Tải bản đầy đủ (.doc) (177 trang)

nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng quận đống đa, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 177 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
TRẦN MỸ LINH
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở
NỮ GIỚI TRONG CỘNG ĐỒNG
QUẬN ĐỐNG ĐA – HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
TRẦN MỸ LINH
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở
NỮ GIỚI TRONG CỘNG ĐỒNG
QUẬN ĐỐNG ĐA – HÀ NỘI
Chuyên ngành : Nội tim mạch
Mã số : 60.72.20
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Thị Bạch Yến
HÀ NỘI - 2013
Lời cảm ơn
* Nhân dịp hoàn thành bản luận án này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
của:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội.
- Các thầy, các cô của Bộ môn Nội - Tim mạch Trường Đại học Y Hà
Nội.
- Cán bộ và nhân viên Viện Tim mạch Việt Nam.
- Phòng Đào tạo sau đại học và Phòng Nghiên cứu khoa học Trường
Đại học Y Hà Nội.
- Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên khoa I và phòng Tổ
chức cán bộ Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội.


* Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô:
- PGS.TS. Nguyễn Thị Bạch Yến, Phó viện trưởng Viện Tim mạch Việt
Nam, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn luận án của tôi.
* Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và những ý kiến đóng góp quý
báu của thầy:
- GS.TS. Nguyễn Lân Việt, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt
Nam, chủ nhiệm Bộ môn Tim mạch Trường Đại học Y Hà Nội.
* Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với bố mẹ, chồng và con trai yêu quý, những
người luôn dành cho tôi tình yêu thương và sự động viên trong cuộc sống cũng
như trong công tác.
* Tôi xin cảm ơn bạn bè và anh chị em của tôi, những người đã luôn sát cánh
bên cạnh tôi và mong muốn chân thành tôi đạt được nhiều thành công trong cuộc
sống cũng như trong công việc.
Hà nội, Ngày 20 tháng 11 năm 2013.

Trần Mỹ Linh
4
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng các số liệu, kết quả nghiên cứu của tôi là
hoàn toàn trung thực và đề tài này không trùng với bất cứ đề tài nào đã
công bố.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Ký tên

Trần Mỹ Linh

5


6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BMI : Chỉ số khối cơ thể
BMV : Bệnh mạch vành
CĐ : Chế độ
CRP : C-Reactive Protein
DODALAB : Đơn vị Nghiên cứu Hệ thống Y tế trường Đại học Y Hà
Nội
ĐTĐ : Đái tháo đường
F : Female (nữ)
FRS : Nguy cơ bệnh mạch vành trong 10 năm theo thàng
điểm Framingham
HA : Huyết áp
HDL : Lipoprotein trọng lượng phân tử cao
HDL-C : HDL-Cholesterol
LDL : Lipoprotein trọng lượng phân tử thấp
LDL-C : LDL-Cholesterol
M : Male (nam)
NĐTN : Nhiễm độc thai nghén
RLLP : Rối loạn lipid
TB : Trung bình
TC : Cholesterol
TG : Triglycerid
THA : Tăng huyết áp
WC : Vòng eo
WHO : Tổ chức Y tế thế giới
YTNC : Yếu tố nguy cơ
7
8
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các thống kê dịch tễ học ngày nay cho thấy bệnh tim mạch, đặc biệt

là xơ vữa động mạch, bao gồm mạch não, mạch vành, mạch máu ngoại vi
đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tàn tật và tử vong ở
phụ nữ. Ước tính cứ 100.000 người thì có 298 phụ nữ tử vong vì bệnh tim
mạch và tiểu đường [1]. Năm 2008, bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong
của 6,5 triệu phụ nữ trên 60 tuổi trên toàn thế giới [2]. Theo báo cáo của Bộ
Y Tế, năm 2012, bệnh tim mạch đứng thứ hai về gánh nặng bệnh tật ở phụ
nữ Việt Nam (18%) [3].
Theo Wilkins JT và cộng sự, nguy cơ trải qua một biến cố tim mạch
trong phần đời còn lại ở phụ nữ trên 45 tuổi là 55%. Trên 50 tuổi, ước tính
nguy cơ xơ vữa động mạch ở phụ nữ là 39% [4]. Trên 40 tuổi, nguy cơ suy
tim ở phụ nữ là 20,3% [5].
Yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch là yếu tố liên quan với sự gia
tăng khả nặng mắc bệnh tim mạch. Ở phụ nữ, các yếu tố nguy cơ tim mạch
hay gặp nhất là: rối loạn lipid máu (RLLP máu), mãn kinh, tăng huyết áp
(THA), sử dụng thuốc tránh thai, đái tháo đường (ĐTĐ) và hút thuốc lá [6].
Tác giả Salehi R nghiên cứu trên 250 phụ nữ được chẩn đoán ban đầu là
nhồi máu cơ tim hoặc đau thắt ngực không ổn định, kết quả cho thấy tất cả
đối tượng nghiên cứu đều có yếu tố nguy cơ. Trong đó, RLLP máu gặp ở
98% bệnh nhân, THA chiếm 78%, 38,5% số phụ nữ nghiên cứu bị ĐTĐ,
66,7% đã mãn kinh, tỷ lệ phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai là 57% và hút
thuốc lá là 27% [6]. Ở những phụ nữ có từ 3 yếu tố nguy cơ trở lên, nguy
cơ tử vong do bệnh tim mạch cao gấp 5 lần, và số năm sống trung bình
ngắn hơn 7 năm so với những phụ nữ không có yếu tố nguy cơ [7].
Trong số các yếu tố nguy cơ tim mạch, rất nhiều yếu tố có thể thay
đổi và kiểm soát nhờ những biện pháp dự phòng đặc biệt. Nghiên cứu yếu
9
tố nguy cơ tim mạch giúp kiểm soát được các yếu tố nguy cơ, làm giảm
nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân
tại cộng đồng về cách phòng ngừa các yếu tố nguy cơ và bệnh tim mạch
[4], [7]. Điều này đặc biệt quan trọng ở nữ giới, vì đến nay tại cộng đồng

vẫn tồn tại quan niệm bệnh tim mạch là bệnh của nam giới, trong khi trên
thực tế, phụ nữ thường có nhiều áp lực trong gia đình và công việc hơn so
với đàn ông, làm tăng gánh nặng của các yếu tố nguy cơ tim mạch. Bên
cạnh đó, phụ nữ khi nhận thức tốt về các yếu nguy cơ tim mạch sẽ là người
bảo vệ phòng ngừa bệnh tim mạch tốt nhất không chỉ cho bản thân mà cho
mọi người trong gia đình.
Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu về yếu tố nguy cơ của bệnh
tim mạch, tuy nhiên ở Việt Nam, những nghiên cứu này chưa nhiều. Đặc
biệt các yếu tố nguy cơ và bệnh tim mạch ở nữ giới mới chỉ được quan tâm
gần đây.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
“Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng
Quận Đống Đa - Hà Nội” với hai mục tiêu:
1. Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng
tại quận Đống Đa – Hà Nội.
2. Ước tính nguy cơ bệnh mạch vành trong 10 năm theo thang điểm
Framingham cho quần thể nghiên cứu.
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới
10
1.1.1. Khái niệm chung
Trong những thập niên gần đây, mô hình bệnh tật có nhiều
thay đổi, trong khi các bệnh nhiễm trùng có xu hướng ngày một
giảm thì ngược lại các bệnh không lây nhiễm như: tim mạch, tâm
thần, ung thư… đặc biệt là các bệnh tim mạch ngày càng tăng [3].
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2008 có 57
triệu người tử vong vì nguyên nhân do các bệnh không lây mà hàng
đầu là nhóm bệnh tim mạch (48%) [1].
Yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch là yếu tố liên quan với sự
gia tăng khả nặng mắc bệnh tim mạch. Sự liên quan này dường

như luôn mang tính chất thống kê. Tuy nhiên, một người mang một
yếu tố nguy cơ nào đó chỉ có nghĩa là có sự gia tăng khả năng mắc
bệnh chứ không phải chắc chắn sẽ mắc bệnh. Ngược lại, một người
không mang bất kì yếu tố nguy cơ nào cũng không thể chắc chắn sẽ
không mắc bệnh.
Các yếu tố nguy cơ tim mạch bao gồm:
- Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được: Tuổi, giới, di truyền,
mãn kinh ở nữ giới.
- Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được: THA, tăng cholesterol máu,
lipoprotien (a), hút thuốc lá, béo phì, béo bụng, giảm dung nạp đường,
ĐTĐ, yếu tố tâm lý xã hội, mức tiêu thụ rau, hoa quả hàng ngày, mức tiêu
thụ rượu hàng ngày, mức độ vận động thể lực hàng ngày, sử dụng thuốc
tránh thai, C-Reactive Protein (CRP), dầy thất trái.
- Yếu tố bảo vệ: HDL – Cholesterol, tập thể dục, Estrogen ở nữ giới
và uống rượu vừa phải.
Các yếu tố nguy cơ có khuynh hướng xuất hiện cùng nhau và
có tác động cộng hưởng. Những người có nhiều yếu tố nguy cơ thì
11
kh nng mc cỏc bnh tim mch s cao hn nhng ngi yu t
nguy c thp hoc khụng cú yu t nguy c. Khi ỏnh giỏ nguy c,
khụng th ch n thun da vo mt yu t nguy c m cn tớnh
n nguy c tim mch chung cho tng cỏ th. Hn th na, biu
hin bnh liờn quan n mng x va mt mch mỏu ng ngha
vi nguy c b bnh nhiu mch mỏu khỏc. Ngi cú cỏc bnh
liờn quan n mng x va khụng phi mch vnh cng cú cựng
nguy c xy ra cỏc bin c tim mch nh ngi b mch vnh.
Trong nghiên cứu NHANTES III nhóm ngời có nguy cơ mạch vành trong
10 năm trên 10% chiếm khoảng 38% ở nam và 5% ở nữ, chủ yếu ở nam
giới trên 45 tuổi có t 2 yếu tố nguy cơ hoặc ở nữ trên 55 tuổi có t 3 yếu
tố nguy cơ [8]. Nguy cơ tăng khi có mặt nhiều yếu tố nguy cơ đã đợc ghi

nhận ở nhiều nghiên cứu khác trên quần thể, cho thấy ngời có trờn 2 yếu tố
nguy cơ chính (bao gồm Cholesterol 5,2 mmol/L (200mg/dL), huyết áp
140/90 mmHg, hút thuốc lá) thì nguy cơ đã tăng lên đáng kể ở cả hai giới:
nguy cơ tơng đối mắc bệnh mạch vành tăng 5,5 và 5,7 lần, nguy cơ mắc
bệnh tim mạch gấp 4,1 và 4,5 lần còn nguy cơ tử vong chung cũng tăng gấp
3,2 và 2,3 lần tơng ứng ở nam và nữ [4].
Nghiên cứu Framingham Heart Study đánh giá nguy cơ tim mạch ở
những ngời trên 50 tuổi không có bệnh tim mạch ban đầu trên cơ sở các yếu
tố nguy cơ tim mạch chính bao gồm cholesterol 6,20 mmol/L (240 mg/dL),
huyết áp tâm thu 160 mmHg, huyết áp tâm trơng 100mmHg, hút thuốc lá,
đái tháo đờng. Kết quả cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong đời tăng
lên nhanh chóng tùy theo số lợng và mức độ trầm trọng của các yếu tố nguy
cơ. So với những ngời có trên 2 yếu tố nguy cơ chính, những ngời không có
yếu tố nguy cơ nào (cholesterol <4,65 mmol/L (180mg/dL), huyết áp <120/80
mmHg, không hút thuốc và không đái tháo đờng) thì có nguy cơ mắc bệnh tim
mạch trong đời thấp hơn hẳn (5% so với 69% ở nam và 8% so với 50% ở nữ),
12
cũng nh có thời gian sống trung bình dài hơn rõ rệt (trờn 39 năm so với 28
năm ở nam và trờn 39 năm ở nữ) [5].
Nghiờn cu trờn 257.384 ngi, Berry JD v cng s nhn
thy trong s nhng nghi tham gia t 55 tui, nhng ngi cú
yu t nguy c tim mch t mc ti u (Cholesterol <180 mg/dL
(4,7 mmol/l), HA tõm thu < 120 mmHg v HA tõm trng < 80
mmHg, khụng hỳt thuc v khụng b T) cú nguy c mc bnh tim
mch trong phn i cũn li thp hn ỏng k so vi ngi cú t 2
yu t nguy c tr lờn (4,7% so vi 29,6% nam v 6,4% so vi
20,5% n). Nguy c b nhi mỏu c tim cú t vong hoc khụng t
vong ngi khụng cú yu t nguy c cng thp hn so vi ngi
cú yu t nguy c cao (3,6% so vi 37,5% nam v < 1% so vi
18,3% n). Nguy c t qu cú t vong hoc khụng t vong cng

cú kt qu tng t (2,3% nam gii khụng cú yu t nguy c so
vi 8,3% nam gii cú yu t nguy c cao v 5,3% n gii
khụng cú yu nguy c so vi 10,7% n gii cú yu t nguy c cao)
[9].
Bản thân m i yếu tố nguy cơ cũng có những tác động độc lập. Huyết
áp tâm thu và cholesterol toàn phần có ảnh hởng riêng rẽ đến các biến cố
đích trong mt nghiên cứu đa quốc gia ở châu , Australia và New Zealand.
Huyết áp tâm thu cứ tăng thêm 10mmHg thì nguy cơ tim mạch tăng thêm 21-
34% ở mọi mức cholesterol khác nhau, trong khi cholesterol toàn phần làm
tăng nguy cơ tim mạch ở mọi giai đoạn tăng huyết áp. Những tác động này là
độc lập sau khi đã loại trừ ảnh hởng tơng tác của các yếu tố nguy cơ khác. Ng-
ời có cả hai yếu tố cholesterol 6,25 mmmol/l (240 mg/dL) và huyết áp tâm
thu 160 mmHg sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành thêm 7 lần và nguy cơ
đột quỵ thêm 8 lần so với những ngời có cholesterol <4,75mmol/L (183
mg/dL) và huyết áp tâm thu < 130mmHg [10].
13
1.1.2. Một số yếu tố nguy cơ tim mạch thường gặp ở nữ giới
1.1.2.1. Tuổi
Tuổi già là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
Càng lớn tuổi, hoạt động của tim càng kém hiệu quà. Thành tim dày lên,
các động mạch cứng lại khiến cho quá trình bơm máu cũng trở nên khó
khăn, đó là lý do vì sao nguy cơ mắc bệnh tim mạch gia tăng theo tuổi [11].
Nghiên cứu nguy cơ mắc bệnh tim mạch theo nhóm tuổi, kết quả của
Wilkins JT và cộng sự cho thấy tỷ lệ phụ nữ tử vong vì bệnh tim mạch từ
45 đến 55 tuổi là 35,1%, tăng lên ở lứa tuổi từ 55 – 65 tuổi (36,3%) và 65
-75 tuổi (37,7%). Sau 75 tuổi, tỷ lệ tử vong ở phụ nữ vì nguyên nhân tim
mạch cao nhất (45,4%). Tương tự, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ cũng
tăng lên theo tuổi, ở nhóm từ 45 đến 55 tuổi là 26,3%, từ 55 đến 65 tuổi là
27,3%, từ 65 đến 75 tuổi là 28,3% và cao nhất sau 75 tuổi (33,2%) [4].
Tuy nhiên, ngày nay, bệnh tim không chỉ gặp ở phụ nữ lớn tuổi với

nhiều bệnh phối hợp mà còn gặp nhiều ở phụ nữ dưới 50 tuổi và tử vong do
nhồi máu cơ tim ở nhóm tuổi này thường gấp đôi so với nam giới.
1.1.2.2. Giới
Nhìn chung, nam giới có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn phụ
nữ. Nghiên cứu trên 905.115 người, Wilkins và cộng sự cho kết quả nguy
cơ mắc bệnh tim mạch của đàn ông cao hơn phụ nữ ở tất cả các lứa tuổi [4].
Trong một nghiên cứu khác của Lloyd-Jones DM và cộng sự cũng cho kết
quả tương tự [7].
1.1.2.3. Di truyền
Nếu trong gia đình có người cùng huyết thống bị bệnh tim mạch, ví
dụ như cha mẹ hoặc anh chị em đã từng gặp phải các vấn đề về tim mạch
trước tuổi 55, nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ cao hơn bình thường. Ngoài
14
ra, những yếu tố nguy cơ tim mạch như cao huyết áp, tiểu đường và béo phì
cũng có thể mang tính di truyền.
Năm 1996, Sichieri R, Siqueira KS, Pereira RA tiến hành một nghiên
cứu về yếu tố gia đình ở các đối tượng là người lớn tại thủ đô Rio de Janero
city (Brazil). Đối tượng nghiên cứu là 2.802 người trưởng thành được đo
huyết áp (HA), vóc người. Kết quả cho thấy có sự tương quan giữa vóc
người và THA. Điều này củng cố lý thuyết quan trọng về sự phát triển cơ
thể phụ thuộc vào gen ở người lớn THA, nhất là ở phụ nữ [12].
Andersen UB, Dige Petersen H, Ibsen H nghiên cứu kháng insulin ở
những đối tượng có nguy cơ THA do di truyền, so với những đối tượng
không có nguy cơ THA di truyền. Kết quả cho thấy đối tượng nghiên cứu
có họ hàng THA dễ bị THA tự phát, có biểu hiện THA tâm trương hơn so
với những người có họ hàng không bị THA [13].
Năm 1989 - 1992, Trần Đỗ Trinh điều tra dịch tễ học bệnh THA ở Việt
Nam. Khi so sánh giữa 909 cặp của 2 nhóm THA và người bình thường, tác
giả nhận thấy tỷ lệ ở người THA có người trong gia đình bị THA cao hơn ở
nhóm đối chứng, đặc biệt là đối với cha và anh chị em (p < 0,01) [14].

Năm 1999, Phạm Gia Khải nghiên cứu 1221 trường hợp THA có
188 trường hợp có người trong gia đình bị THA gồm: bố bị THA 80/188
(42,55%), mẹ bị THA 71/188 (37,76%), anh chị em ruột, cô dì chú bác bị
THA 37/188 (19,68%) [15].
1.1.2.4. Mãn kinh ở phụ nữ
Thời kỳ mãn kinh được định nghĩa là hơn 12 tháng mà không hành
kinh [16].
Vai trò của Estrogen (hormon sinh dục ở nữ) không phải lý do chắc
chắn giải thích tại sao phụ nữ thường có xu hướng mắc bệnh tim mạch
nhiều hơn và ở tuổi muộn hơn nam giới. Nhưng có thể nội tiết tố Estrogen
15
có tác dụng bảo vệ hệ thống tim mạch. Estrogen được cho là có tác động
tích cực trên các lớp bên trong của thành động mạch, giúp giữ cho các
mạch máu linh hoạt. Sau mãn kinh, nồng độ Estrogen giảm dần cùng với
độ tuổi ngày càng tăng, dường như đã làm giảm đi vai trò bảo vệ chống lại
bệnh tim mạch [17].
Một nghiên cứu khác của Salehi R cùng cộng sự trên 250 phụ nữ
được chẩn đoán ban đầu là nhồi máu cơ tim hoặc đau thắt ngực không ổn
định, tỷ lệ phụ nữ mãn kinh chiếm đến 66,7% [6]. Còn Deo R, Vittinghoff
E, Lin F, Tseng ZH, Hulley SB và Shlipak MG nghiên cứu trên 2763 phụ
nữ mãn kinh được chẩn đoán nhồi máu cơ tim, tỷ lệ đột tử của những phụ
nữ này là 0,79% [18].
Cũng liên quan đến mãn kinh, nghiên cứu của tác giả Fukuda K và
cộng sự trên 306 phụ nữ cho thấy, thời kỳ mãn kinh, đặc biệt là trong giai
đoạn đầu, là một yếu tố quan trọng liên quan đến nhồi máu não (OR 4,35,
CI 95% 1,05-18,08) [19].
Sau mãn kinh, việc thay đổi nồng độ Estrogen cũng gây ảnh hưởng
đến những yếu tố nguy cơ tim mạch theo chiều hướng bất lợi. Trong một
nghiên cứu của Reddy Kilim S và cộng sự, tác giả tìm hiểu mối quan hệ
giữa tình trạng mãn kinh và sự thay đổi nội tiết tố có liên quan giữa

Estrogen với nồng độ lipid huyết tương. Kết quả cho thấy có sự gia tăng
đáng kể lượng Cholesterol (TC), Triglycerides (TG), LDL – Cholesterol
(LDL–C) và VLDL – Cholesterol (VLDL–C), còn HDL - Cholesterol
(HDL–C) lại giảm đáng kể ở những phụ nữ sau mãn kinh. Chỉ số xơ vữa
(Tổng số Cholesterol / HDL-C) tăng ở phụ nữ sau mãn kinh so với ở phụ
nữ tiền mãn kinh [17].
16
Ở phụ nữ sau mãn kinh, rối loạn giấc ngủ cũng có ảnh hưởng đến
nguy cơ tim mạch. Nghiên cứu trên 322 phụ nữ mãn kinh tác giả Seib C và
cộng sự nhận thấy tình trạng rối loạn giấc ngủ chiếm đến 23% [20].
Thời kỳ mãn kinh có liên quan với xu hướng tăng cân [21],[22]. Tác
giả Janssen I và cộng sự theo dõi quá trình mãn kinh trên 949 người nhận
thấy vòng bụng và vòng eo của phụ nữ tăng nhanh sau mãn kinh [23]. Một
vài nghiên cứu khác chỉ ra rằng giảm nội tiết tố buồng trứng ở thời kỳ mãn
kinh dẫn đến việc rối loạn nhiều chức năng cơ thể, trong đó có sự tăng
trọng lượng cơ thể và giảm trao đổi chất cơ bản. Một yếu tố khác liên quan
đến việc kiểm soát trọng lượng cơ thể là tác dụng kích hoạt các thụ thể
estrogen. Estrogen receptor-α, kích hoạt bởi estradiol, có một vai trò quan
trọng trong việc ức chế sự phát triển của các mô mỡ, do đó, có sự gia tăng
các mô mỡ trong thời kỳ mãn kinh như một kết quả của sự thiếu hụt
Estrogen [24],[25],[26].
Một nghiên cứu khác của tác giả Fang SH và cộng sự còn cho thấy
mối liên quan giữa tình trạng mãn kinh và THA hoặc THA tâm thu đơn độc
ở phụ nữ. Trong 965 phụ nữ nghiên cứu, tỷ lệ THA ở nhóm tiền mãn kinh
là 21,9% và tăng hơn nhiều ở nhóm sau mãn kinh (49,3%) (p < 0,05) [27].
Phụ nữ sử dụng liệu pháp hormon có thể có nguy cơ thấp đối với
bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim, họ vẫn có nguy cơ bị đột quỵ, huyết khối
tĩnh mạch và bệnh động mạch ngoại vi. Mặc dù liệu pháp hormon làm giảm
LDL – Cho và lipoprotein (a), làm tăng HDL – Cho, nhưng nó lại ảnh hưởng
xấu đến chất béo trung tính và quá trình cầm máu [28]. Vì vậy, tuy Estrogen

được biết là một yếu tố tích cực bảo vệ tim mạch, tuy nhiên, việc sử dụng liệu
pháp hormon thay thế sau mãn kinh vẫn còn cần được nghiên cứu kỹ.
17
1.1.2.5. Tăng huyết áp
Theo định nghĩa, một người lớn được gọi là THA khi HA tối đa
≥140 mmHg và /hoặc HA tối thiểu ≥ 90 mmHg [11].
THA là một trong những vấn đề quan trọng của sức khỏe cộng đồng.
THA thường dẫn đến những biến chứng nặng nề gây tàn phế và thậm chí
có thể gây tử vong như: tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu
cơ tim. Điều trị tốt THA làm giảm 40% nguy cơ đột qụy và 15% nguy cơ
nhồi máu cơ tim [29],[30],[31]. Một nghiên cứu lớn ở khu vực Châu Á
Thái Bình Dương cho thấy HA tâm thu cứ tăng thêm 10mmHg thì nguy cơ
tim mạch tăng thêm 21-34% [10].
Theo tác giả Salehi R, Motemavele M và Goldust M, xem xét các
yếu tố nguy cơ tim mạch ở phụ nữ thì HA là một trong những yếu tố
nguy cơ hay gặp nhất. Nghiên cứu trên 250 phụ nữ có chẩn đoán ban đầu
là nhồi máu cơ tim hoặc đau thắt ngực không ổn định, số phụ nữ bị THA
chiếm 78% [6].
Trong nghiên cứu của tác giả Lloyd-Jones MD và cộng sự, nguy cơ
suy tim trong những năm còn lại của cuộc đời sau 40 tuổi ở phụ nữ là
20,3%. Nguy cơ này tăng gấp 2 lần trên những bệnh nhân có HA ≥ 160/100
mmHg so với HA < 140/90 mmHg [5].
Ở phụ nữ, sự liên quan giữa THA với tử vong do bệnh mạch vành
mạnh hơn ở nam giới [32].
Trong một nghiên cứu của mình, các tác giả Simon Capewell, Earl S
Ford, Janet B Croft, Julia A Critchley, Kurt J Greenlund và Darwin R
Labarthe cho thấy số phụ nữ THA tử vong vì bệnh tim mạch có thể giảm
khoảng 48.000 người khi HA tâm thu giảm xuống dưới 118,9 mmHg [33].
18
1.1.2.6. Rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu được định nghĩa khi một hoặc nhiều thành phần
sau bị rối loạn: Tăng cholesterol toàn phần, tăng Triglycerid, tăng LDL-C,
giảm HDL-C, giảm apoprotein AI, tăng apoprotein B [34].
- LDL – Cholesterol (LDL-C): Phân tử LDL–C rất quan trọng đối với nguy
cơ bệnh tim mạch cũng như mảng xơ vữa động mạch. Trong nghiên cứu
của tác giả Shoji T và cộng sự, nồng độ LDL–C nhỏ đậm đặc có mối liên
quan chặt chẽ với độ dày lớp trung nội mạc động mạch cảnh ngay cả khi đã
hiệu chỉnh về tuổi, giới, THA, ĐTĐ, CRP, hút thuốc lá và mức lọc cầu thận
[35]. Theo NCEP – ATP III, nếu giảm 1% LDL–C sẽ giảm 1% nguy cơ
bệnh mạch vành [36]. Trong nghiên cứu The Strong Heart Study, các tác
giả kết luận cứ giảm 1mg/dL LDL–C sẽ giảm 12% nguy cơ bệnh tim mạch
[37]. Một nghiên cứu khác của Stephen N Davis cũng cho thấy cứ giảm 1
mmol/l LDL-C (18mg/dL) sẽ giảm 36% nguy cơ mạch vành [38].
- HLD – Cholesterol (HDL-C): Tầm quan trọng của HDL–C trong bảo vệ
tim đã được chứng minh bởi các nghiên cứu dịch tễ học về mối quan hệ
thuận nghịch giữa nồng độ HDL–C và nguy cơ bệnh mạch vành. Mặc dù
vai trò trực tiếp lên cơ chế xơ vữa mạch chưa được hiểu biết đầy đủ nhưng
người ta thấy rằng HDL–C thấp thường kết hợp với tăng LDL–C nhỏ đậm
đặc, và liên quan đến sự xuất hiện các yếu tố gây xơ vữa khác. Trong
nghiên cứu PROCAM, HDL-C thấp là yếu tố tiên đoán độc lập nguy cơ
bệnh mạch vành với tất cả các mức LDL-C. Tăng 1% HDL-C sẽ giảm 2-
3% nguy cơ bệnh mạch vành [39]. Trong nghiên cứu Framingham, nguy cơ
mắc bệnh tim mạch tăng 6 lần ở phụ nữ có HDL-C < 1,2 mmol/l so với phụ
nữ có HDL-C > 1,7 mmol/l [40]. Trong nghiên cứu UKPDS, nguy cơ
tương đối mắc bệnh tim mạch giảm 0,15 lần với mỗi 0,1 mmol/l HDL-C ở
19
bệnh nhân ĐTĐ týp 2 [41]. Các bằng chứng về vai trò bảo vệ của HDL
cũng được củng cố bởi các nghiên cứu khác.
- Triglycerid (TG): Ngày nay người ta đã công nhận vai trò của TG đối với
nguy cơ bệnh mạch vành. Cùng với HDL-C, TG là yếu tố quan trọng góp

phần vào nguy cơ tồn dư bệnh mạch máu lớn. Theo nghiên cứu PROVE-IT
TIMI 22, ngay cả khi điều trị đạt mức LDL-C < 70 mg/dL thì những bệnh
nhân có TG ≥ 200mg/dL vẫn có nguy cơ tử vong, nhồi máu cơ tim hay hội
chứng mạch vành cấp tăng 56% so với nhóm có TG < 200 mg/dL [42].
RLLP máu còn có mối quan hệ tương tác với những yếu tố nguy
cơ tim mạch khác. Tác giả Phạm Nguyễn Sơn và cộng sự đã tiến hành
nghiên cứu 144 bệnh nhân THA tại Khoa A2 Bệnh viện Trung ương
Quân đội 108 cho thấy 37,2% có tăng TC máu, 25% tăng TG máu,
33,6% có giảm HDL-C [43].
Tác giả Huỳnh Văn Minh nghiên cứu 65 bệnh nhân trên 40 tuổi bị
THA nguyên phát không mắc các bệnh kèm theo ảnh hưởng đến chuyển
hoá lipid, kết quả cho thấy: Số bệnh nhân có TC > 5,2 mmol/l chiếm
27,7%, TG > 2,3 mmol/l chiếm 18,5%, HDL-C < 0,9 mmol/l chiếm 4,6%
và LDL-C> 3,12 mmol/l chiếm 24,6% [44].
- Cholesterol (TC): Cholesterol toàn phần cũng đóng vai trò quan trọng đối
với nguy cơ tim mạch. Một nghiên cứu trên 333.533 người ở khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương cho kết quả cứ mỗi mmol/l TC tăng trên
mức bình thường ở người không bị tiểu đường sẽ liên quan đến 41%
(CI 95% 23 - 63%) nguy cơ mắc bệnh mạch vành và 42%(CI 95% 35 -
50%) nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở người bị tiểu đường. Giá trị
tương ứng đối với đột quỵ do thiếu máu cục bộ cơ tim là 23% (CI 95%
0 - 52%) và 31% (CI 95% 20 - 44%) [45].
20
1.1.2.7. Đái tháo đường
Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hoá do nhiều nguyên nhân
khác nhau gây nên, đặc trưng của bệnh là tăng đường máu mạn tính cùng
với rối loạn chuyển hoá carbonhydrate (chất đường), lipide (chất béo),
protein (chất đạm) do thiếu insuline có kèm hoặc không kèm kháng
insulin với các mức độ khác nhau. Hệ quả của tăng đường máu mạn tính là
tổn thương nhiều cơ quan như: mắt, thận, thần kinh…

Nhiều nghiên cứu nhận thấy bệnh ĐTĐ hay xảy ra cùng với bệnh
THA. Khoảng 30 -50% bệnh nhân ĐTĐ bị THA, những bệnh nhân này
thường béo. Ngược lại, xét nghiệm đường trong máu thấy tăng cao ở 1/3 số
bệnh nhân THA [46],[47].
Nghiên cứu nhằm đánh giá yếu tố nguy cơ mạch vành ở phụ nữ, tác
giả Salehi R nhận thấy có đến 38,5% bệnh nhân nghiên cứu bị ĐTĐ. Tác
giả cũng đã chỉ ra có mối liên quan tuyến tính giữa ĐTĐ và bệnh mạch
vành ở nhóm phụ nữ nghiên cứu [6].
Nghiên cứu xác định sự phổ biến của các yếu tố nguy cơ tim mạch ở
bệnh nhân có RLLP máu, Machado-Alba JE và cộng sự nhận thấy tỷ lệ
bệnh nhân nữ bị ĐTĐ là 28,5% [48].
Trong một nghiên cứu khác của Sclavo M, tác giả nhận thấy ở những
phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, tỷ lệ tử vong tăng gấp 3-7 lần so với mức
tăng gấp 2-3 lần ở đàn ông [32].
Simon Capewell và cộng sự nghiên cứu mối liên quan giữa yếu tố
nguy cơ tim mạch với nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành. Kết quả thu
được ở nhóm phụ nữ 65 tuổi bị ĐTĐ OR = 3,53 (CI 95% 2,49 - 5,01) và ở
nhóm phụ nữ bị ĐTĐ trên 65 tuổi OR = 2,59 (CI 95% 1,78 - 3,78) [33].
Theo NCEP – ATP III, nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên đáng kể
ở cả ĐTĐ týp 1 và 2. Hơn nữa, tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân ĐTĐ khi
21
trải qua một biến cố tim mạch cao hơn nhiều so với những người không bị
ĐTĐ, đặc biệt là ở những bệnh nhân ĐTĐ bị bệnh mạch vành. Sự gia tăng
nguy cơ THA, thừa cân, béo phì và RLLP máu cũng thường thấy ở những
người bị ĐTĐ. Kiểm soát đường huyết chặt chẽ giúp giảm nguy cơ biến
chứng mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt ở phụ nữ [36].
1.1.2.8. Hút thuốc lá
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc hút thuốc lá làm tăng nguy cơ
ung thư phổi, và cũng làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hút
thuốc làm tăng nhịp tim, thắt chặt các động mạch lớn và làm cho nhịp tim

bất thường, có thể dẫn đến loạn nhịp tim khiến hoạt động của tim kém
hiệu quả và trở nên khó khăn. Việc hút thuốc cũng làm THA và tăng nguy
cơ đột quỵ. Ngoài nicotine, các hóa chất khác có trong khói thuốc như
carbon monoxide cũng có hại cho tim. Những chất này dẫn đến tích tụ
mảng bám trong động mạch, ảnh hưởng đến TC và mức fibrinogen – một
yếu tố làm đông máu, điều này khiến cho nguy cơ đông máu tăng và có thể
dẫn đến bệnh mạch vành.
Trong nghiên cứu INTERHEART cho thấy hút 1 - 5 điếu thuốc một
ngày làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp tính 40%. Nó còn giảm tác dụng
phòng ngừa tái phát của Aspirin 20% và của Statin 75%. Nguy cơ tăng lên với
số lượng thuốc lá hút mỗi ngày (OR = 9,2 ở những người hút thuốc trên 40
điếu thuốc mỗi ngày). Tất cả các dạng thuốc lá đều có hại [49].
Hút thuốc lá, mặc dù không phải là nguyên nhân THA, nhưng là một
yếu tố đe dọa quan trọng của bệnh, vì nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở
người THA có hút thuốc lá cao hơn 50 - 60% so với những người THA
không hút thuốc lá [50].
Nghiên cứu của Gordon H. Williams cho thấy những yếu tố nguy cơ
của vữa xơ động mạch như tăng cholesterol trong máu, giảm dung nạp
glucose, và/hoặc hút thuốc lá đã làm tăng đáng kể tỷ lệ tử vong ở người có
THA bất kể ở giới, tuổi, hay chủng tộc nào [51].
22
So sánh nguy cơ nhồi máu cơ tim liên quan đến hút thuốc lá giữa
nam và nữ, E. Prescott Hippe M, Schnohr P và cộng sự nhận thấy so với
người không hút thuốc, phụ nữ có nguy cơ tương đối với nhồi máu cơ tim là
2,24 (1,85 - 2,71), còn ở nam giới là 1,43 (1,26 – 1,62). Nguy cơ tương đối
của nhồi máu cơ tim tăng lên với mức tiêu thụ thuốc lá ở cả nam giới và phụ
nữ. Những rủi ro liên quan đến hút thuốc ở phụ nữ cao hơn ở nam giới [52].
Nghiên cứu Finnmark cho thấy tỷ lệ bệnh mạch vành ở những người
hút thuốc lá trên 20 điếu/ngày tăng lên 3 lần ở nam và 6 lần ở nữ. Phân tích đa
biến xác định ở phụ nữ, hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ liên quan với bệnh

mạch vành mạnh hơn so với ở nam giới [OR ở nữ là 3,3 (CI 95% 2,1 – 5,1),
OR ở nam là 1,9 (CI 95% 1,6 – 2,3)] [53].
1.1.2.9. Béo phì, béo bụng
Năm 1986, nhóm chuyên viên về nhu cầu năng lượng của Liên Hợp
Quốc đã đề nghị sử dụng BMI (chỉ số khối cơ thể) để đánh giá tình trạng
dinh dưỡng ở người trưởng thành. BMI là một chỉ số đơn giản của cân
nặng theo chiều cao. Nó được định nghĩa là trọng lượng của một người
bằng kg chia cho bình phương chiều cao của mình theo mét ( kg/m2) [54].
Các tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của béo trung tâm, thể hiện ở
chu vi vòng bụng (WC). Người ta cho rằng béo trung tâm là 1 yếu tố dự
báo bệnh tim mạch liên quan đến béo phì ngay cả khi có cân nặng bình
thường [32],[54].
Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa và
là một yếu tố nguy cơ tim mạch. Người lớn béo phì có tỷ lệ tử vong cao hơn
những người có BMI thấp [55], đồng thời nguy cơ mắc các bệnh trầm trọng
khác như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và ĐTĐ týp 2 cũng cao hơn.
Cứ mỗi 5kg/m2 cao hơn chỉ số BMI bình thường thì mối liên quan
giữa béo phì, thừa cân với nguy cơ tim mạch tăng lên là 1,27 và với đột quỵ
là 1,18. Tỷ lệ đột quỵ đối với thừa cân là 98% và 69% cho béo phì [56].
23
Thừa cân và béo phì có thể gây ra nhồi máu cơ tim và thiếu máu cục
bộ cơ tim [57]. Đối với những người không có hội chứng chuyển hóa BMI
bình thường, nguy cơ nhồi máu cơ tim là 1,26 (CI 95% 1,00 – 1,61), tỷ lệ
này tăng ở người béo phì (1,88 với CI 95% 1,34 – 2,63) và thừa cân (1,39
với CI 95% 0,96 – 2,02). Ở những người có hội chứng chuyển hóa, nguy cơ
thiếu máu cục bộ cơ tim nếu béo phì hoặc thừa cân còn tăng hơn nữa. Tuy
nhiên, nghiên cứu cũng khẳng định béo phì và thừa cần là một yếu tố nguy
cơ của bệnh mạch vành dù có hay không có hội chứng chuyển hóa [57].
Béo phì thấy ở phụ nữ (56,4%) nhiều hơn nam giới (40%) [58].
Trong một nghiên cứu của Wang C và cộng sự, chỉ số BMI ≥ 30 là

một yếu tố nguy cơ độc lập với đột quỵ ở cả nam và nữ. Đối với phụ nữ
thừa cân, liên quan với nguy cơ đột quỵ OR = 1,42 (CI 95% 1,16 – 1,73),
đối với phụ nữ béo phì, liên quan với nguy cơ đột quỵ OR = 1,57 (CI 95%
1,06 – 2,31). Cũng trong nghiên cứu này, liên quan giữa thiếu máu cục bộ
cơ tim với phụ nữ béo phì và thừa cân tương ứng là 1,9 (CI 95% 1,44 –
2,50) và 2,42 (CI 95% 1,50 – 3,93) [59].
Ảnh hưởng của béo phì và thừa cân lên nguy cơ tim mạch ở phụ nữ
thể hiện rõ hơn sau mãn kinh. Thời kỳ mãn kinh có liên quan với xu hướng
tăng cân [21], [22]. Tác giả Janssen I và cộng sự theo dõi quá trình mãn
kinh trên 949 người nhận thấy vòng bụng và vòng eo của phụ nữ tăng
nhanh sau mãn kinh. Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng nguy cơ tim
mạch ở nữ giới [23].
1.1.2.10. Yếu tố tâm lý xã hội và căng thẳng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra căng thẳng và yếu tố tâm lý xã hội có
liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành
[60], [61], [62], [63], [64], [65], [66], [67], [68].
Phụ nữ thường có nhiều áp lực trong gia đình và công việc hơn so với
đàn ông. Điều này góp phần làm tăng gánh nặng nguy cơ tim mạch ở phụ nữ.
24
Sultan-Taieb và cộng sự đã nghiên cứu mối liên quan giữa căng
thẳng trong công việc và nguy cơ bệnh mạch vành ở phụ nữ. Tác giả nhận thấy
so với những người không có căng thẳng, tỷ lệ phụ nữ bị căng thẳng trong công
việc nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng hơn rõ rệt (27,1% so với 14,3%) [69].
Orth-Gô-Me K và cộng sự nghiên cứu mối liên quan giữa tình trạng
căng thẳng trong hôn nhân với tỷ lệ mắc bệnh mạch vành, kết quả nghiên
cứu chỉ ra phụ nữ có căng thẳng trong hôn nhân nguy cơ mắc bệnh mạch
vành tăng 2,9 lần so với bình thường [67].
1.1.2.11. Chế độ ăn
Đến nay đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan giữa chế độ
ăn uống và bệnh tim mạch. Nghiên cứu trên 71.141 phụ nữ, Bhupathiraju

SN, Wedick NM và cộng sự nhận thấy ở những phụ nữ ăn nhiều trái cây họ
cam quýt, các loại rau lá màu xanh lá cây, β-carotene, trái cây giàu vitamin
C và rau quả có liên quan với nguy cơ bệnh mạch vành thấp hơn những phụ
nữ khác [70].
Chế độ ăn thấp carbonhydrat giúp giảm đáng kể trọng lượng cơ thể (-
7,04kg), giảm BMI (-2,09 kg/m
2
), giảm HA tâm trương (-3,1 mmHg), giảm
TG (-29,71 mg/dL), tăng HDL-C (1,73 mg/dL), từ đó giúp kiểm soát tốt
các yếu tố nguy cơ tim mạch [71].
Các bằng chứng cho thấy rau quả có liên quan với giảm nguy cơ
bệnh mạch vành [71]. Ăn rau quả từ 3-5 phần ăn/ngày có liên quan đến
việc giảm 17% nguy cơ mắc bệnh mạch vành [72].
Ngược với tác dụng bảo vệ của chế độ ăn rau quả và ít carbonhydrat,
chế độ ăn nhiều muối lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch nói chung
và mạch vành nói riêng. Các thử nghiệm cho thấy rằng ăn muối nhiều (trên
14 g/ngày) sẽ gây THA, trong khi ăn ít muối (dưới 1g/ngày) gây giảm HA.
Ảnh hưởng của việc giảm ở mức độ trung bình lượng muối trong chế độ
ăn, từ 2,5 đến 5g/ngày vẫn còn đang được bàn luận. Hạn chế chế độ ăn
25
muối là một trong những biện pháp dễ nhất để phòng ngừa THA và có lẽ
là cách điều trị không dùng thuốc tốt nhất [50].
Phần lớn ở Việt Nam, người lo cho bữa ăn trong gia đình là phụ nữ.
Vì vậy, hiểu được tầm quan trọng của chế độ ăn đối với nguy cơ mắc bệnh
tim mạch là rất cần thiết, từ đó, người phụ nữ không những bảo vệ được
cho chính bản thân mình khỏi nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch mà còn bảo
vệ được cho cả những người thân trong gia đình.
1.1.2.12. Mức độ vận động thể lực và nghỉ ngơi
Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu đã khẳng định mối
liên quan giữa hoạt động thể chất và bệnh mạch vành [73].

Nghiên cứu MRFIT chỉ ra ở những người ít vận động, nguy cơ tử
vong vượt quá 27% và 22% đối với bệnh tim mạch nói chung và bệnh
mạch vành nói riêng [74].
Nghiên cứu của Berlin JA và Colditz GA cũng cho thấy một nguy cơ
tương đối giữa bệnh tim mạch với những người làm trong nhóm ngành
nghề ít hoạt động và những người làm việc trong những nhóm ngành nghề
hoạt động thể lực nhiều hơn là 1,92 (CI 95% 1,6-2,2) [73].
Hoạt động thể chất thường xuyên (ví dụ, 5 lần một tuần trong ít nhất
30 phút) cải thiện chuyển hóa lipid, làm giảm HA và làm giảm khả năng
phát triển bệnh tiểu đường [75], [76]. Hơn nữa, hoạt động thể chất thường
xuyên làm giảm nhịp tim khi nghỉ ngơi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối
quan hệ tích cực giữa giảm nhịp tim khi nghỉ ngơi và nguy cơ tử vong do
bệnh mạch vành [77], [78]. Nauman và cộng sự phát hiện thấy, đặc biệt là
ở phụ nữ, nhịp tim khi nghỉ ngơi cao có liên quan với tăng nguy cơ tử vong
do bệnh tim thiếu máu cục bộ. Nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch tăng
18% cho mỗi 10 nhịp tim/phút tăng khi nghỉ ngơi [78].
Ở phụ nữ, bên cạnh một chế độ vận động thể lực hợp lý, thời gian
nghỉ ngơi, đặc biệt là thời gian dành cho giấc ngủ cũng hết sức quan trọng.
Một nghiên cứu của Sands-Lincoln M và cộng sự cho thấy phụ nữ mất ngủ

×