 3 lần [57].
Nghiên cứu của Popkin BM nhận thấy số trẻ ăn dặm dưới 5 tháng thì
tần số mắc bệnh tiêu chảy cao gấp 2-3 lần so với nhóm trẻ cùng tuổi chưa ăn
dặm bú mẹ hoàn toàn [55].
Nghiên cứu của Molbak K, cho thấy cai sữa có liên quan đến tăng nguy
cơ tiêu chảy. Cai sữa ở trẻ em từ 12-24 tháng nguy cơ tương đối của tiêu chảy
1,41 (95%, CI: 1,29-1,62) so với trẻ còn bú mẹ. Thời gian trung bình của tiêu
18
chảy cũng lâu hơn ở trẻ em cai sữa và trẻ em còn bú mẹ ( 6,6 so với 5,3 ngày)
với p<0,001[57].
Tại Thừa Thiên Huế, 80% bà mẹ nông thôn và thành phố cho ăn dặm từ
tháng thứ 3. Cho ăn dặm sớm với thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp cũng như
thức ăn không hợp vệ sinh là nguyên nhân của tiêu chảy và suy dinh dưỡng.
1.5.3. Yếu tố vệ sinh môi trường
Môi trường nông thôn của nước ta hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm
trọng do phân, rác, nước thải. Trong đó đặc biệt là phân người, chứa nhiều
loại mầm bệnh nguy hiểm nếu không được quản lý tốt sẽ trở thành nguồn gây
bệnh. Muốn quản lý được nguồn phân thì trước hết các gia đình phải có các
công trình vệ sinh.
Theo điều tra khảo sát của Vụ Y Tế dự phòng và các tổ chức khác thì tình
trạng quản lý vệ sinh môi trường hiện nay vẫn vô cùng khó khăn. Trong cả nước
vẫn còn khoảng 12 triệu người ở nông thôn chưa có hố xí, trên 30 triệu người đã
có hố xí nhưng không hợp vệ sinh. Chỉ có 20%-25% nhà tiêu vùng nông thôn
đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Năm 1997, có 73.023 ca tiêu chảy, trong năm 2000 xảy ra
nhiều vụ dịch tiêu chảy ở các tỉnh Quảng Trị, Sơn La, Nghệ An, Thái Bình, Nam
Định. Tình hình dịch bệnh lây truyền qua đường phân - nước ngày càng gia tăng
gây tổn thất nặng nề cho sức người và tiền của [29].
Cục Y Tế dự phòng Việt Nam kết hợp với tổ chức UNICEF thực hiện
điều tra từ tháng 3/2006 đến tháng 5/2006 để đánh giá thực trạng vệ sinh môi
trường và vệ sinh cá nhân ở nông thôn Việt Nam cho kết quả: chỉ có 75% hộ
gia đình nông thôn Việt Nam có nhà tiêu, hoặc chưa hợp vệ sinh hoặc đủ tiêu
chuẩn vệ sinh. Chỉ có 18% hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam đạt tiêu chuẩn
vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế. Trong số 18% chỉ có 7,9% có nhà tiêu
thấm dội nước, 7,7% có nhà tiêu tự hoại, 2,0% có nhà tiêu 2 ngăn và 0,3% có
nhà tiêu bioga [8].
19
Ở khu vực nông thôn Việt Nam, các hộ gia đình sử dụng nước uống và
sinh hoạt từ các nguồn sau: 33,1% giếng khoang; 31,2% giếng đào; 1,8% nước
mưa; 11,7% nước máy; 7,5% nước đầu nguồn;11% nước suối, hồ và ao [8].
Nghiên cứu của Lê Vũ Anh, sinh thái về một số đặc điểm của xã đến
bệnh mắt hột hoạt tính ở trẻ em ở 314 xã thuộc 11 huyện của 7 tỉnh cho kết
quả: tỷ lệ người dân sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh (nước máy, nước giếng)
cao thì tỷ lệ mắc bệnh đều có xu hướng giảm thấp hơn. Về việc sử dụng hố xí,
ở những xã sử dụng hố xí không hợp vệ sinh thì tỷ lệ mắc bệnh có cao hơn [1].
Nghiên cứu của Dương Đình Thiện, yếu tố tác động đến nguy cơ mắc
tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 5 tuổi Tỉnh Thanh Hóa cho thấy: việc sử dụng
nước giếng không hợp vệ sinh và nước mưa có nguy cơ khá cao đối với bệnh
tiêu chảy, nước giếng có OR= 2,34-4,3, nước mưa có OR = 2,34-3,82. Sử
dụng hố xí không hợp vệ sinh là yếu tố nguy cơ có kết hợp chặt chẽ với bệnh
tiêu chảy OR=2,57-4,0 [36].
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiến và cộng sự cho thấy: kiến thức, thái
độ thực hành của người dân về vệ sinh môi trường đối với 3 công trình vệ
sinh tại 2 thời điểm điều tra chưa đạt 50% và tỷ lệ người dân có hiểu biết bệnh
tiêu chảy do điều kiện vê sinh môi trường không đảm bảo chỉ đạt 61,2%. Đây
là vấn đề cần quan tâm vì với tỷ lệ như thế này phải cần một thời gian dài mới
cải thiện được tình trạng vệ sinh môi trường đối với 3 công trình vệ sinh [21].
Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Thủy, Trần Thị Bích Hồi về thực trạng
sử dụng công trình xử lý phân và nguồn nước tại 10 xã của Huyện An Dương-
Hải Phòng năm 2006 cho thấy: tỷ lệ nguồn nước không đạt tiêu chuẩn vệ sinh
3,04%, hố xí không đạt tiêu chuẩn vệ sinh 11,08%. Tỷ lệ mắc tiêu chảy ở
những hộ dùng nước giếng 2,56%, giếng khoang 2,51% thấp nhất vẫn là hộ
dùng nước máy 0,87%, điều này cho thấy chất lượng nguồn nước có liên quan
đến mắc bệnh tiêu chảy. Trong khi đó tỷ lệ tiêu chảy cũng giảm dần theo việc
20
sử dụng hố xí: hố xí thấm 3,94%, hố xí 1 ngăn 2,64%, hố xí 2 ngăn 2,33%,và
tự hoại là thấp nhất 2,02% [38].
Nghiên cứu của Phan Thị Bích Ngọc, có sự khác biệt về liên quan giữa
việc bà mẹ sử dụng nguồn nước, tính chất vệ sinh của hố xí với tỷ lệ hiện mắc
bệnh tiêu chảy với p < 0,05 [31].
Theo báo cáo công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân của Uỷ Ban
Nhân Dân Huyện Hương Thủy-Tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009 thì tỷ lệ hộ
gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh đạt tỷ lệ cao 96%, sử dụng hố xí hợp vệ
sinh 76% [45].
Mặc dù đã có những nổ lực để cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường
trong những năm qua nhưng chỉ có 55,8% dân số nông thôn được tiếp cận với
các công trình vệ sinh và 18% nhà vệ sinh của hộ gia đình ở nông thôn đạt tiêu
chuẩn vệ sinh. Thiếu vệ sinh là nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở trẻ em [34].
1.5.4. Các yếu tố thuộc về bà mẹ
Đối với điều trị tiêu chảy cấp, việc theo dõi và chăm sóc của người mẹ là
hết sức quan trọng. Vì vậy, kiến thức, thái độ thực hành chăm sóc trẻ khi bị tiêu
chảy là hết sức cần thiết. Thiếu hiểu biết về bệnh, về cách theo dõi và chăm sóc
trẻ khi bị bệnh làm cho trẻ ốm không được chăm sóc đúng, không được xử trí
đúng và đưa đến cơ sở y tế muộn. Có nhiều nguyên nhân từ hạn chế về kinh tế
gia đình, về trình độ học vấn của bà mẹ cũng như nhiều nguyên nhân khác.
Nghiên cứu của Trần Thị Trung Chiến, kiến thức của bà mẹ về chăm sóc
sức khỏe trẻ em ở Thừa Thiên Huế chỉ có 24,2% số bà mẹ trả lời đúng số lần đi
ngoài, hai dấu hiệu quan trọng là sốt, phân có máu chỉ có 7% bà mẹ trả lời đúng.
Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ tại nước ta đã đạt trên 90%, tuy nhiên chỉ có 21% số bà
mẹ kể đủ 6 bệnh nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng [12].
Trong phòng chống tiêu chảy trẻ em: 88,2% bà mẹ cho con bú khi trẻ bi
tiêu chảy, 48,4% cho uống ORS, 57,5% pha ORS sai hoặc không biết, cho ăn
21
nhiều hơn 7%, kiêng khem trong tiêu chảy vẫn còn tỷ lệ khá cao 26,8% và
không cho uống gì trong tiêu chảy vẫn còn với tỷ lệ 14,4% [23].
Nghiên cứu tại Tiền Giang năm 2003, chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy vẫn
còn 23,5% bà mẹ không cho trẻ uống khi bị tiêu chảy, cho ăn và bú ít đi
10,2%, kiêng không cho ăn dầu mỡ khi bị tiêu chảy 24,4% [40].
Nghiên cứu tại khoa nhi bênh viện đa khoa Tỉnh Tiền Giang năm 2007,
80% bà mẹ biết tiêu chảy cấp là tiêu chảy phân lỏng 3lần/ngày, 68,5% biết
được khát nước là dấu hiệu mất nước, trên 30% nhận biết dấu hiệu cần đưa trẻ
đến cơ sở y tế. Kiến thức của bà mẹ về chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi bị tiêu
chảy khá tốt, tiếp tục cho ăn đúng 79%, tiếp tục cho bú 49,5%, 97,5% bà mẹ
biết đúng về bù dịch cho trẻ khi bị tiêu chảy, 71,5% chọn ORS, 80,5% bà mẹ
pha ORS đúng cách, 80% bà mẹ biết chọn dụng cụ cho uống thích hợp [41].
Nghiên cứu của Trương Việt Dũng tại Ninh Bình, cho thấy các dấu
hiệu cân theo dõi khi trẻ bị tiêu chảy như: số lần đi ngoài (19,9%), khát nước
(11,3%), sốt (4,8%), nôn (6,6%), phân có máu (4,3%) liên quan đến trình độ
học vấn của các bà mẹ , sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,05 [16].
Almazyou YY và cộng sự tiến hành nghiên cứu mối tương quan giữa
trình độ văn hóa và nghề nghiệp của bố mẹ có con dưới 5 tuổi ở Saudi-Arabia
cho thấy tỷ lệ mắc tiêu chảy rất khác nhau giữa các bà mẹ có trình độ văn hóa
khác nhau, có mối tương quan rõ rệt với nghề nghiệp của bố mẹ [57].
Việc không rửa tay bằng xà phòng vào những thời điểm quan trọng
như: trước khi ăn, sau khi đại tiểu tiện, trước khi chế biến thức ăn, trước khi
cho con ăn và sau khi chăm sóc con nhỏ đang làm gia tăng các bệnh tiêu
chảy, tả, lỵ là các bệnh rất phổ biến và chiếm tỷ lệ khá cao.
Nghiên cứu hành vi rửa tay bằng xà phòng của các bà mẹ có con dưới 5
tuổi tại một số tỉnh Việt Nam, tỷ lệ bà mẹ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn,
sau khi đại tiểu tiện là rất thấp (15,3%, 25%, 4,7%). Tỷ lệ bà mẹ rửa tay đúng
và đủ 6 bước trong quy định của rửa tay bằng xà phòng là 6%, một tỷ lệ rất