Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Báo cáo chuyên đề phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.81 KB, 28 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 22 /BC-UBND Quảng Nam, ngày 25 tháng 3 năm 2011
BÁO CÁO
Chuyên đề phát triển đô thị trên địa bàn Quảng Nam
Từ sau khi chia tách tỉnh, hệ thống đô thị Quảng Nam đã có điều kiện để phát triển
mạnh. Các đô thị từ trung tâm tỉnh lỵ đến các huyện lỵ đều được tập trung nguồn lực đầu
tư vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống hạ tầng xã hội, các khu dân cư, các trung tâm
hành chính, thương mại, văn hóa, thể dục thể thao. Chỉ sau hơn 10 năm, hệ thống đô thị
Quảng Nam từ 15 đô thị đã tăng lên 21 đô thị; các đô thị đều phát triển khá đồng bộ từ
hình thái kiến trúc đến hạ tầng kỹ thuật. Các đô thị trung tâm như Tam Kỳ, Hội An phát
triển nhanh theo hướng xanh, sạch, đẹp, hài hòa, bền vững đã từng bước đáp ứng và ngày
càng hoàn thiện được các chỉ tiêu đô thị trung tâm tỉnh lỵ và khu vực. Công tác quy hoạch
đô thị được xác định là công tác trọng tâm, tất cả các đô thị, các khu vực đặc biệt đều lập
và phê duyệt quy hoạch xây dựng chung, hàng trăm đồ án quy hoạch chi tiết được hoàn
thành làm cơ sở cho việc lập dự án đầu tư các công trình kiến trúc dân dụng, công nghiệp,
hạ tầng kỹ thuật góp phần quan trọng tạo ra hệ thống đô thị phát triển hài hòa, bền vững,
bộ mặt kiến trúc đô thị ngày một khang trang, thẩm mỹ.
Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống đô thị của Quảng Nam đến nay ngoài một số khu
vực có tốc độ phát triển tương đối nhanh chủ yếu vẫn phát triển trên nền hệ thống cũ, vẫn
tồn tại một số vấn đề như sau:
- Chưa có quy hoạch tổng thể xây dựng toàn tỉnh, phần lớn các đô thị đều lập quy
hoạch phát triển theo nhu cầu cấp thiết, thiếu định hướng chung;
- Công tác nâng cấp đô thị, mở rộng địa giới hành chính cũng được thực hiện theo
nhu cầu của từng đô thị riêng rẽ;
- Thiếu định hướng khi xây dựng các chính sách, các chương trình phát triển đô thị;
- Chất lượng quy hoạch ở một số đồ án chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, phải
điều chỉnh, sửa đổi nhiều lần;
- Công tác quản lý, đầu tư xây dựng theo quy hoạch chưa thực hiện đồng bộ; vi phạm


trong thực hiện còn diễn ra.
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA
HỆ THỐNG ĐÔ THỊ QUẢNG NAM
1. Tổng quát
Quảng Nam có diện tích tự nhiên 1.043.836,96ha, trong đó: đất nông
2
nghiệp 798.790,09ha, chiếm 76,52%; đất phi nông nghiệp 87.765,00ha, chiếm
8,41%; đất chưa sử dụng 157.281,87ha, chiếm 15,07% (Theo Quyết định số
150/QĐ-UBND ngày 12/01/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt
và ban hành kết quả kiểm kê đất đai tỉnh Quảng Nam năm 2010).
Toàn tỉnh hiện có 18 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 16 huyện và 02
thành phố thuộc tỉnh. Các đô thị được hình thành tương ứng theo cơ cấu hành
chính đó với: 02 đô thị loại III là thành phố Tam Kỳ và Hội An; 12 đô thị là
thị trấn huyện lỵ các huyện; 03 khu trung tâm huyện chưa được công nhận là
thị trấn. Ngoài ra còn một số khu là đô thị mới và đô thị chuyên ngành: Điện
Nam - Điện Ngọc, Khu kinh tế mở Chu lai và Khu kinh tế cửa khẩu Nam
Giang.
Tổng dân số toàn tỉnh: 1.422.319 người. Trong đó: cư dân đô thị là
263.898 người, nông thôn là 1.158.421; tỷ lệ dân số đô thị đạt 18,55% (Theo
tài liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở 1.4.2009 tỉnh Quảng Nam - Kết quả
điều tra toàn bộ).
2. Thực trạng phát triển của hệ thống đô thị tỉnh
2.1. Phân loại hệ thống đô thị
a) Theo tính chất, có đối chiếu phân cấp đô thị theo Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày
07/5/2009 của Chính phủ
- Các đô thị mang tính chất là trung tâm hành chính - chính trị của một
đơn vị hành chính gồm:
+ 02 thành phố, cấp đô thị loại III, gồm Tam Kỳ và Hội An. Trong đó,
đô thị tỉnh lỵ là Tam Kỳ;
+ 12 thị trấn huyện lỵ, cấp đô thị loại V, gồm: Ái Nghĩa - huyện Đại

Lộc, Vĩnh Điện - huyện Điện Bàn, Nam Phước - huyện Duy Xuyên, Hà Lam -
huyện Thăng Bình, Núi Thành - huyện Núi Thành, P’Rao - huyện Đông
Giang, Thạnh Mỹ - Bến Giằng - huyện Nam Giang, Khâm Đức - huyện
Phước Sơn, Trà My - huyện Bắc Trà My, Tiên Kỳ - huyện Tiên Phước, Đông
Phú - huyện Quế Sơn, Phú Thịnh - huyện Phú Ninh;
+ 03 khu trung tâm huyện: Trung Phước - huyện Nông Sơn; Tắc Pỏ -
huyện Nam Trà My; Tơ Viêng - huyện Tây Giang;
- Đô thị đặc thù: Thành phố Hội An là đô thị di sản văn hóa thế giới;
- Đô thị mới: Điện Nam - Điện Ngọc;
- Đô thị chuyên ngành: Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế cửa khẩu
Nam Giang.
b) Theo vùng miền
- Đô thị vùng đồng bằng - ven biển, gồm: Ái Nghĩa, Vĩnh Điện, Hội An,
Nam Phước, Hà Lam, Tam Kỳ và Núi Thành;
3
- Đô thị vùng núi cao, trung du, gồm: P’Rao, Thạnh Mỹ - Bến Giằng,
Khâm Đức, Trà My, Tơ Viêng, Tắc Pỏ, Tân An, Tiên Kỳ, Phú Thịnh, Đông
Phú, Trung Phước;
- Ngoài các đô thị trên còn có một số điểm dân cư nông thôn tập trung
mang dáng dấp của đô thị, có thể phát triển thành các đô thị loại V, đó là các
điểm trung tâm xã, cụm xã như: Bảo An, Việt An, Sông Trà - huyện Hiệp
Đức; Bà Rén, Hương An - huyện Quế Sơn; Kiểm Lâm, Trà Kiệu, Bàn Thạch
-huyện Duy Xuyên; Điện Thắng, Phong Thử, Cẩm Khê - huyện Điện Bàn.
c) Theo hình thái phân bố hệ thống đô thị
Do bám theo đặc điểm địa hình, đặc biệt là theo thệ thống giao thông liên tỉnh, liên
huyện nên hình thái phân bố chung của hệ thống là dạng chuỗi đô thị:
- Chuỗi đô thị theo trục Quốc lộ 1A: Các đô thị Vĩnh Điện, Nam Phước,
Hà Lam, Tam Kỳ và Núi Thành;
- Chuỗi đô thị theo tuyến ven biển: Gồm đô thị mới Điện Nam - Điện
Ngọc, Hội An, Tam Kỳ, Chu Lai - Núi Thành;

- Chuỗi đô thị theo trục đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14B: Các đô thị
Khâm Đức, cụm Thạnh Mỹ - Bến Giằng, P’Rao và đô thị Ái Nghĩa;
- Chuỗi đô thị theo tuyến Nam Quảng Nam là các đô thị Tắc Pỏ, Trà My,
Tiên Kỳ, Phú Thịnh và Tam Kỳ;
- Chuỗi đô thị theo tuyến Đông Trường Sơn là các đô thị Thạnh Mỹ,
Trung Phước, Tân An, Trà My và Tơ Viêng.
2.2. Dân số và tốc độ tăng dân số từng đô thị qua 10 năm
Tỷ trọng dân số đô thị đã tăng 3,75% so với năm 1999, với tỷ lệ tăng bình quân là
3%/năm. Sự gia tăng dân số đô thị là kết quả đô thị hóa trong 10 năm, trong đó chủ yếu do
chuyển các xã thuộc Tam Kỳ và Hội An thành phường và dịch chuyển dân số từ khu vực
nông thôn về hai thành phố nêu trên. Thành phố Tam Kỳ tăng 57,1% và thành phố Hội An
tăng 99,27%. Tuy nhiên, tại Bắc Trà My có xã Trà Sơn tách từ thị trấn Trà My và xã
Phước Xuân được thành lập lấy một phần của thị trấn Khâm Đức cùng lượng cán bộ
chuyển về huyện mới cũng làm dân cư đô thị giảm đi một phần.
Stt
Dân số đô thị Quảng Nam
Đơn vị hành
chính
1999 2009
Tổng
(người)
Đô thị
(người)
Tổng
(người)
Đô thị
(người)
Tốc độ
đô thị
hóa (%)

Diện tích
đất đô
thị (ha)
Mật độ
(ng/km
2
)
Toàn tỉnh 1.373.687 203.298 1.422.319 263.898 29,81 70.120 561
1
Thành phố
Tam Kỳ
85.011 51.812 107.924 81.396 57,10 4.118 1.977
2
Thành phố
Hội An
76.977 34.737 89.716 69.222 99,27 2.668 2.595
4
3
Tây Giang
(Tơ Viêng,
xã A Tiêng)
12.375 0 16.534 2.587 6.450 40
4
Đông Giang
(P'Rao)
19.556 3.526 23.428 4.075 15,57 3.130 130
5
Đại Lộc (Ái
Nghĩa)
149.813 16.439 145.935 16.215 -1,36 837 1.937

6
Điện Bàn
(Vĩnh Điện)
187.250 8.294 197.830 7.912 -4,61 205 3.860
7
Duy Xuyên
(Nam Phước)
123.289 20.889 120.948 21.641 3,60 1.450 1.492
8
Quế Sơn
(Đông Phú)
91.063 8.843 82.216 7.933 -10,29 1.269 625
9
Nam Giang
(Thạnh Mỹ)
18.898 6.025 22.417 6.822 13,23 20.986 33
10
Phước Sơn
(Khâm Đức)
18.451 6.312 22.586 6.220 -1,46 3.004 207
11
Hiệp Đức
(Tân An)
37.766 2.944 38.001 3.111 5,67 520 598
12
Thăng Bình
(Hà Lam)
180.099 16.108 176.183 15.787 -1,99 1.170 1.349
13
Tiên Phước

(Tiên Kỳ)
71.754 7.275 68.877 6.953 -4,43 828 840
14
Bắc Trà My
(Trà My)
34.903 10.418 38.218 6.559 -37,04 6.359 103
15
Nam Trà My
(Tắc Pỏ, xã
Trà Mai)
19.163 0 25.464 3.174 9.982 32
16
Núi Thành 135.033 9.676 137.481 10.052 3,89 457 2.200
17
Huyện Phú
Ninh (Phú
Thịnh, xã
Tam Vinh)
80.454 0 77.091 8.393 2.062 407
18
Huyện Nông
Sơn (Trung
Phước, xã
Quế Trung)
31.832 0 31.470 10.125 4.625 219
(Dựa theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở các năm 1999, 2009)
2.3. Tình hình phát triển hạ tầng kỹ thuật
a) Cấp nước
Các đô thị trên địa bàn tỉnh đã được cấp nước sạch tập trung như: Tam
Kỳ, Hội An, Núi Thành, Hà Lam, Nam Phước, Vĩnh Điện, Ái Nghĩa, Tân An,

Tiên Kỳ, Khâm Đức và khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc. Cụ thể như
sau:
5
2 Nhà máy nước
Tam Kỳ
P. An Xuân
- An Mỹ
Hồ Phú
Ninh
15.000 68.00 12.000 30.000
3 Nhà máy nước
Tam Hiệp
Tam Hiệp,
Núi Thành
Hồ Thái
Xuân
5.000 65.000 5.000
4 Nhà máy nước
Tiên Phước
Thôn 7B, xã
Tiên Cảnh
Sông
Tiên
1.500 4.000
5 Nhà máy nước
Duy Xuyên
Thôn Đình
An, Nam
Phước
Nguồn

nước cấp
3.000 26.000 6.000
7 Nhà máy nước
Điện Bàn
Khối 6, Thị
trấn Vĩnh
Điện
Sông
Vĩnh
Điện
2.000 43.000 2.000
9 Nhà máy nước
Khu Công
nghiệp ĐN-ĐN
Điện Nam -
Điện Ngọc
Nước
ngầm
4.000
10 Nhà máy nước
Khâm Đức,
Phước Sơn
Khối 6, thị
trấn Khâm
Đức
Suối
Nước
Trẻo
2.000 23.000 1.200
Một số công trình cấp nước đang triển khai xây dựng

1 Nhà máy nước
Phú Ninh
Phú Ninh Hồ Phú
Ninh
2.000
2 Nhà máy nước
Nam Giang
Nam Giang
3 Nhà máy nước
Vĩnh Điện
Thị trấn
Vĩnh Điện
Sông
Vĩnh
Điện
6.000
4 Nhà máy cấp
nước thị trấn
Đông Phú
Hồ Việt An,
Hiệp Đức.
Nước
mặt
1.500
Các thị trấn miền núi chủ yếu sử dụng hệ thống cấp nước sạch tự chảy,
được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn 134, 135.
b) Cấp điện
Hiện trạng lưới điện truyền tải 500KV, 110KV ở tình trạng vận hành khá
tốt. Tuy nhiên, phụ tải chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt và
sản xuất trên địa bàn tỉnh, nhất là trong mùa khô.

c) Hệ thống thoát nước
- Các đô thị lớn chỉ có một hệ thống thoát nước chung (nước mưa và
nước bẩn) và xả thẳng ra môi trường; chưa có đô thị nào có trạm xử lý tập
trung.
6
+ Tam Kỳ đang đầu tư xây dựng dự án cải thiện môi trường thành phố,
bằng nguồn vốn vay ADB, WB;
+ Nhà máy xử lý nước thải Hội An đang triển khai từ nguồn vốn vay
của chính phủ Pháp;
+ Núi Thành đang lập các dự án thoát nước thải từ các nguồn vốn vay;
- Ngoài ra, đối với các thị trấn, chỉ có hệ thống thoát nước mưa ở các
trục cảnh quan và trục chính đô thị, hầu hết các khu vực còn lại chưa có hệ
thống thoát nước hoàn chỉnh.
Hầu hết các khu, cụm công nghiệp đều chưa đầu tư hệ thống xử lý nước
thải tập trung, chỉ có Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc đang triển khai
xây dựng trạm xử lý nước thải với công suất 5.000m
3
/ngày đêm, giai đoạn 1
xây dựng với công suất 2.500m
3
/ngày đêm; và Khu công nghiệp Bắc Chu Lai
triển khai xây dựng trạm xử lý nước thải với công suất 3800m
3
/ngày đêm, giai
đoạn 1 xây dựng với công suất 1.900m
3
/ngày đêm
d) Rác thải
Toàn tỉnh có 15 khu xử lý chất thải rắn đang hoạt động, với tổng diện
tích khoảng 55,5ha. Trong đó, mỗi huyện miền núi đều có khu xử lý chất thải

rắn riêng, song phần lớn được hình thành tự phát và diện tích rất nhỏ, quy mô
diện tích trung bình khoảng 01ha.
Bảng tổng hợp thông tin về các khu xử lý chất thải rắn
đang hoạt động trên địa bàn tỉnh
Stt Bãi rác Địa bàn phục vụ Diện
tích (ha)
Hình thức xử

Thời hạn hoạt
động
1 Bãi rác thôn Ahuu,
xã ATiêng
Tây Giang 0,05 Đốt thủ công Đến hết năm
2012
2 Bãi rác Prao Đông Giang 0,30 Đốt thủ công Mở rộng để sử
dụng lâu dài
3 Bãi rác xã Ba 0,05 Đốt thủ công GĐ 2010-2020
4 Bãi rác Thạnh Mỹ Nam Giang 0,05 Đốt thủ công Mở rộng để sử
dụng lâu dài
5 Bãi rác Khâm Đức Phước Sơn 0,50 Đốt thủ công Giai đoạn 2010
- 2015
6 Bãi rác Trung
Phước
Nông Sơn 1,40 Đốt thủ công
Đến năm 2015
7 Bãi rác Quế Lộc Nông Sơn 0,20 Đốt thủ công GĐ 2010-2015
8 Bãi rác Trà Sơn Bắc Trà My 7,00 Chôn lấp thủ
công
Lâu dài
9 Bãi rác Trà Mai Nam Trà My 0,50 Đốt thủ công GĐ 2010-2015

10 Bãi rác Đại Hiệp Đại Lộc, Điện Bàn,
Hội An
11,2 Chôn lấp HVS Chôn lấp đến
hết năm 2012
11 Bãi rác Hội An Hội An 3,00 Đốt thủ công Đến năm 2015
12 Bãi rác Đông Phú Quế Sơn 1,60 Chôn lấp HVS Lâu dài
13 Bãi rác Tam Đàn Duy Xuyên, Thăng
Bình, Quế Sơn, Tam
Kỳ, Phú Ninh, Tiên
4,30 Đốt, chôn lấp Chôn lấp đến
hết năm 2012
7
Phước
14 Bãi rác Tam Xuân 2 Núi Thành, Tam Kỳ 20,15 Chôn lấp HVS Đến năm 2025
15 Bãi rác Tam Nghĩa Núi Thành 5,20 Đốt, chôn lấp Đến năm 2020
e) Hệ thống giao thông
Đường giao thông trong hệ thống đô thị được đầu tư khá đồng bộ, gồm
có 191km, trong đó có 158km đã rải nhựa (83%), đường cấp phối và nền đất
33km (17%).
2.4. Quy hoạch phát triển các đô thị
Công tác quy hoạch xây dựng đô thị đã được đặc biệt quan tâm, cụ thể:
- Về quy hoạch xây dựng vùng: Quảng Nam đã triển khai lập, phê duyệt quy hoạch
xây dựng vùng Đông của tỉnh, đây là quy hoạch mang tính chiến lược định hướng phát
triển không gian cho hệ thống đô thị và nông thôn, tạo vùng động lực phát triển kinh tế xã
hội cho toàn tỉnh với vùng địa lý được tính từ đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi về
phía biển. Đồng thời, tỉnh cũng đã có chủ trương lập quy hoạch vùng Tây của tỉnh trong
năm 2011;
- Quy hoạch chung xây dựng: Tất cả các đô thị, các khu vực đặc biệt như Khu kinh
tế mở Chu Lai, Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc và Khu kinh tế cửa khẩu Nam
Giang đều được lập và phê duyệt quy hoạch chung xây dựng;

- Phê duyệt quy hoạch phát triển dân cư và du lịch khu vực ven biển
Điện Bàn - Hội An;
- Quy hoạch sắp xếp dân cư và phòng tránh thiên tai ven biển của tỉnh cũng đã được
thực hiện;
- Quy hoạch chi tiết phân khu đô thị: Được thực hiện 100% của khu vực
cũ của đô thị Tam Kỳ, các đô thị khác chưa thực hiện, chủ yếu triển khai các
quy hoạch chi tiết theo chương trình phát triển dự án cụ thể. Tỷ lệ lập quy
hoạch chi tiết đạt từ 30% đến 50% tổng diện tích đất của các đô thị.
Tuy nhiên, các đô thị đều chưa được lập quy chế quản lý kiến trúc theo quy hoạch
xây dựng. Riêng đô thị Hội An đã được phê duyệt trong tháng 3/2011 và Vĩnh Điện đang
được xem xét, phê duyệt, làm cơ sở quản lý phát triển đô thị.
Ngoài ra, một số địa phương đã quan tâm đến việc lập quy hoạch phát
triển các điểm dân cư tập trung, trung tâm xã, cụm xã tại khu vực nông thôn
làm tiền đề cho việc phát triển đô thị và phát triển nông thôn hài hòa với khu
vực đô thị.
3. Đánh giá
3.1. Những kết quả chung đã đạt được
Sau hơn 10 năm chia tách tỉnh, hệ thống đô thị của tỉnh Quảng Nam đã
thay đổi nhanh chóng về số lượng, quy mô và chất lượng đô thị.
- Từ 15 đô thị (13 đô thị cấp huyện và 02 thị xã), đến nay toàn hệ thống
đã có 21 đô thị, trong đó có 02 đô thị loại III, 16 thị trấn và trung tâm huyện,
01 đô thị mới, 02 đô thị chuyên ngành;
8
- Các đô thị như Tam Kỳ, Hội An, đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc,
Kinh tế mở Chu Lai đang phát triển trở thành những đô thị động lực của tỉnh,
phát huy vai trò động lực phát triển lan tỏa các vùng lân cận;
- Đã bắt đầu hình thành chuỗi đô thị ven biển giữ vai trò chủ đạo trong
việc tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh, gồm: đô thị mới Điện
Nam - Điện Ngọc, thành phố Hội An, vệt du lịch cao cấp ven biển Hội An -
Điện Ngọc, đô thị Nam Hội An, Tam Kỳ, Chu Lai - Núi Thành;

- Kiến trúc đô thị ngày càng được chú trọng;
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật xây dựng theo hướng bảo đảm dài hạn, đồng
bộ, bền vững;
- Khu trung tâm các huyện mới chia tách được chú trọng đầu tư vào kết
cấu hạ tầng, mạng lưới trường học, bệnh viện, các công trình văn hóa được
nâng cấp, xây dựng mới… bước đầu hình thành dáng dấp của một đô thị;
- Trong quá trình phát triển đô thị, đã làm rõ được lợi thế của Quảng
Nam trong khu vực, đồng thời chú trọng đến việc liên kết phát triển với các
địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với Đà Nẵng, Dung
Quất - Quảng Ngãi.
3.2. Các tồn tại cơ bản nhất
- Mạng lưới đô thị Quảng Nam chủ yếu là quy mô đô thị thuộc loại vừa
và nhỏ. Đô thị phân bố chủ yếu theo cơ cấu hành chính và hình thành theo
quá trình tự phát;
- Các đô thị phát triển độc lập, ít có sự tương hỗ lẫn nhau, nếu có thì
cũng tự phát theo nhu cầu giao lưu kinh tế. Dẫn đến phát triển đô thị ở tỉnh
còn đơn lẻ, phần nào tác động đến sự phát triển về kinh tế, xã hội và môi
trường;
- Quy hoạch các đô thị còn thiếu tầm nhìn chiến lược, chất lượng chưa
cao và chưa được cập nhật, bổ sung, điều chỉnh kịp thời; mặt khác, tính ổn
định trong phát triển theo quy hoạch xây dựng đã duyệt còn thấp, biểu hiện
qua việc điều chỉnh liên tục các quy hoạch xây dựng. Chưa có đô thị có được
Quy chế quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị, dẫn đến việc kiểm soát xây
dựng, chỉnh trang, phát triển đô thị chưa rõ nét. Việc xác định các khu vực đô
thị cần ưu tiên chỉnh trang, cải tạo; xác định các khu vực ưu tiên lập quy
hoạch, thiết kế đô thị; xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện lập và điều
chỉnh quy hoạch, thiết kế của đô thị chưa được định hướng rõ ràng. Đồng
thời, trách nhiệm cụ thể của các tổ chức, cá nhân, cơ quan có liên quan đến
việc phát triển đô thị còn chồng chéo, thậm chí tùy tiện;
- Chức năng, nhiệm vụ giữa các cấp, ngành còn chồng chéo, chưa rõ

ràng. Trình độ quản lý đầu tư và xây dựng đô thị còn nhiều bất cập, khả năng
thu hút các nguồn lực để đầu tư còn hạn chế. Nhiều vướng mắc trong công tác
bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, bàn giao mặt bằng gây
cản trở đến phát triển từng đô thị;
9
- Ảnh hưởng của đô thị với nông thôn còn yếu, chưa thực sự thu hút các
nguồn lực từ nông thôn. Quỹ đất, nhà ở còn ít, hạn chế, hạ tầng kỹ thuật đô thị
thậm chí còn sơ sài, chắp vá, kém tiện nghi. Chưa có đô thị nào có hệ thống
xử lý nước thải; hệ quả là tình trạng ô nhiễm tại các khu, cụm công nghiệp,
khu dân cư còn xảy ra. Các đô thị đều sử dụng bãi chôn lấp rác thải rắn; hệ
thống dịch vụ giao thông chung còn rất hạn chế, phụ thuộc nhiều vào hạ tầng
cấp Quốc gia.
3.3. Nhận xét chung
Phát triển đô thị phụ thuộc vào phát triển kinh tế và gia tăng dân số đô
thị. Dân số đô thị càng tăng thì sức hút đô thị càng lớn. Khi đô thị phát triển
mạnh thì bắt đầu quá trình tác động ngược trở lại vào vùng phụ cận, thúc đẩy
vùng ngoại vi đô thị phát triển theo. Các vùng kinh tế động lực của tỉnh như
Kinh tế mở Chu Lai, khu vực Điện Bàn - Hội An, Tam Kỳ trong tương lai
sẽ có sức hút lớn do vị trí địa lý và môi trường đầu tư hấp dẫn. Vì vậy, xây
dựng một chiến lược đô thị hoá hiệu lực là giải quyết vấn đề làm thế nào để
thu hút dân cư vào các vùng đô thị mang đặc thù riêng biệt của tỉnh.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
ĐÔ THỊ TẠI QUẢNG NAM
1. Các tiền đề phát triển đô thị
1.1. Mối quan hệ vùng
Ngoài các lợi thế chung của khu vực, Quảng Nam có những lợi thế cơ
bản, nổi trội trong mối liên hệ vùng Duyên hải Trung Bộ:
- Có 02 di sản văn hoá thế giới: Phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn;
- Phía Bắc giáp Đà Nẵng với dân số 01 triệu người, là thành phố trung
tâm của khu vực có tác động phát triển mạnh vào các khu vực phụ cận;

- Phía Nam giáp Khu kinh tế Dung Quất, là khu vực có sức hút lớn về
đầu tư, tác động mạnh vào khu vực phụ cận;
- Có hệ thống sân bay, cảng biển, đường bộ, đường sắt;
- Bờ biển dài, đẹp với quỹ đất còn tương đối nhiều, có thể thu hút mạnh
mẽ về du lịch và dịch vụ;
- Giao thương thuận lợi khi cửa khẩu Nam Giang nối liền thông suốt với
vùng Nam Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan, sẽ có cơ hội kết nối với hành
lang kinh tế Đông - Tây.
1.2. Các chương trình, dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật lớn
Các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối đang được triển khai xây dựng sẽ có tác
động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển hệ thống đô thị của tỉnh gồm:
a) Chương trình cụ thể hóa các dự án phát triển Hành lang kinh tế
10
Đông - Tây
- Phát triển cửa khẩu và hệ thống cảng biển;
- Nâng cấp tuyến Quốc lộ 14B.
b) Chương trình phát triển vùng ven biển
- Dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển Việt Nam;
- Dự án xây dựng tuyến cao tốc Đà Nẵng - Dung Quất;
- Dự án kết nối các đô thị vùng phía Tây của tỉnh với vùng ven biển.
c) Dự án trọng điểm của tỉnh
- Xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng then chốt như: cầu Cửa Đại,
cảng Kỳ Hà, Tam Hiệp;
- Xây dựng đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh, các tuyến giao thông
ngang Đông - Tây;
- Nạo vét sông Trường Giang, sông Cổ Cò;
- Cải tạo, nâng cấp sân bay Chu Lai, mở rộng các Quốc lộ 1A, 14B, 14D,
14E…;
- Xây dựng cầu Giao Thủy và một số cầu quan trọng khu vực thượng lưu
sông Thu Bồn, Vu Gia.

2. Định hướng phát triển hệ thống đô thị Quảng Nam
2.1. Quan điểm
- Tiếp tục phát triển chuỗi, cụm đô thị động lực gắn với không gian phát
triển kinh tế, thúc đẩy phát triển trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã
hội tại Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX;
- Điều chỉnh không gian phát triển đô thị gắn với không gian phát triển
kinh tế. Mạng lưới đô thị phải được liên kết, hỗ trợ với nhau, đồng thời phải
liên kết, hỗ trợ với các điểm dân cư nông thôn trong vùng.
- Khai thác tối đa lợi thế về điều kiện địa hình để xây dựng phát triển các
đô thị.
- Sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng đô thị, tiết kiệm đất đai; hạn chế sử
dụng đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa nước vào mục đích phát triển đô
thị, công nghiệp.
2.2. Cấu trúc khung không gian hệ thống đô thị
Xét tình hình phát triển thực tế, các đô thị của tỉnh khó hội đủ điều kiện
để phát triển thành đô thị cực lớn. Do vậy, định hướng hình thành mô hình
cấu trúc khung không gian đô thị cơ bản theo dạng tuyến, chuỗi đô thị; đồng
thời, các tuyến chỉ có thể phát triển theo mạng lưới ô cờ là hợp lý. Vì vậy,
khung cơ bản để phát triển đô thị sẽ theo các trục dọc (Bắc Nam) và trục
11
ngang (Đông Tây).
2.3. Định hình xây dựng hệ thống không gian đô thị
Không gian phát triển đô thị và dân cư nông thôn trong tỉnh được hình
thành và phát triển theo các khu vực: đồng bằng - ven biển; trung du gò đồi và
miền núi; đồng thời cũng phát triển theo các trục không gian kinh tế động lực
Đông Tây và Bắc Nam. Và đặc biệt gắn kết chặt chẽ với khung không gian
phát triển của thành phố Đà Nẵng và Khu kinh tế Dung Quất.
Dự kiến tập trung định hình và xây dựng phát triển đô thị của tỉnh
theo 3 mô hình:
a) Tập trung phát triển đô thị ở dải ven biển

- Tập trung phát triển vào khu vực đồng bằng ven biển và dọc tuyến
Quốc lộ 1A; đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá khu vực ven biển; khai thác triệt để
vùng bờ biển và các đảo;
- Thúc đẩy xây dựng các đô thị động lực, tạo điểm cực phát triển như:
thành phố Hội An, Chu Lai; đô thị phục vụ phát triển khu kinh tế như thành
phố Tam Kỳ. Tiếp tục nâng cấp, mở rộng các đô thị ven biển đang có xu
hướng phát triển như: Điện Nam - Điện Ngọc, Duy Nghĩa, Bình Minh, Núi
Thành;
- Khu vực miền núi và trung du phát triển kinh tế nông lâm nghiệp gắn
với các điểm dân cư nông thôn, trung tâm xã, cụm xã và các đô thị nhỏ,
không phát triển đô thị vừa và lớn. Giáp biên giới với Lào, phát triển đô thị
nhỏ gắn với cửa khẩu Quốc tế.
* Ưu điểm: Phát huy tối đa chiến lược phát triển kinh tế biển; thu hút
nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước; khai thác được các lợi thế về điều kiện
đất đai, kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện có và đang đầu tư xây dựng.
* Hạn chế: Tập trung hoá quá cao vào vùng ven biển, do vậy sẽ rất hạn
chế trong việc liên kết giữa các không gian phát triển kinh tế, đặc biệt liên kết
với các khu vực đệm khu vực biên giới; áp lực lớn đối với việc bảo vệ môi
trường biển và ven biển; liên kết hỗ trợ giữa khu vực đô thị và nông thôn còn
hạn chế.
b) Phát triển đồng đều
- Thúc đẩy và tập trung phát triển hệ thống đô thị trên trục giao thông
đường Hồ Chí Minh, Đông Trường Sơn nhằm tạo ra các đô thị gắn với an
ninh quốc phòng; đồng thời thu hút dân cư ở các khu vực ven biển vào trong
đất liền, hạn chế sử dụng quỹ đất nông nghiệp cũng như quỹ đất ven biển để
phát triển đô thị;
- Không phát triển mở rộng các đô thị ở vùng đồng bằng - ven biển , dọc
Quốc lộ 1A và khu vực các cửa sông để dành quỹ đất cho việc phát triển các
khu du lịch đẳng cấp quốc tế và các dịch vụ cảng biển;
12

- Phát triển mở rộng và xây dựng mới các đô thị vừa và nhỏ tại vùng
miền núi, trung du - gò đồi và vùng giáp biên giới đặc biệt tại các đô thị trung
tâm huyện lỵ hiện nay, nhằm dãn mật độ xây dựng dày đặc tại vùng ven biển;
- Tập trung xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng khung nối các đô thị trên
trục đường Hồ Chí Minh, Đông Trường Sơn, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng
Ngãi, Quốc lộ 1A với các đô thị ven biển cũng như đô thị biên giới tạo thành
mạng lưới đô thị phát triển đồng đều.
* Ưu điểm: Mạng lưới đô thị phát triển đồng đều, rút ngắn khoảng cách
giữa đô thị và nông thôn; tạo sự liên kết hợp tác giữa các địa phương và các
khu chức năng trong vùng; hạn chế được xu hướng tập trung quá cao vào các
đô thị lớn ven biển; dễ dàng kiểm soát bảo vệ môi trường.
* Hạn chế: Đầu tư dàn trải; kinh phí xây dựng hạ tầng lớn, cải tạo địa
hình để tạo quỹ đất xây dựng đô thị; không tạo ra được các cực phát triển về
kinh tế - đô thị/ động lực tăng trưởng đột biến. Do vậy, thu hút đầu tư sẽ hạn
chế và tăng trưởng sẽ ở mức khiêm tốn.
c) Tập trung phát triển một số cụm đô thị động lực và các trục đô thị
- Định hướng hình thành các cụm phát triển theo vùng. Vùng Đông theo
3 cụm động lực: Tam Kỳ - Núi Thành, Duy Xuyên - Thằng Bình - Quế Sơn,
Hội An - Điện Bàn; vùng Tây gồm: P’Rao - Thạnh Mỹ - Bến Giằng - Cha
Val, Khâm Đức - Tắc Pỏ - Tân An;
Bên cạnh các cụm phát triển về kinh tế - đô thị trên là các cụm đô thị
động lực với các đô thị vừa và nhỏ, tạo cơ hội liên kết trong phát triển kinh tế
- xã hội cũng như mở rộng phạm vi ảnh hưởng của các đô thị lớn hơn, từng
bước đô thị hoá các khu vực điểm dân cư nông thôn, xung quanh thành phố,
xây dựng các cơ sở dịch vụ kể cả công nghiệp hỗ trợ cho các đô thị lớn hơn;
- Các trục đô thị Bắc Nam và Đông Tây sẽ là những tuyến, những cầu
nối hệ thống các đô thị từ cửa biển đến cửa khẩu, từ hệ thống đô thị phía bắc
tới phía Nam của tỉnh và các tỉnh lân cận. Từ đó, tạo nên khả năng liên kết đa
chiều không chỉ trong toàn tỉnh mà còn với khu vực;
Định hướng hình thành 04 trục kinh tế đô thị theo hướng Bắc Nam: Hồ

Chí Minh, Đông Trường Sơn, Quốc lộ 1A và trục ven biển; 03 trục Đông
Tây: Quốc lộ 14D - 14B, Quốc lộ 14E, Nam Quảng Nam;
Ngoài các trục chủ đạo nêu trên, còn xem xét tăng cường các hành lang
Đông Tây mang tính nội huyện để bổ sung, tạo sự liên thông cần thiết cho các
đô thị khác.
* Ưu điểm: Khai thác được các lợi thế tiềm năng phát triển kinh tế biển
đồng thời phát huy được hệ thống các cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện có; tạo ra
được các đô thị động lực với các tính chất cạnh tranh có khả năng hội nhập
với thế giới, từ đó tạo ra tăng trưởng đột biến; tạo điều kiện thuận lợi, đặc biệt
về giao thông để phát triển mạng lưới đô thị về phía Tây; đẩy nhanh tốc độ đô
thị hoá các khu vực xung quanh đô thị động lực, từ đó gắn kết vùng đô thị với
13
nông thôn.
* Hạn chế: Phải có những công cụ kiểm soát, quản lý phát triển hiệu lực
và hiệu quả.
d) Lựa chọn mô hình phát triển
Lựa chọn mô hình tập trung phát triển một số cụm đô thị động lực và các
chuỗi đô thị phù hợp với đặc điểm về vị trí, điều kiện tự nhiên, đặc điểm phát
triển kinh tế của tỉnh, khả năng khai thác được tối đa các lợi thế tiềm năng
cũng như đón nhận được các cơ hội phát triển.
Các trục kinh tế - đô thị sẽ gắn kết toàn bộ hệ thống đô thị theo cả hướng
Bắc Nam lẫn Đông Tây; đồng thời tạo ra các liên kết hỗ trợ giữa các vùng,
miền, giữa các không gian phát triển kinh tế biển đồng bằng - kinh tế lâm
nghiệp ở vùng trung du gò đồi và kinh tế cửa khẩu. Liên kết hệ thống các đô
thị ven biển gắn với hành lang kinh tế biển, liên kết hệ thống các đô thị trên
tuyến Hồ Chí Minh - Đông Trường Sơn gắn với an ninh quốc phòng, tạo ra cơ
hội để các đô thị đang có bước phát triển cao trở thành cụm động lực ven
biển, tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy toàn tỉnh.
2.4. Liên kết các chuỗi, cụm đô thị
a) Chuỗi đô thị

- Vùng ven biển gồm: Điện Nam - Điện Ngọc, Hội An, Nam Hội An,
Khu kinh tế mở Chu Lai - Núi Thành;
- Dọc Quốc lộ 1A gồm: Núi Thành, Tam Kỳ, Hà Lam, Nam Phước,
Điện Bàn;
- Dọc đường Hồ Chí Minh và Đông Trường Sơn gồm: Ái Nghĩa,
Trung Phước, P’Rao, Thạnh Mỹ - Bến Giằng, Khâm Đức, Tân An, Khu kinh
tế cửa khẩu Nam Giang;
- Dọc đường Nam Quảng Nam gồm: Tắc Pỏ, Trà My, Tiên Kỳ, Phú
Thịnh, Tam Kỳ;
- Dọc đường 14E gồm: Khâm Đức, Tân An, Hà Lam, Bình Minh.
Ngoài ra còn các chuỗi đô thị: Bà Rén - Mộc Bài - Hương An - Đông
Phú, Vĩnh Điện - Phong Thử - Cẩm Lý.
b) Cụm đô thị động lực
- Cụm Bắc vùng Đông gồm: Hội An, Điện Bàn, Ái Nghĩa;
- Cụm giữa vùng Đông gồm: Nam Phước - Hà Lam - Bình Minh (Nam
Hội An);
- Cụm Nam vùng Đông gồm: Tam Kỳ và Núi Thành;
- Cụm vùng Tây Bắc gồm: Thạnh Mỹ - Bến Giằng, P’Rao, Tơ Viêng,
Cha Val;
14
- Cụm vùng Tây Nam gồm: Khâm Đức, Tơ Viêng, Trà My, Tân An.
3. Định hướng phát triển, nâng cấp hệ thống đô thị giai đoạn 2011 -2015 và xác định
tầm nhìn đến năm 2030
Nhằm định hướng quy mô phát triển các đô thị trong tương lai, qua đó
xây dựng các chính sách, lộ trình, dự án phát triển phù hợp với từng loại đô
thị, trong từng giai đoạn.
3.1. Đô thị loại II, gồm 04 thành phố
a) Đô thị Tam Kỳ
- Tính chất: Đô thị tỉnh lỵ; là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa,
khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu

của tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Định hướng phát triển không gian: Hướng phát triển về phía biển,
khai thác tối đa ưu thế sông - hồ - biển trở thành chuỗi đô thị có sức hút mạnh
mẽ các nguồn đầu tư và dòng dịch cư từ khu vực phụ cận vào thành phố. Từ
đó kết nối với đô thị Nam Hội An phía Bắc và Chu Lai - Núi Thành phía
Nam.
- Động lực phát triển đô thị: Phát huy vai trò trung tâm hành chính của
tỉnh; kết hợp phát triển thành một khu vực thương mại, dịch vụ và giao dịch,
trung tâm giáo dục đào tạo, khám chữa bệnh. Đồng thời, khai thác thế mạnh
của hồ Phú Ninh, dải bãi biển Tam Thanh, các di tích lịch sử văn hoá có giá
trị như tháp Chiên Đàn, Khương Mỹ, địa đạo Kỳ Anh…
- Các chỉ tiêu dự kiến đạt được:
+ Đến năm 2015: Quy mô dân số toàn đô thị đạt 150.000 người, dân số
nội thị đạt 120.000 người; mật độ dân số khu vực nội thành đạt 8.000
người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành đạt > 80%;
+ Đến năm 2030, mục tiêu đạt: Dân số khoảng 500.000 người; mật độ
dân số khu vực nội thành > 8.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
phi nông nghiệp khu vực nội thành > 85%; hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ,
kiến trúc cảnh quan, môi trường đạt chuẩn đô thị loại I.
b) Đô thị Hội An
- Tính chất: Là trung tâm văn hóa, du lịch, dịch vụ, vùng liên tỉnh; có
vai trò thúc đẩy sự phát triển du lịch đối với vùng liên tỉnh.
- Định hướng phát triển không gian: Giữ nguyên không gian đô thị cổ,
hình thành vành đai xanh bảo vệ đô thị; hạn chế tối đa việc xây chen hoặc
chia tách đất vườn, giãn mật độ đô thị về phía đô thị Nam Hội An và về phía
Vĩnh Điện, Điện Nam - Điện Ngọc nhằm vừa đảm bảo nhu cầu phát triển đô

thị, giảm tải cho khu vực phố cổ, liên kết phát triển, gìn giữ cho Hội An bảo
đảm vừa là đô thị di sản vừa là đô thị sinh thái.
15
- Động lực phát triển đô thị: Phát triển mạnh theo định hướng “Văn
hóa - Du lịch - Sinh thái” mang tính bền vững cao; khai thác thế mạnh của di
sản đô thị cổ, hệ thống khu du lịch, khách sạn và bãi biển Hội An Mặt khác,
phát triển tiểu thủ công nghiệp tạo sản phẩm phục vụ cho du lịch, bảo đảm
giữ gìn môi trường sinh thái, môi trường du lịch, khôi phục và phát triển các
làng nghề truyền thống vừa là nơi sản xuất vừa là địa điểm du lịch.
- Các chỉ tiêu dự kiến đạt được:
+ Đến năm 2015: Quy mô dân số toàn đô thị đạt 150.000 người, dân số
nội thị đạt 100.000 người; mật độ dân số khu vực nội thành đạt 8.000
người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành đạt > 80%;
+ Đến năm 2030, mục tiêu đạt: Dân số khoảng 180.000 người; mật độ
dân số khu vực nội thành > 8.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
khu vực nội thành > 85%; hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, kiến trúc cảnh
quan, môi trường đạt chuẩn đô thị loại I.
c) Đô thị Núi Thành - Chu Lai
- Tính chất: Đô thị trung tâm cấp vùng của khu vực và tỉnh; có vai trò
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực phía Nam tỉnh.
- Định hướng phát triển không gian đô thị: Theo mô hình phát triển
chuỗi đô thị trong khu vực Kinh tế mở, gồm: khu thị trấn Núi Thành, khu Phi
thuế quan tại các xã Tam Quang, Tam Giang và một phần xã Tam Nghĩa, Khu
đô thị mới Tam Hoà; lấy vịnh Kỳ Hà và sông Trường Giang làm hạt nhân tổ
chức không gian kiến trúc đô thị, tổ chức không gian kiến trúc theo hướng tổ
hợp lớn, khối lớn, hiện đại tầm cỡ khu vực.

- Động lực phát triển đô thị: Là khu vực thuộc phạm vi phát triển của
Kinh tế mở Chu Lai; phát triển mạnh hệ thống cảng biển, sân bay; phát triển
trung tâm cơ khí ô tô cấp quốc gia cùng hệ thống các khu, cụm công nghiệp,
khu phi thuế quan; phát triển các khu du lịch tại khu vực Tam Hải và dọc
sông Trường Giang.
- Các chỉ tiêu dự kiến đạt được:
+ Đến năm 2015: Quy mô dân số toàn đô thị đạt 100.000 người, dân số
nội thị đạt 46.500 người; mật độ dân số khu vực nội thành đạt 6.000
người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành đạt > 80%;
+ Đến năm 2030, mục tiêu: Dân số đạt 250.000 người; mật độ dân số
khu vực nội thành đạt > 8.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu
vực nội thành đạt > 80%; hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, kiến trúc cảnh
quan, môi trường đạt chuẩn đô thị loại II.
d) Đô thị Điện Bàn
- Tính chất: Trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giáo dục đào tạo, du lịch
và nghỉ dưỡng của tỉnh Quảng Nam.
16
- Định hướng phát triển không gian: Phát triển theo mô hình cụm đô
thị; hình thành từ các đô thị Điện Phương - Vĩnh Điện - Điện Thắng và Điện
Nam - Điện Ngọc, lấy trục giao thông nối với đường cao tốc Đà Nẵng -
Quảng Ngãi làm trục chính, tổ chức không gian mở hướng ra biển, kết nối với
dải du lịch cao cấp ven biển. Đồng thời, chú trọng lấy sông Cổ Cò làm nhân
phát triển không gian cảnh quan chính của đô thị.
- Các chỉ tiêu dự kiến đạt được:
+ Đến năm 2015: Quy mô dân số toàn đô thị đạt 250.000 người, dân số
nội thị đạt 150.000 người; mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị đạt 7.000

người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị đạt >
80%;
+ Đến năm 2030, mục tiêu: Dân số đạt 300.000 người; mật độ dân số
khu vực nội thành, nội thị đạt > 8.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông
nghiệp khu vực nội thành, nội thị đạt > 80%; hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng
bộ, kiến trúc cảnh quan, môi trường đạt chuẩn đô thị loại II.
3.2. Đô thị loại III, gồm 01 đô thị
Đô thị Nam Hội An
Vị trí kéo dài từ bờ Nam sông Thu Bồn thuộc địa phận vùng ven biển
của Duy Xuyên đến hết huyện Thăng Bình, với chiều dài bờ biển khoảng
30km, diện tích tự nhiên khoảng 10.000ha, dân số khoảng 50.000 người.
- Tính chất: Là đô thị Du lịch - Dịch vụ cao cấp; là một trong những
trung tâm Du lịch - Dịch vụ - Thương mại của tỉnh Quảng Nam và miền
Trung.
- Định hướng phát triển không gian: Phát triển theo mô hình cụm đô
thị; hình thành từ đô thị Duy Nghĩa đến đô thị Bình Minh, lấy trục đường bộ
ven biển của tỉnh và các trục ngang ra biển làm trục chính; tổ chức không gian
mở hướng ra biển, kết nối với dải du lịch cao cấp ven biển. Đồng thời, chú
trọng lấy sông Trường Giang làm không gian cảnh quan phía Tây của đô thị.
- Động lực phát triển đô thị: Phát triển mạnh theo hướng Văn hóa - Du
lịch - Dịch vụ cao cấp - Sinh thái; hỗ trợ, giảm tải và gắn kết với thành phố
Hội An mang tính bền vững cao; khai thác thế mạnh của bờ biển theo hướng
đa dạng loại hình du lịch; hoạt động thương mại theo hướng phục vụ du lịch,
phục vụ khu vực Kinh tế mở Chu Lai.
- Các chỉ tiêu dự kiến đạt được:
+ Đến năm 2015: Quy mô dân số toàn đô thị đạt 50.000 người, dân số

nội thị đạt 20.000 người; mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị đạt 6.000
người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị đạt >
40%;
+ Đến năm 2030, mục tiêu: Dân số đạt 150.000 người; mật độ dân số
khu vực nội thành, nội thị đạt > 6.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông
17
nghiệp khu vực nội thành, nội thị đạt > 80%; hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng
bộ, kiến trúc cảnh quan, môi trường đạt chuẩn đô thị loại III.
3.3. Đô thị loại IV, gồm 04 đô thị
a) Đô thị Ái Nghĩa
- Tính chất: Là trung tâm hành chính, văn hoá, kinh tế, chính trị của
huyện Đại Lộc và các huyện miền núi vùng Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam.
- Định hướng phát triển không gian: Đến năm 2025, dự kiến không
gian lãnh thổ của thị xã bao gồm thị trấn Ái Nghĩa hiện trạng và một phần các
xã Đại Hiệp, Đại Nghĩa; lấy trục Quốc lộ 14B làm trục đối ngoại quan trọng
về phía thành phố Đà Nẵng, đồng thời kết nối với đô thị Điện Bàn thông qua
trục ngang dựa trên cơ sở trục ĐT 609.
- Động lực phát triển đô thị: Phát triển các khu, cụm công nghiệp dọc
tuyến Quốc lộ 14B; hình thành và phát triển hệ thống chợ và trung tâm
thương mại cấp vùng trong tỉnh; cung ứng lao động cho khu vực khai thác
khoáng sản, thuỷ điện.
- Các chỉ tiêu dự kiến đạt được:
+ Đến năm 2015: Quy mô dân số toàn đô thị đạt 29.000 người; mật độ
dân số khu vực nội thị đạt 4.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

khu vực nội thị đạt > 60%;
+ Đến năm 2030, mục tiêu: Dân số đạt 43.000 người; mật độ dân số
khu vực nội thị đạt > 5.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu
vực nội thị đạt > 70%; hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, kiến trúc cảnh
quan, môi trường đạt chuẩn đô thị loại IV.
b) Đô thị Nam Phước
- Tính chất: Là trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội của huyện Duy Xuyên.
- Định hướng phát triển không gian: Phát triển về phía Nam sông Thu
Bồn, kết nối đô thị Điện Bàn và phát huy vai trò của tuyến du lịch Hội An -
Mỹ Sơn. Đồng thời, lan tỏa về phía cụm Công nghiệp Tây An, khu Trà Kiệu,
Kiểm Lâm để hình thành chuỗi gắn kết đô thị nội huyện.
- Động lực phát triển đô thị: Là thị trấn huyện lỵ huyện Duy Xuyên;
phát huy tiềm năng về phát triển công nghiệp may mặc, cung ứng nông sản
cho thành phố Đà Nẵng, Hội An; phát huy tiềm năng du lịch dựa vào Khu di
tích Mỹ Sơn - di sản văn hoá thế giới và du lịch biển.
- Các chỉ tiêu dự kiến đạt được:
+ Đến năm 2015: Quy mô dân số toàn đô thị đạt 25.000 người; mật độ
dân số khu vực nội thị đạt 4.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
18
khu vực nội thị đạt > 60%;
+ Đến năm 2030, mục tiêu: Dân số đạt 35.000 người; mật độ dân số
khu vực nội thị đạt > 5.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu
vực nội thị đạt > 70%; hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, kiến trúc cảnh

quan, môi trường đạt chuẩn đô thị loại IV.
c) Đô thị Hà Lam
- Tính chất: Là trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội của huyện Thăng Bình.
- Định hướng phát triển không gian: Phát triển không gian đô thị về
phía Nam; hình thành các khu trung tâm đô thị mới với đủ các hệ thống hạ
tầng xã hội; kết nối với tuyến Quốc lộ 14E để liên kết phát triển với các đô thị
Khâm Đức về phía Tây, đô thị Bình Minh thuộc đô thị Nam Hội An về phía
Đông.
- Động lực phát triển đô thị: Là trung tâm huyện lỵ, dựa trên phát triển
các cụm, khu công nghiệp Đông Thăng Bình; cung ứng lao động cho Tam Kỳ
và Kinh tế mở Chu Lai; phát triển dịch vụ sản xuất nông nghiệp.
- Các chỉ tiêu dự kiến đạt được:
+ Đến năm 2015: Quy mô dân số toàn đô thị đạt 20.000 người; mật độ
dân số khu vực nội thị đạt 4.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
khu vực nội thị đạt > 60%;
+ Đến năm 2030, mục tiêu: Dân số đạt 31.000 người; mật độ dân số
khu vực nội thị đạt > 5.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu
vực nội thị đạt > 70%; hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, kiến trúc cảnh
quan, môi trường đạt chuẩn đô thị loại IV.
d) Đô thị Khâm Đức
- Tính chất: là trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội của huyện Phước Sơn.
- Định hướng phát triển không gian: Phát triển về hướng Đông và một
phần hướng Bắc; với các khu vực phụ cận: khu vực Phước Đức hướng phát
triển về phía Tây Nam, khu vực Phước Năng hướng phát triển về phía Đông

Bắc kết hợp với Phước Đức xây dựng các điểm dân cư dọc trục đường Hồ Chí
Minh.
- Động lực phát triển đô thị: Trung tâm huyện lỵ; dịch vụ giao thương,
sản xuất vật liệu xây dựng, nông lâm nghiệp, tiềm năng khoáng sản; kết nối
Kom Tum và vùng Đông tỉnh, các huyện miền núi phía Bắc của tỉnh và thành
phố Đà Nẵng.
- Các chỉ tiêu dự kiến đạt được:
+ Đến năm 2015: Quy mô dân số toàn đô thị đạt 17.000 người; mật độ
19
dân số khu vực nội thị đạt 1.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
khu vực nội thị đạt > 50%; hoàn tất hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, kiến
trúc cảnh quan, môi trường đạt chuẩn đô thị loại V.
+ Đến năm 2030, mục tiêu: Dân số đạt 25.000 người; mật độ dân số
khu vực nội thị đạt > 2.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu
vực nội thị đạt > 65%; hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, kiến trúc cảnh
quan, môi trường đạt hoàn tất chuẩn đô thị loại IV.
3.4. Đô thị loại V
Gồm 11 đô thị : 07 đô thị đang là thị trấn gồm P’Rao, Thạnh Mỹ - Bến
Giằng, Đông Phú, Tân An, Tiên Kỳ, Trà My, Phú Thịnh ; 04 đô thị vừa phát
triển gồm Trung Phước, Chà Val, Tơ Viêng, Tắc Pỏ.
a) Đô thị P’Rao
- Tính chất: Là trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội của huyện Đông Giang.
- Định hướng phát triển không gian: Phát triển về phía Đông và một
phần ít về phía Bắc; lấy sông A Vương và suối Tà Lu làm trục không gian
cảnh quan và du lịch đô thị; lấy trục từ sân vận động qua sông A Vương làm

trục chính đô thị, đồng thời mở tuyến đường dọc sông A Vương về hướng tây
làm trục cảnh quan du lịch sinh thái; riêng đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua
thị trấn về dài hạn sẽ trở thành trục chính đô thị.
- Động lực phát triển đô thị: Trung tâm huyện lỵ; dịch vụ giao thương,
sản xuất nông lâm nghiệp; tiềm năng về khai thác lâm sản.
- Các chỉ tiêu dự kiến đạt được:
+ Đến năm 2015: Quy mô dân số toàn đô thị đạt 7.000 người; mật độ
dân số bình quân đạt 1.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các
khu phố xây dựng đạt > 40% so với tổng số lao động;
+ Đến năm 2030, mục tiêu: Dân số đạt 12.000 người; mật độ dân số
bình quân đạt > 2.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu
phố xây dựng đạt > 65% so với tổng số lao động; hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đồng bộ, kiến trúc cảnh quan, môi trường đạt hoàn tất chuẩn đô thị loại V.
b) Đô thị Thạnh Mỹ - Bến Giằng
- Tính chất: Là trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội của huyện Nam Giang.
- Định hướng phát triển không gian: Phát triển đô thị về phía Tây
Nam, kết hợp với khu trung tâm hành chính huyện Bến Giằng thành đô thị
trung tâm của huyện.
- Động lực phát triển đô thị: Trung tâm huyện lỵ; dịch vụ giao thương,
sản xuất vật liệu xây dựng, nông lâm nghiệp; tiềm năng vật liệu xây dựng.
20
- Các chỉ tiêu dự kiến đạt được:
+ Đến năm 2015: Quy mô dân số toàn đô thị đạt 10.000 người; Mật độ
dân số bình quân đạt 1.000 người/km
2

; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các
khu phố xây dựng đạt > 45% so với tổng số lao động;
+ Đến năm 2030, mục tiêu: Dân số đạt 18.000 người; mật độ dân số
bình quân đạt > 2.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu
phố xây dựng đạt > 65% so với tổng số lao động; hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đồng bộ, kiến trúc cảnh quan, môi trường đạt hoàn tất chuẩn đô thị loại V.
c) Đô thị Đông Phú
- Tính chất: Là trung tâm tổng hợp cấp huyện, có vai trò thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của huyện Quế Sơn.
- Định hướng phát triển không gian: Phát triển đô thị về phía Đông,
hình thành sự gắn kết với khu vực trung tâm xã Quế Châu, lan tỏa sức phát
triển đô thị về chuỗi đô thị Hương An, Mộc Bài, Bà Rén.
- Động lực phát triển đô thị: Trung tâm huyện lỵ; dịch vụ giao thương,
sản xuất nông lâm nghiệp; hướng phát triển về phía Đông, gắn kết với chuỗi
đô thị Hương An, Bà Rén…
- Các chỉ tiêu dự kiến đạt được:
+ Đến năm 2015: Quy mô dân số toàn đô thị đạt 12.000 người; mật độ
dân số bình quân đạt 4.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các
khu phố xây dựng đạt > 50% so với tổng số lao động;
+ Đến năm 2030, mục tiêu: Dân số đạt 25.000 người; mật độ dân số
bình quân đạt > 5.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu
phố xây dựng đạt > 65% so với tổng số lao động; hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đồng bộ, kiến trúc cảnh quan, môi trường đạt hoàn tất chuẩn đô thị loại V.
d) Đô thị Trung phước

- Tính chất: Là đô thị mới; trung tâm hành chính - tổng hợp, có vai trò
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện mới Nông Sơn.
- Định hướng phát triển không gian: Hướng phát triển về phía Tây
theo không gian dịch vụ - du lịch; phát triển về phía Đông để kết nối với thị tứ
Kiểm Lâm, đô thị Nam Phước của huyện Duy Xuyên và đô thị Ái Nghĩa của
Đại Lộc qua trục nối cầu Kiểm Lâm.
- Động lực phát triển đô thị: Trung tâm huyện lỵ; dịch vụ giao thương,
sản xuất nông lâm nghiệp.
- Các chỉ tiêu dự kiến đạt được:
+ Đến năm 2015: Quy mô dân số toàn đô thị đạt 8.000 người; mật độ
dân số bình quân đạt 1.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các
khu phố xây dựng đạt > 45% so với tổng số lao động;
21
+ Đến năm 2030, mục tiêu: Dân số đạt 20.000 người; mật độ dân số
bình quân đạt > 2.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu
phố xây dựng đạt > 60% so với tổng số lao động; hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đồng bộ, kiến trúc cảnh quan, môi trường đạt hoàn tất chuẩn đô thị loại V.
e) Đô thị Tân An
- Tính chất: Là trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội của huyện Hiệp Đức.
- Định hướng phát triển không gian: Tập trung phát triển không gian
chính của đô thị về phía Bắc; hệ thống cụm công nghiệp, kho tàng tập trung
về hướng Nam và Tây Nam dọc theo tuyến đường Quốc lộ 14E, tận dụng cơ
sở hạ tầng có sẵn để phát triển vận chuyển, giao lưu hàng hóa.
- Động lực phát triển đô thị: Trung tâm huyện lỵ; dựa trên trục phát
triển dọc Quốc lộ 14E, kết nối vùng Tây Nam và vùng Đông Nam của tỉnh;

phát triển các dịch vụ sản xuất nông - lâm nghiệp.
- Các chỉ tiêu dự kiến đạt được:
+ Đến năm 2015: Quy mô dân số toàn đô thị đạt 9.000 người; mật độ
dân số bình quân đạt 1.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các
khu phố xây dựng đạt > 45% so với tổng số lao động;
+ Đến năm 2030, mục tiêu: Dân số đạt 15.000 người; mật độ dân số
bình quân đạt > 2.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu
phố xây dựng đạt > 65% so với tổng số lao động; hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đồng bộ, kiến trúc cảnh quan, môi trường đạt hoàn tất chuẩn đô thị loại V.
g) Đô thị Tiên Kỳ
- Tính chất: Là trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội của huyện Tiên Phước.
- Định hướng phát triển không gian: Phát triển đô thị mở rộng về các
hướng Bắc và Nam, phía Tây tận dụng tuyến Nam Quảng Nam để phát triển
các cụm công nghiệp, kho tàng, bến bãi.
- Động lực phát triển đô thị: Trung tâm huyện lỵ; phát triển công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - du lịch; dịch vụ giao thương, sản xuất nông
lâm nghiệp.
- Các chỉ tiêu dự kiến đạt được:
+ Đến năm 2015: Quy mô dân số toàn đô thị đạt 13.000 người; mật độ
dân số bình quân đạt 1.500 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các
khu phố xây dựng đạt > 45% so với tổng số lao động;
+ Đến năm 2030, mục tiêu: Dân số đạt 20.000 người; mật độ dân số
bình quân đạt > 2.500 người/km

2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu
phố xây dựng đạt > 65% so với tổng số lao động; hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đồng bộ, kiến trúc cảnh quan, môi trường đạt hoàn tất chuẩn đô thị loại V.
22
h) Đô thị Trà My
- Tính chất: Là trung tâm tổng hợp, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội của huyện Bắc Trà My.
- Định hướng phát triển không gian: Phát triển thị trấn về phía Tây và
Đông, đồng thời mở rộng về phía Nam sông Tranh để lấy sông làm hệ cảnh
quan chính của đô thị.
- Động lực phát triển đô thị: Trung tâm huyện lỵ; cung ứng lao động
cho phát triển thuỷ điện; dịch vụ giao thương, sản xuất nông lâm nghiệp.
- Các chỉ tiêu dự kiến đạt được:
+ Đến năm 2015: Quy mô dân số toàn đô thị đạt 16.000 người; mật độ
dân số bình quân đạt 1.500 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các
khu phố xây dựng đạt > 50% so với tổng số lao động;
+ Đến năm 2030, mục tiêu: Dân số đạt 20.000 người; mật độ dân số
bình quân đạt > 3.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu
phố xây dựng đạt > 65% so với tổng số lao động; hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đồng bộ, kiến trúc cảnh quan, môi trường đạt hoàn tất chuẩn đô thị loại V.
i) Đô thị Chà Val
- Tính chất: Là đô thị mới, thuộc khu trung tâm Thương mại - Dịch vụ
và khu ở của Tiểu khu II, thuộc Khu Kinh tế Cửa khẩu Nam Giang.
- Định hướng phát triển không gian: Phát triển theo dạng tuyến, dọc
theo trục Quốc lộ 14D; hình thành theo mô hình hỗn hợp, phục vụ cho phát

triển đô thị và khu phi thuế quan.
- Động lực phát triển đô thị: Là phần lớn của xã ChaVal, huyện Nam
Giang, thuộc Tiểu khu II của Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang; phát huy tiềm
năng của khu Phi thuế quan thuộc khu Kinh tế cửa khẩu Nam Giang; dịch vụ
giao thương.
- Các chỉ tiêu dự kiến đạt được:
+ Đến năm 2015: Quy mô dân số toàn đô thị đạt 4.000 người; mật độ
dân số bình quân đạt 1.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các
khu phố xây dựng đạt > 40% so với tổng số lao động;
+ Đến năm 2030, mục tiêu: Dân số đạt 9.000 người; mật độ dân số
bình quân đạt > 1.500 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu
phố xây dựng đạt > 55% so với tổng số lao động; hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đồng bộ, kiến trúc cảnh quan, môi trường đạt hoàn tất chuẩn đô thị loại V.
k) Đô thị Phú Thịnh
- Tính chất: Là trung tâm hành chính - chính trị, có vai trò thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội của huyện mới Phú Ninh.
23
- Động lực phát triển đô thị: Trung tâm huyện lỵ; dịch vụ giao thương,
sản xuất nông lâm nghiệp.
- Định hướng phát triển không gian: Phát triển đô thị chủ yếu về phía
Đông Nam, tiếp cận với trục lưu thông kinh tế dọc đường Nam Quảng Nam.
- Các chỉ tiêu dự kiến đạt được:
+ Đến năm 2015: Quy mô dân số toàn đô thị đạt 6.000 người; mật độ
dân số bình quân đạt 1.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các

khu phố xây dựng đạt > 40% so với tổng số lao động;
+ Đến năm 2030, mục tiêu: Dân số đạt 15.000 người; mật độ dân số
bình quân đạt > 1.500 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu
phố xây dựng đạt > 55% so với tổng số lao động; hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đồng bộ, kiến trúc cảnh quan, môi trường đạt hoàn tất chuẩn đô thị loại V.
l) Đô thị Tơ viêng
- Tính chất: Là trung tâm hành chính - tổng hợp, có vai trò thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội của huyện mới Tây Giang.
- Định hướng phát triển không gian: Định hướng phát triển theo cấu
trúc các trung tâm vệ tinh; các trung tâm vệ tinh cách trung tâm cấp huyện với
khoảng cách từ 1,0 - 3,0km.
- Động lực phát triển đô thị: Là Trung tâm hành chính - chính trị - kinh
tế - văn hoá huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh; có tài nguyên đất đai,
rừng và khoáng sản; là huyện biên giới, có cơ hội trong hợp tác quốc tế.
- Các chỉ tiêu dự kiến đạt được:
+ Đến năm 2015: Quy mô dân số toàn đô thị đạt 4.000 người; mật độ
dân số bình quân đạt 1.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các
khu phố xây dựng đạt > 25% so với tổng số lao động;
+ Đến năm 2030, mục tiêu: Dân số đạt 10.000 người; mật độ dân số
bình quân đạt > 1.500 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu
phố xây dựng đạt > 45% so với tổng số lao động; hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đồng bộ, kiến trúc cảnh quan, môi trường đạt hoàn tất chuẩn đô thị loại V.
m) Đô thị Tắc Pỏ
Nằm trên tuyến Nam Quảng Nam, thuộc xã Trà Mai; là thị trấn huyện lỵ

của huyện mới Nam Trà My, huyện miền núi, cửa ngõ phía Tây Nam của
tỉnh.
- Tính chất: Là trung tâm hành chính - tổng hợp, có vai trò thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội của huyện mới Nam Trà My.
- Định hướng phát triển không gian: Phát triển về Tây Bắc dọc theo
tuyến quy hoạch đường Nam Quảng Nam; mô hình phát triển không gian theo
tuyến địa hình, theo quỹ đất thuận lợi xây dựng, hình thức không gian kiến
trúc phù hợp với tính chất, chức năng và môi trường của khu vực vùng núi;
24
lấy trục Nam Quảng Nam là trục không gian đối ngoại theo hướng Bắc Nam.
- Động lực phát triển đô thị: Trung tâm huyện lỵ; dịch vụ giao thương,
sản xuất nông lâm nghiệp; Phát triển giao thương với cửa khẩu Bờ Y.
- Các chỉ tiêu dự kiến đạt được:
+ Đến năm 2015: Quy mô dân số toàn đô thị đạt 4.000 người; mật độ
dân số bình quân đạt 1.000 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các
khu phố xây dựng đạt > 25% so với tổng số lao động;
+ Đến năm 2030, mục tiêu: Dân số đạt 10.000 người; mật độ dân số
bình quân đạt > 1.500 người/km
2
; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tại các khu
phố xây dựng đạt > 45% so với tổng số lao động; hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đồng bộ, kiến trúc cảnh quan, môi trường đạt hoàn tất chuẩn đô thị loại V.
4. Các khu dân cư tập trung dự kiến phát triển lên đô thị loại V
- Gồm 18 đô thị:
+ Lâm Tây - xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc;
+ Sông Vàng - xã Sông Ba, A sờ - xã Macooih, huyện Đông Giang;
+ Azứt - xã Bhalêê, huyện Tây Giang;
+ Phong Thử - xã Điện Thọ, Bảo An - xã Điện Quang, Cẩm Lý - xã

Điện Hồng, huyện Điện Bàn;
+ Kiểm Lâm - xã Duy Hòa, Trà Kiệu - xã Duy Sơn, Bàn Thạch - xã
Duy Vinh, huyện Duy Xuyên;
+ Bà Rén - xã Quế Xuân 1, Mộc Bài - xã Quế Phú, Hương An, huyện
Quế Sơn;
+ Việt An - xã Bình Lâm, Sông Trà - xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức;
+ Cây Sanh - xã Tam Dân, Kỳ Lý - xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh;
+ Tam Anh Bắc, huyện Núi Thành.
- Tính chất: Là các chuỗi đô thị nội huyện hoặc kết hợp với các đô thị
trung tâm huyện; hình thành do việc phát triển kinh tế của các cụm dân cư dọc
các tuyến giao thông liên tỉnh, liên huyện.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Chương trình phát triển đô thị chung
- Ưu tiên tập trung thu hút vốn đầu tư, phát triển các đô thị lớn của tỉnh,
nhằm đạt vai trò là hạt nhân, động lực phát triển chính, góp phần thúc đẩy sự
phát triển kinh tế xã hội tỉnh;
- Thúc đẩy các vùng đô thị hóa cơ bản phía Bắc và Nam của tỉnh phát
25
triển năng động, kinh tế vững mạnh, bảo đảm mối liên kết phát triển hài hòa
giữa các vùng theo trục dọc của tỉnh, giữa phía Đông và phía Tây, giữa khu
vực đô thị và nông thôn;
- Các đô thị đóng vai trò là trung tâm tiểu vùng được đầu tư xây dựng,
nâng cấp, xây dựng mới tương xứng với vị thế, vai trò, chức năng của từng đô
thị, đảm bảo là nguồn lực trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc
phòng. Trong đó, giành nguồn lực phù hợp để đầu tư, phát triển các đô thị loại
V, trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế, tiềm năng của toàn tỉnh, liên kết hỗ
trợ nhau để phát triển;
- Ngăn chặn tình trạng phát triển đô thị lan tỏa thiếu kiểm soát, sử dụng
hợp lý tài nguyên, đất đai, hạn chế san gạt lớn làm biến dạng địa hình, cảnh
quan gây sạt lở, lũ lụt, đặc biệt là khu vực miền núi. Tập trung đầu tư, cải

thiện điều kiện vệ sinh môi trường đô thị, gìn giữ giá trị văn hóa lịch sử của
mỗi đô thị, nhằm tạo lập cân bằng sinh thái đô thị và từng bước xây dựng các
đô thị xanh, sạch, đẹp;
- Xây dựng chương trình cụ thể, khả thi nhằm tạo công ăn việc làm đa
ngành cho từng đô thị;
- Tập trung mọi nguồn lực xây dựng các tiện ích công công, nhà ở, hệ
thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương thích với quy mô dân số, hoàn
thành các tiêu chí về chuẩn đô thị quy định.
2. Các giải pháp chủ yếu phát triển hệ thống đô thị
2.1. Giải pháp về tổ chức thực hiện
a) Công tác quy hoạch xây dựng
Triển khai thực hiện phát triển đô thị theo các quy hoạch xây dựng đã
duyệt và nghiên cứu hoàn chỉnh quy hoạch vùng toàn tỉnh. Hoàn chỉnh quy
hoạch chung xây dựng các đô thị nhỏ; gắn chặt chương trình phát triển đô thị
với xây dựng nông thôn mới.
* Giai đoạn 2011 - 2015:
- Về quy hoạch xây dựng vùng: Tổ chức lập quy hoạch xây dựng Vùng
Tây tỉnh Quảng Nam, tạo cơ sở pháp lý thống nhất quản lý quy hoạch xây
dựng toàn tỉnh theo quy hoạch vùng Tây và Đông.
- Về quy hoạch chung xây dựng:
+ Nhóm các huyện có thị trấn chưa lập quy hoạch chung xây dựng:
Triển khai và hoàn tất lập quy hoạch chung xây dựng, gồm các đô thị: Nam
Phước - huyện Duy Xuyên, Hà Lam - huyện Thăng Bình, Đông Phú - huyện
Quế Sơn; Thạnh Mỹ - Bến Giằng - huyện Nam Giang, Trung Phước - huyện
Nông Sơn, Tắc Pỏ - huyện Nam Trà My. Đồng thời, tiến hành rà soát, điều
chỉnh các quy hoạch chung xây dựng đã đến hạn điều chỉnh như: đô thị Tiên
Kỳ - huyện Tiên Phước, Tân An - huyện Hiệp Đức;

×