Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

đánh giá hiệu quả của huyết thanh tự thân tra mắt điều trị khô mắt vừa và nặng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.1 KB, 109 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khô mắt là một tập hợp những bệnh của nước mắt và bề mặt nhãn cầu,
hậu quả là gây những triệu chứng khó chịu, rối loạn thị giác và bất ổn định
của phim nước mắt với tổn thương của bề mặt nhãn cầu. Bệnh thường phối
hợp với sự tăng thẩm thấu của phim nước mắt và quá trình viêm nhiễm của bề
mặt nhãn cầu [1], [2].
Đây là bệnh lý chiếm tỷ lệ cao, tác động tới 14 - 33% dân số thế giới và
khoảng 5 - 30% ở người cao tuổi [3]. Tại Mỹ có khoảng 4,91 triệu người bị
khô mắt từ 50 tuổi trở lên, trong số đó có 3,23 triệu người là nữ và 1,68 triệu
người là nam [4]. Khô mắt có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi thành phần xã hội
nhưng đối tượng có nguy cơ cao là nhân viên văn phòng, người già, phụ nữ
mãn kinh và tiền mãn kinh [5],[ 6], [7], [8], [9].
Khô mắt gây ra rất nhiều những triệu chứng khó chịu tại mắt như: bỏng
rát, cảm giác dị vật, đỏ mắt, nhạy cảm với ánh sáng… Nếu không được điều
trị sẽ dẫn đến các rối loạn khác nhau của bề mặt nhãn cầu như: sừng hoá kết
giác mạc, viêm giác mạc sợi, xơ mạch giác mạc, [10], [11]. Điều trị khô mắt
đòi hỏi kiên trì với chi phí điều trị cao. Đây là bệnh lý làm ảnh hưởng sâu sắc
đến chất lượng sống của người bệnh.
Điều trị khô mắt cần dùng các chất bôi trơn (nước mắt nhân tạo) như
hydrogels, carboxymethyl, cellulose, Các chất này có nhược điểm là không
thể cung cấp đầy đủ các yếu tố phát triển và các thành phần thiết yếu như: yếu
tố phát triển biểu mô (EGF), vitamin A, yếu tố phát triển thần kinh (NGF),
fibronectin, insulin, các cytokine khác như của phim nước mắt [12]. Đây là
các yếu tố rất quan trọng giúp duy trì tính toàn vẹn của biểu mô bề mặt nhãn
cầu nên hiệu quả điều trị khô mắt nhất là mức độ vừa và nặng chưa cao.
Người ta thấy rằng huyết thanh tự thân có những tính chất lý hoá học tương tự
2
như phim nước mắt bình thường. Những nghiên cứu in vitro đã chỉ ra rằng
hình thái học, sự di chuyển, phân chia và biệt hoá của biểu mô bề mặt nhãn
cầu được hỗ trợ bởi huyết thanh tốt hơn so với sử dụng các thuốc nhỏ mắt hoá


học [13]. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ hiệu quả của huyết
thanh tự thân trong điều trị khô mắt và các tổn hại khác của bề mặt nhãn cầu,
[14], [15], [16], [17], [18].
Ở Việt Nam từ lâu đã nghiên cứu và sử dụng huyết thanh tự thân dưới
dạng tiêm dưới kết mạc để điều trị bỏng mắt, loét giác mạc, khô mắt và một
số bệnh lý khác của bề mặt nhãn cầu có hiệu quả, nhưng chưa có báo cáo lâm
sàng công bố, phương pháp này cũng có hạn chế là khó áp dụng cho các bệnh
nhân điều trị ngoại trú. Gần đây đã có một vài nghiên cứu về huyết thanh tự
thân dạng tra mắt điều trị các bệnh lý bề mặt nhãn cầu cho kết quả tốt [19],
[20]. Tuy nhiên quy trình chuẩn bị cũng như cách thức sử dụng huyết thanh tự
thân tra mắt chưa thống nhất trong các nghiên cứu vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả của huyết thanh tự thân tra mắt điều
trị khô mắt vừa và nặng” nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá hiệu quả của huyết thanh tự thân tra mắt điều trị khô mắt
vừa và nặng.
2. Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về phim nước mắt
Phim nước mắt là một lớp màng cực mỏng, phủ mặt trước giác mạc và
kết mạc nhãn cầu, tạo ranh giới giữa mắt và không khí.
1.1.1. Cấu tạo của phim nước mắt
Phim nước mắt gồm 3 lớp: từ trước ra sau.
- Lớp lipid (0.11µm): là lớp ngoài cùng, do tuyến Meibomius và các
tuyến bã (tuyến Molls, tuyến Zeiss) tiết ra có chức năng: hạn chế sự bốc hơi
của lớp phim nước mắt phía sau, làm giảm áp lực bề mặt của phim nước mắt
nhờ đó giữ nước tạo độ dày của phim nước mắt và làm trơn bề mặt nhãn cầu
giúp cho mi mắt chớp dễ dàng. Sự hiện diện của lớp lipid bình thường cũng là
một yếu tố khúc xạ quan trọng với quá trình khúc xạ ánh sáng vào nhãn cầu

để tạo nên hình ảnh sắc nét trên võng mạc. Sự sản xuất lipid của lớp phim
nước mắt chịu ảnh hưởng nhiều của tần số chớp mắt. Khi chớp mắt nhanh và
mạnh thì độ dày lớp lipid lớn, khi giảm tần số chớp mắt sẽ làm cho lớp này
mỏng đi. Khi rối loạn chức năng của lớp này sẽ gây nên khô mắt do bốc hơi.
- Lớp nước (7µm): là lớp dày nhất nằm ở giữa phim nước mắt, chiếm
hơn 90% độ dày phim nước mắt do các tuyến lệ chế tiết. Lớp nước có vai trò
quan trọng để đảm bảo chức năng bình thường của kết mạc và giác mạc. Lớp
này cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho giác mạc, giúp bôi trơn bề mặt
nhãn cầu, giúp sát khuẩn do có lysozyme, lactoferrin, các globulin miễn
dịch , có tác dụng rửa trôi các tế bào biểu mô đã bong ra, các yếu tố độc hại,
dị vật và còn cung cấp các yếu tố phát triển EGF (epidermal growth factor -
yếu tố phát triển biểu mô), TGF (transforming growth factor - yếu tố phát
triển chuyển dạng), FGF (fibroblast growth factor - yếu tố phát triển nguyên
bào sợi), các yếu tố này rất quan trọng với giác mạc. Bệnh lý khô mắt thường
4
gặp nhất do tổn thương ở lớp này. Khi chức năng tuyến lệ bị ảnh hưởng sẽ
làm giảm tiết lớp nước (là lớp chính của phim nước mắt) do đó mắt bị khô.
- Lớp nhày (0,02 - 0,05µm): là lớp trong cùng do các tế bào hình đài
của kết mạc, các tuyến Manz và Henle tiết ra, làm cho bề mặt biểu mô giác
mạc mang tính thẩm thấu nước, nhờ đó giác mạc được thấm ướt thường
xuyên bởi phim nước mắt. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy các tế bào
biểu mô kết giác mạc còn tạo ra chất glycocalyx, chất này phủ bên ngoài các
vi nhung mao của tế bào biểu mô và có vai trò rất quan trọng đối với sự toàn
vẹn của bề mặt nhãn cầu. Khi lớp nhày bị biến đổi bệnh lý, độ bền vững của
phim nước mắt cũng giảm, khả năng thấm nước của biểu mô giác mạc cũng
giảm, do vậy dẫn tới bệnh khô mắt.
Hình 1.1. Cấu tạo màng phim nước mắt [21].
Phim nước mắt có bốn chức năng chính: cung cấp một môi trường ẩm
cho tế bào biểu mô và làm trơn bề mặt nhãn cầu, nuôi dưỡng giác mạc và đảm
bảo tính trong suốt của giác mạc, loại trừ các kích thích độc hại và diệt khuẩn,

vai trò quan trọng đối với toàn bộ khúc xạ nhãn cầu [2], [11], [22].
5
1.1.2. Điều hoà của phim nước mắt
* Điều hoà do Hormon: androgen và estrogen điều chỉnh về giải phẫu,
sinh lý, miễn dịch của tuyến Meibomius và tuyến nước mắt. Các hormon này
có mặt ở các cấu trúc như tuyến lệ, kết mạc, giác mạc, tham gia vào điều tiết
các chức năng dinh dưỡng, phát triển, động học, của phim nước mắt. Các
hormon khác như LH, FSH, TSH, prolactin, progesteron cũng có tác động lên
phim nước mắt thông qua hai hormon androgen và estrogen.
Khi androgen thiếu hụt dẫn tới chế tiết nước mắt giảm gây viêm bề mặt
nhãn cầu và mất cung phản xạ thần kinh giữa bề mặt nhãn cầu và hệ thần kinh
trung ương của tuyến nước mắt. Nhãn cầu bị viêm cũng gây sự thay đổi của
bộ máy chế tiết nước mắt. Khi lớn tuổi, lượng androgen giảm cả ở nam giới
và nữ giới nhưng do lượng androgen ở nam giới bình thường vốn cao hơn nữ
giới, nên khi bị giảm do tuổi, nữ giới thường bị ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt
hơn so với ở nam giới.
* Điều hoà do thần kinh: giác mạc có các tận cùng thần kinh dày
đặc cho phép tín hiệu được truyền nhanh tới giác mạc để đảm bảo điều
chỉnh về dinh dưỡng và bảo vệ giác mạc. Các tuyến lệ chính và phụ, các
tế bào chế nhày và các tuyến Meibomius cũng có nhiều các đoạn mạch
thần kinh, chủ yếu là phó giao cảm và các chất trung gian hoá học của nó
như acetyl cholin, các peptit có hoạt tính với mạch máu. Các sợi thần kinh
giao cảm của tuyến lệ điều khiển dòng máu đến tuyến lệ và ảnh hưởng
đến chế tiết nước mắt.
* Phản xạ của mi: đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh sự ổn định
của phim nước mắt, có hai cung phản xạ:
- Phản xạ chớp mắt: dàn đều phim nước mắt trên bề mặt nhãn cầu và
thay thế phim nước mắt cũ bằng phim nước mắt mới. Nếu phản xạ chớp mắt
giảm hay mất đi như ở bệnh nhân còn mắt độc nhất, bệnh nhân viêm loét giác
6

mạc phim nước mắt cũ khi tồn tại quá lâu sẽ bị vỡ ra tạo những mảng khô
không được nuôi dưỡng và bảo vệ trên bề mặt nhãn cầu.
- Phản xạ nhắm mắt: giúp mi che phủ toàn bộ bề mặt nhãn cầu, bảo vệ
nhãn cầu trong một thời gian lâu hơn đặc biệt khi ngủ. Khi mi không đủ kín
để che phủ toàn bộ bề mặt nhãn cầu vị trí kết mạc hoặc giác mạc tương ứng sẽ
bị hở và khô trong suốt thời gian mi mở và nhắm [2], [11], [22], [23], [24].
1.2. Hội chứng khô mắt
1.2.1. Định nghĩa
Theo định nghĩa của Hội thảo về khô mắt (NEI - 1995): Khô mắt là rối
loạn của màng phim nước mắt do sự giảm chế tiết nước mắt hoặc do sự bốc
hơi quá mức của nước mắt gây tổn hại bề mặt nhãn cầu và những triệu chứng
khó chịu ở mắt kèm theo [25].
Theo định nghĩa của Hội thảo khô mắt (DEWS - 2007): khô mắt là một
tập hợp những bệnh của nước mắt và bề mặt nhãn cầu, hậu quả là gây những
triệu chứng khó chịu, rối loạn thị giác và bất ổn định của phim nước mắt với
tổn thương của bề mặt nhãn cầu. Bệnh thường phối hợp với sự tăng thẩm thấu
của phim nước mắt và quá trình viêm nhiễm của bề mặt nhãn cầu [1], [2].
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của khô mắt
Cơ chế bản chất của khô mắt là do sự tăng thẩm thấu và mất ổn định
phim nước mắt gây ra. Sự tăng thẩm thấu của phim nước mắt sẽ kích hoạt quá
trình viêm liên tiếp tại bề mặt nhãn cầu và phóng thích các chất trung gian vào
phim nước mắt từ đó gây tổn hại biểu mô bề mặt nhãn cầu. Tổn hại biểu mô ở
đây bao gồm sự chết của tế bào, sự thiếu hụt của các tế bào đài (tế bào chế tiết
nhầy) và sự rối loạn của mucin dẫn đến mất ổn định phim nước mắt, từ đó
càng làm trầm trọng thêm sự tăng thẩm thấu của bề mặt nhãn cầu và vòng
xoắn bệnh lý. Sự mất ổn định phim nước mắt có thể khởi phát mà không có
sự tăng thẩm thấu xảy ra trước đó, hiện tượng này có thể do nhiều nguyên
7
nhân khác như: bệnh khô mắt, dị ứng mắt, sử dụng các chất bảo quản tại chỗ,
sử dụng kính tiếp xúc

Tổn thương biểu mô do khô mắt gây ra sẽ kích thích các đầu mút
thần kinh cảm giác giác mạc dẫn tới các triệu chứng khó chịu, tăng chớp
mắt và kích thích phản xạ tiết nước mắt bù lại. Sự thiếu hụt của lớp mucin
bình thường sẽ làm tăng ma sát giữa mi mắt và nhãn cầu. Suốt quá trình
này các kích thích thần kinh quá mức từ bề mặt nhãn cầu sẽ dẫn đến viêm
tuyến lệ.
Nguyên nhân chủ yếu gây tăng thẩm thấu phim nước mắt là do giảm
lưu lượng nước mắt hậu quả từ việc giảm tiết của tuyến và tăng bốc hơi của
phim nước măt. Tăng bốc hơi có thể do môi trường có độ ẩm thấp, nhiều gió,
đặc biệt là do rối loạn chức năng tuyến Meibomius. Giảm lưu lượng nước mắt
là giảm cung cấp nước mắt vào túi kết mạc. Nguyên nhân của hiện tượng này
không rõ ràng, có thể do tuổi, do ảnh hưởng của thuốc toàn thân (như thuốc
kháng histamin, thuốc kháng muscarinic), nhưng thông thường nhất là do tổn
thương viêm tuyến lệ. Yếu tố viêm sẽ gây tổn hại phim nước mắt và làm đảo
ngược điện thế dẫn tới ức chế thần kinh kích thích bài tiết nước mắt. Sự ức
chế receptor có thể do tuần hoàn kháng thể tới receptor M3. Viêm này cũng
có thể do nồng độ androgen trong nước mắt giảm.
Bài tiết nước mắt có thể bị cản trở bởi sẹo kết mạc hoặc do giảm phản
xạ nhận cảm từ bề mặt nhãn cầu tới tuyến lệ. Cuối cùng những tổn thương bề
mặt mạn tính sẽ dẫn đến giảm sút tính nhạy cảm của giác mạc và giảm phản
xạ chế tiết nước mắt. Nhiều yếu tố có thể dẫn tới khô mắt do ức chế phản xạ
chế tiết như: phẫu thuật khúc xạ (LASIK), đeo kính tiếp xúc, lạm dụng các
thuốc tê tại chỗ, Thường các yếu tố này sẽ gây ra khô mắt bởi tác động qua
lại giữa chúng [1].
8
1.2.3. Phân loại khô mắt
Có nhiều cách phân loại khô mắt nhưng phân loại đầy đủ nhất là phân
loại theo cơ chế bệnh sinh:
1.2.3.1. Khô mắt do giảm tiết nước mắt
Nguyên nhân thường do ảnh hưởng chức năng của các tuyến chế tiết

nước mắt và được chia thành 2 loại:
* Khô mắt do hội chứng Sjogren: đặc thù bởi tình trạng thiếu hụt nước
mắt kết hợp với khô miệng hoặc một bệnh mô liên kết. Thường gặp ở phụ nữ
trẻ đến trung niên với đặc trưng khô mắt do thiếu nước nặng, kết hợp với
viêm kết giác mạc rất nặng do rối loạn miễn dịch toàn thân. Khi bệnh tiến
triển, xảy ra hiện tượng xơ hoá và thay thế mô tuyến bằng mô liên kết. Trên
lâm sàng được chia thành các nhóm:
MGD
Lớp mỡ thiếu
hụt,
không bền
vững
Viêm mi
Enzym lipase
Các chất tẩy rửa
Môi trường
nhiều gió,
độ ẩm thấp
Khô mắt
Dị ứng mắt
Chất bảo quản
Kính tiếp xúc
Tuổi
Giảm androgen
Thuốc toàn thân làm
giảm tiết nước mắt
Viêm tuyến lệ
SSDE,NSDE
Tắc ống tuyến
Tổn thương

thần kinh
Ức chế
phản
xạ chế
tiết
Tăng bốc hơi
Giảm tiết
nước mắt
Kích thích tuyến
khởi đầu
Tăng phản
xạ gắng sức
Tuyến lệ
ức chế TK
kích thích
Viêm
thần
kinh
Cơ chế
bệnh sinh
MAPK+
NFκB +
IL-1+
TNFα
MMPs
Tăng thẩm
thấu phim
nước mắt
Mất ổn
định phim

nước mắt
Thiếu tế bào
đài tiết nhầy,
tổn hại biểu
mô, chết tế bào
Kích thích
thần kinh
Phẫu thuật
khúc xạ
Kính tiếp xúc
Thuốc tê tại chỗ
Hình 1.2. Cơ chế bệnh sinh của khô mắt [1].
9
- Rối loạn hệ thống miễn dịch nhưng không có bệnh tổ chức liên kết.
- Không có biểu hiện rối loạn hệ thống miễn dịch và không có bệnh tổ
chức liên kết.
- Có bệnh tổ chức liên kết (thường gặp là bệnh viêm khớp dạng thấp).
Hai nhóm đầu còn được gọi là hội chứng Sjogren tiên phát, nhóm thứ 3
được coi là hội chứng Sjogren thứ phát.
* Khô mắt không do hội chứng Sjogren:
- Các bệnh lý về tuyến lệ:
+ Bất sản hoặc thiểu sản tuyến lệ bẩm sinh
+ Teo tuyến lệ tuổi già hoặc vô căn.
+ Sau mổ tạo hình mi, cắt một phần hoặc toàn bộ tuyến lệ.
+ Những nguyên nhân khác gây tổn thương tuyến lệ: sau chấn thương,
sau bệnh lý thương hàn, tả,
- Tổn thương thần kinh cảm giác gây mất phản xạ chớp mắt: do liệt dây
thần kinh (dây V, VII).
- Rất nhiều các loại thuốc có thể gây khô mắt như: thuốc lợi tiểu, kháng
Histamin, thuốc chữa cao huyết áp, thuốc hướng tâm thần, [1], [2], [11].

1.2.3.2. Khô mắt do tăng bốc hơi nước mắt
Đặc điểm của nhóm bệnh này là chức năng tuyến lệ bình thường,
nhưng có sự biến đổi bệnh lý khác dẫn tới tăng bốc hơi nước mắt.
- Khô mắt do thiếu lipid: khi thiếu lipid nước mắt sẽ bốc hơi nhanh
hơn, áp lực bề mặt giảm khiến độ bền vững của phim nước mắt giảm. Nguyên
nhân thường do bệnh lý của tuyến Meibomius trong các bệnh trứng cá đỏ,
viêm mi mạn tính.
- Khô mắt do thiếu nhày: thiếu nhày cũng làm giảm độ bền vững của
phim nước mắt, giảm khả năng thẩm thấu nước mắt của giác mạc. Nguyên
10
nhân do rối loạn chức năng của các tế bào hình đài của kết mạc gây giảm sản
xuất mucin. Thường gặp trong các bệnh lý:
+ Các bệnh da - niêm mạc.
+ Chấn thương kết giác mạc do hoá chất, nhiệt,
+ Các bệnh nhiễm trùng mạn tính.
+ Do nhiễm độc thuốc tra mắt hoặc chất bảo quản của thuốc tra mắt.
+ Hội chứng Stevens Johnson.
+ Thiếu vitamin A
- Các nguyên nhân khác:
+ Bệnh lý liên quan tới kính tiếp xúc.
+ Các rối loạn mi mắt: hở mi, lật mi, bờ mi không đều, ít chớp mắt
+ Do môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, gió, nhìn màn hình vi tính nhiều
[1], [2], [11].
1.2.4. Chẩn đoán khô mắt
Bệnh khô mắt, đặc biệt ở giai đoạn sớm thường không dễ chẩn đoán do
triệu chứng ban đầu nghèo nàn. Vì vậy cần phải dựa vào tổng hợp các triệu
chứng chủ quan, dấu hiệu khách quan và đặc biệt là sự phối hợp các test để
chẩn đoán đúng và từ đó có phương hướng điều trị thích hợp. Hội thảo khô
mắt DEWS 2007 [26] đã đưa ra hướng dẫn chẩn đoán khô mắt như sau:
1.2.4.1. Các test hiện nay

Trong gần nửa thập kỷ nay, có 4 nhóm test chẩn đoán được sử dụng
phổ biến để đánh giá: triệu chứng cơ năng, sự ổn định của phim nước mắt, sự
bắt màu bề mặt nhãn cầu và lượng nước mắt chế tiết.
11
- Những bảng câu hỏi về triệu chứng cơ năng
Bệnh nhân khô mắt thường có các triệu chứng như: ngứa mắt, đỏ mắt
và nhạy cảm với ánh sáng, ngoài ra có thể có chảy nước mắt, mỏi mắt, nhức
mắt, nhiều rử mắt, rối loạn thị lực, Để đánh giá các triệu chứng này người ta
dựa vào các bảng câu hỏi về triệu chứng cơ năng. Những bảng câu hỏi này đã
được thừa nhận bởi các nhà tâm lý học và những sự xác nhận có giá trị và độ
tin cậy cao khác để sử dụng trong lâm sàng. Hội thảo khô mắt DEWS 2007
[26] đã khuyến nghị sử dụng 1 trong số các bảng câu hỏi sau:
Bảng 1.1. Các bảng câu hỏi đánh giá triệu chứng cơ năng của khô mắt
Các bảng câu hỏi Số lượng câu hỏi Người giới thiệu
Womens' Health Study (WHS) 3 Schaumberg [4]
Phân loại quốc tế Sjiogren 3 Vitali [27]
Schein 6 Schein [28]
McMonnies 12 McMonnies và Ho [29]
OSDI 12 Schiffman [30]
CANDEES 13 Doughty [31]
DEQ 21 Begley [32]
IDEEL 57 Rajagopalan [33]
Những bảng câu hỏi này đã được công nhận có giá trị ở các mức độ
khác nhau, khi sử dụng nên dùng phối hợp với những phương pháp khám lâm
sàng khách quan. Việc lựa chọn bảng câu hỏi để sử dụng sẽ phụ thuộc vào các
yếu tố thực tiễn như nhân tố sẵn có và mục đích sử dụng. Hiện nay thường sử
dụng bảng câu hỏi OSDI [30] do bảng này có ưu điểm dễ sử dụng và có giá trị
tin cậy cao, đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu lâm sàng.
12
Bảng 1.2. Bảng câu hỏi OSDI (Ocular Surface Disease Index)

A. Bạn đã từng cảm thấy mắt
có dấu hiệu nào sau đây trong
suốt tuần vừa qua?
Tất cả
thời gian
Hầu
hết thời
gian
Một
nửa
thời
gian
Thỉnh
thoảng
Không

1. Nhạy cảm với ánh sáng
2. Cảm giác dị vật
3. Đau nhức mắt
4. Nhìn mờ
5. Nhìn kém
B. Bạn thấy mắt khó
chịu khi thực hiện
công việc nào sau đây
trong suốt tuần qua
Tất cả
thời
gian
Hầu hết
thời gian

Một
nửa
thời
gian
Thỉnh
thoảng
Không

Không
có câu
trả lời
6. Khi đọc sách
7. Lái xe ban đêm
8.Làm máy tính
9. Xem tivi
C. Mắt bạn có thấy
khó chịu trong điều
kiện nào sau đây
trong suốt tuần qua
Tất cả
thời
gian
Hầu hết
thời gian
Một
nửa
thời
gian
Thỉnh
thoảng

Không

Không
có câu
trả lời
10. Nơi có gió
11. Nơi độ ẩm thấp
12. Nơi có điều hoà
- Đánh giá sự bắt màu của bề mặt nhãn cầu
Test này phát hiện những biến đổi của tế bào biểu mô và qua đó đánh
giá chất lượng phim nước mắt. Các chất nhuộm giúp phân biệt các tế bào bình
thường, các tế bào bị tổn thương và các tế bào chết, có 3 chất nhuộm thường
được sử dụng: fluorescein, rose bengal, lissamin green.
13
+ Test rose bengal: có giá trị chẩn đoán khô mắt giai đoạn sớm do Rose
bengal ngoài nhuộm màu những tế bào chết và hoại tử còn có thể nhuộm màu
cả những tế bào bị tổn thương do thiếu nhầy của phim nước mắt.
+ Test lissamin green: được sử dụng với chỉ định giống test rose
bengal, nhưng có ưu điểm là không gây đau khi thuốc nhuộm tra vào mắt.
Hình 1.3. Test lissamin green [34]. Hình 1.4. Test rose bengal [35].
+ Test fluorescein: được sử dụng để phát hiện những cấu trúc liên kết
kín giữa các tế bào biểu mô bị phá vỡ do fluorescein khi đó sẽ tiếp xúc và
nhuộm màu collagen của màng Bowman.

Hình 1.5. Test fluorescein [36].
Có nhiều hệ thống khác nhau để định lượng sự bắt màu của bề mặt nhãn cầu,
hiện nay có 3 hệ thống được sử dụng phổ biến là: hệ thống của Van Bijsterveld
[37], hệ thống Oxford [38] và hệ thống NEI [25]. Cho tới nay vẫn chưa có nghiên
14
cứu nào cho biết hệ thống đánh giá này là tốt hơn hệ thống đánh giá khác. Hệ thống

NEI [25] và hệ thống Oxford [38] có khoảng điểm rộng hơn và chia nhiều vùng
đánh giá hơn so với hệ thống Van Bijsterveld [37] nên thường được sử dụng trong
những nghiên cứu lâm sàng có theo dõi quá trình điều trị.
Giá trị ngưỡng chẩn đoán của test này cần có số điểm vừa đủ cao để thể hiện
rõ đáp ứng điều trị lại vừa đủ thấp để cho phép chọn lựa lượng bệnh nhân thích hợp.
Đa số tác giả đã sử dụng ngưỡng chẩn đoán ≥ 3 để lựa chọn bệnh nhân khô mắt trong
những nghiên cứu lâm sàng. Để chẩn đoán khô mắt trong khuôn khổ hội chứng
Sjogren thì ngưỡng là ≥ 4 (Đề xuất của nhóm đồng thuận Mỹ và Châu âu) [26].
- Sự ổn định của phim nước mắt - Thời gian vỡ phim nước mắt (TBUT)
Giá trị ngưỡng TBUT được thiết lập để chẩn đoán khô mắt là < 10 giây (báo
cáo của Lemp và Hamill [39]). Gần đây giá trị ngưỡng ≤ 5 hay < 10 giây đã được
chấp nhận bởi nhiều tác giả. Abelson và cộng sự [40] gợi ý ngưỡng để chẩn
đoán khô mắt là < 5 giây. Hiện tại dữ liệu về độ nhạy và độ đặc hiệu để minh
chứng cho các lựa chọn này chưa được cung cấp và cỡ mẫu cho nghiên cứu
cũng chưa xác định được. Ngưỡng chẩn đoán khô mắt phổ biến hiện nay là <
10 giây (khi sử dụng test độc lập), việc lựa chọn giá trị ngưỡng này sẽ dẫn đến
giảm độ nhạy nhưng giúp tăng độ đặc hiệu của test [26].
Hình 1.6. Test TBUT [41].
15
- Đánh giá lượng nước mắt chế tiết - Test Schirmer
Test Schirmer không gây tê và bệnh nhân nhắm mắt khi thực hiện là
test tiêu chuẩn tốt để sử dụng hiện nay. Giá trị của test có sự dao động trong
mỗi đối tượng ở những lần thực hiện khác nhau. Ngưỡng chẩn đoán khô mắt
với test này trước đây là ≤ 5.5 mm sau 5 phút trong nghiên cứu của Van
Bijsterveld [37] và ≤ 5 trong nghiên cứu của Pflugfelder [42]. Sự giảm của
ngưỡng là sẽ làm giảm tỷ lệ phát hiện (độ nhạy) nhưng lại làm tăng độ đặc
hiệu của test. Do đó gần đây ngưỡng chẩn đoán được chấp nhận là < 5mm
(khi dùng test độc lập) [26].

Hình 1.7. Test Schirmer [43].

- Áp lực thẩm thấu phim nước mắt
Phương pháp này có giá trị cao do đánh giá thông số trực tiếp tham gia
vào cơ chế khô mắt. Tăng thẩm thấu phim nước mắt là một dấu hiệu đặc
trưng mô tả tình trạng "khô bề mặt nhãn cầu". Một số nghiên cứu đã gợi ý
ngưỡng chẩn đoán của phương pháp này là ≥ 316 mOsml/l. Trước đây, mặc
dù phương pháp này được xem như một "tiêu chuẩn vàng" trong chẩn đoán
khô mắt nhưng để đo áp lực thẩm thấu cần phải có các phương tiện chuyên
sâu mà chỉ có ở rất ít những phòng thí nghiệm. Trong tương lai với các máy
móc hiện đại thì tính khả thi của test khách quan này sẽ được nâng cao và lúc
đó kỹ thuật này sẽ được sử dụng thông thường hơn [26], [44].
16
- Sự phối hợp các test trong sử dụng hiện nay
Hiệu quả chẩn đoán sẽ cao hơn khi các test được sử dụng phối hợp,
nhưng lưu ý khi các test dùng phối hợp thì nên sử dụng theo một trình tự mà
có thể đảm bảo cho kết quả của các test được chính xác nhất [26] (bảng 1.3).
Bảng 1.3. Trình tự thực hành của các test thông dụng
Trình tự Test
1 Bệnh sử
2 Bộ câu hỏi triệu chứng
3 Fluorescein BUT
4 Đánh giá bắt mầu của bề mặt nhãn cầu với fluorescein±lọc vàng
5 Test Schirmer I và/hoặc test Schirmer II
6 Hình thái mi và sụn mi
7 Đánh giá tuyến Meibomius
8 Các test khác (tuỳ theo tính sẵn có)
1.2.4.2. Các test tương lai
Các test sàng lọc và chẩn đoán khô mắt: các test nên có độ nhạy cao và
khả năng chẩn đoán xa khô mắt, bao gồm:
- Đo chiều cao của nước mắt, tốc độ luân chuyển phim nước mắt (TTR)
- TTR + đo tốc độ bay hơi + đo áp lực thẩm thấu phim nước mắt

- Đo áp lực thẩm thấu + đo tốc độ bay hơi + phân loại lipid hoặc TTR
1.2.4.3. Các kỹ thuật nổi bật khác
Các kỹ thuật này sẽ hứa hẹn đưa đến những tiến bộ về khả năng chẩn
đoán khô mắt trong tương lai. Bao gồm các kỹ thuật như:
- Định lượng lysozym, lactoferin
- Đánh giá thành phần các protein
- Sinh thiết kết mạc
- Test áp kết mạc
- Chụp nhấp nháy lệ quản và phim nước mắt sau tra thuốc cản quang
- Đo độ thanh thải của nước mắt
17
- Chỉ số chức năng nước mắt
- Đánh giá ổn định của phim nước mắt bằng ghi hình bản đồ giác mạc,
1.2.4.4. Chẩn đoán mức độ khô mắt
Hội thảo Khô mắt Quốc tế DEWS 2007 [1], [2] đã đưa ra bảng phân độ
khô mắt cho các nguyên nhân khác nhau như sau:
Bảng 1.4. Bảng phân độ khô mắt.
Mức độ 1 (nhẹ) 2 (trung bình) 3 (nặng) 4 (rất nặng)
Triệu chứng khó
chịu, độ nặng
Nhẹ, khi có
stress môi
trường
Trung bình,
không thường
xuyên
Thường xuyên,
nặng
Nặng và khó phục
hồi

Thị giác
± Mỏi mắt
thoáng qua
Phiền muộn, khó
chịu
Khó chịu, mỏi
Khó chịu, mỏi
khó hồi phục
Cương tụ
kết mạc
Không / nhẹ Không / nhẹ +/– +/++
Test nhuộm
kết mạc
Không / nhẹ Dao động
Trung bình
/ rõ ràng
Rõ ràng
Test nhuộm
giác mạc
Không / nhẹ Dao động
Rõ ràng ở trung
tâm
Tổn thương biểu
mô giác mạc nặng
Triệu chứng giác
mạc, nước mắt
Không / nhẹ
Ít chất tiết, liềm
nước mắt
Viêm giác mạc

sợi, nhiều chất
tiết
Viêm giác mạc
sợi, nhiều chất
tiết, loét
Mi, MGD + MGD + MGD Thường xuyên
Lông siêu, sừng
hoá, dính
TBUT Dao động ≤ 10 giây ≤ 5 giây Xuất hiện ngay
Test Schirmer Dao động ≤ 10mm ≤ 5mm ≤ 2mm
1.2.5. Điều trị
1.2.5.1. Các phương pháp điều trị khô mắt
Mục tiêu hàng đầu trong điều trị khô mắt là cải thiện triệu chứng cơ
năng, phục hồi bề mặt nhãn cầu và đưa phim nước mắt trở lại trạng thái cân
bằng nội môi bình thường. Hiện nay có rất nhiều phương pháp để điều trị khô
18
mắt, Hội thảo Khô Mắt Quốc Tế (DEWS) 2007 [12] đã đưa ra các phương
pháp chính sau:
- Bổ sung nước mắt: (Chất bôi trơn - nước mắt nhân tạo)
Thuật ngữ "nước mắt nhân tạo" chưa thực sự chính xác vì bản chất các
thuốc này không chứa đầy đủ các thành phần như nước mắt tự nhiên đặc biệt là
các chất dinh dưỡng và các yếu tố phát triển. Những chất bôi trơn nhãn cầu có
đặc điểm là các dung dịch đệm nhược trương hoặc đẳng trương có chứa điện
giải, các ion và những loại chất tạo độ nhớt khác nhau. Đối với khô mắt nặng và
đang viêm thì không nên dùng các chất bôi trơn nhãn cầu có chất bảo quản vì
chất bảo quản sẽ làm cho khô mắt và quá trình viêm nhiễm sẽ nặng lên. Đối với
khô mắt có tăng thẩm thấu cần sử dụng chất bôi trơn có chất làm giảm thẩm thấu
(erythritol, levocarnitin, glycerin).
- Duy trì nước mắt: có thể áp dụng các phương pháp sau:
+ Kính giữ ẩm: đã có nghiên cứu cho thấy đeo kính giữ ẩm làm giảm nhẹ

những khó chịu ở bệnh nhân khô mắt. Kết quả nghiên cứu của Tsubota đã cho
thấy có sự gia tăng độ ẩm quanh mắt ở những người được đeo kính giữ ẩm [45].
Bệnh nhân khô mắt đeo kính có khoảng thời gian giữa 2 lần chớp mắt dài hơn so
với những người không đeo kính. Tuy nhiên mức độ bằng chứng ủng hộ hiệu
quả của kính giữ ẩm cho điều trị khô mắt còn tương đối hạn chế.
+ Kính tiếp xúc: giúp giữ nước và bảo vệ bề mặt nhãn cầu trong những
trường hợp khô mắt nặng. Nhiều nghiên cứu cho thấy kính tiếp xúc giúp cải
thiện thị lực, gia tăng sự thoải mái và làm lành những khiếm khuyết biểu mô
dai dẳng [46], [47], [48]. Tuy nhiên, đeo kính tiếp xúc kéo dài có thể gây tân
mạch giác mạc và viêm giác mạc.
+ Đóng điểm lệ: hạn chế nước mắt chảy đi, dễ thực hiện. Có 2 cách
đóng điểm lệ: bằng nút silicon, đóng điểm lệ vĩnh viễn (đốt bít điểm lệ).
Chống chỉ định: dị ứng với nguyên liệu làm nút, lật điểm lệ, viêm nhiễm
19
đường lệ. Sự hữu ích của đóng điểm lệ đã được chứng minh qua nhiều nghiên
cứu. Các báo cáo này cho thấy những chỉ số khách quan được cải thiện khi
đóng điểm lệ như: cải thiện nhuộm giác mạc, kéo dài thời gian vỡ phim nước
mắt và tăng mật độ tế bào hình đài [49], [50].
- Chống viêm:
Chống viêm là một khâu quan trọng trong quy trình điều trị khô mắt.
Dựa trên cơ chế bệnh sinh, chất chống viêm có tác dụng cắt đứt vòng xoắn
bệnh lý của tổn thương bề mặt nhãn cầu. Có 3 nhóm thuốc chính được sử
dụng trong điều trị khô mắt:
+ Cocticosteroid: có tác dụng chống viêm mạnh trong bệnh khô mắt,
đặc biệt hiệu quả trong điều trị viêm kết giác mạc sicca và hội chứng Sjogren.
Tuy nhiên do có một số tác dụng phụ nên chỉ dùng trong thời gian ngắn. Gần
đây, các nhà khoa học đang nghiên cứu sử dụng hormon sinh dục (androgen,
oestrogen) trong điều trị khô mắt.
+ Tetracyclin: được chỉ định dùng trong điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm
mi sau mạn tính. Rối loạn chức năng tuyến Meibomius thường đi kèm với

khô mắt do tăng bốc hơi nước mắt. Sử dụng tetracycline đường toàn thân đã
được công nhận rộng rãi về khả năng ức chế viêm và cải thiện triệu chứng của
viêm tuyến Meibomius.
+ Cyclosprin A 0,05%: tác dụng chống viêm, tái tạo nước mắt. Tuy
nhiên cần phải dùng trong thời gian dài (3-6 tháng).
- Kích thích tiết nước mắt: các thuốc kích thích tiết nước mắt
+ Một số thuốc dùng tại chỗ có thể kích thích sự tiết nước mắt, tiết
nhày hoặc cả hai. Các dung dịch nhỏ mắt (diquafosol, rebamipide, gefarnate,
ecabet) có khả năng tăng tiết mucin thông qua tế bào đài tiết nhầy (goblet
cell) trên bề mặt nhãn cầu. Các thử nghiệm lâm sàng trên người đã bắt đầu
được tiến hành và đã cho kết quả đáng khích lệ.
20
+ Thuốc uống như pilocarpine, cevilemine cho thấy có cải thiện các
triệu chứng khô mắt và bệnh bề mặt nhãn cầu. Tuy nhiên đến nay chưa được
sử dụng rộng rãi do có nhiều tác dụng phụ và hiệu quả dao động trên từng đối
tượng bệnh nhân.
- Chất thay thế nước mắt sinh học
Chất thay thế nước mắt có nguồn gốc sinh học (huyết thanh tự thân
hoặc nước bọt) là những chất có thành phần lý hoá học tương tự như nước
mắt. Các chất này chứa nhiều chất dinh dưỡng biểu mô khác nhau và do có
nguồn gốc tự thân nên không sinh kháng nguyên.
- Acid béo thiết yếu
Các acid béo (omega - 3, omega - 6) có tác dụng ức chế các chất viêm
trung gian. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sử dụng acid béo giúp cải thiện có ý
nghĩa các triệu chứng kích ứng mắt và triệu chứng nhuộm bề mặt nhãn cầu.
- Các chiến lược môi trường
Tránh những yếu tố làm giảm lượng nước mắt được tiết ra hoặc làm tăng
bốc hơi nước như các yếu tố sau: sử dụng các thuốc kháng cholinergic toàn thân,
môi trường có điều hoà, môi trường nhiều khói bụi, nhiều gió Phòng làm việc
cần có độ ẩm thích hợp. Các đối tượng thường xuyên sử dụng màn hình vi tính

cần tuân thủ các nguyên tắc như: độ sáng của màn hình, vị trí ngồi, thời gian
nghỉ ngơi, tra thuốc bôi trơn mắt (nước mắt nhân tạo), [2], [11], [12].
1.2.5.2. Hướng dẫn điều trị hiện nay
Hội thảo quốc tế về khô mắt (DEWS) 2007 [12] đã đưa ra hướng dẫn điều
trị khô mắt theo mức độ nặng của bệnh (bảng 1.4) như sau:
- Mức độ 1:
+ Giáo dục và thay đổi môi trường/chế độ ăn
+ Loại bỏ các thuốc toàn thân gây khô mắt.
21
+ Nước mắt nhân tạo
+ Điều trị mi mắt
- Mức độ 2: nếu các điều trị như mức độ 1 không đủ, thêm:
+ Kháng viêm
+ Tetracycline (cho viêm tuyến Meibomius, trứng cá đỏ)
+ Nút điểm lệ
+ Các thuốc kích thích tiết nước mắt.
+ Kính giữ ẩm
- Mức độ 3: nếu các điều trị như mức độ 2 không đủ, thêm:
+ Huyết thanh
+ Kính tiếp xúc
+ Đóng điểm lệ vĩnh viễn
- Mức độ 4: nếu các điều trị như mức độ 3 không đủ, thêm:
+ Thuốc kháng viêm toàn thân
+ Phẫu thuật (phẫu thuật mi, ghép niêm mạc, tuyến nước bọt, màng ối)
Tuy nhiên hướng dẫn điều trị trên có thể được thay đổi dựa trên đặc điểm
từng bệnh nhân và kinh nghiệm lâm sàng.
1.3. Tổng quan về huyết thanh tự thân tra mắt
1.3.1. Cơ sở của việc sử dụng huyết thanh tự thân tra mắt
Nước mắt cung cấp cho bề mặt nhãn cầu nhiều chất dinh dưỡng và những
thành phần làm lành tổn thương như fibronectin, các vitamin và các yếu tố tăng

trưởng (EGF, TGF, FGF, NGF, PDGF) giúp hỗ trợ và điều chỉnh sự sinh sôi,
phát triển và biệt hoá của biểu mô kết giác mạc.
Fibronectin là một glycol-protein disulphua có ảnh hưởng tới liên kết tế
bào và việc di chuyển tái tạo biểu mô. Protein này không chỉ hoạt động như
một chất nuôi dưỡng chủ yếu cho biểu mô bề mặt nhãn cầu mà còn ảnh hưởng
tới các tính chất của lớp lipid trong nước mắt. Các protein như: lactoferrin,
serum-IgA và các yếu tố khác được giải phóng vào nước mắt hỗ trợ quá trình
opsonin hoá và thực bào các vi trùng. Vì thế nước mắt không chỉ có chức năng
22
bôi trơn và rửa trôi mà còn có các tính chất kháng khuẩn và nuôi dưỡng biểu
mô. Nếu các yếu tố nuôi duỡng biểu mô của nước mắt không còn thì sự gắn kết
của biểu mô bề mặt nhãn cầu có thể bị rạn nứt và có thể xuất hiện những
thương tổn lâu dài cho mắt. Những cố gắng trong phẫu thuật nhằm khôi phục
bề mặt nhãn cầu trong trường hợp khô mắt nghiêm trọng cũng thường gặp phải
thất bại, trừ khi chất bôi trơn cho mắt được cung cấp một cách đầy đủ.
Bảng 1.5. So sánh đặc điểm hoá sinh của huyết thanh và nước mắt [17].
Nước mắt Huyết thanh
pH 7,4 7,4
Áp lực thẩm thấu (mOsm/l) 298±10 296
EGF (ng/ml) 0,2-3,0 0,5
TGF- β 2-10 6-33
NGF (pg/ml) 468,3±317,4 54,0
SP (pg/ml) 157,0±73,9 70,9±34,8
IGF-1 (pg/ml) 0,031±0,015 105
PDGF 0-1,33 15,5
Vitamin A (mg/ml) 0,02 46
Albumin (mg/ml) 0,023±0,016 35-53
Fibronectin ( μg/ml) 21 205
Lactoferrin (ng/ml) 1650±150 266
Lysozyme (mg/ml) 2,07±0,24 0,001

SIgA ( μg/ml) 1190±904 2500
Các phân tích (bảng 1.5) cho thấy các thành phần trong huyết thanh tự
thân tương đối giống với nước mắt, tuy nhiên các thành phần vitamin, yếu tố
tăng trưởng (IGF1, PGDF) và fibronectin cao hơn nhiều.
Tác dụng thúc đẩy tăng trưởng và di chuyển tế bào của huyết thanh tự
thân trong việc nuôi dưỡng tế bào nói chung và cho những tế bào biểu mô
giác mạc đã được chứng tỏ qua nhiều nghiên cứu. Nhiều thí nghiệm phát hiện
ra rằng huyết thanh tự thân chứa nhiều yếu tố hỗ trợ quá trình tái tạo biểu mô
giác mạc ở người tốt hơn so với những chất thay thế nước mắt được bảo quản
hay không được bảo quản. Người ta còn phát hiện thêm rằng huyết thanh tự
23
thân tạo ra chất mucin-1 trong những tế bào kết mạc sống lâu dài như một tín
hiệu cho thấy sự phân chia ở mức cao hơn và cũng cho thấy rằng huyết thanh
tự thân làm tăng sự sao mã RNA cho NGF cũng như những thành phần nhận
TGF- β trong giác mạc người [17].
1.3.2. Sản xuất và sử dụng huyết thanh tự thân tra mắt
1.3.2.1. Những thông số quan trọng của quá trình sản xuất
Những thông số quan trọng của quá trình sản xuất để đảm bảo chất
lượng của huyết thanh bao gồm:
- Giai đoạn đông máu (thời gian và nhiệt độ đông): nên để máu đông
trong 2h ở nhiệt độ phòng (21
0
C - 27
0
C) để đảm bảo những yếu tố có nguồn
gốc tiểu cầu giúp cho việc tái tạo biểu mô giác mạc tốt hơn (EGF, HGF, )
được giải phóng.
- Ly tâm( lực ly tâm và thời gian ly tâm): nhiều nghiên cứu sử dụng lực
ly tâm khác nhau, dao động từ 1500 vòng/phút đến 5000 vòng/phút trong thời
gian từ 5 - 10 phút. Song nhiều nghiên cứu cho thấy lực ly tâm cao không chỉ

giúp thu được một lượng huyết thanh nhiều hơn mà còn làm giảm lượng
màng tiểu cầu trên bề mặt (chất này nếu tập trung với nồng độ cao có thể gây
chết tế bào). Bên cạnh đó, Geerling và cộng sự [17] cũng phát hiện rằng lực ly
tâm cao hơn cũng sẽ làm giảm nồng độ của TGF- β1 (chất này có thể làm
chậm quá trình tái tạo biểu mô). Do vậy tác giả đề xuất nên ly tâm trong vòng
15 phút với tốc độ 3000 vòng/phút sẽ cho kết quả tách huyết thanh và máu
đông tốt mà không gây vỡ hồng cầu.
- Pha loãng (nồng độ và chất pha loãng): việc pha loãng sẽ quyết định
nồng độ của các yếu tố tăng trưởng biểu mô trong dung dịch tra mắt, chất pha
loãng cần đảm bảo không gây ảnh hưởng tới các yếu tố tăng trưởng của huyết
thanh. Trong các nghiên cứu lâm sàng thì nồng độ thường được sử dụng là
24
20%, 33%, 50% hoặc 100%. Không có một bằng chứng lâm sàng rõ ràng để
quy định một nồng độ chuẩn tuy nhiên các thí nghiệm in vitro đã chỉ ra rằng
việc tái tạo tế bào được thực hiện tốt nhất với nồng độ huyết thanh 20%. Chất
pha loãng thường dùng là NaCl 0,9%.
- Bảo quản: huyết thanh tự thân tra mắt thường không sử dụng chất bảo
quản hay chất ổn định để làm giảm nguy cơ gây độc từ thuốc và không ảnh
hưởng tới các yếu tố tăng trưởng có trong huyết thanh. Thời gian lưu giữ tốt
nhất là 1 tuần đến 1 tháng ở +4
0
C và ít nhất 3 tháng ở - 20
0
C. Tuy nhiên nhiều
nghiên cứu gần đây thấy rằng nồng độ của nhiều protein và yếu tố tăng trưởng
sẽ giảm nếu bảo quản nhiều tuần ở +4
0
C do vậy lọ huyết thanh đã mở nắp lưu
giữ ở +4
0

C nên bỏ đi sau 1 ngày sử dụng [17], [19].
1.3.2.2. Quy trình sản xuất huyết thanh tự thân tra mắt.
Trên cở sở các phân tích trên Geerling và cộng sự [17] đã đưa ra 1
quy trình chuẩn hoá để pha chế huyết thanh, quy trình này đã được chứng
minh hiệu quả qua các nghiên cứu in vitro cũng như trong các nghiên cứu
lâm sàng (Sơ đồ 1.1).
Sơ đồ 1.1. Quy trình sản xuất và sử dụng huyết thanh tự thân tra mắt [17]
1.3.2.3. Áp dụng lâm sàng
- Chỉ định:
+ Khô mắt.
+ Khuyết biểu mô dai dẳng.
+ Viêm kết giác mạc rìa.
+ Sau các phẫu thuật tái tạo bề mặt nhãn cầu.
+ Hội chứng trợt giác mạc tái phát.
Bệnh nhân hiểu và đồng ý điều trị
Xét nghiệm dương tính
Xét nghiệm (HIV, HBV)
Xét nghiệm âm tính
Lấy máu tĩnh mạch vô trùng: lấy 40ml chia
đều vào 4 ống, đặt trên giá nghiêng 45
0
Bệnh nhân không được
sử dụng huyết thanh tự
thân tra mắt
Để máu lắng ở nhiệt độ phòng trong 2h
Ly tâm15 phút với lực 3000G
Pha với NaCl 0,9% để đạt nồng độ 20%
Đóng thành những lọ 2ml
Âm tính: phát cho bệnh nhân
Kiểm tra nhiễm khuẩn

Dương tính: loại bỏ
Dùng lọ mới mỗi ngày ở 4
o
C
Bảo quản ở -20
0
C
Bỏ đi hàng ngày
25
- Tác dụng phụ:
Những tác động không mong muốn khi sử dụng huyết thanh tra mắt
bao gồm: bệnh tiến triển xấu hơn, nhiễm trùng, phản ứng miễn dịch và lắng
đọng ở kính tiếp xúc. Hầu hết các tác giả đều báo cáo là không có biến chứng
ở tất cả các trường hợp. Trong số những nghiên cứu sử dụng huyết thanh tự
thân tra mắt đã báo cáo có ca có biến chứng là rất nhỏ, chỉ có 5 bệnh nhân
được báo cáo là có sự khó chịu và bệnh lý biểu mô tăng lên và 2 ca bị eczema
mi mắt [16], [51], [52], [53], [54], [55]. Tuy nhiên những biến chứng này
cũng có thể xảy ra trong tiến trình tự nhiên của bệnh bởi các yếu tố nguy cơ
khác như: bệnh viêm khớp dạng thấp, thiếu hụt phim nước mắt, dùng kính
tiếp xúc điều trị.
1.3.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.3.1. Nghiên cứu trên thế giới
Hiệu quả của huyết thanh tự thân tra mắt được đánh giá lần đầu vào
năm 1984 bởi Fox và cộng sự [51] trong một nghiên cứu về một chất bôi trơn
không bảo quản mà những nhà sản xuất dược thời đó chưa thể sản xuất được.
Tuy nhiên chính Tsubota là người đã phổ biến tác dụng của huyết thanh khi
ông đề cập đến tiềm năng theo hướng biểu mô của việc sử dụng huyết thanh
cho bệnh lý bề mặt nhãn cầu vì nó có chứa nhiều yếu tố tăng trưởng và các
vitamin thiết yếu [14], [15].
Fox đã điều trị 30 mắt bị khô mắt với huyết thanh tự thân 50% (pha với

NaCl 0,9%) và nhận thấy các dấu hiệu, triệu chứng ở tất cả các bệnh nhân đã
được cải thiện khi sử dụng thuốc này [51]. Tsubota khi nghiên cứu những
bệnh nhân khô mắt do hội chứng Sjogren điều trị bằng huyết thanh tự thân
20% tra 6 - 10 lần/ngày trong 4 tuần đã thu được kết quả là 34% triệu chứng
đã được cải thiện, TBUT vẫn không thay đổi nhưng test nhuộm rose bengal
và fluorescein đã giảm tới 55% và 68% [14].

×