Tuyển tập các đề luyện thi đại học môn văn (có đáp án chi tiết kèm theo)
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ KTCL ÔN THI ĐẠI HỌC LẦN I NĂM HỌC 2013-2014
Môn: NGỮ VĂN – KHỐI D
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ SỐ 1:
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng), ở cảnh hạ
huyệt, ông Phán mọc sừng đã có những cử chỉ, hành động nào? Ý nghĩa của những cử chỉ,
hành động đó.
Câu 2. (3,0 điểm)
Ngạn ngữ có câu: Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều. Nhà
văn Nga M. Pris-vin lại cho rằng: Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải thiết tha hơn nữa để
biến tương lai thành hiện tại.
Viết một bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những quan
niệm trên.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Về nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, có ý kiến cho
rằng: Nét nổi bật ở Liên là sự hồn nhiên, ngây thơ và trong trẻo. Ý kiến khác lại nhấn
mạnh: Liên chín chắn và điềm đạm, có tâm hồn phong phú và nhân hậu.
Từ cảm nhận về nhân vật Liên, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Bàn về đặc điểm cái tôi trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng:
Đó là cái tôi có khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt. Lại có ý kiến khẳng
định: Bài thơ đã thể hiện một cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu
hạn của kiếp người.
Từ cảm nhận về cái tôi trong bài thơ, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.
Tuyển tập 50 đề luyện thi đại học môn văn 2014 (có đáp án chi tiết kèm theo)
Họ và tên thí sinh ; SBD
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐÁP ÁN KTCL ÔN THI ĐẠI HỌC LẦN I NĂM HỌC 2013-2014
Môn: NGỮ VĂN – KHỐI D
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí
sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng
đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm
thụ văn học và tính sáng tạo cao.
- Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm.
II.Đáp án và thang điểm
Câu Ý Nội dung trình bày Điểm
1
Trong Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng), ở cảnh hạ
huyệt, ông Phán mọc sừng đã có những cử chỉ, hành động nào? Ý nghĩa của
những cử chỉ, hành động đó.
2,0
1. Cử chỉ, hành động của ông Phán mọc sừng (0,75 điểm)
+ Khóc to Hứt! Hứt! Hứt! , khóc quá, muốn lặng đi, may có Xuân đỡ cho khỏi
ngã.
+ Dưới cái khăn trắng to tướng, cái áo thụng trắng loè xoè, ông Phán cứ oặt người
đi, khóc mãi không thôi.
+ Dúi vào tay Xuân Tóc Đỏ một cái giấy bạc năm đồng gấp tư.
0,25
0,25
0,25
2. Ý nghĩa (1,25 điểm)
- Ông Phán đang cố gắng cho thiên hạ thấy mình là đứa cháu chí hiếu, đau đớn
trước cái chết của cụ cố tổ. Đồng thời nhanh chóng trả công cho Xuân- kẻ đã gây
nên cái chết kia. Điều này cho thấy bản chất giả nhân giả nghĩa, hám của và cạn tình
người của nhân vật Phán mọc sừng.
- Thể hiện thái độ mỉa mai, phê phán của Vũ Trọng Phụng với xã hội thượng lưu giả
tạo.
- Đây là những chi tiết nghệ thuật đắt giá thể hiện sự sắc sảo của một ngòi bút trào
phúng bậc thầy.
0,5
0,5
0,25
2
Ngạn ngữ có câu: Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều.
Nhà văn Nga M. Pris-vin lại cho rằng: Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải thiết
tha hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại. Viết một bài văn (khoảng 600 từ)
trình bày suy nghĩ của anh/chị về những quan niệm trên.
3,0
1. Giải thích ý kiến (1,0 điểm)
- Ý kiến thứ nhất:
+ Cuộc đời ngắn ngủi: Thời gian con người sống, tồn tại không dài.
+ Ước vọng: Mơ ước, mong muốn, khát vọng
+ Ước vọng quá nhiều: Ước mong quá lớn, quá cao xa, không thực hiện được sẽ dẫn
đến bất hạnh.
Ý cả câu: Vì cuộc đời con người ngắn ngủi nên mỗi người không đủ thời gian thực
hiện nhiều mơ ước, mong muốn, nhất là những mơ ước, mong muốn xa rời thực tế.
0,25
2
(Đáp án có 04 trang)
Tuyển tập 50 đề luyện thi đại học môn văn 2014 (có đáp án chi tiết kèm theo)
- Ý kiến thứ hai:
+Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải thiết tha hơn nữa : Cấu trúc tăng tiến, nhấn
mạnh việc con người cần phải biết ước mơ, khát vọng.
+ Tương lai: Những điều chưa đến, con người đang mong chờ.
+ Hiện tại: Những cái đang diễn ra.
Ý cả câu: Con người cần mơ ước nhiều hơn, khao khát mãnh liệt hơn để biến
những điều mơ ước thành hiện thực.
- Hai ý kiến tuy trái ngược nhau song đều đưa ra những lời khuyên bổ ích, giúp con
người có những định hướng đúng đắn trong cuộc sống vốn dĩ nhiều khó khăn và
phức tạp.
0,25
0,5
2. Bàn luận ý kiến (1,5 điểm)
- Nếu không biết mơ ước, không có những ước mơ cao xa, con người không thể
vượt lên thực tại để thực hiện những điều tốt đẹp, kì diệu.
- Tuy nhiên, không phải cứ ước mơ thật nhiều, khát khao mãnh liệt thì tất cả đều trở
thành hiện thực, vì có những ước mơ viễn vông, lãng mạn, xa rời thực tế khiến con
người dễ bị rơi vào ảo tưởng, thất vọng.
- Do vậy, cần biết kết hợp giữa ước mơ và thực tại, phải theo đuổi ước mơ nhưng
không được mơ ước viển vông. Trong xã hội, có những kẻ sống quá thực dụng,
không dám mơ ước và những kẻ mơ tưởng hão huyền, tất cả đều đáng phê phán.
0,5
0,5
0,5
3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Phải có những hành động tích cực để biến ước mơ thành hiện thực, phải nỗ lực hết
mình để thành công.
- Luôn tự tin vào năng lực của bản thân để tránh những biểu hiện của tư tưởng an
phận và mơ ước viển vông.
0,25
0,25
3.a Cảm nhận về nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và bình luận hai ý
kiến (5,0 điểm)
5,0
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Thạch Lam là nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945. Ông
có sở trường viết những truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm
nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ.
- Hai đứa trẻ (in trong tập Nắng trong vườn) là một trong những tác phẩm xuất sắc,
đã xây dựng thành công nhân vật Liên.
0,5
2. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Hồn nhiên, ngây thơ và trong trẻo: là biểu hiện của một tâm hồn còn thơ dại, trong
sáng, vô tư trong cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống, cách thể hiện bản thân.
- Chín chắn và điềm đạm, có tâm hồn phong phú và nhân hậu: là những biểu hiện
của một con người trưởng thành trong suy nghĩ và nhận thức, có trách nhiệm với
việc làm của bản thân; có những cảm nhận tinh tế về con người, cuộc sống, biết
rung động và biết yêu thương.
0,25
0,25
3. Cảm nhận về nhân vật Liên và bình luận hai ý kiến (4,0 điểm)
a. Cảm nhận về nhân vật Liên (3,0 điểm)
- Sự hồn nhiên, ngây thơ và trong trẻo (1,0 điểm)
+ Liên tin vào sự tồn tại của một thế giới cổ tích với con vịt, ông Thần Nông, dòng
sông Ngân Hà, muốn được chơi đùa cùng đám trẻ con ngoài phố; thích thể hiện
mình như một người đã trưởng thành (hãnh diện về chiếc xà tích và cái khoá, vì nó
tỏ ra chị là người con gái lớn và đảm đang).
+ Bị thu hút bởi những gì khác lạ, ồn ào sôi động. Đây cũng là một trong những lí
0,5
3
Tuyển tập 50 đề luyện thi đại học môn văn 2014 (có đáp án chi tiết kèm theo)
do khiến Liên rất háo hức với chuyến tàu đêm đi qua phố huyện, thế giới đó hoàn
toàn khác với thế giới xung quanh Liên: âm thanh của nó mạnh mẽ và sôi động, ánh
sáng rực rỡ và đa dạng, con người sang trọng và sung sướng.
- Chín chắn và điềm đạm, có tâm hồn phong phú và nhân hậu (1,5 điểm)
+ Chín chắn và điềm đạm: Có trách nhiệm với công việc mẹ giao; yêu thương em;
có dáng tảo tần, chăm chỉ, chịu thương chịu khó của những cô gái thôn quê.
+ Tâm hồn phong phú: Nhạy cảm với thế giới xung quanh (cảm nhận được mùi
riêng của đất quê hương, không khí buồn lặng của buổi chiều, cảm nhận đêm sao,
hoa bàng rụng ); hoài niệm về quá khứ ngọt ngào, êm đềm, hạnh phúc và mơ ước,
hi vọng vào tương lai.
+ Nhân hậu: không chỉ yêu thương em, Liên còn dành tình thương và sự cảm thông
cho những người sống quanh mình: động lòng thương những đứa trẻ nhà nghèo, rót
đầy hơn vào cút rượu của cụ Thi, cảm thông với mẹ con chị Tí, hàng phở bác Siêu,
gia đình bác xẩm.
- Nghệ thuật thể hiện (0,5 điểm)
+ Liên vừa là một nhân vật trong truyện, vừa là người quan sát, lời của người kể
chuyện nhiều khi hoà nhập làm một với cảm nhận của Liên, vì thế, đời sống tâm
trạng của Liên được miêu tả sinh động, vẻ đẹp tâm hồn Liên được bộc lộ tự nhiên
và tinh tế.
+ Liên vừa được đặt trong cuộc sống hiện tại, vừa được thể hiện trong sự hoài niệm
về quá khứ, đối diện với những sự tương phản của hai miền không gian, hai thế giới
từ đó làm nổi bật những nét đẹp khác nhau trong tâm hồn.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
b. Bình luận hai ý kiến (1,0 điểm)
- Hai ý kiến đề cập đến những đặc điểm khác nhau của tâm hồn Liên. Ý kiến thứ
nhất nhấn mạnh đến sự ngây thơ, trong trẻo, ý kiến thứ hai khẳng định sự chín chắn,
điềm đạm, nét tinh tế nhạy cảm và nhân hậu.
- Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành sự
nhìn nhận toàn diện và thống nhất về nhân vật; giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc
và thấu đáo hơn về vẻ đẹp tâm hồn Liên.
0,5
0,5
3.b Cảm nhận về cái tôi trong bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh) và bình luận hai ý kiến . 5,0
1 Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời
chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa
hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh
phúc đời thường.
- Sóng là bài thơ tình đặc sắc được Xuân Quỳnh sáng tác nhân chuyến đi thực tế về
vùng biển Diêm Điền.
0,5
2 Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Cái tôi là cái bản ngã, là tâm trạng, cảm xúc, là thế giới tâm hồn riêng của nhà thơ
trước hiện thực khách quan. Qua cái tôi, ta có thể thấy được những suy nghĩ, thái
độ, tư tưởng của nhà thơ trước cuộc đời.
- Khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt: là những mong muốn, khát
khao trong cuộc sống và tình yêu được đẩy lên đến cao độ, nồng nàn.
- Cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người:
là cái tôi tinh tế trong cảm nhận, giàu trăn trở suy tư khi nhận ra sự ngắn ngủi của
tình yêu và sự mong manh của đời người.
0,5
3. Cảm nhận về cái tôi trong bài Sóng và bình luận hai ý kiến ( 4,0 điểm)
4
Tuyển tập 50 đề luyện thi đại học môn văn 2014 (có đáp án chi tiết kèm theo)
a. Cảm nhận về cái tôi trong bài Sóng (3,0 điểm)
- Cái tôi có khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành mãnh liệt (1,5 điểm)
+ Cái tôi khát vọng được sống đúng với cá tính của mình, được thấu hiểu và được
yêu thương nên đã dấn thân vào hành trình gian truân tìm kiếm hạnh phúc. Cái tôi
còn khát vọng khám phá bản chất, nguồn gốc của tình yêu, để rồi nhận ra rằng tình
yêu là bí ẩn, thiêng liêng và không thể nào lí giải.
+ Cái tôi mang nỗi nhớ nồng nàn da diết, nỗi nhớ ấy vượt qua mọi khoảng cách
không gian, mọi giới hạn thời gian, không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi cả
vào trong tiềm thức, xâm nhập cả vào những giấc mơ.
+ Cái tôi khát vọng và tin tưởng tình yêu chung thuỷ sẽ vượt qua những biến động
của cuộc sống, những thăng trầm của cuộc đời để đến được bến bờ hạnh phúc.
- Cái tôi nhạy cảm day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp
người (1,0 điểm)
+ Bằng sự chiêm nghiệm của một trái tim đa cảm và sự từng trải, nhà thơ đã sớm
nhận ra nghịch lý: đời người là ngắn ngủi so với thời gian vô thuỷ vô chung; khát
vọng tình yêu là khôn cùng mà kiếp sống của mỗi người là hữu hạn.
+ Cái tôi tìm cách hoá giải nghịch lý và nỗi day dứt ấy bằng khát vọng hoá thân vào
sóng, hoà nhập vào biển lớn tình yêu để mãi mãi được yêu thương và dâng hiến, để
tình yêu vượt qua sự hữu hạn của phận người.
- Nghệ thuật thể hiện (0,5 điểm)
+ Cái tôi trong Sóng được thể hiện bằng thể thơ ngũ ngôn với nhịp thơ linh hoạt,
giọng điệu chân thành, da diết, riêng khổ 5 là khổ duy nhất trong bài gồm 6 câu thơ,
như một sự phá cách để thể hiện một trái tim yêu tha thiết, nồng nàn.
+ Ngôn ngữ bình dị với thủ pháp nhân hoá, ẩn dụ, các cặp từ tương phản, đối lập,
các điệp từ; cặp hình tượng sóng và em vừa sóng đôi, vừa bổ sung hoà quyện vào
nhau cùng diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của cái tôi thi sĩ.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
b. Bình luận hai ý kiến (1,0 điểm)
- Hai ý kiến đề cập đến những đặc điểm khác nhau của cái tôi Xuân Quỳnh trong
bài thơ Sóng. Ý kiến thứ nhất nhất mạnh đến khát vọng sống, khát vọng yêu, ý kiến
thứ hai khẳng định sự nhạy cảm, nỗi day dứt của cái tôi về giới hạn tình yêu và sự
hữu hạn của kiếp người.
- Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp thành sự
nhìn nhận toàn diện về cái tôi của thi sĩ; giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và thấu
đáo hơn về vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
0,5
0,5
………………………HẾT……………………
ĐỀ SỐ 2:
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KTCL ÔN THI ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC 2013-2014
Môn: NGỮ VĂN - KHỐI C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
5
Tuyển tập 50 đề luyện thi đại học môn văn 2014 (có đáp án chi tiết kèm theo)
Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca
(Thanh Thảo).
Câu 2. (3,0 điểm)
Theo nguồn tin Báo Dân trí, ngày 04-12-2013, tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai xảy ra một vụ đổ xe chở hàng khiến cả ngàn thùng bia trên xe đổ xuống đường và rất
nhiều người xung quanh nhào đến hôi của.
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 từ) bàn về hiện tượng trên.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Về nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho
rằng: Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa và là một người anh hùng có khí phách hiên ngang,
bất khuất. Ý kiến khác lại khẳng định: Huấn Cao là người có thiên lương trong sáng.
Từ cảm nhận hình tượng Huấn Cao, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Từ cảm nhận về đoạn thơ sau, anh/chị hãy làm rõ cách vận dụng sáng tạo chất liệu
văn hoá dân gian của nhà thơ:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
(Đất Nước - trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm - Ngữ văn 12 - Tập 1)
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:…………………… ………… ; Số báo danh………
SỞ GD -ĐT VĨNH PHÚC ĐÁP ÁN KTCL ÔN THI ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM 2013-2014
Môn: NGỮ VĂN - KHỐI C
(Đáp án có 04 trang)
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài
làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
6
Tuyển tập 50 đề luyện thi đại học môn văn 2014 (có đáp án chi tiết kèm theo)
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong
việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập
luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao.
- Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm
II. Đáp án và thang điểm
Câu Ý Đáp án Điểm
1 Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca. 2,0
1. Giá trị nội dung (1,0 điểm)
- Đàn ghi ta của Lor-ca đã khắc họa thành công hình tượng Lor-ca, một nghệ sĩ có
khát vọng cách tân nghệ thuật, một chiến sĩ suốt đời đấu tranh cho tự do, công lí;
nhưng cuộc đời lại bất hạnh do tội ác của thế lực bạo tàn.
- Qua bài thơ, Thanh Thảo bày tỏ lòng đồng cảm, xót thương và sự tri âm, ngưỡng
mộ cuộc đời, tài năng, nhân cách của một nghệ sĩ thiên tài. Nhà thơ cũng gửi tới
người đọc một thông điệp: cái đẹp của nhân cách, cái đẹp của sự sáng tạo nghệ thuật
chân chính sẽ có sức sống bất diệt.
0,5
0,5
2. Giá trị nghệ thuật (1,0 điểm)
- Thể thơ tự do mang phong cách tượng trưng siêu thực, nhiều hình ảnh độc đáo mới
lạ, ngôn ngữ đầy chất tạo hình và giàu nhạc tính.
- Các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, hoán dụ, điệp từ,
điệp ngữ được sử dụng tài hoa.
0,5
0,5
2 Theo nguồn tin Báo Dân trí, ngày 04-12-2013, tại thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai xảy ra một vụ đổ xe chở hàng khiến cả ngàn thùng bia trên xe đổ
xuống đường và rất nhiều người xung quanh nhào đến hôi của.
Viết bài văn bàn về hiện tượng trên.
3,0
1. Nhận thức hiện tượng (1,0 điểm)
- Đây là hiện tượng có thực, được bàn luận nhiều trên các phương tiện thông tin đại
chúng và đời sống hàng ngày.
- Hiện tượng này còn mang tính phổ biến trong đời sống của người Việt, trở thành
vấn nạn nhức nhối về văn hóa, nhân cách và đạo đức con người.
0,5
0,5
2. Bàn luận hiện tượng (1,0 điểm)
- Hiện tượng trên cho thấy lối sống tò mò, hiếu kì; sự ích kỉ, vụ lợi; thói vô cảm, thiếu
văn hóa và ý thức trách nhiệm với cộng đồng; đồng thời, đó còn là biểu hiện của sự
xuống cấp đạo đức trầm trọng trong đời sống hiện đại.
- Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do tâm lí đám đông và cách ứng xử văn hóa
thiếu chiều sâu của một bộ phận người Việt.
0,5
0,5
3. Giải pháp (0,5 điểm)
- Cần tuyên truyền ý thức trách nhiệm, lối sống tương thân tương ái trong cộng đồng.
- Cần có sự can thiệp của pháp luật và bản thân mỗi cá nhân cần tự nhìn nhận lại hành
vi của chính mình.
0,25
0,25
4. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Nhận thức: Hiện tượng trên là những hình ảnh không đẹp về văn hóa ứng xử của
người Việt Nam và đáng bị xã hội lên án.
- Hành động: Mỗi người cần có việc làm cụ thể giúp người gặp rủi ro, hoạn nạn trong
cuộc sống.
0,25
0,25
3.a Về nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, có ý kiến
cho rằng: Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa và là một người anh hùng có khí 5,0
7
Tuyển tập 50 đề luyện thi đại học môn văn 2014 (có đáp án chi tiết kèm theo)
phách hiên ngang, bất khuất. Ý kiến khác lại khẳng định: Huấn Cao là người có
thiên lương trong sáng.
Từ cảm nhận hình tượng Huấn Cao, hãy bình luận những ý kiến trên.
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Nguyễn Tuân (1910 - 1987) là nhà văn rất mực tài hoa, uyên bác. Ông sáng
tác cả hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám.
- Chữ người tử tù in trong tập Vang bóng một thời(1940) là truyện ngắn xuất
sắc kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân. Tác phẩm xây dựng thành công hình
tượng nhân vật Huấn Cao, từ đó gửi gắm quan niệm tiến bộ của nhà văn về cái
đẹp.
0,5
2.
Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Nghệ sĩ là người có rung động tâm hồn mãnh liệt trước mọi vui buồn của
cuộc sống, tạo vật và khả năng thể hiện những rung động ấy bằng các phương
tiện nghệ thuật đặc thù. Người nghệ sĩ tài hoa là người nghệ sĩ có tài năng xuất
chúng. Người anh hùng có khí phách hiên ngang, bất khuất là người có bản
lĩnh, chí khí, không sợ cường quyền, dám đứng lên chống lại bạo ngược để bảo
vệ lẽ phải, cái thiện.
- Người có thiên lương trong sáng là người có lòng tốt tự nhiên, thuần khiết.
Đây là hai nhận xét khái quát về các khía cạnh khác nhau tạo nên vẻ đẹp lý
tưởng ở nhân vật Huấn Cao: tài hoa, khí phách, thiên lương.
0,25
0,25
3. Cảm nhận hình tượng nhân vật Huấn Cao và bình luận về các ý kiến (4,0
điểm)
a. Cảm nhận hình tượng nhân vật Huấn Cao (3,0 điểm)
* Huấn Cao - nghệ sĩ tài hoa (0,75 điểm)
- Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. Ông nổi tiếng khắp vùng tỉnh
Sơn về tài viết chữ nhanh và đẹp, nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một
đời con người.
- Chữ Huấn Cao trở thành niềm đam mê, khao khát của quản ngục. Viên quản
bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng, kiên trì, công phu, dũng cảm xin bằng
được chữ của Huấn Cao. Những nét chữ vuông vắn, tươi tắn mà Huấn Cao cho
quản ngục trong nhà lao có thể đẩy lùi bóng tối, chiến thắng sự tàn bạo, xấu xa.
* Huấn Cao - người anh hùng có khí phách hiên ngang (0,75 điểm)
- Ở ngoài đời, Huấn Cao là người đứng đầu bọn phản nghịch, dám hiên ngang
chống lại triều đình.
- Trong những ngày ở nhà lao, Huấn Cao vẫn giữ được phong thái hiên ngang,
chính trực, thản nhiên khi nghe tin mình bị ra pháp trường và đường hoàng, lẫm
liệt dậm tô nét chữ trên phiến lụa óng.
* Huấn Cao- con người có thiên lương trong sáng (1,0 điểm)
- Sinh thời, Huấn Cao không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc hay quyền
thế.
- Khi hiểu ra tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục, Huấn Cao xúc động,
vui lòng cho chữ và nói những lời khuyên với quản ngục như một người tri âm.
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật (0,5 điểm)
0,25
0,5
0,25
0,5
0,5
0,5
8
Tuyển tập 50 đề luyện thi đại học môn văn 2014 (có đáp án chi tiết kèm theo)
- Xây dựng tình huống giàu kịch tính, thủ pháp nghệ thuật đối lập tương phản;
ngôn ngữ vừa cổ điển, vừa hiện đại, bút pháp giàu chất tạo hình.
- Khả năng phân tích sâu sắc diễn biến nội tâm nhân vật; đặt nhân vật trong
mối quan hệ đối sánh với các nhân vật khác.
0,25
0,25
b. Bình luận về các ý kiến(1,0 điểm)
- Hai ý kiến nhận xét về nhân vật Huấn Cao đều chính xác. Mỗi ý kiến đề cập
đến một khía cạnh của nhân vật, tuy khác nhau nhưng lại có mối liên hệ mật
thiết, bổ sung cho nhau để cùng khẳng định vẻ đẹp lý tưởng của hình tượng
Huấn Cao: tài hoa nghệ sĩ, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng.
- Qua hình tượng nghệ thuật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm
thẩm mĩ của mình: cái tài gắn liền với cái tâm, cái đẹp gắn liền với cái thiện.
0,5
0,5
3.b Cảm nhận về đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước để thấy được cách vận dụng
sáng tạo chất liệu văn hoá dân gian của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm .
5,0
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
-
Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời
chống Mĩ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện tâm tư của người trí thức tích cực tham
gia cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên
năm 1971, in lần đầu năm 1974. Đoạn trích Đất Nước thuộc phần đầu, chương V, thể
hiện tư tưởng Đất Nước của Nhân dân.
0,5
2. Cảm nhận về đoạn thơ (3,0 điểm)
a. Nội dung (2,0 điểm)
- Sự hình thành Đất Nước gắn liền với sự hình thành văn hóa, phong tục, tập quán, lối
sống của nhân dân.
- Sự hình thành Đất Nước còn gắn liền với truyền thống lao động cần cù, vất vả một
nắng hai sương và truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Cách cảm nhận ấy làm cho Đất Nước trở nên gần gũi, bình dị, thân thuộc. Đất Nước
không xa lạ, trừu tượng mà hóa thân trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta.
0,75
0,75
0,5
b. Nghệ thuật (1,0 điểm)
- Thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn khác nhau bộc lộ cảm xúc một cách tự
nhiên. Giọng điệu thủ thỉ tâm tình, tự hào, sâu lắng. Chất liệu văn hóa dân gian và bút
pháp chính luận trữ tình thể hiện sâu sắc tư tưởng Đất Nước của Nhân dân.
- Ngôn ngữ giản dị gợi tình cảm gia đình ruột thịt thân thương. Hình ảnh quen thuộc
gần gũi với cuộc sống thường nhật nhưng có khả năng gợi liên tưởng xúc động, sâu
xa. Biện pháp điệp từ kết hợp với cách viết hoa danh từ Đất Nước vừa mang sắc thái
trang trọng vừa góp phần khẳng định sự hiện diện của Đất Nước trong muôn mặt đời
thường.
0,5
0,5
3. Cách vận dụng sáng tạo chất liệu văn hoá dân gian (1,0 điểm)
9
Tuyển tập 50 đề luyện thi đại học môn văn 2014 (có đáp án chi tiết kèm theo)
- Chất liệu dân gian được vận dụng rất đa dạng, từ văn hóa, phong tục, tập quán sinh
hoạt, lối sống, những vật dụng quen thuộc đến ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, cổ
tích
- Cách vận dụng của tác giả thường chỉ gợi ra bằng một vài từ của một câu ca dao hay
một hình ảnh, một chi tiết tạo ra một thế giới nghệ thuật vừa gần gũi thân quen, vừa
bay bổng, mĩ lệ.
0,5
0,5
4. Đánh giá chung (0,5 điểm)
Đoạn trích thể hiện đặc điểm thơ Nguyễn Khoa Điềm: Kết hợp chính luận và trữ
tình, suy tưởng và cảm xúc; qua đó, thể hiện những suy nghĩ, phát hiện sâu sắc về Đất
Nước trong sự tiếp nối mạch nguồn của thơ ca truyền thống.
0,5
HẾT
ĐỀ SỐ 3:
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ KTCL ÔN THI ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC 2013 – 2014
MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong tác phẩm Hai đứa trẻ, Thạch Lam viết: Chừng ấy người trong bóng tối mong
đợi một cái gì đó tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ.
Anh/chị hãy cho biết chừng ấy người là ai? Điều tươi sáng mà họ đang mong đợi là
gì? Nhận xét về tư tưởng của Thạch Lam qua việc thể hiện niềm mong đợi của họ.
Câu 2. (3,0 điểm)
Thói ỷ lại là căn bệnh nguy hiểm đang dần hủy diệt sức trẻ.
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến
trên.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Chí Phèo là người nông dân chẳng những bị tước đoạt nhân
hình, nhân tính mà bi thảm hơn, Chí Phèo muốn trở lại làm người mà không được.
Từ cảm nhận về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, anh/chị
hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
10
Tuyển tập 50 đề luyện thi đại học môn văn 2014 (có đáp án chi tiết kèm theo)
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ
(Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2011, Tr. 87)
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2011, Tr.104)
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: …………………………. Số báo danh:
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ KTCL ÔN THI ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC 2013 – 2014
ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI C
(Đáp án gồm 05 trang)
I. LƯU Ý CHUNG
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận
dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm
của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,25.
II. ĐÁP ÁN
Câu Ý Nội dung Điểm
1 Trong tác phẩm Hai đứa trẻ, Thạch Lam viết: Chừng ấy người
trong bóng tối mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho sự sống
nghèo khổ hằng ngày của họ. Chừng ấy người là ai? Điều tươi
sáng mà họ đang mong đợi là gì? Nhận xét về tư tưởng của
Thạch Lam.
2,0
1
.
- Chừng ấy người là hai chị em Liên và An, mẹ con chị Tí, bác phở
Siêu, gia đình bác xẩm và những người dân phố huyện nghèo.
- Điều tươi sáng mà họ đang mong đợi là một cuộc sống hạnh phúc
0,5
0,5
11
Tuyển tập 50 đề luyện thi đại học môn văn 2014 (có đáp án chi tiết kèm theo)
hơn, có nhiều niềm vui hơn.
2. - Ý nghĩa:
+ Nhà văn đồng cảm, xót thương cho cuộc đời nghèo khổ, tăm tối
của những người dân phố huyện nghèo, không biết mong đợi gì hơn
ngoài chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.
+ Phát hiện, ngợi ca, trân trọng những mơ ước, khát vọng đổi đời
dù mơ hồ nhưng mãnh liệt; đồng thời, thể hiện niềm tin tưởng vào
khả năng vươn dậy của con người. Dù cuộc sống quẩn quanh, đơn
điệu, bế tắc nhưng họ vẫn hy vọng vào tương lai tươi sáng.
0,5
0,5
2
Thói ỷ lại là căn bệnh nguy hiểm đang dần hủy diệt sức trẻ.
Viết một bài văn trình bày suy nghĩ về ý kiến trên.
3.0
1
.
Giải thích (1,0 điểm)
- Ỷ lại: tự bản thân không có ý thức trách nhiệm, không cố gắng
trong cuộc sống mà dựa dẫm, trông chờ vào sự giúp đỡ của người
khác một cách thái quá.
- Căn bệnh đang hủy diệt sức trẻ: là cách nói hình ảnh diễn tả tác
hại của thói ỷ lại đến thế hệ trẻ, khiến họ trở nên thụ động, không
có khả năng đối phó với những thử thách trong cuộc sống.
- Ý nghĩa: câu nói nhấn mạnh đến tác hại của thói ỷ lại và cảnh báo
về một hiện tượng trong đời sống: thói ỷ lại đang là căn bệnh nguy
hiểm đối với con người, đặc biệt là thế hệ trẻ.
0,25
0,25
0,5
2. Bàn luận (1,5 điểm)
- Trong cuộc sống, có rất nhiều vấn đề đòi hỏi con người phải chủ
động giải quyết. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người, nhất là
những người trẻ tuổi đang tự tạo cho mình thói quen xấu: phó mặc,
dựa dẫm và hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của người khác từ
việc lớn đến việc nhỏ. Đó là quan niệm sống lệch lạc.
- Người có thói ỷ lại thường lười lao động, suy nghĩ, tư duy, thiếu
năng lực đưa ra quyết định quan trọng khi cần thiết trong cuộc
sống. Từ đó, họ không làm chủ được cuộc đời, không có bản lĩnh,
không có sáng tạo… dễ gặp thất bại trong mọi việc.
- Hiện nay, cách giáo dục sai lầm của một số gia đình, nhà trường
cũng phần nào tạo nên thói ỷ lại. Đó là những hiện tượng đáng phê
0,5
0,5
0,5
12
Tuyển tập 50 đề luyện thi đại học môn văn 2014 (có đáp án chi tiết kèm theo)
phán.
3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Câu nói là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc, sâu xa đối với mỗi người.
Thế hệ trẻ cần học cách tự đứng trên đôi chân của mình, không
được tự biến mình thành cây tầm gửi trong cuộc sống.
- Thế hệ trẻ hôm nay cần tích cực rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ
năng sống thật tốt để luôn là người có bản lĩnh, có chính kiến và
chủ động đưa ra những quyết định tỉnh táo, sáng suốt trong mọi
việc.
0,25
0,25
3.a
Chí Phèo là người nông dân chẳng những bị tước đoạt nhân
hình, nhân tính mà bi thảm hơn, Chí Phèo muốn trở lại làm
người mà không được.
Từ cảm nhận về nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng
tên của Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
5,0
1
.
Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam giai
đoạn 1930 - 1945. Ông chủ yếu viết về đề tài người trí thức và
người nông dân nghèo khổ.
- Chí Phèo (1941) là tác phẩm tiêu biểu viết về người nông dân bị
tha hóa, bị cự tuyệt quyền sống, quyền làm người.
0,5
2. Chứng minh ý kiến (3,5 điểm)
a. Chí Phèo là người nông dân bị tước đoạt nhân hình, nhân
tính (2,0 điểm)
- Chí Phèo bị hủy hoại nhân hình: Chí Phèo là đứa trẻ mồ côi, được
dân làng nuôi, lớn lên là một anh canh điền hiền lành, chất phác; vì
ghen tuông bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù; ra tù Chí Phèo trở
thành một kẻ lưu manh, bị bá Kiến lợi dụng, Chí biến thành một
con quỷ dữ.
- Chí Phèo bị tước đoạt nhân tính: Hắn triền miên trong những cơn
say, đập phá bao nhiêu cơ ngơi, làm chảy bao nhiêu máu và nước
mắt của những người dân lương thiện. Chí Phèo đã thực sự bán linh
hồn cho quỷ dữ.
1,0
1,0
b. Chí Phèo muốn trở lại làm người mà không được (1,5 điểm)
- Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa Chí Phèo với thị Nở đã giúp Chí 0,5
13
Tuyển tập 50 đề luyện thi đại học môn văn 2014 (có đáp án chi tiết kèm theo)
Phèo hồi sinh về tâm hồn và khao khát hoàn lương.
- Sự chối từ của bà cô thị Nở khiến Chí Phèo ý thức sâu sắc về bi
kịch bị cự tuyệt quyền sống, quyền làm người. Chí Phèo đã đến nhà
bá Kiến, tuyên án, kết tội, tiêu diệt kẻ thù và tự sát.
- Cái chết của Chí Phèo cho thấy niềm khát khao cháy bỏng được
sống lương thiện; nói lên sự bế tắc chưa tìm được lối thoát của
người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến; có sức tố
cáo xã hội mạnh mẽ
0,5
0,5
c. Nghệ thuật (0,5 điểm)
- Nhà văn miêu tả nhân vật đặc sắc từ chân dung, tính cách đến đời
sống tâm lí phong phú, đa dạng; khắc họa thành công nhân vật điển
hình trong hoàn cảnh điển hình.
- Giọng điệu tự sự xen lẫn trữ tình, ngôn ngữ đa thanh, đa giọng,
mang tính triết lí sâu sắc về cuộc sống và thân phận con người.
0,25
0,25
3. Đánh giá (0,5 điểm)
- Qua nhân vật Chí Phèo, tác giả thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu
sắc, mới mẻ. Nhà văn đồng cảm, xót thương cho cuộc đời người
nông dân nghèo bị tha hóa, bị cự tuyệt quyền sống, quyền làm
người, trân trọng khát vọng hạnh phúc của họ, tố cáo xã hội thực
dân nửa phong kiến đã tước đoạt quyền sống của con người và tin
tưởng vào bản chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam.
- Chí Phèo là truyện ngắn xứng đáng tầm vóc một kiệt tác, góp
phần khẳng định tên tuổi Nam Cao, nhà văn hiện thực tâm lí xuất
sắc.
0,25
0,25
3.b Cảm nhận về hai đoạn trong bài Từ ấy và Tiếng hát con tàu 5,0
1
.
Vài nét về tác giả và tác phẩm (0,5 điểm)
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam, thơ ông tiêu
biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. Bài thơ Từ ấy là niềm
hân hoan của nhà thơ khi đón nhận lý tưởng cộng sản.
- Chế Lan Viên là nhà thơ lớn của nền thơ ca Việt Nam. Trước
Cách mạng, thơ ông mang tâm trạng của một cái tôi luôn hoài nghi,
cô đơn. Sau cách mạng thơ ông hướng tới đời sống của quần chúng
nhân dân. Đó là quá trình đi từ thung lũng đau thương ra cánh
đồng vui. Bài thơ Tiếng hát con tàu là kết quả của hành trình ấy.
0,5
14
Tuyển tập 50 đề luyện thi đại học môn văn 2014 (có đáp án chi tiết kèm theo)
2. Đoạn thơ trong bài Từ ấy (2,0 điểm)
- Nội dung:
+ Đoạn thơ thể hiện sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, tư
tưởng, tình cảm, lẽ sống của nhà thơ: từ niềm vui của cái tôi buổi
đầu bắt gặp lí tưởng cộng sản, nhà thơ đã tự nguyện gắn bó, coi
mình là một thành viên trong đại gia đình những người lao khổ.
+ Với nhà thơ, những người lao khổ trở thành nguồn cảm hứng sáng
tạo nghệ thuật, là mục đích sống, chiến đấu của một nhà thơ - chiến sĩ.
- Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật điệp từ, kết hợp các số từ ước lệ, cách xưng hô gần
gũi, thân thương.
+ Kết cấu đăng đối ( tôi - vạn nhà; em - vạn kiếp phôi pha; anh -
vạn đầu em nhỏ), giọng thơ sôi nổi, trữ tình tha thiết đã làm nổi bật
sự gắn bó của nhà thơ với nhân dân, tầng lớp lao khổ.
0,5
0,5
0,5
0,5
3. Đoạn thơ trong bài “Tiếng hát con tàu” (2,0 điểm)
- Nội dung:
+ Đoạn thơ thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc khi được trở về với
nhân dân: về với nhân dân là hợp với quy luật tự nhiên, quy luật đời
sống, về với ngọn nguồn bất tận của sự sống, che chở, nuôi dưỡng,
đùm bọc, cưu mang.
+ Đoạn thơ không chỉ khẳng định tình cảm gắn bó của nhà thơ với
nhân dân, đất nước mà còn đánh dấu bước trưởng thành vững chắc
trong tư tưởng, tình cảm, nhận thức của nhà thơ: Nhân dân là cảm
hứng, là ngọn nguồn của sáng tạo nghệ thuật.
- Nghệ thuật:
+ Cách so sánh độc đáo thành chùm hình ảnh đã làm nổi bật niềm
vui, niềm hạnh phúc khi trở về với nhân dân. Hình ảnh thơ vừa gần
gũi vừa giàu sức liên tưởng, gợi mở tạo nên vẻ đẹp trí tuệ trong thơ
Chế Lan Viên.
+ Từ ngữ xưng hô giản dị, gần gũi, ý thơ hàm súc, giàu tính triết
luận như sự chiêm nghiệm của nhà thơ về mối quan hệ giữa nghệ sĩ
với nhân dân, nghệ thuật với đời sống.
0,5
0,5
0,5
0,5
4. Sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ (0,5 điểm)
- Sự tương đồng: Bằng những từ ngữ xưng hô gần gũi, giản dị, cả hai
15
Tuyển tập 50 đề luyện thi đại học môn văn 2014 (có đáp án chi tiết kèm theo)
đoạn thơ đều diễn tả niềm vui khi được hòa nhập, gắn bó với đời sống
quần chúng nhân dân và sự nhận thức về vai trò của nhân dân lao
động đối với quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Sự khác biệt: Đoạn thơ trong Từ ấy là hành trình đến với nhân
dân nên có phần sôi nổi, trong sáng, lãng mạn, trẻ trung. Đoạn thơ
trong Tiếng hát con tàu là hành trình trở về với nhân dân nên giọng
thơ mang tính suy tư, triết lí sâu sắc, tác động đến người đọc về cả
tư tưởng lẫn tình cảm.
0,25
0,25
Hết
ĐỀ SỐ 4:
SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KTCL ÔN THI ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC 2013-2014
Môn: NGỮ VĂN - KHỐI C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường, tên gọi
sông Hương được lí giải như thế nào? Trình bày ý nghĩa của cách lí giải đó.
Câu 2. (3,0 điểm)
Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là điều phải nhỏ. Điều gì trái thì hết sức
tránh, dù là điều trái nhỏ.
Viết bài văn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời dạy của Chủ tịch
Hồ Chí Minh.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( Câu 3.a hoặc Câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Nói về đoạn đời của Chí Phèo sau đêm gặp thị Nở, nhà nghiên cứu văn học Chu
Văn Sơn cho rằng: Tuy chỉ có năm ngày ngắn ngủi, nhưng nó thật sự là một quãng đời
khác: Chí được sống rồi chết như một con người.
(Chu Văn Sơn- Bình giảng tác phẩm văn học 11, Nxb Giáo dục, 1999).
16
Tuyển tập 50 đề luyện thi đại học môn văn 2014 (có đáp án chi tiết kèm theo)
Từ cảm nhận của anh/chị về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam
Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Bài thơ thể hiện quan niệm
rất mới mẻ, hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu. Lại có ý kiến khác cho rằng: Bài thơ thể
hiện quan niệm về tình yêu mang tính truyền thống.
Từ cảm nhận về bài thơ, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh:
SỞ GD -ĐT VĨNH PHÚC ĐÁP ÁN KTCL ÔN THI ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM 2013-2014
Môn: NGỮ VĂN - KHỐI C
(Đáp án có 05 trang)
I. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài
làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong
việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập
luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao.
- Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm
II. Đáp án và thang điểm
Câu Ý Nội dung Điểm
1
Trong bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc
Tường, tên gọi sông Hương được lí giải như thế nào? Trình bày ý
nghĩa của cách lí giải đó.
2,0
1.
Lí giải tên gọi sông Hương (0,5 điểm)
Trong bài kí, tên gọi sông Hương được lí giải bằng một huyền thoại:
Người làng Thành Trung có nghề trồng rau thơm. Vì yêu quý con
sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông Hương đã nấu nước của trăm
loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi.
0,5
2.
Ý nghĩa của cách lí giải (1,5 điểm)
- Việc lí giải tên gọi sông Hương bằng một huyền thoại giúp người
17
Tuyển tập 50 đề luyện thi đại học môn văn 2014 (có đáp án chi tiết kèm theo)
đọc hiểu nguồn gốc tên gọi con sông, tạo chất thơ ngọt ngào, say đắm,
bâng khuâng cho bài kí, thể hiện cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
lịch lãm, tài hoa, uyên bác; đồng thời tạo sự hô ứng trong kết cấu bài
kí.
- Cách lí giải ấy tăng thêm vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Hương.
Con sông không chỉ đẹp ở tên gọi dịu dàng mà còn đẹp ở chiều sâu
văn hóa, tâm hồn, cảnh sắc và hương vị Huế.
- Việc lí giải tên gọi sông Hương còn ca ngợi đời sống tâm hồn và
công lao của nhân dân với mảnh đất quê hương.
0,5
0,5
0,5
2
Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là điều phải nhỏ. Điều gì
trái thì hết sức tránh, dù là điều trái nhỏ.
Viết bài văn trình bày suy nghĩ về lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3,0
1.
Giải thích (1,0 điểm)
- Điều phải là những điều đúng, điều tốt, hợp với lẽ phải, hợp với qui
luật, chuẩn mực xã hội, có ích lợi cho bản thân, gia đình, xã hội, Tổ
quốc và nhân loại. Điều phải nhỏ là những điều đúng, điều tốt, đem
lại lợi ích không đáng kể mà nhiều khi con người thường không để ý,
quan tâm.
- Điều trái là những điều sai trái, đi ngược lại với quy luật, chuẩn mực
xã hội và gây ra hậu quả xấu cho bản thân, gia đình, xã hội, Tổ quốc,
nhân loại. Điều trái nhỏ là những điều sai trái tưởng như không đáng kể,
không đáng quan tâm trong đời sống xã hội và con người nhưng lại có
tác hại khôn lường.
Ý chung: Câu nói đề cập đến thái độ của con người trước những điều
đúng, sai, phải, trái, tốt, xấu trong cuộc sống. Đối với điều phải, dù
nhỏ, ta cũng phải cố làm cho kì được, tuyệt đối không được coi
thường những điều nhỏ. Đối với điều trái, dù nhỏ, cũng phải hết sức
tránh và tuyệt đối không được làm.
0,25
0,25
0,5
2.
Bình luận (1,0 điểm)
- Đối với điều phải, ta phải cố làm cho được, vì việc làm phản ánh đạo
đức con người. Khi ta làm những việc phải, dù nhỏ nhất cũng thể hiện
lương tâm, ý thức trách nhiệm, sự cố gắng, nỗ lực bền bỉ không ngừng
của bản thân vì cuộc sống tốt đẹp của mình và mọi người. Hơn nữa,
nhiều việc nhỏ hợp lại sẽ thành việc lớn. Sự cố gắng hết sức để thực
hiện những điều phải nhỏ sẽ góp phần hình thành nhân cách, phẩm giá
cao đẹp của con người.
- Đối với điều trái, ta phải hết sức tránh, vì những điều trái, dù nhỏ
nhất đều có hại cho bản thân và mọi người; làm nhiều việc trái là vô
lương tâm, vô trách nhiệm. Hơn nữa, làm nhiều điều trái, điều xấu sẽ
trở thành thói quen, dần dần sẽ bị tha hóa về đạo đức và nhân phẩm.
0,5
0,5
18
Tuyển tập 50 đề luyện thi đại học môn văn 2014 (có đáp án chi tiết kèm theo)
3.
Mở rộng, nâng cao vấn đề (0,5 điểm)
- Lời căn dặn được đúc rút từ chính cuộc đời và sự trải nghiệm của Bác.
Cách nói giản dị mà mang ý nghĩa triết lí sâu sắc, có tính định hướng
trong nhận thức và hành động của mỗi người.
- Trong cuộc sống, có những người không đủ kiên nhẫn để làm những
việc phải nhỏ vì cho rằng đó là việc tầm thường, không có ý nghĩa.
Lại có những người cho rằng việc trái nhỏ là không đáng kể nên vẫn
làm. Đó đều là những biểu hiện đáng chê trách, phê phán.
0,25
0,25
4.
Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
- Mỗi người cần nhận thức đúng đắn về ý nghĩa cao đẹp của những
việc làm đúng, dù đó là việc nhỏ, cũng như tác hại khôn lường của
những việc làm sai trái, dù nhỏ nhặt, bình thường.
- Cần có những hành động thiết thực trong cuộc sống để thực hiện
những việc làm đúng, ngăn chặn những việc làm sai trái, có hại cho
bản thân và xã hội.
0,25
0,25
3.a
Nói về đoạn đời của Chí Phèo sau đêm gặp thị Nở, nhà
nghiên cứu văn học Chu Văn Sơn cho rằng: Tuy chỉ có năm ngày
ngắn ngủi, nhưng nó thật sự là một quãng đời khác: Chí được sống
rồi chết như một con người.
Từ cảm nhận về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng
tên của Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
5,0
1.
Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Nam Cao là một nhà nhân đạo lớn, một ngòi bút hiện thực xuất sắc,
một bậc thầy về nghệ thuật truyện ngắn; các tác phẩm của ông mang ý
nghĩa triết lí nhân sinh sâu sắc.
- Chí Phèo (1941) là đỉnh cao trong sự nghiệp của Nam Cao. Qua tác
phẩm, nhà văn không chỉ thể hiện sâu sắc bi kịch tha hóa của người
nông dân mà còn thể hiện xúc động quá trình thức tỉnh về nhân phẩm
và quyền sống của họ.
0,5
2.
Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Tuy chỉ có năm ngày ngắn ngủi là nhận xét về mối tình giữa Chí
Phèo với thị Nở diễn ra trong một thời gian ngắn so với quãng đời
dằng dặc bóng tối, tội ác mà Chí Phèo đã sống.
- Nhưng nó thật sự là một quãng đời khác là đánh giá về ý nghĩa của
mối tình Chí Phèo với thị Nở. Mặc dù, mối tình ấy diễn ra trong một
thời gian ngắn, nhưng chính tình yêu thương mộc mạc, chân thành của
người đàn bà khốn khổ đã giúp Chí Phèo thức tỉnh, được sống với
những cảm xúc nhân tính và chết như một con người có ý thức về
nhân phẩm, giá trị, quyền sống, quyền làm người.
0,25
0,25
19
Tuyển tập 50 đề luyện thi đại học môn văn 2014 (có đáp án chi tiết kèm theo)
3.
Cảm nhận về nhân vật Chí Phèo để làm sáng tỏ ý kiến (3,5 điểm)
- Trước khi gặp thị Nở: Chí Phèo là người nông dân hiền lành, lương
thiện nhưng đã bị tha hóa trở thành quỷ dữ, sống triền miên trong
bóng tối, tội ác.
- Ý nghĩa mối tình giữa Chí Phèo với thị Nở:
+ Chí Phèo được sống như một con người: Chí Phèo nhận ra những
âm thanh quen thuộc của cuộc sống thường nhật; nhớ lại quá khứ, suy
nghĩ về hiện tại và lo lắng cho tương lai. Được thị Nở chăm sóc, Chí
Phèo khao khát hạnh phúc gia đình, khao khát được hoàn lương.
+ Chí Phèo được chết như một con người: Bị thị Nở cự tuyệt, Chí
Phèo hiểu ra nguyên nhân sâu xa dẫn đến bi kịch bị cự tuyệt quyền
làm người. Chí nhận ra kẻ thù thực sự của đời mình, dõng dạc đòi
quyền sống, kết liễu kẻ thù và tự sát vì bản tính lương thiện trong con
người đã trở lại và Chí không thể tiếp tục sống cuộc đời thú vật như
trước đây.
0,5
1,5
1,5
4.
Đánh giá (0,5 điểm)
- Diễn tả quá trình thức tỉnh của Chí Phèo, Nam Cao đã đi sâu vào thế
giới tâm hồn nhân vật với những diễn biến tinh tế, phong phú. Ngôn
ngữ đa thanh, đa giọng điệu, chi tiết giàu kịch tính.
- Xây dựng chi tiết mối tình Chí Phèo, thị Nở, Nam Cao thể hiện lòng
yêu thương trân trọng con người và niềm tin vào bản chất tốt đẹp của
người nông dân Việt Nam.
0,25
0,25
3.b
Về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Bài thơ thể
hiện quan niệm rất mới mẻ, hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu.
Lại có ý kiến khác cho rằng: Bài thơ thể hiện quan niệm về tình
yêu mang tính truyền thống.
Từ cảm nhận về bài thơ, hãy bình luận những ý kiến trên.
5,0
1.
Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là một trong những gương mặt tiêu biểu
của thế hệ thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh in đậm
vẻ đẹp nữ tính, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ nhiều trắc ẩn,
vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đắm thắm và luôn da diết
trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.
- Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển
Diêm Điền, là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong
cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
0,5
2.
Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Quan niệm mới mẻ, hiện đại là quan niệm ngày nay, quan niệm của
những người có đời sống văn hóa, tinh thần tự do, dân chủ và không
bị ràng buộc ý thức hệ tư tưởng phong kiến.
0,25
20
Tuyển tập 50 đề luyện thi đại học môn văn 2014 (có đáp án chi tiết kèm theo)
- Quan niệm truyền thống là quan niệm có từ xưa, được bảo tồn trong
cuộc sống hiện đại, trở thành nét đặc trưng về tư tưởng, văn hóa của
một cộng đồng dân tộc.
0,25
3.
Cảm nhận về bài thơ và bình luận hai ý kiến (4,0 điểm)
* Cảm nhận về bài thơ (3,0 điểm)
- Quan niệm mới mẻ, hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu
+ Tình yêu là trạng thái tâm lí phong phú, đa dạng, luôn chứa đựng
những biến động thao thức, bất thường; vừa nồng nàn, táo bạo, tha
thiết; vừa tỉnh táo, đắm say.
+ Trong tình yêu, người phụ nữ không cam chịu, nhẫn nhục mà luôn
chủ động, khao khát kiếm tìm một tình yêu mãnh liệt, đồng cảm, bao
dung; dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào
tình yêu rộng lớn của cuộc đời.
- Quan niệm mang tính truyền thống
+ Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ khi xa cách.
+ Tình yêu gắn liền với lòng chung thủy và khát vọng về một mái ấm
gia đình hạnh phúc.
- Nghệ thuật
+ Bài thơ có âm hưởng vừa dạt dào sôi nổi vừa êm dịu, lắng sâu. Kết
cấu song trùng hai hình tượng sóng và em giúp người phụ nữ biểu
hiện vẻ đẹp tâm hồn và những quan niệm về tình yêu vừa mới mẻ,
hiện đại, vừa sâu sắc mang tính truyền thống.
+ Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, cách ngắt nhịp linh hoạt, nghệ thuật
so sánh, nhân hóa, ẩn dụ được sử dụng sáng tạo, tài hoa.
0,5
1,0
0,5
0,5
0,25
0,25
* Bình luận hai ý kiến (1,0 điểm)
- Cả hai ý kiến đều đúng. Bài thơ Sóng thể hiện rất rõ những quan
niệm mang tính mới mẻ, hiện đại, thậm chí táo bạo, chân thực, nồng
nàn, đắm say, mãnh liệt của Xuân Quỳnh về tình yêu. Nhưng mặt
khác, quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh có gốc rễ sâu xa trong
tâm thức dân tộc. Vì thế thơ Xuân Quỳnh nói chung và bài thơ Sóng
tạo được sự đồng điệu tâm hồn của nhiều thế hệ độc giả.
- Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc cảm
nhận thi phẩm ở cả bề mặt lẫn chiều sâu và có những phát hiện thú vị
trong mĩ cảm.
0,5
0,5
Hết
ĐỀ SỐ 5:
21
Tuyển tập 50 đề luyện thi đại học môn văn 2014 (có đáp án chi tiết kèm theo)
TRƯỜNG THPT
Nguyến Bỉnh Khiêm
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC ,CAO ĐẲNG - NĂM 2013
Môn thi: NGỮ VĂN, Khối C ,D
Thời gian làm bài : 180 phút,không kể thời gian phát đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Anh/chị hãy nêu những nét chính phong cách nghệ thuật Nam Cao.
Câu II (3,0 điểm)
“Thành công là một người thầy tồi. Nó khiến những người thông minh cho rằng họ
không thể thất bại” (Bill Gates, dẫn theo Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh, Nxb Phụ nữ,
2009, tr. 31).
Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình
về ý kiến trên.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng, nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân thường là những
người tài hoa, nghệ sĩ.
Anh/chị hãy phân tích hai nhân vật: Huấn Cao (Chữ người tử tù, Ngữ văn 11, Tập 1,
Nxb Giáo dục, 2007, tr. 108-114) và Người lái đò (Người lái đò sông Đà, Ngữ văn 12, Tập
1, Nxb Giáo dục 2009, tr. 186-192) để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Phân tích chân dung tinh thần Hồ Chí Minh trong hai bài thơ sau:
Chiều tối
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
(Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập 2, Nxb Giáo dục 2007, tr. 75)
Lai Tân
Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh.
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.
(Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập 2, Nxb Giáo dục, 2007, tr. 77)
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh
22
S 1ĐỀ Ố
Tuyển tập 50 đề luyện thi đại học môn văn 2014 (có đáp án chi tiết kèm theo)
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM ĐỀ SỐ 1
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013 Môn: NGỮ VĂN
- Trong một câu,thí sinh có thể làm ý trên xuống ý dưới và ngược lại vẫn cho điển tối đa.
- Đáp án trên đây chỉ đưa ra một khả năng tối ưu ,trên thực tế có thể chấp nhận các khả năng diễn đật khác
cho một nội dung tương tự vẫn cho thên 0,25 điểm nếu câu đó chưa đạt điểm tối đa.
(Đáp án – Thang điểm có 03 trang)
Câu Ý Nội dung Điểm
I Những nét chính phong cách nghệ thuật Nam Cao 2.0
1
2
Vài nét về Nam Cao (0,5 điểm)
- Nam Cao (1917 – 1951) là một trong những nhà văn xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam. Ông
viết không nhiều, và thành tựu chủ yếu là ở truyện ngắn.
- Trước cách mạng tháng Tám, sáng tác của Nam Cao tập trung trên hai đề tài: người nông dân
nghèo và người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Mỗi tác phẩm của ông đều thể hiện một dấu ấn tài
năng, một phong cách nghệ thuật độc đáo.
Những nét chính phong cách nghệ thuật Nam Cao (1,5 điểm)
- Nam Cao đặc biệt quan tâm đời sống tinh thần con người, luôn có hứng thú khám phá “con người
trong con người”. Trong sáng tác, ông có khuynh hướng đi sâu vào thế giới nội tâm của con người.
Ông có biệt tài phân tích tâm lý nhân vật.
- Nam Cao sử dụng nhiều ngôn ngữ độc thoại, đối thoại và lối kết cấu tâm lý phóng túng, linh hoạt,
đảo lộn trật tự thời gian, không gian trần thuật.
- Tác phẩm Nam Cao giàu tính triết lý và có giọng điệu riêng: dửng dưng lạnh lùng mà đầy xót xa
thương cảm, đằm thắm yêu thương.
0,25
0,25
0.5
0,5
0,5
II Thành công là một người thầy tồi. Nó khiến những người thông minh cho rằng họ không thể
thất bại
3,0
1 Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- “Người thầy tồi” là người không giúp ích gì cho ta trong công việc và sự tiến bộ, thành công trong
cuộc sống.
- Nói thành công là “người thầy tồi” là vì thành công dễ làm cho ta thỏa mãn, ngộ nhận, chủ quan, ảo
tưởng về khả năng của mình. Những điều đó sẽ dẫn đến những thất bại mà ta không ngờ tới.
0,25
0,25
2 Bàn luận ý kiến (1,5 điểm)
- Thành công không bao giờ đến một cách dễ dàng. Để có được thành công, con người phải nỗ lực
không ngừng, nhiều lúc phải trả giá bằng thất bại. Vì vậy, điều quan trọng không phải là nhìn thấy
thành công mà là biết được con đường đi đến thành công.
- Trong cuộc sống, con người không chỉ có thành công mà còn có thất bại. Sau mỗi thành công, hay
thất bại con người cần rút ra cho mình bài học, tránh tâm lý thỏa mãn, hoặc chán nản, buông xuôi.
- Câu nói của Bill Gates cảnh tỉnh con người đừng ngộ nhận về khả năng, thỏa mãn với thành công;
phải không ngừng vươn lên để có những thành công mới. Thực tế cho thấy, đã có không ít người do
thỏa mãn và ngộ nhận về khả năng của mình nên sau thành công đã phải nhận những thất bại cay
đắng.
0,5
0,5
0,5
3 Liên hệ thực tế, và bài học nhận thức hành động (1,0 điểm)
- Không thỏa mãn với thành công, ảo tưởng về khả năng của mình. Luôn biết rút ra những bài học
kinh nghiệm sau mỗi thành công hay thất bại.
- Thường xuyên rèn luyện, đổi mới tư duy, có ý thức vươn lên để đạt được nhiều thành công trong
học tập, công tác.
0,5
0,5
III.a Phân tích phẩm chất tài hoa, nghệ sĩ của hai nhân vật (Huấn Cao - Chữ người tử tù; Người lái
đò - Người lái đò sông Đà)
5,0
1 Vài nét về tác giả, tác phẩm (1,0 điểm)
- Nguyễn Tuân (1910–1987) là nhà văn lớn, một nghệ sĩ tài hoa suốt đời đi tìm cái đẹp, có cá tính
mạnh, phong cách độc đáo. Nhân vật của ông, dù ở lĩnh vực nào, cũng thường là những con người tài
0,5
23
Tuyển tập 50 đề luyện thi đại học môn văn 2014 (có đáp án chi tiết kèm theo)
hoa, nghệ sĩ.
- Truyện ngắn Chữ người tử tù là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám.
Tác phẩm viết về một tử tù tài hoa, có thiên lương, khí phách; một quản ngục có sở thích chơi chữ,
ngưỡng mộ những người tài hoa, khí phách. Người lái đò sông Đà là tùy bút được in trong tập Sông
Đà (1960). Tác phẩm là kết quả của chuyến đi gian khổ mà lý thú của Nguyễn Tuân lên miền Tây
Bắc hoang sơ, kỳ vĩ. Chuyến đi đã giúp ông khám phá “thứ vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm
hồn, tính cách của những người lao động bình thường, giản dị. Chữ người tử tù và Người lái đò sông
Đà tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng tháng Tám.
0,5
2 Phân tích phẩm chất tài hoa, nghệ sĩ ở hai nhân vật Huấn Cao và Người lái đò (3 điểm)
a. Nhân vật Huấn Cao (1,5 điểm)
- Huấn Cao, nhân vật trung tâm của tác phẩm, là một tử tù có khí phách, thiên lương. Phẩm chất nổi
bật ở Huấn Cao là khí phách hiên ngang, tài hoa, nghệ sĩ.
- Phẩm chất tài hoa của Huấn Cao được thể hiện ở tài viết chữ. (chữ đẹp lắm, nét vuông tươi tắn;
chữ Huấn Cao là vật báu trên đời; ). Tài viết chữ của Huấn Cao nổi tiếng khắp cả vùng.
- Ở Huấn Cao, nét tài hoa gắn liền với chất nghệ sĩ: nhạy cảm với cái đẹp trong cuộc sống (phát hiện
và trân trọng thiên lương của quản ngục); hướng con người tìm về cái đẹp, sống với cái đẹp (khuyên
quản ngục tìm về quê nhà để giữ lấy thiên lương); ý thức về cái tài của mình (cả đời mới viết hai bộ
tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn); kiêu bạc, khinh miệt cái tầm thường (không vì
vàng bạc hay quyền thế mà cho chữ)
b. Nhân vật Người lái đò (1,5 điểm)
- Cùng với sông Đà, người lái đò sông Đà là hình tượng trung tâm, là cảm hứng chủ đạo của Nguyễn
Tuân trong tùy Người lái đò sông Đà. Ở người lái đò sông Đà có sự thống nhất hài hòa giữa sự mộc
mạc, giản dị và phẩm chất tài hoa, nghệ sĩ.
- Phẩm chất tài hoa của người lá đò sông Đà được thể hiện trong cuộc chiến đấu sống còn với thác
nước sông Đà, “kẻ thù số một” của con người. Đối mặt với đá, thác sông Đà, người lái đò đã hiện lên
như một anh hùng chiến trận, một “tay lái tài hoa”. Ông thuộc hết binh pháp của thần sông thần núi,
vượt qua ba lớp trùng vi thạch trận của sông Đà với đủ binh hùng tướng mạnh
- Ở người lái đò sông Đà, ẩn đằng sau sự mộc mạc, bình dị, can trường, quả cảm, tài hoa là một tâm
hồn nghệ sĩ. Nó thể hiện ở phong thái ung dưng (vượt qua thác gềnh, trời yên sông lặng, ung dung
ngồi đốt lửa, nướng ống cơm lam, bàn nhiều về các loại cá trên sông, và tuyệt nhiên không bàn thêm
một lời nào về cuộc chiến đấu với thác nước sông Đà; với người lái đò, dường như “không có gì hồi
hộp đáng nhớ” )
c.Đánh giá chung (1,0 điểm)
- Nguyễn Tuân là người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp (cái đẹp trong thiên nhiên, ở con người,
trong những truyền thống văn hóa ). Kiểu nhân vật tài hoa, nghệ sĩ như Huấn Cao, Người lái đò
sông Đà được ra đời từ cảm hứng sáng tạo ấy.
- Đều là những nhân vật tài hoa, nghệ sĩ, song nếu Huấn Cao là con người trong “vang bóng một
thời” kiêu bạc với đời, thì người lái đò sông Đà là con người lao động trong công cuộc xây dựng đất
nước. Gần gũi, giản dị, mộc mạc. Đó là sự thay đổi trong quan điểm về cái đẹp của Nguyễn Tuân.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
IIIb Phân tích chân dung tinh thần Hồ Chí Minh trong hai bài thơ 5,0
1 Vài nét về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm (1,0 điểm)
- Chiều tối và Lai Tân là hai bài thơ được rút từ trong tập Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh. Cả
hai bài thơ đều được sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu của thời gian Bác bị cầm tù. Đó là khoảng
thời gian vô cùng cực khổ “Sống khác loài người vừa bốn tháng/ Tiều tụy còn hơn mười năm trời”.
- Bài thơ Chiều tối được khởi hứng ở cuối chặng đường chuyển lao của Hồ Chí Minh, vào lúc
chiều tối, giữa núi rừng, trong cảnh ngộ cổ đeo gông, chân mang vòng xiềng xích Bài thơ Lai Tân
được khởi hứng ở trong ngục tù (Quảng Tây). Đây là một trong những bài thơ châm biếm, đả kích
đặc sắc của Nhật ký trong tù. Qua hai bài thơ, chân dung tinh thần Hồ Chí Minh hiện lên rõ nét.
0,5
0,5
24
Tuyển tập 50 đề luyện thi đại học môn văn 2014 (có đáp án chi tiết kèm theo)
2 Phân tích chân dung tinh thần Hồ Chí Minh trong Chiều tối và Lai Tân (4,0 điểm)
a.Chân dung tinh thần Hồ Chí Minh trong“Chiều tối”(1,5 điểm)
- Một tâm hồn nhạy cảm với thiên nhiên, với cuộc sống con người (một cánh chim chiều mỏi mệt,
tìm về tổ ấm; một chòm mây lẻ loi trôi giữa tầng không; một sơn nữ đang xay ngô đã được phát
hiện và đi vào thơ một cách tự nhiên )
- Một con người bản lĩnh, ung dung (quên gông cùm, xiềng xích, quên nỗi đau thân xác, ngẩng đầu
nhìn trời, mây; quan tâm tới cuộc sống xung quanh )
- Một tâm hồn lạc quan, luôn hướng về tương lai tươi sáng (từ cánh chìm chiều mỏi mệt, chòm mây
chậm chậm trôi đến hình ảnh người con gái đang lao động, lò than rực đỏ là sự vận động tự nhiên
trong hồn thơ của Bác)
b. Chân dung tinh thần Hồ Chí Minhtrong “Lai Tân”(1,5 điểm)
- Một tâm hồn nhạy cảm, luôn hướng tới cuộc sống bên ngoài (bức tranh hiện thực ở nhà tù Lai Tân:
quan lại đánh bạc, ăn tiền)
- Một con người dí dỏm, hài hước, sắc sảo (phát hiện ra sự trớ trêu, mỉa mai của xã hội Trung Quốc
dưới thời Tưởng Giới Thach: cảnh đối lập giữa ba cầu đầu và câu cuối bài thơ)
- Một bản lĩnh kiên cường, có tinh thần đấu tranh, đả kích mãnh mẽ đối với kẻ thù (quên hoàn cảnh
tù ngục của bản thân, phơi bày bộ mặt thối nát của quan lại và hiện thực đen tối của xã hội )
c. Đánh giá chung(1,0 điểm)
- Chiều tối và Lai Tân đều được làm theo thể thơ tứ tuyệt, hàm súc, cô đọng. Mỗi bài thơ được ra đời
trong một cảnh ngộ (Chiều tối làm trên đường chuyển lao; Lai Tân làm trong tù) nhưng đều thể hiện
chân dung tinh thần Hồ Chí Minh rõ nét.
- Mỗi bài thơ thể hiện những khía cạnh riêng ở con người Hồ Chí Minh, bổ sung cho nhau, góp phần
hoàn thiện bức chân dung tinh thần Hồ Chí Minh: bản lĩnh phi thường; tâm hồn nhạy cảm; lạc quan
tin tưởng vào tương lai; dí dỏm, sắc sảo trong châm biếm đả kích
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
Lưu ý:
- Thi sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo yêu
cầu về kiến thức cơ bản như đã nêu trên.
- Khuyến khích và đánh giá cao những bài viết có tinh sáng tạo, thể hiện khả
năng cảm thụ tinh tế, có phát hiện mới.nhưng phải đúng chuẩn kiến thức ,kỷ năng.
ĐỀ SỐ 6:
ĐỀ THI SỐ 03 - NĂM 2013
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
Nhan đề của bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông ? của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một
cái tên rất giàu sức gợi. Theo anh/ chị cần trả lời câu hỏi trên như thế nào cho thỏa đáng nhất?
Câu II (3,0 điểm)
“Con người không cảm nhận được bóng tối sẽ không bao giờ tìm thấy ánh sáng”(Bokle)
25