BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG
SUẤT CỦA CÂY NGÔ (Zea mays) TRONG CÔNG THỨC
ĐẬU TƯƠNG XEN CANH TRONG NGÔ TẠI
TP. PLEIKU TỈNH GIA LAI.
Họ và tên sinh viên: HỒ VĂN SANG
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2010 – 2014
Tháng 2/ 2014
KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG
SUẤT CỦA CÂY NGÔ (Zea mays) TRONG CÔNG THỨC
ĐẬU TƯƠNG XEN CANH TRONG NGÔ TẠI
TP. PLEIKU TỈNH GIA LAI.
Tác giả
HỒ VĂN SANG
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành NÔNG HỌC
Giảng viên hướng dẫn:
TS. TRẦN THỊ DẠ THẢO
Tháng 2/ 2014
ii
MỤC LỤC
Trang
Mục lục iii
Danh sách các chữ viết tắt viii
Danh sách các hình ix
Danh sách các bảng x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu đề tài 2
1.3. Yêu cầu 2
1.4. Giới hạn đề tài 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 3
2.1 Sơ lược về cây ngô: Đặc điểm thực vật học và vai trò của cây ngô trong nền kinh
tế 3
2.1.1 Đặc điểm thực vật học 3
2.1.1.1 Rễ 3
2.1.1.2 Thân 4
2.1.1.3 Lá 4
2.1.1.4 Hoa 5
2.1.1.5 Hạt 5
2.1.2 Vai trò của cây ngô trong nền kinh tế 5
2.1.2.1 Ngô làm lương thực cho người 6
2.1.2.2 Ngô làm thức ăn chăn nuôi 6
2.1.2.3 Ngô làm thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh 6
2.1.2.4 Ngô dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp 6
2.1.2.5 Ngô là nguồn hàng hóa xuất khẩu 7
2.3 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam 7
iii
2.3.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 7
2.3.2 Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam 10
2.4 Một số giống ngô lai phổ biến và triển vọng ở các tỉnh phía Nam 12
2.5 Sản xuất ngô ở Gia Lai trong vùng ngô Tây Nguyên 14
2.5.1 Vùng ngô Tây Nguyên 14
2.5.2 Sản xuất ngô ở Gia Lai 14
2.6 Sơ lược về cây đậu tương: nguồn gốc, đặc điểm thực vật học, tình hình sản xuất
đậu tương trên thế giới và Việt Nam; vai trò của cây ngô trong nền kinh tế 15
2.6.1 Nguồn gốc cây đậu tương 15
2.6.2 Đặc điểm thực vật học 15
2.6.2.1 Rễ 15
2.6.2.2 Thân, cành, lá 15
2.6.2.3 Hoa 16
2.6.2.4 Trái 16
2.6.2.5 Hạt 16
2.7 Tình hình sản xuất cây đậu tương trên thế giớp và Việt Nam 16
2.7.1 Tình hình sản xuất cây đậu tương trên thế giới 16
2.7.2 Tình hình sản xuất cây đậu tương ở Việt Nam 16
2.8 Vai trò của đậu tương trong nền kinh tế 17
2.8.1 Đậu tương làm thức ăn cho con người 17
2.8.2 Đậu tương làm thức ăn cho gia súc 17
2.8.3 Đậu tương trong lĩnh vực y học 17
2.8.4 Đậu tương làm nguyên liệu công nghiệp 18
2.9 Xen canh: Khái niệm, vai trò của xen canh trong sản xuất 18
2.9.1 Khái niệm xen canh 18
2.9.2 Vai trò của xen canh trong sản xuất 18
2.10 Một số kết quả nghiên cứu về xen canh ngô – đậu tương trên thế giới và trong
nước 18
2.10.1. Một số kết quả nghiên cứu cây trồng xen trong sản xuất ngô trên thế giới 18
2.10.1. Một số kết quả nghiên cứu cây trồng xen trong sản xuất ngô ở Việt Nam 22
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
iv
3.1 Điạ điểm, thời gian thí nghiệm 27
3.2 Đặc điểm đất đai 27
3.3 Đặc điểm khí hậu thời tiết trong thời gian thí nghiệm 28
3.4. Vật liệu thí nghiệm 28
3.5 Phương pháp nghiên cứu 28
3.6 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 29
3.6.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển 29
3.6.1.1. Thời gian sinh trưởng 29
3.6.1.2. Đặc điểm hình thái cây 20
3.6.2 Các yếu tố liên quan đến khả năng chống đổ ngã 31
3.6.3 Tình hình sâu bệnh 31
3.6.4 Khối lượng chất khô và tốc độ tích lũy cất khô 32
3.6.5 Các đặc trưng về hình thái trái ngô 32
3.6.6 Các yêú tố cấu thành năng suất và năng suất ngô 32
3.6.7. Các yếu tố cấu thành NS và NS đậu tương 33
3.6.7.1 Khối lượng chất khô của đậu tương 33
3.6.8 Hiệu quả kinh tế 33
3.7 Quy trình thực hiện thí nghiệm 33
3.8 Phương pháp xử lý và thống kê số liệu 34
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34
4.1 Các đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây ngô 35
4 2 Các yếu tố liên quan đến khả năng chống đổ ngã 42
4.3 Tình hình sâu bệnh hại 43
4.4 Các đặc trưng về hình thái trái 44
4.5 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 45
4.6 Hiệu quả kinh tế 46
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
5.1 Kết luận 47
v
5.2 Kiến nghị 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
PHỤ LỤC
vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng của ngô rau và một số rau khác 7
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực thế giới 1961 – 2011 8
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của các Châu lục năm 2012
10
Bảng 2.4: Một số nước sản xuất ngô lớn trên thế giới năm 2012 11
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 1961 – 2012 12
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất ngô tại các vùng ở Việt Nam năm 2011 12
Bảng 2.7: Tình hình sản xuất ngô của các tỉnh Tây Nguyên năm 2010–2011 15
Bảng 2.8: Tình hình sản xuất ngô ở Gia Lai giai đoạn 1995 - 2011 16
Bảng 2.9: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương Việt Nam giai đoạn 2008 -
2012 18
Bảng 3.1: Đặc điểm lý hóa tính của khu đất tại nơi thí nghiệm 29
Bảng 3.2: Tình hình thời tiết, khí hậu nơi thí nghiệm 29
Bảng 3.3: Nghiệm thức thí nghiệm
30
Bảng 3.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 30
Bảng 4.1: Thời gian sinh trưởng, phát triển của cây ngô 36
Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây ( cm/ngày ) 37
Bảng 4.3: : Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm) của cây ngô qua các giai đoạn
38
Bảng 4.4: Số lá của cây ngô của cây ngô qua các giai đoạn 39
Bảng 4.5: Tốc độ ra lá của cây ngô qua các giai đoạn 40
Bảng 4.6: Diện tích lá của cây ngô qua các giai đoạn
41
Bảng 4.7: Chỉ số diện tích lá của cây ngô qua các giai đoạn 42
Bảng 4.8: Các yếu tố liên quan đến khả năng chống đổ ngã của cây ngô 43
Bảng 4.9: Tình hình sâu bệnh hại 44
Bảng 4.10: Các đặc điểm về hình thái của cây ngô 45
vii
Bảng 4.11: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cây ngô 46
Bảng 4.12: Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức 47
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
viii
FAO Food and Agriculture Organization
NT Nghiệm thức
NSG Ngày sau gieo
Đ/c Đối chứng
NSTT Năng suất thực thu
NSLT Năng suất lý thuyết
NSCT Năng suất cá thể
TLSH Tỷ lệ sâu hại
P
1000
Trọng lượng 1000 hạt
TLB Tỉ lệ bệnh
CSB Chỉ số bệnh
TĐTLCK Tốc độ tích lũy chất khô
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây lấy hạt quan trọng nhất trong nền nông
nghiệp toàn cầu. Với vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho người, thức ăn cho chăn
nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và hàng hóa xuất khẩu, ngô đã được hầu hết các
nước và vùng lãnh thổ trên thế giới gieo trồng và phát triển liên tục. Những năm gần
đây cây ngô còn là loại cây thực phẩm được ưa chuộng để sản xuất ra khoảng 670 mặt
hàng khác nhau trong các ngành công nghiệp lương thực, thực phẩm, dược và công
nghiệp nhẹ. Ngày nay canh tác ngô ngày càng được mở rộng với diện tích thu hoạch
năm 2012 đạt 177,37 triệu ha, năng suất bình quân 4,91 tấn/ha, sản lượng 872,06 triệu
tấn. Ngô đứng đầu sản lượng cây lương thực thế giới (FAOSTAT, 2014) .
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa. Mặc dù sản
lượng ngô ở nước ta đạt 4,68 triệu tấn năm 2011 tăng 70.000 tấn so với 2010 (4,61
triệu tấn), diện tích canh tác ngô năm 2011 là 1,08 triệu ha, năng suất bình quân năm
2011 là 4,33 tấn/ha (FAOSTAT, 2014) nhưng sản xuất ngô Việt Nam vẫn còn đối mặt
với nhiều thách thức: năng suất thấp so với trung bình thế giới, giá thành sản xuất còn
cao, sản lượng chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước
Tây Nguyên là vùng sản xuất ngô lớn thứ hai của Việt Nam với diện tích ngô
trồng khoảng 231,5 nghìn ha đạt sản lượng 1,18 triệu tấn. Gia Lai là tỉnh có diện tích
canh tác ngô 50,7 nghìn ha và sản lượng 207,5 nghìn tấn đứng thứ ba ở Tây Nguyên.
Những năm gần đây năng suất ngô tại đây đã không ngừng tăng lên nhờ sử dụng các
giống ngô lai mới trong sản xuất và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác.
Hiện nay, nhằm bảo đảm an ninh lương thực cho dân số tăng nhanh đồng thời
bảo vệ môi trường cho con người thì việc canh tác nông nghiệp bền vững được xem là
chìa khóa quan trọng, động lực thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước trong tương lai. Trong đó, xen canh là một trong những giải pháp đem lại
1
hiệu quả cao, xen canh có thể tận dụng tối ưu diện tích canh tác, dinh dưỡng, ánh sáng,
phân bón nước tưới. Khi xen canh ngô với đậu tương: cây ngô có đặc tính là cây thân
cao, ưa ánh sáng, rễ ăn nông, chủ yếu là dùng dinh dương trên lớp đất mặt, lượng N
trong thời kì sinh trưởng tương đối nhiều; còn đậu tương có thể chịu được bóng râm,
lượng N cây cần rất ít, có khả năng cố định đạm. Khi trồng đậu tương và ngô với nhau,
do cành lá rậm rạp, che phủ mặt đất có thể hạn chế cỏ dại phát triển, giảm thiểu sự
bốc thoát hơi nước của đất và hạn chế xói mòn. Ngoài ra, trên rễ cây đậu tương có các
nốt sần có khả năng cố định đạm vì vậy khi ngô được trồng với cây đậu tương thì có
thể chia sẽ lượng N của cây đậu tương. Tuy nhiên, hiện nay trong thực tế sản xuất tại
địa phương ngô và đậu tương chỉ được trồng thuần. Do đó, để xác định được công
thức đậu tương xen canh trong ngô nào phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây
ngô và đem lại hiệu quả kinh tế cao tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai là vô cùng cần thiết.
Vì vậy, đề tài: " Khảo sát sinh trưởng và năng suất của cây ngô trong xen
canh với đậu tương tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai “ được tiến hành.
1.2 Mục tiêu đề tài
Xác định những công thức xen canh đậu trong ngô đạt năng suất cao và hiệu
quả kinh tế nhất.
1.3 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, đặc điểm nông học, các yếu tố cấu thành
năng suất, năng suất và tính hiệu quả kinh tế của các công thức xen canh ngô với đậu
tương.
1.4 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn và kinh phí hạn hẹp nên chỉ tiến hành thí
nghiệm trong vụ Hè Thu tại tại TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, các chỉ tiêu theo dõi chỉ thực
hiện trên cây ngô.
2
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược về cây ngô: đặc điểm thực vật học và vai trò của cây ngô trong nền
kinh tế
2.1.1. Đặc điểm thực vật học.
2.1.1.1.Rễ
Ngô có hệ rễ chùm, độ sâu và sự mở rộng của rễ phụ thuộc vào giống, độ phì
nhiêu và độ ẩm đất. Mật độ rễ ngô cực đại ở độ sâu khoảng 10 cm.
Ngô có 3 loại rễ chính: rễ mầm, rễ đốt và rễ chân kiềng.
* Rễ mầm: rễ mầm sơ sinh và rễ mầm thứ sinh.
• Rễ mầm sơ sinh (rễ phôi)
Rễ mầm sơ sinh là cơ quan đầu tiên xuất hiện sau khi hạt ngô nảy mầm. Ngô có
một rễ mầm sơ sinh duy nhất. Sau một thời gian ngắn xuất hiện, rễ mầm sơ sinh có thể
ra nhiều lông hút và nhánh. Thường thì rễ mầm sơ sinh ngừng phát triển, khô đi và
biến mất sau một thời gian ngắn (sau khi ngô được 3l ngày sau gieo)
• Rễ mầm thứ sinh
Rễ mầm thứ sinh còn được gọi là rễ phụ, rễ này xuất hiện từ sau sự xuất hiện
của rễ chính và có số lượng từ 3 đến 7. Tuy nhiên , đôi khi ở một số cây không xuất
hiện rễ này. Rễ mầm thứ sinh cùng với rễ mầm sơ sinh tạo thành hệ rễ tạm thời cung
cấp nước và các chất dinh dưỡng cho cây trong khoảng thời gian 2 -3 tuần đầu. Sau đó
vai trò này nhường cho hệ rễ đốt.
*Rễ đốt.
Rễ đốt phát triển từ các đốt thấp của thân, mọc vòng quanh các đốt dưới mặt
đất bắt dầu lúc ngô được 3 -4 lá. Số lượng rễ ở mỗi đốt của ngô có từ 8 -16. Rễ đốt ăn
sâu xuống đất và có thể đạt tới 2,5m, thậm chí tới 5m, nhưng khối lượng chính của rễ
đốt vẫn là ở lớp đất phía trên. Rễ đốt làm nhiệm vụ cung cấp nước và các chất dinh
dưỡng suốt thời kì sinh trưởng và phát triển của cây ngô.
3
*Rễ chân kiềng
Rễ chân kiềng (còn gọi là là rễ neo hay rễ chống) mọc quanh các đốt sát mặt
đất. Rễ chân kiềng to, nhẵn, ít phân nhánh, không có rễ con và lông hút ở phần trên
mặt đất. Ngoài chức năng chính là bám chặt vào đất giúp cây chống đỡ, rễ chân kiềng
cũng tham gia hút nước và thức ăn.
2.1.1.2 Thân
Thân ngô thường cao 2-3 m. Thân chính mọc từ chồi mầm. Thân ngô đặc,
đường kính 2-4 cm tùy thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Trên thân bao gồm
nhiều lóng nằm giữa các đốt, thông thường mỗi cây có 18-22 lóng
2.1.1.3. Lá
* Lá: căn cứ vào vị trí trên thân và hình thái có thể chia lá ngô làm 4 loại:
Lá mầm: là lá đầu tiên khi cây còn nhỏ, chưa phân biệt được phiến lá với vỏ bọc lá
• Lá thân: lá mọc trên đốt thân,có mầm nách ở kẽ chân lá.
• Lá ngọn: lá mọc ở ngọn, không có mầm nách ở kẽ lá.
• Lá bi: là những lá bao ngô.
Lá ngô điển hình được cấu tạo bởi bẹ lá, phiến lá và lưỡi lá.Tuy nhiên có một số
loại lại không có lưỡi làm cho lá bó, gần như thẳng đứng theo thân cây.
• Bẹ lá (cuống lá): bao chặt thân, trên mặt có nhiều lông. Khi cây còn non các
bẹ lá lồng gối vào nhau tạo thành thân giả.
• Phiến lá: thường rộng, dài, mép gợn sóng, ở một số giống trên phiến lá có
nhiều lông tơ. Lá ở gần gốc ngắn hơn, lá mang ngô trên cùng dài nhất và sau dó chiều
dài lá lại giảm dần.
• Lưỡi lá: Là phần nằm giữa bẹ lá và phiến lá, gần sát với thân cây. Tuy nhiên
không phải giống ngô nào cũng có lưỡi lá. ở những giống không có lưỡi lá thì lá ngô
gần như thẳng đứng.
Số lượng lá, chiều dài, độ dày, lông tơ, màu lá, góc và vân lá thay đổi tùy theo
từng giống khác nhau. Số lá là đặc điểm khá ổn định ở ngô, có quan hệ chặt với số đốt
và thời gian sinh trưởng. Những giống ngô ngắn ngày thường có 15 – 16 lá, giống ngô
trung bình : 18 – 20 lá, giống dài ngày thường là trên 20 lá.
4
2.1.1.4. Hoa
Hoa ngô thuộc loại đơn tính đồng chu, chùm hoa đực phát sinh ở đầu ngọn thân
gọi là bông cờ (hoa đực), hoa cái phát sinh ở mầm nách gọi là ngô
* Hoa cái ( ngô ngô )
Hoa cái phát sinh từ chồi nách các lá, song chỉ 1 -3 chồi khoảng giữa thân mới
tạo thành ngô. Hoa có cuống gồm nhiều đốt ngắn, mỗi đốt trên cuống có một lá bi bọc.
Trên trục đính hoa cái, hoa mọc từng đôi bông nhỏ. Mỗi bông có 2 hoa nhưng chỉ một
hoa tạo thành hạt còn một hoa thoái hóa. Phía ngoài hoa có hai mày, ngay sau mày
ngoài là dấu vết cùa nhị đực và hoa cái thứ hai bị thoái hóa. Chính giữa là bầu hoa,
trên bầu hoa có núm và vòi nhụy vươn dài thành râu. Râu ngô ban đầu có màu xanh
lục và sau đó chuyển sang hung đỏ hay hung vàng. Trên râu có nhiều lông tơ và chất
tiết làm cho hạt phấn bám vào và dễ nảy mầm.
*Hoa đực ( bông cờ )
Hoa đực nằm ở đỉnh cây, xếp theo chùm gồm một trục chính và nhiều nhánh.
Hoa đực mọc thành bông gọi là bông chét, bông con hoặc gié. các gié mọc đối diện
nhau trên trục chính hay trên các nhánh. mỗi bông nhỏ có cuống ngắn và hai vỏ nâu
hình bầu dục trên vỏ trấu có gân và lông tơ. Trong mỗi bông nhỏ có hai hoa : một hoa
cuống dài và một hoa cuống ngắn. Một bông nhỏ có thể có một hoặc ba hoa. Ở mỗi
hoa có thể thấy dấu vết thoái hóa và vết tích của nhụy hoa cái, quanh đó có ba chỉ đực
mang ba nhị đực và hai mày cực nhỏ gọi là vảy tương ứng với tràng hoa. Bao quanh
các bộ phận của hoa có hai này nhỏ tương ứng với lá bắc hoa và lá đài hoa. (Trần Thị
Dạ Thảo, 2003)
2.1.1.5. Hạt
Hạt ngô thuộc loại quả dính gồm 5 phần chính: vỏ hạt, lớp alơron, phôi, nội nhũ
và chân hạt. Vỏ hạt là một màng nhẵn bao xung quanh hạt. Lớp alơron nằm dưới vỏ
hạt và bao lấy nội nhũ và phôi. Nội nhũ là phần chính của hạt chứa các tế bào dự trữ
chất dinh dưỡng. Nội nhũ có 2 phần: nội nhũ bột và nội nhũ sừng. Tỷ lệ giữa nội nhũ
bột và nội nhũ sừng tùy vào chủng ngô, giống ngô.
Phôi ngô chiếm 1/3 thể tích của hạt và gồm có các phần: ngù (phần ngăn cách
giữa nội nhũ và phôi), lá mầm, trụ dưới lá mầm, rễ mầm và chồi mầm.
5
Các hạt ngô có kích thước cỡ hạt đậu Hà Lan, và bám chặt thành các hàng
tương đối đều xung quanh một lõi trắng để tạo ra ngô ngô. Mỗi ngô ngô dài khoảng 10
– 25 cm, chứa khoảng 200 - 400 hạt. Các hạt có màu như ánh đen, xám xanh, đỏ, trắng
và vàng (Trần Thị Dạ Thảo, 2003)
2.2.1 Vai trò của cây ngô trong nền kinh tế
2.2.1.1 Ngô làm lương thực cho con người
Ngô là cây lương thực nuôi sống gần 1/3 dân số thế giới, tất cả các nước trồng
ngô nói chung đều dùng ngô làm lương thực ở mức độ khác nhau. Toàn thế giới sử
dụng 21% sản lượng ngô làm lương thực cho con người. Các nước Đông Nam Phi sử
dụng 85% sản lượng ngô làm thức ăn cho người, Tây Trung Phi 80%, Bắc Phi 42%,
Tây Á 27%, Nam Á 75%, Đông Nam Á và Thái Bình Dương 39%, Đông Á 30%,
Trung Mỹ và Caribê 61%, Nam Mỹ 12%, Đông Âu và Liên Xô cũ 4% (Ngô Hữu Tình
và ctv, 1997).
2.2.1.2 Ngô làm thức ăn chăn nuôi
Ngô là cây thức ăn gia súc quan trọng nhất hiện nay, chiếm hầu như 70% chất
tinh trong thức ăn tổng hợp. Ở các nước phát triển, phần lớn sản lượng ngô được dùng
cho chăn nuôi: Mỹ 76%, Bồ Đào Nha 91%, Italia 93%, Trung Quốc 76%, Thái Lan
96% (Ngô Hữu Tình, 2003). Ngoài ra cây ngô còn dùng làm thức ăn xanh hoặc ủ chua
lý tưởng cho đại gia súc, đặc biệt là cho bò sữa. Khi đời sống con người phát triển thì
nhu cầu thịt, trứng, sữa, và các sản phẩm chăn nuôi khác ngày càng tăng do đó đòi hỏi
sản lượng ngô ngày càng lớn.
2.2.1.3 Ngô làm thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh
Dùng ngô ngô non làm rau cao cấp vì có hàm lượng dinh dưỡng cao (Bảng 2.2).
Các loại ngô nếp, ngô nù, ngô đường dùng để ăn tươi (luộc, nướng) hoặc đóng hộp
xuất khẩu.
Bảng 2.1: Giá trị dinh dưỡng của ngô rau và một số rau khác (phân tích 100g)
Thành phần Ngô rau Cải ngô Cà chua Dưa chuột
Chất béo (g) 0,20 0,20 0,20 0,20
Protein (g) 1,90 1,70 1,00 0,60
Hydrat cacbon (g) 8,20 5,30 4,10 2,40
Can xi (mg) 28,00 64,00 18,00 19,00
6
Phot pho (mg) 86,00 26,00 18,00 12,00
Sắt (mg) 0,10 0,70 0,80 0,10
Vitamin (IU) 64,00 75,00 735,00 0,00
Thiamine (mg) 0,05 0,05 0,06 0,02
Riboflavin (mg) 0,08 0,05 0,04 0,02
Axit ascorbic (mg) 11,00 62,00 29,00 10,00
(Nguồn: Ngô Hữu Tình, 1997)
Ngô có thể chế biến thành các món ăn và bài thuốc có tác dụng tốt cho sức khỏe,
chống suy dinh dưỡng và trị bệnh. Theo Đông y,các bộ phận của ngô đều được dùng
làm thuốc với công dụng chính là lợi thủy, tiêu thũng, trừ thấp, góp phần trừ một số
bệnh như bướu cổ, sốt rét. Theo Tây y, ngô chứa nhiều kali, có tác dụng tăng bài tiết
mật, giảm bililubin trong máu. Nhiều tài liệu cho thấy ngô có lợi cho hệ tiêu hóa, tim
mạch, tiết niệu, sinh dục, chống ôxy hóa, lão hóa, ung thư (Phó Đức Thuần, 2002).
2.2.1.4 Ngô dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp
Ngô dùng làm nguyên liệu để sản xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu, glucose, bánh
kẹo. Từ cây ngô người ta đã sản xuất ra 670 mặt hàng khác nhau của các ngành dược,
công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm (Ngô Hữu Tình, 1997).
2.2.1.5 Ngô là nguồn hàng hóa xuất khẩu
Ngô hạt là mặt hàng nông sản hàng hóa rất quan trọng trên thị trường thế giới.
Các nước xuất khẩu chính là Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Thái Lan, các nước nhập khẩu
chính là Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan.
2.3 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô là cây lương thực thực phẩm quan trọng, lâu đời và phổ biến nhất trên thế
giới, cũng là cây điển hình được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học về các lĩnh vực di
truyền học, chọn giống, công nghệ sinh học, cơ giới hóa, điện khí hóa và tin học vào
công tác nghiên cứu và sản xuất. Cây ngô ngày nay được coi là một trong những cây
trồng tiềm năng nhất với diện tích đứng thứ hai sau lúa mì và lúa nước; sản lượng và
năng suất cao nhất trong các cây ngũ cốc.
Ngành sản xuất ngô thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay, nhất là trong hơn
40 năm gần đây, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong
các cây lương thực chủ yếu. Năm 1961, diện tích ngô toàn thế giới đạt 105,5 triệu ha,
7
năng suất 1,94 tấn/ha, sản lượng 205 triệu tấn, đến năm 2009, diện tích trồng ngô thế
giới đạt khoảng 159,5 triệu ha, năng suất bình quân 5,13 tấn/ha, sản lượng 817,1 triệu
tấn. Năm 2011, ngô đứng đầu thế giới về năng suất, sản lượng với năng suất đạt 5,18
tấn/ha và sản lượng là 883,5 triệu tấn. So với năm 1961 thì năm 2011 năng suất ngô
trung bình của thế giới tăng thêm 3,24 tấn/ha (từ 1,94 tấn/ha lên 5,18 tấn/ha) so với lúa
gạo tăng 2,53 tấn/ha (từ 1,87 tấn/ha lên 4,40 tấn/ha), lúa mì tăng thêm 2,11 tấn/ha (từ
1,09 tấn/ha lên 3,20 tấn/ha). (FAOSTAT, 2013).
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực thế giới 1961 – 2011.
Cây trồng Chỉ tiêu 1961 2008 2009 2010 2011
Ngô
Diện tích (triệu ha) 105,56 161,20 158,84 161,91 170,40
Năng suất (tấn/ha) 1,94 5,13 5,16 5,18 5,18
Sản lượng (triệu tấn) 205,03 827,49 819,70 844,41 883,50
Lúa mì
Diện tích (triệu ha) 204,21 222,79 224,84 216,97 220,40
Năng suất (tấn/ha) 1,09 3,07 3,06 3,00 3,20
Sản lượng (triệu tấn) 222,36 683,22 686,96 650,88 704,10
Lúa gạo
Diện tích (triệu ha) 115,37 157,65 158,37 153,65 164,12
Năng suất (tấn/ha) 1,87 4,37 4,32 4,37 4,40
Sản lượng (triệu tấn) 215,65 689,04 684,78 672,02 722,80
(Nguồn: FAOSTAT, 2013)
Trong những năm qua, năng suất ngô tăng mạnh sẽ làm cho sản lượng ngô tăng
nhanh, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Trung Quốc. Giá ngô trên thị trường thế
giới trong thời gian qua đã có sự biến động đáng kể, bình quân thời kỳ 1994-1999 là
138-142 USD/tấn; hiện nay là 300-305 USD/tấn. Các nước xuất khẩu ngô chính vẫn là
Mỹ, Achentina, Pháp…. Các nước nhập khẩu ngô chính gồm Nhật Bản, Nam Triều
Tiên, Malaysia, Đài Loan… (Hoàng Kim, 2013 ).
Trên thế giới hiện nay, ngô chủ yếu được sử dụng làm thức ăn gia súc, phát triển chăn
nuôi. Nhiều nước có nền chăn nuôi phát triển đã sử dụng 70-90% sản lượng ngô làm
8
thức ăn gia súc. Trong đó Pháp dùng 90%, Mỹ dùng 89%, Hungary dùng 97%, Rumani
dùng 69% (theo Đường Hồng Dật, 2004).
Ngô được trồng ở hầu hết các nơi trên thế giới như Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Úc,
Châu Phi. Trong đó, Châu Mỹ là châu lục sản xuất ngô lớn nhất thế giới và là nơi đã
ứng dụng nhiều nhất các thành tựu khoa học kỹ thuật cũng như cơ giới hóa vào trong
quá trình sản xuất với diện tích ngô năm 2012 là 67,66 triệu ha; năng suất 6,18 tấn/ha;
sản lượng 418,22 triệu tấn. Hiện nay ngô còn là nguồn nguyên liệu quan trọng trong
sản xuất năng lượng sinh học (ethanol), đây được coi là giải pháp cho sự thiếu hụt
năng lượng trong tương lai.
Sản lượng ngô trên thế giới tăng nhanh gần đây, chủ yếu là tăng năng suất nhờ ứng
dụng rộng rãi ưu thế lai trong chọn giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện
pháp kỹ thuật, tưới tiêu. Trong hơn mười năm trở lại đây cùng với nhiều thành tựu mới
trong chọn giống lai nhờ áp dụng phương pháp truyền thống với công nghệ sinh học
thì việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây ngô đã góp phần gia tăng sản
lượng đáng kể.
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của các Châu lục năm 2012
Châu lục
Diện tích Năng suất Sản lượng
(triệu ha) (tấn/ha) (triệu tấn)
Châu Mỹ 67,66 6,18 418,22
Châu Á 57,59 5,02 288,84
Châu Phi 33,71 2,07 69,93
Châu Âu 18,32 5,16 94,69
Châu Đại Dương 0,09 7,19 0,68
(Nguồn: FAOSTAT, 2014)
Hiện nay, Mỹ, Trung Quốc, Braxin là những nước đứng đầu về diện tích và sản lượng
ngô. Trong đó, nước trồng ngô nhiều nhất là Mỹ, với diện tích 35,36 triệu ha, năng
suất 7,44 tấn/ha, và sản lượng đứng đầu thế giới 313,95 triệu tấn, kế đến là Trung
Quốc với diện tích 34,97 triệu ha; năng suất đạt 5,96 tấn/ha, sản lượng 208,25 triệu
tấn. Do có trình độ khoa học kỹ thuật và thâm canh cao nên Israel là nước đứng đầu về
năng suất với 25,56 tấn/ha (FAOSTAT, 2014).
9
Bảng 2.4: Một số nước sản xuất ngô trên thế giới năm 2012
Quốc gia
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Mỹ 35,36 7,44 313,95
Trung Quốc 34,97 5,96 208,23
Brazil 14,20 5,01 71,07
Ấn Độ 8,40 2,51 21,06
Mexico 6,92 3,18 22,07
Indonesia 3,96 4,89 19,38
Argentina 3,70 5,73 21,20
Pháp 1,72 9,09 15,61
Israel 0,003 25,56 0,85
(Nguồn: FAOSTAT, 2014)
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Chiến lược Lương thực Thế giới (IFPRI,
2003) vào năm 2020 tổng nhu cầu ngô trên thế giới là 852 triệu tấn trong đó 15% dùng
làm lương thực, 69% dùng làm thức ăn gia súc, 16% dùng làm nguyên liệu cho ngành
công nghiệp. Ở các nước phát triển chỉ có 5% ngô được dùng làm lương thực nhưng
các nước đang phát triển tỷ lệ này là 22%.
2.3.2 Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam
Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa và là cây màu
quan trọng nhất được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, đa dạng về mùa vụ gieo
trồng và hệ thống canh tác. Cây ngô được đánh giá là cây trồng có vai trò hết sức quan
trọng trong cơ cấu cây trồng ở nước ta. Cây ngô không chỉ cung cấp lương thực cho
người, vật nuôi mà còn là cây trồng xóa đói giảm nghèo tại các tỉnh có điều kiện kinh
tế khó khăn. Sản xuất ngô cả nước qua các năm không ngừng tăng về diện tích, năng
suất, sản lượng: năm 1961 tổng diện tích ngô chỉ đạt 0,26 triệu ha, năm 2005 đã tăng
trên 1,05 triệu ha; đến năm 2011, diện tích ngô cả nước 1,10 triệu ha, năng suất 4,33
tấn/ha, sản lượng đạt 4,7triệu tấn. Tuy vậy sản xuất ngô trong nước vẫn chưa đáp ứng
đủ nhu cầu, hàng năm nước ta phải nhập khẩu lượng lớn ngô nguyên liệu cho chế biến
thức ăn chăn nuôi.
Năng suất ngô ở nước ta trước đây rất thấp so với năng suất ngô thế giới, do sử dụng
giống ngô địa phương và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Từ năm
10
1990 các giống ngô lai mới được đưa vào nước ta và hiện nay đã được sử dụng rộng
rãi, giống ngô lai đã góp phần tăng năng suất đáng kể. Năm 1991, diện tích trồng
giống lai chưa đến 1% trên hơn 400 nghìn hecta trồng ngô, năm 2011 giống lai đã
chiếm khoảng 95% trong số hơn 1 triệu hecta.
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 1961 – 2012
Năm
Diện tích Năng suất Sản lượng
(triệu ha) (tấn/ha) (triệu tấn)
1961 0,26 1,12 0,29
2005
1,05 3,60 3,79
2006
1,03 3,73 3,85
2007 1,10 3,93 4,30
2008
1,14 4,01 4,57
2009 1,09 4,01 4,37
2010 1,13 4,09 4,61
2011 1,10 4,33 4,70
2012 1,12 4,30 4,80
(Nguồn: FAOSTAT, 2014)
Ở nước ta ngô được trồng ở hầu hết các địa phương có đất cao dễ thoát nước. Năm
2011, vùng Trung du và miền núi phía Bắc có diện tích ngô lớn nhất là 464,9 nghìn
hecta với sản lượng cao nhất cả nước đạt 1696,2 nghìn tấn. Kế đến là vùng Tây
Nguyên có diện tích 231,5 nghìn ha với sản lượng 1188,7 nghìn tấn (Bảng 2.6).
11
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất ngô tại các vùng ở Việt Nam năm 2011( sơ bộ)
Vùng Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
Đồng bằng sông Hồng 95,9 4,62 443,0
Trung du và miền núi phía Bắc 464,9 3,65 1.696,2
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 207,4 4,04 838,2
Tây Nguyên 231,5 5,13 1.188,7
Đông Nam Bộ 78,7 5,41 426,0
Đồng bằng sông Cửu Long 38,8 5,34 207,2
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2014)
Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có năng suất ngô cao nhất nước
tương ứng là 5,41 tấn/ha và 5,34 tấn/ha. Điều này cho thấy sản xuất ngô ở hai vùng
này rất được chú trọng phát triển, các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được áp dụng tốt,
đặc biệt là về công tác giống.
2.4 Một số giống ngô lai phổ biến và triển vọng ở các tỉnh phía Nam
CP888 nguồn gốc được phân phối bởi Công ty TNHH Hạt giống CP Việt Nam.
Đặc tính của giống: thời gian sinh trưởng 115 - 118 ngày, cây cứng chịu hạn khá,
nhiễm sâu bệnh mức độ nhẹ; năng suất trung bình 5,5 – 6,5 tấn/ha, thâm canh tốt đạt
trên 8 tấn/ha; tỷ lệ hai trái khá (20 - 40%). CP888 hiện nay là một trong những giống
chủ lực của các tỉnh phía Nam.
B9698 nguồn gốc do Công ty Bioseed Genetics Việt Nam. Đặc tính của giống:
thời gian sinh trưởng ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là 90 - 95 ngày, ở
Tây Nguyên là 105 - 110 ngày; năng suất trung bình 5,5 - 6,5 tấn/ha; chịu hạn, chống
đổ tốt, nhiễm nhẹ bệnh khô vằn, cháy lá.
NK54 nguồn gốc do Công ty Syngenta Thụy Sĩ lai tạo từ tổ hợp lai giữa hai
dòng ngô có nguồn gốc nhiệt đới NP5047/NP5070. Đặc tính giống: thời gian sinh
trưởng trung bình, 93 - 98 ngày ở vùng Đông Nam bộ và 100 - 110 ngày ở vùng cao
nguyên Nam Trung Bộ. Dạng hình cây đẹp, sinh trưởng phát triển rất khoẻ, bộ lá xanh
lâu tàn, cứng cây và ít đổ ngã. Giống nhiễm nhẹ bệnh cháy lá, nhiễm bệnh khô vằn từ
nhẹ đến trung bình. Năng suất cao và ổn định, trung bình đạt 6,5 – 8,3 tấn/ha. Thích
12
nghi rộng, phù hợp với điều kiện sinh thái ở các tỉnh phía Nam và vụ xuân các tỉnh
phía Bắc.
NK67 nguồn gốc là giống ngô lai đơn do Công ty Syngenta lai tạo và sản xuất
hạt giống. Đặc tính giống: Thời gian sinh trưởng từ 100 - 110 ngày. Cứng cây, ít đổ
ngã, chống chịu khá với các bệnh khô vằn, rỉ sắt. Năng suất bình quân ở các vùng trên
cả nước đều đạt trên 7 tấn/ha. Đặc biệt NK67 được đánh giá là giống chịu hạn tốt nhất
trong tất cả các giống đang phổ biến ở Việt Nam.
G49 nguồn gốc là giống lai đơn của Công ty Syngenta Đặc tính giống: thời
gian sinh trưởng 90 - 95 ngày; cứng cây, chống đổ tốt, chịu hạn khá, lá bi che kín đầu
trái, hạt bán đá, màu vàng. Năng suất trung bình: 6,0 – 7,0 tấn/ha, thâm canh tốt đạt
8,0 - 10 tấn/ha. Khả năng thích nghi rộng phù hợp trồng trên nhiều loại đất.
C919 nguồn gốc nhập nội từ Tập đoàn Monsanto. Những đặc tính chủ yếu:
Thời gian sinh trưởng: Ở các tỉnh phía Bắc: vụ Xuân 110 - 120 ngày, vụ Đông 110
- 115 ngày. Ở duyên hải miền Trung, vụ Đông Xuân là 105 - 110 ngày, vụ Hè Thu
90 - 95 ngày. Năng suất trung bình đạt 8,0 - 12,0 tấn/ha, tiềm năng năng suất 13,0 -
14,0 tấn/ha. Chịu hạn, chịu úng, chống đổ tốt. Chống chịu bệnh rỉ sắt, đốm nâu, đốm lá
lớn và đốm lá nhỏ, lá bi bao kín đầu ngô. Thời vụ trồng được trong mùa mưa và mùa
khô (trồng được cả 3 vụ/năm). Trồng được ở mật độ cao.
LVN10 nguồn gốc của Viện Nghiên cứu Ngô. Đặc tính: hiện là giống ngô trồng
phổ biến nhất ở Việt Nam, năng suất cao, màu và dạng hạt đẹp, độ đồng đều cao, chịu
hạn, chịu chua phèn, chống đổ tốt, ít nhiễm sâu bệnh. LVN10 thích ứng với mọi vùng
sinh thái trong cả nước, nếu gieo trồng vào thời vụ thích hợp và có điều kiện thâm
canh cao thì hiệu quả càng lớn. Lá bi bọc kín, chắc, mỏng. Tiềm năng năng suất: 8 - 12
tấn/ha.
VN25-99 nguồn gốc của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. Đặc
tính: năng suất cao (các thí nghiệm, thực nghiệm và sản xuất giống đều vượt LVN10,
CP888, G49 và C919), trái to đều, lá bi bao kín, dạng hạt nửa đá màu vàng cam đẹp, tỷ
lệ hạt 68-70%, dạng cây đẹp, tăng trưởng nhanh, bộ lá gọn xanh đậm lâu tàn, cứng
cây, chống đổ tốt, độ đồng đều cao, nhiễm nhẹ bệnh cháy lá và bệnh khô vằn. Thời
gian sinh trưởng 93-98 ngày. Năng suất hạt 6,4- 8,6 tấn/ha, tiềm năng 8-12 tấn/ha.
13
2.5 Sản xuất ngô ở Gia Lai trong vùng ngô Tây Nguyên
2.5.1 Vùng ngô Tây Nguyên
Tây Nguyên là một trong 6 vùng sản xuất ngô chính của cả nước, là vùng trồng
ngô trọng điểm của Việt Nam với diện tích trồng khoảng 242,1 nghìn hecta ( số liệu sơ
bộ năm 2010), gồm các tỉnh: Gai Lai, Kon Tum, Đắk Lắk , Đắk Nông, Lâm Đồng.
2.5.2. Sản xuất ngô ở Gia Lai
Gia Lai là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Nguyên, diện tích tự nhiên 15.494,9
km
2
, là tỉnh có diện tích canh tác ngô và sản lượng ngô lớn thứ ba ở Tây Nguyên. sau
Đăk Lăk và Đắk Nông (Bảng 2.7)
Bảng 2.7: Tình hình sản xuất ngô của các tỉnh Tây Nguyên năm 2010 – 2011.
Tỉnh
Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn)
2010
Sơ bộ
2011
2010
Sơ bộ
2011
2010
Sơ bộ
2011
Kon Tum 8,0 7,3 35,5 36,0 28,4 26,3
Gia Lai 56,9 50,7 38,4 40,9 218,7 207,5
Đăk Lăk 115,7 115,4 53,4 54,0 618,1 622,6
Đắk Nông 40,0 41,8 62,0 61,2 247,8 255,8
Lâm Đồng 16,2 16,3 44,0 46,9 71,2 76,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2014
Tại Gia Lai, giống ngô lai chủ lực trong sản xuất là CP888. Gần đây nguồn giống
ngô lai khảo nghiệm trên địa bàn tỉnh khá phong phú. Với điều kiện tự nhiên thích hợp
cho canh tác cây ngô, nguồn lao động rẻ, các tiến bộ kỹ thuật không ngừng được áp
dụng đã góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế khi canh tác cây ngô lai.
Mặc dù quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã làm giảm diện tích canh tác cây
ngô cũng như nhiều loại cây trồng nông nghiệp khác trên toàn tỉnh.
14
Bảng 2.8: Tình hình sản xuất ngô ở Gia Lai giai đoạn 1995 - 2011
Năm
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
1995 14.4 10.1 14.6
2007 57.6 35.5 204.3
2008 55.4 35.1 194.2
2009 57.2 36.4 208.4
2010 56.6 36.7 207.8
Sơ bộ 2011 50,7 40,9 207,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2014
2.6 Sơ lược về cây đậu tương: Nguồn gốc cây đậu tương, đặc điểm thực vật học,
tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới và Việt Nam; vai trò của cây đậu
tương trong nền kinh tế.
2.6.1 Nguồn gốc cây đậu tương:
Đậu tương có tên khoa học là Glycime max (L.), thuộc họ đậu (Leguminosae), cây
đậu tương có nguồn gốc từ Miền Đông Trung Quốc vào thời điểm thế kỷ 11 trước
công nguyên. Sau đó cây đậu tương được du nhập vào Triều Tiên, Nhật Bản, vào các
nước Đông Dương trong đó có Việt Nam. Ở châu Âu đến thế kỷ 17 mới được du nhập
vào đầu tiên là nước Pháp sau đó đưa sang Anh, Hoa Kỳ, Ý…
2.6.2 Đặc điểm thực vật học
2.6.2.1 Rễ
Là loại rễ cọc, gồm rễ cái và các rễ bên. Các rễ phụ và lông hút hình thành sau
3-4 ngày sau gieo. Khoảng 5-6 tuần sau khi gieo thì rễ đậu tương phân nhánh thành rễ
cấp 1 và rễ cấp 2. Rễ cái có thể ăn sâu 1m nhưng thường tập trung tầng mặt khoảng
30- 40 cm. Độ ăn lang thường từ 20-40 cm.
2.6.2.2 Thân, cành, lá
Thân được cấu tạo bởi nhiều đốt và lóng nối liền nhau. Thân cây đậu tương
hình tròn, có nhiều lông, mọc thẳng và ít phân cành. Mỗi cây có thể có từ 8-14 đốt,
chiều cao 0,6 -1,2 m.
15
Cành mọc từ các đốt trên thân, trung bình mỗi cây có từ 4-6 cành, trong đó
thường 80% cành cấp I, 20% cành cấp II.
Lá mầm là tử diệp, thành phần dinh dưỡng có khả năng nuôi con khoảng 14
ngày. Lá có nhiều hình dạng khác nhau: dài, hẹp, bầu dục, mũi giáo, hình thoi. Lá đơn
mọc đối, lá to và có màu xanh. Lá kép gồm 3 lá chét . Các lá kép này mọc đối nhau ở 2
bên thân chính.
2.6.2.3 Hoa
Hoa đậu tương thuộc hoa cánh bướm, hoa có thể mọc ở nách lá, đầu ngọn thân,
cành và thường mọc thành chùm. Màu sắc hoa có màu trắng hoặc màu tím tùy thuộc
vào giống.
2.6.2.4 Trái
Trái thuộc loại quả nang tự khai, trái còn non có màu xanh khi già chín có màu
vàng. Vỏ trái có nhiều lông bao phủ. Mỗi trái trung bình có 2-3 hạt.
2.6.2.5 Hạt
Hạt có nhiều hình dạng khác nhau: hình tròn, bầu dục, tròn dài, tròn dẹp. Vỏ hạt
thường có màu vàng, vàng xanh hoặc nâu đen. Thành phần hạt gồm có: phôi, vỏ hạt,
tử diệp.
2.7 Tình hình sản xuất cây đậu tương trên thế giới và Việt Nam
2.7.1 Tình hình sản xuất cây đậu tương trên thế giới
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, cây đậu tương trở thành cây lương thực
quan trọng thứ tư sau lúa mì, lúa nước, ngô (Trần Văn Lợt, 2002).
Hiện nay, đậu tương trồng nhiều và cho sản lượng cao tập trung các nước: Mỹ,
Brasil, Trung Quốc, Canada, Indonesia.
Theo FAOSTAT, năm 2012 diện tích đậu tương trên thế giới là 105 triệu ha; năng suất
bình quân 2,3 tấn/ha. Sản lượng đạt 230,95 triệu tấn; tăng 18,11 triệu ha và 49,27 tấn.
2.7.2 Tình hình sản xuất cây đậu tương ở Việt Nam
Đậu tương được trồng tại Việt Nam từ lâu đời. Những năm gần đây diện tích, sản
lượng đậu tương đã không ngừng tăng lên.
16
Bảng 2.9: Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương Việt Nam giai đoạn 2008 -
2012
Năm Diện tích (ngàn ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (ngàn tấn)
2008 191,50 1,40 268,60
2009 147,00 1,46 215,20
2010 197,80 1,51 298,60
2011 181,39 1,47 266,54
2012 120,75 1,45 175,30
(Nguồn FAOSTAT, 2014)
2.8 Vai trò của cây đậu tương trong nền kinh tế hiện nay
2.8.1 Đậu tương dùng làm thực phẩm cho người
Đậu tương là cây họ đậu có giá trị dinh dưỡng cao hơn hẳn so với các loại đậu khác
và vượt hẳn các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật là nguồn cung cấp lương
thực, thực phẩm cho nhu cầu của mỗi người. Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, đậu
tương có vai trò quyết định trong từng bữa ăn. Vì trong đậu tương có nhiều dinh
dưỡng, Prôtêin từ hạt đậu tương dễ tiêu hóa, không có chứa Cholesterol, Prôtêin từ hạt
đậu tương dễ tiêu hóa, không có chứa Cholesterol làm thức ăn tốt cho cơ trẻ em, người
già và người ăn kiêng.
Trong hạt đậu tương còn có các axít amin, B1, B2, PP, A, E, K, D,C và các muối
khoáng. Đậu tương còn chứa Lecithin là yếu tố góp phần giúp cơ thể chống lão hóa
làm tăng trí nhớ, tái sinh các mô, cứng xương và làm tăng sức đề kháng (Trần Văn
Lợt, 2002)
2.8.2 Đậu tương làm thức ăn gia súc
Trong chăn nuôi những ngiên cứu, tìm hiểu về đậu tương lúc đầu rất khái quát và
thô sơ. Thân lá cây đậu tương để khô sử dụng như một loại cỏ cho trâu bò ăn nhưng
thường người ta hay sử dụng để ủ chua (thêm Urê + mật đường). Ngày nay trong chăn
nuôi tiên tiến có thể nói đậu tương không thể thiếu đối với mỗi loại đối tượng đặt biệt
là chăn nuôi bò. Người ta dùng Prôtêin bột đậu tương thay sữa bò để nuôi bê con.
2.8.3 Đậu tương dùng trong lĩnh vực y học
Trước đây ngành công nghiệp chế biến thực phẩm lấy dầu chưa phát triển thì
nguồn cung cấp Prôtêin hàng ngày chủ yếu là mỡ động vật, ở nguồn mỡ này hàm
lượng Prôtêin chứa Cholesterol nhiều gây tắc nghẽn mạch máu, làm chậm quá trình
vận chuyển trao đổi chất cho cơ thể gặp khó khăn.
17