Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

nghiên cứu yếu tố nguy cơ loãng xương và dự báo xác suất gãy xương theo mô hình garvan và frax ở nam và nữ giới trên 60 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.06 KB, 75 trang )

1
B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
o0o
THI VN CHNG
NGHIÊN Cứu YếU Tố NGUY CƠ LOãNG XƯƠNG
Và dự BáO xác suất GãY XƯƠNG THEO MÔ HìNH GARVAN Và FRAX
ở NAM GIớI Từ 60 TUổI TRở LÊN
Chuyờn ngnh: Ni khoa
Mó s: 60720140
CNG LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
PGS.TS. NGUYN VNH NGC
H NI - 2013
B GIO DC V O TO B Y T
2
TRNG I HC Y H NI
o0o
THI VN CHNG
NGHIÊN Cứu YếU Tố NGUY CƠ LOãNG XƯƠNG
Và dự BáO xác suất GãY XƯƠNG THEO MÔ HìNH GARVAN Và FRAX
ở NAM GIớI Từ 60 TUổI TRở LÊN
CNG LUN VN THC S Y HC
PBGS
.T. NGUYN VNH NGC
H NI 2013
3
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN PHÉP
Kính gửi:


- Trung Tâm Ung Bướu - Bệnh Viện Bạch Mai.
- Khoa Khám Bệnh Theo Yêu Cầu - Bệnh Viện Bạch Mai.
- Viện Lão Khoa Quốc gia.
- Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Xô.
- Bệnh Viện E Hà Nội.
- Bệnh Viện Trường Đại Học Y Hà Nội.
Tên chúng em là: 1. Thái Văn Chương.
2. Hoàng Thị Bích.
Học viên lớp: Cao học Nội khoa 20 -Trường Đại Học Y Hà Nội.
Hiện nay chúng em đang tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp “ Nghiên
cứu yếu tố nguy cơ loãng xương và dự báo xác suất gãy xương theo mô hình
Garvan và FRAX ở nam và nữ giới trên 60 tuổi”, dưới sự hướng dẫn khoa học
của PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan và PGS.TS. Nguyễn Vĩnh Ngọc.
4
Do yêu cầu đề tài cần số lượng bệnh nhân tương đối lớn, nên chúng em
viết đơn này xin phép quý viện và quý khoa phòng cho chúng em được tiến
hành phỏng vấn và lấy số liệu các bệnh nhân đến khám tại quý viện, quý khoa
phòng.
Chúng em xin hứa sẽ chấp hành đầy đủ mọi nội quy của quý viện, quý
khoa phòng.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 21 tháng 03 năm 2013
TRƯỞNG PHÂN MÔN
CƠ XƯƠNG KHỚP
PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan
NGƯỜI LÀM ĐƠN
Thái Văn Chương
Hoàng Thị Bích
5
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BMC : Bone mineral content (Khối lượng chất khoáng xương)
BMD : Bone mineral density (Mật độ khoáng của xương)
BMI : Body mass index (Chỉ số khối cơ thể)
CS : CS
CSTL: Cột sống thắt lưng
CXĐ : Cổ xương đùi
DXA : Dual energy X ray absorptiometry (Hấp thụ tia X năng lượng kép)
ĐTNC: Đối tượng nghiên cứu
MĐX : MĐX
PBM : Peak bone mass (Khối lượng đỉnh của xương)
PTH : Parathyroid hormone
WHO : World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới).
6
ĐẶT VẤN ĐỀ
Loãng xương - một bệnh lý toàn thể của khung xương đặc trưng bởi sự giảm
khối lượng xương, tổn thương vi cấu trúc xương và tăng nguy cơ gãy xương. Với
tuổi thọ ngày càng cao, tỷ lệ mắc bệnh loãng xương cũng gia tăng ở mức báo động.
Hiện nay loãng xương ước tính ảnh hưởng đến 200 triệu người trên toàn thế giới,
hơn 75 triệu người ở Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản . Hàng năm chi phí cho cho dự
phòng, điều trị loãng xương và các biến chứng của loãng xương là rất lớn ở Mỹ là
13.7 đến 20.3 tỷ USD , ở Châu Âu 30.7 tỷ EUD , ở Anh 1,8 tỷ Pounds .
Từ lâu loãng xương đã được coi là bệnh của phụ nữ sau mãn kinh, song các
nghiên cứu gần đây đã cho thấy có tới 25% số nam giới toàn cầu có nguy cơ mắc
bệnh loãng xương . Tỉ lệ tử vong và giảm chất lượng cuộc sống sau gãy xương ở
nam giới nặng nề hơn so với nữ giới. Trong số các gãy xương đùi do loãng xương
nam giới chiếm 20 - 25% và tỉ lệ tử vong trong 12 tháng đầu sau gãy xương đùi ở
nam là 20% cao hơn so với nữ . Do vậy loãng xương ở nam ngày càng được quan
tâm nhiều hơn.
Ở nam giới có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây loãng xương và gãy xương do
loãng xương như: tuổi, chiều cao, cân nặng, hormon, chế độ sinh hoạt, luyện tập,

thói quen sử dụng rượu, hút thuốc lá của mỗi cá thể, tiền sử gia đình, tiền sử té
ngã…. Hiện nay vấn đề tiên lượng nguy cơ gãy xương đóng vai trò quan trọng là
một tiêu chí trong quyết định dự phòng và điều trị loãng xương. Trên thế giới có
nhiều mô hình đánh giá nguy cơ gãy xương dựa vào các yếu tố nguy cơ lâm sàng và
MĐX như: FRISK Score, QFractureScores, FRAX, Garvan…Tuy nhiên với nhiều
ưu điểm dự báo chính xác, đơn giản và sử dụng ít tham số, nên mô hình tiên lượng
gãy xương Garvan và FRAX hiện đang được áp dụng trong những nghiên cứu lớn
trên thế giới, góp phần quan trọng trong chiến lược dự phòng và điều trị loãng
xương và biến chứng gãy xương.
7
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về loãng xương ở nữ, song các nghiên
cứu về loãng xương ở nam giới chỉ mới bắt đầu. Chưa có nhiều nghiên cứu về các
yếu tố nguy cơ của loãng xương và gãy xương ở nam giới từ 60 tuổi trở lên và chưa
có nghiên cứu nào áp dụng mô hình tiên lượng gãy xương Garvan và FRAX ở đối
tượng này. Do vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu yếu tố nguy
cơ loãng xương và dự báo xác suất gãy xương theo mô hình Garvan và FRAX
ở nam giới từ 60 tuổi trở lên” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Mô tả một số yếu tố nguy cơ loãng xương ở nam giới từ 60 tuổi trở lên
đến khám tại các cơ sở y tế trên địa bàn Hà nội năm 2012 và 2013.
2. So sánh hai mô hình Garvan và FRAX trong dự báo nguy cơ gãy xương
ở các đối tượng trên.
8
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Giải phẫu – Sinh lý xương :
Cấu trúc xương:
- Đại thể: bộ xương có hai loại xương là xương dẹt (xương sọ, xương sườn,
xương bả vai, xương chậu, xương hàm dưới ) và xương dài (xương chầy, xương
đùi, xương cánh tay ). Xương dài có hai đầu và một thân. Giữa đầu xương và thân
xương có một đoạn trung gian. Ở xương đang trưởng thành giữa đầu xương và đoạn

trung gian phân cách nhau bằng một lớp sụn. Lớp này càng ngày càng gia tăng, sau
đó calci hóa để làm xương dài ra. Khi giai đoạn phát triển của xương kết thúc, lớp
sụn calci hóa hoàn toàn. Phần ngoài của xương là một lớp mô calci hóa dày đặc gọi
là xương rắn (vỏ xương) chiếm 80% toàn bộ khung xương. Xương rắn bao bọc tủy
xương ở phần thân xương. Phía đầu xương, vỏ xương mỏng dần, bên trong cấu trúc
dạng mạng lưới ba chiều giúp xương phát huy chức năng cơ học tối đa với trọng
lượng tối thiểu gọi là bè xương hay xương xốp. Các khoảng trống bao quanh các bè
xương này chứa đầy tủy xương. Xương rắn và xương xốp khác nhau về cấu trúc.
Tám mươi đến chín mươi phần trăm khối lượng xương rắn bị calci hóa trong khi chỉ
có 15 – 25% xương xốp bị calci hóa. Do sự khác biệt về cấu trúc mà chức năng của
xương rắn và xương xốp cũng khác nhau. Xương rắn chủ yếu có vai trò cơ giới và
bảo vệ trong khi xương xốp có chức năng chuyển hóa.
- Vi thể: Xương bao gồm chất khuôn xương (Bone matrix) và các tế bào
xương. Chất khuôn xương là một khuôn hữu cơ, được làm bền vững thêm nhờ các
muối lắng đọng trên khuôn hữu cơ này. Khuôn hữu cơ chiếm 30% khối lượng trong
toàn bộ xương, gồm 90 – 95% các sợi collagen và 5 -10% các chất nền sulfat
chondroetin và axit hyaluronic. Các muối lắng đọng trên khuôn hữu cơ chiếm 70%
trọng lượng xương, chủ yếu là muối calci và phosphat, ngoài ra còn có muối Mg
2+
,
Na
+
, K
+
, HCO
3-
. Khác với các cấu trúc liên kết khác, khuôn xương có thể calci hoá.
9
- Chất khuôn xương có chứa glucoprotein và proteoglycin. Chúng giữ vai trò
quan trọng trong các giai đoạn calci hoá của xương và trong việc cố định các tinh

thể hydroxyapatit vào các sợi collagen. Các phân tử protein có ở cả trong và ngoài
sợi collagen , đa số protein được tổng hợp từ các tạo cốt bào còn một phần nhỏ
được hấp thụ từ dịch ngoại bào.
Các loại tế bào xương:
- Osteoblast (tạo cốt bào): Tế bào có nhân hình thoi, có kích thước 2 - 30 µm
xếp thành từng cụm hình khối dọc theo bề mặt xương. Tế bào này tiết ra
phosphatase kiềm có nhiệm vụ sản sinh ra các thành phần của nền xương bao gồm
các sợi collagen và chất nền, đồng thời khởi phát quá trình calci hoá bằng việc lắng
đọng các tinh thể muối Ca
2+
, PO
4
3-
vào khuôn hữu cơ.
- Osteoclast (huỷ cốt bào): Tế bào khổng lồ (kích thước 20 – 100 µm), đa
nhân (từ 2 đến 100 nhân trong một tế bào), nằm sát với các bề mặt xương đã được
calci hoá và tạo ra một khoảng trống (khoảng trống Howship) xung quanh nó do
hoạt động huỷ xương. Các tế bào này tiết ra các men tiêu huỷ các sợi collagen của
khuôn hữu cơ, tiết ra axit lactic và axit citric làm hoà tan muối calci do đó chức
năng của nó là huỷ xương và giải phóng calci vào máu.
- Osteocyte: Tế bào được tạo thành từ osteoblast, loại tế bào này chiếm tỷ lệ
cao nhất ở xương đang phát triển và giữ vai trò quan trọng trong sự trao đổi calci
giữa xương và dịch ngoại bào do tiết ra osteocalcin.
Chu chuyển xương:
Xương có vẻ thay đổi “chậm chạp” nhưng đó là một mô rất năng động và
liên tục đổi mới. Duy trì tính toàn vẹn của xương dựa trên sự cân bằng kiểm soát
chặt chẽ giữa quá trình hủy xương và tạo xương thông qua một hệ thống điều tiết
phức tạp và các yếu tố tại chỗ tác động lên các tế bào xương. Khả năng của tế bào
xương và số lượng các tế bào hoạt động sẽ quyết định sản xuất chất nền của xương,
trong khi cơ chế nội tại sẽ quyết định sự khoáng hóa và vi cấu trúc hiện nay chưa

được biết đến đầy đủ.
10
Một chu kỳ tái tạo xương bắt đầu bằng sự huỷ xương do vai trò của huỷ cốt
bào, tiếp theo là giai đoạn chuyển đổi với sự kết thúc quá trình huỷ xương và bắt
đầu quá trình tạo xương. Trong giai đoạn chuyển đổi các hốc xương tạo ra trong quá
trình huỷ xương được lót bởi các tế bào đơn nhân. Trong quá trình tạo xương các tế
bào đơn nhân được thay thế bởi các tế bào nguồn gốc xương, các tế bào này sau đó
được biệt hoá thành tạo cốt bào để tổng hợp nên chất căn bản chứa calci lắng đọng,
các hốc được làm đầy dần với xương mới. Khi các hốc đầy, tạo cốt bào trở thành
những tế bào lát phẳng trong khi chất cơ bản không calci hoá thu hẹp lại, thậm chí
biến mất. Để hoàn thành quá trình tái tạo xương cần vài tháng.
Giai đoạn thời thơ ấu và tuổi vị thành niên, quá trình tạo xương mạnh hơn
hủy xương, MĐX và độ cứng chắc của xương ngày càng tăng. Tiếp theo là giai
đoạn trưởng thành, xương tiếp tục tăng trưởng cho đến tuổi 30, quá trình tạo xương
và hủy xương duy trì một cách cân bằng và ổn định cho đến khoảng 40 tuổi. Sau
đó, hủy cốt bào hoạt động quá mức, hủy xương cao hơn tạo xương dẫn đến giảm
khối lượng xương theo thời gian, đặc biệt ở giai đoạn mãn kinh gây nên tình trạng
loãng xương đặc biệt là xương cột sống .
Những thông số sinh hoá phản ánh quá trình tái tạo của xương :
 Những thông số sinh hoá phản ánh quá trình tạo xương:
- Osteocalcin: Là một protein có 49 acid amin, phân tử lượng là 5800. Nó là
một protein đặc hiệu của xương được tổng hợp từ tạo cốt bào và nguyên bào xương.
Nồng độ osteocalcin liên quan đến tốc độ tạo xương và sự khoáng hoá. Định lượng
osteocalcin là một xét nghiệm sinh hoá đặc hiệu trong chẩn đoán loãng xương.
Nồng độ osteocalcin tăng trong loãng xương, có giá trị đánh giá sự mất xương
chậm và theo dõi dài hạn quá trình điều trị loãng xương.
- Phosphatase kiềm của xương: Là một enzym ở tại màng tạo cốt bào. Hoạt
tính của phosphatase kiềm trong huyết thanh được dùng để đánh giá sự tạo xương
nhưng độ nhậy và độ đặc hiệu không cao. Ở những người loãng xương phosphatase
kiềm có thể bình thường hoặc hơi tăng.

11
- Các tiền peptid có tận cùng -COOH và các tiền peptid tận cùng-NH2 của
procollagen I là sản phẩm được phóng thích ra khi tạo cốt bào tiết ra collagen.
 Những thông số phản ánh quá trình huỷ xương:
- Calci niệu: Tỉ lệ canxi/creatinin niệu khi đói tăng nghĩa là sự huỷ xương
tăng. Phương pháp này độ nhậy không cao.
- Hydroxyprolin niệu (OHP): Nồng độ OHP niệu khi đói phản ảnh sự phân
huỷ collagen của xương. Tỉ lệ OHP/ creatinin niệu khi đói được sử dụng để đánh
giá sự huỷ xương.
- Pyridinoline (Pyr) và Desoxypyridinoline (D-pyr): Hai sản phẩm này được
phóng thích ra từ quá trình huỷ xương bởi các huỷ cốt bào.
- Phosphatase acid kháng Tartrate (TRAP): Là sản phẩm của huỷ cốt bào.
Các hormone ảnh hưởng đến quá trình tái tạo xương:
- Parathyroid hormone (PTH): là hormone tuyến cận giáp với bản chất là
polypeptid, trọng lượng phân tử là 9500 dalton. Hormone này kích thích tăng huỷ
xương do làm hoạt hoá và tăng tạo huỷ cốt bào và ức chế hoạt hoá của tạo cốt bào.
PTH cũng làm tăng calci máu bằng cách tăng tái hấp thu calci ở thận và ruột .
- Calcitonin: là hormone của tuyến giáp do tế bào cạnh nang tuyến tiết ra,
bản chất là một polypeptit gồm 32 axit amin có trọng lượng phân tử là 3000 dalton.
Ngược với tác dụng của PTH, calcitonin có tác dụng ức chế sự huỷ xương, làm giảm
calci máu nhưng không làm biến đổi sự tái tạo xương .
- Insulin: là một polypeptit có trọng lượng phân tử là 6000 dalton. Được tổng
hợp từ tế bào β của tuỵ tạng. Insulin điều chỉnh sự huỷ xương và có kích thích rõ rệt
lên sự tổng hợp chất nền của xương nên nó rất cần thiết cho sự calci hoá bình
thường của xương. Ở những bệnh nhân tiểu đường phụ thuộc insulin sự tăng trưởng
và calci hoá của xương bị giảm .
- Growth hormone (GH): là hormone tăng trưởng do tế bào ưu axit ở thuỳ
trước tuyến yên tiết ra, bản chất là một polypeptit có trọng lượng phân tử 21.000
dalton. Hormone này không có tác dụng trực tiếp đến sự tái tạo xương và huỷ
xương, nhưng nó kích thích sự tổng hợp IGF – 1 (insulin – like growth factor – 1)

12
của tế bào xương do đó làm tăng tổng hợp khuôn hữu cơ của xương, phát triển sụn
liên hợp làm tăng chiều dài xương .
- 1,25 Dihydroxy Vitamin D3 (calcitriol) là hormone được tổng hợp chủ yếu
từ thận. Vai trò quan trọng của vitamin D3 là tăng quá trình hấp thụ calci ở ruột và
xương thông qua sự tổng hợp osteocalcin. Vì vậy nó cần thiết cho sự trưởng thành
và calci hoá bình thường của xương .
- Glucocorticoid: là một steroid hormone do vỏ thượng thận tiết ra, có tác dụng
rõ rệt đối với chuyển hoá xương và chất khoáng của xương do làm tăng thoái hoá
protein của khuôn xương. Khi dùng Glucocorticoid kéo dài sẽ làm tăng thoái hoá
khuôn hữu cơ, giảm lắng đọng muối do làm giảm sự sao chép tiền tạo cốt bào dẫn đến
mất nhiều tạo cốt bào và gây nên giảm khối lượng xương .
- Thyroid hormone: các hormone T3, T4 của tuyến giáp rất cần thiết cho sự
tăng trưởng và phát triển bình thường của xương do vai trò chuyển mô sụn thành
mô xương của chúng .
- Các hormone sinh dục :
+ Estrogen và Testosterone là những hormone sinh dục cần thiết cho sự
trưởng thành của mô xương, vai trò này đã được chứng minh trong việc dự phòng
mất xương do mãn kinh và do tuổi tác.
+ Sự thiếu hụt estrogen ở những phụ nữ mãn kinh sẽ gây những rối loạn sau:
Giảm hoạt động của các tạo cốt bào.
Giảm khung protein của xương.
Làm giảm bài tiết hormone cận giáp.
Tăng bài tiết calcitonin
Giảm hoạt động của enzym 1,25 (OH)2 D1 α - hydroxylase dẫn đến làm
giảm tổng hợp 1,25 (OH)2 D3 làm cho sự hấp thu calci ở ruột bị giảm.
Kết quả của những rối loạn này là hiện tượng loãng xương sau mãn kinh
(loãng xương type I), xương trở nên dễ gẫy.
+ Testosterone do tế bào kẽ (Leydig) của tinh hoàn tiết ra. Ngoài ra tuyến
thượng thận cũng tham gia sản xuất nhưng với số lượng ít. Hormone này có bản

13
chất là một steroid, có tác dụng kích thích sinh tổng hợp khuôn protein của xương,
kích thích hoạt động của các tạo cốt bào do đó kích thích sự phát triển của xương và
sụn.
Loãng xương ở nam giới:
1.2.1. Định nghĩa loãng xương:
Cũng như nhiều bệnh khác hiểu biết về loãng xương thay đổi theo thời gian.
Năm 1991, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chủ trì một hội nghị chuyên đề loãng
xương tại Thụy Sĩ đưa ra định nghĩa: loãng xương là một bệnh với đặc điểm khối
lượng xương suy giảm, vi cấu trúc của xương bị hư hỏng dẫn đến tình trạng xương
bị yếu và hệ quả là tăng nguy cơ gãy xương.
Có 3 khía cạnh trong định nghĩa trên: khối lượng xương, vi cấu trúc của
xương và hệ quả. Khối lượng xương chính là khối lượng chất khoáng trong xương,
một thành tố quan trọng có ảnh hưởng đến lực và sức bền của xương. Vi cấu trúc
của xương là những thành phần đan xen của các tế bào và mô tạo nên xương, phản
ánh chất lượng của xương. Định nghĩa trên ghi nhận rằng gãy xương là hệ quả của
loãng xương. Nhưng hệ quả ở đây là nguy cơ gãy xương chứ không phải gãy
xương. Nói đến nguy cơ là nói đến tình trạng bất định và được hiểu là không phải ai
mắc chứng loãng xương cũng đều bị gãy xương và ngược lại, không phải bất cứ ai
không mắc chứng loãng xương đều không bị gãy xương nhưng sự thật là những
người mắc chứng loãng xương có nguy cơ gãy xương cao hơn những người không
loãng xương.
Trong vòng 15 năm qua, rất nhiều nghiên cứu về loãng xương đã được thực
hiện qua đó chúng ta đã hiểu và biết nhiều hơn về loãng xương, nhất là về chất
lượng của xương. Năm 2001, Viện Y tế Hoa Kỳ chủ trì một hội nghị chuyên đề về
loãng xương. Hội nghị đúc kết những hiểu biết mới về loãng xương và đi đến một
định nghĩa mới về loãng xương như sau: loãng xương là một hội chứng với những
đặc điểm sức bền của xương bị suy giảm dẫn đến gia tăng nguy cơ gãy xương. Sức
bền của xương phản ánh sự kết hợp của mật độ chất khoáng trong xương và chất
lượng xương.

14
Nghiên cứu 2 định nghĩa loãng xương trên đây cho chúng ta thấy gãy xương
là một hệ quả của loãng xương và loãng xương là hệ quả của tình trạng sức bền của
xương do 2 yếu tố: lượng (lượng chất khoáng trong xương) và chất (chất lượng và
cấu trúc xương) tác động.
Định nghĩa mới này mở ra một định hướng nghiên cứu loãng xương trong
vòng 10 năm qua là tập trung vào nghiên cứu chất lượng của xương. Cho đến nay 2
chữ “chất lượng” của xương vẫn chưa rõ ràng và chẳng ai biết cách “đo lường” ra
sao, vì mỗi người hiểu một cách khác nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia đều đồng ý
rằng chất lượng xương chính là tổng hợp các yếu tố liên quan đến cấu trúc của
xương, qui trình chu chuyển của chất khoáng trong xương, độ khoáng hóa và các
đặc điểm của chất keo. Qua định nghĩa loãng xương trên cho thấy loãng xương là
một yếu tố nguy cơ của gãy xương.
Loãng xương và gãy xương là hệ quả của nhiều yếu tố môi trường và di
truyền. Có thể tóm lược các yếu tố này trong 4 nhóm: giảm kích thích tố (hormone),
dinh dưỡng (như chế độ ăn uống thiếu calci), lối sống(hút thuốc lá, lạm dụng bia
rượu, thiếu vận động cơ thể) và di truyền. Ngoài ra một số thuốc và bệnh cũng có
thể gây loãng xương.
Nói tóm lại, loãng xương là một bệnh nội tiết mà hệ quả sau cùng là gãy
xương. Gãy xương là một vấn đề của y tế cộng đồng hiện nay vì gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, tử vong và làm hao tổn ngân sách quốc gia.
Định nghĩa và chẩn đoán loãng xương dựa vào các phương pháp định lượng sức
mạnh và thẩm định cấu trúc của xương. Loãng xương là một bệnh có thể ngăn ngừa
được vì các yếu tố nguy cơ có liên quan đến lối sống và chế độ dinh dưỡng, tức là
các yếu tố mà mỗi cá nhân có thể tự mình kiểm soát.
1.2.2. Dịch tễ học loãng xương ở nam giới:
Loãng xương là một vấn đề đang được thế giới rất quan tâm, vì qui mô lớn
và hệ quả nghiêm trọng của nó trong cộng đồng. Nhiều nghiên cứu trong vòng 30
năm qua cho thấy ở nam giới tuổi từ 60 trở lên, có khoảng 13% người mắc chứng
loãng xương . Loãng xương là một căn bệnh âm thầm, bởi vì trong nhiều trường

15
hợp bệnh không biểu hiện triệu chứng và do đó người mắc bệnh không biết được
cho đến khi bị gãy xương. Khoảng 20 - 30 % nam giới trên 60 tuổi có triệu chứng
loãng xương ở cột sống mà bệnh nhân không hề hay biết .
Hệ quả nghiêm trọng nhất của chứng loãng xương là gãy xương. Gãy xương
là một vấn đề y tế có tầm vĩ mô, bởi vì tần suất mắc trong dân số khá cao và có ảnh
hưởng đến sức khỏe, nguy cơ tử vong cũng như kinh tế của một quốc gia. Theo một
nghiên cứu dịch tễ học, trong các quần thể người da trắng cứ 3 đàn ông sống sống
đến 80 tuổi thì có 1 người bị gãy xương . Các tần suất này tương đương với tần suất
mắc bệnh tim mạch và ung thư.
Gãy xương là một trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ. Khoảng 50%
nam giới bị gãy xương chết trong vòng 5 năm. Nam giới bị gãy xương họ có nguy
cơ chết sớm hơn nữ giới đến 2 năm . Đối với những bệnh nhân may mắn sống sót
sau gãy xương, họ cũng bị mắc nhiều biến chứng và chất lượng cuộc sống bị giảm
đáng kể. Vì một số bệnh nhân bị gãy xương mất khả năng lao động, hay giảm khả
năng đi đứng , mức độ năng động cũng như năng suất lao động, cho nên làm ảnh
hưởng đến kinh tế của cả nước. Đó là chưa kể đến tổn phí và thời gian bệnh nhân
phải nằm bệnh viện một thời gian. Theo phân tích của các nhà kinh tế số tiền mà xã
hội bị mất đi vì gãy xương lên đến 14 tỉ USD ở Mỹ và 6 tỉ USD ở Úc. Mức độ thiệt
hại kinh tế này còn lớn hơn cả chi phí cho các bệnh như tim mạch, ung thư và bệnh
hen.
Vì loãng xương thường hay xảy ra ở người cao tuổi và cộng với tình hình
dân số ngày càng lão hóa, tình trạng loãng xương sẽ gia tăng đáng kể trong tương
lai. Gia tăng quy mô loãng xương đặt ra nhiều vấn đề cho kinh tế xã hội. Vì thế,
hiểu khái niệm và các yếu tố nguy cơ là một khâu quan trọng trong phòng chống
loãng xương.
1.2.3. Sinh lý bệnh loãng xương ở nam giới:
Cơ chế sinh bệnh học của loãng xương ở nam giới rất phức tạp, có sự tham
gia của nhiều yếu tố trong đó phải kể đến những yếu tố chính sau:
- Khối lượng xương đỉnh.

16
- Sự mất xương liên quan đến tuổi, lối sống.
- Loãng xương thứ phát.
1.2.3.1. Khối lượng xương đỉnh:
Khối lượng xương đỉnh (PBM) được định nghĩa là khối lượng tối đa của mô
xương đạt được lúc kết thúc giai đoạn trưởng thành. PBM có một vai trò rất quan
trọng vì nó là một trong hai yếu tố cơ bản quyết định khối lượng xương của toàn bộ
khung xương khi kết thúc giai đoạn trưởng thành. Bởi vậy PBM cũng là một trong
những yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng gãy xương do loãng xương sau này. Thời kỳ
đạt đến độ đỉnh của khối xương bắt đầu từ 17 - 18 tuổi và kết thúc muộn nhất vào
tuổi 35 .
Những yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành MĐX đỉnh bao gồm: tính chất di
truyền, chế độ tập luyện, cân nặng, vai trò của các hormon, chế độ dinh dưỡng và
môi trường. Tuy vậy hai yếu tố quan trọng quyết định sự khác nhau của khối lượng
xương đỉnh là yếu tố di truyền và hàm lượng calci trong chế độ ăn .
- Tính chất di truyền: Theo Ralston (2002) trong các yếu tố trên thì yếu tố
gene giữ vai trò quyết định PBM quan trọng nhất 60-80 % do yếu tố gene. Một số
gene liên quan đến giảm MĐX là những gene điều hòa sự tổng hợp collagen, các
thụ thể estrogen, vitamin D .
- Calci: Calci giữ một vai trò quan trọng đối với trẻ em. Người ta nhấn mạnh
đến ảnh hưởng của calci đến sự hình thành PBM. Sự thiếu hụt calci gây tình trạng
mỏng vùng xương vỏ và làm xương bè thưa hơn. Khi lượng calci được đưa vào ít
hơn nhu cầu, quá trình huỷ xương ở các bè xương có xu hướng tăng lên và sự cân
bằng giữa tạo xương và huỷ xương (vẫn được xem là dương tính trong quá trình
phát triển cơ thể) sẽ bằng 0. Điều này xảy ra do sự tham gia của PTH, làm tăng quá
trình huỷ xương trên bề mặt các bè xương nhằm duy trì nồng độ calci ion ở ngoài tế
bào. Nồng độ PTH sẽ tiếp tục tăng cao cho đến khi sự cân bằng giữa tạo xương và
huỷ xương bằng 0 hoặc thậm chí âm tính. Sự tăng cao của nồng độ PTH sẽ làm
giảm nồng độ phospho ngoài tế bào thấp tới mức quá trình khoáng hoá bị hạn chế
và dẫn tới tình trạng còi xương mặc dù nồng độ vitamin D có thể vẫn bình thường,

17
lúc này bộ xương phát triển chậm lại. Sự thiếu hụt calci trong quá trình phát triển
của cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng khối lượng xương và số lượng các mô xương thấp
trong khi hình dạng và kích thuốc xương vẫn bình thường .
- Phospho: Mặc dù phospho là một nguyên tố rất quan trọng trong việc hình
thành và duy trì khối lượng xương nhưng nó không được quan tâm nhiều như calci vì
trong thực phẩm rất giàu phospho đặc biệt là những thức uống có gaz.
- Vitamin D: Đã từ lâu vitamin D vẫn được biết giữ một vai trò quan trọng
trong sự hấp thi calci nhưng chúng lại không có sẵn trong thức ăn. Sự thiếu hụt
vitamin D và calci trầm trọng sẽ gây ra còi xương. Những trường hợp thiếu hụt
vitamin D và calci nhẹ sẽ không biểu hiện ra bên ngoài nhưng cũng ảnh hưởng
nhiều đến sự hình thành PBM và là yếu tố nguy cơ loãng xương và gãy xương sau
này.
- Chế độ tập luyện: ở người lớn tập luyện là một yếu tố cơ bản quyết định
đến MĐX hay khối xương. Với trẻ em, dường như chế độ tập luyện cũng giữ một
vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tập luyện làm tăng sức chịu tải
sẽ làm tăng MĐX, nếu ít hoạt động sẽ hạn chế đạt đỉnh cao của khối xương.
- Cân nặng: là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến PBM. Nếu như ở phụ nữ cả khối
mỡ và khối nạc đều ảnh hưởng đến mật độ khoáng của xương thì ở nam giới khối
nạc có vai trò quan trọng hơn. Trong mọi trường hợp những người nặng cân sẽ có
bộ xương nặng hơn và có chu chuyển xương ít nhạy cảm với PTH, bởi vậy khối
lượng xương được duy trì.
- Hormon: Nhiều tuyến nội tiết tham gia vào sự phát triển của bộ xương như
tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến giáp và đặc biệt là tuyến sinh dục. Trước tuổi
dậy thì sự phát triển của bộ xương không bị ảnh hưởng bởi hormon sinh dục mà chủ
yếu phụ thuộc vào các hormon tăng trưởng, tuyến giáp, cận giáp, calcitolin, vitamin
D, glucocoticoid. Nhưng ở giai đoạn dậy thì, ngoài vai trò của hormon kể trên còn
có sự tham gia của hormon sinh dục. Hormon sinh dục của nam giới là testosterone
và của nữ là estrogen. Tuy nhiên người ta thấy cả hai hormon này đều có cả ở nam
và nữ. Gần đây người ta đã tìm thấy các receptor của estrogen và testosterone trên

18
các tế bào tạo xương ở cả hai giới. Điều này gợi ý rằng cả hai loại hormon sinh dục
nam và nữ đều có tác dụng lên sự phát triển của bộ xương cả hai giới.
1.2.3.2. Sự mất xương liên quan tới tuổi, lối sống:
- Loãng xương liên quan đến tuổi:
+ Loãng xương tuổi già xuất hiện ở cả nam và nữ, thường trên 70 tuổi với tỉ
lệ nữ so với nam là 2/1. Đây là hậu quả của sự mất xương từ từ trong nhiều năm.
Biểu hiện gãy xương hay gặp là gãy CXĐ, gãy lún đốt sống do tổn thương xuất
hiện đồng đều cả trên xương đặc cũng như xương xốp. So với nữ giới tình trạng mất
xương ở nam giới diễn ra chậm hơn, tuy nhiên có tới 13% nam giới sau tuổi 50 có
nguy cơ gãy xương do loãng xương.
+ Sau khi đạt được khối lượng xương đỉnh MĐX của nam giới sẽ duy trì ổn
định trong những năm tiếp theo và suy giảm dần ở tuổi già. Mỗi 10 năm trôi qua
người đàn ông mất 10-15% khối lượng xương TD.Những bằng chứng mô bệnh học
cho thấy giảm quá trình tạo xương, giảm số lượng các bè xương mặc dù chu chuyển
xương vẫn có xu hướng tăng.
- Loãng xương liên quan đến lối sống:
+ Yếu tố dinh dưỡng: Ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng của bộ xương. Chế
độ ăn không đủ calci, vitamin D, thiếu hoặc quá thừa protein, không cân đối calci và
phospho sẽ ảnh hưởng tới sự đạt được đỉnh cao của khối lượng xương và mất xương
sau này.
+

Yếu tố cân nặng: ở những người nhẹ cân sự mất xương xảy ra nhanh hơn
và tần suất gãy CXĐ và xẹp đốt sống cao hơn. Ngược lại, cân nặng cao là một yếu
tố bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng mất xương thông qua việc tạo xương và tăng
chuyển androgen của tuyến thượng thận thành estron ở mô mỡ.
+ Yếu tố chiều cao: Chiều cao là yếu tố ảnh hưởng đến MĐX.Những người có
tầm vóc nhỏ có khối lượng xương thấp hơn nên dễ có nguy cơ loãng xương.
+ Yếu tố vận động: sự giảm vận động ở những người lớn tuổi cũng là yếu tố

nguy cơ dẫn tới sự mất xương. Sự vận động của các cơ kích thích sự tạo xương và
tăng khối lượng xương.Ngược lại, sự giảm vận động dẫn tới mất xương nhanh.
19
+ Rượu: nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy rằng uống nhiều rượu bia
có liên quan đến MĐX. Tuy nhiên mối tương quan giữa lượng rượu uống vào với
MĐX thì chưa được chứng minh rõ ràng. Rượu làm giảm hấp thu calci và các chất
khoáng ở ruột đồng thời do các chất độc sinh ra khi chuyển hóa làm ngăn cản hoạt
động của tạo cốt bào.
+ Thuốc lá: Khói thuốc lá có ảnh hưởng rõ rệt tới MĐX cổ xương đùi và
CSTL.
1.2.3.3. Loãng xương thứ phát:
Là loãng xương liên quan đến những bệnh lý, những yếu tố có thể gây ra hậu
quả loãng xương. Kiểu loãng xương này có thể thấy ở mọi lứa tuổi. Ngoài các
nguyên nhân do bệnh lý như cường vỏ thượng thận, cường giáp trạng, cường cận
giáp nguyên phát, hội chứng kém hấp thu, bệnh gan mật mạn tính… người ta còn
thấy loãng xương thứ phát ở những đối tượng có tình trạng dinh dưỡng kém, nghiện
rượu, thuốc lá. Đặc biệt loãng xương hay gặp ở những người phải điều trị kéo dài
bằng glucocorticoid, heparin, thuốc chống co giật…
1.2.4. Các biểu hiện lâm sàng của loãng xương:
Những biểu hiện lâm sàng chỉ xuất hiện khi MĐX giảm trên 30% . Triệu
chứng lâm sàng có thể xuất hiện đột ngột sau một chấn thương nhẹ hoặc có thể xuất
hiện từ từ tăng dần.
- Đau: Thông thường loãng xương gây đau xương và đó là triệu chứng chính.
Thường đau ở vùng xương chịu tải của cơ thể (cột sống thắt lưng, chậu hông), đau
nhiều sau chấn thương, đau âm ỉ nếu là tự phát. Đau tăng khi vận động, đi lại, đứng
ngồi lâu, giảm khi nghỉ ngơi.
- Hội chứng kích thích rễ thần kinh: Có thể có các dấu hiệu chèn ép rễ thần
kinh như đau dọc theo dây thần kinh liên sườn, thần kinh đùi bì, thần kinh tọa
nhưng không bao giờ gây hội chứng ép tuỷ.
- Biến dạng cột sống:

Mất đường cong sinh lý như gù ở vùng lưng, thắt lưng, có thể cột sống thắt
lưng quá ưỡn về phía trước, gù ở mức độ nặng gây tình trạng còng lưng.
20
Gù vẹo cột sống là hậu quả của đau và nén cột sống lưng, thắt lưng kéo dài
không được điều trị. Ngoài những nguyên nhân gù vẹo do tư thế, do dị tật bẩm sinh,
do viêm đốt sống thì một nguyên nhân quan trọng nữa là do hậu quả của loãng
xương sau mãn kinh. Những trường hợp gù vẹo cột sống do loãng xương thường
xảy ra từ từ, gù có đường cong rộng, không có điểm gồ. Đau tăng khi vận động, khi
đi lại, đứng lâu hoặc ngồi lâu, giảm khi nghỉ ngơi.
Trong trường hợp nặng, có nhiều đốt sống bị xẹp, bị lún, sẽ dẫn đến còng
lưng, gập các xương sườn cuối sát với xương chậu, khiến cho người bệnh ngồi lâu,
đứng lên hoặc đi lại đều rất khó chịu.
Những triệu chứng trên gợi ý tới gù do loãng xương, lún đốt sống. Khác với
gù do viêm đốt sống, do vi khuẩn (lao, tụ cầu), thường gây lún nặng một vài đốt
sống gây gù nhọn ra phía sau nên không thể dãn ra khi bệnh nhân cố gắng vươn
người lên.
Chiều cao của cơ thể giảm: Mỗi một đốt sống bị xẹp hoàn toàn có thể làm
chiều cao của cơ thể giảm 1cm và trong những trường hợp nặng khi nhiều đốt sống
bị xẹp chiều cao của cơ thể có thể giảm từ 10 - 20cm.
- Gẫy xương:
Gãy xương do loãng xương thường là những gãy xương tự nhiên hoặc sau
một sang chấn rất nhỏ như ho hắt hơi, ngã nhẹ
Những loại gẫy xương chủ yếu gặp ở người già gồm gãy xương cẳng tay, gẫy
đốt sống, gẫy xương chậu, gãy cổ xương đùi. Tần suất gẫy xương tăng dần theo tuổi và
tăng ở phụ nữ do tình trạng mất xương nhanh sau mãn kinh. Thường gãy xương cẳng
tay xẩy ra khoảng 10 năm sau mãn kinh, xẹp lún đốt sống xảy ra sau 15-20 năm sau
mãn kinh và gẫy cổ xương đùi xảy ra sau 70 tuổi. Trong đó gãy xương cẳng tay là loại
gẫy xương gặp nhiều nhất trước tuổi 75. Tuy nhiên gãy cổ xương đùi là loại gãy xương
đáng phải lưu tâm nhất do tỷ lệ tử vong sau gãy cổ xương đùi cao, gây mất vận động
nghiêm trọng và đòi hỏi phải chi phí nhiều trong việc điều trị.

21
1.2.5. Các phương pháp chẩn đoán loãng xương:
1.2.5.1. Chẩn đoán loãng xương bằng Xquang quy ước:
Chụp X quang là phương pháp thường quy để đánh giá loãng xương và gãy
xương. Chụp cột sống có thể thấy hình ảnh tăng thấu quang, mất phần thớ ngang
của bè xương, chỉ nhìn rõ thớ dọc, có thể nhìn thấy hình ảnh lún đốt sống dạng hình
chêm, lõm hai mặt hoặc hình lún ép đốt sống. Hỉnh ảnh loãng xương trên X quang
thường là biểu hiện muộn, lúc này có nghĩa là lượng khối xương có thể đó mất đi từ
30-50%. Hơn nữa, độ chính xác của phương pháp này không cao, nó phụ thuộc vào
máy chụp, người chụp, người đọc kết quả.
1.2.5.2. Chẩn đoán loãng xương bằng sinh thiết xương:
Sinh thiết xương tại vị trí cánh chậu sẽ thấy tình trạng giảm khối xương, hủy
cốt bào tăng và những rối loạn ở tủy xương. Phương pháp này có thể đánh giá được
chất lượng xương và là phương pháp chính xác nhất để có thể đánh giá được sự
chuyển hóa tuần hoàn của xương. Tuy nhiên nó không phải là một xét nghiệm
thường quy
1.2.5.3. Chẩn đoán loãng xương sử dụng các marker chu chuyển xương:
Quá trình chuyển hoá xương là kết quả của hai hoạt động huỷ xương (các
huỷ cốt bào) và tạo xương (các tạo cốt bào) diễn ra liên tục. Bình thường hai hoạt
động này diễn ra cân bằng, bổ sung cho nhau để duy trì MĐX. Tuy nhiên hai hoạt
động này có thể không cân bằng trong suốt quá trình tăng trưởng. Chúng phụ thuộc
nhiều vào các hormone điều hoà chuyển hoá xương như calcitonin, PTH, hormone
tuyến giáp
Một số thông số sinh học của quá trình tạo xương và huỷ xương:
- Tạo xương: Osteocalcin, Phosphatase kiềm, Các peptid của procollagen.
- Huỷ xương: Phosphatse acid kháng Tartrate (TRAP), Pyridinoline (PYD),
Desoxypyridinoline (DPD), Hydroxyproline, Calci, Glycosides hydroxylysine.
Sử dụng các marker chu chuyển xương có ưu điểm đánh giá được quá trình
chuyển hóa xương, có giá trị trong theo dõi điều trị loãng xương. Tuy nhiên độ nhậy
và độ đặc hiệu không cao trong chẩn đoán loãng xương.

22
1.2.5.4. Các phương pháp đo MĐX:
Đo MĐX là phương pháp thăm dò không xâm lấn thực hiện dễ dàng để đánh giá
khối lượng xương và nguy cơ gãy xương. Có những phương pháp sau:
- Chụp cắt lớp vi tính định lượng (Quantitative Computer Tomography -
QCT).
- Hấp thụ photon đơn (Single photon absorptiometry - SPA).
- Hấp thụ photon kép (Dual photon absorptiometry – DPA).
- Siêu âm định lượng (Quantitative ultrasound – QUS).
- Hấp thụ tia X năng lượng đơn (Single energy Xray absorptiometry – SXA).
- Hấp thụ tia X năng lượng kép (Dual energy Xray abssorptiometry – DXA).
 Đo MĐX bằng tia X năng lượng kép (DXA - Dual Energy Xray
Absorptiometry).
Nguyên lý của đo MĐX bằng DXA căn cứ vào sự hấp thụ một chùm photon
của xương. Phương pháp DXA sử dụng hai chùm photon có năng lượng khác nhau,
năng lượng cao >70 KV cho mô xương và năng lượng thấp 30 – 50 KV cho mô
mềm. Chính vì thế phương pháp đo DXA toàn thân ngoài tác dụng đo lượng chất
khoáng của xương còn có tác dụng đo khối mỡ và khối nạc của từng bộ phận trên
cơ thể.
Nguồn photon phát xạ lớn hơn, cho phép thời gian thăm dò ngắn (khoảng 5 –
7 phút), khả năng tái lập kỹ thuật tốt, mức độ sai số là 1. Giá trị đạt được là lượng
chất khoáng của xương (hydroxyapatite) trên một đơn vị diện tích, hiển thị g/cm2.
Liều tia xạ từ 2 – 5 mrem cho mỗi lần đo.
Trong số các phương pháp đo MĐX, DXA là kỹ thuật phát triển tốt nhất
được ứng dụng trên lâm sàng. Từ năm 2003, tổ chức y tế thế giới coi DXA là kỹ
thuật tham chiếu để đo MĐX. Người ta cũng thấy MĐX đo bằng DXA có tương
quan khá cao với nguy cơ gãy xương. Vị trí tiên đoán tốt nhất là đo ở cổ xương đùi.
DXA có thể đo được các vị trí ở ngoại vi như xương gót, cổ tay hoặc các vị
trí ở trung tâm như cột sống thắt lưng, cổ xương đùi. Cũng như máy đo MĐX bằng
siêu âm, những máy DXA đo ở vị trí ngoại vi (peripheral Dual-Energy X-ray

23
absorptiometry) thường có thể tích và trọng lượng gọn nhẹ, thuận tiện cho việc chẩn
đoán sàng lọc loãng xương tại cộng đồng. Tuy nhiên để chẩn đoán loãng xương vẫn
phải dựa vào kết quả đo tại các vị trí ở trung tâm như cột sống thắt lưng, cổ xương
đùi, trong đó cổ xương đùi là vị trí được sử dụng nhiều nhất trong chẩn đoán loãng
xương do ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây sai số. Tại vị trí CSTL thường chỉ tập
trung đánh giá từ L1 đến L4. Người ta không đánh giá L5 vì tại vị trí này bị ảnh
hưởng rất nhiều bởi xương chậu. Để đo vùng trung tâm, có hai kỹ thuật đo MĐX
bằng DXA: Kỹ thuật thu nhận DXA tia hình bút chì và kỹ thuật thu nhận DXA hình
quạt.
Ưu điểm: Độ chính xác cao, thời gian thăm dò ngắn, liều tia thấp, mức độ sai
số thấp, đánh giá tách biệt giữa xương bè và xương vỏ. Có thể đo được ở những vị
trí có nguy cơ cao như cột sống thắt lưng, cổ xương đùi và các vị trí ngoại biên như
cổ tay, xương gót hoặc đo toàn thân. Ngoài ra phương pháp này còn cho phép ước
tính khối lượng nạc và mỡ của toàn thân.
Nhược điểm: Bị hạn chế khi đánh giá nếu gặp các gai xương và calci hoá
động mạch.
Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo MĐX:
- Tại vị trí cột sống thắt lưng:
+ Tình trạng gẫy lún đốt sống: những trường hợp có gãy lún đốt sống thường
gây hiện tượng tăng MĐX do đó ảnh hưởng nhiều tới độ chính xác của kết quả đo.
Những vị trí thường bị gãy lún là D7 – D9 và D12 – L2.
+ Ảnh hưởng của gai xương lên MĐX: gai xương là hậu quả của tình trạng
thoái hóa đốt sống. Tình trạng xuất hiện các gai xương thường gặp ở những người
lớn tuổi, đặc biệt ở nam giới vì nam giới thường lao động nặng hơn nữ giới. Gai
xương làm cho kết quả MĐX tăng lên một cách giả tạo.
+ Ảnh hưởng của calci hoá động mạch: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh calci
hoá động mạch ở mọi mức độ hầu như không ảnh hưởng đến MĐX.
+ Ảnh hưởng của các tổ chức xơ hoá: không như calci hoá động mạch, xơ
hoá của các tổ chức xung quanh đốt sống ảnh hưởng nhiều tới MĐX.

24
+ Những yếu tố khác ảnh hưởng tới MĐX CSTL: calci hoá trong tuỵ, sỏi
thận, sỏi mật, những chất cản quang, viên calci trong ống tiêu hoá cũng có thể làm
sai lệch giá trị MĐX. Những trường hợp sau phẫu thuật cắt cung sau thường cho kết
quả MĐX thấp hơn bình thường.
- Tại vị trí cổ xương đùi:
+ Ảnh hưởng của tư thế cổ xương đùi: Ở vị trí xương đùi xoay trong 15 – 20
độ (khi đó cổ xương đùi nằm song song với mặt bàn) thì MĐX thấp nhất. Đây cũng
là tư thế được áp dụng để đo mật độ cổ xương đùi.
+ Ảnh hưởng của xơ hoá phần mềm, gai xương, thoái hoá, phẫu thuật và gãy
xương tại vùng cổ xương đùi: Những thay đổi này không ảnh hưởng đến MĐX của
cổ xương đùi nhiều như tại CSTL.
 Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương – WHO 1994 dựa vào MĐX:
- Bình thường: MĐX ≥ -1
- Khối lượng xương thấp: MĐX từ -1 đến -2,5
- Loãng xương: MĐX ≤-2,5
- Loãng xương nặng: MĐX ≤ -2,5 và có ≥ 1 lần GX
1.2.6. Các yếu tố nguy cơ của loãng xương ở nam giới:
Mặc dù sự giảm sút khối lượng chất xương là một hiện tượng sinh lý bình
thường trong cơ thể, song rất nhiều yếu tố nội và ngoại sinh tác động làm cho tình
trạng mất xương ở một số đối tượng trở nên nhanh hơn, mạnh mẽ hơn và họ có một
nguy cơ bị loãng xương và gãy xương cao hơn. Những yếu tố được nhiều tác giả
thừa nhận gồm:
- Tuổi: thời gian sống càng lâu, khối lượng xương mất càng lớn, đồng thời sự
hấp thu canxi cũng giảm và do vậy dễ có khả năng bị loãng xương.
- Khung cơ thể: những cá thể có thể tạng nhỏ bé dễ xuất hiện loãng xương
hơn những người to lớn vì họ có khối lượng xương thấp hơn.
- Chủng tộc: tỷ lệ loãng xương thay đổi đáng kể từ nước này đến nước khác.
ở Mỹ, người da trắng và nguồn gốc châu á có tỷ lệ loãng xương cao hơn những
người da đen và trên thực tế những người da đen này có khối lượng xương cao hơn.

25
- Sự cung cấp canxi và vitamin D: chế độ ăn không đủ canxi, dặc biệt trong
thời kỳ tạo xương, có thể ảnh hưởng âm tính trên đỉnh khối lượng xương và làm cho
đối tượng đó dễ bị loãng xương. Canxi có thể ngăn ngừa sự mất xương nhanh sau
khi khối xương của cơ thể đạt tới đỉnh cao. Vitamin D cần thiết cho sự hấp thu
canxi.
- Tập luyện: hoạt động thể lực và tập luyện rất quan trọng đối với việc xây
dựng và duy trì khối xương.
- Yếu tố di truyền và gia đình: người ta thấy có những cá thể dễ dàng gãy
xương hơn những người khác; trong gia đình có bà, mẹ hoặc một người nào khác bị
loãng xương thì con cháu họ cũng có nguy cơ bị loãng xương.
- Hút thuốc lá: những người nghiện thuốc lá có nguy cơ loãng xương cao hơn
những người không hút.
- Nghiện rượu và cà phê: uống rượu nhiều, nghiện cà phê cũng làm tăng nguy
cơ loãng xương, có thể do cà phê gây tăng sự bài tiết canxi qua thận.
- Sử dụng thuốc: một số thuốc, khi dùng kéo dài có thể làm tăng nguy cơ
loãng xương. Những thuốc này bao gồm: một số thuốc lợi tiểu, thuốc chống động
kinh, corticosteroid, hormone tuyến giáp, tetraxyclin…
- Tiền sử gãy xương: tiền sử gãy xương ở tuổi từ 50 trở lên là một yếu tố
nguy cơ cho lần gãy xương sắp tới. Mức độ tương quan giữa tiền sử gãy xương và
gãy xương mới ở nam giới cao hơn so với nữ giới. Nghiên cứu gần đây nhất cho
thấy rằng tiền sử gãy xương là một yếu tố nguy cơ độc lập của gãy xương ở người
có tuổi.
- Các bệnh lý ảnh hưởng tới loãng xương: cường giáp, cường cận giáp,
Cushing, đái tháo đường, sau cắt dạ dày, ruột, rối loạn tiêu hoá kéo dài, suy thận, xơ
gan, suy giáp, viêm khớp mạn tính. Bệnh hệ thống: viêm cột sống dính khớp, viêm
khớp dạng thấp.

×